1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ tiếng việt liên quan đến giới tính (2016)

69 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

MIÊU TẢ NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM THÀNH NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI TÍNH TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT.... Tìm hiểu nhóm thành ngữ này giúp chúng ta hiểu rõhơn đặc điểm riêng của mỗi giới, đồng thời cũ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn Ngữ

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn Ngữ

Người hướng dẫn khoa học : TS Đỗ Thị Thu Hương

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới cô giáo

hướng dẫn TS Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em

hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ khoa Ngữvăn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho emtrong quá trình học tập nghiên cứu

Xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ em hoàn thànhkhóa luận

Do khả năng còn có hạn chắc chắn khóa luận này còn nhiều thiếu sót

Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Phạm Thị Huế

Trang 4

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này làkết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của các

thầy cô giáo, đặc biệt là TS Đỗ Thị Thu Hương Những nội dung trong

này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Nếu sai tôihoàn thành chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Phạm Thị Huế

Trang 5

Mục lục

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan

ii Mục lục

iii Mở đầu 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Mục đích 5

3.2 Nhiệm vụ .

5 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

4.3 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Đóng góp 6

6 Bố cục

6 Nội dung Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

1.1 Khái quát về thành ngữ 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Đặc điểm 7

1.1.3 Phân loại 8

1.1.3.1 Thành ngữ đối 10

1.1.3.2 Thành ngữ so sánh 9

Trang 6

1.1.4 Nhận diện thành ngữ (trong sự so sánh với từ ghép, quán ngữ, tục ngữ)

Error! Bookmark not defined.

1.1.4.1 Khái quát Error! Bookmark not defined.

1.1.4.2 Phân biệt thành ngữ với từ ghép 11

1.14.3 Phân biệt thành ngữ với quán ngữ 12

1.1.4.4 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 13

1.1.5 Quan niệm về giới trong xã hội Việt Nam truyền thống 13

Tiểu kết chương 1 15

CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM THÀNH NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI TÍNH TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 17

2.1 Kết quả thống kê 17

2.1.1 Tiêu chí thống kê 17

2.1.2 Kết quả thống kê phân loại 17

2.1.3 Nhận xét sơ bộ kết quả thống kê 18

2.2 Miêu tả ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ liên quan tới sự phân chia giới tính 18 2.2.1 Thành ngữ miêu tả ngoại hình của mỗi giới 18

2.2.2 Thành ngữ miêu tả đặc điểm tính cách, phẩm chất của mỗi giới 36

2.2.3 Thành ngữ miêu tả vai trò xã hội, sự nghiệp, công việc của mỗi giới 26 2.2.4 Thành ngữ miêu tả vai trò của mỗi giới trong gia đình 31

2.2.5 Thành ngữ miêu tả thói hư tật xấu của mỗi giới 41

Tiểu kết chương 2 45

Kết luận 46

Tài liệu tham khảo 47

Trang 7

dị đời thường Thành ngữ chứa đựng đầy đủ những đặc tính sáng tạo của lốinói dân gian Đó là lối so sánh, ví von mang tính hình tượng, cụ thể, gợi cảm,lối nói khoa trương trào lộng, dí dỏm và tế nhị, lối nói linh hoạt và nhạc điệuđồng thời cũng rất giàu hình ảnh, sinh động, cô đọng, hàm súc theo lối cấutrúc đơn giản nên rất dễ nhớ, dễ thuộc Do đó, thành ngữ được vận dụng rấtnhiều trong cuộc sống một cách nhuần nhuyễn và tự nhiên.

Trong tiếng Việt thành ngữ có một khối lượng lớn rất đa dạng và phongphú Cùng phát triển với tiếng nói dân tộc, thành ngữ dần dần được nhân dân

sử dụng như một công cụ giao tiếp chung Phát triển thành ngữ là một trongnhững cách tốt nhất để bổ sung cho vốn từ của một ngôn ngữ Xét về mặt tu

từ, thành ngữ đã góp phần làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt về nhiều phươngdiện

Thành ngữ trong mỗi ngôn ngữ có một vị trí rất đặc biệt Nó là một bộphận quan trọng của từ vựng , thành ngữ là nơi thể hiện rất rõ các đặc trưngvăn hóa, dân tộc Có ý kiến cho rằng: “Nếu coi ngôn ngữ dân tộc là tinh thầncủa dân tộc thì có thể nói thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca… là các cáchthức biểu hiện khác nhau của bản sắc văn hóa dân tộc Trong thành ngữ,chúng ta có thể tìm thấy những đặc điểm riêng của tư duy dân tộc, quan điểmthẩm mĩ, đạo lí làm người, đối nhân xử thế giữa người với người, lối sống,cách cảm, cách nghĩ cũng như thái độ đối với cái thiện và cái ác, cái cao cả vàcái thấp hèn” Về mặt văn hóa, thành ngữ chính là nơi thể hiện sâu sắc nhất

Trang 8

vốn văn hóa của một dân tộc Cách nói năng, cách suy nghĩ, tư duy của mộtdân tộc biểu hiện rõ nhất trong vốn từ ngữ của họ mà đặc biệt là trong cácthành ngữ chính vì điều này mà khi nghiên cứu thành ngữ, tức là chúng tacũng đã nghiên cứu được một phần rất lớn của ngôn ngữ Do đó, việc nhậndiện đúng và hiểu đúng thành ngữ có vai trò rất quan trọng giúp mọi ngườitiếp nhận các thành ngữ dân tộc

Trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt, nhóm thành ngữ liên quan đến giới tínhchiếm một số lượng lớn Tìm hiểu nhóm thành ngữ này giúp chúng ta hiểu rõhơn đặc điểm riêng của mỗi giới, đồng thời cũng thấy được quan niệm về giớicủa người Việt

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm thành ngữliên quan đến giới tính làm đề tài nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

Về thành ngữ tiếng Việt đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới cácdạng khác nhau Tuy nhiên, với những điều kiện khác nhau, mục đích khácnhau thành ngữ được xem xét, luận giải các phương thức và mức độ khácnhau Các công trình về thành ngữ có thể phân chia thành một số dạng nhưsau:

Hướng thứ nhất: nghiên cứu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa Đối vớithành ngữ tiếng Việt, Giáo sư Hoàng Văn Hành vẫn một quan điểm xuyênsuốt trong tiếp cận vốn từ tiếng Việt, ông coi thành ngữ thuộc loại tổ hợp từ

cố định nhưng có đặc điểm bền vững về hình thái cấu trúc và hoàn chỉnh,bóng bẩy về nghĩa Tính bền vững về hình thái cấu trúc thể hiện ở sự ổn định

ở thành phần từ vựng (nhiều khi chặt chẽ đến mức loại bỏ khả năng thay thế

từ đồng nghĩa, ví dụ chỉ có thể là nói toạc móng heo chứ không thể là nói toạc

móng lợn) và sự bền vững về hình thái cấu trúc (đó là hệ quả của quá trình bị

mờ nhạt, hay bị lãng quên đi những mối quan hệ về ngữ pháp và ngữ nghĩa)

Trang 9

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng, tính bền vững của thành ngữ trong hệ thống chuẩn

và tính uyển chuyển của thành ngữ trong sử dụng là hai mặt không hề mâuthuẫn, không hề loại trừ nhau Tính hoàn chỉnh về nghĩa của thành ngữ đượcông lý giải từ góc độ nghĩa định danh “Song, khác với các đơn vị định danhbình thường, thành ngữ là loại các đơn vị định danh bậc hai” Với cách nhìnnày, ông cho rằng thành ngữ là đơn vị từ vựng có lượng nghĩa đôi và hainghĩa này gần như song song tồn tại: nghĩa đen là cơ sở, là gốc; nghĩa bónghay nghĩa phái sinh là nghĩa được sử dụng trong hành chức, là nghĩa hìnhthành qua quá trình biểu trưng hóa Biểu trưng hóa về nghĩa của thành ngữ,theo ông, thể hiện dưới hai hình thức: hình thức so sánh (ẩn dụ hóa) và hìnhthức ẩn dụ (so sánh ngầm)

Hướng thứ hai, để nhận diện thành ngữ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ họccòn đặt khái niệm thành ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị như cụm từ tự

do, từ ghép/từ phức, quan ngữ và tục ngữ Mặc dù vậy, các tác giả có quanđiểm khác nhau về những khái niệm này khiến cho việc phân biệt cũng không

hề đơn giản nhìn chung, khi đưa ra các khái niệm nói treenhoj đều dựa vàohai tiêu chí quan trọng là cấu trúc và ngữ nghĩa Song, do tính phức tạp củachúng, nhiều tác giả đã phải sử dụng thêm các tiêu chí khác để làn rõ hơn(chẳng hạn tiêu chí số lượng âm tiết, tiêu chí chức năng, tính độc lập/khôngđộc lập của một đơn vị ngôn ngữ, tính biểu trưng ) Bản thân những tiêu chínhư vậy cũng vẫn chưa có được sự thống nhất trong quan điểm giưa các nhànghiên cứu Nhưng dù sao, việc bổ sung thêm tiêu chí càng góp phần làm rõ

và khu biệt khái niệm thành ngữ với cái khái niệm có liên quan

Nhìn trên tổng thể mà nói, về cơ bản, các nhà Việt ngữ học đã vạch đủ cácranh giới cần thiết để nhận diện thành ngữ Song không phải lúc nào việc ápdụng các tiêu chí trên cũng mang lại kết quả như mong đợi Chẳng han, sựphân biệt giữa khái niệm thành ngữ với tục ngữ dường như vẫn còn rất dễnhầm lẫn Các đơn vị như Con giun xéo mãi cũng quằn, Cây ngay không sợchết đứng… thường có sự lẫn lộn khi nhận diện chúng là thành ngữ hay tụcngữ Ví dụ trong một số ngữ cảnh, Con giun xéo mãi cũng quằn nhằm chỉ ramột tình huống Đó là tình huống bị áp bức thì sẽ có đấu tranh Trong trường

Trang 10

hợp này, nó có thể được coi là thành ngữ Nhưng trong một số tường hợp

khác, nó có thể được coi là tục ngữ vì đã nêu ra một phán đoán rằng nếu bị áp

bức nhiều quá thì sẽ có đấu tranh, cho nên có thể hàm ý đưa ra một lời khuyêntrong cách ứng xử

Chúng tôi đồng ý với một vài người đi trước cho rằng, việc phân biệt thànhngữ và tục ngữ cần phải có căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, vì thành ngữvừa là một đơn vị ngôn nữ, vừa là một đơn vị văn hóa Ngoài thành ngữ thìtục ngữ cũng như vậy, cho nên, nếu chỉ xét đơn thuần ở mặt ngôn ngữ học thì

dù cố gắng đến đâu cũng không thể mình định đượcranh giới giữa thành ngữ

và phân biệt nó với tục ngữ Bản thân thành ngữ và tục ngữ do những nhân tốngoài ngôn ngữ quy định, do đó, các tiêu chí ngôn ngữ dù sát thực đến đâucũng không bù được những sự đắp đổi những nhân tố ngoài ngôn ngữ đưa lại.Nhân tố ngoài ngôn ngữ chính là các đặc điểm văn hóa xã hội ở dân gian Có

sự xâm lấn của những nhân tố văn hóa xã hội ở dân gian Có sự xâm lấn củanhững nhân tố văn hóa xã hội thì hẳn sẽ có tính dị bản và có nhiều cách hiểukhác nhau

Hướng thứ ba là nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ giữa hai ngônngữ và có quan tâm đến nội dung văn hóa ở thành ngữ Trương Đông San,một trong những nhà nghiên cứu thành ngữ đầu tiên của Việt Nam trên cứliệu tiếng Nga, đã khảo sát thành ngữ tiếng Nga trong cách nhìn của ngườiViệt và đưa ra một số cách chuyển dịch sang tiếng Việt dựa trên các phươngthức cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nga Tuy nhiên Ông mới chỉ chútrọng làm thế nào để dịch thành ngữ từ tiếng này sang thứ tiếng khác màchưa chú trọng nhiều đến đặc điểm văn hóa dân tộc trong thành ngữ Sau này,các luận án khác đã chú ý đến những đặc trưng văn hóa dân tộc trong thànhngữ như Phùng Trọng Toàn (1995), Nguyễn Xuân Hòa (1996), Trần Thị Lan(2002), Ngô Minh Thúy (2006), Phạm Minh Tiến (2008), Nguyễn Tô Chung(2010)…

Chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa- xã hội trong thànhngữ, Nguyễn Công Đức cho rằng: “ Ngoài những đặc điểm của một đơn vị

Trang 11

ngôn ngữ, thành ngữ còn có những dấu ấn của một đơn vị văn hóa, còntiềm ẩn, trầm tích những đặc điểm văn hóa dân tộc cho nên, cũng có thểxem thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ - văn hóa” Tuy nhiên, ở tác giảnày cũng mới chỉ là sự “chú ý đến” mà thôi

Mặc dù không chuyên nghiên cứu về thành ngữ, nhưng trong “Ngôn ngữ

và văn hóa: Tri thức nền và việc giảng dạy tiếng nước ngoài”, Kim Ngọc(1999) lại có đề cấp đến thành tố văn hóa dân tộc trong thành ngữ

Theo khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng chưa có một đề tài nào nghiêncứu về thành ngữ liên quan tới sự phân chia giới tính trong thành ngữ TiếngViệt Vì vậy, trong khóa luận này, chúng tôi đi vào tiến hành nghiên cứu mộtmảng đề tài mà những khóa luận trước chưa đề cập đến

Như vậy, có thể nói các công trình nghiên cứu thành ngữ nói chung vàthành ngữ tiếng Việt nói chung rất phong phú và đã đạt được nhiều kết quả.Tuy nhiên, các vấn đề về giới tính hay quan niệm về giới của người Việt đượcphản ánh thì chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu Kế thừa nhữngthành tựu nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt, đề tài của chúng tôi tập trungtìm hiểu vấn đề giới và quan niệm về giới của người Việt Nam trong thànhngữ tiếng Việt

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trên cơ sở khảo sát, tập hợp các thành ngữ có liên quan đến giới tính,khóa luận nhằm chỉ ra đặc điếm ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ này Từ đó,thấy được quan niệm về giới của người Việt thông qua thành ngữ tiếng Việt

3.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ mà chúng tôi đưa ra trong luận văn này là:

Trang 12

- Tồng hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài

- Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu

- Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ liên quan đến giới tínhtrong tiếng Việt

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

4.3 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thống kê, phân loại

Khóa luận của chúng tôi gồm 2 chương và phần phụ lục như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Miêu tả ngữ nghĩa nhóm thành ngữ liên quan đến giới tính

trong thành ngữ tiếng Việt

Trang 13

Hoàng Văn Hành cho rằng: “ Theo cách hiểu thông thường nhất thì

thành ngữ là một loại từ cố định bền vững về hình thái, cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày đặc biệt trong khẩu ngữ”.

Ví dụ: Lẩn như chạch, Nằm gai nếm mật, Tham vàng bỏ ngãi, Đầu cua

tai ngheo

Sự khác biệt giữa các nhà nghiên cứu chủ yếu thể hiện ở điểm nhấn trongtừng quan niệm về cấu trúc hình thức, đặc tính ngữ nghĩa hoặc chức năngcủa thành ngữ Không tham vọng xây dựng một khái niệm mới về thànhngữ, khóa luận này chúng tôi chỉ muốn thể hiện một hướng nghiên cứu vềthành ngữ xuất phát từ ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên chúng Chính vìvậy, chúng tôi chọn một cách hiểu thông thường rút ra từ quan niệm của cácnhà Việt ngữ học, cụ thể chúng tôi coi: “ Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cốđịnh bền vững về hình thái cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, thànhngữ là đơn vị có sẵn và được sử dụng tương đương với từ trong giao tiếpngôn ngữ”

1.1.2 Đặc điểm

1.1.2.1 Đặc điểm kết cấu

Trang 14

Thành ngữ là cụm từ có tính cố định, chặt chẽ Chính nhờ có tính chấtchặt chẽ, cố định mà thành ngữ được dùng tương đương như từ Tuy nhiên,tính cố định, ổn định và bền vững về hình thái cấu trúc của thành ngữ khôngphải là bất biến, bất di bất dịch Nghĩa là trong hoạt động giao tiếp, người tavẫn chấp nhận việc sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt Hai đặctính trên của thành ngữ không hề mâu thuẫn, loại trừ nhau mà có tác dụng bổsung cho nhau Chính điều này khiến cho kho tàng thành ngữ ngày càng được

mở rộng, phong phú hơn do xuát hiện nhiều biến thể của một thành ngữ Thí

dụ, thường nói cứng đầu cứng cổ, chứ không nói hoặc rất ít nói cứng cố cứng

đầu, hoặc tai to mặt lớn, không nói hoặc ít nói mặt lớn tai to

1.1.2.2 Điểm điểm ngữ nghĩa

Đặc trưng nối bật về nghĩa của thành ngữ là tính hoàn chỉnh, bóng bẩy

và tính gợi cảm cao Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa đen của cácyếu tố cấu thành cộng lại mà là nghĩa bóng, nghĩa toàn khối Nghĩa này đượcsuy ra từ nghĩa của các yếu tố cấu thành

Chẳng hạn thành ngữ Kén cá chọn canh không có nghĩa là kén chọn cá

ngon, canh ngọt trong ăn uống mà dùng để chỉ người phụ nữ kén chọn chồngquá kĩ do cầu kỳ hoặc khó tính

Trang 15

+ Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

1.1.3.1 Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh là một cụm từ bền vững, được hình thành từ phép so

sánh và thường có nghĩa biểu trưng Ví dụ: Ăn ở như bát nước đầy, Chắc như

cua gạch, Dai như đỉa đói, Gắt như mắm tôm, Len lét như rắn mồng năm, Khép nép như dâu mới về nhà chồng, Lừ đừ như ông từ vào đền

Trong phép so sánh thông thường thì việc so sánh một sự vật này với

sự vật kia chỉ thực hiện được khi giữa hai sự vật này phải có một đặc điểm,thuộc tính nào đó được coi là tương đồng Nếu trong phép so sánh hai sự vậtđược đem ra so sánh bao giờ cũng phải thuộc cùng một phạm trù (chẳng hạn,

Nam cao bằng Hải, Ngôi nhà này đẹp hơn ngôi nhà kia), thì trong phép so

sánh nghệ thuật, các sự vật, hiện tượng được đem ra so sánh lại không cùngmột phạm trù Các đặc điểm, thuộc tính được dùng làm căn cứ so sánh giữacác sự vật hiện tượng chỉ có tính chất tương đối, lâm thời Chính “đặc điểmnày cho phép so sánh trong nghệ thuật có tính bất ngờ và tính hình tượng”

Theo lí giải của Hoàng Văn Hành, cấu trúc lôgic của phép so sánh

là: At 1 như Bt 2, trong đó t1 là thuộc tính của A, t2 là thuộc tính của B Cấutrúc lôgic này làm cơ sở cho cấu trúc ngôn ngữ của phép so sánh Theo ông,giữa hai cấu trúc này không có tương ứng hoàn toàn về thành tố Trong cấutrúc ngôn ngữ của phép so sánh, t2 không bao giờ xuất hiện dưới dạng hiển

ngôn Do đó, mẫu tổng quát của cấu trúc ngôn ngữ của phép so sánh là At như B với 4 dạng cụ thể như sau:

– At như B

– A như B

– t như B

– Như B

"Trong thành ngữ so sánh, thành phần biểu thị quan hệ so sánh và cái

so sánh [có thể gọi là cấu trúc so sánh (như B)] là bộ phận bắt buộc và ổn định

trên cấu trúc bề mặt cũng như cấu trúc sâu Nếu phá vỡ cấu trúc so sánh thì sẽkhông còn thành ngữ so sánh nữa" Do tính chất bắt buộc và ổn định như vậy

Trang 16

nên việc lựa chọn từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh và cái so sánh, theo ý kiếncủa Hoàng Văn Hành, là "mang tính dân tộc sâu sắc" Trong tiếng Việt, các từ

ngữ biểu thị quan hệ so sánh khá đa dạng: như, như thế, như thể là, tày, tựa,

tựa như, bằng, là, như là, hơn , nhưng trong thành ngữ so sánh

thì như và tày được dùng nhiều hơn cả

1.1.3.2 Thành ngữ đối

Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Thành ngữ đối là bộ phận quan trọng trong vốn thành ngữ của bất kỳmột ngôn ngữ nào đó Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ đối làtính chất đối ứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ

Trong cuốn Kể chuyện thành ngữ tục ngữ Hoàng Văn Hành đã khái

quát đặc điểm cơ bản của thành ngữ đối được xây dựng qua hai bậc – bậc đối

ý và bậc đối lời Đối ý là bậc đối ứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau vềmặt ý

Ví dụ: Thành ngữ Đời cha ăn mặn đời con khát nước Thành ngữ gồm

hai vế có quan hệ đối ứng (đời cha đối với đời con, ăn mặn đối với khátnước) Ý nghĩa của thành ngữ này là: đời cha đã hưởng nhiều, hưởng hết,hưởng quá phần được hưởng thì đời con phải chịu nhiều thiếu thốn, chịunhiều thiệt thòi Như vậy, nghĩa của thành ngữ đối được xác lập chính là nhờvào bậc đối ý này

Đối lời là quan hệ đối xứng giữa các yếu tố then cài trong hai vế của

thành ngữ Trong thành ngữ Mẹ tròn con vuông, sở dĩ ta nhận thấy quan hệ

đối ý (sau khi sinh) mẹ khỏe khoắn, vẹn toàn, con lành lặn kháu khỉnh là nhờ

có quan hệ đối ứng giữa các yếu tố mẹ với con, tròn với vuông

Các yếu tố đối xứng với nhau phải thuộc cùng một phạm trù từ loại, tức

có cùng một thuộc tính ngữ pháp

Trang 17

Nếu xét một cách tổng hòa đặc trưng ngữ pháp ngữ nghĩa thì thấy giữahai vế của các thành ngữ có hai kiểu quan hệ khác nhau, đó là quan hệ đẳngkết và quan hệ phi đẳng kết.

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

Về mặt cấu trúc, chúng không có tính đối xứng, do được cấu tạo giốnghệt như những cấu trúc ngữ pháp bình thường (nên còn gọi là thành ngữthường) Hai là, chúng được tạo nghĩa chủ yếu bằng con đường ẩn dụ hóa.Nếu đi sâu hơn nữa về mặt cấu trúc, thì trên đại thể có thể thấy những thànhngữ đang xét được cấu tạo theo hai kiểu kết cấu phổ biến:

 Những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm

 Những kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm

Nói đến những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm chính là nói đếnnhững kết cấu danh ngữ, đồng ngữ và tính ngữ, còn kết cấu ngữ pháp có haitrung tâm chính là những kết cấu chủ - vị

1.1.4 Nhận diện thành ngữ (trong sự so sánh với từ ghép, quán ngữ, tục ngữ)

1.1.4.1 Phân biệt thành ngữ với từ ghép

Về điểm giống nhau: cả thành ngữ và từ ghép đều là những đơn vịngôn ngữ để tạo câu

Trang 18

động, tính chất hoặc trạng thái (nhà cửa, áo dài) thì thành ngữ lại hàm chứamột nội dung lớn hơn và sâu sắc hơn bởi thành ngữ nêu rõ những sự vật vànhững hoạt động ấy như thế nào, những tính chất hoặc những trạng thái ấy

đến mức nào : Treo đầu dê bán thịt chó (chỉ những kẻ làm ăn giả dối, bề

ngoài thì giới thiệu, đưa ra cái thật, cái tốt, cái ngon (dê) nhưng khi traobán thì cho người ta thì bên trong đã đánh tráo thay bằng những thứ kémgiá trị không còn giống như lúc giới thiệu (chó) để nhằm mục đích kiếm lợicho bản thân)

Chức năng định danh của từ ghép là chức năng đơn giản, còn thành ngữ

là chức năng phức hợp Điều đó dẫn đến mức độ phức tạp trong mối quan hệngữ pháp giữa các thành tố tạo nên các đơn vị của thành ngữ cao hơn so với

từ ghép và mức độ nhận biết giữa từ ghép và thành ngữ không mấy khó khăn

1.1.4.2 Phân biệt thành ngữ với quán ngữ

Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn

từ thuộc các phong cách khác nhau Chức năng của chúng là đưa đẩy, rào đón

để nhấn mạnh hoặc liên kết trong diễn từ và nghĩa của chúng là nghĩa suy trựctiếp từ ý nghĩa của các từ vị tạo ra nó

Ví dụ: Nói thật mất lòng, Khí không phải, Nói tóm lại,

Về mặt cấu trúc, quán ngữ không được ổn định như thành ngữ vì thật

ra, quán ngữ thiên về cụm từ tự do, chẳng qua do nội dung biểu thị củachúng được người ta thường xuyên nhắc đến cho nên hình thức và cấu trúccủa chúng cũng tự nhiên ổn định và rồi lâu dần trở thành một đơn vị có sẵn

mà thôi Vì vậy nghĩa của chúng hoàn toàn hiểu theo nghĩa thực của nhữngđơn vị cấu tạo nên quán ngữ Còn thành ngữ là những cụm từ cố định cónghĩa hình tượng tổng quát không suy trực tiếp từ ý nghĩa của các đơn vịtạo ra nó Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa hình tượng chung,trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen và những đơn vị mang

Trang 19

nghĩa hình tượng bộ phận có một phần mất nghĩa đen và một phần vẫn giữ

nghĩa đen như Treo đầu dê bán thịt chó, Trắng như trứng gà bóc,

1.1.4.3 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ tuy có một số nét tương đồng có thể chuyển hóalẫn nhau, nhưng về bản chất là khác nhau, xét về cả hình thái cấu trúc cũngnhư về mặt ngữ nghĩa, nội dung biểu đạt và chức năng của chúng trong giaotiếp xã hội Những điểm đồng nhất và dị biệt ấy có thể tóm tắt bằng lược đồsau đây:

Câu (phát ngôn) cốđịnh (cả đơn và phức),quan hệ cú pháp

2 Chức năng biểu hiện

nghĩa định danh

Định danh sự vật, hiệntượng, quá trình…

Định danh sự tình, sựkiện, trạng huống)

3 Chức năng biểu hiện

hình thái nhận thức

Biểu thị khái niệm bằnghình ảnh biểu trưng

Biểu thị phán đoánbằng hình tượng biểu

hóa

1.1.5 Quan niệm về giới trong xã hội Việt Nam truyền thống

Năm tháng đi qua hằn in trên từng trang sách là những chiến công lịch

sử những vết tích của chiến tranh thế hệ người Việt Nam Người ra chiếntrường người, người đảm nhận việc trong nhà làm chỗ dựa vững chắc chongười ra đi Mỗi giới đều gánh trên vai trách nhiệm của mình, không ai là

Trang 20

không phấn đấu vì một sự nghiệp nào đó Có khi họ cùng giống nhau ở mụcđích nhưng thời xưa cũng như thời nay có những quan niệm khác nhau vềgiới.

Từ xưa tới nay, trong truyền thống phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tốquan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam Lịch sử đã vàđang luôn chứng minh sự hiện diện của phụ nữ trong các vai trò quan trọngtrong xã hội Lịch sử và dân tộc đã ghi nhận vai trò tích cực khả năng và cốnghiến to lớn của người phụ nữ cổ Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữnước trên mọi lĩnh vực Song ách thống trị về mặt giai cấp của các thế lựcphong kiến kéo dài hàng nghìn năm chất nặng lên đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam

Chế độ phong kiến tập trung quyền hành vào ông Vua để thống trị nhândân, và trong gia đình thì quyền hành tập trung vào người đàn ông gia trưởng

đề áp bức phụ nữ Trong sách Bình Hồ gia huấn có câu: “Gái trong cửa kín

như bưng, Khác nào chim chích vào rừng biết chi”

Từ Luật Hồng Đức đến Luật Gia Long là quá trình phát triển ngày càngphản động của chế độ phong kiến đối với phụ nữ Những cực hình, chỉ ápdụng riêng đối với phu nữ: thả bè trôi sông, gọt gáy bôi vôi, ngựa xé, voigiày

Đến tuổi lấy chồng, người con gái không có quyền được lựa chọnngười chồng Với tục “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và với lệ thách cướingười con gái trở thành một vật trao đổi mua bán

Một khi việc “gả bán” đã xong, người con gái rời nhà cha mẹ, sốngcuộc đời “xuất giá tòng phu”, người vợ không còn giữ được địa vị tương xứngvới vai trò của mình trong gia đình, trái lại còn bị ngược đãi đủ điều

Suốt đời họ phải chịu những hậu quả tai hại về thể xác và tinh thần Và,với quan niệm “ trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”,

Trang 21

những người phụ nữ nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợlẽ) suốt đời chìm đấm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đaunhiều khi chỉ vì những chuyện rất vụn vặt.

Người phụ nữ chỉ quẩn quanh với công việc trong nhà Khi ngườichồng chết, người phụ nữ mất hết quyền thừa kế tài sản và phải phụctòng người con trai

Phần lớn, phụ nữ Việt Nam thời xưa không được coi trọng, không cóđược địa vị xứng đáng trong gia đình, xã hội, phải chịu nhiều sự áp đặt,

bất công, tư tưởng Trọng nam khinh nữ (Nam trọng nữ khinh, Nam ngoại nữ

nội) Người phụ nữ không có được một cơ hội phát triển ngang tầm vớiphát triển của xã hội

Đối với nam giới, quan niệm truyền thống của người Việt xưa, họ phải

có một địa vị nhất định trong xã hội, có công danh sự nghiệp để lãnh đạo xã hội Con đường mà họ lựa chọn là học hành thi cử và đỗ đạt để khắc tên

mình vào Bia đá bảng vàng, ghi tên mình vào trong sử sách Trong lịch sử

loài người, trải qua chế độ mẫu hệ, hầu hết các nền văn hóa theo chế độ phụ

hệ, với sự đề cao các quyền lợi của nam giới Theo đó, nam giới luôn là

những người lãnh đạo bộ tộc, bộ lạc, quốc gia và mọi của cải đều truyền cho

con trai với ý nghĩa Quyền huynh thế phụ Quan niệm thời xưa cũng nhấn mạnh thêm vai trò thống trị tuyệt đối của nam giới Nhất nam viết hữu, thập

nữ viết vô Trong gia đình họ còn là những người trụ cột để sao cho xứng

đáng là người chồng, người cha có trách nhiệm

Tiểu kết

Nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, thành ngữ chiếm một vị trí đặcbiệt quan trọng Nó vừa là đơn vị ngôn ngữ vừa là đơn vị văn hóa Thành ngữ

là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, ổn định, cố định và cónghĩa bóng bẩy, nghĩa biểu trưng

Trang 22

Thành ngữ do người Việt tự sáng tạo phản ánh đời sống văn hóa, tinhthần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm, nếp nghĩ của người Việt.Tính chất của thành ngữ thể hiện ở các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa,màu sắc phong cách và cấu trúc.

Trang 23

CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ NGỮ NGHĨA NHÓM THÀNH NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI TÍNH

TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

 Thành ngữ miêu tả vai trò xã hội, sự nghiệp, công việc của mỗi giới

 Thành ngữ miêu tả vai trò của mỗi giới trong gia đình

 Thành ngữ miêu tả đặc điểm tính cách, phẩm chất của mỗi giới

 Thành ngữ miêu tả thói hư của mỗi giới

2.1.2 Kết quả thống kê phân loại

Tổng số thành ngữ liên quan tới sự phân chia giới tính trong thành ngữ

Tiếng Việt mà chúng tôi thống kê được là 368 thành ngữ

Nam Nữ Chung cho cả 2 giới

Miêu tả hình thức của mỗi giới 47 33 11

Miêu tả đặc điểm tính cách, phẩm

Miêu tả vai trò xã hội, sự nghiệp,

Miêu tả vai trò của mỗi giới trong gia 45 25 1

Trang 24

Qua đó ta thấy được quan niệm về giới của người Việt Nam, mỗi giớilại có những đặc điểm riêng, có những vai trò riêng của mình để có thể tồntại và hòa nhập vào với xã hội Cũng thông qua nhóm thành ngữ này mà ta cóthể nhìn nhận con người trong xã hội được đánh giá như thế nào và liệu có

“sự kì thị giới tính” hay không? Điển hình như thành ngữ Trọng nam khinh nữ.

Và trên tất cả, thành ngữ tiếng Việt đã thể hiện tư duy của người Việt sovới các dân tộc khác Đó là giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng được cộng đồnggiữ gìn cho tới muôn đời sau

2.2 Miêu tả ngữ nghĩa nhóm thành ngữ liên quan tới sự phân chia giới tính

2.2.1 Thành ngữ miêu tả hình ngoại hình của mỗi giới

Tổng số thành ngữ miêu tả đặc điểm hình ngoại hình của mỗi giới là

91 thành

ngữ

Trang 25

Trang phục là dấu hiệu để nhận diện giới Mỗi giới có kiểu trang phụcriêng, phản ánh đặc thù của giới mình.

Đối với nam, những người có cuộc sống dư giả lại có những bộ trangphục riêng và để khái quát có thành ngữ Quần là áo lượt Để hiểu thànhngữ

Trang 26

Quần là áo lượt, trước hết phải phát hiện ra quan hệ đối ý trong thành

ngữ này quần là là quần bằng là, áo lượt là áo bằng lượt Từ đó suy ra ý

toàn thành ngữ nghĩa chỉ quần áo chỉnh tề, sang trọng cách ăn mặc, tả cảnhgiàu sang của các thanh niên thời xưa

Người giàu má đỏ, mày xanh Quần là áo lượt đua tranh trên

đường

Trang phục nghi lễ, lễ hội cũng mang một màu sắc riêng tiêu biểu:

Khăn đóng áo dài, Áo the khăn xếp Khăn xếp hay khăn đóng là loại khăn đội

đầu của đàn ông thời trước, thường màu đen được đóng sẵn thành nếp,

xếp vòng tròn, không che kín đỉnh đầu Còn áo dài là loại trang phục truyền

thống của người Việt Nam che thân từ cổ đến quá đầu gối Trước đây, áo dàithường được mặc chung với nón quai thao, nón lá đối với nữ hay khănđóng đối với nam Nghĩa của thành ngữ này chỉ sự ăn mặc chỉnh tề chữngtrạc, trang trọng các nghi lễ toát lên nét đẹp hình thức của cộng đồng ngườiViệt

Trang phục ở từng vùng miền cũng có sự khác nhau nhưng trang phụccủa người Việt trước đây nói chung là giản dị và kín đáo Đàn ông Việt mặc

áo cánh nâu, quần trắng, đầu vấn khăn, chân đi guốc mộc hoặc guốc sơn

Bộ lễ phục có thêm áo dài đen bằng vải hoặc bằng the, đầu đội khăn xếp

Đó là bộ “quốc phục” của người nam giới Việt, những trang phục này cònđược giữ gìn cho tới ngày hôm nay Ai cũng biết quốc phục là nét văn hóabiểu trưng mang bản sắc riêng của mỗi dân tộc, dẫu dưới con mắt của mỗingười có thể đẹp hay chưa đẹp nhưng đối với dân tộc đó nó nhất định làđẹp, vì là biểu trưng cao quý của dân tộc mình Riêng bộ áo dài và chiếc khănđóng, đàn ông nước ta rất coi trọng và coi là quốc phục Cách thức trangphục của người Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai nhân tố chính

Trang 27

của môi trường tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên đó là khíhậu nóng bức của vùng nhiệt đới và công việc lao động nông nghiệp trồng lúanước Trang phục

Trang 28

của nam giới Việt Nam mang một nét riêng mà không một quốc gia nào trênthế giới có những trang phục ấy Đây chính là bản sắc văn hóa, quan điểmthẩm mĩ của công đồng người Việt.

Đối với dân thường, trang phục của họ là Quần nâu áo vải Thành ngữ

ẩn dụ hóa đối xứng Quần nâu áo vải tả cách ăn mặc đơn sơ, mộc mạc của

người lao động nghèo khó ở nông thôn ngày trước; cũng dùng để chỉ những người nông dân nghèo Trang phục này phân biệt giữa những người lao độngchân tay với người thuộc tầng lớp quý tộc khá giả hơn

Trang phục lao động thời xưa tiêu biểu có thành ngữ Lưng đen khố bện,

khố bện là những manh khố phải vá đụp bện lại nhiều lần Người nông dân

xưa với cách ăn mặc cởi trần để lộ ra tấm lưng đen và đóng khố bện Nghĩacủa câu thành ngữ này là tả cảnh nghèo khó đến cùng cực của người dântrong xã hội xưa cuộc sống khó khăn đến miếng ăn còn không đủ nói gì đếnviệc ăn mặc thế nào cho tươm tất Nhưng những trang phục ấy lại tạo nênnhững màu sắc, những dấu ấn khó phai mờ trong tâm hồn người Việt

Trang phục của người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối vớicon người Việt Nam Sự gắn bó tâm hồn này chính là đều xuất phát từ nhữngtrái tim yêu quê hương đất nước Trang phục là một nhu cầu vật chấtquan trọng trong đời sống của nhân dân ta với tính chất thực dụng, nó làmột sản phẩm , dưới góc độ thẩm mĩ nó lại là một tác phẩm Chức năng cơbản trước nhất của nó là bảo vệ con người Trang phục người Việt còn lànhững đặc trưng chỉ định sự khác biệt giữa người Việt với các dân tộc anh emkhông chỉ trên đất nước ta mà còn với nhiều quốc gia khác, phân biệt đượcmột số mặt như nghề nghiệp, giới tính, thị hiếu thẩm mĩ của từng vùng Mộtcái nhìn khái quát thông qua sự tiến triển thăng trầm của lịch sử giúp takhẳng định được bản lĩnh vững vàng của phẩm chất người

Trang 29

Đối với nữ, trang phục lại có sự khác biệt so với trang phục của nam

Trang phục được các cô gái mặc trong các dịp lễ hội tiêu biểu có thành

ngữ ẩn dụ đối xứng hóa Mớ ba mớ bảy Bộ lễ phục là tấm áo mớ ba, đó là

bộ áo dài ba chiếc Mớ ba mớ bảy Ngoài cùng là áo tứ thân bằng the thâm

màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen.Phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài, bên trong là chiếcyếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao, trông duyên dáng kín đáo Ngườicon gái khoác lên mình bộ áo này thể hiện nét đẹp điệu đà, duyên dáng Hìnhảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thànhbiểu tượng của Việt Nam

Tuy nhiên nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục Việt khôngchỉ có áo dài mà còn có áo yếm – thứ trang phục không thể thiếu của người

con gái xưa Để trở thành “quốc phục” quý bà , quý cô trước khi chiếc áo

dài ra đời, đi kèm với cái áo yếm là áo cánh, khoác ngoài không cái cúc.Khi ra ngoài bên ngoài chiếc áo yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váylưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tíchbạc lủng lẳng, bộ “đồ nghề” ăn trầu phía bên cạnh sườn, chân mangdép

Chưa hết trang phục ngày thường khi ra đường còn phải kể đến là hai

chiếc khăn đội đầu : khăn nhiều (quấn bên trong) và khăn mỏ quạ

(trùm bên ngoài) là khăn chít đầu của phụ nữ thời trước, thường có màuđen, gấp chéo thành góc nhọn như cái mỏ quạ ở trước chán Nếu đúngdịp hội hè, đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếcnón quai thao, tóc vấn cao cài lược

Tất cả điều này làm nên văn hóa ăn mặc rất đặc biệt mang đậm sắcthái Á Đông Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử cùng với nó, là

Trang 30

sự giao lưu tiếp biến văn hóa làm cho phong cách ăn mực cuả người phụ nữViệt

Trang 31

cũng phôi pha đổi thay nhiều phù hợp với sự phát triển của xã hội Do đó,những tà áo tứ thân, những dải yếm đào hay những chiếc nón quai thaovới đôi guốc mộc chỉ có phảng phất trong hoài niệm Trang phục của namgiới và nữ giới thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, quan niệm thẩm mĩ của

họ không chỉ còn là cái cốt lõi của văn hóa ứng xử với đồ mặc của người Việttrong sự ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên Trang phục là mộttrong ba yêu cầu của đời sống vật chất: ăn, ở, mặc Trang phục luôn luôn gắn

bó mật thiết với sinh hoạt của con người, năm tháng trôi qua những dấu

ấn ấy sẽ không bao giờ phai nhạt

Về ngoại hình của mỗi giới, sinh ra là con người mỗi người là một nét

vẽ khác nhau không ai giống ai Trước tiên là vẻ đẹp ngoại hình của ngườiphụ nữ Việt Nam chúng tôi khảo sát được 33 thành ngữ Tiếng Việt

Miêu tả sự xinh đẹp của người phụ nữ tiêu biểu Mặt hoa da phấn Mặt hoa là khuôn mặt tươi như hoa, da phấn chỉ nước da trắng, đẹp như thoa phấn Thành ngữ hóa ẩn dụ đối xứng Mặt hoa da phấn chỉ người phụ nữ

đẹp mặt tươi như hoa, nước da đẹp như được thoa phấn thành ngữ này cũng

được tác giả Chu Văn sử dụng vào trong tác phẩm “Hương cau – Hoa lim”:

“Sân khấu đầy lá xanh um Thế rồi một cô gái Mèo mặt hoa da phấn, quần

áo lộng lẫy, che chiếc dù trắng như tuyết tươi cười bước ra”.

Mỗi thời, mỗi vùng lại có một tiêu chuẩn, cách đánh giá “phụ nữ đẹp”

vô cùng khác nhau Nếu như phương Tây từ xưa đến nay, luôn quan trọng vềcác tỉ lệ cơ thể chính xác tuyệt đối thì người Á Đông lại có những chuẩn mực

về cái đẹp rất riêng biệt, vẻ đẹp của người con gái Việt Nam là một vẻ đẹpgiản dị, một vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo Vào thế kỷ XX, hàm răng đen nhánh làthước đo vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam Bởi theo quan niệm thời xa xưa

“da trắng, răng đen” mới tạo sự tương phản cao và đầy nghệ thuật thể hiện

sự

Trang 32

duyên dáng cho hàm răng Chính vẻ đẹp này đã thu hút bao hồn vía cácchàng trai thời ấy.

Hay như thành ngữ Mỏng mày hay hạt cũng nói lên vẻ mặt nhẹ nhàng,

thanh tú, hấp dẫn của người phụ nữ Trong “Chiến trường Bình Trị Thiên”

Hồng Chương cũng đã viết: “ Một vẻ mặt rất đàn bà bình thường ở chỗ từ bi,

mỏng mày hay hạt”.

Từ thuở xưa ông cha ta đã nói “Đôi mắt lá răm lông mày lá liễu”, đó là

thước đo về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam Trải qua hàng nghìn năm lịch

sử, người phụ nữ Việt Nam luôn là biểu tượng của cái đẹp và không có mộtmẫu số chung nào định nghĩa một cái đẹp Vẻ đẹp của người phụ nữViệt Nam của mấy mươi năm về trước rất đôn hậu và nền nã, một thiếu

nữ có khuôn mặt mộc hài hòa, làn da trắng, mái tóc đen buông xõa được xem

là đẹp

Nhiều người được coi là Quốc sắc thiên hương, quốc sắc chỉ sắc đẹp

nổi tiếng trong cả nước Nghĩa của cả câu thành ngữ này là để nói đến ngườiphụ nữ có sắc đẹp tuyệt vời hiếm có Trong Truyện Kiều – Nguyễn Du cũng

mà chỉ ở người Việt Nam mới sử dụng và hiểu được hết ý nghĩa của nó

Trang 33

Người phụ nữ là những người có ngoại hình đẹp, duyên dáng nhưng họcũng chính là đối tượng cần được sự che chở yêu thương Sở dĩ, như vậy là vì

họ là những người Chân yếu tay mềm Trong thành ngữ Chân yếu tay

mềm, chân yếu đối xứng với tay mềm nghĩa chỉ sự yếu ớt, mỏng manh của

những người phụ nữ

Nhắc đến phụ nữ là người ta nghĩ ngay đến những hình ảnh như

“liễu, tơ, hoa, phấn, hương” đó là những hình ảnh mang ý nghĩa tượng

trưng cho nét đẹp ngoại hình của họ, trong Tiếng Việt có thành ngữ ẩn dụ

hóa đối xứng Liễu yếu đào tơ, liễu yếu đối xứng với đào tơ Nghĩa của thành ngữ này dùng để chỉ những người con gái trẻ, mảnh dẻ, yếu ớt Trong văn

chương, các tác giả cũng vận dụng những thành ngữ vào trong tác phẩm của

mình làm cho lời văn uyển chuyển và mang nhiều ý nghĩa Trong “Quẫn”,

Lộng chương viết: “Thứ bà, bà đưa ra một mẫu người thật đúng là phòngkhuê kín cổng, liếu yếu đào tơ…chuyên dùng vào cái việc nâng khấn sửa túi.Thưa bà, cái mẫu người phong kiến ấy hợp thời đã lâu rồi ạ!”

Thành ngữ Thắt đáy lưng ong, thắt đáy là dáng người thon đẹp, eo nhỏ

Nghĩa của cả thành ngữ để tả người phụ nữ thon người và ăn mặc gọngàng, lưng thắt lại như lưng con ong Những người có thân hình như vậythì dân

gian khẳng định thêm:

Những người thắt đáy lưng

ong Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con

Không chỉ vậy, từ thời xa xưa, trong các gia đình phong kiến gia giáo

còn có những tiểu thư đài các, sang trọng quý phái được coi là “Lá ngọc cành

vàng” Sinh ra trong gia đình quý tộc những thiếu nữ ấy được sông trong

nhung lụa, sung sướng, được cưng chiều, không phải làm việc Từ nhỏ họ đã

Trang 34

thức bởi thế sống trong nhàn hạ nên hầu hết đều là những người phụ nữxinh đẹp, nết na.

Ngày đăng: 06/01/2020, 08:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Việt Chương, Từ điển Thành ngữ, ca dao Việt Nam, Quyển Thượng, NXB Đồng Nai, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thành ngữ, ca dao Việt Nam
Nhà XB: NXBĐồng Nai
2. Hoàng Văn Hành (chủ biên), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện thành ngữ tục ngữ
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
3. Hoàng Văn Hành, Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng trong tiếng Việt //Ngôn Ngữ, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng trong tiếng Việt
4. Nguyễn Lân: Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
6. Viện ngôn ngữ, Nguyễn Như Ý (chủ biên): Từ điển giải thích Thành ngữ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích Thành ngữtiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Bùi Khắc Việt, Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt // Ngôn ngữ, 1978, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt
5. Nguyễn Lực – Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w