1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước tràng định, tỉnh lạng sơn

114 78 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kếtquả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từbất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồntài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảođúng quy định.

Tác giả luận văn

Nông Văn Vũ

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin trân trọng cám ơn các thầy, cô và các đồng nghiệp tại phòng Đào tạo Đạihọc và Sau đại học đóng góp ý kiến cho việc soạn thảo tài liệu Hướng dẫn trình bàyLuận văn thạc sĩ này.

Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân – Trường Đại họcThủy Lợi, người đã hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả xin chân thành cám ơn lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Tràng Định, lãnh đạo vàanh chị em đồng nghiệp Kho bạc Nhà nước Tràng Định, các đơn vị giao dịch và cánhân đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập số liệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi trongsuốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình./.

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁCKIỂM SOÁTCHI VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA 1

1.1 Chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia 1

1.1.1 Ngân sách Nhà nước và chi ngân sách Nhà nước 1

1.1.2 Chi vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 8

1.1.3 Vai trò vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 9

1.1.4 Đặc điểm vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 10

1.1.5 Phân loại vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 11

1.2 Kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua KBNN 11

1.2.1 Khái niệm kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua KBNN 11

1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia 11

1.2.3 Nội dung chủ yếu của công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc Nhà nước 12

.2.4 Tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi vốn Chương trình MTQG 15

1.3Kho bạc Nhà nước và nhiệm vụ kiểm soát chi vốn Chương trình MTQG 16

1.3.1Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước 16

1.3.2 Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia 23

1.3.3 Cơ sở pháp lý thực hiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình MTQG 231.4 Những nhân tố ảnh hưởng 26

1.4.1 Những nhân tố khách quan 26

1.4.2 Những nhân tố chủ quan 26

1.5 Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước các huyện 27

1.6 Tổng quan các công trình công bố có liên quan đến đề tài 31

Kết luận chương 1 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN CHƯƠNG

Trang 4

2.1 Giới thiệu khái quát đặc điểm kinh-tế xã hội huyện Tràng Định 33

2.1.1 Đặc điểm kinh tế 34

2.1.2 Đặc điểm xã hội 35

2.2 Khái quát về Kho bạc nhà nước Tràng Định 36

2.2.1 Cơ cấu tổ chức 36

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 37

2.3 Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc nhà nước Tràng Định giai đoạn 2012-2016 39

2.3.1 Về quy trình kiểm soát 39

2.3.2 Về tổ chức kiểm soát 48

2.3.3 Về ứng dụng công nghệ thông tin 49

2.3.4 Kết quả công tác kiểm soát chi vốn Chương trình MTQG 51

2.5 Đánh giá chung về thực trạng kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc nhà nước Tràng Định 61

3.1 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mụctiêu quốc gia 70

3.1.1 Mục tiêu và định hướng chung của hệ thống KBNN 70

3.1.2 Mục tiêu và định hướng tăng cường công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia tại KBNN Tràng Định 75

3.2 Những cơ hội và thách thức đối với công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia tại KBNN Tràng Định 77

3.3 Nội dung các giải pháp 79

3.3.1 Tăng cường công tác tổ chức kiểm soát chi 81

3.3.2Hoàn thiện quy trìnhkiểm soát chi 79

3.3.3 Hoàn thiện nội dung kiểm soát chi 83

3.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chi nội bộ 91

Trang 5

3.3.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 89

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam 2Hình 2.1 Mô hình tổ chức KBNN cấp huyện 36

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình phân bổ vốn CT MTQG giai đoạn 2012-2016 53

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn Chương trình MTQG giai đoạn 2012-2016 54

Bảng 2.3 Tốc độ phân bổ theo cơ cấu vốn CT MTQG giai đoạn 2012-2016 54

Bảng 2.4 Tổng hợp tình hình chi vốn Chương trình MTQG giai đoạn 2012-2016 57

Bảng 2.5 Tốc độ phát triển chi vốn Chương trình MTQG giai đoạn 2012-2016 58

Bảng 2.6 Tốc độ phát triển chi theo cơ cấu chi vốn Chương trình MTQG giai đoạn2012-2016 59

Bảng 2.7 Tình hình kiểm soát chi vốn Chương trình MTQG giai đoạn 2012-2016 60

Bảng 2.8 Kết quả hoạt động thanh tra với một số nội dung chính 2012-2016 61

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ừ Giảin

ĐT ChKB KhKS KiKT KếMT MụNS NgNS NgTAB

TreVĐ VốXD Xâ

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua cùng với sự phát triển ngày càng đi lên của đất nước về cácmặt: Kinh tế, văn hóa, xã hôi, chính trị Nhằm thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo đảm bảo công bằng vănminh, giảm sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, miền Đảng và nhà nước ngày càngchú trọng hơn đến việc phát triển kinh tế-xã hội cho những địa phương nghèo, khókhăn Chú trọng hơn đến cho các chương trình trọng điểm quốc gia nhằm kích thíchphát triển kinh tế xã hội bền vững Đảm bảo công bằng, phát triển kinh tế đồng đều.Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc chi tiêu ngân sách cho các chương trình trọngđiểm, chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng được chú trọng, cùng với các nhiệmvụ và mục tiêu đã đặt ra nên việc tăng cường công tác kiểm soát chi là cần thiết và trởnên thiết thực hơn bao giờ hết.

Cơ chế kiểm soát chi những năm qua thay đổi theo hướng giảm thiểu thủ tục hànhchính, rút ngăn thời gian kiểm soát, thay đổi quy trình kiểm soát Đã tạo điều kiệnthuận lợi cho chủ đầu tư, ban quản lý, đơn vị sử dụng ngân sách thuận lợi hơn trongviệc thanh, quyết toán vốn ngân sách.Qua thực tế kiểm soát chi nguồn vốn chươngtrình mục tiêu quốc gia còn cho thấy nhiều tồn tại, vướng mắc như: Tỷ lệ giải ngânthấp, cơ chế, chính sách liên quan đến nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cònnhiều thay đổi, chưa sát với thựctế Dẫn tới việc kiểm soát, thanh toán còn lúng túng,sai sót, chưa thỏa đáng, chủ đầu tư bị động trong việc triển khai vốn chươngtrình mục tiêu quốc gia.

Xuất phát từ thực tiễn đó tôi quyết định chọn đề tài: “Tăng cường công táckiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc Nhà nướchuyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” để phân tích thực trạng hạn chế rủi ro, sai

sót trong công tác kiểm soát chi qua đó đề xuất những giải pháp tăng cườngkiểm soát chi nguồn vốn này tại KBNN Tràng Định nói riêng và KBNN tỉnhLạng sơn nói chung làm luận văn tốt nghiệp.

Trang 10

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước Tràng Định.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a, Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề cơ bản về công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua KBNN Tràng Định

b, Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu và giải quyết các vẫn đề liên quan đến công tác kiểmsoátchi vốn chương trình mục tiêu quốc gia tại KBNN Tràng Định theo phân cấp, giaiđoạn từ năm 2012-2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:- Phương pháp phân tích lý thuyết

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm- Phương pháp thống kê;

- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy.

5 Cấu trúc của luậnvăn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 Nội dungchính sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát chi vốn Chương trình mục

MTQG.

Trang 11

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn Chương trình mục tiêu quốc gia tại

Kho bạc Nhà nước Tràng Định

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi vốn Chương trình mục tiêu

quốc gia tại Kho bạc Nhà nước Tràng Định

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNGTÁCKIỂM SOÁT CHI VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

1.1 Chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia

1.1.1 Ngân sách Nhà nước và chi ngân sách Nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm NSNN:

- NSNN ra đời cùng với sự phát triển của nhà nước, Nhà nước bằng quyền lực chínhtrị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa mình đã đặt ra những khoản thu, chi của NSNN Điều này cho thấy chính sự tồntại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tốcơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất hoạt động của NSNN Cho đến nay thuật ngữNgân sách Nhà nước, được phổ biến rộng rãi ở mọi quốc gia tuy nhiên chưa có mộtkhải niệm thông nhất cho NSNN.

- Luật Ngân sách Nhà nước cũ được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2002 định

nghĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [3]

- Luật Ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 01 năm 2017 quy định:

NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trongmột khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảođảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [4]

+ Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngânsách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ươnghưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương

+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địaphương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và cáckhoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Trang 13

Hình 1.1 Hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt NamNgân sách địa phương bao gồm:

+ Ngân sách cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ( gọi chung là ngân sách cấptỉnh)

+ Ngân sách cấp Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là ngân sáchcấp huyện)

+ Ngân sách cấp Xã, Phường, Thị trấn ( gọi chung là ngân sách cấp xã)

1.1.1.2 Đặc điểm NSNN:

- Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực kinh tế - chính trị củaNhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định NSNN là mộtbộ luật tài chính đặc biệt, bởi lẽ trong NSNN, các chủ thể của nó được thiết lập dựavào hệ thống các pháp luật có liên quan như hiến pháp, các luật thuế,… nhưng mặt

Trang 14

khác, bản thân NSNN cũng là một bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua hằngnăm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan phảituân thủ.

- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi íchcông cộng Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chicủa NSNN và hoạt động thu – chi này nhằm mục tiêu giúp Nhà nước giải quyết cácquan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chínhquốc gia giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư

- NSNN là một bản dự toán thu chi Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập NSNN vàđề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Chính phủ phải thựchiện trong năm tài khóa tiếp theo Thu, chi NSNN là cơ sở để thực hiện các chính sáchcủa Chính phủ Chính sách nào mà không được dự kiến trong NSNN thì sẽ khôngđược thực hiện Chính vì như vậy mà, việc thông qua NSNN là một sự kiện chính trịquan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí trong Quốc hội về chính sách của Nhà nước Quốchội mà không thông qua NSNN thì điều đó thể hiện sự thất bại của Chính phủ trongviệc đề xuất chính sách đó, và có thể gây ra mâu thuẫn về chính trị.

- NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia Hệ thống tài chínhquốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính vàtài chính cá nhân hoặc hộ gia đình Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo tronghệ thống tài chính quốc gia Tài chính nhà nước tác động đến sự hoạt động và pháttriển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội Tài chính nhà nước thực hiện huy động và tậptrung một bộ phận nguồn lực tài chính từ các định chế tài chính khác chủ yếu qua thuếvà các khoản thu mang tính chất thuế Trên cơ sở nguồn lực huy động được, Chínhphủ sử dụng quỹ ngân sách để tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chứckinh tế, các đơn vị thuộc khu vực công nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.

- NSNN luôn gắn liền với tính giai cấp Trong thời kỳ phong kiến, mô hình ngân sáchsơ khai và tuỳ tiện, lẫn lộn giữa ngân khố của Nhà vua với ngân sách của Nhà nướcphong kiến Hoạt động thu – chi lúc này mang tính cống nạp – ban phát giữa Nhà vua

Trang 15

và các tầng lớp dân cư, quan lại, thương nhân, thợ thuyền và các nước chư hầu (nếucó) Quyền quyết định các khoản thu – chi của ngân sách chủ yếu là do người đứngđầu một nước (nhà vua) quyết định Trong thời kỳ hiện nay (Nhà nước TBCN hoặcNhà nước XHCN), ngân sách được dự toán, được thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quanpháp quyền, quyền quyết định là của toàn dân được thực hiện thông qua Quốc hội.NSNN được giới hạn thời gian sử dụng, được quy định nội dung thu - chi, được kiểmsoát bởi hệ thống thể chế, báo chí và nhân dân.

1.1.1.3 Vai trò của NSNN:

Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách nhà nước được thay đổi và trở nênhết sức quan trọng Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia Ngân sách nhà nước cócác vai trò như sau:

- Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nướcVai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước, để đảm bảo chohoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải cónhững nguồn tài chính nhất định Những nguồn tài chính này được hình thành từ cáckhoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây là vai trò lịch sử của Ngân sách nhànước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nước đềuphải thực hiện.

- Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phátĐặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanhnghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu vàgiá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường Sự mấtcân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biếnđộng trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành nàysang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác Việc dịch chuyển vốnhàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối.Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng nhà nước phảisử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụthuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nước dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và

Trang 16

sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính Đồng thời , trong quá trình điềutiết thị trường ngân sách nhà nước còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trườngvốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ,thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… quađó góp phần kiểm soát lạm phát.

- Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất

Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế và chingân sách Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác nhànước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kíchthích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những vùngnhững lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã định Đồng thời,với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tếmũi nhọn… nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xãhội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Nềnkinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữacác tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lýnhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư Ngân sách nhà nướclà công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắcthuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo nguồn thu chongân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhậpcao Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách nhà nước như chi trợcấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổcập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình… là nguồn bổ sung thu nhậpcho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp

Các vai trò trên của Ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của Ngân sáchnhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toànbộ nền kinh tế

Trang 17

- Chu trình NSNN: Chu trình NSNN được hiểu là một một vòng tròn khép kín đượclặp đi lặp lại cụ thể như sau:

+ Lập dự toán NSNN: Là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến các khâu củachu trình quản lý Ngân sách Lập dự toán Ngân sách thực chất là dự toán các khoảnthu, chi đúng đắn, có cơ sở khoa học, có cơ sở thực tiễn sẽ có tác động quan trọng đốivới kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nói chung và thực hiện Ngân sách nói riêng+ Chấp hành dự toán NSNN:Bảo gồm chấp hành dự toán thu, dự toán chi là quá trìnhthực hiện NSNN sau khi được các cơ quan có thẩm quyền thông qua theo những trậttự, nguyên tắc luật định.

+ Quyết toán NSNN:Là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết,đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách ngân sách của năm ngânsách đã qua.

Khái niệm về chi NSNN:

Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thựchiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã đượctập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó,Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các địnhhướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việcthuộc chức năng của nhà nước.

Chi NSNN bao gồm:

+ Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xâydựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật Chi đầutư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chươngtrình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụphát triển kinh tế - xã hội.

Trang 18

+ Chi dự trữ quốc gia Là chi dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứngnhững yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịchbệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn địnhkinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước

+ Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt độngcủa bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động củacác tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

+ Chi trả nợ, Chi viện trợlà nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợđến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí, chi phí khác phát sinh từ việc vay Vàcác khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật là các khoản chi nhằm đảm bảo vànâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho dân cư Đặc biệt là tâng lớp ngườinghèo trong xã hội Khoản chi này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và bảnchất của chế độ xã hội.

Đặc điểm chi NSNN:

+ Chi NSNN gắn liền với các hoạt động của bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụkinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước phải đảm đương trong từng thời kỳ

+ Các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp

+ Các khoản chi NSNN thường được xem xét hiệu quả ở tầm vĩ mô, và mang tính toàndiện của mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị xã hội.Nghĩa là các khoản chi NSNNđược xem xét một cách toàn diện dựa vào mức độ hoàn thành của khoản chi đó trêncác chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Nhà nước đề ra

+ Các khoản chi NSNN luôn gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khácnhư giá cả, tiền lương, lãi xuất, tỷ giá hối đoái

Vai trò của chi NSNN:

+ Cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nước

Trang 19

+ Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổnđịnh và bền vững.

+ Điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát

+ Điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội

1.1.2 Chi vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải phápđồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, phápluật, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu ưu tiên đãđược xác định trongchiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trongmột thời gian nhất định.

Một Chương trình MTQG gồm các dự án có liên quan với nhau để thực hiện các mụctiêu cụ thể của Chương trình Đối tượng quản lý và kế hoạch hóa thực hiện theoChương trình, việc đầu tưđược thực hiện theo dự án.

“Dự án thuộc Chương trình MTQG” là một tập hợp các hoạt động có liên quan vớinhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của Chương trình, được thựchiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa trên những nguồn lựcđã xác định Dự án bao gồm dự án đầu tư, dự án sự nghiệp công cộng hoặc dự án hỗnhợp.

+ “Dự án đầu tư” là dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhấtđịnh nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chấtlượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảngthời gian xác định Dự án đầu tư gồm 2 loại:

"Dự án đầu tư xây dựng công trình" là dự án đầu tư liên quan đến việc xây dựng mới,mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì,nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ;

Trang 20

"Dự án đầu tư khác" là dự án đầu tư tạo mới, nâng cấp cơ sở vật chất nhất định, nhằmnâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhưng không thuộc loại "Dự án đầu tư xâydựng công trình".

+ "Dự án sự nghiệp công cộng" là dự án có mục tiêu hỗ trợ cung cấp dịch vụ, các hoạtđộng sự nghiệp văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục trực tiếp phục vụ con người.

+ "Dự án hỗn hợp" là dự án, trong đó vừa có nội dung đầu tư xây dựng công trình, vừacó nội dung hoạt động sự nghiệp công cộng.

Khái niệm chi vốn Chương trình mục tiêu quốc gia: Chi vốn chương trình MTQG làquá trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước để thực hiện các dựán thuộc chương trình MTQG.

1.1.3 Vai trò vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

Trong công cuộc đổi mới, vốn Chương trình MTQG có vai trò rất quan trọng đối vớiphát triển kinh tế - xã hội Vai trò đó thể hiện trên các mặt sau:

Một là, vốn Chương trình MTQG góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triểncơ sở vật chất kĩ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước, như giao thông,thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế,… Thông qua việc duy trì và phát triển hoạt độngđầu tư XDCB, dự án sự nghiệp công cộng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sựphát triển nền kinh tế quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suấtlao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội.

Hai là, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nhữngngành mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội Chẳng hạn đểchuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm2020 Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi, tạo sự lantỏa đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội.

Ba là, có vai trò định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế Việc Nhà nước bỏ vốnđầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành lĩnh vực có tính chiến lược không những cóvai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn góp phần định hướng hoạtđộng của nền kinh tế Vốn Chương trình MTQG có tác dụng kích thích các chủ thể

Trang 21

kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh, tham gialiên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội Trên thực tế,gắn với việc phát triển hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ củacác khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư.

Bốn là, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảmnghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng,các cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình văn hoá xã hội góp phần giải quyếtviệc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhândân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.

1.1.4 Đặc điểm vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

Vốn Chương trình MTQG là một bộ phận quan trọng của NSNN nó mang đầy đủ đặcđiểm của vốn đầu tư phát triển ngoài ra nó còn có một số đặc điểm riêng sau:

- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn.- Thời kỳ đầu tư kéo dài: Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khidự án hoàn thành và đưa vào hoạt động.

- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: Thời gian này tính từ khi đưa côngtrình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn hoạt động và đào thải công trình

- Các thành quả của hoạt động đầu tư của các CTMTQG là các công trình xây dựng,thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên.

- Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quảđầu tư cũng kéo dài nên hoạt động đầu tư có độ rủi ro cao.

- Các hoạt động đầu tư theo các CTMTQG chủ yếu tập trung ở các vùng khó khănkhông có điều kiện phát triển kinh tế.

- Các hoạt động đầu tư theo CTMTQG thường chỉ có Nhà nước mới thực hiện.

- Vốn Chương trình MTQG được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các công trình dự ánkhông có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ tầng theo đối tượng sử dụng theo quyđịnh của Luật NSNN và các luật khác.

Trang 22

1.1.5 Phân loại vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

- Vốn Chương trình MTQG có tính chất chi đầu tư: Là khoản vốn ngân sách được Nhànước dành cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khôngcó khả năng thu hồi vốn và các khoản chi đầu tư khác thuộc các CTMTQG.

- Vốn Chương trình MTQG có tính chất chi sự nghiệp: Là các khoản chi thường xuyênbao gồm các khoản chi về các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá xã hội,hoạt động của các cơ quan Nhà nước thuộc các CTMTQG.

1.2 Kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua KBNN

1.2.1 Khái niệm kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia quaKBNN

Kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG từ NSNN qua KBNN là quá trình kiểm soát vàthực hiện việc thanh toán vốn cho các dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN trêncơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan gửiđến KBNN nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng vàđúng chính sách, chế độ do Nhà nước quy định.

1.2.2 Sự cần thiết phải kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia

- Chi vốn Chương trình MTQG chiếm tỉ trọng rất lớn, tạo ra cơ sở vật chất cho nềnkinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước Với mộttầm quan trọng như vậy, thì việc đảm bảo cho những khoản chi được thực hiện đúngchức năng, mục đích, không gây lãng phí là một yêu cầu quan trọng.

- Nguồn vốn Chương trình MTQG là có hạn, đặc biệt đối với những nước đang pháttriển như nước ta Khi mà khả năng của NSNN còn rất hạn hẹp mà nhu cầu chi ngàycàng tăng cao Do đó việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi vốn Chương trình MTQGlà một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước hiện nay Thựchiện tốt công tác này có ý nghĩa quạn trọng trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãngphí, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức Bên cạnh đócũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy vai trò của các ngành, cáccấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trang 23

- Hạn chế của chính cơ chế kiểm soát hiện nay Cơ chế kiểm soát thanh toán trongnhiều năm qua đã được thường xuyên sửa đổi và hoàn thiện Nhưng vẫn chỉ quy địnhđược những vấn đề chung mang tính chất nguyên tắc, dập khuôn, dẫn tới không thểbao quát hết được những phát sinh trong quá trình thực hiện Mặt khác, cùng với sựphát triển của xã hội, các nghiệp vụ chi cũng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạphơn Do đó, cơ chế kiểm soát nhiều khi không thể theo kịp những biến động thực tếcủa các hoạt động đầu tư đang diễn ra Từ đó tạo ra nhiều kẽ hở và bất cập Do đó,việc không ngừng cài tiến, bổ sung kịp thời để cơ chế kiểm soát được ngày càng hoànthiện, phù hợp và chặt chẽ hơn cũng là một nhu cầu cấp bách.

- Trình độ cũng như ý thức của các đơn vị sử dụng vốn Chương trình MTQG còn hạnchế Các đơn vị này thường có tư tưởng tìm mọi cách để sử dụng hết nguồn kinh phícàng nhanh, càng tốt Bên cạnh đó, thiếu sót và sai phạm cũng thường diễn ra Do đónhững hiện tượng như hồ sơ không đầy đủ, không hợp pháp, hợp lệ cũng như sai địnhmức đơn giá theo quy định là không quá xa lạ Những hiện tượng này nếu không ngănchặn, tất yếu sẽ dẫn tới tiêu cực, sử dụng sai vốn, gây thất thoát cho Ngân sách.

- Vì vậy cần thiết phải có cơ quan chức năng có thẩm quyền độc lập khách quan đứngra để thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thu chi của các đơn vị này Quađó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các gian lận, sai phạm, sai sót và lãng phí có thểxảy ra trong việc sử dụng Ngân sách, để đảm bảo các khỏan chi này được sử dụngđúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

1.2.3 Nội dung chủ yếu của công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc giaqua Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc Nhà nước là việc KBNNkiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả các khoản chi phải có trong dự toán đượcgiao đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức Mọi khoản chi được hạch toán bằng đồngViệt Nam, theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN Việc thanh toáncác khoản chi được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp tại KBNN Trong quá trìnhkiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi nộp NSNN,hoặc nộp giảm chi Nội dung kiểm soát chi vốn Chương trình MTQG qua KBNN baogồm:

Trang 24

 Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ:

Khi có nhu cầu chi tiêu ngoài các hồ sơ gửi KBNN một lần bao gồm- Đối với khoản chi có tính chất đầu tư:

+ Hồ sơ thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo dựtoán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư;

Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầuHợp đồng kinh tế

+ Hồ sơ thuộc giai đoạn thực hiện đầu tư:

Dự án đầu tư và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyềnVăn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Hợp đồng kinh tế

Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng côngviệc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thựchiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng Riêng công tác bồithường, hỗ trợ và tái định cư phải kèm theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với khoản chi có tính chất thường xuyên:Dự toán năm của cấp có thẩm quyền giaoQuy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

Quyết định giao quyền tự chủ cấp có thẩm quyền

Các chủ dự án lập và gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan theo quy định, giấy đề nghị thanh toán, giấy rút vốn…

Trang 25

 Tiến hành kiểm soát chi:

Công chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chi tiến hành kiểm tra các điều kiện chi trênhồ sơ, tài liệu, chứng từ chi của chủ dự án gửi KBNN nước cụ thể như sau:

- Kiểm tra đối chiếu với dự toán, đảm bảo các khoản chi đã có trong dự toán đượcduyệt và phải phù hợp với điều kiện của hợp đồng (đối với khoản chi có hợp đồng)- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo chấp hành đúng chế độ, tiêu chuẩn địnhmức do nhà nước quy định Đối với các khoản chi chưa có chế độ chi KBNN căn cứvào dự toán, quy chế chi tiêu nội bộ để chi.

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh chuẩn chi đã được thủ trưởng của chủ dự ánhoặc người ủy quyền quyết định chi.

- Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ có liên quan Mỗikhoản chi đều phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định và hồ sơ chứng từ thanhtoán, tạm ứng kèm theo phải đảm bảo hợp pháp hợp lệ đầy đủ KBNN có trách nhiệmkiểm tra sự đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ chứng từ trước khi giải ngân.

- Kiểm tra các yếu tố liên quan đến hạch toán kế toán tùy theo từng nội dung chi, từngkhoản chi mà chủ dự án ghi mã chương trình MTQG, mã chương, mã ngành kinh tế… Quyết định sau khi kiểm soát chi:

Sau khi kiểm soát chi các hồ sơ của chủ dự án nếu đủ điều kiện như trên thì KBNNtiến hành giải ngân thanh toán cho đối tượng thụ hưởng theo quy định Trường hợpkhông đủ điều kiện chi, thì cơ quan KBNN làm thủ tục thông báo từ chối thanh toán,tạm ứng đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình Các công đoạn trên là gọilà kiểm soát chi vốn Chương trình MTQG Từ đó, có thể thấy thực chất nội dung củacông tác kiểm soát chi vốn Chương trình MTQG của KBNN là kiểm soát sự đáp ứngcác điều kiện trên đối với từng khoản chi của chủ dự án, căn cứ vào hồ sơ, chứng từ dochủ dự án gửi đến KBNN.

Trang 26

1.2.4 Tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi vốn Chương trình MTQG

Kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG là hoạt động thuộc về lĩnh vực quản lý Nhà nước.Kết quả đầu ra của công tác là giải ngân được một khoản chi NSNN, kết quả này mangnhiều tính chất định tính Do đó cần lựa chọn các tiêu chí có thể xác định được, từ đókết hợp các tiêu chí để phân tích, tổng hợp để đánh giá được đầy đủ hơn về công táckiểm soát chi Những tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá như sau:

- Tổng kế hoạch, dự toán nguồn vốn CTMTQG trong năm kế hoạch: Tổng kế hoạch,dự toán giao cho các CTMTQG trong năm cho thấy được quy mô hoạt động của côngtác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG Đối với góc độ cơ quan KBNN nó giúp đánhgiá được mức độ phù hợp của nguồn lực cho công tác kiểm soát chi nguồn vốnCTMTQG.

- Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn CTMTQG trong năm kế hoạch: Tỷ lệ giải ngân là chỉ tiêugiúp phân tích, đánh giá năng lực của các chủ dự án trong việc triển khai cácCTMTQG, cũng như những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai chính sách củaNhà nước Đối với góc độ cơ quan KBNN nó giúp cho việc xác định các nội dung chicần được chú trọng để nâng cao chất lượng công tác KSC.

- Số món và số tiền KBNN chối cấp phát, thanh toán qua công tác KSC: Tiêu chí nàythể hiện được mức đóng góp của KBNN trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời cáckhoản chi vi phạm chế độ của Nhà nước Đồng thời phản ảnh được ý thức tuân thủ,chấp hành luật pháp của chủ dự án trong việc sử dụng kinh phí NSNN Tuy nhiên tiêuchí này còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Sự đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán củaquy trình, các quy định liên quan như chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước;trình độ, năng lực của cán bộ kiểm soát chi; chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực chiNSNN Vì vậy, khi xem xét, đánh giá kết quả của tiêu chí này cần xem xét toàn diệncác yếu tố ảnh hưởng, không nên máy móc chỉ dựa vào kết quả từ chối, thanh toán đểđánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát chi của KBNN.

- Kết quả thanh trachi nguồn vốn Chương trình MTQG :Hoạt động thanh tra nhằmphòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó phòng ngừa làmục đích chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra.

Trang 27

Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơquan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục là mục đích quan trọng củahoạt động thanh tra.

Phát hiện nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quảnlý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức, cá nhân Đây là mục đích gián tiếp nhưng có tác động quan trọng tới hiệu quảquản lý.

Nếu Thanh tra phát hiện khoản chi CTMTQG đó vi phạm chế độ quản lý tài chính thìchứng tỏ tại khâu kiểm soát của chủ dự án và của cơ quan KBNN còn sai sót Tùythuộc vào nội dung, mức độ vi phạm của các khoản chi mà phân tích, đánh giá đượcchất lượng công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG của KBNN.

1.3 Kho bạc Nhà nước và nhiệm vụ kiểm soát chi vốn Chương trình MTQG

1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước

1.3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành KBNN

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền dân chủ nhân dân đượcthành lập Việc đảm bảo tài chính phục vụ công cuộc kiến quốc và hoạt động của bộmáy nhà nước cách mạng non trẻ trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế sau chiếntranh là trách nhiệm nặng nề và là thách thức vô cùng to lớn Do đó, cần thiết phảithành lập cơ quan chuyên trách giải quyết các vấn đề về tài chính, tiền tệ của đất nước.Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu Chính phủ đãký Sắc lệnh số 75/SL về tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính Theo đó, Nha Ngân khốQuốc gia (tiền thân của hệ thống KBNN ngày nay) là một tổ chức cấu thành trong BộTài chính, để thực hiện nhiệm vụ: tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm phụquốc phòng và công phiếu kháng chiến; quản lý và giám sát các khoản cấp phát theodự toán; chịu trách nhiệm xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng;làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; phát hành giấy bạc Việt Nam và thựchiện nhiệm vụ kế toán.

Trong điều kiện đất nước vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Nha Ngân khố Quốc gia đãcó nhiều đóng góp cho việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, đấu tranh

Trang 28

chống lại những hoạt động của địch trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ, góp phần bước đầutạo nên nền tài chính ngân sách của chế độ mới Nha Ngân khố Quốc gia đã hoànthành tốt nhiệm vụ được giao là công cụ quan trọng của Chính quyền cách mạng nontrẻ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kiến quốc.

Trước yêu cầu và tình hình mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định số 107/TTg lập ra KBNN (gọi tắt làKho bạc) đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tàichính KBNN tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thu, chi quỹ NSNN, bảo đảm các nhu cầuchi của bộ máy nhà nước, phục vụ công cuộc kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hộiở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Từ năm 1964,theo Quyết định số 113/CP ngày 27/7/1964 của Hội đồng Chính phủ, các hoạt độngcủa KBNN do Vụ Quản lý quỹ NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm.

Từ Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc “Đổimới” một cách sâu sắc và toàn diện Cơ chế quản lý tài chính và tiền tệ đã có nhữngthay đổi căn bản, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới Việc tách bạch hoạt độngkinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính – ngân sách là đòi hỏitất yếu khách quan Để nắm chắc tình hình thu, chi và sử dụng có hiệu quả quỹ NSNN,việc chuyển chức năng quản lý quỹ NSNN về Bộ Tài chính là cần thiết.

Trên cơ sở kinh nghiệm đã tích lũy trong những năm hoạt động của Nha Ngân khốQuốc gia và những kiến thức đã tiếp thu được qua khảo sát mô hình hoạt động củaKho bạc các nước và kết quả thí điểm mô hình KBNN ở hai tỉnh Kiên Giang và AnGiang, Bộ Tài chính đã trình và được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt Đề án thành lậphệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 04/01/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thànhlập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng chính là giúp Bộ trưởngBộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về quỹ NSNN.Sau ba tháng chuẩn bị chuđáo, với sự chỉ đạo chặt chẽ và trực tiếp của Bộ Tài chính, sự phối hợp tích cực củaNgân hàng Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi củaỦy ban nhân dân các cấp và các ngành có liên quan, KBNN đã hoàn thành tổ chức

Trang 29

theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương (gồm 03 cấp) và chính thức đi vàohoạt động trên phạm vi cả nước từ ngày 01/4/1990.

Qua 27 năm hoạt động (thành lập ngày 1/4/1990), Kho bạc Nhà nước Việt Nam đãvượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành tàichính đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạch định chính sách, quản lý phân phốinguồn lực của đất nước, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đạt vàduy trì tốc độ tăng trưởng khá cao Có thể khẳng định rằng hệ thống Kho bạc nhà nướcđã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính quốc giathông qua những kết quả cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngânsách nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực hiện các chínhsách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; Huy động một lượng vốn lớn cho đầu tưphát triển; Kế toán, thông tin Kho bạc nhà nước đã đảm bảo cung cấp thông tin chínhxác về tình hình thu chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trungương và chính quyền địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quảnlý, hiệu quả sử dụng NSNN.

1.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của KBNN

Theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, hệthống KBNN thực hiện 03 chức năng chính là: quản lý quỹ NSNN, huy động vốn và tổchức công tác kế toán NSNN Qua từng thời kỳ hoạt động và phát triển chức năngnhiệm vụ của KBNN đã có nhiều thay đổi phù hơp hơn với phát triển kinh tế xã hộitừng thời kỳ Theo Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướngChính phủ KBNN có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Chức năng:

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng thammưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, cácquỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiệnviệc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình

thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật [3]

Trang 30

+ Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồnvốn khác được giao theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước, định kỳ công bố tỷ giá hạchtoán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ;+ Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nước do Kho bạcNhà nước quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thếchấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và củacác đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.

- Được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngânsách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhànước theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi khôngđúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước:

+ Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, các quỹ và tài sản của Nhà nướcđược giao quản lý, các khoản viện trợ, vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyềnđịa phương theo quy định của pháp luật;

Trang 31

+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùngcấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật;

+ Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Bộ Tài chính để trìnhChính phủ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện tổng kế toán nhà nước:

+ Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán thuộc khu vực nhà nướctheo quy định của pháp luật;

+ Tổng hợp thông tin tài chính nhà nước về tình hình tài sản nhà nước; nguồn vốn vànợ phải trả của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước;vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhànước;

+ Lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương, báo cáocơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo theo quyđịnh của pháp luật.

- Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệthống:

+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt,chuyển khoản đối với tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước;+ Mở tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và cácngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạcNhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Được sử dụng ngân quỹ nhà nước để tạm ứng cho ngân sách nhà nước theo quyđịnh của pháp luật;

+ Xây dựng và phát triển hệ thống các công cụ, nghiệp vụ quản lý hiện đại theonguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả ngân quỹ nhà nước.

Trang 32

- Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thông qua việcphát hành trái phiếu Chính phủ.

- Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.

- Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xửlý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của phápluật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạcNhà nước; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phítrong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

- Hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước:

+ Xây dựng cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tếvà thực tiễn của Việt Nam;

+ Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hóa cơsở vật chất của hệ thống Kho bạc Nhà nước.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước theo phâncông, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

Căn cứ vào tính chất của các nhiệm vụ có thể chia các nhiệm vụ của Kho bạc Nhànước thành 2 nhóm:

- Nhóm nhiệm vụ có tính chất quản lý nhà nước: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹtài chính nhà nước được giao (bao gồm tập trung các nguồn thu vào ngân sách nhànước, quản lý kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nước; quản lý quỹ ngoại tệtập trung của Nhà nước; quản lý các quỹ tài chính của Nhà nước, tài sản tạm thu tạmgiữ, tài sản quý hiếm); tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, kế toán các quỹvà tài sản của Nhà nước, kế toán các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ vàchính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; tổng hợp, lập quyết toán ngânsách nhà nước hàng năm; tổ chức lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toànquốc và từng địa phương; tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành.

Trang 33

- Nhóm nhiệm vụ có tính chất cung cấp dịch vụ công và có tính chất như một ngânhàng của Chính phủ gồm: Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi, tổ chức thanhtoán chuyển tiền, thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ, tổ chức huy động vốn thông quaphát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ phục vụ cho cân đối ngân sách và chođầu tư phát triển.

1.3.1.3 Phân cấp quản lý và kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia quaKBNN

Theo quy định tại Luật Ngân sách 2015 thì NSNN được quản lý thống nhất, tập trungdân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấpquản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp ChiNSNN bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương Chi ngân sáchTrung ương là các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp Trung ương Chi ngânsách địa phương là các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.Để phù hợp với chế độ phân cấp quản lý NSNN như trên và chổ chức hoạt động củaKBNN, việc quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống Kho bạc được thực hiệnnhư sau:

+ KBNN thống nhất quản lý quỹ NSTW trong toàn hệ thống KBNN KBNN trực tiếpkiểm soát, thanh toán và chi trả một số khoản chi thuộc NSTW phát sinh tại Sở Giaodịch KBNN; tổng hợp, kiểm tra và giám sát tình hình kiểm soát chi NSNN tại các Khobạc cấp dưới.

+ KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách tỉnhvà các khoản chi của NSTW theo ủy quyền hoặc các nhiệm vụ chi do KBNN thôngbáo; đồng thời thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sáchhuyện, xã; tổng hợp và kiểm tra công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN của các KBNNhuyện trực thuộc [7]

+ KBNN huyện thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả cho các khoản chi thuộc ngânsách huyện, xã và các khoản chi của NSTW, ngân sách tỉnh theo ủy quyền.

Trang 34

1.3.2 Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia

- Chính sách và cơ chế kiểm soát thanh toán vốn Chi vốn CTMT phải làm cho hoạtđộng NSNN đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực tới nền kinh tế, tránh gây tình trạngquỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng trong quá trình điều hành NSNN Vìvậy, cơ chế kiểm soát thanh toán phải quy định rõ ràng các điều kiện, trình tự cấp pháttheo hướng cơ quan tài chính thực hiện cấp phát vốn dựa trên kế hoạch vốn được giao,và đảm bảo mọi khoản thanh toán cho các đối tượng phù hợp với chính sách chế độ,tiêu chuẩn và định mức theo quy định của Nhà nước.

- Công tác kiểm soát thanh toán vốn Chương trình MTQG là một công việc phức tạp,liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách Vì vậy kiểm soátthanh toán phải được tiến hành một cách thận trọng, một cách chuyên nghiệp và luôncó những đánh giá, rút kinh nghiệm cho mỗi loại chương trình, dự án cho phù hợp vớitình hình thực tế Mặt khác cũng không máy móc gây phiền hà cho các đơn vị.

- Tổ chức bộ máy kiểm soát phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối cơ quanquản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò,trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý, các đơn vị sử dụng vốn Mặt kháccũng phải đảm bảo sự công khai, minh bạch, kiểm tra và giám sát lẫn nhau trong giữanhững cơ quan đó trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn.

- Kiểm soát thanh toán vốn Chương trình MTQG cần được thực hiện đồng bộ, nhấtquán và thống nhất với việc quản lý NSNN, từ khâu lập dự toán, chấp hành cho tớiquyết toán NSNN Đồng thời cũng phải thống nhất trong việc chấp hành các chínhsách, cơ chế quản lý tài chính do Nhà nước đặt ra.

1.3.3 Cơ sở pháp lý thực hiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình MTQG

Công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG tại KBNN được thực hiện theo hệ thốngcác văn bản sau:

Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội.Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội.

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội.

Trang 35

Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình.

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầutư xây dựng công trình.

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầuvà lựa chọn nhà thầu

Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạtđộng xây dựng.

Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hànhDanh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015.

Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003, của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, của Bộ Tài chính hướng dẫn về quảnlý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngânsách nhà nước.

Thông tư số 05/2014/TT – BTC ngày 06/01/2014, của Bộ Tài chính quy định về quảnlý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lýdự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007, của Bộ Tài chính hướng dẫn vềquản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sửdụng vốn ngân sách nhà nước.

Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011, của Bộ Tài chính quy định về quyếttoán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Trang 36

Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, của Bộ Tài chính quy định chế độkiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN.

Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016, của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sungThông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012

Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011, của Bộ Tài chính quy định quản lýthu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Thông tư số 97/2010/TT – BTC ngày 06/07/2010, của Bộ Tài chính quy định chế độcông tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vịsự nghiệp công lập.

Thông tư số 139/2010/TT – BTC ngày 21/9/2010, của Bộ Tài chính quy định việc lậpdự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ NSNN dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức.

Thông tư số 210/2010/TT – BTC ngày 20/12/2010, của Bộ Tài chính quy định việcquyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niênđộ ngân sách hàng năm.

Thông tư số 108/2008/TT – BTC ngày 18/11/2008, của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lýngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008, của Bộ Tài chính về việc hướng dẫnquản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

Công văn số 16169/BTC–ĐT ngày 21/11/2013, của Bộ Tài chính về việc hướng dẫnthanh toán vốn chương trình mục tiêu quốc gia.

Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/04/2012, của Tổng Giám đốc KBNN về việcban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầutư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22/03/2013, của KBNN về việc hướng dẫn thựchiện Thông tư số 113/2008/TT-BTC về quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN quaKBNN.

Trang 37

Hệ thống các văn bản quy định chế độ, tiêu chuẩn định mức của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền.

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng

1.4.1 Những nhân tố khách quan

- Cơ chế chính sách:Cần đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tínhthống nhất giữa các ngành, các địa phương, và các đơn vị sử dụng vốn; và tính đầy đủ,bao quát được tất cả các nội dung phát sinh Bên cạnh đó chế độ chính sách phảimang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều nhằm tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện.- Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn hàng năm:Phân bổ dự toán, kế hoạchvốn NSNN phải đảm bảo kịp thời, chính xác về nội dung chi, mức chi phải phù hợpthực tế; phải đầy đủ, bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sáchvà phải chi tiết, dự toán NSNN càng chi tiết thì việc kiểm soát chi của KBNN càngthuận lợi và chặt chẽ.

- Sự phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ dự án: Trong công tác kiểm soátchi nguồn vốn CTMTQG, cần có sự phối hợp thường xuyên của các Bộ, ngành, địaphương và chủ đầu tư, ban quản lý dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắcphát sinh trong quá trình giải ngân, thanh toán

- Ý thức và năng lực của các chủ dự án: Nếu chủ đầu tư, ban quản lý dự án có ý thứctrong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, cụ thể như các quy định liên quanđến Luật NSNN, Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu,… và đội ngũ cán bộ có năng lựcvề chuyên môn, về quản lý sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát chi vàngược lại Cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụngkinh phí NSNN, để họ thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, cácđơn vị và cá nhân liên quan đến quỹ NSNN chứ không phải đó chỉ là công việc riêngcủa ngành Tài chính, KBNN.

1.4.2 Những nhân tố chủ quan

- Quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG : Quy trình nghiệp vụ là yếutố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát thanh toán vốn, vì vậy quytrình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định

Trang 38

rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải được thực hiện một cách khoahọc, đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm tới từng bộ phận.- Cơ cấu tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát chi qua KBNN là cách tổchức các bộ phận kiểm soát chi trong hệ thống KBNN Tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ,phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý của từng thời kỳ, tránh trùng lắp nhưng vẫnkiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Đội ngũ công chức làm công tác kiểm soát chi: Con người luôn là yếu tố có tầmquan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn tốt sẽloại trừ được các thiếu sót và sai phạm trong các hồ sơ thanh toán, cũng như trợ giúp,cung cấp đầy đủ thông tin cho các cấp lãnh đạo và đơn vị sử dụng NSNN Nếu nănglưc chuyên môn kém, tất yếu sẽ không thể hoàn thành tốt công tác được giao, khôngphát hiện ra sai phạm và gây thất thoát cho Nhà nước Do đó việc tăng cường bồidưỡng cho lực lượng cán bộ phải luôn luôn là mối quan tâm thường xuyên.

- Cơ sở vật chất và công nghệ hỗ trợ công tác kiểm soát chi: Kiểm soát chi NSNN quaKBNN đòi hỏi yêu cầu hiện đại hóa về công nghệ Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay,khi khối lượng vốn giải ngân qua KBNN ngày càng lớn và nhiều Thì việc phát triểnứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, cung cấp kịp thờithông tin báo cáo cho lãnh đạo kịp thời trong quá trình quản lý điều hành NSNN Dođó, việc xây dựng một cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệthống KBNN là một đòi hỏi tất yếu.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần đượctiến hành nghiêm túc và duy trì thường xuyên, phân công công việc gắn với kiểm tragiám sát sẽ kịp thời phát hiện tiến độ thực hiện công việc, chấn chỉnh những sai sót,những tồn tại trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời phát hiện những bất cập, những sơ hởtrong cơ chế, trong quy trình nghiệp vụ để đề xuất với cấp trên, với cơ quan có thẩmquyền trong việc triển khai các CTMTQG

1.5 Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước các huyện

a Bài học kinh nghiệm tại KBNN huyện Bình Gia

Trang 39

Trong những năm gần đây, do nguồn vốn Chương trình MTQG có vai trò quan trọng,vì vậy từ lâu quản lý vốn Chương trình MTQG từ NSNN đã được KBNN Bình Giachú trọng đặc biệt Năm 2014 Quốc hội đã ban hành một số luật liên quan đến công táckiểm soát chi vốn Chương trình MTQG đặc biệt là vốn XDCB thuộc Chương trìnhMTQG như luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật đầu tư công số49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Trên cơ sở hướng dân hai Luật trên tại các Nghị địnhcủa Chính phủ, ngày 18/01/2016 Bộ tài chính đã bàn ban hành thông tư 08/2016/TT-BTC qua triển khai KBNN Bình Gia có một số quan điểm

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng theo quy định tại khoản 4, Điều 8 thông tư08: “Trước khi KBNN thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để tạm ứngvốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, chủ đầu tư gửi đến KBNN bảo lãnh tạm ứng hợpđồng Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài chođến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng”.

Trong thực tế tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, vẫn còn nhiều trường hợp các chủđầu tư và nhà thầu khi thực hiện tạm ứng hợp đồng thường gửi kèm bảo lãnh tạm ứngcó thời hạn hiệu lực của hợp đồng rất ngắn Qua xem xét khối lượng thực hiện theotiến độ trong hợp đồng, nhận thấy các nhà thầu không thể thực hiện khối lượng đủ đểđảm bảo việc thu hồi số tạm ứng trong thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng nóitrên Bên cạnh đó KBNN Bình Gia còn phải tổ chức theo dõi riêng thời gian hiệu lựccủa các bảo lãnh tạm ứng để thực hiện đông đốc chủ đầu tư, thực hiện gia hạn thờigian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng khi hết hạn Điều này làm tăng thêm khối lượngcông việc cho các công chức làm công tác kiểm soát chi.

Ngoài ra, khi bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đã hết hạn mà vẫn chưa thu hồi hết số vốn đãtạm ứng Điều này dẫn đến trường hợp trong một khoảng thời gian nhất định, KBNNsẽ lưu các bảo lãnh tạm ứng không có hiệu lực.

Từ thực tế phát sịnh tại địa phương KBNN Bình gia đã thông báo cho các chủ đầu tưkhi gửi bảo lãnh tạm ứng hợp đồng nội dụng của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cần quyđịnh rõ hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải đến khi nào thu hồi hết số dư tạm ứng tạiKBNN, hoặc trong trường hợp bảo lãnh tạm ứng phải quy dịnh chỉ có hiệu lực đến

Trang 40

thời gian cụ thể thì giá trị và thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải phù hợp vớigiá trị và thời gian thực hiện khối lượng ghi trong hợp đồng, đảm bảo đủ khối lượngđể thu hồi hết số dư tạm ứng thước thời gian bảo lãnh tạm ứng hết hiệu lực.

Việc không quy định củ thể thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng có thể làm giảmđộng lực của nhà thầu trong việc triển khai thi công nên công trình thường bị kéo dài,chậm tiến độ so với hợp đồng đã ký kết Trong thực tiễn quản lý tại huyện Bình Gia,các công trình mà chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải cung cấp bảo lãnh tạm ứng thùtrong quá trình thi công các nhà thầu thường đẩy nhanh tiến độ thì công nhằm sớmthực hiện đủ khối lượng để thu hồi hết số vốn đã ứng Vì vậy KBNN Bình gia đã cómột giải pháp để hạn chế tình trạng dư ứng, tình trạng bảo lãnh tạm ứng hết hiệu lựcmà vẫn còn số dư ứng.

Thu hồi tạm ứng

Theo quy định tại khoản 6, Điều 8 thông tư 08 “Đối với các công việc của dự án thựchiện theo hợp đồng; Vốn tạm ứng chưa thu thồi nếu quá thời hạn 6 tháng kể từ thờiđiểm phải thực hiện khối lượng theo tiến độ ghi trong hợp đồng mà nhà thầu chưa thựchiện hoặc sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp vớiKBNN để thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho NSNN’.

Theo quy định trên, KBNN Bình gia đã tổ chức theo dõi, kịp thời phát hiện và đôn đốcbằng văn bản cho các chủ đầu tư trong việc thu hồi các khoản tạm ứng quá 6 tháng kểtừ thời điệm phải thực hiện khối lượng theo tiến độ ghi trong hợp đồng nhưng chưathực hiện thanh toán.

b Bài học kinh nghiệm tại KBNN Văn Lãng

Công tác kiểm soát chi NSNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt từkhi từ khi thành lập đến nay của KBNN nói chung, KBNN Văn Lãng nói riêng, kiểmsoát chi là công việc liên tục, diễn ra hàng ngày, hàng giờ

Văn Lãng là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh L ạng S ơn , tiếp giáp với

huyện Văn Quan , C ao Lộc , Tràng Đ ịnh, Bình Gia, Bằng T ư ờng ( T rung Quố c ) Diện

tích tự nhiên là 56.330,46 hécta Huyện có 19 xã và 1 thị trấn Na Sầm Có tổng số 50

Ngày đăng: 30/12/2019, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w