trong hoạt động Giáo dục tiểu học, việc yêu cầu chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là đúng đắn và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1
MỤC LỤC Trang PHẦN A MỞ ĐẦU 2
I Lí do chọn đề tài 4
II Mục đích nghiên cứu 6
1 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 6
2 Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN B NỘI DUNG 7
I Cơ sở lý luận 7
1 Một số khái niệm 7
2 Một số vấn đề về lý luận 8
3 Các đặc điểm cơ bản của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực 9
4 Nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất 10
5 Đặc trưng trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất 12
II Một số phương pháp dạy học hiệu quả 13
1.Phương pháp hoạt động nhóm 13
2 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề 15
3 Phương pháp động não 17
4 Dạy học theo lối kiến tạo 18
5 Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm 19
III Thực trạng và giải pháp 20
1 Thực trạng 20
Trang 2
2 Nguyên nhân 22
3 Giải pháp 22
IV Biện pháp và bài học kinh nghiệm 24
1 Biện pháp 23
2 Bài học kinh nghiệm 27
PHẦN C KẾT LUẬN 27
Trang 3Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung
và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người
Giáo dục - đào tạo giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại Giáo dục là cơ sở hình thành và phát triển nhân
Trang 4
thống quốc dân Để đạt mục tiêu trên, trong hoạt động Giáo dục tiểu học, việc yêu cầu chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện nănglực và phẩm chất người học là đúng đắn và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Sứ mệnh của giáo dục là phát triển toàn diện con người Trong đó, quan trọng nhất là phẩm chất và năng lực, cũng có thể gọi chung là nhân cách như nhiều nhà giáo dục học vẫn thường gọi Giáo dục luôn giữ một vai trò rất trọng yếu trong sự phát triển của mỗi quốc gia,
là biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế so sánh về nguồn lao động tri thức Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Từ dạy học chỉ cú trọng cung cấp kiến thức chuyển sang định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh là xu thế tất yếu của đổi mới phương pháp dạy học Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và triển năng ,phẩm chất cũng không phải là mới tuy nhiên quá trình tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính sáng tọ
và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn cần sự thay đổi cụ thể, thiết thực và quan trọng để hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nếu như trước đây giáodục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ
Thật vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, giáo dục cầnphải giúp người học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được với yêu cầumới Hệ thống phẩm chất, năng lực đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh
lý của người học, phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học Theo đó, những phát
Trang 5Qua quá trình được học tập và nghiên cứu và đặc biệt dưới sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở hạng III, qua 10 chuyên đề đã học, tôi nắm bắt được một sốkiến thức cần thiết cụ thể là xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới.
Hội nghị TW 8, khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo
Nghị quyết số 29-NQ/TW, tôi thực hiện chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh tiểu học” để cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này nhằm làm sáng tỏ trong hoạt động Giáo dục tiểu học, việc yêu cầu chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là đúng đắn và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Đồng thời, làm sáng kiến kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu giáo dục toàndiện cho học sinh Cụ thể tôi đã áp dụng các biện pháp này cho lớp tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2018 - 2019
Trang 6và cụ thể là học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống, pháttriển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh.
1 Đối tượng - phạm vi nghiên cứu:
a Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp …và học sinh Trường Tiểu học…
b Phạm vi nghiên cứu:
Các hoạt động giáo dục trên lớp
2 Phương pháp nghiên cứu:
a Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các tài liệu, các nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp qui Nhà nước, luật Giáo dục, điều lệ trường Tiểu học
b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
- Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm
PHẦN B: NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận trong hoạt động Giáo dục tiểu học, việc yêu cầu chuyển mạnh quá
Trang 7
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là đúng đắn và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
1 Một số khái niệm:
a Khái niệm giáo dục:
Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục, người được giáo dục dưới sự tác động của nhà giáo dục nhằm hình thành ở người được giáo dục một cách tích cực, tự giác, độc lập những quan điểm, niềm tin, định hướng giátrị lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những động cơ thái độ kĩ năng, kĩ xảo, thói quen, đối xử trong các quan hệ chính trị đạo đức, pháp luật thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội
Theo nghĩa hẹp: là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người (hay một nhóm người) - gọi là giáo viên - nhằm tác động vào hệ thống nhận thức của người đó, để làm phát triển trí thông minh, phát triển khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan, và làm phát triển nhận thức của người đó lên; qua đó tạo ra một con người mới, có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra
Giáo dục theo nghĩa hẹp là nuôi dưỡng, làm cho phát triển hoặc triệt tiêu, giảm cái có sẵn Ví dụ như trí thông minh căn bản là cái có sẵn, tính thiện là cái có sẵn, Giáo dục làm tăng trưởng trí thông minh căn bản, và tính thiện lên
b Khái niệm về hoạt động:
- Theo triết học: Hoạt động biện chứng của chủ thể bao gồm khách thể hóa chủ thể và chủ thể háo khách thể
- Theo sinh lí học: hoạt động là sự tiêu hao năng lượng,thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình
- Theo tâm lí học duy vật biện chứng: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người;là sự tác động một cách tích cực giữa con người với hiện thực,thiết lập mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan Nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới,cả về phía con người
c.
Khái niệm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học:
Trang 8Trong quá trình dạy học, năng lực được hiểu:
- Năng lực là sự kết hợp tri thức, kỹ năng, thái độ
- Mục tiêu bài học được cụ thể hóa thông qua các năng lực được hình thành
- Nội dung kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lực trong mỗi một môn học
Vì thế, năng lực người học cần đạt là cơ sở để xác định các mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương pháp … dạy học mà người học cần phải căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục
2 Một số vấn đề lí luận về hoạt động Giáo dục tiểu học, việc yêu cầu chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học:
a) Vị trí thực hiện
- Các hoạt động giáo dục chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học được phân chia thành hoạt động dạy học trong nhà trường:
+ Hoạt động dạy học trên lớp
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Mỗi tiết học đều có chức năng vị trí, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực và thực hiện mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học
b) Kết quả :
Trang 9
+ Sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn Các bạn gặp khó khăn trong học tập đã mạnh dạn hỏi bạn, không còn ngại ngùng, xấu hổ
+ Trực tiếp rèn luyện đạo đức, nhân cách, tính cách tài năng và thiên hướng nghề nghiệp
cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiênnhiên, với môi trường sống
+ Các em đã biết tự giác làm nhiều việc: sắp xếp sách vở đồ dùng ngăn nắp mỗi khi ra chơi; xếp bàn ghế, vệ sinh lớp học gọn gàng sạch sẽ mỗi khi tan học Khi tham gia hoạt độngtập thể, các em rất mạnh dạn, nói rõ ràng, mạch lạc
+ Củng cố mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức của các bộ môn
a) Mục tiêu:
Mục tiêu hình thành năng lực, phẩm chất định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp Chú trọng hình thành năng lực, thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục Mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục
d) Đánh giá:
Trang 10
Tiêu chí đánh giá được dựa vào kết quả “đầu ra”,chú trọng quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, biếp áp dụng vốn kiến thức đã học để giải quyết vấn đề khi gặp phải trong cuộc sống
4 Nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
Trong hoạt động Giáo dục tiểu học, việc yêu cầu chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học có hiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc sau:
4.1 Chương trình lấy việc học làm gốc, lấy người học làm chủ thể của quá trình dạy học:
Mỗi học sinh đều có thể được học những gì mình quyết định Mỗi học sinh đều có thểđược học những gì mình muốn, theo cách mình lựa chọn, theo một lộ trình và tùy theo đặc trưng tâm, sinh lý, hoàn cảnh sống của từng người dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Điểm then chốt của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta, quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới này là chương trình giáo dục phải lấy người học làm gốc, lấy sự học là điểm xuất phát của mọi quyết định
Cách thiết kế chương trình giáo dục nói chung, các môn học nói riêng, cách thức tổ chức thực hiện chương trình, phương pháp dạy học môn học, cách kiểm tra - đánh giá… phải tuân thủ nguyên lý này thì mới có thể tạo ra lớp người có năng lực thực sự, có bản sắc riêng, có hoài bão, có tầm nhìn hướng ra thế giới, làm cơ sở để tạo đào tạo nguồn nhân lực
có sức cạnh tranh cao phục vụ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa
4.2 Kiến thức và năng lực bổ sung cho nhau:
Rèn luyện năng lực được tiến hành theo đường xoắn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, và đến lượt mình kiến thức mới lại đặt cơ sở
để hình thành những năng lực mới Như vậy, năng lực chỉ được hình thành khi quá trình dạy học lấy việc học làm gốc
Sự phát triển năng lực không diễn ra theo tuyến tính, từ đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận tới toàn thể Năng lực được kiến tạo trên cơ sở mức độ phức tạp, đa dạng của vấn đề
Trang 11
Điểm xuất phát để sử dụng và phát triển năng lực là toàn cảnh thách thức cần vượt qua, còn điểm đến là phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đã cho
4.3 Chỉ dạy học những vấn đề cốt lõi:
Rèn luyện năng lực đòi hỏi phải có đủ thời gian, học sinh phải sử dụng nhiều lần, lặp
đi lặp lại mới có thể tăng cường lực năng lực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Việc lựa chọn cách tiếp cận theo năng lực trong trường phổ thông còn làm hàm ý trong thời gian học tập tạitrường, học sinh phải được rèn luyện, kiến tạo những năng lực cho phép họ từ kiến tạo những kiến thức, kĩ năng mới để thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi sau này Đây chính là lý do để xác định là các năng lực xuyên suốt chương trình đào tạo với tư cách là công cụ để học tập suốt đời
4.4 Học tích hợp:
Học tích hợp, học phương pháp luận, học cách kiến tạo kiến thức để rèn luyện khả năng kết hợp các nguồn kiến thức khác nhau, học sinh mới có khả năng giải quyết các vấn
đề phức tạp trong cuộc sống lao động sau này
4.5 Mở cửa trường phổ thông ra thế giới bên ngoài:
Mở cửa trường phổ thông cũng là cách tốt nhất để học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng học được trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề khác nhau đang diễn ra trong xã hội Đây cũng là phương thức đào tạo tốt nhất để học sinh sau khi tốt nghiệp tự tin, bắt tay ngay vào lao động hoặc học cao hơn
4.6 Đánh giá thúc đẩy quá trình học:
Đánh giá không phải là mục đích tự thân Học sinh không phải là để được đánh giá, nhưng họ cần được đánh giá để học tốt hơn, tiến bộ nhanh hơn, bền vững hơn Đánh giá là công cụ để học tập: Một điều quan trọng cần nhận thức đúng là đánh giá trên hết là công cụ giúp học sinh học tốt và giúp giáo viên hướng dẫn học sinh trong suốt quá trình học trong trường, tạo động lực cho học sinh tiến bộ không ngừng trong suốt quá trình học môn học
Trang 12- Xác định mục tiêu dạy học theo chuẩn đầu ra.
- Lựa chọn hình thức học tập phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của HS
- Đánh giá quá trình và kết quả học tập theo chuẩn “ đầu ra”; quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thục tiễn
5 Đặc trưng trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
- Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện quabốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự
khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn
Hai, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi
trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng
cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung
Ba, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy
học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu,
Trang 13
theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót
Bốn, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu
học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thứcmới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo
II Một số phương pháp dạy học (PPDH) hiệu quả:
1 Phương pháp hoạt động nhóm:
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Tùy mục đích, yêu cầu củavấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm
vụ khác nhau
Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp
HS hoạt động nhóm
Trang 14- Phân công trong nhóm.
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
· Tổng kết trước lớp:
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là
sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình thamgia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia
2 PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề:
a) Bản chất:
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tìnhhuống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động,