1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng rau an toàn.doc

18 2K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 168 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt hàng rau an toàn

Trang 1

Quản lý Nhà Nước về Thương mại

Đề tài thảo luận:Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà Nước về thương mạivới mặt hàng rau an toàn

Giáo viên: Đặng Hoàng AnhNhóm thực hiện: 05 1: Hoàng Thị Thùy Linh

2: Hoàng Thị Lan 3: Dương Thị Lam 4: Ngô Thị Quỳnh Liên 5: Vũ Thị Liên

6: Mai Chí Linh 7: Trần Thị Luận 8: Mai Thị Luyến 9: Trương Thị Mận 10: Lê Hữu Mạnh 11: Tăng Quang Minh 12: Nguyễn Thanh Nam

Trang 2

Đề tài thảo luận: Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về thương mại với mặt hang rau an toàn.

Đề cương bài thảo luận:

I, Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta.1: Khái niệm quản lý Nhà nước về Thương mại.

2: Chức năng và vai trò của quản lý Nhà nước về Thương mại.3: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về Thương mại.4: Nội dung của quản lý Nhà nước về Thương mại.

5: Phối hợp tổ chức và chính sách, pháp luật trong quản lý Nhà nước về Thương mại.

II, Thực trạng việc quản lý Nhà nước trên thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

1: Thực trạng thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

a> Nguồn cung rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

b> Tình hình cung về rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

c> Tình hình cầu về rau an toàn trên thị trường Hà Nội hiện nay.d> Tình hình giá cả rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

e> Tình hình cạnh tranh trên thị trường ra an toàn tại Hà Nội.

2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

a> Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường rau an toàn.

b> Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

c> Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng rau an toàn cung cấp trên thị trường Hà Nội.

d> Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra.

III, Giải pháp quản lý Nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

1: Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường rau an toàn của ngành nông nghiệp;

2: Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay

a> Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội.

b> Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

Trang 3

c> Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất rau an toàn.d> Giải pháp đối với nhà khoa học.

e> Giải pháp đối với người tiêu dùng.

Nội dung chi tiết:

I, Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta.

1: Khái niệm quản lý Nhà nước về Thương mại.

- Quản lý Nhà nước về kinh tế là quá trình tác động có ý thức và liên tục, phù hợp với quy luật của các cơ quan quản lý Nhà nước trên tầm vĩ mô đến hoạt động kinh tế, các quá trình kinh tế nhằm tạo ra kết quả theo mục tiêu xác định trong điềukiện môi trường luôn biến động.

- Quản lý Nhà nước về Thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý Nhà nước về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến gệ thống bị quản lý thong qua việc sự dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định.

2: Chức năng và vai trò của quản lý Nhà nước về thương mại.

a>Chức năng quản lý Nhà nước về thương mại.

- Chức năng kế hoạch hóa thương mại

- Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại.- Chức năng lãnh đạo, điều khiển các hoạt động thương mại.

- Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại.

b>Vai trò của quản lý Nhà nước về thương mại.

- Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi.- Tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thương mại.

- Điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại.- Giám sát, kiểm tra thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại.

3: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại.

+ Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, kinh doanh.+ Tập trung và dân chủ.

+ Kết hợp quản lý thương mại theo ngành và lãnh thổ.

+ Kết hợp hợp lý bảo vệ, phát triển thị trường nội địa với mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế.

+ Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý.

4: Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại.

a>Quản lý, kiểm soát hàng hóa lưu thông và hoạt động cung cấp dịch vụtrên thị trường.

+ Khuyến khích lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện thuậnlợi để đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, dịch vụ cung ứng trên thị trường.

+ Khuyến khích hàng hóa sản xuất trong nước, thay thế hàng hóa nhập khẩu.

Trang 4

+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành những mặt hàng chủlực, mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh.

+ Cấm lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ gây phương hại đến quốc phòng,an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

+ Quản lý chặt lượng hàng hóa lưu thông và dịch vụ cung ứng trên thị trườngtrong nước và xuất nhập khẩu.

b>Quản lý hệ thống thương nhân và các giao dịch thương mại.

+ Quy định các thủ tục đăng ký, điều kiện kinh doanh và phạm vi hoạt động của thương nhân.

+ Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại.

+ Nhà nước đàu tu về tài chính, cơ sở vật chất – kĩ thuật, nhân lực để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh những mặt hàng và dịch vụ thiết yếu nhằm đảm bảo giũ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại.

+ Định hướng, tạo khuôn khổ và hành lang cho các hoạt động thương mại của các thương nhân.

+ Thực hiệ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và chấp hành luật về thương mại.

c>Quản lý cơ sơ hạ tầng và mạng lưới thương mại.

+ Nhà nước phải trực tiếp lập quy hoạch và kế hoạch, đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển thương mại.

d>Quản lý chấp hành chế độ quy hoạch và pháp luật trong thương mại.

+ Kiểm tra đăng ký kinh doanh.

+ Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định và pháp luật về thương mại trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương maih quyền sở hữu trí tuệ.

+ Phát hiện và ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi vi phạm chế độ quy định và pháp luật về thương mại.

e>Các nội dung quản lý khác.

+ Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.

+ Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại + Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại + Ký kết hoặc tahm gia các điều ước quốc tế về thương mại.

5: Phối hợp tổ chức và chính sách, pháp luật trong quản lý Nhà nước về Thương mại.

+ Phân công, phân cấp và phối hợp về tổ chức quản lý Nhà nước đối với thương mại.

+ Phối hợp về mặt chính sách quản lý giữa ngành thương mại với các ngành kinh tế và địa phương.

+ Hợp tác với các đối tác thương mại( quốc tế) trong quản lý Nhà nước về thương mại.

II, Thực trạng việc quản lý Nhà nước trên thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

Trang 5

Liệu các sản phẩm rau trên thị trường có "an toàn"? Đây là câu hỏi của rấtnhiều người tiêu dùng tại Hà Nội cũng như các địa phương khác vì đây là một mặthàng được sử dụng hàng ngày và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe Đã đến lúcphải đưa ra các giải pháp để quản lý thị trường rau an toàn trong thời gian tới mộtcách thực sự hiệu quả.

1: Thực trạng thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

a>Nguồn cung rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

Đến nay, đại bộ phận người tiêu dùng Thủ đô đã biết đến rau an toàn Để córau an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, thành phố Hà Nộiđã quy hoạch các vùng trồng rau an toàn tập trung ở các huyện ngoại thành: ĐôngAnh, Gia Lâm, Từ Liêm với tổng diện tích gần 3.000 ha gieo trồng, đồng thờixây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn có chất lượng cao.

Tính đến ngày 25/3/2009, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 20 cơ sở, HTXđược cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn 20 cơ sởnày đều nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn của thành phố với đầy đủcác điều kiện về đất, nước tưới và vị trí Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thựcvật Hà Nội, các hộ sản xuất rau an toàn trong khu vực được cấp giấy chứng nhậnbước đầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sản xuất rau theo quy trình đảm bảo vệsin han toàn thực phẩm tương đối tốt Các đợt lấy mẫu phân tích hàm lượng dưlượng thuốc bảo vệ thực vật đều dưới ngưỡng cho phép.

Ngoài ra, mỗi ngày có khoảng 400 tấn rau, củ, quả nhập khẩu từ Trung Quốcvào Việt Nam qua các cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh),Hà Khẩu (Lào Cai)… Tuy nhiên, chất lượng các loại rau quả nhập khẩu, đặc biệt làvề dư lượng các thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản lại chưa được các cơquan chức năng kiểm định Trên thực tế các cơ quan chức năng đang buông lỏngquản lý, “đá bóng” trách nhiệm cho nhau, tạo kẽ hở để rau củ không an toàn trànvào nội địa Hầu hết lượng rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc không phải là rau antoàn.

b> Tình hình cung về rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

Hiện nay rau an toàn được cung cấp trên thị trường Hà Nội chủ yếu là do cácHTX sản xuất rau an toàn ở các vùng ngoại thành như: HTX tổng hợp Văn Đức,

Trang 6

Gia Lâm, Hà Nội; HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Dư; HTX dịch vụ Đồng Tâm,phường Giang Biên; HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai…cònlại được nhập từ các địa phương khác trong cả nước Tính đến năm 2009 Hà Nộiđã có khoảng 12.000 ha rau trong đó có khoảng 2.105 ha diện tích sản xuất rau antoàn, chiếm khoảng 18% trên tổng diện tích trồng rau của toàn thành phố Sảnlượng rau an toàn làm ra mỗi năm mới chỉ đáp ứng được 18% nhu cầu, nhưng việctiêu thụ loại rau này lại rất chật vật Tại nhiều vùng trồng rau an toàn, người trồngrau luôn khốn đốn tìm đầu ra.

Tình hình cung một số loại rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

sau so với năm trước (%)

c> Tình hình cầu về rau an toàn trên thị trường Hà Nội hiện nay.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diệntích 3324,92 km2, gồm 1 thị xã, 10 quận và 18 huyện ; dân số 6,233 triệu dân; thunhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 960 USD/người Dân số của Hà Nội đãtăng lên nhanh chóng Ngoài ra, Hà Nội còn thường xuyên tiếp nhận một lượngkhách vãng lai lớn bao gồm cả khách du lịch trong và ngoài nước Trên địa bàn HàNội cũng tập trung một lượng lớn các khu công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cáctrường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.Vì vậy nhu cầu tiêu thụ hànghóa, dịch vụ nói chung, nông sản phẩm nói riêng của Hà Nội là rất lớn, đặc biệt là

Trang 7

các sản phẩm có chất lượng cao Thêm vào đó, trong những năm gần đây, nền kinhtế ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội ngày càngđược nâng cao, do vậy, một bộ phận người dân đã chuyển sang sử dụng các sảnphẩm rau an toàn thay vì các sản phẩm rau đại trà

Lượng rau an toàn tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong bảng dưới đây:

Tình hình tiêu thụ một số loại rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

(tấn/ ngày)

Tốc độ tăng nămsau so với năm trước (%)

d>Tình hình giá cả rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

Cũng như nhiều mặt hàng khác, rau an toàn cũng chịu sự ảnh hưởng của cácquy luật trên thị trường, đặc biệt là quy luật cung- cầu Khi cung lớn hơn cầu thìgiá thấp, ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cao Giá rau an toàn trên thịtrường không ngừng biến động theo mùa vụ và theo từng năm Hơn nữa, việc sản

Trang 8

xuất các loại nông sản nói chung và sản xuất rau nói riêng đều chịu ảnh hưởng rấtlớn của thời tiết Khi thời tiết thuận lợi rau sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao vàchất lượng tốt, người nông dân được mùa Lúc đó, cung lớn hơn cầu dẫn tới giá raubị giảm xuống Khi thời tiết khắc nghiệt rau sinh trưởng chậm và chất lượng raucũng kém hơn Bên cạnh đó, sâu bệnh, dịch hại phát sinh, cũng ảnh hưởng khôngtốt đến chất lượng của rau.

Theo đánh giá, giá của rau an toàn cao hơn giá rau đại trà vào khoảng từ 3%đến 12% Sở dĩ như vậy do chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn chi phí sản xuấtrau đại trà từ 30 đến 35% Trung bình năm 2007 giá rau an toàn cao hơn rau đại tràkhoảng 7,64%, năm 2008 khoảng 6,95%, và đến năm 2009 khoảng 5,47% Giá rauan toàn cao hơn giá rau đại trà tuy nhiên mức độ chênh lệch giá giữa hai loại raunày dần giảm xuống qua các năm Diện tích trồng rau an toàn tiếp tục tăng lên,năng suất tăng do áp dụng kỹ thuật và sử dụng giống mới nên nguồn cung tăng lên.Mặt khác, do người tiêu dùng còn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng rau antoàn trên thị trường đã làm cho cầu thực tế thấp hơn nhiều so với nhu cầu có thểcó Vì vậy, giá rau an toàn cũng không còn cao hơn nhiều so với giá rau đại trà.Trong tương lai, Hà Nội tiến tới xây dựng toàn bộ diện tích trồng rau đều trồng rauan toàn thì giá rau an toàn còn có thể tiếp tục giảm.

e>Tình hình cạnh tranh trên thị trường ra an toàn tại Hà Nội.

Hiện nay trên thị trường, rau đại trà vẫn đang chiếm ưu thế Các cửa hàngkinh doanh rau an toàn còn ít Theo tính toán, cứ 33km2 mới có một cửa hàng bánrau an toàn Trong khi đó rau đại trà được bán ở khắp mọi nơi từ chợ đến các ngõgần nhà, chỉ cần ra khỏi cửa người tiêu dùng có thể mua được ngay Một nguyênnhân khác là do vấn đề thu nhập Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớnđến việc tiêu thụ rau an toàn vì giá bán của rau an toàn cao hơn giá bán của rau đạitrà nên bộ phận lớn dân cư có thu nhập thấp rất hạn chế trong việc tiêu dùng rau antoàn.

Với thực tế như vậy, rau an toàn thực sự vẫn chưa đủ làm nên cuộc cạnh tranhlành mạnh trên thị trường Hà Nội Hiện nay rau đại trà vẫn còn chiếm ưu thế nhiềuhơn trên thị trường.

2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bànHà Nội.

Trang 9

a>Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạchliên quan đến thị trường rau an toàn.

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách quy định, hướng dẫn và hỗ trợ, khuyến khích người người nông dân, người kinh doanh rau an toàn trong hoạt động sản xuất và cung ứng rau an toàn cho thị trường.

Từ năm 1996, đề án rau an toàn tại Hà Nội đã được thai nghén Thế nhưngđến nay Hà Nội vẫn chưa có được một dự án khả thi nào Mặc dù, nếu xét vềlượng, Hà Nội đã nỗ lực phát triển các vùng sản xuất rau an toàn với diện tíchtrồng rau an toàn lên đến trên 5.600 ha với sản lượng 125.000 tấn/năm (tức có trên70% sản lượng rau của Hà Nội sản xuất là rau an toàn) Tuy nhiên, hiện toàn thànhphố mới chỉ có 42 ha nhà lưới trồng rau an toàn và chỉ có 3 cơ sở được đầu tư hệthống giếng khoan công suất lớn có xử lý nước để tưới rau

Hiện UBND TP Hà Nội đã ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và kinhdoanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Ban hành kèm theo Quyết định số

104/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của UBND TP Hà Nội) Quy

định này quy định về điều kiện và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinhdoanh rau an toàn; thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, sơ chế, kinhdoanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội Quy định áp dụng đối với các tổchức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh rau an toàn và các tổ chức, cánhân liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b>Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt độngsản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.

Hiện nay, việc quản lý các điểm sản xuất và kinh doanh rau an toàn còn gặpnhiều khó khăn Đó là việc quản lý việc đăng ký kinh doanh của các cửa hàng kinhdoanh rau an toàn Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã cấp giấy phép cho nhiềuvùng sản xuất và địa điểm kinh doanh rau an toàn đủ điều kiện Thống kê từ Chicục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho thấy, hiện chi cục đã cấp 45 giấy chứng nhận đủđiều kiện sản xuất rau an toàn cho các hộ, HTX sản xuất rau an toàn với tổng diệntích hơn 260ha Bên cạnh đó, cũng đã cấp 1 giấy chứng nhận sản xuất rau an toàntheo VietGAP và 13 giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau an toàn cho các cơsở Trong khi đó, theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, đến thời điểm hiệntại, sở này đã cấp 137 giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn cho các tổ chức, cánhân trên địa bàn thành phố Song, cũng theo danh sách, trong tổng số 137 cơ sở

Trang 10

được cấp giấy phép, có đến hơn 100 cơ sở đã hết thời hạn, chỉ một số ít mới đăngký vào năm 2009 còn thời hạn.

Như vậy, việc quản lý các cửa hàng kinh doanh rau an toàn có giấy phép kinhdoanh hay không cũng đã gặp nhiều khó khăn nhưng việc quản lý các cửa hànghiện đang hoạt động cũng không mấy dễ dàng Lợi dụng kẽ hở trong việc đăng ký,quản lý kinh doanh rau an toàn, khi mang hồ sơ đến đăng ký, các cơ sở chỉ trình mộtbộ hồ sơ cung cấp nơi sản xuất đủ điều kiện Còn trên thực tế, lượng rau cung cấpcho cửa hàng từ nhiều nguồn khác nhau mà không được khai báo trong hồ sơ đăngký kinh doanh.

c>Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng rau an toàn cung cấp trên thị trường Hà Nội.

Thời gian qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã chủ động phối hợp với Chicục Quản lý thị trường tổ chức các đợt kiểm tra tại các cửa hàng, siêu thị, lấy mẫurau, quả để kiểm định chất lượng Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng rau thựchiện còn sơ sài, chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu dựa vào cảm quan, tần suất kiểmtra còn ít Một xã chỉ có khoảng 0,2 lượt đoàn đi thanh kiểm tra an toàn thực phẩm/năm (năm 2007, con số này tăng lên 0,73 lượt đoàn) Hệ thống phòng thí nghiệmkiểm nghiệm thực phẩm chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế Kinh phí đầu tư chocông tác quản lý quá ít… Do vậy mà hiện tại, chất lượng rau an toàn tại nhiều cơsở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được kiểm soát hoặc còn thả nổi.

Việc quản lý, kiểm tra chất lượng rau an toàn ngay tại nơi sản xuấtđóng vai trò quan trọng đối với việc cung ứng và tiêu thụ rau an toàn trên thịtrường Năm 2009 trên cả nước có 22.000ha rau an toàn trên tổng số 450.000hatrồng rau Ngoài 5% diện tích trồng rau được áp dụng theo quy trình sản xuất rauan toàn, 80% nước tưới cho rau là nước mặt chưa qua kiểm nghiệm, 60% diện tíchtrồng rau vẫn sử dụng phân hữu cơ, điều này làm cho rau nhiễm hóa chất và kimloại nặng vượt mức cho phép, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng rau được sảnxuất ra

d>Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và về rauan toàn trên địa bàn Hà Nội nói riêng còn chồng chéo, dẫn đến có những “vùngtrắng” không có cơ quan quản lý

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w