1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại xã giai phạm, huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên

105 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu này được thựchiện thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị - xã hội, sự chủ động tích cực tham gia của cá

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này đều là trung thực và chưa từng được sử dụng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là trong thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Phân tích định lượng, khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo PGS TS Nguyễn Tuấn Sơn đã giành thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Giai Phạm, ban địa chính, ban thống kê, chính quyền các thôn và toàn thể bà con

xã Giai Phạm đã cung cấp những số liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.

Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ năng lực bản thân còn hạn chế nên trong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, kính mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy cô giáo và các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Xuân Trường

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng vàNhà nước, đang được khắp các địa phương trên cả nước tích cực hưởng

ứng Đề tài “Giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại xã Giai

Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” đã được tôi tiến hành nghiên cứu

với mục tiêu chính là đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã

hội và tình hình xây dựng NTM ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnhHưng Yên từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trìnhxây dựng NTM ở địa phương

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là: (1) Làm rõ cơ sở lý luận vàthực tiễn về mô hình NTM của Đảng và Nhà nước trên toàn quốc nói chung

và ở xã Giai Phạm nói riêng; (2) Đánh giá mức độ triển khai của mô hìnhNTM tại địa phương; (3) Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trìnhxây dựng NTM ở địa phương và tác động của việc triển khai mô hình tới đờisống của người dân; (4) Định hướng và đề xuất một số giải pháp khắc phụcnhững tồn tại, hạn chế để thúc đẩy quá trình xây dựng NTM ở địa phươngtrong thời gian tới

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề có tính lý luận,thực tiễn liên quan đến NTM và xây dựng NTM, các chủ thể tham gia trongquá trình xây dựng NTM tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, chúng ta cần nắm bắt các cơ sở lýluận và cơ sở thực tiễn của đề tài Trong phần cơ sở lý luận của đề tài, tôi đưa

ra các vấn đề về: (1) Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới, các đặc trưng

cơ bản của nông thôn và nông thôn mới; (2) 11 nội dung trong xây dựngNTM; (3) Nguyên tắc xây dựng NTM Về phần cơ sở thực tiễn, tôi nêu ra cáckinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới như HànQuốc, Trung Quốc và Thái Lan Trong nước, tôi tìm hiểu tình hình thực hiệnnông thôn mới tại Việt Nam và kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số địaphương khác như Quảng Ninh, Thái Bình và Quảng Nam

Trang 4

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ dân thuộc

4 thôn trong xã đồng thời phỏng vấn, xin ý kiến của cán bộ lãnh đạo để từ đólàm rõ vai trò, mức độ tham gia của người dân trong tiến trình xây dựngNTM, bên cạnh đó tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng NTMtại địa phương Phương pháp được sử dụng trong đề tài: Phương pháp thuthập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp bao gồm phương pháp điều tranhanh nông thôn và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự thamgia của người dân (PRA); phương pháp xử lý, phân tích số liệu, phươngpháp phân tích (thống kê mô tả, so sánh, ma trận SWOT); phương phápchuyên gia Đồng thời sử dụng các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí Quốc gia vềNTM để đánh giá thực trạng và kết quả đạt được trong quá trình xây dựngNTM tại địa phương

Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã tìm hiểu được thực trạng xây dựng môhình nông thôn mới tại địa phương Sau 2 năm thực hiện, xã Giai phạm đã đạtđược những kết quả bước đầu đáng khích lệ, có tác động tích cực đến kinh tế,văn hóa, xã hội, chính trị, môi trường đối với người dân nơi đây Cụ thể, thunhập của người dân tăng lên rõ rệt, đưa giống, cây trồng, vật nuôi mới vào sảnxuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, vận độngnông thôn tham gia chỉnh trang đường làng, ngõ xóm Các công trình về giaothông, thủy lợi, trường học,… đã và đang tiến tới hoàn thành 80% đườnggiao thông liên xã, liên thôn đã được cứng hóa tạo điều kiện cho việc đi lại,giao thương hàng hóa Số thôn văn hóa đạt chuẩn tăng lên, xuất hiện các khutrung tâm văn hóa tạo diện mạo mới cho bức tranh nông thôn Có thể nói việctriển khai nông thôn mới tại đây đã tạo ra cơ hội lớn thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn bộc lộ một số hạn chếnhư: Cơ chế chính sách chưa đồng bộ nên công tác triển khai còn chậm, nănglực và trình độ, kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của cán bộ xã còn

Trang 5

hạn chế, một số hộ dân điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc huy độngđóng góp còn nhiều trở ngại, trình độ dân trí còn thấp,

Để khắc phục những tồn tại nói trên và đẩy nhanh tiến độ thực hiện xâydựng nông thôn mới trong thời gian tới giúp nâng cao đời sống người dân, tôiđưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông

thôn mới, nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề chongười dân nông thôn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Thứ hai, nâng cao vai trò của cán bộ quản lý trong xây dựng nông thôn

mới: Để xây dựng nông thôn mới toàn diện và hiệu quả đòi hòi cán bộ phải có

đủ năng lực, nâng cao khả năng tiếp cận, truyền đạt kiến thức đến cộng độngdân cư, góp phần thực hiện các chủ trương hiệu quả hơn, nâng cao đời sốngngười dân

Thứ ba, đưa ra một số chính sách mới nhằm huy động vốn phát triển

sản xuất nông nghiệp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân Đồng thờixây dựng chính sách hỗ trợ cho con em nông dân được đi học, sau khi ratrường khuyến khích trở về quê hương để phát triển thôn, xã

Thứ tư, đưa ra một số giải pháp về phát triển kinh tế: Để làm được điều

này, xã Giai Phạm cần thực hiện tốt các chính sách đối với người nông dân

-nông nghiệp, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và sức khỏe con người,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn

Thứ năm, tập chung thực hiện 7 tiêu chí chưa đạt được là: Giao thông,

thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động

Có thể nói, chủ trương xây dựng nông thôn mới đã và đang làm thayđổi rõ rệt bộ mặt xã Giai Phạm Tuy vẫn còn những khó khăn nhưng với sựđoàn kết và giám sát, tin rằng chương trình xây dựng nông thôn mới ở đây sẽhoàn thiện hơn, đưa đời sống nông thôn tiến dần đến thành thị

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lí luận 4

2.1.1 Lý luận về nông thôn 4

2.1.2 Xây dựng nông thôn mới 5

2.1.3 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới 6

2.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới 6

2.1.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 11

2.2 Cơ sở thực tiễn 12

2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước 12

Trang 7

2.2.2 Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt

Nam 17

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 23

3.1.2 Tài nguyên 24

3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 25

3.1.4 Đánh giá tiềm năng của xã 33

3.2 Phương pháp nghiên cứu 34

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 34

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 35

3.2.3 Các phương pháp phân tích số liệu 35

3.2.4 Phương pháp chuyên gia 35

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 36

4.1.1 Thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã (BQLXDNTM) và phân công nhiệm vụ đối với từng bộ phận tham gia 36

4.1.2 Tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới 37

4.1.3 Khảo sát đánh giá thực trạng, lập kế hoạch và thực hiện quy hoạch nông thôn mới 40

4.1.4 Cơ cấu vốn và nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới tại xã Giai Phạm .43 4.1.5 Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới 47

4.1.6 Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án 47

4.2 Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Giai Phạm 50

4.2.1 Mức độ đạt được nhóm tiêu chí quy hoạch 52

4.2.2 Mức độ đạt được nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội 52

4.2.3 Mức độ đạt được nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất 60

Trang 8

4.2.4 Mức độ đạt được nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường 61

4.2.5 Mức độ đạt được nhóm hệ thống chính trị 65

4.2.6 Đánh giá chung 66

4.2.7 Một số tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Giai Phạm .68 4.2.8 Một số khó khăn trong xây dựng nông thôn mới tại xã Giai Phạm 72

4.2.9 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới tại xã Giai Phạm 74

4.3 Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Giai Phạm trong thời gian tới 76

4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 76

4.3.2 Giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại xã Giai Pham thời gian tới 76

4.3.3 Các giải pháp nhằm đạt được 7 tiêu chí chưa hoàn thành 83

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

5.1 Kết luận 86

5.2 Kiến nghị 87

5.2.1 Đối với Nhà nước 87

5.2.2 Đối với địa phương 88

5.2.3 Đối với người dân 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 91

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Giai Phạm 2010 - 2012 26

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Giai Phạm 2010 - 2012 28

Bảng 3.3 Kết quá sản xuất kinh doanh của xã Giai Phạm từ năm 2010 – 2012 30

Bảng 4.1 Tỷ lệ người dân nhận được thông tin về chương trình xây dựng NTM 39

Bảng 4.2 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 43

Bảng 4.3 Mức độ đạt được nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội 53

Bảng 4.4 Mức độ đạt được nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất 60

Bảng 4.5 Mức độ đạt được nhóm tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường 62

Bảng 4.6 Kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Giai Phạm 2011 - 2012 67

Bảng 4.7 Tác động của quá trình xây dựng NTM đến sự phát triển kinh tế của xã Giai Phạm 2010 - 2012 68

Bảng 4.8 Tác động của mô hình NTM đến thay đổi cơ cấu thu nhập của người dân 70

Bảng 4.9 Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng NTM tại xã Giai Phạm 72

Bảng 4.10 Phân tích SWOT trong xây dựng NTM tại xã Giai Phạm 75

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HỘP

Hình ảnh 4.1 Khẩu hiệu tuyên truyền xây dựng NTM tại xã Giai Phạm 38

Sơ đồ 4.1 Thành phần ban giám sát cộng đồng xã Giai Phạm 48

Đồ thị 4.1 Cơ cấu ngành kinh tế xã Giai Phạm qua 2 năm 2010 - 2012 51

Hộp 4.1 Khó khăn trong công tác huy động vốn tại xã Giai Phạm 73

Hộp 4.2 Linh hoạt trong cơ chế huy động nguồn lực từ nhân dân trong xây dựng nông thôn mới 84

Trang 11

NTM Nông thôn mới

SXNN Sản xuất nông nghiệp

TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh

Trang 12

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là mộtchương trình cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân,nông thôn Đây là Chương trình mục tiêu Quốc gia mang tính toàn diện, vừa

là mục tiêu, vừa là động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn,

hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Việc triển khai nghiên cứu để đánh giá thực trạng và đề xuất những giảipháp thực hiện là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu để thúc đẩyquá trình xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, cho đến nay trên địa bàn tỉnhHưng Yên vẫn còn ít những nghiên cứu về vấn đề này Nhiều địa phương vẫncòn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện, thiếu tính khoa học mà xãGiai Phạm, huyện Yên Mỹ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Cùng với

cả nước, tỉnh Hưng Yên đang phấn đấu khẩn trương hoàn thành quá trình xâydựng nông thôn mới để làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiệnchất lượng cuộc sống cho người nông dân Chính vì thế, đẩy nhanh tiến độthực hiện xây dựng nông thôn mới, đưa ra những giải pháp có tính khả thicao, phù hợp với yêu cầu, sát với thực tiễn, là những yêu cầu cấp bách trongthực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này Đề tài nghiên cứu này được thựchiện thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ

quan trọng của cả hệ thống chính trị - xã hội, sự chủ động tích cực tham gia

của các nhà khoa học vào phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới đồngthời thể hiện nhận thức đúng đắn của đội ngũ trí thức rằng trong quá trình xâydựng nông thôn mới, các cấp ủy đảng, chính quyền và các nhà khoa học đóngvai trò chủ đạo từ việc nghiên cứu xây dựng đề án, xây dựng kế hoạch đến tổchức thực hiện còn người dân đóng vai trò là chủ thể trong quá trình ấy

Trang 13

Xã Giai Phạm là một trong những địa phương có vị trí quan trọng, một

địa bàn trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên

Mỹ, tỉnh Hưng Yên Xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, tuy cónhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn trong xây dựng nông thônmới do còn một số mặt tồn tại, hạn chế: Xuất phát điểm thấp, tăng trưởngchưa vững chắc, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp chưa cao, quan hệ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạnchế; hạ tầng giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục,… vẫn còn khó khăn, thiếuthốn, một số công trình đã xuống cấp; môi trường sản xuất và đời sống đứngtrước nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao; nông thôn phát triển thiếu quy hoạch,quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả không cao Việc nghiên cứu thành côngcác giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã và từng bướctriển khai có hiệu quả các giải pháp đó sẽ được coi là sự khởi đầu cho hàngloạt những thành công tiếp theo tại các địa phương khác đồng thời tạo nên

một sự phối hợp có hiệu quả giữa các “nhà” trong công cuộc xây dựng nông

thôn mới nói riêng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Thực hiện thành công các giải pháp từ kết quả nghiên cứu sẽ khẳng định sựcần thiết và tính hữu dụng của nghiên cứu khoa học trong việc thay đổi diệnmạo nông thôn và cải thiện cuộc sống của người nông dân

Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thônmới trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần

vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại xã Giai

Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”.

Trang 14

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới ở

xã Giai Phạm thời gian qua đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựngnông thôn mới ở địa phương thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến nôngthôn mới và xây dựng nông thôn mới

+ Số liệu nghiên cứu từ năm 2010 - 2012

+ Đề tài thực hiện từ ngày 23/01/2013 đến ngày 23/05/2013

Trang 15

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Lý luận về nông thôn

2.1.1.1 Khái niệm nông thôn

Hiện nay trên thế giới chưa có sự thống nhất về định nghĩa nông thôn,

có nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam, dướigóc độ nhà quản lý có thể hiểu:

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thànhphố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã; làmột hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng biệt nhưmột xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiếtchế xã hội Nông thôn được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàngloạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau

2.1.1.2 Đặc trưng cơ bản của nông thôn

Hệ thống xã hội nông thôn được xác định theo ba đặc trưng cơ bản sau:

- Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn, đặc trưng chủ

yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớpnhư địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ,

- Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trưng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất

nông nghiệp; ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm:dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vựcsản xuất nông nghiệp

- Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: Nông thôn thường rất đặc

trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã Đặc trưng này bao gồm rấtnhiều khía cạnh như từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phongtục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi, đến khía cạnh dân số, lối sốnggia đình, sinh hoạt kinh tế, ngay cả đến hệ thống đường xá, năng lượng, nhà ở,

Trang 16

Đó là những đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diệnnông thôn Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho

hệ thống xã hội nông thôn

2.1.2 Xây dựng nông thôn mới

2.1.2.1 Khái niệm về nông thôn mới

Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, nông thôn mới

là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại;

cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp vớiphát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thịtheo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dântộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sốngvật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa

2.1.2.2 Xây dựng nông thôn mới là gì?

- Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để

cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình củamình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, côngnghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn đượcđảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

- Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn

dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.

- Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích

cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,dân chủ, văn minh

2.1.2.3 Đặc trưng cơ bản của nông thôn mới

Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau:

Trang 17

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn

được nâng cao;

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội

hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;

- An ninh tốt, quản lý dân chủ;

- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.

Để xây dựng nông thôn với năm nội dung đó, Thủ tướng Chính phủ đã

ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thônmới bao gồm 19 tiêu chí

2.1.3 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới

Có thể nói, xây dựng nông thôn cũng đã có từ lâu tại Việt Nam Trướcđây, có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn,nay chúng ta xây dựng nông thôn mới ở cấp xã Sự khác biệt giữa xây dựng nôngthôn trước đây với xây dựng nông thôn mới chính là ở những điểm sau:

- Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu

chí chung cả nước được định trước;

- Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả

nước, không thí điểm, nơi làm nơi không mà tất cả cùng làm;

- Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới,

không phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng;

- Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục

tiêu quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn

2.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một

chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc

phòng, gồm 11 nội dung sau:

Trang 18

2.1.4.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông

thôn mới Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trênđịa bàn cả nước làm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực

hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Nội dung:

+ Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triểnsản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;

+ Nội dung 2: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi

trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện cótrên địa bàn xã

2.1.4.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí

quốc gia nông thôn mới

- Nội dung:

+ Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhândân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã Đến 2015 có 35% số xã đạtchuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa);

+ Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấpđiện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Đến 2015 có 85% số xãđạt tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;

+ Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu vềhoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã Đến 2015 có 30% số xã có nhàvăn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;

+ Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩnhóa về y tế trên địa bàn xã Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có75% số xã đạt chuẩn;

Trang 19

+ Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩnhóa về giáo dục trên địa bàn xã Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm

2020 có 75% số xã đạt chuẩn;

+ Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ Đến

2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;

+Nội dung 7: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Đến

2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa).Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nộiđồng theo quy hoạch)

2.1.4.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia

nông thôn mới Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt

+ Nội dung 4: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm

“Mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;

+ Nội dung 5: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúcđẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịchnhanh cơ cấu lao động nông thôn

2.1.4.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông

thôn mới

Trang 20

- Nội dung:

+ Nội dung 1: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh

và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chínhphủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

+ Nội dung 2: Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia vềgiảm nghèo;

+ Nội dung 3: Thực hiện các chương trình an sinh xã hội

2.1.4.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia

nông thôn mới Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75%

số xã đạt chuẩn

- Nội dung:

+ Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;

+ Nội dung 2: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;

+ Nội dung 3: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tếgiữa các loại hình kinh tế ở nông thôn

2.1.4.6 Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia

nông thôn mới Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80%

số xã đạt chuẩn

- Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo

dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

2.1.4.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia

nông thôn mới Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xãđạt chuẩn

Trang 21

- Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong

lĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

2.1.4.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia

nông thôn mới Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 45% số xã

có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn Đến 2020 có 75% số xã có nhà vănhóa xã, thôn và 70% có điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn

2.1.4.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông

thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân

cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiệncác yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã Đến

Trang 22

2.1.4.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị

-xã hội trên địa bàn

- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn

mới Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn

+ Nội dung 3: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các

tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới

2.1.4.11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia

nông thôn mới Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95%

an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới

2.1.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Trong xây dựng NTM phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phảihướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành;

Trang 23

- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương làchính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơchế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể

do chính cộng đồng người dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ để quyết định

và tổ chức thực hiện;

- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ

có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn;

- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quyhoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăngcường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện cáccông trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làmchủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trìnhlập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá;

- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trìnhxây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dânphát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước

2.2.1.1 Hàn Quốc: “Phong trào Làng mới”

Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nước từng bị đô hộ từ cuốithế kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói Cuối thập

kỷ 60, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không

đủ ăn, 80% người dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng

Trang 24

đèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá Lúc ấy, nền kinh tế của HànQuốc phải dựa vào nông nghiệp trong khi khắp đất nước, lũ lụt và hạn hạn lạixảy ra thường xuyên Tuy nhiên với sự quyết tâm cao chỉ sau ba thập niên,Hàn Quốc đã có những thành quả đáng kể Để xây dựng thành công nôngthôn mới, Hàn Quốc đã cho ra đời phong trào Làng mới (SU) với 3 tiêu chí:Cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và hợp tác (hiệp lực cộng đồng) Năm

1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủHàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởngứng mạnh mẽ Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thôngtrong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộngđược đầu tư xây dựng Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, ápdụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc

lá để tăng giá trị xuất khẩu Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiềunhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân Bộmặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu Phong trào

SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồngnông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn Khu vực nông thôn trở thành

xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển Phongtrào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nướcnông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có, đưa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạtđến tiêu chí của quốc gia phát triển

2.2.1.2 Trung Quốc

Từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách cải cách ởnông thôn Đến năm 2009, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn, lần đầutiên đạt mức trên 5.000 NDT, tăng 8,5% so với năm trước Cũng trong năm

2009, Trung Quốc đầu tư làm mới và sửa chữa khoảng 300.000 km đường bộnông thôn; hỗ trợ trên 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu; triển

khai thí điểm ở 320 huyện về bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn Việc chỉ

Trang 25

đạo của Chính phủ trước kia cũng kiểu mệnh lệnh hành chính, nên việc thựchiện khá miễn cưỡng Sau đó, việc thực hiện xây dựng NTM linh hoạt hơn,dựa trên quy hoạch tổng thể (ngân sách nhà nước và địa phương) Căn cứ tìnhhình cụ thể ở các địa phương, đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đưa ra chính sách,biện pháp thích hợp Ngân sách nhà nước chủ yếu dùng làm đường, côngtrình thủy lợi,… một phần dùng để xây nhà ở cho dân Đối với nhà ở nôngthôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ ra một phần, còn lại

là tiền của ngân sách

Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc.Trong đó, những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chếkinh doanh hai tầng kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mởcửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp, và thực hiện trợcấp trực tiếp cho nông dân Trung Quốc thực hiện nội dung hai mở, một điềuchỉnh, là mở cửa giá thu mua, thị trường mua bán lương thực; một điều chỉnh

là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nôngdân trồng lương thực

Trung Quốc thực hiện hạn chế lấy đất nông nghiệp Vấn đề thu hồi đất nôngnghiệp của nước này được quy định rất ngặt nghèo Nếu chuyển đổi mục đích sửdụng đất, phải đúng với chiến lược lâu dài của vùng đó và phải nằm trong chỉ giới

đỏ, đảm bảo cả nước luôn duy trì 1,8 tỷ mẫu đất nông nghiệp trở lên

Tài chính hỗ trợ Tam nông tại Trung Quốc tập trung 3 mục tiêu là nôngnghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, và nông dân tăng thu nhập.Định hướng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông nghiệphiện đại, nông thôn đô thị hóa và nông dân chuyên nghiệp hóa Trong chínhsách tài chính, để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc tăng đầu tư hỗ trợ

về giá mua giống, hỗ trợ thu mua lương thực không thấp hơn giá thị trường,mua máy móc thiết bị nông nghiệp và vốn Cùng đó, Trung Quốc cũng tậptrung xây dựng cơ chế hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao

Trang 26

động trẻ Ngoài ra, bên cạnh giảm thu phí và thuế với nông dân, Trung Quốccòn có chủ trương, đảm bảo trong vòng 3 năm xóa bỏ tình trạng các xã, thịtrấn không có dịch vụ tài chính tiền tệ cơ bản Đồng thời, thúc đẩy việc mua

đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã, bằng cách nhà nước trợ cấp 13% trêntổng giá trị hàng hoá khi nông dân mua sản phẩm (do nhà nước định hướng)

2.2.1.3 Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nôngthôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vữngnền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cườngvai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩymạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằngcách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nôngnghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảiquyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệthống bảo hiểm rủi ro cho nông dân

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sứccạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp,đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cáchkhoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyênbừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái;giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm,thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác Trong xây dựngkết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lýcác công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảođảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng caonăng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chươngtrình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏđược triển khai rộng khắp cả nước

Trang 27

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan

đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ pháttriển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tàinguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sảnxuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước vànhập khẩu

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng

nông nghiệp, thủy - hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công

nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là cácnước công nghiệp phát triển

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trêncho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả củanhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của ngườidân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với

việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng

thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Như vậy, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn quốc, TrungQuốc và Thái Lan cho thấy: Dù là các quốc gia đi trước trong vấn đề hiện đạihóa nhưng họ đều chú trọng xây dựng và phát triển nông thôn và tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm hữu ích Đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng vậy, xâydựng đất nước dựa trên phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nhà nước

ta đẩy mạnh CNH - HĐH nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện

đại, đảm bảo phát triển kinh tế và đời sống xã hội Đi theo đường lối của Đảng,từng địa phương trong cả nước tiến hành phát triển kinh tế mà trước hết là pháttriển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Trang 28

2.2.2 Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Nông thôn Việt Nam là một địa bàn chiến lược chiếm vị trí đặc biệtquan trọng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Từ ngày thành lập đếnnay Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của nông thôn mà gắn liền với nó lànông nghiệp, nông dân

Nghị quyết số 06-NQ/TW năm 1998 về vấn đề phát triển nông nghiệp

và nông thôn do Ban Bí thư ban hành và chỉ thị số 49/2001/CT-BNN/CS ngày27/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc xâydựng nông thôn mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lầnthứ bảy ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân,nông thôn đã nêu lên nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến

lược trong sự nghiệp CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cơ sở

và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững

ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắcvăn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Đồng thờinghị quyết còn khẳng định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Trong mối quan hệ mật thiết giữa nôngnghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình pháttriển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp,dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàndiện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt”

Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới cùng với thựchiện hoàn thành các tiêu chí đó Bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí về xây dựng nôngthôn mới tại 7 vùng miền trong cả nước

Trang 29

Ngày 4 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hànhquyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia

về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Quyết định đã nêu lên mục

tiêu về phát triển nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức

sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ,

ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; anninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngàycàng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI đã xác định những định hướng lớn về phát triển kinh tế, xãhội, quốc phòng, an ninh đối ngoại

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 đã xác định rõ phương

hướng trong xây dựng nông thôn mới: “Triển khai chương trình nông thônmới phù hợp với đặc điểm của từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắctrong từng giai đoạn, giữ vững và phát huy những nét đặc sắc của nông thônViệt Nam”

Đến nay việc triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới đangđược thực hiện trên toàn quốc

2.2.2.1 Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh

Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành,các địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai, với phương châm: Cùng với sựđầu tư lớn của nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, phải huy động sức mạnhtổng hợp của toàn thể nhân dân, dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư, mọiviệc phải được dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ Đồng thời khônglàm thí điểm mà triển khai đồng bộ ở 125 xã nông thôn của 13 huyện, thị,thành phố (trừ thành phố Hạ Long vì không còn xã) và thực hiện đồng bộ tất

cả các tiêu chí Trong đó, lựa chọn 2 xã ở 2 huyện Hoành Bồ và Đông Triều

Trang 30

làm mẫu triển khai thẩm định, phê duyệt quy hoạch Đề án Nông thôn mới cấp

xã để làm mẫu cho các đơn vị khác, rút kinh nghiệm trước khi các huyện phêduyệt trên phạm vi toàn tỉnh

Theo báo cáo đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, tínhđến nay, các tiêu chí đạt tương đối cao như: 100% số xã hoàn thành phổ cậpgiáo dục THCS; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 123/125 xã có điểm bưuđiện cấp xã; 100% xã hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát; 91/125 xã có trên20% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 89/125 xã có tỷ lệ hộ dân sử dụngđiện thường xuyên trên 95%; 107/125 xã có an ninh, trật tự xã hội được giữvững Toàn tỉnh có 28 xã đạt trên 20/39 chỉ tiêu NTM; 69 xã đạt từ 10 - 20/39chỉ tiêu; 28 xã đạt dưới 10/39 chỉ tiêu Công tác lập đề án được cấp huyện, cấp

xã tích cực thực hiện, đã có 101 xã hoàn thiện đề án, 59 xã thông qua HĐNDcùng cấp, 5 xã đã được UBND huyện phê duyệt; có 87/125 xã đã thông quaphương án quy hoạch tổng thể trung tâm xã lần 1 và quy hoạch phát triển mạnglưới điểm dân cư nông thôn lần 2 Đến hết ngày 30/9/2011, tất cả các xã đã phêduyệt xong quy hoạch xây dựng NTM và quy hoạch trung tâm xã

Như vậy có thể khẳng định với sự quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệthống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân đã huy động được sức mạnhtổng hợp trong toàn dân tham gia thực hiện Chương trình xây dựngNTM Do đó, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ, tạo động lực để tỉnh Quảng Ninh về đích sớm sovới cả nước

2.2.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn vàhơn 70% lao động làm nông nghiệp Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mớiđang được thực hiện tích cực Ngay sau khi có Nghị quyết TW 7 về “tamnông”, Thái Bình đã triển khai xây dựng NTM trước cả khi có QĐ 800 Tỉnh

đã thành lập Ban chỉ đạo do trực tiếp đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Bí thư các

Trang 31

cấp làm Trưởng ban, đồng thời tỉnh cũng tổ chức cho một đoàn cán bộ đi sangTrung Quốc để tham quan và học tập xây dựng mô hình NTM Từ cuối năm

2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạoxây dựng thí điểm nông thôn mới, do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban

Kế hoạch được thực hiện từ quý 4 - 2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính

chất, quy mô của từng dự án Nhưng trước hết là tập trung vào các nội dung như:

quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cư, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã

hội theo hướng hiện đại; tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển vănhóa; giữ gìn môi trường và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phương

Trong triển khai xây dựng nông thôn mới, mặc dù điểm xuất phát củacác xã trong tỉnh Thái Bình không giống nhau, nhưng các địa phương đềuphải đạt năm mục tiêu: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sángsủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ Tỉnh đã tiến hành xây dựng môhình nông thôn mới tại 8 xã điểm: Thanh Tân (Kiến Xương), Vũ Phúc (TPThái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (VũThư), Trọng Quan (Đông Hưng), Hồng Minh (Hưng Hà) và Quỳnh Minh(Quỳnh Phụ) Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khácnhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điểnhình ra diện rộng

Trong 8 hình mẫu về nông thôn mới của tỉnh thì Thanh Tân là điểmđược xây dựng đầu tiên Đến nay, xã đã xây xong quy hoạch chi tiết vùng sảnxuất hàng hóa và vùng dân cư ở địa phương, đồng thời chuẩn bị tiếp nhậnnguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) xây dựng hệ thống cấp nước sạch

Mỗi vùng sản xuất hàng hóa được bố trí từ 30 - 100 ha trở lên, trên đó đường

bờ vùng thiết kế từ 3,5 - 4 m, bảo đảm cho xe cơ giới đi lại thuận tiện Hệ

thống mương máng, sông ngòi, cống đập, trạm bơm đáp ứng đầy đủ nhu cầuphục vụ sản xuất trong vùng, phù hợp sản xuất bằng cơ giới hiện đại

Trang 32

Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh pháttriển y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nângcao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% sốtrường học ở tất cả các cấp học được xây dựng kiên cố Hiện nay toàn tỉnh đã

có 39/296 trường mầm non, 242/294 trường tiểu học, 57/274 trường THCS và7/49 trường THPT đạt chuẩn quốc gia Tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều cónhà văn hóa, thư viện và khu vui chơi giải trí; đồng thời tích cực thực hiệnxóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nângcao đời sống nhân dân

Sau 2 năm kể từ khi tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nông thôn mới,điều thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình giờ đâynhiều người dân đã được sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờthửa được quy hoạch rộng rãi, khang trang Đó chính là kết quả của công tácdồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nôngthôn mới ở Thái Bình hiện nay

2.2.2.3 Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam

Ngày nay, tỉnh Quảng Nam mang trong mình một tiềm năng kinh tế dulịch lớn và đa dạng, trong đó du lịch văn hóa làng là một lĩnh vực còn bỏ ngỏvới hàng trăm di tích đền chùa miếu mạo; hàng trăm ngôi làng truyền thống

và làng nghề truyền thống; rất nhiều khu, cụm, quần thể di tích lịch sử vănhóa quần tụ ở vùng nông thôn

Trong năm 2009, Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn và

Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Nam đã phối hợp thực hiện đề tài Nghiêncứu KHCN bao gồm khảo sát, nghiên cứu cũng như đề xuất mô hình đô thịlàng quê tại tỉnh Quảng Nam Dựa trên các khảo sát tại các điểm đặc thù đạidiện cho các hình thái khác nhau của khu vực nông thôn trong nội tỉnh,nghiên cứu đã đề xuất áp dụng cho 3 địa điểm cụ thể: Làng gốm Thanh Hà,khu đất phía Tây phường Cửa Đại và thôn 2, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành

Trang 33

- Làng gốm Thanh Hà: Là làng gốm cổ thuộc thành phố Hội An Vớiđịa thế đẹp, mô hình đề xuất Thanh Hà với xu hướng phát triển thành mộtđiểm du lịch làng nghề gắn với du lịch Hội An đã có sức thu hút lớn chứanhiều tiềm năng phát triển cả hàng hóa lẫn du lịch.

- Khu đất phía tây phường Cửa Đại: Tiến hành mô hình quy hoạch biếnđiểm dân cư ngoại ô với vị trí đẹp này thành một mô hình phố làng du lịch,nghỉ dưỡng, tận dụng ưu thế và ảnh hưởng của du lịch phố cổ Hội An

- Thôn 2, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành: Khu này nằm ở vị trí trungtâm địa lý của xã, thuận lợi để xây dựng các điểm công trình công cộng, sân

lễ hội, vui chơi,… trung tâm văn hóa của xã và của vùng

Trang 34

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Xã Giai Phạm nằm cách trung tâm huyện lỵ Yên Mỹ khoảng 7 km vềphía Tây Bắc, có đường quốc lộ 5A , đường tỉnh lộ 206 và đường tỉnh lộ 200chạy qua địa bàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã giao lưubuôn bán, trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận Giai Phạm có vị trí thuận

lợi cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với thị trường bên ngoài.

Ranh giới địa lý của xã như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Văn Giang và huyện Văn Lâm;

- Phía Nam giáp xã Ngọc Long;

- Phía Đông giáp xã Nghĩa Hiệp và huyện Mỹ Hào;

- Phía Tây giáp xã Đồng Than

3.1.1.2 Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình

Diện tích tự nhiên của xã Giai Phạm là 601,29 ha, trong đó: Đất nôngnghiệp 307,87 ha chiếm 51,2% diên tích tự nhiên của xã; đất phi nông nghiệp284,99 ha chiếm 47,4% và đất chưa sử dụng là 8,43 ha chiếm 1,42%

Địa hình xã Giai Phạm khá bằng phẳng, có hướng thấp dần từ đông bắcxuống tây nam Đất đai thuộc vùng châu thổ sông Hồng, không được bồi hàngnăm, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng canh tác khá, hàm lượng dinhdưỡng từ trung bình đến khá rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

- Giai Phạm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Mang đặc trưngcủa khí hậu đồng bằng Bắc bộ Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm

từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Trang 35

- Nhiệt độ trung bình năm là 23,20C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ

350C - 370C tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 Nhiệt độ trung bình thấp nhất cónăm xuống dưới 100C (tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau)

- Số giờ nắng trung bình là 1.519 giờ/năm

- Lượng mưa trung bình năm 1.450 mm đến 1.650 mm, chủ yếu tập

trung vào mùa nóng ẩm (tháng 6 - tháng 7) có đợt kéo dài 2 - 3 ngày, chiếm

tới 78,4% lượng mưa cả năm Độ ẩm tương đối trung bình từ 85% đến 87%

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.Với các đặc điểm khí hậu như trên, Giai Phạm có những thuận lợi cho

sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng Tuy nhiên, sự biến động phức tạpcủa thời tiết như: Nắng nóng, mưa lớn, sương giá, cũng gây ra những khókhăn cho sản xuất nông nghiệp

3.1.2 Tài nguyên

3.1.2.1 Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên 601,29 ha Đất của xã Giai Phạm thuộcnhóm đất phù sa của hệ thống sông Hồng, đất có thành phần cơ giới từ thịttrung bình đến nặng, thành phần chất dinh dưỡng trong đất khá Đất ở đây rấtphù hợp đối với nhiều loại cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, khoai, rau màu cácloại và trồng cây ăn quả như cam, quýt,…)

3.1.2.2 Tài nguyên nước

Nước mặt được cung cấp chủ yếu được lấy từ sông Bần qua các trạmbơm và hệ thống kênh mương nội đồng và hệ thống ao hồ vừa thả cá và chứanước trên địa bàn toàn xã

Xã Giai Phạm thuộc vùng có nước mạch nông, độ sâu 0,7 - 1,3 m vào mùa mưa và 3,2 m vào mùa khô Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1 -

3,2 m, áp lực yếu không ảnh hưởng đến xây dựng công trình Nguồn nướcngầm khá phong phú, có ở độ sâu trên 8 m Chất lượng nước ngầm nhìnchung khá tốt, thuộc loại nước nhạt, từ mềm đến rất mềm nhưng hàm lượngsắt trong nước khá cao cần phải xử lý trước khi sử dụng

Trang 36

3.1.2.3 Tài nguyên nhân văn

Giai Phạm có nhà tưởng niệm đồng chí cố Tổng bí thư Nguyễn VănLinh, có 3 di tích lịch sử được xếp hạng, cả 4 thôn đều có lễ hội truyền thống.Đây là cơ sở cho việc phát huy, khai thông các hoạt động du lịch trên địa bàncủa xã và trong phạm vi toàn tỉnh Hưng Yên

3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.3.1 Tình hình sử dụng đất đai

Xã Giai Phạm có tiềm năng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệptheo hướng phát triển các loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao như trồng rau antoàn, trồng hoa, cây cảnh, trồng cây ăn quả Một số diện tích mặt nước có thểkhai thác để đưa vào nuôi thủy sản nhưng cũng không còn nhiều

Trang 37

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Giai Phạm 2010 - 2012

Chỉ tiêu

SL(ha) CC(%) SL (ha) CC(%) SL (ha) CC(%) 11/10 12/11 BQ

I Tổng diện tích đất tự nhiên 601,29 100,00 601,29 100,00 601,29 100,00 100,00 100,00 100,00

1.1 Đất lúa nước 289,85 48,20 277,43 46,14 265,23 44,11 95,72 95,60 95,66 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 2,78 0,46 2,31 0,38 2,15 0,36 83,09 93,07 87,94 1.3 Đất trồng cây lâu năm 2,82 0,47 2,82 0,47 2,82 0,47 100,00 100,00 100,00 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 12,42 2,07 12,08 2,01 11,87 1,97 97,26 98,26 97,76

2 Đất phi nông nghiệp 284,99 47,40 298,22 49,60 310,79 51,69 104,64 104,22 104,43

2.2 Đất chuyên dung 207,13 34,45 216,90 36,07 221,25 36,80 104,72 102,01 103,37 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,96 0,49 2,96 0,49 2,96 0,49 100,00 100,00 100,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,41 0,73 4,41 0,73 4,41 0,73 100,00 100,00 100,00 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 13,09 2,18 13,09 2,18 12,57 2,09 100,00 96,03 98,02

Trang 38

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Giai Phạm là 601,29 ha, qua 3 nămkhông có sự biến đổi Sự biến động về cơ cấu đất đai của xã được thể hiện cụthể trong bảng 3.1

Đất sản xuất nông nghiệp xã Giai Phạm được phân bố tập trung chủyếu ở phía nam của xã, từ tỉnh lộ 200 về phía đông Diện tích đất nông nghiệpcủa xã năm 2010 là 307,87 ha chiếm 51,20% nhưng đến năm 2012 giảmxuống còn 282,07 ha chiếm 46,91% tổng diện tích đất toàn xã Diện tích đấtnông nghiệp giảm chủ yếu ở đất trồng lúa Năm 2010, đất trồng lúa là 289,85

ha chiếm 48,20% diện tích đất nông nghiệp thì đến năm 2012 còn 265,23 hachiếm 44,11% diện tích đất nông nghiệp Gần 100% số hộ có đất canh tác, hộ

có nhiều nhất là có 4 loại đất canh tác trồng lúa, màu, lúa màu và chuyên màu

Trong khi đó nhóm đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên và chủyếu tăng về đất ở và đất chuyên dùng Năm 2010 diện tích đất phi nôngnghiệp là 284,99 ha chiếm 47,40% thì đến năm 2012 là 310,79 ha chiếm51,69% tổng diện tích tự nhiên, bình quân qua 3 năm tăng 4,43% Qua đó thểhiện xu hướng chuyển dần sang các ngành phi nông nghiệp của dân cư trênđịa bàn xã

Cũng theo bảng 3.1 thì bình quân đất NN/hộ, bình quân đất NN/khẩu,

và bình quân đất NN/lao động NN có chiều hướng giảm dần qua 3 năm Đếnnăm 2012 bình quân đất NN/hộ chỉ còn 0,14 ha/hộ

3.1.3.2 Tình hình dân số và lao động

Trang 39

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Giai Phạm 2010 - 2012

I Tổng nhân khẩu Người 8612 100,00 8695 100,00 8770 100,00 100,96 100,86 100,91

1 Nhân khẩu NN Người 5187 60,23 5201 59,82 5226 59,59 100,27 100,48 100,38

2 Nhân khẩu phi NN Người 3425 39,77 3494 40,18 3544 40,41 102,01 101,43 101,72

2 Lao động phi NN Người 2246 65,21 2320 65,83 2395 66,49 103,29 103,23 103,26

IV Một số chỉ tiêu BQ Người

Nguồn: Ban thống kê xã Giai Phạm

Trang 40

Tính đến 31/12/2012 toàn xã có 2044 hộ với 8770 khẩu được phân bốthành bốn thôn (Giai Phạm, Lạc Cầu, Tử Cầu, Yên Phú), trong đó thôn YênPhú và Lạc Cầu có số dân đông nhất Toàn xã có 5226 nhân khẩu nông nghiệpchiếm 59,59%; 3544 nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 40,41% Bình quânqua 3 năm số nhân khẩu của xã tăng 0,91% trong đó số nhân khẩu nôngnghiệp tăng 0,38%; số nhân khẩu phi nông nghiệp tăng 1,72% Đây là xuhướng đẩy mạnh và phù hợp với mục tiêu chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Số hộ nông nghiệp cũng tăng từ năm 2010 là 1162 hộ đến năm 1012 là

1194 hộ, binh quân 3 năm tăng 1,37% Tuy nhiên cơ cấu hộ nông nghiệp sovới tổng số hộ có xu hướng giảm dần qua các năm điều này giúp thúc đẩykinh tế của xã có sự chuyển dịch đáng kể Trong những năm gần đây chủtrương CNH nông thôn diễn ra khá mạnh nên qua 3 năm số hộ phi nôngnghiệp trong xã có xu hướng tăng nhanh, bình quân tăng 3,02%

Lao động trong xã qua 3 năm có chiều hướng tăng, năm 2012 số laođộng toàn xã là 3602 lao động, tốc độ bình quân qua 3 năm là 2,27%; lao

động có độ tuổi trung bình từ 45 - 50 tuổi Trong đó lao động trong lĩnh vực

nông nghiệp tăng chậm, bình quân qua 3 năm tăng 0,38% do có sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Lao động phi nông nghiệp thìtăng nhanh qua các năm, bình quân qua 3 năm tăng 3,26%

Qua một số chỉ tiêu phân tích ta thấy số khẩu/hộ ngày càng giảm Năm 2010

là 4,40 khẩu/hộ đến năm 2012 giảm còn 4,29 khẩu/hộ, điều này chứng tỏ công tác

kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Bình quân laođộng/hộ là 1,76 cho thấy lực lượng lao động của xã vẫn được bổ sung thêm Cónghĩa là gánh nặng trong giải quyết việc làm cho lao động của xã tăng lên

3.1.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Giai Phạm qua 3 năm 2010 - 2012

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa huyện, tỉnh, và cả nước, kinh tế xã Giai Phạm đã có những bước pháttriển đáng kể ở hầu hết các ngành Cơ cấu các ngành kinh tế của xã được thểhiện cụ thể qua bảng 3.3

Ngày đăng: 25/12/2019, 21:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. BQLXDNTM xã Giai Phạm, Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới xã Giai Phạm giai đoạn 2011- 2012, Giai Phạm, 12/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới xãGiai Phạm giai đoạn 2011- 2012
4. Phan Đình Hà (2011), Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Tác giả: Phan Đình Hà
Năm: 2011
5. Phạm Hà (2011), Xây dựng nông thôn mới: hướng đi mới cho Quảng Ninh, Tạp chí Nông nghiệp, số ngày 30/11/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nông thôn mới: hướng đi mới cho Quảng Ninh
Tác giả: Phạm Hà
Năm: 2011
6. TS. KTS Nguyễn Đình Toàn (2009). Nghiên cứu đề xuất mô hình đô thị làng quê Quảng Nam, Tạp chí Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn, số 9/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất mô hình đô thịlàng quê Quảng Nam
Tác giả: TS. KTS Nguyễn Đình Toàn
Năm: 2009
9. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước châu Á, Nguồn cập nhật từ trang web:http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/kinhnghiemxaydungnongthon-nd-16393.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm xâydựng nông thôn mới ở một số nước châu Á
10. UBND xã Giai Phạm, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Giai Phạm, 12/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xãhội, an ninh quốc phòng năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010
11. UBND xã Giai Phạm, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Giai Phạm, 12/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xãhội, an ninh quốc phòng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011
12. UBND xã Giai Phạm, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012, Giai Phạm, 12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xãhội, an ninh quốc phòng năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012
13. UBND xã Giai Phạm, Dự thảo kế hoạch xây dựng nông thôn mới xã Giai Phạm giai đoạn 2011 - 2013, Giai Phạm, 12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo kế hoạch xây dựng nông thôn mới xã GiaiPhạm giai đoạn 2011 - 2013
14. UBND xã Giai Phạm, Báo cáo tổng kết đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới xã Giai Phạm giai đoạn 2011 - 2012, Giai Phạm, 12/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết đề án thí điểm xây dựng mô hìnhnông thôn mới xã Giai Phạm giai đoạn 2011 - 2012
15. Vũ Kiểm (2011), Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình, Tạp chí Phát triển nông thôn, số tháng 6/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình
Tác giả: Vũ Kiểm
Năm: 2011
16. Vũ Đức Lập (2008), Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới tại một số điểm vùng đồng bằng sông Hồng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng môhình nông thôn mới tại một số điểm vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Vũ Đức Lập
Năm: 2008
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Quyết định số 2614/Qð-BNN-HTX ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới Khác
3. NQ số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng, khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
7. Thủ tướng chính phủ (số 800/QĐ - TTg ngày 4/6/2010), Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Khác
8. Thủ tướng chính phủ (số 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009), Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w