1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trích ly flavonoid trong chè dây (Ampelepsis cantoniensis Planch) tạo chế phẩm bột trà dây hòa tan

73 169 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 864,8 KB

Nội dung

Trích ly flavonoid trong chè dây (Ạmpelopsis cantoniensis Pỉanch) tạo chế phẩm bột trà dây có hoạt tính chống oxy hóa và khảo sát khả năng kháng khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Nội dung gồm: -Khảo sát trích ly flavonoid trong chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch) bằng dung môi nước và ethanol. -Sấy phun tạo chế phẩm bột trà dây hòa tan từ dịch trích flavonoid trích ly bằng nước. -Khảo sát tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn HP của dịch trích flavonoid và chế phẩm bột trà dây hòa tan.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐINH VÕ NGỌC CHI

TRÍCH LY FLAVONOID TRONG CHÈ DÂY

(Ampelopsis cantoniensis Planch) TẠO CHẾ PHẨM BỘT TRÀ

DÂY HÒA TAN

Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm

Mã số : 60540101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2018

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Trần Thị Ngọc Yên

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Đinh Võ Ngọc Chi

Ngày, tháng, năm sinh: 29/09/1993

Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm

I TÊN ĐỀ TÀI:

Trích ly flavonoid trong chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch) tạo chế phẩm bột

trà dây hòa tan

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Trích ly flavonoid trong chè dây (Ạmpelopsis cantoniensis Pỉanch) tạo chế phẩm bột trà dây có hoạt tính chống oxy hóa và khảo sát khả năng kháng khuẩn Helicobacter

Pylori (HP).

Nội dung gồm:

- Khảo sát trích ly flavonoid trong chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch) bằng

dung môi nước và ethanol

- Sấy phun tạo chế phẩm bột trà dây hòa tan từ dịch trích flavonoid trích ly bằngnước

- Khảo sát tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn HP của dịch trích flavonoid và chế

phẩm bột trà dây hòa tan

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 15/01/2018

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Mã số : 60540101

Trang 4

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17/06/2018

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Trần Thị Ngọc Yên, cô đãtận tình hướng dẫn tận tâm và tạo điều kiện tốt cho em trong suốt thời gian thực hiệnluận văn vừa qua

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô giáo trường đại họcBách Khoa - Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô thuộc bộ mônCông nghệ thực phẩm, vì những kiến thức lý thuyết quý giá và kinh nghệm thực tế màthầy cô đã truyền đạt trong suốt thời gian ở ghế nhà trường Em cũng xin cảm ơn bộmôn Công nghệ thực phẩm vì sự hỗ ừợ về điều kiện cơ sở vật chất và ttang thiết bị thínghiệm, tạo điều kiện để em có thể thực hiện nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn củamình

Cuối cùng, em xin trân ttọng cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã tạo điềukiện về vật chất và tinh thần, giúp đỡ, ủng hộ để em hoàn thành tốt quá trình học tập củamình

TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2018

Đinh Võ Ngọc Chi

Trang 6

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch) là một trong những loại thực vật chứa

hàm lượng flavonoid có hoạt tính sinh học cao với khả năng chống oxy hóa và kháng

khuẩn, đặc biệt có khả năng kháng khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

Trong nghiên cứu này, quá trình trích ly chè dây với 2 loại dung môi nước vàethanol được khảo sát, đồng thời tạo chế phẩm bột trà dây hòa tan bằng phương phápsấy phun từ dịch trích bằng nước Hoạt tính các dịch trích và chế phẩm bột trà dây hòatan được đánh giá trên khả năng kháng oxy hóa theo phương pháp bắt gốc tự do DPPH

và hoạt tính kháng khuẩn Helicobacter Pylori Kết quả thu nhận cho thấy, trích ly bằng

nước tại nhiệt độ 80°C, thời gian 2 giờ thì tỉ lệ thu hồi flavonoid là 20.36% so với tổnglượng flavonoid có trong nguyên liệu, và giá trị IC50 là 73.31|Ag/ml Đối với trích lybằng ethanol 70%, tại nhiệt độ phòng, thời gian 6 giờ thì tỉ lệ thu hồi flavonoid là56.88% cao hơn giá trị thu nhận khi trích ly bằng nước, giá trị IC50 của dịch tríchethanol đạt 49.37pg/ml cho thấy khả năng kháng oxy hóa cao hơn so với dịch trích bằng

nước Khả năng kháng khuẩn HP cũng cho kết quả tương ứng, đường kính vòng vô

khuẩn của dịch trích bằng nước và cồn 70% lần lượt là 7mm và 20mm tương ứng vớinồng độ của flavonoid có trong dịch trích lần lượt là 4.35 và 15.67 mg/ml

Chế phẩm bột trà dây hòa tan được thu nhận bằng kỹ thuật sấy phun dịch trích bằng nước với chất mang là maltodextrin DE 19 Trong đó, quá trình trích ly 3 bậc được sử dụng để tăng nồng độ flavonoid trong dịch trích lên thành 18.9 mg/ml và đạt nồng độ chất khô 3% phù hợp cho sấy phun Tại điều kiện nhiệt độ sấy 155°c, áp lực đầu phun 2 bar với tỉ lệ maltodextrin so với nồng

độ chất khô dịch trích 5\1, hiệu suất vi bao đạt cao nhất

83.92% Bột trà dây hòa tan có hàm lượng flavonoid là 127.78 mg/g, chỉ số kháng oxy hóa IC50 là 117.23 pg/ml

Trang 7

Ampeỉopsis cantoniensis Planch is a plant species that contains high levels of

biological flavonoids with antioxidant and antimicrobial properties, particularly resistant

to Helicobacter Pylori (HP).

In this study, the extraction condition with two solvents including water andethanol was investigated, and the instant “che day” using spray drying from waterextracted was obtained The antioxidant and antimicrobial activites of extracted andinstant “che day” were evaluated using DPPH radical scavenging activity and resistant

to Helicobacter Pylori activity The results showed that the extracted using DI water at

80°C for 2 hours, resulted in the flavonoid recovery ratio was 20.36% of total amount offlavonoid contained in the material, the IC50 value was 73.31 pg/ml The extracted bysolvent of 70% ethanol, at room temperature, for 6 hours, resulted in the flavonoidrecovery ratio was 56.88% higher than that value obtained by DI water extraction, theIC50 value of the ethanol exttacted was 49.37pg/ml was also higher than antioxidant

activity of water exttacted The resistant to HP activity also resulted in a sterile ring

diameter of water extracted and and ethanol extracted were 7mm and 20mm,respectively, related with flavonoid concenttations of 4.35 and 15.67 mg/ml,respectively

The instant “che day” was obtained from water extracted by spray drying,maltodextrin D19 was used as carrier material The 3-step extraction was used toincrease the flavonoid concentration in the extracted to 18.9 mg/ml and reached aconcentration of 3% dry matter, that was considered suitable for current spray drying Atthe drying temperature of 155°c, the injection pressure was 2 bar with the ratio ofmaltodextrin and dry master in the extracted was 5:1, the highest efficiency was83.92% The instant “che day” contain flavonoid of 127.78 mg/g, IC50 value of 117.23

pg / ml

7

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài viết này là do tôi thực hiện, những nội dung, số liệu và cáckết quả thu được do chính tôi ghi nhận, tính toán và phân tích số liệu, không sao chép từbất cứ nguồn tài liệu nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã có trích dẫn đầy đủthông tin theo đúng quy định

Thực hiện luận văn

Đinh Võ Ngọc Chi

8

Trang 9

MỤC LỤC

1.3.1 Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng kháng khuẩn HP từ dịch trích flavonoid 31

3.4.4Thí nghiệm 4:Khảo sát hiệu suất thu hồi flavonoid trong quá trình sấy phun32

Trang 10

3.4.5

Trang 11

3.4.6 DANH MỤC BẢNG

3.4.7 3.4.8

3.4.9 DANH MỤC HÌNH

3.4.10 3.4.11

3.4.12 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3.4.13 HP: Helicobacter Pylori

3.4.14 NMR : Nuclear Magnetic Resonance

3.4.15 uv - Vis : Ultraviolet - Visible

3.4.16 MS : Mass spectrometry

3.4.17 IR: Infrared Spectrophotometry

3.4.18 LDL : Low Density Lipoprotein

3.4.19 HIV : Human immunodeficiency virus infection

3.4.20 DE: Dextrose Equivalent

3.4.21 DNA: Deoxyribonucleic acid

3.4.22 DPPH: l,l-diphenyl-2-picrylhydrazyl

3.4.23 MIC : Minimum Inhibitory Concentration

3.4.24 MD : Maltodextrin

11

Trang 12

3.4.25 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

3.4.26 Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis Planch, được phân

bố ở Lào, Trung Quốc, Indonexia, Ân Độ và Việt Nam Ở Việt Nam chè dây mọc ở CaoBằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Uông Bí, Hòa Bình, Bắc Thái, Hà Giang, HàTây, Quảng Nam, Kom Turn, Lâm Đồng, [1], Chè dây đã được sử dụng làm nướcuống khá phổ biến tại Việt Nam từ lâu đời, đa phần ở vùng núi cao Theo các nghiêncứu, chè dây là một loại thảo dược chứa hàm lượng flavonoid 18.15%, có khả năngchống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn đã được nghiên cứu bởi GS.TS Phạm Thanh

Kỳ và các cộng sự Ngoài ra, Chè dây còn có hoạt tính sinh học cao như khả năng khángviêm [2], giảm lipid trong máu, giảm xơ vữa động mạch[3], đặc biệt là khả năng kháng

khuẩn đối với Helicobacter Pylori (HP) Hiện nay chè dây đã được chiết xuất và bào

chế thành thuốc AMPELOP để điều trị viêm loét dạ dày, nhưng trên lĩnh vực thực phẩmthì chỉ có một sản phẩm duy nhất là trà dây khô được pha uống theo phương pháptruyền thống của trà nói chung

3.4.27 Do đó, định hướng của đề tài “Trích ly flavonoid trong

chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch) tạo chế phẩm bột

trà dây hòa tan” nhằm mục đích khảo sát khả năng trích ly của dung môi nước so với ethanol và sử dụng dich chiết nước

để tạo chế phẩm bột trà dây hòa tan, đa dạng hóa sản phẩm cho nguyên liệu chè dây

Trang 13

3.4.28 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về cây chè dây

3.4.29 Cây chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis Planch, Vitaceae.

Cây chè dây thuộc họ dây leo, cành có lông nhỏ hình trụ mềm Tua cuốn chia thành 2 -3nhánh mọc đối diện với lá, thay thế cho lá bị thoái hóa Lá kép lông chim có 7 - 11 láchét Gốc lá đôi khi hình tim, dài 25 -75 mm, rộng 15-20 mm Phiến lá nhẵn, mặt dướiráp, màu nhạt, răng cưa đôi khi giảm thành mũi nhọn Gân cấp hai có 4 - 5 đôi gân phụtạo thành mạng lưói Cuống lá chét dài 3-10 mm Lá chét cuối cùng thường to và dài gấpđôi các lá chét khác Lá kèm hình mắt chim Hoa nhỏ cuống rất ngắn, cuộn hoa hìnhtrứng tròn có những lông nhỏ Đài hình đầu, cánh hoa 5, chỉ nhị hình chỉ Nhụy hình trụ,đầu nhụy hầu như hình đĩa, bầu chia hai ô có hai noãn Quả mọng nâu đen, hơi cay Hoa

nở vào tháng 6, quả chín vào tháng 9 [1]

3.4.30 Chè dây là một loại thực vật hai lá mầm ừong họ Nho, được phân bố ởLào, Trung Quốc, Indonexia, Ân Độ Ở Việt Nam chè dây mọc ở Cao Bằng, Lào Cai,Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Uông Bí, Hòa Bình, Bắc Thái, Hà Giang, Hà Tây,Ninh Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Kom Turn, Gia Lai, Lâm Đồng [1]

3.4.31

3.4.32 Hĩnh 2.2:cây chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch)

13

Trang 14

1.1.2 Thành phần hóa học của cây chè dây

3.4.33Theo nghiên cứu của Xu Zihong và các cộng sự đã xác định được cácthành phần hóa học cơ bản của chè dây cùng các loại vitamin và khoáng chất Ngoài ra,còn xác định hàm lượng flavone chiếm 4.73% ừong thành phần hóa học Các thành phầnhóa học cơ bản ừong chè dây được trình bày ừong bảng 2.1

3.4.34Bảng 2.1: Thành phần hóa học cơ bản chè dây [4]

3.4.35

3.4.36

3.4.37lOOg chè dây [4] Bảng 2.2: Thành phần vitamin và các khoáng chất trong

14

Trang 15

1.1.3 Các hợp chất thứ cấp trong cây chè dây

3.4.38 Các nghiên cứu còn cho thấy rằng, ừong chè dây chứa rất nhiều cáchợp chất vói hoạt tính sinh học cao Theo nghiên cứu của Nguyen Van Thu và các cộng

sự [2], trong chè dây có chứa 16 hợp chất được tỉm thấy sau khi phân tích (Bảng 2.3).Ngoài ra, hai hợp chất chính trong thành phần flavonoid của chè dây là myricetin vói5.32% và dihydromyricetin 53.83% đã được GS.TS Phạm Thanh Kỳ và cộng sự [4] xácđịnh hàm lượng và khả năng chống oxy của chúng, trong lOOg chè dây cũng đã được xácđịnh có chứa 1.77g myricetin và 25.2g dihydromyricetin bỏi Chen Zuanguang và cộng sự[5]

Trang 16

1.1.4 Công dụng của cây chè dây

3.4.85 Đã có nhiều khảo sát và nghiên cứu về hoạt tính và công dụng của chè dây

và thành phần đa dạng về các họp chất thứ cấp, với hàm lượng thành phần chínhmyricetin và dihydromyricetin đã được nghiên cứu có khả chống oxy hóa cao [4], Theo

Đỗ Thị Hà và cộng sự [6], thành phần chính myricetin trong dịch trích thô chè dây bằngdung môi methanol có khả năng chống oxy hóa LDL, giảm xơ vữa động mạnh Ngoài racòn có các đặc tính kháng viêm do ức chế nitrit oxide từ các thành phần trong chè dây[2], khả năng giảm tế bào ung thư bạch cầu HL-60 trên cơ thể người [7], khả năng kháng

khuẩn trên một số loại vi sinh vật thực phẩm [8], đặc biệt tính kháng HP của dịch trích

chè dây cũng đã được báo cáo bởi GS.TS Phạm Thanh kỳ (2001) và Luong Thi My Ngan

(2017) cho kết quả về nồng độ ức chế đối (MIC) với HP 0.31mg/mL [9],

1.2 Tổng quan về họp chất flavonoid

3.4.86 Flavonoid là nhóm họp chất tự nhiên thường gặp có trong nguồn gốc thựcvật Năm 1930, một chất mới đã được phân lập từ quả cam Vào thời gian đó hợp chấtnày được coi là một loại vitamin mới và được chỉ định là vitamin p Sau đó, hợp chấtđược xác định là một flavonoid và cho đến nay đã có hơn 4000 loại flavonoids đã đượcxác định

3.4.87 Cấu trúc hóa học flavonoid được dựa trên một bộ xương 15 carbon baogồm hai vòng benzen (A và B như trong hình 2.2) liên kết thông qua một vòng pyrane dịvòng (C)

Trang 17

3.4.893.4.90

3.4.91 Hình 2 3 Cẩu trúc cơ bản flavonoid [9]

3.4.92 Flavonoid có thể được chia thành các phân nhóm khác nhau tùy thuộc vàocarbon của vòng c mà trên đó vòng B được gắn vào và mức độ bão hòa và quá trình oxyhóa của vòng c (Hình 2.3) Các flavonoid trong đó vòng B được liên kết ở vị trí 3 củavòng c được gọi là isoflavones Vòng B được liên kết ở vị trí 4 được gọi làneoflavonoids, trong khi đó vòng B được liên kết ở vị trí 2 có thể được chia nhỏ thànhnhiều phân nhóm dựa trên các đặc điểm cấu trúc của vòng c Các phân nhóm này là:flavon, flavonol, flavanon, flavanonol, flavanol hoặc catechin, anthocyanin vàchaicones

3.4.933.4.94 Hình 2.4:Phân loại flavonoid [10]

Trang 18

1.2.3 Dihydromyricetin

3.4.953.4.96

3.4.97 Hình 2.5: Công thức cẩu tạo dihydromyricetỉn [11]

3.4.98Dihydromyricetin (ampelopsin) là myricetin được no hóa ở liên kết đôi c2

= c3 ttong cấu trúc khung flavonol Công thức cấu tạo : 3,5,7,3’,4’,5’ - hexahydroxyflavanon, có ttọng lượng phân tử 320 Dihydromyricetin dạng tinh thể hình kim màuvàng nhạt, thường tụ lại thành hình chồi, nhẹ xốp, nhiệt độ nóng chảy 255 - 257°c, tan íttrong nước lạnh, tan tốt trong nước sôi, tan trong ethanol, tan hoàn toàn trong cồn nóng

và ethylacetat [1]

3.4.99Dihydromyricetin được biết đến với tên ampelopsin thường gặp ttong họ

Ampeỉopsis, đã được nghiên cứu cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của 14 chủng vi

khuẩn, chủ yếu là các chủng Staphylococcus aureus và một số vi khuẩn Bacillus [8],

[10] Dihydromyricetin có khả năng chống oxy mạnh ừong ứng dụng bảo quản [11] vàđược xem là chất chống oxy hóa ưong tự nhiên có hiệu quả cao [12],

3.4.100 Ngoài ra, dihydromyricetin còn có khả năng chống peroxid hóalipid ưên tim, tế bào gan và mô não [13], Các nhà nghiên cứu khoa học cũng cho biếtrằng dihydromyricetin có thể chống nhiễm HIV-1 và chống giảm kháng thể HIV-1 P24.Những nghiên cứu này đưa ra hiểu biết mói về tác dụng chữa AIDS củadihydromyricetin bằng cách bảo vệ tế bào T của người nhiễm HIV [14]

Trang 19

1.2.4 Myricetin

3.4.1013.4.102

3.4.103 Hình 2.6: Công thức cẩu tạo myricetin [17]

3.4.104 Myricetin là một flavonol thuộc polyphenol Hàm lượng cao củamyricetin được tìm thấy trong vỏ của nhiều loại trái cây như nho đỏ [15], trong các loạithực phẩm tự nhiên như quả mọng, rau, trà, rượu và thảo dược [16], cấu trúc củamyricetin tương tự như của quercetin Sự hydroxyl hóa ở vị trí 5’ trong vòng B dẫn đến

sự hình thành myricetin từ quercetin[15] Theo Phùng Thị Vinh, myricetin có dạng tinhthể hình kim, màu vàng cánh gián, nhiệt độ nóng chảy 312 - 315°c [4]

3.4.105 Myricetin có hoạt tính giống như vitamin p [17], hoạt tính này thểhiện ở tác dụng làm bền vững mao mạch, giảm tính giòn của thành mạch Myricetin cócác khả năng chống viêm, chống xơ vữa động mạch và chống huyết khối Đặc biệt, cácnghiên cứu đã chỉ ra rằng myricetin có tác dụng hạ đường huyết ở động vật đái tháođường[18] Theo Pablo Strobel và các cộng sự, myricetin, quercetin và catechin gallate

ức chế sự hấp thu glucose vào trong tế bào tạo mỡ cô lập của chuột [19], Theo Hua Huang và cộng sự, myricetin có tác động đáng kể trong việc bảo vệ tế bào bỏi tiacực tím - B, giảm sự hư hại đối vói keratinocytes [16],

Jheng-3.4.106 Ngoài ra, myricetin là flavonoid duy nhất đã được phát hiện có tácdụng làm tăng thu giữ và giảm thải iod Tác dụng phát tán và tăng thời gian lưu giữ iodcủa myricetin có thể có ý nghĩa lâm sàng trong điều trị ung thư tuyến giáp bằng iodphóng xạ [20]

Trang 20

1.2.5 Giá trị sinh học của flavonoid

3.4.107 Khả năng của flavonoid hoạt động như chất chống oxy hóa đã chochúng một vị trí quan trọng trong lĩnh vực sức khỏe con người và y học Chế độ ănnhiều chất flavonoid, trái cây và rau quả được bảo vệ chống lại nhiều bệnh khác nhau,đặc biệt là bệnh tim mạch và một số loại ung thư Tác dụng bảo vệ của flavonoid trongcác hệ thống sinh học được gán cho khả năng chuyển các electton tự do, kích hoạtenzym chống oxy hóa, giảm alpha-tocopherol radicals và ức chế oxidase

3.4.108 Flavonoid có liên quan đen một loạt các tác dụng thúc đẩy sứckhỏe Chúng là một thành phần không thể thiếu trong một loạt các ứng dụng dinhdưỡng, dược phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm với khả năng chống viêm[21] và chống gâyung thư[22] cùng với khả năng điều chỉnh các chức năng enzyme tế bào chủ [23], giảm

sự hình thành gốc tự do [17], Khả năng của flavonoid hoạt về các tác nhân chống ungthư, đã đưa ra các cơ chế phân tử chính trong các tỉnh huống khác nhau Trong việcngăn ngừa các chất gây ung thư, flavonoid gây tác động lên cytochrome P450 để ức chếhoạt động của một so isozyme P450 có khả năng sản xuất một số chất gây ung thư [24],

3.4.109 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quercetin giúp ngăn chặn oxy hóalipid Ngoài quercetin, còn có các flavonoid khác như myricetin, quercettin và rutincũng giúp ức chế sự sản xuất các gốc tự do [25] [26],

3.4.110 Flavonoid cũng đã được công nhận cho hoạt tính kháng khuẩn củachúng và nhiều nhà nghiên cứu đã phân lập và xác định cấu trúc của flavonoid có tínhchất kháng nấm, kháng vi-rút và kháng khuẩn Tác dụng kháng virus của flavonoid đãđược thể hiện bởi Wang và cộng sự[27], đặc biệt trong điều trị nhiễm virus

Trang 21

1.3 Quá trình trích ly thu nhận họp chất flavonoid

1.3.1 Nguyên lý quá trình trích ly

3.4.111 Trích ly là quá trình hòa tan chọn lọc một hay nhiều cấu tử có ttongmẫu nguyên liệu bằng cách cho nguyên liệu tiếp xúc với dung môi Đây là quá trìnhtruyền khối do có sự chênh lệch nồng độ của hợp chất cần thu nhận bên ttong nguyênliệu và dòng chảy bên ngoài (dung môi) Động lực của quá trình trích ly là sự chênhlệch nồng độ của cấu tử ở ừong nguyên liệu và ttong dung môi [28],

3.4.112 Quá trình trích ly gồm 2 dạng :

> Trích ly rắn - lỏng : nguyên liệu ở dạng rắn, nhờ đó chất tan được chiết xuất từpha rắn với sự hỗ ttợ của dung môi

> Trích ly lỏng - lỏng : nguyên liệu ở dạng lỏng, là một phương pháp chiết chất tan

từ dung dịch ừong dung môi nhất định[29]

1.3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly

3.4.113 Dung môi : yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chiết và khả

năng kháng oxy hóa không chỉ phụ thuộc vào phương pháp chiết mà còn phụ thuộc vàodung môi được sử dụng để chiết Sự có mặt của các họp chất chống oxy hóa khác nhauvới các đặc điểm hóa học khác nhau và độ phân cực có khả năng hòa tan trong các loạidung môi khác nhau[30] Các dung môi phân cực thường được sử dụng để thu hồipolyphenol từ các thực vật Các dung môi thích hợp nhất là nước, ethanol, methanol,acetone và ethyl acetate Nước và ethanol được biết đến như là một dung môi tốt chochiết xuất polyphenol và an toàn cho con người [31]

3.4.114 Kích thước của nguyên liệu : kích thước nguyên liệu càng nhỏ thì

diện tích bề mặt tiếp xúc giữa nguyên liệu và dung môi sẽ càng lớn Do đó, việc trích lycác cấu tử từ nguyên liệu vào dung môi sẽ trở nên dễ dàng [28],

3.4.115 Ti lệ khối lượng giữa nguyên liệu và dung mồi : với cùng một lượng

nguyên liệu, nếu ta tăng lượng dung môi sử dụng thì hiệu suất trích ly sẽ tăng theo Đó

Trang 22

là sự chênh lệch nồng độ cấu tử cần trích ly ừong nguyên liệu và ừong dung môi sẽ cànglớn Tuy nhiên, nếu lượng dung môi sử dụng quá lớn thì sẽ làm loãng dịch trích Nhưvậy, chúng ta cần xác định tỷ lệ phù họp giữa khối lượng nguyên liệu và dung môi [28],

3.4.116 Nhiệt độ trích ly : khi tăng nhiệt độ, các cấu tử sẽ chuyển động

nhanh hơn, do đó sự hòa tan và khuếch tán của các cấu tử từ nguyên liệu vào dung môi

sẽ được tăng cường Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của dung môi sẽ giảm, dungmôi dễ dàng xuyên qua lớp nguyên liệu và làm cho diện tích tiếp xúc bề mặt giữanguyên liệu và dung môi sẽ càng lớn Còn ưong công nghệ sản xuất trà hòa tan, quátrình trích ly được thực hiện ở 70 - 90°C [32] [28],

3.4.117 Thời gian trích ly : khi tăng thời gian trích ly thì hiệu suất thu hồi

chất chiết sẽ gia tăng Tuy nhiên, nếu thời gian trích ly quá dài thì hiệu suất thu hồi chấtchiết sẽ không gia tăng thêm đáng kể

3.4.118 Đảo trộn : tốc độ đảo ừộn tác động từ ngoài đến bề mặt hạt nhưng

không ảnh hưởng đến tỉ lệ trích ly nếu yếu tố kiểm soát là sự khuếch tán bên ừong [29]

1.4 Kỹ thuật sấy phun

3.4.119 Sấy là quá trình sử dụng nhiệt để tách nước ra khỏi mẫu nguyênliệu Trong quá trình sấy, nước được tách ra khỏi nguyên liệu theo nguyên tắc bốc hơihoặc thăng hoa Trong quá trình sấy mẫu nguyên liệu thường ở dạng rắn, tuy nhiên cũng

có thể ở dạng rắn hoặc dạng huyền phù Sản phẩm thu được sau quá ttình sấy luôn ởdạng rắn hoặc dạng bột [28]

Trang 23

3.4.120 Sấy phun : Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để sấykhô thực phẩm dạng lỏng Dung dịch được chuyển thành sương hoặc phun sương Kíchthước giọt thường nằm trong khoảng 10-200 pm, đối vói một số ứng dụng thì các giọtlớn hơn được tạo ra Các hạt được tiếp xúc với không khí nóng trong một buồng sấy Dokích thước tương đối nhỏ của các giọt nước, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn làm tăng khảnăng bay hơi độ ẩm Ngoài ra, khoảng cách mà độ ẩm phải di chuyển đến bề mặt sấy làtương đối ngắn Do đó, thòi gian sấy tương đối ngắn, thường nằm trong khoảng từ 1- 20giây Vì vậy, sấy phun có thể được sử dụng để sấy khô các vật liệu nhạy cảm với nhiệt.[32]

3.4.121

3.4.122 Hình 2.7:Sơ đồ sẩy phun [32]

3.4.123 Nhiệt độ đầu vào: nhiệt độ sấy ảnh hưởng đáng kể lên hiệu suất của

quá trình sấy phun quá trình này đã được báo cáo bởi Chegini và Ghobadian (2007) [33]trong sấy phun bột nước cam Các đặc tính của bột như độ ẩm, mật độ khối lượng lớn,kích thước hạt, khả năng hút ẩm và hình thái bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ đầu vào Thôngthường, nhiệt độ đầu vào sử dụng cho kỹ thuật phun khô cho bột thực phẩm là 150-

Peristaltic

—»-Outlet BBS

Trang 24

220°C Theo Chegini và Ghobadian (2005) [34] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độđầu vào (110- 190°C) trong sấy bột nước cam là phù họp Ngoài ra, nhiệt độ đầu vàoảnh hưởng đến mật độ bột Tonon et al (2008)[35J nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độđầu vào (140, 170, 200°C) dựa trên tỉ trọng của bột nước ép acai và thấy rằng nhiệt độtăng đã làm giảm tỉ trọng của mẫu.

3.4.124 Tốc độ dòng không khí: tốc độ dòng không khí thấp làm tăng thời

gian giữ sản phẩm ừong buồng sấy và ảnh hưởng lên khả năng tuần hoàn ừong buồngsấy [36],[37], Thời gian giữ sản phẩm tăng lên dẫn đến khả năng loại bỏ ẩm lớn hon.Ngoài ra, ảnh hưởng của tốc độ sấy không khí đối với tỉ trọng của bột phụ thuộc vào ảnhhưởng của nó đến độ ẩm do tính chất dính của sản phẩm Độ ẩm cao hon trong bột dẫnđến khả năng dính lại với nhau cao hon và kết quả là khối lượng lớn hon Do đó, việctăng tốc độ dòng không khí dẫn đến sự gia tăng hàm lượng độ ẩm ừong bột và giảm tỉtrọng bột

3.4.125 Tốc độ phun : Chegini và Ghobadian (2005) [34] đã nghiên cứu

ảnh hưởng của tốc độ phun phù họp (10.000-25.000 vòng / phút) trên các tính chất củabột nước cam Hàm lượng hơi ẩm còn lại giảm khi tăng tốc độ phun Ở tốc độ phun caohon, các giọt nhỏ hon được tạo ra và độ ẩm càng bị bốc hơi do bề mặt tiếp xúc tăng lên.Tốc độ phun cao hơn dẫn đến kích thước hạt nhỏ hơn và làm khô nhanh hơn do diệntích bề mặt lớn hơn[38]

3.4.126 Tốc độ nhập liệu : tốc độ nhập liệu cao gây tác động tiêu cực đến

năng suất của quá trình và đó là kết quả của việc giảm nhiệt, truyền khối lượng và năngsuất quá trình thấp hơn Chegini và Ghobadian (2007) [33] cũng cho rằng việc tăng tốc

độ nhập liệu làm tăng khả năng dính thành và giảm năng suất

3.4.127 Loại chẩt mang : Trong số các loại chất mang hiện nay,

maltodextrin được sử dụng rộng rãi với tính an toàn, hương vị nhẹ và giá cả hợp lý [38].Nói chung, độ hòa tan trong nước cao của maltodextrin góp phần làm giảm đáng kể độ

Trang 25

nhớt của giọt, có lợi cho việc phun sương và sấy khô dịch lỏng Goula và Adamopoulos(2008) [36] đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung maltodextrin (maltodextrin 6DE,12DE, 2IDE) vào các tính chất của bột cà chua cho thấy hàm lượng maltodextrindextrose (DE) cao hơn làm tăng hàm lượng hơi ẩm trong bột Điều này có thể là do cấutrúc hóa học của maltodextrins cao DE, có các nhóm ưa nước, và do đó có thể dễ dàngliên kết với các phân tử nước từ không khí xung quanh trong quá trình xử lý bột sau khisấy phun Ngoài ra, maltodextrin DE cao hơn làm tăng tỉ trọng ừong bột do độ dính của

nó Các loại chất mang khác nhau sẽ cho độ hòa tan khác nhau, trong đó maltodextrin cókhả năng hòa tan rat tốt trong nước [38]

3.4.128 Nồng độ chất mang : Nồng độ của chất mang cũng ảnh hưởng đến

tính chất của bột Quek và cộng sự (2007) [39] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độmaltodextrin (0, 3 và 5%) trên các tính chất của bột nước ép dưa hấu Kết quả cho thấyrằng các hạt được tạo ra rất dính và chủ yếu lắng đọng trên thành buồng sấy và cyclokhông thể lấy được Việc bổ sung maltodextrin 5% vào dịch trích cho kết quả tốt hơn sovới việc bổ sung maltodextrin 3% Những kết quả này cho thấy maltodextrin là một chấttrợ sấy hữu ích ừong quá trình sấy phun nước dưa hấu và kết quả là nó đã được cải thiệnsản lượng của sản phẩm

1.5 Chất mang maltodextrỉn

3.4.129 Maltodextrin là polysaccharide ít ngọt, màu trắng, tan trong nước

và có công thức hóa học là (C6Hi0O5)n.H2O Đây chính là một sản phẩm của quá trình thủy phân không hoàn toàn của tinh bột bằng enzyme hoặc bằng acid Maltodextrin được cấu thành từ các đơn vị glucose, bởi liên kết với a (1 —> 4) glycosidic, được sử dụng trong trong nhiều lĩnh vực Trong thực phẩm, maltodextrin dùng để thay đổi các cấu trúc và làm tăng giá trị cảm quan, làm chất ừợ sấy, dùng ừong sản xuất bánh kẹo sảnxuất kẹo, bánh, kem, trà hòa tan, nước ngọt, sữa bột Trong dược phẩm, maltodextrin làm chất liên kết để tạo thành viên nén và thuốc viên,

Trang 26

3.4.1303.4.131 2 < n < 2Õ

3.4.132

3.4.133 Hình 2.8: Cẩu trúc hóa học của maltodextrin [40]

1.6 Helicobacter Pylori (HP)

3.4.1343.4.135

3.4.136 Hĩnh 2.9:Helicobacter Pylori [41]

1.6.1 Lịch sử phát hiện Helicobacter Pylori

3.4.137 Helicobacter Pylori được phát hiện bởi Bottcher năm 1874 và bởi

Bizzozero năm 1893 Sau đó nhiều nhà nghiên cứu khác đã ghi nhận sự có mặt của mộtloài vi khuẩn trong dạ dày của chó, mèo và cả người, tuy nhiên vẫn chưa được nghiêncứu, phân lập và đặt tên cho loài vi khuẩn ấy Năm 1975 Steer đã đưa ra nhận xét rằngdưới lớp thượng bì của niêm mạc dạ dày bị viêm có sự hiện diện của vi khuẩn hình cong

và tế bào bạch cầu Sau đó 4 năm, tại bệnh viện Perth thuộc Hoàng gia Anh, một nhà môbệnh học- Robin Warren cũng đưa ra nhận xét tương tự Steer Năm 1983, BarryMarshall theo dõi bệnh nhân viêm hang vị dạ dày được điều ừị bằng teừacycline, saumột thời gian, ông kiểm ừa lại mô bệnh học niêm mạc dạ dày của chính bệnh nhân đóthì vi khuẩn đã biến mất Từ mẫu sinh thiết dạ dày của một bệnh nhân loét hành tá ừàng

Trang 27

Robin Warren, Barry Marshall và các cộng sự đã phân lập được chủng vi khuẩn mới và

đặt tên là Campylobacter pylori Vi khuẩn gram âm rất phù họp với hình thể ừên tiêu

bản mô bệnh học sinh thiết từ niêm mạc dạ dày bị viêm của cùng một bệnh nhân Năm

1983, chủng vi khuẩn này đã được các ông đã nuôi cấy thành công và đăng trên tạp chíLancet Thông qua nhiều nghiên cứu về siêu cấu trúc, thành phần acid béo của tế bào và

trình tự chuỗi 16S RNA, Goodwin và các cộng sự đề nghị xếp Campylobacter pylori vào giống Helicobacter bởi người ta thấy rằng nó có nhiều điểm sinh hóa học, cấu trúc

và thành phần khác với Campylobacter Từ đó Campylobacter pylori có tên là

Helicobacter Pylori Theo hệ thống phân loại vi khuẩn học, Hecolỉbacter là một giống

mới ttong phân lớp Epsilon thuộc ngành Proteobacteria Theo Jean Louis Fauchere thì

có hơn 9 loại Helicobacter được phát hiện, tuy nhiên chỉ có 3 loại H pylori, H cinaedi,

H heilmanni được phát hiện có ttong dạ dày người, trong đó H pylori chiếm ưu thế,

còn H heilmanni chỉ chiếm khoảng 1-8% Hiện nay người ta đã tìm được 21 loài thuộc

về giống Hecolibacter hiện diện trên các động vật khác nhau, ngoài ra còn có thể tìm thêm một số loài nữa thuộc giống này, nhưng HP đang là thủ phạm chính ừong các bệnh

3.4.139 HP không phân giải hydrat carbon cũng như không lên men và

không oxy hóa, nhưng chúng lại có men urease hoạt động rất mạnh HP sản sinh ra men urease để phân hủy ure Men urease của HP có hoạt tính cao nhất trong tất cả các loại vi

Trang 28

khuẩn có khả năng sinh ra men urease Khi ure bị phân hủy để thành ammoniac bởi men

urease thì môi trường trở thành kiềm hóa HP có thể sống lâu trong môi trường acid của

dạ dày nhờ sự có mặt của urease [40]

3.4.140 HP có khả năng tiết urease, men này có hoạt tính rất mạnh để phân

giải ure thành ammoniac Ure là sản phẩm chuyển hóa của các mô tế bào, chúng vàomáu một phần và được đào thải ra ngoài thận Một lượng ure tương đương từ máu qualớp niêm mạc dạ dày vào dịch dạ dày Ammoniac có phản ứng kiềm, tạo thành một lớp

đệm bao quanh HP giúp cho chúng tránh được tác động của môi trường acid cao của dạ

dày Mặt khác, ammoniac sinh ra cũng gây độc trực tiếp đối với tế bào niêm mạc dạ dày

Các men catalase, lipase và glycoproteinase của HP phân giải chất nhầy giúp cho chúng xâm nhập vào niêm mạc sâu hơn và phơi bày các thụ thể tế bào cho các adhezin của HP gắn vào đó và dần dần phá hủy tế bào HP cũng tiết ra các độc tố tế bào, các độc tố này cũng gây độc và phá hủy tế bào [40], Nhiễm Helicobacter Pylori gây ra những thay đổi

sinh lý và sự hình thành DNA ừong tế bào dạ dày, giảm khả năng chống oxy hóa làmtăng nguy cơ gây ung thư và tổn thương DNA từ sự phóng thích các gốc tự do [41], Khảnăng tiết urease và liên kết với các tế bào niêm mạc dạ dày được coi là các yếu tố gây

hại chính của HP [42],

3.4.141 Cơ chế các kháng sinh hiện nay trong điều trị HP được sử dụng chủ yếu,

bao gồm clarithromycin, metronidazole, levofloxacin, amoxicillin và tetracycline [43],

3.4.142 Clarithromycin vẫn là kháng sinh mạnh nhất hiện có chống lại HP với

nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là thấp nhất so với các phân tử khác, giá trị MIC thấp0,016-0,5 mg/L đã được nghiên cứu, kháng sinh được ghi nhận với giá trị MIC >1,0mg/L (khoảng: 2-256 mg/L)[44][45] Hoạt tính kìm khuẩn của clarithromycin phụ thuộcvào khả năng ức chế sự tổng họp protein bằng cách gắn với tiểu đơn vị vi khuẩn 50Sribosomal

Trang 29

3.4.143 Metronidazol đã được nghiên cứu rộng rãi về các cơ chế kháng HP Trong các chủng HP, giá trị MIC 0,5-2 mg/L được nghiên cứu, kháng sinh được ghi nhận với

giá ừị MIC > 8 mg/L (khoảng: 16-128 mg/L)[44][46] Hoạt tính diệt khuẩn củametronidazol phụ thuộc vào việc làm hỏng cấu trúc DNA

3.4.144 LevoHoxacin sử dụng để tiệt trừ HP đang gia tăng trên toàn thế giới vì vai

trò của nó trong phác đồ điều trị tốt hơn so với phương pháp điều trị dựa trênclarithromycin Giá trị MIC 0,25-0,50 mg/L được nghiên cứu, kháng sinh được ghi nhậnvới giá trị MIC > 1 mg/L (khoảng: 4-32 mg/L) [47] Trong các chủng nhạy cảm,levoHoxacin ngăn chặn DNA và ở liều cao, thậm chí là sự tổng họp RNA

3.4.145 Amoxicillin là một kháng sinh 0-lactam có trong tất cả các phác đồ điều

trị hiện tại để tiệt trừ HP [4], Giá trị MIC từ 0,06 đến 0,25 mg/L thường được báo cáo ở

các chủng nhạy cảm, kháng sinh được ghi nhận với giá trị MIC > 1 (khoảng: 1-8 mg/L)[44][48] Amoxicillin tác động bằng cách can thiệp vào quá trình tổng hợppeptidoglycan, đặc biệt là bằng cách chặn các chất vận chuyển có tên là các protein gắnpenicillin (PBP) [44], Loại thuốc này là loại kháng sinh đầu tiên được sử dụng trong liệu

pháp điều trị HP vì không có kháng thuốc.

3.4.146 Tetracycline là một kháng sinh cơ bản trong phác đồ 4 lần để tiệt trừ HP.

Giá trị MIC 0.25-2 mg/L[49] đã được nghiên cứu, kháng sinh được ghi nhận với giá trịMIC > 4 [44], Tetracycline hoạt động như một loại kìm khuẩn chống lại các loài Gramdương hoặc Gram âm bằng cách ức chế liên kết ở tiểu đơn vị 30S ribosomal và ngănchặn sự gắn kết của aminoacyl-tRNA vào nơi chấp nhận

2.7 Tình hình nghiên cứu chè dây trong và ngoài nước

3.4.147 Trong nước, chè dây hiện nay được bán rộng rãi tại các cửa hàngtrà hoặc nhà thuốc đông y ở dạng lá khô, chè dây cũng đã được chế tạo thành dạngthuốc Các hoạt tính sinh học của flavonoid trong chè dây đã được biết đến qua một số

Trang 30

những nghiên cứu Theo Phạm Thanh Kỳ (1993) [8] trong “Nghiên cứu tác dụng khángkhuẩn của flavonoid chè dây đối với một số vi khuẩn” Ket quả thu được dịch trích

flavonoid trong chè dây có khả năng kháng khuẩn cao trên các chủng vi khuẩn Bacillus

subtilis, Bacillus punmilus, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus Trong đó vòng vô

khuẩn được xác định lớn nhất ừên Bacillus subtilis với đường kính 19.3 mm, gần như

tương đương so với mẫu đối chứng Ampicilin 0.2 Ul/ml đường kính 20.5mm [8], Vớihoạt tính kháng khuẩn cao ừên các chủng vi khuẩn của flavonoid ừong chè dây, PhạmThanh Kỳ (1994) [10] đã có nghiên cứu “Flavonoid trong cây chè dây” với phươngpháp trích ly bằng ethanol, nguyên liệu ở dạng bột Kết quả đã phân lập được haiflavonoid tinh khiết Căn cứ vào độ chảy, phổ uv, IR, MS, +H-NMR, 13C-NMR, phổnhiễu xạ tia X đã xác định chat F] là myricetin và F2 dihydromyricetin[10] Tiếp tụclàm rõ hoạt tính flavonoid và hai thành phần có hàm lượng cao nhất trong chè dây làmyricetin và dihydromyricetin, Phạm Thanh Kỳ, Phùng Thị Vinh (1995) [4] đã nghiên

cứu về “Hoạt tính chống oxy hóa của cây chè dây (Ạmpelopsis cantoniensis Planch)”

khảo sát trên chuột trắng với 3 mẫu thử là myricetin, dihydromyricetin và cao thô chèdây đã cho kết quả các mẫu thử có khả năng chống peroxy hóa lipid màng ty thể và khảnăng chống oxy rõ rệt, tuy nhiên đối với cao thô chè dây cho tốc độ phản ứng chậm hơn

2 mẫu còn lại Phạm Thị Kim Thảo và cộng sự [50] cũng đã tiến hành thí nghiệm và xácđịnh được hàm lượng tổng flavonoid trong lá chè dây thu hái ở miền Trung (35,5±0,88

%) cao hơn so với mẫu ở SaPa (28,49±0,96 %) Dịch trích từ lá cây chè dây miền Trungbằng dung môi ethanol 70% có tác dụng đáng kể trong hoạt tính kháng oxy hóa vàkháng khuẩn Dịch trích này có hoạt tính kháng oxy hóa cao hơn dịch trích từ chè dâySaPa và vitamin c (với IC50 lần lượt là 35,8; 44,92; 47,56) Dịch trích của chè dây miềnTrung có khả năng kháng khuẩn cao trên 4 chủng vi khuẩn nghiên cứu và thể hiện hoạt

tính mạnh nhất ở 2 chủng Escherichia coli và Staphylococcus aureus, cao hơn so với

dịch trích chè dây ở SaPa và thuốc kháng sinh Ampicillin (10mg/ml) [50], Dựa trên đặc

tính kháng khuẩn, các nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

gây bệnh dạ dày đã được thực hiện GS.TS Phạm Thanh Kỳ [51] đã nghiên cứu “Nghiên

Trang 31

cứu quy trình sản xuất thuốc AMPELOP từ chè dây để điều trị loét dạ dày - hành tátràng và tiếp tục đánh giá tác dụng lâm sàng của thuốc” (2001), kết quả cho thấy chế

phẩm Ampelop chiết xuất từ chè dậy có hoạt tính ức chế vi khuẩn HP với hàm lượng

150pg Ngoài ra, Nguyễn Thị Băng Sương và cộng sự (2004) [52] cũng đã nghiên cứu

"Nghiên cứu tác dụng của polyphenol cây chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch)

trên một số chỉ số lipid máu và mô bệnh học của xơ vữa động mạch ở thỏ uốngcholesterol “ với nguyên liệu khảo sát là bột polyphenol chè dây chiết xuất theo quytrình của Phạm Thanh Kỳ, kết quả đã chứng minh chè dây có khả năng giảmtriglyceride, cholesterol toàn phần, LDL - c và tăng HDL - c trong huyết thanh, giảm tổnthương xơ vữa động mạch với liều có khả năng tác động là lOOmg/kg/ngày và thể hiện

rõ nhất với liều 150mg/kg/ngày [52]

3.4.148 Các hoạt tính sinh học của flavonoid trong chè dây cũng đã được nghiêncứu bởi các nhà khoa học ngoài nước Theo Đỗ Thị Hà và cộng sự (2007) [6] đã thực

hiện nghiên cứu tại Hàn Quốc, trong nghiên cứu “ Hoạt động bảo vệ của Ampelopsis

cantoniensis và thành phần chính của nó - Myricetin chống oxy hóa LDL”, kết quả cũng

đã khẳng định rõ hơn thành phần có hoạt tính trong chè dây, myricetin trong chè dây cótác dụng kháng oxi hóa lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL) được gây ra bởi xúc củaion Cu2+ hoặc các gốc tự do, hạn chế bệnh xơ vữa động mạch Đồng thời, nhóm nghiêncứu cũng đã chứng minh myricetin có hoạt tính kháng oxy hóa cao hơn a-tocopherol vàcatechin Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng chè dây có thể là là một biện pháp hữuhiệu để hạn chế quá trình oxy hóa LDL, giảm khả năng bị tổn thương, xơ vữa độngmạch [3], Chen Zuanguang và cộng sự [5] đã nghiên cứu quy trình trích bằng nướcnóng và tinh sạch ampelopsin và myricetin Nhóm nghiên cứu đã xác định được: tronglOOg nguyên liệu khô có chứa 25.2g ampelopsin và 1.77g myricetin [5], Liu Deyu vàcộng sự [53] đã tiến hành nghiên cứu trích chiết và phân lập ampelopsin từ lá chè dây ởTrung Quốc Sau đó khảo sát khả năng chống ung thu ở các tế bào u ác tính trên chuộtBI6 Năng suất tách chiết ampelopsin là 10.3% Giá trị IC50 của ampelopsin đối với tế

Trang 32

bào u ác tính B16 chuột B16 là 9.8 X 10 5 mol/L Đồng thời, tác giả cũng đã khẳng định:ampelopsin có thể là một loại thuốc chống ung thư tự nhiên mới, có hiệu lực chống ungthư cao và độc tính thấp Nguyen Van Thu và cộng sự đã nghiên cứu về khả năng khángviêm trên chè dây Ket quả lần đầu tiên thu nhận được 16 hợp chất trong thành phần hóahọc chè dây Những hợp chất được phân tích cho thấy có chứa nhiều thành phần với khảnăng chống oxy hóa, kháng viêm như epigollcatechin-gallate, myricetin,dihydromyricetin và các họp chất khác [2],

Trang 33

3.4.149 CHƯƠNG 3 : NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

3.4.150 Cây chè dây (Ampelop cantoniensis Planch ) : được thu mua tại cơ sở sản xuất

Công Chính số 58 Châu Văn Liêm - khu 2 - Phường Lộc Tiến - TP Bảo Lộc - Lâm Đồng Nguyên liệu được sấy khô sẵn tại cơ sở sản xuất, độ ẩm 8.8 ± 0.15 %

3.4.1513.4.152 Hĩnh 3.1-.Nguyên liệu chè dây

Trang 34

- Thiết bị sấy phun Labplant SD06 spray Qryer (Keison Producs company, UK)

- Cân say am MF - 50 Moisture Analyzer (A&D company, Nhật Bản)

- Máy lắc

- Máy khuấy từ

- Bể điều nhiệt

- Máy đồng hóa cơ

- Máy đo quang phổ uv

3.4.191 Các dụng cụ phụ khác tại phòng thí nghiệm

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 35

❖ Tạo chế phẩm bột trà dây hòa tan bằng phương pháp sấy phun có hoạt tính

kháng oxy hóa và khảo sát khả năng kháng khuẩn Helicobacter Pylori của che

phẩm thu được

Trang 36

3.4.192 3.3.2 Sơ đồ nghiên cứu

Ngày đăng: 24/12/2019, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w