1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Sơn, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang

79 187 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 600,5 KB
File đính kèm thực trạng ntm.rar (83 KB)

Nội dung

NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc thành một kiểu kiến trúc nông thôn mới theo các tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn truyền thống ở tính hiện đại về mọi mặt. Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một công cuộc cách mạng và vận động lớn dưới sự dẫn dắt của nhà nước và lực lượng chủ yếu là cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng nông thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện; làm cho thu nhập tăng lên, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao; giúp thu hẹp khoảng cách xã hội làm cho quê hương thêm giàu đẹp, văn minh, dân chủ và tiến bộ. Xây dựng nông thôn mới không chỉ là sự nghiệp của riêng ai mà của toàn đảng, toàn dân cùng toàn bộ hệ thống chính trị.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Ngày 09 tháng 12 năm 2018

Tác giả

Nông Thị Ngọc Ngân

Trang 2

Đặc biệt là cô giáo hưỡng dẫn ThS Nguyễn Thị Dung đã tận tình hướngdẫn, chỉ bảo, dìu dắt em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này.

Em xin cảm ơn các bác, cô, chú, anh, chị ở UBND xã Thạch Sơn và bàcon trong xã đã tận tình giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu và áp dụng cáckiến thức đã học vào thực tiễn

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp DLTV-KINHTE 6C đãgiúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Bắc Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2018

Sinh viên

Nông Thị Ngọc Ngân

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

3.2.1 Về nội dung 3

3.2.2 Về không gian và thời gian 3

4 KẾT CẤU BÁO CÁO: 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 4

1.1.1 Nông thôn 4

1.1.2 Phát triển nông thôn 4

1.1.3 Nông thôn mới 5

1.1.4 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 5

1.2 NỘI DUNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI 6

1.2.1 Nội dung thực hiện trong xây dựng nông thôn mới 6

1.2.2 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 7

1.3 VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 13

Trang 4

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 15

1.5 CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 16

1.6 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 16

1.6.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới 16

1.6.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam 19

1.6.3 Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới 22

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của xã Thạch Sơn 23

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã 28

2.1.3 Khái quát tình hình phát tiển kinh tế - xã hội của địa phương 33

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 37

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 37

2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu 37

2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu dùng nghiên cứu đề tài 39

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

3.1 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ THẠCH SƠN 41

3.1.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Sơn 41

3.1.2 Các hoạt động thúc đẩy mục tiêu phát triển đến năm 2020 của địa phương 42

3.1.3 Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí nông thôn mới xã Thạch Sơn 45

3.1.4 Kết quả đạt được từ mô hình xây dựng nông thôn mới 56

3.1.5 Các nhân tố tác động ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới 59

Trang 5

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THẠCH SƠN 63

3.2.1 Định hướng nâng cao hiệu quả mô hình xây dựng nông thôn mới tại

xã 63 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã

64KẾT LUẬN 69TÀI LIỆUTHAM KHẢO 71

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BGTVT Bộ Giao thông vận tải QHXDNTM Quy hoạch xây dựng nông

thôn mớiBKHDT Bộ Kế hoạch và Đầu tư QLĐĐ Quản lý đất đai

thôn mới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG 2.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TOÀN XÃ THẠCH SƠN

NĂM 2016 25

BẢNG 2.2: HIỆN TRẠNG DÂN SỐ 29

BẢNG 2.3: HIỆN TRẠNG LAO ĐỘNG 29

BẢNG 2.4 HIỆN TRẠNG NHÀ VĂN HÓA XÃ NĂM 2017 32

BẢNG 3.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ THẠCH SƠN QUA 3 NĂM (2015-2017) 42

BẢNG 3.2 MỨC ĐỘ ƯU TIÊN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 CỦA XÃ THẠCH SƠN 43

BẢNG 3.3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ VỀ NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ THẠCH SƠN NĂM 2017 46

BẢNG 3.4 MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH TIÊU CHÍ QUY HOẠCH CỦA XÃ THẠCH SƠN 50 Bảng 3.5 Tác động của mô hình nông thôn mới đến phát triển kinh tế .59

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam một nước xuất phát điểm từ nông nghiệp với mục tiêu côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Hiện nay, Tốc độ phát triển kinh tế củaViêt Nam cao bên cạnh những lợi ích mang lại, cũng có không ít những khókhăn cần giải quyết, vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa cáckhu vực trong cả nước, nhất là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn.Phần lớn các hộ nông dân trên khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ,

kĩ thuật lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế.Hàng loạt các vấn đề cần giải quyết tại các địa phương để nâng cao mức sốngcho người dân như: giải quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng,

kĩ thuật sản xuất nuôi trồng, công tác quản lý tại các địa phương

Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàhội nhập kinh tế toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phánhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế Đáp ứng yêu cầu nàyNghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanhtốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiệnnay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầuphát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hộinhập nển kinh tế thế giới

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nôngdân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia

về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mớitrên cả nước Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về pháttriển nông thôn, xã Thạch Sơn đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mớixây dựng làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong sạch

Trang 9

Từ năm 2011, xã Thạch Sơn đã triển khai áp dụng chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ và đạt được một sốthành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp ở địa phương, nếp sống, mứcsống, thu nhập tăng cao so với những thời kỳ trước Người dân đã áp dụngkhoa học kĩ thuật vào trồng trọt chăn nuôi Đời sống người dân đã được nângcao cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt làng xã đã thay đổi rõ rệt, cảnh quanmôi trường được đảm bảo hơn Mặc dù đã có nghị quyết hướng dẫn thi hành,nhưng vẫn còn nhiều bất cập ở cấp xã cần được giải quyết Xuất phát từ

những lí do đó tôi chọn đề tài: “Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Sơn, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang” để làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Sơn, huyệnSơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2016 Trên cơ sở đánh giá xây dựngnông thôn mới đề tài đưa ra các giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quảphương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hế thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Sơn giaiđoạn 2011 - 2016

- Đưa ra các giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả phương án quyhoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thạch Sơn trong thời giantiếp theo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thạch Sơn, huyệnSơn Động, tỉnh Bắc Giang

Trang 10

- Đánh giá tình hình thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM tại xã.

- Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện phương án quyhoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Thạch Sơn

- Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quy hoạch xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn xã Thạch Sơn

3.2.2 Về không gian và thời gian.

Đề tài triển khai nghiên cứu ở xã Thạch Sơn- huyện Sơn Động- tỉnhBắc Giang

Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm các số liệu điều tra trực tiếpnăm 2015- 2017

Thời gian nghiên cứu từ ngày 01/10/2018 đến ngày 10/12/2018

4 Kết cấu báo cáo:

Bên cạnh phần mở đầu và kết luận báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ Sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 11

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Một số khái niệm cơ bản về xây dựng nông thôn mới

1.1.1 Nông thôn

Hiện nay trên thế giới định nghĩa về nông thôn hiện nay chưa được đưa

ra một cách chuẩn xác nhất, vẫn đang còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau

Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là

phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân (UBND) xã.

Theo Vũ Đình Thắng và Hoàng Văn Định (2002): Nông thôn là một

vùng đất đai rộng lớn với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, mật

độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ khoa học kĩ thuật và trình độ sản xuất hàng hóa thấp, thu nhập của dân cư thấp hơn thành thị

“Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã” Khái niệm này được thống nhất với quy định theo thông tư số

54/2009 TT- BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ nông nghiệp và phát triểnnông thôn

Như vậy, có thể thấy rằng, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chấttương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội củacác quốc gia trên thế giới Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệchặt chẽ với nhau

1.1.2 Phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là một phạm trù được nhận thức với nhiều quanđiểm khác nhau Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến

từ lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua nhiều thời kỳ khác nhau

Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn

là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của

Trang 12

một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.Chiến lược này cũng nhằm mở rộng phúc lợi của quá trình

phát triển cho những người đang tìm kiếm sinh kế ở nông thôn

Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lượcphát triển kinh tế xã hội của chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như

sau:“Phát triển nông thôn là một quá trình thay đổi bền vững có chủ ý về xã

hội , kinh tế, văn hóa và môi trường nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương” (Vũ Thị Bình và những người khác).

1.1.3 Nông thôn mới

Khái niệm nông thôn mới (NTM) mang đặc trưng của mỗi vùng nôngthôn khác nhau Nhìn chung thì NTM là mô hình cấp xã, thôn được phát triểntoàn diện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và vănminh hóa

NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc thành một kiểu kiến trúcnông thôn mới theo các tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nôngthôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với môhình nông thôn truyền thống ở tính hiện đại về mọi mặt

Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một công cuộc cách mạng vàvận động lớn dưới sự dẫn dắt của nhà nước và lực lượng chủ yếu là cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng nông thôn, xã, gia đình củamình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện; làm cho thu nhậptăng lên, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao; giúp thu hẹp khoảng cách

xã hội làm cho quê hương thêm giàu đẹp, văn minh, dân chủ và tiến bộ Xâydựng nông thôn mới không chỉ là sự nghiệp của riêng ai mà của toàn đảng,toàn dân cùng toàn bộ hệ thống chính trị

1.1.4 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Một cách tổng quát nhất có thể hiểu: Quy hoạch xây dựng nông thônmới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế -

Trang 13

xã hội - môi trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặcthù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được người dân của xã trong mỗilàng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện.

Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg 04/6/2010 nội dung của quy hoạch

xây dựng nông thôn mới bao gồm chủ yếu hai vấn đề cơ bản là “Quy hoạch

sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã”.

Vậy thì yêu cầu đặt ra đối với quy hoạch xây dựng nông thôn mới làphải tuân thủ các văn bản pháp luật về quy hoạch xây dựng; phù hợp với quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từng vùng đảm bảotính đồng bộ và hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa vùng miền; có

sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư, từ ý tưởng quy hoạch đến huyđộng nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng

1.2 Nội dung xây dựng mô hình nông thôn mới

1.2.1 Nội dung thực hiện trong xây dựng nông thôn mới

Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng Nâng cao việc quyhoạch, triển khai thực hiện, thiết kế, quản lý, điều hành các dự án trên địa bànthôn Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ địa phương về phát triển nông thôn bềnvững Nâng cao trình độ dân trí người dân, phát triển câu lạc bộ khuyến nônggiúp áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụtạo việc làm, tăng thu thập cho nông dân

Tăng cường nâng cao mức sống của người dân Quy hoạch lại khunông thôn, giữ gìn truyền thống bản sắc của thôn, đồng thời đảm bảo tính vănminh, hiện đại Hỗ trợ xây dựng các nhu cầu cấp thiết, như đường làng, hệthống nước đảm bảo vệ sinh, cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, mô hình chuồng trạisạch sẽ, đảm bảo môi trường

Trang 14

Hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề, sản xuất hàng hóa dịch vụ nângcao thu nhập Giúp người dân tìm ra cây trồng vật nuôi lợi thế, có khối lượnglớn và thị trường tiêu thụ rộng rãi Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tậndụng tối đa tài nguyên địa phương, như nguồn nước, đất đai, con người.Trang bị kiến thức và kĩ năng sản xuất cho hộ nông dân, hình thành các tổhợp tác, xây dựng mối liên kết giữa người sản xuất, chế biến, tiêu thụ

Phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm phi nông nghiệp hỗ trợđào tạo dạy nghề, mở rộng nghề mới Hỗ trợ công nghệ mới, xây dựng khucông nghiệp, tư vấn thị trường, quảng bá và xử lý môi trường

Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất Tư vấn quyhoạch thủy lợi, giao thông, ruộng đất để phát triển kinh tế với loại hình thíchhợp Hỗ trợ xây dựng làng nghề, cụm công nghiệp và các ngành chế biến

Xây dựng nông thôn mới gắn với quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo

vệ môi trường Quản lý nguồn cấp nước sạch, khai thác sử dụng tài nguyên tạicác địa phương Tuyên truyền người dân nâng cao ý thức trách nhiệm về môitrường, xây dựng khu xử lý rác thải tiên tiến

Xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa nghệ thuật, giữ gìn bảnsắc quê hương Thông qua các hoạt động ở nhà văn hóa làng xã, tạo nênnhững phong trào quê hương riêng biệt Xây dựng nhà văn hóa, sân chơi thểthao, văn nghệ của xóm làng Xây dựng các nội dung nghệ thuật mang đậmtính chất quê hương, thành lập hội nhóm văn nghệ của làng Tóm lại xây dựng

mô hình nông thôn mới tập trung phát triển về kinh tế, văn hóa, nâng cao chấtlượng đời sống người dân ở nông thôn, hướng đến mục tiêu dân giàu nướcmạnh, dân chủ văn minh

1.2.2 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấphành Trung ương đang (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướngChính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

Trang 15

* Các tiêu chí gồm 5 nhóm:

- Nhóm 1: Quy hoạch (01 tiêu chí)

- Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (08 tiêu chí)

- Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (04 tiêu chí)

- Nhóm 4: Văn hóa - Xã Hội - Môi trường(04 tiêu chí)

- Nhóm 5: Hệ thống chính trị (02 tiêu chí)

Theo Thông tư số 41/2013/ TT – BNNPTNT ngày 04/10/2013 của BộNông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia vềnông thôn mới, phương pháp xác định tiêu chí đạt chuẩn như sau:

* Tiêu chí số 1 (Quy hoạch và thực hiện quy hoạch)

Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau:

- Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liêntịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liênBộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xãnông thôn mới và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộngrãi tới các thôn - Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để ngườidân biết và thực hiện; hoàn thiện việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầngtheo quy hoạch được phê duyệt

- Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt

* Tiêu chí số 2 (Giao thông)

Xã đạt tiêu chí giao thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:

- Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%;

- Đường trục thôn được cứng hóa đạt tỷ lệ quy định của vùng;

- Đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%;

- Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đat tỷ lệ quy định của vùng

* Tiêu chí số 3 (Thủy lợi)

Xã đạt tiêu chí thủy lợi khi đáp ứng được 02 yêu cầu:

Trang 16

- Đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định (trừ các vùng không

áp dụng kiên cố hóa);

- Có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

* Tiêu chí số 4 (Điện nông thôn)

Xã đạt tiêu chí điện nông thôn khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

- Có hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;

- Tỷ lệ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt quy định của vùng

* Tiêu chí số 5 (Trường học)

Xã đạt tiêu chí trường học khi có tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vậtchất đạt chuẩn quốc gia theo quy định của vùng

* Tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa)

Xã được công nhận đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng đủ

02 yêu cầu:

- Có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định về mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chícủa các Trung tâm văn hóa - thể thao xã

- 100% thôn hoặc liên thôn có nhà văn hóa va khu thể thao đạt chuẩntheo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/03/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạtđộng và các tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao nông thôn

Trường hợp sử dụng trụ sở thôn, đình làng hoặc nhà rông có trang thiết

bị và nội dung hoạt động theo tiêu chuẩn nhà văn hóa thì cũng được côngnhận đã có nhà văn hóa thôn

* Tiêu chí số 7 (Chợ nông thôn)

Chợ đạt chuẩn khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

- Về công trình kỹ thuật: Có đủ các công trình của chợ nông thôn do xã quản

lý (chợ hạng 3) được quy định trong TCVN 9211: 2012 Chợ -Tiêu chuẩn thiết kế

Trang 17

ban hành tại Quyết định 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia.

* Tiêu chí số 8 Bưu điện)

Xã đạt tiêu chí bưu điện khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu: - Có ít nhất 01 (một)điểm cung cấp được 02 dịch vụ bưu chính và viễn thông đạt tiêu chuẩn ngànhtheo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 về việc ban hành hướng dẫn thực hiện tiêuchí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới Đối với các

xã đảo có từ 200 người dân trở lên phải có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính

và viễn thông công cộng;

- Có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet

* Tiêu chí số 9 ( Nhà ở dân cư)

Xã được công nhận đạt tiêu chí nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

- Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát;

- Đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạttiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

* Tiêu chí số 10 ( Thu nhập)

Xã được công nhận đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quânđầu người/năm của xã đạt mức tối thiểu trở lên theo quy định của vùng

Trang 18

* Tiêu chí số 11 ( Hộ nghèo)

- Xã được công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã

ở dưới mức tối thiểu theo quy định của vùng

- Hộ nghèo nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngườitheo chuẩn hộnghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng cho từnggiai đoạn

* Tiêu chí số 12 (Cơ cấu lao động)

- Xã được công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làmthường xuyên đạt từ 90% trở lên (Khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ là 45%)-

- Lao động có việc làm thường xuyên là những người trong độ tuổi cókhả năng lao động, có đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã, có thời gian làmviệc bình quân 20 ngày công/tháng trở lên trong năm cả ở trong và ngoài địabàn xã

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là tỷ lệ phần trăm giữa sốngười lao động có việc làm thường xuyên trong tổng số dân trong độ tuổi laođộng của xã

* Tiêu chí số 13 ( Hình thức tổ chức sản xuất)

Xã được công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ítnhất 01 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có đăng ký, hoạt động đạt hiệu quả trong sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp

* Tiêu chí số 14 ( Giáo dục)

Xã đạt tiêu chí giáo dục khi khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

- Đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học và tỷ lệlao động qua đào tạo theo quy định của vùng

* Tiêu chí số 15 ( Y tế)

Xã được công nhận đạt tiêu chí y tế khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:

- Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia;

- Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên

Trang 19

* Tiêu chí số 16 ( Văn hóa)

Xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa khi có từ 70% thôn trở lênđược công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 05 nămtrở lên

* Tiêu chí số 17 ( Môi trường)

Xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu:

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mứcquy định của vùng;

- 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môitrường (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);

- Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không cóhoạt động làm suy giảm môi trường;

- Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo qui định

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định;

- Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" theo quy địnhcủa Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày11/10/2011 về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên;

- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạtdanh hiệu tiên tiến trở lên

* Tiêu chí số 19 (An ninh, trật tự xã hội)

Xã đạt tiêu chí “An ninh trật tự xã hội được giữ vững” khi đạt 04 yêu cầu:

Trang 20

- Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, pháhoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài;

- Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêmngười mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn;

- Trên 70% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh,trật tự;

- Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên

1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Việc xây dựng nông thôn mới có vai trò đặc biệt quan trọng trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nó tác động mạnh mẽ đến mọilĩnh vực trong đời sống xã hội Trước hết, xây dựng nông thôn mới thúc đẩynông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh do nâng cao chất lượng máy móc,kết cấu hạ tầng hiện đại hơn, khuyến khích nhân dân hăng hái tham gia laođộng sản xuất, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo,chênh lệch mức sống giữa các vùng trong cả nước Mỗi địa phương có nét sảnxuất hàng hóa đặc trưng, tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công tác chếbiến và bảo quản nông sản được đảm bảo, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượngphục vụ nhu cầu nhân dân và cả xuất khẩu

Để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trởthành quốc gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước cầnquan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn Nông sản là sản phẩm thiết yếucho toàn xã hội và ở Việt Nam khu vực nông thôn chiếm đến 70% dân số.Thực hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước trong chính sách phát triểnnông thôn, nông nghiệp được xem như mặt trận hàng đầu, chú trọng đến cácchương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, pháttriển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn,xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơsở…Các chủ trương của Đảng, chính

Trang 21

sách của Nhà nước đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc sang nền côngnghiệp hàng hóa

Nền nông nghiệp nước ta còn nhiều những hạn chế cần được giải quyết

để đáp ứng kịp xu thế toàn cầu Một số yếu tố như:

Nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch Có khoảng 23% xã cóquy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn, chất lượng chưa cao Cơ chếquản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu Xây dựng tự phát kiến trúc cảnhquan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng được mụctiêu phát triển lâu dài Thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nôngnghiệp và dân sinh Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mớiđạt 25% Giao thông chất lượng thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụdân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hànghóa, phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn quy định Hệ thống lưới điện hạ thế chấtlượng thấp, quản lý lưới điện nông thôn còn yếu, tổn hao điện năng cao, nôngthôn phải chịu mức giá điện cao Hệ thống các trường mầm non, tiểu học,trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đật tiêu chuẩn về cơ sở vật chất còn thấp(32%), hầu hết các nông thôn chưa có khu thể thao theo quy định Tỷ lệ chợnông thôn đạt chuẩn thấp, khoảng 77% số xã có điểm bưu điện văn hóa theotiêu chuẩn, 22% số thôn có điểm truy cập internet Cả nước còn khoảng hơn

300 nghìn nhà ở tạm

Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn thấp Kinh tế

hộ phổ biến ở quy mô nhỏ Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã cóhợp tác xã nhưng chỉ hoạt động dưới hình thức, chất lượng yêu và kém Tỷ lệ

hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao, chênh lệch giữa nông thôn và thành thịngày càng lớn

Về văn hóa - môi trường - y tế - giáo dục Tỷ lệ lao động qua đào tạocòn thấp Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân còn thấp, phát sinh nhiều

Trang 22

vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc dần bị mai một, tệ nạn xã hội có xuhướng gia tăng

Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển Môi trường sống bị ô nhiễm

Số trạm y tế đạt tiêu chuẩn thấp, y tế dự phòng của xã còn hạn chế Hệ thốngchính trị tại cấp xã còn yếu về trình độ và năng lực điều hành Nhiều cán bộ

xã chưa qua đào tạo, trình độ đại học chỉ khoảng 10%

Vậy xây dựng nông thôn mới là một mô hình phát triển cả nông nghiệp

và nông thôn, đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực, có sự liên kết giữa các lĩnh vựcvới nhau tạo nên khối thống nhất vững mạnh

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới

Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thịtrường hội nhập Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyếnkhích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảmbớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn vàthành thị Xây dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, pháttriển ngành nghề ở nông thôn Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nétđặc trưng của từng địa phương Chú ý đến các ngành chăm sóc cây trồng vậtnuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản Vềchính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn trọngđạo lý bản sắc địa phương Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức,hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới

Về văn hóa - xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, cáclàng xã văn minh, văn hóa

Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gươngmẫu Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế vàsẵn sàng giúp đỡ mọi người

Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành,đảm bảo môi trường nước trong sạch Các khu rừng đầu nguồn được bảo vệ

Trang 23

nghiêm ngặt Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường Phát huytinh thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân

1.5 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chínhphủ nguồn vốn xây dựng NTM bao gồm nguồn vốn ngân sách khoảng 40%;vốn tín dụng khoảng 30%, vốn từ các DN và các tổ chức kinh tế khác khoảng20% và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư là khoảng 10% Để đẩymạnh và phát huy sự đóng góp của nhân dân trong việc thực hiện chươngtrình xây dựng NTM, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn số1447/TTg-KTN ngày 13/8/2017; Công văn số 2003/ TTg- KTN ngày05/11/2015 về việc huy động vốn đóng góp của dân để thực hiện Chươngtrình MTQG xây dựng nông thôn mới trong đó nêu rõ tầm quan trọng củaviệc vận động, huy động nguồn lực của nhân dân vào xây dựng NTM, đồngthời nêu rõ việc huy động vốn từ nhân dân phải được bàn bạc, dân chủ và có

sự đồng thuận của người dân tuyệt đối không được ép buộc người dân, hayhuy động quá sức của người dân Ngày 16/8/2016 Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg về phê duyệt mục tiêu quốc gia xâydựng NTM giai đoạn 2016-2020 trong đó nêu rõ cơ cấu các nguồn vốn huyđộng Như vậy có thể thấy trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã cónhững chủ trương cụ thể trong việc huy động các nguồn lực để thực hiệnchương trình MTQG xây dựng NTM, trong đó việc huy động nguồn lực đónggóp từ nhân dân là một phần không thể thiểu trong tiến trình thực hiệnchương trình MTQG xây dựng NTM

1.6 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong nước và trên thế giới

1.6.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới.

1.6.1.1 Xây dựng mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc.

Những năm đầu 60 đất nước Hàn Quốc còn phát triển chậm, chủ yếu

là sản xuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân

Trang 24

số cả nước trước tình hình đó Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mớinhằm phát triển nông thôn Qua đó xây dựng niềm tin của người nông dân,tích cực sản xuất phát triển, làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồngcao, trọng tâm là phong trào xây dựng “làng mới” (Seamuol Undong)

Nguyên tắc cơ bản của làng mới là: nhà nước hỗ trợ vật tư cùng với

sự đóng góp của nhân dân Nhân dân quyết định các dự án thi công, nghiệmthu và chỉ đạo các công trình Nhà nước hàn Quốc chú trọng tới nhân tốcon người trong việc xây dựng nông thôn mới do trình độ của người nôngdân còn thấp, việc thực hiện các chính sách gặp phải khó khăn, vì thế chútrọng đào tạo các cán bộ cấp làng, địa phương Tại các lớp tập huấn, sẽ thảoluận với chủ đề: “ làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện chính sáchnhà nước”, sau đó các lãnh đạo làng sẽ cũng đưa ra ý kiến và tìm giải pháp tối

ưu phù hợp với hoàn cảnh địa phương

Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có:phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Cảithiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuấtcũng như đời sống sinh hoạt người dân Thực hiện các dự án làm tăng thunhập cho nông dân tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh,thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồngxen canh Kết quả đạt được, các dự án mở rộng đường nông thôn, thay máinhà ở, xây dựng cống và máy bơm, sân chơi cho trẻ em đã được tiến hành.Sau 7 năm từ triển khai thực hiện thu nhập bình quân của hộ dân tăng lênkhoảng 3 lần từ 1000USD/người/năm tăng lên 3000USD/người/năm vào năm

1978 Toàn bộ nhà ở nông thôn đã được ngói hóa và hệ thống giao thôngnông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh

Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõrệt Hạ tầng cơ sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn

và thành thị, trình đọ tổ chức nông dân được nâng cao Đặc biệt xây dựngđược niềm tin của người nông dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh

Trang 25

thần người dân mạnh mẽ Đến đầu những năm 80, quá trình hiện đại hóanông thôn đã hoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát triển sang mộtgiai đoạn mới

1.6.1.2 Mô hình nông thôn mới ở Trung Quốc.

Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, người lao động sốngchủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên cải cách nông thôn là sự đột pháquan trọng trong cuộc cải cách kinh tế từ đầu những năm 80 của thế kỉ 20,Trung Quốc chọn hướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những côngxưởng nông thôn thừa kế được của các công xã nhân dân trước đây Thay đổi

sở hữu và phương thức quản lý để phát triển mô hình: công nghiệp hưng trấn.Các lĩnh vực như, chế biến nông lâm sản, hàng công nghiệp nhẹ, máy mócnông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện phápthích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường Chính phủ hỗtrợ nông dân xây dựng Với mục tiêu: “ly nông bất ly hương”, Trung Quốcđồng thời thực hiện 3 chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn

Chương trình đốm lửa: Trang bị cho hàng triệu nông dân các tư tưởngtiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố chất nông dân Sau

15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nôngthôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo động lực thúc đẩy nôngthôn phát triển, theo kịp so với thành thị

Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nông dân

áp dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nôngnghiệp, nông thôn Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đãtăng lên 3 lần so với những năm đầu 70 Mục tiêu phát triển nông nghiệp

là sản xuất các nông sản chuyên dụng, phát triển chất lượng tăng cường chếbiến nông sản

Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao sức sốngcủa các vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng

Trang 26

thành tựu khoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồidưỡng khoa học cho cán bộ thôn, tăng sản lượng lương thực và thu nhập nôngdân Sau khi chương trình được thực hiện, số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệungười còn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm từ 47% xuống còn 1,5%

Rút bài học từ các nước phát triển, Việt Nam cần tập trung đầu tưvào nông thôn, nhằm thay đổi diện mạo của nông thôn, làm nông nghiệp pháttriển theo hướng hiện đại hàng hóa

1.6.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển mới, đã trởthành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước

kể từ khi Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về xây dựng nông thôn mới

và chính thức phát động phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựngnông thôn mới”

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008.Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ-TTg "Phê duyệt côngtrình, rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới", Quyết định số 800/QĐ-TTg

"phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010 - 2020" Các bộ ngành như: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn,Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Giao thông vận tải và các Bộ khác đã banhành nhiều thông tư liên hộ, thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện Đặcbiệt đã ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về nông thôn mới, hướngdẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện Thông tư liên tịch quy định việc lập,thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới

Trung ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo

ra diện rộng Tập trung đầu tư ngân sách cho các địa phương nhất là nhữngnơi làm điểm, những địa phương có nhiều khó khăn Trên cơ sở đó đã tạođược lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Trung ương, xâydựng quyết tâm thực hiện Ở các địa phương đã làm tốt công tác tổ chức họctập quán triệt Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ VII (Khóa

Trang 27

X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các văn bản của Chính phủ, hướngdẫn của các bộ ngành đã nâng cao nhận thức đối với cấp ủy, chính quyền cáccấp, cán bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của việcxây dựng nông thôn mới của địa phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộitừng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở theoquy hoạch, xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dântrí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổnđịnh và phát triển Nhìn chung các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từtỉnh, huyện đến xã, thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng,xác định rõ mục tiêu, yêu cầu nội dung xây dựng nông thôn mới của địaphương, trong đó tập trung chỉ đạo vấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng vàthực hiện quy hoạch nông thôn mới

Theo Bộ NN&PTNT, từ khi triển khai chương trình xây dựngnông thôn mới đến nay, đã có 83,6% số xã hoàn thành quy hoạch chung;60,4% xã đã phê duyệt xong đề án; khoảng 20% số xã đã đạt các tiêu chí vềxây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu Cụ thể, tính đến cuối tháng 3/2013 cả nước

đã có 34 xã đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, 276 xã đạt từ 14đến 18 tiêu chí, 1.701 xã đạt từ 9 đến 13 tiêu chí, 2.523 xã đạt dưới 5 tiêu chí

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính đến thời điểmtháng 10/2018, cả nước đã có 3.542 xã(39,7%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng

64 xã (0,72%) so với cuối tháng 8/2018; bình quân đạt 14,33 tiêu chí/xã; còn

88 xã dưới 5 tiêu chí

Riêng đối với tỉnh Bắc Giang, Việt Yên là huyện đầu tiên trong số 10 đơn

vị hành chính cấp huyện của tỉnh được Thủ tướng chính phủ công nhận đạtchuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào ngày 8/11/2018 và làhuyện thứ 56 của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới Còn với tỉnh Bắc Giang làtỉnh thứ 29/63 tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương có huyện đạt chuẩn nông

Trang 28

thôn mới Như vậy, so với mục tiêu đề ra , Chương trình xây dựng nông thônmới đã hoàn thành mục tiêu năm 2018 trước 3 tháng so với kế hoạch

Tháng 12 năm 2015 xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động đã hoàn thành 19/19tiêu chí nông thôn mới, được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký quyết địnhcông nhận xã đạt chuẩn NTM - là xã đầu tiên của huyện Sơn Động về đích từchương trình nông thôn mới

Trên cơ sở thí điểm các địa phương, Ban chỉ đạo TW sẽ đúc kết, rút kinhnghiệm trước khi triển khai rộng hơn UBTWMTTQVN sẽ xây dựng đề án vàphát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư gắn với xây dựng NTM” và hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơquan Chính phủ với các cơ quan của Đảng, nhằm huy động cả hệ thống chínhtrị vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM trong thời gian tới

Tình hình thực hiện quy hoạch XD nông thôn mới tại huyện Sơn Động.Thời gian qua, huyện Sơn Động huy động hiệu quả các nguồn lực để triển khaithực hiện Chương trình Mục tiêu nông thôn mới Nhờ đó, kinh tế - xã hội ngàycàng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng nâng cao

Thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới trong khi điều kiệnnguồn lực còn hạn chế, nhất là nguồn lực huy động từ nhân dân và các tổchức kinh tế khác, Sơn Động đã thực hiện nhiều đồng bộ nhiều giải pháp tíchcực Trong đó, ưu tiên tập trung triển khai các chỉ tiêu, tiêu chí không sử dụngnhiều kinh phí ngân sách; huy động nhân lực, công lao động từ nhân dân thựchiện dự án phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở nhỏ theo phâncấp, tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên, thực hiện một số dự án nằm trong

đề án Đồng thời, tập trung lồng ghép các nguồn lực có trọng tâm cho các xãđiểm của tỉnh, huyện; tuyên truyền, vận động nhân dân tự vay vốn phát triểnsản xuất Ngoài sự hỗ trợ theo các chính sách của Đảng, Nhà nước, huyện đẩymạnh tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp vật liệu và công lao độnglàm đường bê tông xóm, mương thủy lợi, di chuyển chuồng trại ra khỏi gầm

Trang 29

sàn nhà ở, tự chỉnh trang nhà cửa, làm nền bê tông gầm sàn, sân, nhà tắm, nhà

vệ sinh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm

Với các giải pháp trên, từ năm 2011 đến nay, Sơn Động đã huy động,lồng ghép các nguồn lực cho Chương trình xây dựng nông thôn mới được 734

tỷ đồng để thực hiện các dự án về hạ tầng cơ sở Trong đó, lồng ghép cácnguồn vốn qua ngân sách huyện 242 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép từ Dự ánPhát triển kinh doanh với ngươi nghèo nông thôn, Dự án Mục tiêu Quốc giagiảm nghèo bền vững 77,9 tỷ đồng; nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từChương trình giảm nghèo bền vững 13 tỷ đồng Ngoài ra, huyện còn huyđộng các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ xi măng trị giá 6,033 tỷ đồng, nhân dânđóng góp vật liệu và công lao động trị giá 10,062 tỷ đồng, hiến trên 200.00 m2

đất, trị giá trên 200 triệu đồng, bê tông được 24,6 km đường nông thôn

1.6.3 Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Trung Quốccho thấy: Dù là các quốc gia đi trước trong công cuộc hiện đại hóa, họ đều chútrọng vào việc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy những kinhnghiệm phong phú Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nôngthôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiệnđại, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân Thay đổi kĩ thuật mới, bồi dưỡngnông dân theo mô hình mới, nâng cao trình độ tổ chức của người nông dân

Xây dựng nông thôn mới được coi là quốc sách lâu dài với mỗi quốcgia, đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướnghiện đại, đảm bảo phát triển về cả kinh tế và đời sống xã hội Nghị quyết Xcủa Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới,xây dựng các làng xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh

Để xây dựng mô hình nông thôn mới thành công phải là một phong trào quầnchúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham giachủ động, tích cực của mỗi người dân, cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị

cơ sở, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền cấp cao

Trang 30

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của xã Thạch Sơn.

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Thạch Sơn là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Sơn Động.Trung tâm xã cách trung tâm huyện là 35 km Xã có địa giới hành chính rõràng, ổn định, địa giới hành chính của xã tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp Trường bắn Quốc gia TB 1 (TT huấn luyện Cấm Sơn)

- Phía Đông Bắc giáp xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

- Phía Đông Nam giáp xã Vân Sơn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

- Phía Nam giáp xã Vĩnh Khương huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

- Phía Tây giáp xã Phúc Thắng huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Xã Thạch Sơn có vị trí địa lý không thuận lợi, xa đường Quốc lộ, phíaBắc và Tây Nam chủ yếu là rừng núi Có đường quốc phòng chạy qua vớichiều dài 9 km theo hướng từ phía Tây sang Bắc qua trung tâm xã

Theo số liệu thống kê đất đai đến 01/01/2016 tổng diện tích tự nhiêncủa xã Thạch Sơn là 2.052,18 ha, được chia làm 3 thôn bản với 132 hộ, 546khẩu, 8 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn, các thôn sống không tậptrung dải đều trên địa bàn xã trong đó dân tộc ít người chiếm 90% dân sốcủa cả xã

Xã Thạch Sơn là xã miền núi được chia thành 3 khu dân cư Là vùngđất lâu đời với các dân tộc anh em cùng sinh sống Mang nét đặc trưng riêngcủa xã miền núi phía Bắc với các phong tục văn hóa, các điểm dân cư chủ yếutập trung ven các trục đường Tỉnh lộ và các trục đường chính trong xã Ngườidân có tinh thần cần cù, sáng tạo, đoàn kết, yêu thương và truyền thống yêunước Đây là một nguồn tài nguyên quý giá, cần giữ gìn và phát huy

Trang 31

2.1.1.2 Địa hình

Xã Thạch Sơn có địa hình miền núi bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớnchính từ Đông Bắc xuống Tây Nam, do vậy chênh lệch về độ cao thấp theođịa hình có nhiều biến đổi mang đặc thù của xã miền núi Bắc Bộ Địa hìnhkhông đồng đều, đồi núi phân bố rộng khắp trên phạm vi toàn xã Do đặcđiểm như vậy, đất sản xuất nông nghiệp nhỏ chủ yếu là hệ thống ruộng bậcthang hẹp nằm ven tuyến đường trục chính của xã, có con sông lớn và nhỏ lẻxen kẽ ở các thung lũng núi, việc bố trí cây trồng gặp nhiều khó khăn đặc biệt

là cây trồng không đủ nước tưới vào mùa khô, năng suất cây trồng giảm đáng

kể, cơ cấu cây trồng đơn điệu chủ yếu là cây lúa, sắn, đậu đỗ và cây ăn quả

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016 của xã Thạch Sơn có diện tích2932,5 ha diện tích đất tự nhiên, bao gồm 3 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 807,26 ha; chiếm 39,34 % tổngdiện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất phi nông nghiệp chiếm diện tích nhỏ nhất là 33,72 ha;chiếm 1,64 % tổng diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất chưa sử dụng có diện tích lớn nhất là 1.211,20 ha, chiến59,02 % tổng diện tích đất tự nhiên

Trang 32

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất toàn xã Thạch Sơn năm 2016

Tổng diện tích tự nhiên 2.052,18 100,00

1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 6,77 0,84

Nguồn: Văn phòng TK UBND xã, 2016

* Nhận xét đánh giá về cơ cấu sử dụng đất:

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.052,18 ha, trong đó diện tích đã đưavào sử dụng chiếm 41%

Diện tích đất nông nghiệp của xã 807,26 ha, chiếm 39,34% tổng diệntích tự nhiên, trong đó:

- Đất trồng lúa: 17,11 ha, chiếm 2,12% tổng diện tích đất nông nghiệp

- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 6,77 ha, chiếm 0,84% tổng diệntích đất nông nghiệp

- Đất trồng cây lâu năm: 30,56 ha, chiếm 3,79% tổng diện tích đấtNN

- Đất lâm nghiệp: 752,82 ha, chiếm 36,68 % tổng diện tích đất NN

Trang 33

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp: 33,72 ha, chiếm 1,64% tổng diện tíchđất tự nhiên, trong đó:

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,11 ha, chiếm0,33% tổng diện tích đất phi nông nghiệp

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 2,00 ha, chiếm 5,93% tổng diện tích đấtphi nông nghiệp

- Đất sông suối: 21,50 ha, chiếm 63,76% tổng diện tích đất phi nôngnghiệp

- Đất phát triển hạ tầng: 5,62 ha, chiếm 16,67% tổng diện tích đấtphi nông nghiệp

- Đất ở tại nông thôn: 4,49 ha, chiếm 13,32% tổng diện tích đất phinông nghiệp

Tổng diện tích đất chưa sử dụng:1.211,20 ha,chiếm 59,02% tổng diệntích TN

Những năm qua các loại đất đều có sự biến động, đất nông nghiệp tănglên do áp dụng tiến bộ khoa học, đưa cây giống có năng suất chất lượng caovào để cải tạo diện tích đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp tăng phù hợp vớiquy luật của xã hội nhằm phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhândân làm cho bộ mặt của nông thôn có nhiều thay đổi Tuy nhiên những năm tớicùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đấtcho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ, nhà ở sẽtăng mạnh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừabảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụngđất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất

2.1.1.4 Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016 tài nguyên rừng của xã có752,82 ha gồm đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất và đất trồng rừng sảnxuất Cây trồng chủ yếu là các loại cây bản địa và các loài cây lấy gỗ nhưKeo, Thông, Bạch Đàn Trong vài năm gần đây xã đang thực hiện các chủ

Trang 34

trương của Đảng và Nhà nước về giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình cánhân.để phủ xanh đất trống đồi trọc phát triển kinh tế rừng và tạo nên hệ độngthực vật rừng phong phú đa dạng

2.1.1.5 Tài nguyên nước

Nguồn nước ngầm chưa được điều tra thăm dò trên phạm vi toàn xãnên chưa có số liệu, nhưng tại khu vực trung tâm xã đã được khoan thăm dò

và được đánh giá chất lượng và trữ lượng đảm bảo để cung cấp nước sạch chongười dân tại khu trung tâm và các xóm lân cận sử dụng trong sinh hoạt vàsản xuất

2.1.1.6 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã Thạch Sơn không có tài nguyên khoáng sản quý hiếmchỉ có khối lượng than đá khá lớn nhưng chưa đủ tuổi để đưa vào khai thác

2.1.1.7 Đặc điểm khí hậu- thủy văn

Do địa hình chi phối nên khí hậu diễn biến phức tạp và thuộc vùng khíhậu nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,70C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là37,210C vào tháng 7, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2,60C vào tháng 2

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400mm tập trung từ tháng 5 đếntháng 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình là 131ngày/năm Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau

- Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1.581,8 giờ/năm, tháng có số giờnắng cao từ tháng 5 đến tháng 12, số ngày dông trung bình 49 ngày/năm

- Độ ẩm không khí trung bình năm là 83,0%, độ ẩm không khí thấpnhất trung bình năm là 62%

Nhìn chung khí hậu của Thạch Sơn với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm,khá thuận lợi trong sản xuất nông lâm nghiệp với thế mạnh là cây hàng năm,chăn nuôi đại gia súc Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều, tậptrung vào một số tháng mùa mưa gây ra úng lụt với những chân ruộng trũng,tạo dòng chảy lớn gây xói mòn đất vùng đồi Nhiệt độ xuống thấp vào mùa

Trang 35

đông, thiếu ánh sáng, lại ít mưa gây hạn hán cho cây trồng vụ Đông, Xuân vàđời sống của nhân dân.

Hệ thống thủy văn của xã chịu sự chi phối của sông Thác Cơ chảy quađịa bàn xã, chạy dọc từ Tây sang Đông Ngoài ra trên địa bàn xã còn rất nhiềucác khe nhỏ bắt nguồn từ các đỉnh đồi đi về suối lớn Đây là nguồn nước đảmbảo cung cấp nước tưới phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân.Tuy nhiên xã vẫn cần tiến hành kiên cố hóa hệ thống kênh mương nhằm nângcao hiệu quả tưới tiêu cho đồng ruộng để nâng cao hiệu quả sử dụng, tạo đàcho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm thâm canh tăng vụ, có thểchuyển đổi cơ cấu cây trồng để cho hiệu quả kinh tế cao hơn

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã

2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của từng vùngcũng như của từng quốc gia Nhìn vào tình hình phát triển nguồn lao độngcũng như cơ cấu lao động trong từng ngành mà người ta có thể đánh giá đượctình hình kinh tế của một vùng hay một quốc gia Đối với một xã Thạch Sơn

là xã thuộc khu vực III, vùng cao miền núi thì đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhânlực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động như hiệnnay là một việc rất khó khăn Tình hình dân số và lao động được thể hiện:

Trang 36

Nguồn: UBND xã Thạch Sơn, 2017

Nguồn lao động hiện nay trong toàn xã có 344 lao động chiếm tỷ lệ61,2% so với tổng số nhân khẩu trong toàn xã Nhìn chung lực lượng laođộng của xã khá dồi dào, song chất lượng lao động chưa cao, sự phân bố cònbất hợp lý với sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay Lao động ngành nôngnghiệp chiếm phần lớn nhưng diện tích đất nông nghiệp ít, sản xuất mang tínhthời vụ, các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnhdẫn đến tình trạng lao động thiếu việc làm theo mùa vụ khá phổ biện, chấtlượng lao động còn nhiều hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sảnxuất chưa cao

2.1.2.2 Về thu nhập và mức sống

Trong những năm qua, nhờ áp dụng nhiều chính sách đầu tư phát triển

cùng với định hướng rõ ràng, đúng đắn của các cấp Uỷ đảng với phương châm

“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cơ cấu kinh tế đã chuyển biến theo hướngtích cực, kinh tế có sự tăng trưởng nhất định kéo theo thu nhập và mức sốngngười dân dần được nâng lên

Thu nhập bình quân năm 2016: 9,2 triệu đồng/người/năm

Trang 37

2.1.2.3 Điều kiện về y tế- giáo dục

- Giáo dục đào tạo

Trường mầm non: Có 03 điểm trường thuộc thôn Non Tá, Đồng Băm

và thôn Đồng Cao Số học sinh: 69 học sinh, tỷ lệ trẻ đến lớp đạt 100%, sốgiáo viên là 9 và trường chưa đạt chuẩn Quốc gia mức độ I

Trường Tiểu học: Trường tiểu học có 02 điểm trường thuộc thôn Đồng

Băm và Đồng Cao Số giáo viên là 13 có 4 phòng học và 2 phòng chức năng.Trong đó trường chưa đạt chuẩn quốc gia

Trường THCS: Tổng số cán bộ, giáo viên 15 có 04 lớp học; 04 phòng

hành chính quản tri, 02 phòng chức năng cho học sinh, 01 phòng thư viện, 01phòng đồ dùng So với quy định cuả trường chuẩn Quốc gia thiếu một số phòngsau: Nhà đa năng học sinh: 300m2; phòng hoạt động Đội; phòng truyền thống

- Về Y tế

Trạm y tế: Nằm tại thôn Non Tá, tổng số cán bộ 04 người trong đó bác sĩ

01 người, y sĩ đa khoa 01 người, điều dưỡng viên 01, dược sĩ viên 01

Trong năm 2017 thực hiện vào các căn cứ kế hoạch của trung tâm y tếhuyện trạm y tế xã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã đưa việc chăm sóc vàbảo vệ sức khỏe cho nhân dân vào nghị quyết để thực hiện, chỉ đạo ban chỉ đạochăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và ngành chức năng triển khai thựchiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong các đợt chiến dịch như: kế hoạchtháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kế hoạch tiêm ATcho phụ nữ trong độ tuổi 15 – 35; kế hoạch thực hiện chiến dịch chăm sóc sứckhỏe sinh sản, kế hoạch phòng chống sốt rét, kế hoạch tiêm phòng mở rộng, kếhoạch triển khai tiêm phòng bệnh viêm não nhật bản Chỉ đạo cán bộ trạm vànhân viên y tế thôn bản tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại cộng đồng,giám sát dịch, nhận báo dịch hàng ngày theo quy định

Công tác vệ sinh phòng bệnh trên địa bàn xã không xuất hiện bệnh dịchxảy ra Không có người bệnh ngộ độc thực phẩm, công tác truyền thông giáodục sức khỏe triển khai có hiệu quả

Trang 38

Công tác khám chữa bệnh: Trạm y tế xã vẫn tiếp tục quán triệt thựchiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, nâng cao tinh thần, thái độphục vụ người bệnh, các đối tượng có thẻ bảo hiểm đến khám chữa bệnh tạitrạm y tế xã được cấp thuốc điều trị miễn phí 100%, trang thiết bị dụng cụkhám chữa bệnh được quản lý tốt

Công tác dược: Trong năm trạm y tế xã chủ động lập dự trù cung ứng

đủ thuốc phục vụ khám chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế Duy trì tủ thuốc trực, thuốc cấp cứu bảo quản sử dụng thuốc an toàn hợp lý,thuốc quy về một mối do cán bộ dược quản lý Thuốc các chương trình đượccấp kịp thời đúng quy định

- Văn hóa - Thể thao

Số trung tâm văn hoá của xã, thôn:

- Nhà văn hóa và sân thể thao trung tâm hiện chưa có

- Nhà văn hoá thôn: có 02/03 thôn có nhà văn hoá

Hiện nay đang khởi công xây dựng nhà văn hóa thôn Đồng Cao, dựkiến bàn giao đưa vào sử dụng tháng 12/2018

* Số khu thể thao của xã, thôn: Khu thể thao xã chưa có, số cần xây

mới khu thể thao: 03 thôn và 01 khu thể thao xã

Trang 39

Bảng 2.4 Hiện trạng nhà văn hóa xã năm 2017

(chỗ)

Diện tích nhà (m 2 )

Diện tích đất (m 2 )

Cơ sở vật chất kỹ thuật được coi là then chốt nền tảng cho sự phát triển

KT - XH của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nói chung, của từng địaphương nói riêng Nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ thì nơi đó cónền kinh tế phát triển, dân cư tập trung đông đúc Cơ sở hạ tầng là một yếu tốgóp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm Nó tạo

ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển KT - XH, để ổn định đời sốngcho nhân dân Do vậy chúng ta cần phải tu bổ và đầu tư xây dựng mới để đảmbảo cho yêu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

Về giao thông: Hệ thống giao thông nhìn chung thực hiện tốt cho việc

đi lại của nhân dân Toàn xã có 15km đường liên xã là đường bê tông Hệthống giao thông được sửa chữa, đổ đất san lấp ổ gà hàng năm Đến năm 2017trong toàn xã đã cứng hóa được hầu hết các tuyến đường giao thông liên thôntrong toàn xã, điều kiện đi lại của người dân cũng thuận lợi hơn

Về thuỷ lợi: Tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, diện tích lúachiếm ưu thế Do vậy mà công tác thuỷ lợi rất được sự quan tâm của Đảng uỷ,UBND xã Hàng năm xã đều huy động các lực lượng lao động của xã tậptrung tu bổ, nạo vét kênh mương nội đồng, cung cấp lượng nước tương đốiđầy đủ cho sản xuất nông nghiệp Toàn xã có 29 tầm cống, 2 hồ chứa nước,kênh mương được kiên cố hoá với chiều dài là 4 km đã tưới tiêu đủ cho 75%diện tích đất

* Phong thục tập quán

Ngày đăng: 18/01/2019, 21:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ban chấp hành trung ương Đảng (2008), Nghị quyết 26/NQ – TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương VII (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 26/NQ – TW
Tác giả: Ban chấp hành trung ương Đảng
Năm: 2008
4. Ban chấp hành trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP, ngày 28/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP
Tác giả: Ban chấp hành trung ương Đảng
Năm: 2008
5.Vũ Thị Bình (chủ biên), Nguyễn Thị Vòng, Đỗ Văn Nhạ (2006), Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 18 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Quy hoạch phát triển nông thôn
Tác giả: Vũ Thị Bình (chủ biên), Nguyễn Thị Vòng, Đỗ Văn Nhạ
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2006
6. Bộ NNPTNT (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT
Tác giả: Bộ NNPTNT
Năm: 2009
7. Bộ NNPTNT (2013), Thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT, ngày 04/10/2013 về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT
Tác giả: Bộ NNPTNT
Năm: 2013
8. Bộ TNMT (2014), Thông tư số 28/2014/TT - BTNMT, ngày 01/11/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ sử dụng đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 28/2014/TT - BTNMT
Tác giả: Bộ TNMT
Năm: 2014
9. BXD - BNNPTNT - BTNMT (2011), TTLT số 13/2011/TTLT-BX -BNNPTNT-BTNMT, ngày 28/10/2011 về việc quy định việc lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: TTLT số 13/2011/TTLT-BX-BNNPTNT-BTNMT
Tác giả: BXD - BNNPTNT - BTNMT
Năm: 2011
10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Quyết định 491/QĐ- TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 491/QĐ-TTg
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2009
11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Quyết định số 800/QĐ- TTg, ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 800/QĐ-TTg
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2010
12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Sửa đổi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số342/QĐ-TTg
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2013
13. Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình Phát triển nông thôn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 47 – 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phát triểnnông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2005
14. Đoàn Công Quỳ và những người khác (2006), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 34 – 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quy hoạchsử dụng đấ
Tác giả: Đoàn Công Quỳ và những người khác
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2006
15. Trần Văn Sơn (2011), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước châu Á, Báo Tạp chí Cộng sản, số ngày 25/12/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một sốnước châu Á
Tác giả: Trần Văn Sơn
Năm: 2011
16. UBND Xã Thạch Sơn (2011), Báo cáo thuyết minh quy hoạch nông thôn mới xã Thạch Sơn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2025 Khác
17. UBND xã Thạch Sơn (2011), Đề án xây dựng nông thôn mới xã Thạch Sơn - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2025 Khác
18. UBND xã Thạch Sơn (2016), Báo cáo kết quả kiểm kê, thống kê đất đai xã Thạch Sơn năm 2016 Khác
19. UBND xã Thạch Sơn (2016), Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới 2016 xã Thạch Sơn - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w