Nội dung của luận văn...4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ODA...5 1.1 Giới thiệu tổng quan về cô
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tác giả Luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Cáckết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bấtkỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu(nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Phùng Thị Hiên
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập lớp học Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý xây dựng và làm luậnvăn tốt nghiệp cao học tại Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, nhận được sự giúp đỡ rấttận tình trong việc truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thầy, côgiáo và đặc biệt thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư, cùng sự nỗ lực của bản thân đãgiúp bản thân tác giả bổ sung và nâng cao kiến thức về chuyên môn, tăng thêm nănglực để góp phần tham gia vào quá trình công tác quản lý vận dụng vào trong công việc
Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “Đề xuất giải pháp
quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng các côngtrình thuộc Dự án VIE/036 - Cao Bằng”.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quátrình thực hiện luận văn Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Côngnghệ và Quản lý xây dựng - Khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo thuộc các Bộ mônkhoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học ThủyLợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình.Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ, công chức Chi cục Thuỷ lợi CaoBằng – nơi tác giả công tác, gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợiđể tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế, nên Luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa quý độc giả
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Phùng Thị Hiên
Trang 33 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6 Kết quả 3
7 Nội dung của luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ODA 5
1.1 Giới thiệu tổng quan về công trình xây dựng sử dụng vốn ODA 5
1.1.1 Khái niệm về công trình, công trình xây dựng 5
1.1.2 Phân loại công trình xây dựng 6
1.1.3 Các đặc điểm và yêu cầu của công trình xây dựng (sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng) 6
1.1.4 Giới thiệu về vốn ODA 9
1.1.5 Đặc điểm của công trình xây dựng sử dụng vốn ODA 12
1.2 Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư 13
1.1.2 Khái niệm về quản lý chất lượng 13
1.2.2 Vị trí, vai trò, mục tiêu quản lý chất lượng công trình 15
1.2.3 Quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng côngtrình 17
Trang 41.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực
hiện đầu tư xây dựng công trình 19
1.3 Tình hình quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựngcác công trình sử dụng vốn ODA hiện nay 23
1.3.1 Thực trạng Tình hình sử dụng vốn ODA ở Việt Nam 23
1.3.2 Tình hình quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng các công trình sử dụng vốn ODA hiện nay .24
1.3.3 Nguyên nhân: 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNGTRÌNH 33
2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình 33
2.2 Các nguyên tắc quản lý chất lượng công trình 35
2.3 Các nội dung quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xâydựng công trình (công tác khảo sát, thiết kế, thi công) .39
2.3.1 Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng: 40
2.3.2 Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình: 43
2.3.2 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: 46
2.4 Đặc điểm quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư các công trình sử dụng vốn ODA 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẨU TƯ XÂY DỰNG CHO DỰ ÁN DỰ ÁN VIE/036 – CAO BẰNG 66
3.1 Giới thiệu về công trình thuộc Dự án VIE/036 Cao Bằng 66
3.1.1 Giới thiệu về Dự án VIE/036 - Cao Bằng 66
3.1.2 Các công trình thủy lợi thuộc Dự án VIE/036 - Cao Bằng 67
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tưxây các công trình sử dụng nguồn vốn ODA thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng 81
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình sử dụng nguồn vốnODA thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng .86
Trang 53.3.1 Các văn bản pháp quy, các chính sách và chủ trương của Nhà nước và Chính phủ
86
3.3.2 Sự khác biệt giữa về thủ tục giữa Chính phủ và Nhà tài trợ 89
3.3.3 Yêu cầu và ảnh hưởng của phương thức quản lý dự án và sắp xếp bộ máy, nhân sự quản lý 90
3.3.4 Ảnh hưởng của quy mô công trình, chất lượng và tiến độ xây dựng 102
3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng công trìnhtrong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ODA thuộc Dự án VIE/036 - Cao Bằng 103
3.4.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng 103
3.4.2 Các giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xâydựng các công trình sử dụng vốn ODA thuộc Dự án VIE/036 - Cao Bằng .103
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1 Quy trình đầu tư của một dự án đầu tư 19Bảng 3.1 các thông số cơ bản vùng dự án
Hình 3.1: Diện bao phủ vùng dự án 68Hình 3.2: Sơ đồ về chi tiết Cơ cấu quản lý dự án .92Hình 3.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban QLDA VIE/036 – Cao Bằng .95Hình 3.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban QLDA VIE/036 – Cao Bằng sau khi kiện toàn
106Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức hiện trường của đơn vị thi công 109
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Dự toán cho 20 tiểu dự án thủy lợi đề xuất: 73
Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác 98
Bảng 3.3 Các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ 99
Bảng 3.4 Nhiệm vụ các bộ phận của đơn vị thi công tại công trường 110
Bảng 3.5 Yêu cầu năng lực đơn vị thi công 111
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PS Ban
QL Quả
QL Quả
NĐ Ng
LI Tổ
PP Ban
OD Hỗ
RO Kiế
UB Ủy
LuxD
Tổ chứ
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài:
Quản lý chất lượng công trình là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng công tác đầu tư xâydựng, bên cạnh các lĩnh vực quản lý về chi phí, khối lượng, tiến độ, an toàn và môitrường Chính phủ đã có Nghị định riêng về quản lý chất lượng công trình; các Bộchuyên ngành, UBND các tỉnh đều có quy định và hướng dẫn về quản lý quản lýgiám sát chất lượng công trình, ngoài ra còn có nhiều quy định khác cũng liên quanchặt chẽ đến quá trình đầu tư xây dựng, như đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, hợp đồngvà một số quy định khác
Sự hiệu quả của việc quản lý chất lượng, chi phí, tiến độ trong đầu tư xây dựng đượcthể hiện ở nhiều mặt, trong đó chủ yếu là các tiêu chí: sự phù hợp với quy định phápluật; tính hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật trong giải pháp thiết kế xây dựng công trình;giảm giá thành xây dựng công trình; tính đúng đắn trong việc lập và thực hiện dự toán- thanh quyết toán; giảm thiểu các sự cố công trình xây dựng do chất lượng công trìnhgây ra
Để đạt được các tiêu chí như trên, thì việc quản lý quản lý chất lượngphải được thựchiện xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn đầu tư và các lĩnh vực đầu tư, ngay từ lúcbắt đầu khảo sát - lập dự án đầu tư, qua các quá trình lập thiết kế - dự toán, đấu thầuvà lựa chọn nhà thầu, cung cấp vật tư thiết bị, thi công xây dựng đến khi hoàn thànhđưa công trình vào sử dụng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư.Việc nâng cao hiệuquả quản lý chất lượng công trìnhlà nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt quá trìnhquản lý đầu tư nhằm đảm bảo chất lượng công trình trong quá trình xây dựng và đưavào sử dụng là cần thiết
Cao Bằng là tỉnh nghèo miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, có diện tích tựnhiên 6.703,42 km2; là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m,vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 so với mặt nước biển Núi rừng chiếm hơn 90%diện tích toàn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần 10% Tổng chiều dài kênh mươngcủa các hệ thống thủy lợi toàn tỉnh 4.496,68 km, nhưng số km kênh mương tưới được
Trang 10lệ kiên cố hóa kênh đạt 42,94 % so với tổng chiều dài kênh mương Nhiều hệ thốngkênh mương lớn đã được đầu tư nhưng đã sử dụng lâu năm, và bị xuống cấp trầmtrọng, một số hệ thống kênh mương được đầu tư không đồng bộ Khoảng 2400 hệthống thủy lợi vừa và nhỏ cần cải tạo, nâng cấp mà nguồn kinh phí đầu tư thì rất hạnhẹp Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ODA, quản lý chất lượng công trìnhđầu tư đúng mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả dự án trong các giai đoạn thực hiệnđầu tư xây dựng luôn được các nhà tài trợ quan tâm Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưacó nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp thiết thực nhất một cách đầy đủ vềcho các Dự án sử dụng vốn ODA do Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý nhằm có kiếnthức để tư vấn, hỗ trợ các nhà đầu tư về quản lý chất lượng công trình do vậy học viên
lựa chọn đề tài: Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn
thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thuộc Dự án VIE/036 - Cao Bằng.
2 Mục đích của Đề tài
Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng công trình và đề xuất giải pháp quản lý chấtlượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thuộc Dự ánVIE/036 - Cao Bằng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình với các công trình sử dụng vốnODA thuộc vùng Dự án VIE/036 Cao Bằng
b Phạm vi nghiên cứu
Công trình sử dụng vốn ODA thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng quản lý: Dựán VIE/036 Cao Bằng
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lýluận và khoa học của các phương pháp để quản lý chất lượng công trình xây dựng.Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượngvà nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay gồm các cácphương pháp sau: Tiếp cận cơ sở lý thuyết xây dựng quy trình quản lý chất lượngcông trình xây dựng; Tiếp cận các thể chế, văn bản pháp quy về quản lý chất lượng
Trang 11công trình xây dựng; Phương pháp điều tra thu thập thông tin; Phương pháp thống kê số liệu; Phương pháp phân tích tổng hợp.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
a Ý nghĩa khoa học
Từ thực trạng quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựngcông trình sử dụng vốn ODA, đưa ra được những vấn đề còn tồn tại, chưa giải quyết được cho các dự án ĐTXDCT tại tỉnh Cao bằng
Luận văn tập trung nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượngcông trình trong quá trình thực hiện dự án xây dựng và đề xuất được giải pháp quản
Trang 12dụng vốn ODA thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng, áp dụng cho Dự ánVIE/036 - Cao Bằng.
7 Nội d u ng của luận văn
Ngoài các phần: mở đầu, danh mục bảng biểu, các hình và danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và kiến nghị, luận văn dự kiến có kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư các công trình xây dựng sử dụng vốn ODA
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng.Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình thuộc Dự án VIE/036 - Cao Bằng
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNHTRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNGSỬ DỤNG VỐN ODA
1.1 Giới thiệu tổng quan về công trình xây dựng sử dụng vốn ODA
1.1.1 Khái niệm về công trình, công trình xây dựng
- Công trình, hạng mục công trình chính thuộc dự án đầu tư xây dựng là công trình,
hạng mục công trình có quy mô, công năng quyết định đến mục tiêu đầu tư của dự ánđược xác định trong quyết định đầu tư xây dựng
Công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến, trongmột hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính, như: Đường bộ; đường sắt; đường dây tảiđiện; đường cáp viễn thông; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; và các côngtrình tương tự khác
- Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức
lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kếtđịnh vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặtnước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng baogồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông,thủylợi, hạ tầng kỹ thuật, năng lượng và các công trình khác [2]
Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục công trình hoặc nhiều hạng mục côngtrình, nẳm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh được nêu trong dự án.Công trình xây dựng là mục tiêu, là mục đích của dự án nó có đặc điểm riêng là: Côngtrình xây dựng là mục đích của cuộc sống con người, khi nó là các công trình xâydựng dân dụng như nhà ở, khách sạn , là phương tiện của cuộc sống khi nó là cáccông trình xây dựng cơ sở để tạo ra các sản phẩm khác như: xây dựng công nghiệp,giao thông, thủy lợi [12]
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật vàmỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, cáquy định trong văn bản quy phạm pháp luật và hợp đồng kinh tế
Trang 14Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật màđồng thời còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xãhội và kinh tế Ví dụ: một công trình rất an toàn, quá chắc chẵn nhưng không phù hợpvới quy hoạch, kiến trúc, gây ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môitrường…), không kinh tế, thì cũng không thỏa mãn yêu cầu về chất lượng công trình.Có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng,trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư)và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
1.1.2 Phân loại công trình xây dựng
Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các 6 nhómloại: Công trình dân dụng; Công trình công nghiệp; Công trình giao thông, Công trìnhnông nghiệp và phát triển nông thôn; Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Công trìnhquốc phòng, an ninh [6]
Trong đó cụ thể về Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm:- Công trình thủy lợi: hồ chứa nước; đập ngăn nước (bao gồm đập tạo hồ, đập ngănmặt, giữ ngọt, điều tiết trên sông, suối.v.v tràn xả lũ; cống lấy nước, cống tiêu nước,cống xả nước; kênh, đường ống dẫn nước; đường hầm thủy công; trạm bơm tưới-tiêuvà công trình thủy lợi khác
- Công trình đê điều: đê sông; đê biển; đê cửa sông và các công trình trên đê, trong đêvà dưới đê
- Công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trìnhnông nghiệp và phát triển nông thôn khác [6]
1.1.3 Các đặc điểm và yêu cầu của công trình xây dựng (sản phẩm của dự án đầutư xây dựng)
1.1.3.1 Các đặc điểm của công trình xây dựng (sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng)
Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng hoàn chỉnh, có đặc điểmriêng biệt khác với các ngành sản xuất khác, thường có những đặc điểm cơ bản sau:Sản phẩm xây dựng là công trình xây lắp do dự án mang lại là duy nhất có quy mô đadạng, kết cấu phức tạp, lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn với những nhiệm vụ
Trang 15không lặp lại Sản phẩm đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chấtlượng.
Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc , có quy mô đa dạngkết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc,thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài Đặcđiểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phảilập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánhvới dự toán, lấy dự toán làm thước đo,đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểmcho công trình xây lắp;
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ đầutư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ (vìđã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựngthông qua hợp đồng xây dựng nhận thầu);
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất ,còn các điều kiện để sản xuất phải dichuyển theo địa điểm đặt sản phẩm;
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sửdụng thường kéo dài Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giaiđoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau,các công việc này thường diễn rangoài trời nên chịu tác động lớn của nhân tố môi trường như nắng,mưa,bão Đặc điểmnày đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng côngtrình đúng như thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng , dự toán Các nhà thầucó trách nhiệm bảo hành công trình (chủ đầu tư giữ lại tỉ lệ nhất định trên giá trị côngtrình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp.) [12]
1.1.3.1 Yêu cầu của công trình xây dựng
Công trình được Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng, đảm bảotiến độ triển khai công trình và bị hạn chế bởi nhân lực, vật lực, tài lực
Sản phẩm của dự án xây dựng có thể là xây dựng công trình mới, cải tạo sửa chữacông trình cũ hoặc mở rộng, nâng cấp công trình cũ Với mục đích phát triển, duy trìhoặc nâng cao chất lượng công trình trong một thời hạn nhất định Một đặc điểm của
Trang 16không đơn thuần là sự sở hữu của chủ đầu tư mà nó có một ý nghĩa xã hội sâu sắc Cáccông trình xây dựng có tác động rất lớn vào môi trường sinh thái và vào cuộc sốngcộng đồng của dân cư, các tác động về vật chất và tinh thần trong một thời gian rất dài.Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế và thi công các công trình xây dựng.
Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt và đa dạng về công cụ, cấu tạo và cả phương phápchế tạo Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc và đơn đặt hàng của Chủ đầu tư,điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng
Là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ Vốn đầu tư xây dựng lớn vàthời gian sử dụng lâu dài Do đó khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khi lập dựán để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế Việc tổ chức thi công xây lắp côngtrình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại hoặc sửa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư vàgiảm tuổi thọ công trình
Thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn số lượng chủng loại vật tư, thiết bị, xe,máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình rất khác nhau, lại luôn thay đổitheo tiến độ thi công Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp, thường xuyên thay đổitheo từng khu vực, từng thời kỳ
Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầuvào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình
Sản phẩm liên quan đến nhiều cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan đếnlợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình
Sản phẩm phải có khả năng chuyển giao được, tức là nó phải mang tính chuyển đổiđược về mặt pháp lý và hiện thực
Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa- nghệ thuật vàquốc phòng Sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tẩng kiến trúc, mangbản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt có thể nói sản phẩm xâydựng phản ánh trình độ kinh tế khoa học, kỹ thuật và văn hóa trong từng giai đoạn pháttriển của một đất nước [12]
Trang 171.1.4 Giới thiệu về vốn ODA
1.1.4.1 Vốn ODA
Loại đầu tư mà người đầu tư vốn và người sử dụng vốn không là 1 chủ thể Viện trợphát triển chính thức ODA (Official Development Assistant) là loại đầu tư gián tiếp.Vốn ODA là gì ? Hỗ trợ phát triển chính thức (Hỗ trợ phát triển chính thức ), là mộthình thức đầu tư n ư ớc ngoài Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư n ày thường là cáckhoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài Đôi khi còn gọilà viện trợ Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là p hát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư Gọi là Chính thức, vì nó thườnglà cho Nhà n ư ớc v ay Hoặc vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợnước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:
Vốn ODA bao gồm vốn ODA viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay: ODA viện trợkhông hoàn lại là hình thức cung cấp vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ;ODA vốn vay là hình thức cung cấp vốn ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ với cácđiều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố khônghoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoảnvay không ràng buộc Vốn vay ưu đãi là hình thức cung cấp vốn vay có điều kiện ưuđãi hơn, so với vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn củaODA vốn vay
ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụngưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổchức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nướcđang và chậm phát triển
Các đồng vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào các nước đang phát triển và chậm phát triểngồm có: ODA, tín dụng thương mại từ các ngân hàng, đầu tư trực tiếp nướcngoài( FDI), viện trợ cho không của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và tín dụng tưnhân Các dòng vốn quốc tế này có những mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Nếu mộtnước kém phát triển không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ
Trang 18sở hạ tầng kinh tế- xã hội thì cũng khó có thể thu hút được các nguồn vốn FDI cũngnhư vay
Trang 19vốn tín dụng để mở rộng kinh doanh nhưng nếu chỉ tìm kiếm các nguồn ODA màkhông tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn tín dụng khác thì không cóđiều kiện tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ và sẽ không có đủ thu nhập để trả nợvốn vay ODA.
1.1.4.2 Đặc điểm của vốn ODA
Như đã nêu trong khái niệm ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ cóhoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi Do vậy, ODA có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Vốn ODA mang tính ưu đãiVốn ODA có thời gian cho vay ( hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài Chẳng hạn,vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là10 năm
Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại (cho không), đây cũngchính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại Thành tố cho khôngđược xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợvới mức lãi suất tín dụng thương mại Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tập quán thươngmại quốc tế
Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậmphát triển, vì mục tiêu phát triển Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang vàchậm phát triển có thể nhận được vốn ODA là:
Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội( GDP) bình quân đầu người thấp Nướccó GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lạicủa vốn ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn.Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp vớichính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bênnhận ODA Thông thường các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách vàưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năngkỹ thuật và tư vấn Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp vốn ODA cũngcó thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và
Trang 20Về thực chất, vốn ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trongnhững điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân từ các nước phát triểnsang các nước đang phát triển Do vậy, vốn ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịusự điều chỉnh của dư luận xã hội từ phía nước cung cấp cũng như từ phía nước tiếpnhận vốn vốn ODA.
Thứ hai: Vốn ODA mang tính ràng buộcVốn ODA có thể ràng buộc ( hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nướcnhận về địa điểm chi tiêu Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có nhữngràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận Ví dụ,Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật
Vốn ODA mang yếu tố chính trị: Các nước viện trợ nói chung đều không quên dànhđược lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoávà dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ Chẳng hạn, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêucầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hoá dịch vụ của nước mình Canada yêu cầutới 65% Nhìn chung 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng hoá vàdịch vụ của các quốc gia viện trợ
Kể từ khi ra đời cho tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại songsong Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nướcđang phát triển Động cơ nào đã thúc đẩy các nhà tài trợ đề ra mục tiêu này? Bản thâncác nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nướcđang phát triển để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư Viện trợthường gắn với các điều kiện kinh tế xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt anninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng trưởng Mục tiêu mang tính cánhân này được kết hợp với tinh thần nhân đạo, tính cộng đồng Vì một số vấn đề mangtính toàn cầu như sự bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trường sống, bình đẳng giới,phòng chống dịch bệnh, giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo v.v đòi hỏi sự hợptác, nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế không phân biệt nước giàu, nước nghèo Mục tiêuthứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ Các nước phát triển sử dụngvốn ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các
Trang 21nước và khu vực tiếp nhận vốn ODA Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơnthuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi
Trang 22ích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ Những nước cấp tài trợ đòi hỏi nướctiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp vơí lợi ích của bên tài trợ.Khi nhận viện trợ các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhàtài trợ không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài Quan hệ hỗ trợphát triển phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vàocông việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Thứ ba: Vốn ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợKhi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợthường chưa xuất hiện Một số nước do không sử dụng hiệu quả vốn ODA có thể tạonên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần dokhông có khả năng trả nợ Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trựctiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thungoại tệ Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với cácnguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu
Ưu điểm của vốn ODA:
- Lãi suất thấp (dưới 3%, trungbình từ 1-2%/năm)Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài, có khoản thời gian không trả lãi hoặctrả nợ (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)
- Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là25% của tổng số vốn ODA [13]
1.1.5 Đặc điểm của công trình xây dựng sử dụng vốn ODA
Đối với các công trình sử dụng vốn ODA ngoài những đặc điểm chung của các côngtrình xây dựng, còn bao gồm những đặc điểm riêng biệt cụ thể:
- Quản lý dự án: việc tiếp nhận vốn ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODAnhưng thông thường, các danh mục dự án vốn ODA phải có sự thoả thuận, đồng ýcủa nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia giántiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia Do đó, các dự án, nước viện trợlựa chọn để cung cấp vốn ODA có thể không phải là dự án quan trọng và tối ưu nhất
Trang 23đối với nước tiếp nhận, tiếp nhận vốn ODA còn gặp phải một số bất lợi khác như tácđộng của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.Do giá trị của các khoản vốn ODA chủ yếu lấy ngoại tệ mạnh như đô la Mỹ, YênNhật, Euro làm đơn vị tính toán, nên khi các đồng tiền này tăng giá, hoặc đồng tiềncủa nước tiếp nhận vốn ODA bị mất giá trong khoảng thời gian sử dụng vốn thìkhoản vốn ODA phải hoàn trả rõ ràng sẽ bị tăng lên Bên cạnh đó tình trạng thấtthoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào cáclĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếpnhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các côngtrình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp có thể dẫn đến tình trạng nợ nần Sử dụngvốn ODA là một sự đánh đổi Việc tiếp nhận vốn ODA nhiều hơn càng cần phải điđôi với sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này Các nhà quản lý và cácđơn vị sử dụng vốn ODA cần phải có những chính sách và hành động cụ thể nhằmphát huy những thế mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi củavốn ODA
- Thời gian: thực hiện hoàn thành toàn bộ công trình nằm gọn trong khung thời giandự án Công trình không đáp ứng được yêu cầu về thời gian tiến độ thi công xây dựngcông trình dễ dẫn đến mất đi một phần nguồn viện trợ
- Chi phí: thông thường các nhà tài trợ hỗ trợ giá trị xây lắp của công trình, ngân sáchnhà nước đối ứng các khoản mục chi phí quản lý dự án, giải phóng mặt bằng và giámsát thi xây dựng công trình
- Chất lượng công trình: ngay từ bước khảo sát thiết kế đến kết thúc đầu tư bàn giaocông trình đưa vào sử dụng, phía nhà tài trợ tham gia song song vào quá trình quản lýchất lượng công trình với vai trò tổ nhóm hỗ trợ kỹ thuật Đòi hỏi công trình thi côngđúng tiến độ, thời gian theo hợp đồng ký kết, yêu cầu thực hiện các chế tài xử phátnghiêm ngặt
1.2 Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Trang 24Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tốcó liên quan chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quảnlý một cách đúng đắn các yếu tố này Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chứcnăng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng Hoạt động quản lý tronglĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng.
Một số thuật ngữ trong quản lý chất lượng được hiểu như sau:
-”Chính sách chất lượng” là toàn bộ ý đồ và định hướng về chất lượng do lãnh đạo
cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố Đáy là lời tuyên bố về việc người cungcấp định đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nên tổ chức như thế nào và biện phápđể đạt được điều này
- ”Hoạch định chất lượng” là các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu
đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng
- ”Kiểm soát chất lượng” là các kỹ thuật và các hoạt động tác nghiệp được sử dụng để
thực hiện các yêu cầu chất lượng.Như vậy, tuy còn nhiều tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng,song nhìn chung chúng có những điểm giống nhau như:
Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượngphù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu;
Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lýnhư: hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh Nói cách khác, quản lý chất lượngchính là chất lượng của quản lý
Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức,kinh tế, kỹ thuật, xã hội) Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọithành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưngphải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo
Hoặc: Quản lý chất lượng là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vữngcủa hệ thống hay là việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, đồng thời tính toánhiệu quả kinh tế để có thể được giá thành rẻ nhất bằng việc để ra các chính sách Bằng
Trang 25việc đề ra các chính sách thích hợp, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sẽ giúpcác hệ thống phản ứng nhanh với môi trường, cho phép tiết kiệm tối đa và giảm thiểucác chi phí không cần thiết.[9]
1.2.2 Vị trí, vai trò, mục tiêu quản lý chất lượng công trình
a Vị trí, vai trò: Chất lượng công trình xây dựng có liên quan trực tiếp đến an toàn
sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình, là yếutố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Vai trò quan trọngnhư vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó là mục đíchhướng tới Vì vậy Quản lý chất lượng giữ 1 vị trí then chốt đối với sự phát triển kinhtế, đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Đối với nền kinh tế quốc dân thì đảm bảo nâng cao chất lượng sẽ tiết kiệm được laođộng xã hội, làm tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Đối với khách hàng: Khi có hoạt động quản lý chất lượng khách hàng sẽ được thụhưởng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn.- Đối với doanh nghiệp: Quản lý chất lượng là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng;giúp doanh nghiệp có khả năng duy trì và mở rộng thị trường làm tăng năng suất giảmchi phí
Trong cơ chế thị trường, cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay giá cả và thời giangiao hàng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệpmà các yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý chất lượng
Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề sống còn của các doanh nghiệptrong điều kiện hiện nay Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nângcao, do đó chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng, đặc biệt làtrong các tổ chức
- Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng xây dựng:QLCLCTXD là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu, quy định và thực hiệncác yêu cầu và quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát chất lượng, đảm bảo
Trang 26chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống Hoạt động QLCLCTXDchủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác.
Trang 27- Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng:+ Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với nhàthầu, chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, vai trò đó được thể hiện cụthể là:
+ Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao CLCTXD sẽ tiết kiệm nguyên, vật liệu,nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động
+ Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn được các yêu cầucủa chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và nâng cao chất lượng cuộc sống Đảm bảo vànâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư với nhà thầu, góp phần pháttriển mối quan hệ hợp tác lâu dài
- QLCLCTXD là yếu tố quan trọng, quyết định sức cạnh tranh của các doanh nghiệpxây dựng
Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20-25% GDP Vì vậyquản lý chất lượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm Thời gian qua, còn cónhững công trình xây dựng chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột khiến dư luận bất bình.Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công tác quản lý chất lượng công trìnhđược hiệu quả
b Mục tiêu quản lý chất lượng công trình
Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượngphù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu;
Hệ thống quản lý chất lượng có thể giúp các tổ chức nâng cao sự thoả mãn của kháchhàng
Khách hàng đòi hỏi sản phẩm có những đặc tính thoả mãn nhu cầu và mong đợi củahọ Trong mọi trường hợp, khách hàng đều là người quyết định cuối cùng về việc chấpnhận sản phẩm Do nhu cầu và mong đợi của khách hàng thay đổi, do áp lực cạnhtranh và tiến bộ kỹ thuật nên các tổ chức cũng phải liên tục cải tiến sản phẩm và các
Trang 28Phương pháp hệ thống trong quản lý chất lượng khuyến khích các tổ chức phân tíchcác yêu cầu của khách hàng, xác định được các quá trình giúp cho sản phẩm trong tầmkiểm soát Một hệ thống quản lý chất lượng có thể cung cấp cơ sở cho việc cải tiếnkhông ngừng nhằm tăng khả năng thỏa mãn khách hàng và các bên có liên quan khác.Nó tạo ra sự tin tưởng cho tổ chức và khách hàng về khả năng cung cấp sản phẩm luônđáp ứng các yêu cầu được khách hàng chấp nhận và giữ các quá trình này [11]
1.2.3 Quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựngcông trình.
1.2.3.1 Quan niệm về chất lượng công trình xây dựng (CLCTXD)
CLCTXD là những yêu cầu về “an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật” của côngtrình nhưng phải phù hợp với “quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế” Những nội dung “phù
hợp” (tức là vì lợi ích của xã hội, lợi ích cộng đồng) do Nhà nước kiểm soát và các nộidung “đảm bảo” do các chủ thể trực tiếp tham gia và quá trình đầu tư xây dựng phải cónghĩa vụ kiểm soát
Từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng và cảtrong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng , chất lượng công trình xây dựng đượcđánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩnkỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng, tínhkinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình)
Một số vấn đề cơ bản trong đó là:- CLCTXD cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng côngtrình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát, chất lượng thiết kế
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vậtliệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạngmục công trình
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm địnhnguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực
Trang 29hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ côngnhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởngcông trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân,kỹ sư xây dựng
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phụcvụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sửdụng
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trảmà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạtđộng và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng - Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tốmôi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tốmôi trường tới quá trình hình thành dự án
1.2.3.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng (QLCLCTXD) trong giai đoạn thựchiện đầu tư
- Trình tự thực hiện một dự án đầu tư xây dựng được chia làm 3 giai đoạn gồm: giaiđoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc xây dựng đưa côngtrình của dự án vào khai thác sử dụng.
Trang 30Hình 1 Quy trình đầu tư của một dự án đầu tư
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất(nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng;lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối vớicông trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và kýkết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạmứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện cáccông việc cần thiết khác; [4]
Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tưquyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mụccông việc
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình trong giai đoạnthực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Trang 31Chất lượng công trình được hình thành xuyên suốt các giai đoạn bắt đầu ý tưởng đếnquá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng côngtrình có thể phân thành 2 nhóm sau đây:
1.2.4 1 Nhóm nhân tố khách quan
- Tình hình thị trường: Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả,
quy mô thị trường, cạnh tranh Chất lượng sản phẩm xây dựng cũng gắn liền với sựvận động và biến đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếpđến chất lượng sản phẩm Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác địnhđược khách hàng của mình là đối tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ ở mức nhưthế nào? Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược đầu tư xây dựng để có thểđưa ra những sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khảnăng tiêu thụ ở những thời điểm nhất định Thông thường, khi mức sống xã hội cònthấp, người ta quan tâm nhiều tới giá thành sản phẩm Nhưng khi đời sống xã hội tănglên thì đòi hỏi về chất lượng cũng tăng theo Đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm vớigiá cao tới rất cao để có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình
- Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ: Trình độ chất lượng của sản phẩm xây dựng
không thể vượt quá giới hạn khả năng của trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ củamột giai đoạn lịch sử nhất định Chất lượng sản phẩm xây dựng trước hết phụ thuộcvào trình độ kỹ thuật và công nghệ để tạo ra nó Đây là giới hạn cao nhất mà chấtlượng sản phẩm xây dựng có thể đạt được Tiến bộ khoa học - công nghệ cao tạo rakhái niệm không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng Tác động của tiến bộ khoa họccông nghệ là không có giới hạn, nhờ đó mà sản phẩm xây dựng ngày càng hoàn thiệnvà nâng cao hơn Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên cứukhoa học chính xác hơn, trang bị những phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm,thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn Công nghệ, thiết bị mới ứng dụng trong thiết kế và thicông giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng Nhờ tiếnbộ khoa học - công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơnnguồn nguyên liệu sẵn có Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương phápquản lý tiên tiến hiện đại góp phần nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn các rủi ro vềchất lượng công trình, giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm xây
Trang 32- Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước: Cơ chế chính sách của nhà nước có ý nghĩa
rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải tiến, nâng cao chất lượng của công trìnhxây dựng Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinhdoanh nhất định, trong đó môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lýcó tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng công trình xâydựng, pháp chế hóa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng côngtrình Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng côngtrình thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nângcao tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng
- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và
nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng, đặc biệt là đối với những nước có khí hậunhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tựnhiên như: gió, mưa, bão, sét ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công xây dựng,các nguyên vật liệu dự trữ tại các kho bãi Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quảvận hành các thiết bị, máy móc, đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngoàitrời
- Văn minh và thói quen tiêu dùng: Trình độ văn hoá, thói quen và sở thích tiêu dùng
của mỗi người là khác nhau Điều này phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố tác độngnhư: Thu nhập, trình độ học vấn, môi trường sống, phong tục, tập quán tiêu dùng củamỗi quốc gia, mỗi khu vực Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu,phân đoạn thị trường theo các tiêu thức lựa chọn khác nhau trên cơ sở các nhân tố ảnhhưỏng để xác định các đối tượng mà sản phẩm mình phục vụ với chất lượng đáp ứngphù hợp với từng nhóm khách hàng riêng biệt
Tuy nhiên, khi kinh tế càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì văn minhvà thói quen tiêu dùng cùng đòi hỏi ở mức cao hơn Vì thế, doanh nghiệp cần phải nắmbắt được xu hướng đó, hoàn thiện và nâng cảo sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầuluôn thay đổi của người tiêu dùng [9]
1.2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong các doanh nghiệp tham gia hoạt độngxây dựng, mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được Nó gắn liền với điều kiện của
Trang 33doanh nghiệp như: lao động, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ quản lý…Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Trang 34- Trình độ lao động của doanh nghiệp: Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết
định đến chất lượng sản phẩm Cùng với công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạtchất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyênmôn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữamọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp Năng lực và tinh thần của đội ngũ laođộng, những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâusắc toàn diện đến hình thành chất lượng sản phẩm tạo ra Chất lượng không chỉ thỏamãn nhu cầu của khách hàng bên ngoài mà còn phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàngbên trong doanh nghiệp Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nhữngyêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản củaquản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay
- Trình độ máy móc, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng: Mỗi doanh nghiệp tiến
hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ Trình độ hiện đại máymóc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến chất lượngxây dựng Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ đưa ra những giảipháp thiết kế và thi công quyết định đến chất lượng sản phẩm tạo ra Công nghệ lạchậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hơp giữa công nghệ hiệncó với đối mới để nâng cao chất lượng công trình là một trong những hướng quantrọng nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
- Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp: Một trong
những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chấtlượng là nguyên vật liệu Vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng Mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ hìnhthành những đặc tính chất lượng khác nhau Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hóa củanguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm Để thực hiện cácmục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên liệucho quá trình sửa chữa Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo đúngchủng loại, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt thờigian Một hệ thống cung ứng tốt là hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộgiữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất Trong môi trường kinh doanh hiện nay,
Trang 35tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọngđảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của doanh nghiệp: Các yếu tố sản xuất như
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động dù có ở trình độ cao song không được tổchức một cách hợp lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất thì cũngkhó có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng Không những thế, nhiều khi nó còngây thất thoát, lãng phí nhiên liệu, nguyên vật liệu của doanh nghiệp Do đó, côngtác tổ chức sản xuất và lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất trong doanh nghiệpđóng một vai tròn hết sức quan trọng
Tuy nhiên, để mô hình và phương pháp tổ chức sản xuất được hoạt động có hiệu quảthì cần phải có năng lực quản lý Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng nóiriêng một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải tiến, hoàn thiện chất lượng sảnphẩm của doanh nghiệp Điều này gắn liều với trình độ nhận thức, hiểu biết của cánbộ quản lý về chất lượng, chính sách chất lượng, chương trình và kế hoạch chất lượngnhằm xác định được mục tiêu một cách chính xác rõ ràng, làm cơ sở cho việc hoànthiện, cải tiến [9]
1.3 Tình hình quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư xâydựng các công trình sử dụng vốn ODA hiện nay
1.3.1 Thực trạng Tình hình sử dụng vốn ODA ở Việt Nam
Nguồn vốn ODA rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các nước đang pháttriển, trong đó có Việt Nam Năm 2010 Việt Nam đã nhận được sự cam kết sự việntrợ của cộng đồng quốc tế với số lượng kỷ lục là 8,06 tỷ USD Điều đó chứng tỏ cộngđồng quốc tế tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô, phụchồi đà tăng trưởng và tiếp tục giảm nghèo
Những điều cần lưu ý khi nhận viện trợ ODA
Giai đoạn 2011-2015, Nguồn vốn ODA chiếm 20-25% trong tổng nhu cầu vốn đầu tưcho toàn xã hội Nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ để ra của giai đoạn -vì vậy vốn ODA rất cần thiết đối với Việt Nam, nhưng phải thận trọng khi sử dụng vì
Trang 36+ Nguồn vốn ODA có những ưu điểm như quy mô lớn, lãi suất thấp (dưới 3%, trungbình từ 1-2%/năm), thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mớiphải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm), đặc biệt là trong nguồn vốn ODA luôncó một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA Bìnhquân mỗi năm các nhà tài trợ dành cho Việt Nam 2,5 tỉ USD, tương đương 6% GDP.Nguồn vốn này đã đóng vai trò quan trọng trọng chiến lược tăng trưởng, giảm nghèo,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội củanước ta Nguồn vốn ODA đã được ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực giao thông vậntải; phát triển nguồn và mạng lưới truyền tải và phân phối điện; phát triển nôngnghiệp và nông thôn; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường; y tế, giáo dục và đào tạo;khoa học và công nghệ; tăng cường năng lực và thể chế Nguồn vốn ODA đã đónggóp cho sự thành công của một số chương trình quốc gia có ý nghĩa sâu rộng nhưChương trình dân số và phát triển, tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng trẻ em Nhờ đómà chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như chỉ số phát triển quốc gia của ViệtNam dần được cải thiện HDI đã tăng từ 0,646 năm 1995 lên 0,691 năm 2003, đứngthứ
112 trong tổng số 177 nước được xếp hạng Điều này phản ánh những thành tựu đạtđược trong các lĩnh vực phát triển con người chủ chốt như mức sống, y tế và giáo dục.+ Nguồn vốn ODA cũng đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua cácchương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xâydựng chính sách quản lý kinh tế Thông qua các dự án ODA, hàng ngàn cán bộ ViệtNam được đào tạo và đào tạo lại, nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiện đạiđược chuyển giao
1.3.2 Tình hình quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tưxây dựng các công trình sử dụng vốn ODA hiện nay.
Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở nước ta Những sai sótthường gặp của các công trình sử dụng vốn ODA, cũng tương tự như các công trình sửdụng nguồn vốn Ngân sách cụ thể như sau:
1.3.2.1 Chất lượng khảo sát
Trang 37Khảo sát là nhằm mục đích xác định các thông số kỹ thuật đầu vào, liên quan đến điềukiện tự nhiên của môi trường, công trình phục vụ công tác thiết kế Khảo sát bao gồmkhảo sát địa chất, thủy văn, khí tượng, địa hình, hiện trạng và khảo sát các nguồn
Trang 38nguyên vật liệu liên quan Sai sót thường gặp trong khảo sát là số liệu khảo sát ít vàthiếu chính xác dẫn tới thiết kế không phù hợp với thực tế của môi trường, của côngtrình từ đó sẽ gây ra hậu quả chất lượng công trình không đảm bảo.
Cụ thể biểu hiện những sai sót thường gặp trong quá trình khảo sát thực trạng nhưsau:
+ Khảo sát địa chất công trình: Kết quả khảo sát địa chất được các nhà thiết kế sửdụng để tính toán móng nền, từ đó lập phương án thi công phù hợp với điều kiện củađất nền Vì vậy khi kết quả k h oan k hảo sát đ ịa chất k hông chính xác, các số liệu vềtính chất cơ lý của đất đá bị sai dẫn đến sai lầm về mặt kỹ thuật gây tổn thất, tốn kém.Sau đây là các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai sót:
Số liệu khảo sát thường không phát hiện được hoặc phát hiện không đầy đủ, thiếuđộ chính xác về quy luật phân bố không gian các phân vị địa tầng đặc biệt nơi đất yếutrong khu vực xây dựng
Không phát hiện được sự phát sinh và chiều hướng phát triển của quá trình địa kỹthuật có thể dẫn tới sự mất ổn định của hệ địa kỹ thuật xây dựng
Ví dụ: Không nhận biết và phát hiện đầy đủ tính chất phức tạp của địa tầng đá vôi bịcastơ hóa, người thiết kế dựa vào đó để tính toán nền móng và lập phương án thi côngkhông thích hợp với điều kiện thực tế của đất nền, dẫn đến sai lầm về mặt kỹ thuật dẫntới phải sửa đổi thiết kế móng trong quá trình thi công và tổn thất về mặt kinh tế dophải thay đổi phương án bởi không an toàn, hoặc lãng phí bởi quá an toàn không cầnthiết , đã làm chậm tiến độ công trình
Khối lượng và thời gian khảo sát bị hạn chế Khoảng cách khảo sát giữa các lỗkhoan quá lớn nên không thể phản ánh chính xác tình hình thực tế của các lớp đất vềthế nằm và vị trí của nó trong nền đất Do vậy, mà các hang hốc nhỏ hoặc các thấukính đất yếu không được phát hiện trong mạng lưới khoan không thích hợp nói trên.Việc bỏ sót các hang động (trong đá có các-tơ) hoặc các thấu kính đất yếu sẽ dẫn đếnsự biến dạng lún không đều, lún lớn hoặc dẫn đến nhầm lẫn trong việc dùng giải phápmóng không thích ứng như chọn chiều dài cọc không đúng, đặt vị trí khe lún khôngphải tại nơi có biến đổi chiều dày và tính chất đất nền…
Trang 39Cũng có thể báo cáo k hảo sát đ ịa chất thì đầy đủ nhưng các kết quả khảo sát thínghiệm lại không được đánh giá đúng mức, hoặc có khi người kỹ sư thiết kế và ngườithi công không hiểu rõ một cách đầy đủ tình hình đất nền Thực tế đã có trường hợpthiếu sự phối hợp giữa người khảo sát địa c h ất và người thi công Điều quan trọng làngười kỹ sư thiết kế và người thi công phải được biết tất cả kết quả thí nghiệm vềđất nền và đặc biệt là tính chất và độ dày khác nhau của lớp đất phía dưới; ngược lại,cũng phải thông báo cho người khảo sát và thí nghiệm đất nền (thí n g hi ệ m cơ học đ ất ) biết rõ tính chất của công trình sẽ xây dựng và các yêu cầu về nền móng.
Độ sâu lỗ khoan khảo sát địa chất không đủ nên không thể xác định được chiều dàycác lớp đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng của móng và nhất là không xác định đượclớp đất chịu lực mà công trình đặt vào lớp đó Điều này dễ dẫn đến sự lựa chọn giảipháp móng không đủ căn cứ hoặc độ tin cậy thấp mà hậu quả của nó sẽ rất khó lườngvề mặt kỹ thuật lẫn kinh tế
Báo cáo kết q uả kh ả o sát địa chất công trì n h và thí nghiệm không rõ ràng chuẩnxác Nguồn tư liệu thường hay sai sót nữa là các số liệu về nước ngầm, đặc biệt là sailầm về dòng chảy và thẩm thấu nước mặt thay đổi; khảo sát đ ịa hình c ần khảo sát cả vềkhả năng thay đổi dòng chảy của nước mặt trong các vùng thực vật khác nhau; phảichú ý khả năng thẩm thấu nước mặt của đất liền xung quanh và ảnh hưởng của tảitrọng công trình bên cạnh Tất cả những điều vừa nói có thể gây chuyển động và trượtbề mặt
Nhiều trường hợp không thể lường trước khả năng xảy ra sự cố cho những côngtrình đã đưa vào sử dụng do các nguyên đất nền bị nhão, thẩm lậu, bị ngập lụt, thay đổitính chất cơ lí của đất do chịu tác động của chấn động, mực nước ngầm bị dâng caohoặc hạ thấp, thay đổi lớn về nhiệt độ, ảnh hưởng sinh vật học và hóa học hoặc dotổng hợp các nguyên nhân trên cùng các hiện tượng khác nữa Những điều này có liênquan đến công tác khai thác và bảo trì công trình cũng như giữ gìn môi trường địa chấtkhông bị biến đổi bất lợi cho công trình
+ Khảo sát khí tượng thủy văn: Số liệu phong phú tương đối đầy đủ, chính xác dophần lớn các số liệu do các Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp Tuy
Trang 40thiếu các số liệu phản ánh tính chất xâm thực của môi trường khí và nước đối với cácloại vật liệu xây dựng chủ yếu như bên tông, thép và cốt thép.
+ Khảo sát hiện trạng công trình phục vụ công tác cải tạo, sửa chữa: Công việc này làcủa người thiết kế hoặc kiểm định chất lượng công trình, tuy nhiên nếu quan niệm đâylà một dạng khảo sát, thì lĩnh vực này chúng ta còn thiếu nhiều kiến thức và kinhnghiệm Nội dung khảo sát hiện trạng mới chủ yếu tập trung vào quan trắc đo vẽ kíchthước và biến dạng Thiếu quy trình chuẩn bị và kỹ thuật xác định sự suy thoái của vậtliệu; chất lượng của bộ phận kết cấu bị che lấp…Kết quả là không đưa ra được đầy đủsố liệu về hiện tượng công trình để phục vụ thiết kế sữa chữa, đặc biệt là đánh giá khảnăng chịu lực và tuổi thọ còn lại của công trình
Sự phối hợp giữa khảo sát và thiết kế ở nhiều dự án chưa được chặt chẽ và ít đượcthực hiện Có những trường hợp sau khi nộp báo cáo khảo sát địa chất công trình,người khảo sát không được tham gia ở các mức độ khác nhau trong việc dự báo cácquá trình địa chất công trình, thiết kế biện pháp xử lý cũng như không rõ các thông tinđịa chất công trình do mình cung cấp được sử dụng như thế nào Người thiết kế dokhông được kết hợp với người khảo sát nên trong nhiều trường hợp hiểu rõ được đặcđiểm của địa chất công trình, nên trong việc dự báo các quá trình địa chất và mức độphức tạo của chúng không đầy đủ, thiếu độ chính xác do đó mà biện pháp xử lý có thểkhông phù hợp
Chưa có quy định cụ thể, chặt chẽ và thực hiện các hoạt động rộng rãi hoạt động tưvấn giám sát trong công tác khảo sát để nâng cao chất lượng thông tin địa chất côngtrình
Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm trong công tác khảo sát địa chấtcông trình còn ít được đổi mới, bổ xung, chưa đầy đủ và thiếu sự đồng bộ Nên đã ảnhhưởng đến chất lượng công tác khảo sát và quản lý khảo sát
1.3.2.2 Chất lượng thiết kế
Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiếtkế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định