1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập luận trong chí phèo của nam cao

79 685 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Do đó, chúng tôi chọn Chí Phèo của Nam Cao để nghiên cứu về lập luận nhằm mang đến những kiến giải mới về tác phẩm được coi là đã quá quen thuộc với mọi người Việt về các đặc trưng ngữ n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

- o0o -

NGUYỄN THỊ THU THỦY

LẬP LUẬN TRONG CHÍ PHÈO

CỦA NAM CAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

- o0o -

NGUYỄN THỊ THU THỦY

LẬP LUẬN TRONG CHÍ PHÈO

CỦA NAM CAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS

Nguyễn Văn Thạo, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và luôn động viên tôi trong

suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ học đã trang bị cho tôi những kiến thức đầu tiên, giúp tôi định hướng đúng đắn trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức

Xin dành những lời cuối cùng để cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, ủng

hộ, động viên để tôi hoàn thành tốt khóa luận này

Tác giả

NGUYỄN THỊ THU THỦY

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề trình bày trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và có sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Văn Thạo Tất cả nguồn số liệu và kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả

NGUYỄN THỊ THU THỦY

Trang 5

QUY ƢỚC TRÌNH BÀY TRONG KHÓA LUẬN

- Chú thích cho tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ] theo thứ

tự: tên tài liệu trích dẫn, trang tài liệu, thông tin tài liệu được trích dẫn được ghi

trong mục Tài liệu tham khảo

- Bài khóa luận sử dụng ví dụ; các ví dụ được đánh số thứ tự bắt đầu từ 1 đến

35, các số thứ tự được đặt trong dấu ngoặc đơn ( )

Trang 6

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DÙNG TRONG KHÓA LUẬN

Hành động mượn lời Perlocutionary act

Lập luận vòng quanh Around argumentation

Trang 7

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ của các kiểu lập luận 34

Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ giữa các kiểu lập luận 35

Bảng 2.2 Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ của các chiến lược lập luận 41

Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ giữa các chiến lược lập luận 42

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

4.1 Ý nghĩa khoa học 2

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

5.1 Phương pháp miêu tả 3

5.2 Phương pháp phân tích diễn ngôn 3

6 Bố cục của khóa luận 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 4

1.1 Lịch sử vấn đề 4

1.2 Cơ sở lí thuyết về lập luận 5

1.2.1 Các quan niệm về lập luận 5

1.2.2 Cấu trúc của lập luận 7

1.2.3 Các kiểu lập luận 9

1.2.4 Lẽ thường trong lập luận 11

1.2.5 Tiền giả định và hàm ý 11

1.2.6 Lập luận và hành động ngôn ngữ 12

1.3 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao 13

1.3.1 Vài nét về cuộc đời tác giả Nam Cao 13

1.3.2 Khái quát về các sáng tác của Nam Cao 14

1.3.3 Đôi nét về Truyện Ngắn “Chí Phèo” 14

Tiểu kết chương 1 19

Trang 9

CHƯƠNG 2 CÁC KIỂU VÀ CHIẾN LƯỢC LẬP LUẬN TRONG “CHÍ

PHÈO” 20

2.1 Đặt vấn đề 20

2.2 Các kiểu lập luận 20

2.2.1 Lập luận đơn giản 20

2.2.2 Lập luận phức tạp 30

2.3 Lý thuyết về chiến lược lập luận 35

2.3.1 Lập luận phức hợp 35

2.3.2 Mạng lập luận 38

2.3.3 Lập luận vòng 39

Tiểu kết chương 2 42

CHƯƠNG 3 HIỆU QUẢ CỦA LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” 43

3.1 Hiệu quả về mặt nội dung 43

3.1.1 Hiệu quả trong việc miêu tả hiện thực đời sống 43

3.1.2 Hiệu quả trong việc miêu tả ngoại hình nhân vật 44

3.1.3 Hiệu quả trong việc miêu tả tính cách, số phận nhân vật 46

3.2 Hiệu quả về mặt nghệ thuật 55

Tiểu kết chương 3 42

KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

đề không mới nhưng nghiên cứu lập luận từ góc độ Ngữ dụng học (pragmatics) và dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn lại là một vấn đề tương đối mới mẻ và hấp dẫn Lập luận trong ngữ dụng học là một phạm trù phức tạp và đặc biệt thú vị Việc giải mã các hàm ý (Implicature) chủ yếu dựa trên nguyên tắc lập luận là để chạm đến ý nghĩa ẩn sâu bên dưới lớp bề mặt ngôn từ Vì vậy, lập luận còn có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền tải nội dung, mục đích của cuộc giao tiếp

“Chí Phèo” là truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao đã được nghiên cứu nhiều dưới cái nhìn của văn học hay một số ít bài nghiên cứu về ngôn ngữ học (linguistics) có liên quan đến Chí Phèo Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc khảo sát

và tìm hiểu Chí Phèo chưa được ai nghiên cứu một cách thấu triệt, mà chỉ giới hạn

ở một số vấn đề nhất định, sẽ được chúng tôi trình bày trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề Do đó, chúng tôi chọn Chí Phèo của Nam Cao để nghiên cứu về lập luận nhằm mang đến những kiến giải mới về tác phẩm được coi là đã quá quen thuộc với mọi người Việt về các đặc trưng ngữ nghĩa (Semantics), ngữ dụng của truyện như: diễn biến tâm lí, tình cảm… và những dụng ý sâu xa của nhà văn và các nhân vật mà cách tiếp cận khác khó có thể lí giải được

Có thể nghiên cứu lập luận ở nhiều góc độ khác nhau như: tác tử (operator/factor) lập luận, kết tử (connector) lập luận, lẽ thường (common/topos) của lập luận…Song, đề tài này nghiên cứu lập luận dưới các góc độ sau: Bước đầu

là nhận diện, từ đó, trong chừng mực nhất định chúng tôi sẽ tái hiện lại các lập luận; bước tiếp theo là phân tích chúng dưới các bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng nhằm lí giải ý nghĩa và cách sử dụng của chúng trong diễn ngôn

Như vậy, việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay dưới cái nhìn của lý thuyết ngôn ngữ học

Trang 11

(context) mà tác giả muốn truyền tải

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhận diện, thống kê, phân loại, so sánh các kiểu, loại, tiểu loại lập luận

- Phân tích, lí giải, chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng và cách sử dụng lập luận trong diễn ngôn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Lập luận trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao (2/ 1941)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khảo sát là truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao được in trong tập

Tinh hoa văn học Việt Nam “Truyện ngắn Nam Cao” – Nhà xuất bản Văn học –

Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt, năm 2016

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ học chủ yếu sau:

Trang 12

3

5.1 Phương pháp miêu tả

Phương pháp này được áp dụng nhằm miêu tả các lập luận và ngữ nghĩa của chúng trong các phát ngôn có chứa các lập luận

5.2 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Phương pháp này nhằm phân tích ngữ nghĩa của các diễn ngôn một cách triệt

để và sâu sắc các ý nghĩa, các dụng ý của nhân vật và của tác giả

Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp: so sánh, thống kê – phân loại ngôn ngữ học nhằm phân xuất ra thành các kiểu, loại, tiểu loại lập luận và so sánh về tỉ lệ giữa chúng Từ kết quả định lượng này làm cơ sở cho các nhận định mang tính định tính của chúng tôi

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được triển khai thành ba chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết

Chương 2: Lập luận trong “Chí Phèo” của Nam Cao

Chương 3: Hiệu quả của lập luận trong truyện ngắn “Chí Phèo”

Trang 13

4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Lịch sử vấn đề

“Lập luận từ lâu đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu, mở đầu là các nhà ngôn ngữ học phương Tây Trước đây, lập luận được nghiên cứu trong tu từ học (rhetoric) và logic học (logicalogy) Mặc dù ra đời sớm nhưng sang nửa đầu thế kỉ XX, lí thuyết lập luận mới được quan tâm thích đáng Những năm 70 của thế kỉ XX, hai nhà ngôn ngữ học Pháp là Oswald Ducrot và Jean Claude Anscombre đã đặc biệt quan tâm tới bản chất ngữ dụng học của lập luận, từ

đó đã phát triển lí thuyết này” [31]

Ở Việt Nam, cho đến trước năm 1993, lí thuyết lập luận (argument theory) còn khá xa lạ với ngôn ngữ học, kể cả các nhà nghiên cứu quan tâm đến ngữ dụng học Trong những thập niên gần đây, một số nhà Việt ngữ học đã quan tâm nghiên cứu và giới thiệu lí thuyết lập luận vào Việt Nam như: Diệp Quang Ban [1],

Đỗ Hữu Châu [3], Nguyễn Đức Dân [7]…từ cơ sở đó đã mở đường cho nhiều luận

án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về lập luận

Lí thuyết lập luận được các tác giả trình bày trong nhiều công trình nghiên

cứu như: Nguyễn Đức Dân trong cuốn Nhập môn logic hình thức, phi logic hình

thức (2005), Diệp Quang Ban trong cuốn Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn

bản (2009), Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập 2- 2010)…Qua

các công trình trên, ta thấy ít nhiều các nhà nghiên cứu đã chú ý đến lập luận, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về lí thuyết mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về lập luận trong một văn bản cụ thể Nghiên cứu chuyên sâu về lập luận có một

số luận án tiến sĩ như của Huỳnh Thị Chuyên với luận án Ngôn ngữ bình luận trong

báo in tiếng việt hiện nay, LATS Ngữ văn, năm 2014 và của Trần Trọng Nghĩa với

luận án Lập luận trong tiểu phẩm trào phúng, LATS Ngữ văn, năm 2015 Và các bài nghiên cứu như của Phạm Thị Mai Hương, Ngôn ngữ hội thoại của Thúy Kiều

dưới góc nhìn của lí thuyết lập luận, kỷ yếu hội tháo khoa học cán bộ trẻ các trường

Đại hoc Sư phạm toàn quốc lần thứ V (Trường Đại học sư phạm Hà Nội) Nguyễn

Thị Thu Trang đã công bố bài viết Kết tử đồng hướng với việc tổ chức lập luận

trong tiếng Việt trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (số 6/2012) Năm 2016, Nguyễn

Thị Thu Trang và Nguyễn Thị Thu Hương với luận văn Lập luận qua đoạn văn

Trang 14

5

miêu tả nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao (Trường Đại

học Khoa học – Đại học Thái Nguyên) và Hoàng Thị Thanh Huyền có bài Cấu trúc

của một số lập luận phức hợp trong câu ghép tiếng Việt trên tạp chí Từ điển học và

Bách khoa thư, năm 2014

Có thể nói, nhìn tổng quát mảng lập luận nói chung đã thu hút được sự quan tâm của một số nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Tuy nhiên cho đến nay, số lượng các công trình liên quan chưa nhiều và việc khảo sát toàn bộ các vấn đề của lập luận còn hạn chế Đặc biệt, các bài nghiên cứu về lập luận trong một tác phẩn văn học (văn bản) cụ thể lại vô cùng ít Từ đó, ta thấy việc tìm hiểu lập luận trong “Chí Phèo” của Nam Cao là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc

1.2 Cơ sở lí thuyết về lập luận

Trong chương một này chúng tôi trình bày cơ sở lí thuyết về lập luận làm điểm tựa cho nghiên cứu của chúng tôi ở chương hai Tuy nhiên, nghiên cứu về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thì không thể không nêu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ông Đồng thời cũng không thể không nêu một cách khái lược về tác phẩm Chí Phèo Việc nêu khái lược về tác gia và tác phẩm nhằm đưa đến cái nhìn toàn cảnh về vấn đề mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu Ngoài ra, chúng tôi cũng trình bày lịch sử nghiên cứu về lí thuyết lập luận nói chung và nghiên cứu lập luận trong Chí Phèo nói riêng Chính vì thế, phần cơ sở lí thuyết sẽ được trình bày sau phần khái lược về tác giả, tác phẩm và lịch sử nghiên cứu vấn

đề Sau từng vấn đề sẽ được trình bày một cách khái quát nhất

1.2.1 Các quan niệm về lập luận

Trong cuộc sống, con người luôn dùng đến lập luận để chứng minh, giải thích hay bác bỏ một ý kiến nào đó Lập luận có tầm quan trọng đặc biệt, đó chính

là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề Dưới góc độ nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, thuật ngữ trên được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Theo Từ điển tiếng việt, lập luận là hành động “sắp xếp lí lẽ một cách có hệ

thống để trình bày, nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề”.[22, tr.551];

Diệp Quang Ban quan niệm “Trong việc trình bày các ý kiến, người ta có thể

từ ý kiến này rút ra ý kiến khác bằng những suy lí Việc đưa ra những luận cứ (căn

cứ để lập luận) nhằm đạt đến một kết luận nào đó (mang tính thuyết phục) được gọi

là lập luận” [1, tr.321]

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người

Trang 15

6

nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [5; tr.155]

Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ Bằng công

cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một ( một số) kết luận hay chấp nhận một ( một số) kết luận nào đó” [7; tr.165]

Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: “Lập luận là đưa

ra những lí lẽ (argument/reason) nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận (conclution) nào đấy mà người nói muốn đạt tới”

Lập luận là một hành động ở lời có đích thuyết phục, một phát ngôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong điều khiển hoạt động giao tiếp của con người Khi giao tiếp, bao giờ người nói cũng có mục đích nhất định, vì vậy để đạt được mục đích, họ phải dùng những lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người nghe hướng đến một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới Trong ngôn ngữ viết, lập luận nhằm mục đích thuyết phục người đọc Vì vậy, lập luận đóng vai trò là yếu tố cấu thành nên văn bản Một văn bản được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng lập luận là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của văn bản, là hoạt động chính trong giao tiếp giữa tác giả với độc giả Để đạt được mục đích, tác giả cần đưa ra hàng loạt lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh, thuyết phục người đọc tin hoặc thực hiện theo

Như vậy, lập luận là hiện tượng diễn ra hàng ngày trong tất cả các cuộc giao tiếp, là quan hệ xuyên suốt một diễn ngôn, một văn bản Lập luận có mặt ở khắp nơi, trong bất cứ diễn ngôn nào, đặc biệt là trong các diễn ngôn đời thường

Quan hệ lập luận (argument relationship) có thể được biểu diễn theo mô hình sau:

Mô hình kí hiệu về lập luận ở trên được hiểu như sau: P, Q và R đều là các thành phần của lập luận Trong đó: P, Q là các lí lẽ; R là kết luận; giữa P, Q, R có quan hệ lập luận và tổ hợp P, Q… R được gọi là một lập luận Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ (LC) Vậy có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa (một hoặc một số) luận cứ với kết luận Tuy nhiên, do có những lập luận có nhiều lí lẽ (luận cứ) nên chúng tôi kí hiệu các luận cứ là P và được đánh số thứ tự

để tiện theo dõi Do đó, kí hiệu Q sẽ không được sử dụng trong đề tài này

P, Q  R

Trang 16

7

Lập luận thường vận động trong diễn ngôn, tức khi nói hoặc viết bản thân mỗi phát ngôn đã tồn tại lập luận hoặc tiềm ẩn có lập luận Tuy nhiên, không phải lúc nào người nói cũng nhận thức được rằng mình đang lập luận, tức nói mà không

có chủ ý (vô thức) Vận động lập luận là một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc nắm bắt được kết luận mà người lập luận muốn hướng tới Nói như vậy không có nghĩa cứ lập luận là thuyết phục được người nghe, người đọc Trong thực tiễn giao tiếp, nhiều khi lập luận được xác lập dựa trên những lí lẽ

và những bằng chứng xác đáng nhưng vẫn không thuyết phục được người tiếp nhận

Để lập luận thành công, ngoài các luận cứ xác đáng còn phải hội tụ các yếu tố khác Theo Aristot, đó là các yếu tố: cơ hội, tính biểu cảm của lời nói và thái độ của người nghe v.v…

Nói tóm lại, lập luận là trình bày những lí lẽ của mình để thuyết phục người khác tin và theo mình, là hoạt động hướng tới đích thuyết phục

Mục đích của lập luận là giải quyết hai vấn đề sau:

Về lí thuyết: Lập luận đi tới một cái đích về giá trị chân lí, thường thấy

trong các lập luận mang tính khoa học, hàn lâm

Về thực tiễn: Lập luận để đi tới một cái đích về tính hiệu quả, thường thấy

trong các lập luận phi hình thức, những kiểu nói năng thông thường hàng ngày

Để giải quyết được các nội dung nghiên cứu, bài viết chủ yếu dựa vào cơ

sở lí thuyết mà Diệp Quang Ban đã đưa ra trong “Giao tiếp, diễn ngôn và cấu

tạo của văn bản” [2]

1.2.2 Cấu trúc của lập luận

“Mới 10 giờ thôi”  Còn sớm

“Đã 10 giờ rồi”  Đã muộn

Trang 17

* Kết tử lập luận

“Kết tử lập luận là những yếu tố phối hợp hai (hoặc hơn hai) phát ngôn thành một lập luận duy nhất Để đạt được đích thuyết phục và tránh lan man, kết tử lập luận làm nhiệm vụ kết nối và đồng thời cũng là dấu hiệu để nhận biết định hướng của lập luận Kết tử lập luận được phân thành hai loại: kết tử đồng hướng và kết tử nghịch hướng.”

Theo Đỗ Hữu Châu, kết tử đồng hướng có các kết tử sau: và, hơn nữa, thêm vào đó, vả lại, lại, còn, đã … lại, chẳng những … mà còn, huống hồ…, huống chi…, quả vậy, thật vậy, nữa là…

Ta có mô hình:

Trong đó, P và Q là các luận cứ, X là kết tử đồng hướng, R là kết luận

Ví dụ: „„Chiếc xe này chẳng những đẹp (P) mà còn hợp với túi tiền (Q) nên mua (R)” Trong đó, “Đã…lại” là kết tử đồng hướng thực hiện chức năng dẫn nhập luận cứ, nối luận cứ với kết luận

Kết tử nghịch hướng là những kết tử như: nhưng, thế mà, thực ra, tuy nhiên, tuy vậy, tuy… nhưng…Khác với kết tử đồng hướng, kết tử nghịch hướng được sử dụng nhằm mục đích liên kết các lí lẽ hay luận cứ nghịch hướng với nhau Ta cũng

Trang 18

9

nghe Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không phải lúc nào lập luận cũng bao gồm các yếu tố đồng hướng để đưa đến một kết luận mà còn bao hàm các yếu tố nghịch hướng đưa đến một kết luận khác Vì vậy, quan hệ của lập luận là quan hệ giữa các luận cứ với kết luận

Người ta chia chia quan hệ lập luận thành 2 loại : Lập luận đồng hướng và lập luận nghịch hướng

Ví dụ : „„ Chiếc váy này đẹp (P), nhưng đắt (Q), đừng mua (R) ‟‟

Trong đó, P và Q là hai luận cứ nghịch hướng, luận cứ P hướng đến kết luận là mua nhưng luận cứ Q lại hướng đến kết luận là không nên mua

Trong một lập luận có thể có nhiều luận cứ nhưng chỉ có duy nhất một kết luận Vì vậy, khi lập luận phải biết cách sắp xếp sao cho hợp lí, luận cứ đứng trước

bổ sung cho luận cứ đứng sau, luận cứ đứng sau có tác dụng lập luận mạnh hơn và

là cơ sở để dẫn đến kết luận Giữa chúng có mối quan hệ khăng khít không thể tách dời

1.2.3 Các kiểu lập luận

Theo Diệp Quang Ban: “có hai kiểu lập luận khái quát khác nhau về độ phức tạp là lập luận phức tạp (tam đoạn luận) và lập luận đơn giản (đời thường) Lập luận phức tạp thường được dùng trong lĩnh vực khoa học còn lập luận đơn giản được dùng trong đời sống hàng ngày” [2; tr.322-327] Hai kiểu lập luận này còn có thể gọi là: lập luận theo diễn từ chuẩn mực và lập luận trong ngôn ngữ

1.2.3.1 Lập luận theo diễn từ chuẩn mực

Lập luận theo diễn từ chuẩn mực là kiểu lập luận do ít nhất hai phát ngôn có quan hệ suy diễn logic tạo thành Từ phát ngôn này sẽ suy ra phát ngôn kia theo

Trang 19

tố mà nhờ nó từ tiền đề chúng ta suy ra kết đề Những yếu tố này có thể là những nguyên lí, quy luật tự nhiên, những định lí, định luật, quy tắc trong các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật và cũng có thể là những lí lẽ trong logic đời thường

Trần Thế Hùng cho rằng: “Trong cùng một phát ngôn, ta có thể trình bày luận cứ của lập luận này nhưng lại là kết luận của lập luận khác và ngược lại.”

Như vậy, lập luận theo diễn từ chuẩn mực phải đảm bảo được tính logic theo những quan hệ logic xác định

Ví dụ: Lập luận trong khoa học

Đại tiền đề (ĐTĐ): Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông (ĐTĐ - định lí đã được các nhà toán học chứng minh, có giá trị chung đối với mọi tam giác vuông)

Tiểu tiền đề (TTĐ): Tam giác ABC có một góc vuông (TTĐ – điều này được người làm toán chứng minh, có giá trị đối với tam giác ABC)

Kết luận (KL): Tam giác ABC là tam giác vuông (KL – có giá trị riêng với tam giác ABC)

ĐTĐ là định lí, TTĐ đúng  KL đúng và ngược lại

1.2.3.2 Lập luận trong ngôn ngữ

Khác với kiểu lập luận theo diễn từ chuẩn mực, lập luận trong ngôn ngữ tuân thủ những quy tắc ngôn từ trong lập luận “Trong hoạt động ngôn từ có những biểu thức ngôn ngữ mang tính định hướng cho một kết luận nào đó Mỗi phát ngôn ngoài nghĩa văn bản còn có tiềm năng ngữ nghĩa tạo ra chuỗi liên kết với các phát ngôn khác Nghĩa là cần nhìn nhận chức năng ngữ dụng của một phát ngôn trong một chuỗi các phát ngôn đi với nó.”

Ví dụ: Chiếc xe này rẻ  Mua đi

Chiếc xe này rẻ thế  Đừng mua Hai lập luận này trái ngược nhau (đưa đến kết luận trái ngược nhau) vì lập luận thứ nhất dựa trên lập trường của người tiêu dùng là thích mua đồ rẻ còn lập luận thứ hai lại dựa vào lí lẽ của rẻ là của ôi không nên mua

Trang 20

11

1.2.4 Lẽ thường trong lập luận

Lẽ thường trong tiếng Anh là topo, tiếng Pháp là topos, gốc tiếng Hi Lạp là Topicos có nghĩa là lí lẽ dùng chung Theo O.Ducrot: “Lẽ thường là những chân lí thông thường có tính chất kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền

đề logic, mang đặc thù địa phương hay dân tộc, có tính khái quát, làm cơ sở để lập nên các lập luận riêng.” [5, tr.191]

Tất cả các phát ngôn của chúng ta bị chi phối bởi một (hoặc một số) phát ngôn có lẽ thường Đó là những câu thức xã hội có khi vô hình, có khi vô thức nhưng lại quyết định chặt chẽ lời nói và cách cư xử của con người trong đời sống

xã hội Việc phát hiện ra lẽ thường là phát hiện ra chiều sâu ngôn ngữ và văn hóa đạo đức của con người Lẽ thường được sử dụng phổ biến trong các hiện tượng nói năng của con người nhằm đạt được sự phù hợp với mục đích và tình thế hội thoại

Chúng tôi xét ví dụ sau: “Bao giờ trạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình” Câu ca dao trên đã dùng nghịch ngữ, tức đã nói ra điều mà trái với lẽ thường, Theo lẽ thường thì trạch là một loài cá sống trong môi trường nước, không thể sống thiếu nước, nếu tách ra khỏi nước thì trạch sẽ chết Còn sáo là một loài chim sống và làm tổ trên cây nên sáo không thể đẻ trứng dưới nước Do đó, cô gái trong lời ca dao đã dùng lí lẽ nghịch ngữ (luận cứ) để đi đến kết luận việc lấy

“mình” sẽ không bao giờ xảy ra Vì việc “ta” lấy “mình” cũng giống như trạch đẻ ngọn cây và sáo đẻ dưới nước, sẽ là điều nực cười và không tưởng

1.2.5 Tiền giả định và hàm ý

Cũng giống như lẽ thường, tiền giả định (presupposition) là những hiểu biết chung mà các bên tham gia giao tiếp đều đã có sẵn, mà các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận Tiền giả định là cơ sở để tạo ra nghĩa tường minh Trong một phát

ngôn có nhiều tiền giả định và tiền giả định thì bị ràng buộc bởi quy chuẩn đúng –

sai Câu P có tiền giả định Q, việc xác định nội dung tiền giả định tuân theo quy

Trang 21

12

P(2)  Q: Lần nào thi cũng trượt

P(Ø)  Q: Lần này lại thi trượt tiếp

Trong giao tiếp hàng ngày, ta hay dùng tiền giả định bách khoa (còn gọi là

tiền giả định giao tiếp) là một trong những loại tiền giả định cùng với hàm ý hợp thành nghĩa hàm ẩn

Theo Đỗ Hữu Châu “Tiền giả định bách khoa bao gồm tất cả những hiểu

biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần của con người mà các nhân vật giao tiếp có chung trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp được hình thành và diễn tiến” [5 ; tr.395]

Ví dụ: “Bây giờ là 11 giờ đêm rồi” Đây là một phát ngôn có nghĩa hàm ẩn là

đã muộn nên cần đi ngủ ngay

Theo Nguyễn Đăng Khánh [18], người Việt thường có lối nói vòng vo có hàm ý, và hay sử dụng các biện pháp tu từ Bởi lẽ, những lối nói như thế sẽ tạo nên

sự phong phú và sức lôi cuốn của câu chuyện Chúng ta giả định, nếu tất cả các phát ngôn đều hiển ngôn, tường minh; hay nói cách khác, nếu tách những lối nói

có hàm ý ra khỏi đời sống giao tiếp, thì bức tranh ngôn ngữ sẽ đơn điệu và khô khan tới mức nào?

1.2.6 Lập luận và hành động ngôn ngữ

Trong cuộc sống hằng ngày, con người thực hiện rất nhiều hành động khác nhau từ các hành động cơ thể đến hành động tư duy…Trong đó có một loại hành động đặc biệt là hành động ngôn ngữ (speech act) Hành động ngôn ngữ được thực hiện nhờ phương tiện ngôn ngữ Theo C Austin cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành động tạo lời (locutionary act), hành động mượn lời (perlocutionary act) và hành động ở lời (illocutionary act) Tuy nhiên, đề tài này chỉ nghiên cứu lập luận trong các hành động ở lời

Hành động ở lời là một hành động được thực hiện ngay khi nói năng, gồm hai loại: hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp

1.2.6.1 Lập luận và hành động ở lời trực tiếp

Hành động ở lời trực tiếp là hành động được sử dụng một cách trực tiếp nhằm đạt hiệu lực ở lời đúng hành động ngôn ngữ ấy Lập luận trong hành động ở lời trực tiếp thường dễ nhận thấy (tường minh)

Ví dụ: “Tôi sẽ đi lên gác” Hành động ở lời trực tiếp ở đây là chủ thể “tôi” trực tiếp thực hiện một hành động là “đi lên gác”

Trang 22

13

1.2.6.2 Lập luận và hành động ở lời gián tiếp

Hành động ngôn ngữ gián tiếp là hành động có hình thức diễn đạt và mục đích diễn đạt không phù hợp nhau Nói cách khác, đây là kiểu hành động ngôn ngữ

mà khi nói người ta sử dụng hành động ngôn ngữ này nhưng lại nhằm đạt hiệu quả

ở lời của một hành động ngôn ngữ khác

Ví dụ: “Giá ai bê hộ chậu cây này lên gác nhỉ!”

Hành động ở lời trực tiếp: bộc lộ mong muốn, hành động ở lời gián tiếp: đề nghị anh bê hộ Ở ví dụ này, hành động đề nghị có thể đạt được hiệu quả tại lời trong một ngữ cảnh nhất định: người nói là một cô gái, người nghe là một nam giới khỏe mạnh

Trong giao tiếp, hành động ngôn ngữ gián tiếp có vai trò hết sức quan trọng

Để diễn đạt một điều gì đó không phải lúc nào cũng có thể nói ra một cách tường minh, trực tiếp mà có những trường hợp phải dùng lối nói gián tiếp mới đem lại hiệu quả như ý muốn Vì vậy, hành động ngôn ngữ gián tiếp chính là một trong những cơ chế tạo ra ý nghĩa hàm ẩn cho lời nói Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp hợp lí sẽ góp phần tạo nên hiệu quả cao trong giao tiếp

1.3 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

1.3.1 Vài nét về cuộc đời tác giả Nam Cao

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917 – 1951), trong một gia đình trung nông nghèo tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phù Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam)

Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao sống bằng ngòi bút và nghề dạy học Tác giả sử dụng nhiều bút danh trong thời kỳ đầu vào nghề như Thúy Rư, Nhiêu

Kha, Xuân Du và ổn định hẳn với bút danh Nam Cao qua tác phẩm “Đôi lứa xứng

đôi” (1941), bút danh này do ghép hai chữ đầu tên tổng và huyện mà thành

Năm 1943, Nam Cao tham gia tổ chức Văn hóa Cứu quốc Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, ông tham gia phong trào cách mạng ở địa phương, cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân và làm chủ tịch xã một thời gian ngắn Sau đó, ông lên công

tác ở Hội Văn hóa Cứu quốc Trung ương, là thư ký tòa soạn tạp chí “Tiên phong”

của Hội, có mặt trong đoàn quân Nam tiến Những năm đầu kháng chiến chống

Pháp, Nam Cao làm báo Cứu quốc trung ương và ông được kết nạp vào Đảng Cộng

sản Việt Nam năm 1947 Từ năm 1940, Nam Cao công tác ở hội Văn nghệ, là ủy

Trang 23

14

viên Tiểu ban văn nghệ Trung ương Ông tham gia chiến dịch biên giới (1950) và năm sau đi công tác vào vùng sâu địch hậu (Khu III) ở Ninh Bình và hy sinh ở đây

1.3.2 Khái quát về các sáng tác của Nam Cao

Có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nam Cao như sau:

- Đôi lứa xứng đôi (1941) – tập truyện

- Nửa đêm (1944)

- Sống mòn (tiểu thuyết, viết 1944 và in năm 1956)

- Nhiều truyện ngắn in đều kỳ trên báo Tiểu thuyết thứ bảy, Truyện người

hàng xóm đăng ở nhiều kỳ trên Trung Bắc chủ nhật năm 1944, tập truyện Cười

(1946), Truyện biên giới (1951), tập truyện Đôi mắt (1954)

- Các tuyển tập Nam Cao qua nhiều lần tuyển chọn: Nam Cao tác phẩm tập I (1976), Nam Cao tác phẩm tập II (1977), Tuyển tập Nam Cao tập I (1987), Tuyển

tập Nam Cao tập II (1993) và Nam Cao toàn tập (1999)

Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) năm 1996

1.3.3 Đôi nét về Truyện Ngắn “Chí Phèo”

Nam Cao bắt đầu sáng tác từ năm 1936, nhưng đến tác phẩm “Chí Phèo”, nhà văn mới khẳng định được tài năng của mình “Chí Phèo” là một kiệt tác trong

văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn

“Chí Phèo” là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào

tháng 2 năm 1941 Đây là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn Bi kịch của một người nông dân nghèo

bị tha hóa trong xã hội

1.3.3.1 Hoàn cảnh sáng tác

Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe

kể về làng Đại Hoàng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc, Nam Cao viết thành truyện vào tháng 2 năm 1941

1.3.3.2 Nhan đề của truyện

Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là “Cái lò gạch cũ”; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới - Hà Nội tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng

Trang 24

15

đôi” Đến khi in lại trong tập “Luống cày” (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà

Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là “Chí Phèo”

Nhan đề đầu tiên: “Cái lò gạch cũ” để nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng bất cứ quyền sống nào của con người, sự luẩn quẩn bế tắc, gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu truyện và cuối truyện "Cái lò gạch cũ" như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm

Nhan đề hai: "Đôi lứa xứng đôi" do nhà xuất bản Đời mới – Hà Nội, 1941 đặt dựa vào mối tình giữa Chí Phèo - thị Nở, nhan đề này mang tính giật gân, phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng bấy giờ

Nhan đề ba: "Chí Phèo" do chính Nam Cao thay đổi khi in truyện ngắn này vào tập "Luống cày" do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946 Ông lấy tên nhân vật trung tâm đặt tên truyện Với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều hiện hữu một cách sâu sắc bởi tựa đề đã đề cập tới một số phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo

1.3.3.3 Tóm tắt nội dung của truyện

Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi trong lò gạch cũ và được nhặt về nuôi Lớn lên, Chí đi ở hết nhà này đến nhà khác Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho Bá Kiến Vì nghi ngờ Chí có gian tình với bà ba nên Bá Kiến cho Chí đi tù

Ra tù, Chí bị lưu manh hóa Hắn trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, chuyên đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ Hắn phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại

Vào một đêm trăng, Chí Phèo uống rượu say Khi về hắn định ra sông tắm thì gặp thị Nở, hắn ăn nằm với thị Gần sáng Chí bị cảm và được thị Nở cho ăn cháo hành, hắn ăn năn và muốn làm hòa với mọi người

Chí sống với thị như vợ chồng được mấy hôm nhưng đến hôm thứ sáu, Chí

bị thị xỉa xói vào mặt và bị cự tuyệt Chí Phèo ngẩn mặt ra, chạy theo thị Nở và bị giúi cho một cái ngã lăn xuống đất Hắn toan đập đầu ăn vạ nhưng hắn chưa thật say Và hắn uống rượu, càng uống càng tỉnh, càng nhớ cái cuộc đời mình Hắn vác dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện Chém chết Bá Kiến, hắn đâm cổ tự sát Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…

Trang 25

16

1.3.3.4 Nhân vật và ý nghĩa tên gọi

Truyện ngắn “Chí Phèo” xoay quanh ba nhân vật Chính là Chí Phèo, Bá Kiến và Thị Nở Trong đó nhân vật trung tâm của truyện là Chí Phèo – một anh nông dân hiền lành, lương thiện nhưng bị đẩy vào con đường bần cùng hóa và bị tha hóa Nhân vật Bá Kiến và Thị Nở góp phần khắc họa sâu hơn tấn bi Kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Ngoài ra truyện còn có hệ thống các nhân vật phụ góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm

- Nhân vật “Chí Phèo”

Theo từ điển tiếng việt:

“Chí” (danh từ) có nghĩa là: Sự quyết tâm, bền bỉ theo đuổi một việc gì

Ví dụ: Nuôi chí lớn; không nản chí trước khó khăn

“Phèo” (danh từ) có nghĩa là: Ruột non đã luộc

Ví dụ: Phèo lợn

“Ở làng Đại Hoàng (quê hương Nhà văn Nam Cao) hồi ấy có lão Trương Pháo, chuyên làm nghề giết lợn Ông này thường bắt phèo (ruột non của con lợn) để bán, vì món này được rất nhiều người khách trong làng ưa chuộng Chí (hồi đó làm thuê cho Trương Pháo); Chí cũng học cách bắt phèo cho chủ bán Chí bắt cũng ngon như chủ, làm cho khách ăn ai cũng khen ngon Từ đó, Chí có tên là Chí Phèo;

và làng Đại Hoàng có một người tên Chí, quê quán ở đâu không rõ, người thì cao,

to, béo khỏe Khi dân làng có việc, Chí thường giúp nhà này, nhà nọ Các nhà có máu mặt thường thuê Chí đi đòi nợ, xong việc, cho Chí vài xu đi mua rượu uống Uống say, Chí nằm phèo ở ngay đó ngủ nên người ta thường gọi là Chí Phèo” Đó

là lý do mà Nhà văn Nam Cao đã đặt tên cho nhân vật của mình là Chí Phèo

Tuy nhiên, theo chúng tôi, Nam Cao đặt tên cho nhân vật của mình là Chí Phèo vì có dụng ý riêng Nhà văn muốn nói đến một loại người trong xã hội nửa thực dân nửa Phong kiến lúc bấy giờ Đó là con người mang những đặc trưng chung của của xã hội về tính cách và số phận Chí Phèo đại diện cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám hiền lành, lương thiện, có ước mơ, có hoài bão nhưng bị xã hội đẩy vào cảnh bần cùng và trượt dài trên con đường tha hóa

Trang 26

17

Xưng hùng xưng bá

Ác bá; bá hộ (gọi tắt)

“Kiến” (danh từ) có nghĩa là: Tên gọi loài bọ cánh lưng eo, sống thành đàn

Ví dụ: kiến tha lâu đầy tổ (tục ngữ)

Bá Kiến được Nam Cao xây dựng từ nguyên mẫu thực ngoài đời có tên là Trần Duy Bính “Người làng Đại Hoàng vẫn gọi là Nghị Bính, ông ta thuộc hàng chức sắc không những ở làng mà cả tổng Nam Sang đều biết tiếng Gia tộc Nghị Bính trước đó đã có năm đời làm lý trưởng Đến đời Trần Duy Bính, tuy con nhà

"dòng dõi" nhưng Bính vẫn phải mua chức phó lý rồi mới lên được lý trưởng Nghị Bính rất được lòng quan trên, nhờ thế mà ông ta đã nhoi lên được tới chức chánh tổng Cao Đà Nghị Bính có năm vợ, mười hai con Giàu có vào hạng nhất làng, Nghị Bính lo cho mỗi bà vợ một dinh cơ riêng Nghị Bính ở với bà ba, nhưng chuyện phòng the, chăn gối với các bà kia đều được ông ta lên lịch, không muốn để

bà nào quá thiệt thòi Tuy vậy nhưng vì sức ông phục vụ năm bà có vẻ hơi quá tải nên đôi khi các bà cũng có cách đi ngang về tắt, mà chủ yếu dan díu với đám canh điền Phần lớn những chuyện dan díu của các bà đều kín như bưng, nhưng cũng có lúc bại lộ Chẳng hạn vụ bà ba dan díu với một anh canh điền đã bị một người hầu

để ý, mặc dù bà ba đã rất khôn khéo bịt được miệng anh ta, nhưng sau này vẫn có chỗ hở, dân làng xì xào Nam Cao chộp luôn tình tiết đó dựng nên trường đoạn Chí Phèo bóp chân cho vợ ba Bá Kiến trong tác phẩm Ngoài ra, Nghị Bính rất thâm hiểm, lộng hành và trụy lạc, không được lòng dân.”

Như vậy theo Nam Cao, tên gọi Bá Kiến là từ nguyên mẫu có thật ngoài đời,

là người có chức tước, cấp bậc Theo đó, Bá Kiến còn là đại diện cho cường quyền,

cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ

- Nhân vật thị nở

“thị” (danh từ) có nghĩa là:

Từ đặt giữa họ và tên biểu thị người nữ

Ví dụ: Nguyễn Thị Mùi; Mai Thị Lựu

Từ đặt trước một tên riêng chỉ người phụ nữ tầng lớp dưới ở xã hội cũ

Trang 27

18

Thể tích tăng nhưng khối lượng không tăng Ví dụ: Ngô bung nở

Tỏ niềm vui Ví dụ: Nở nụ cười

Thị Nở cũng được Nam Cao xây dựng từ nguyên mẫu thật ngoài đời Có nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật này:

Có ý kiến cho rằng: Làng Đại Hoàng có cô gái tên Trần Thị Nở, con ông Trần Hữu Kính làm nghề phó cối Thị lớn lên xấu xí, tính tình hâm hâm dở dở Cô

có một thói quen là rất hay cười, ai nói gì cũng cười, không phải cười mỉm mà là cười phớ lớ, cười như được mùa Vì thế ông Phó Kính mới đặt tên là „„thị Nở” Thị

có một tính xấu là rất hay buồn ngủ, thị có thể ngủ mọi lúc, mọi nơi Có lần, ra bờ

ao gánh nước, chẳng hiểu vì gì mà thị quẳng gánh, đánh một giấc ngon lành Khác với thị Nở trong tác phẩm của Nam Cao là thị Nở này có chồng con đề huề Chồng thị là cậu của nhà văn Nam Cao tên là Đào Anh Đào cũng đi làm thuê, nhà hai vợ chồng rất nghèo, nhưng được gia đình bố mẹ cho tí vốn liếng nên mua được chức quyền trong thôn Thị thì tỏ ra vênh vang, còn chồng thì nai lưng ra trả nợ

Ý kiến khác cho rằng: nguyên mẫu của thị Nở ngày trước tên Trần Thị Thìn, con cụ Phó Thảo (vì cụ biết chữ nho) Cô Thìn tuy sinh ra trong gia đình khá giả nhưng lại xấu xí, tính tình cũng dở người Cô có cái mũi to bạnh, da dẻ sần sùi như

vỏ cam, cái mặt ngắn tũn, trông rất vô duyên Gia đình bề thế nhưng vì quá xấu, không ai theo đuổi nên cô ở vậy

Lại có ý kiến nói đó là người buôn trứng ngoài chợ Trong một lần đi qua cái

lò gạch cũ đã gặp và quen với Chí Phèo: “Những cụ trong làng nói rằng, anh Chí Phèo không yêu thị Nở ở làng này mà yêu cô “Nở” buôn trứng ở làng khác” Chí Phèo và bà buôn trứng có với nhau một người con, đến giờ, người ấy vẫn còn sống trong làng Nhưng không ai trong làng biết được sự thật người đó là ai

Theo chúng tôi, “thị” là tên gọi chung cho người phụ nữ trong xã hội cũ bị coi khinh, “thị Nở” nhấn mạnh đến đặc tính xấu xí của người phụ nữ ấy Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì nhà văn cũng xây dựng nhân vật Thị Nở rất thành công

Trang 28

19

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 này, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát nhất về lịch sử nghiên cứu về lập luận đồng thời đã đưa ra một khung lí thuyết làm điểm tựa cho chương 2, đó là: Các quan niệm về lập luận của các nhà nghiên cứu như Diệp Qang Ban, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân…Chúng tôi cũng trình bày các kiểu lập luận

để từ đó xác định kiểu lập luận mà mình sẽ nghiên cứu Các lập luận chúng tôi nghiên cứu đều là lập luận trong đời thường do đó các lẽ thường trong lập luận cũng được đề cập trong phần cơ sở lí thuyết Ngoài ra, còn phải kể đến vấn đề về tiền giả định và hàm ý, mà không thể thiếu trong lập luận, đặc biệt là lập luận trong đời thường Trong lập luận còn có tác tử và kết tử lập luận là những dấu hiệu của hiệu lực lập luận và mối quan hệ trong lập luận và cuối cùng là mối quan hệ giữa lập luận và hành động ngôn ngữ Tất cả làm tiền đề cho việc triển khai về các lập luận

cụ thể trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao sẽ được trình bày trong chương 2 dưới đây

Trang 29

20

CHƯƠNG 2 CÁC KIỂU VÀ CHIẾN LƯỢC LẬP LUẬN TRONG “CHÍ PHÈO”

2.1 Đặt vấn đề

Trong chương hai này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết kết quả và các nhận xét

về các kiểu, các loại và tiểu loại lập luận có thể có trong truyện Chí Phèo của Nam Cao Đồng thời chúng tôi cũng trình bày các chiến lược vận dụng các kiểu lập luận một cách linh hoạt của Nam Cao Cũng cần phải nói đến đó là, các kiểu, loại và tiểu loại lập luận không phải bao giờ cũng tồn tài độc lập và tách bạch với nhau mà trên thực tế, có rất nhiều lập luận nằm lồng ghép, chồng lấn lên nhau trong cùng một diễn ngôn Do đó, để có cái nhìn mang tính hệ thống và mạch lạc, chúng tôi, trong chừng mực nhất định, sẽ cố gắng phân tách từng kiểu, loại và tiểu loại lập luận ra để trình bày Về phần chiến lược lập luận, các loại chiến lược lập luận này thực chất cũng là tập hợp của nhiều lập luận đơn giản được sắp xếp một cách có nguyên tắc nhằm tạo

ra hiệu quả lập luận cao nhất của diễn ngôn Tuy nhiên, để cho có tính hệ thống, chúng tôi tách các chiến lược lập luận ra thành một mục độc lập với kiểu lập luận đơn giản Sau đây là kết quả nghiên cứu về lập luận trong Chí Phèo của Nam Cao

2.2 Các kiểu lập luận

Qua khảo sát “Chí Phèo” của Nam Cao, một số lập luận không còn ở dạng đầy đủ và theo trật tự (luận cứ đứng trước kết luận) nữa mà có thể hàm ẩn luận cứ hay kết luận, hoặc luận cứ và kết luận có thể thay đổi trật tự Mặt khác, lập luận không chỉ tồn tại tách rời nhau trong diễn ngôn mà có khi có sự chồng lấn với nhau, lồng ghép vào nhau và bao nhau Tuy nhiên, trong bài viết, chúng tôi cố gắng tách rời từng kiểu, loại và tiểu loại lập luận để trình bày nhằm tạo ra sự mạch lạc và tính logic của vấn đề

Sau đây là kết quả nghiên cứu cụ thể của chúng tôi

2.2.1 Lập luận đơn giản

Lập luận đơn giản (simple argumentation) là lập luận chỉ có một kết luận, các thành phần còn lại đều là luận cứ Lập luận đơn giản thường xuất hiện giữa các phát ngôn đứng gần nhau trong một đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn đứng gần nhau Lập luận đơn giản có các loại sau:

Trang 30

21

2.2.1.1 Lập luận có luận cứ thuận hướng với kết luận

* Lập luận có một luận cứ thuận hướng với kết luận tường minh

Lập luận có một luận cứ thuận hướng (same direction) với kết luận là loại lập luận hiển ngôn (explicit) chỉ có một luận cứ thuận hướng với kết luận Đây là loại lập luận trực tiếp, ở đó người nói đưa ra lí lẽ một cách trực tiếp để hướng người nghe đến thẳng cái đích mà mình muốn biểu đạt, ví dụ:

(1) “Ðàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say (P) Và hắn say thị lắm” (R)

Luận cứ khẳng định đàn bà vốn dĩ làm đàn ông say mê vì nhan sắc, vì sự dịu dàng, sự đằm thắm và ân cần Thị không đẹp nhưng thị có sự ân cần Chí Phèo chưa được gần gũi với một người phụ nữ nào trong đời, chưa từng được chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà nên khi nhận được sự chăm sóc ân cần của thị đã làm Chí vừa cảm động, vừa biết ơn Do đó Chí đã “say thị” Trong lập luận này có kết tử “và” thực hiện chức năng dẫn nhập luận cứ đưa đến kết luận, nối luận cứ với kết luận “hắn say thị lắm”

Trên đây là lập luận có luận cứ đứng trước kết luận Tiếp theo là một lập

luận hiển ngôn có luận cứ đứng sau kết luận:

(2) “Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! (R) Có gì mà xúm lại như thế này?(P)”

Lập luận này có kết luận đứng trước luận cứ nhằm nhấn mạnh hiệu lực của kết luận Bởi, mở đầu bằng phát ngôn cảm thán có mục đích cầu khiến, phát ra một hàm ý mệnh lệnh (về đi) về phía người nghe (đang chứng kiến cảnh cãi vã, đánh nhau giữa Chí và gia đình Bá Kiến), sau mệnh lệnh là một phát ngôn hỏi có đích phủ định một sự tình (không có gì) với dụng ý không có việc gì liên quan đến các ông, các bà nên các ông, các bà không cần xem và không cần can thiệp Do đó, vừa

có ý khuyên bảo, vừa có ý đuổi, vừa ra lệnh, bắt mọi người phải nghe theo (về đi)

* Lập luận có một luận cứ thuận hướng với kết luận ẩn

(3) “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư? ”

Diễn ngôn trên là của bà ba – vợ của Bá Kiến khi gọi Chí Phèo đến để bóp

chân Diễn ngôn trên là một câu hỏi tu từ thể hiện lời nói lấp lửng, mơ hồ từ “chỉ

để” và “thôi ư” làm cho diễn ngôn trên có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau

Qua đó, người được hỏi cũng có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau Lập luận này, người nói hướng đến hàm ý tao gọi mày đến không phải để bóp chân

Trang 31

22

* Lập luận có hơn một luận cứ thuận hướng với kết luận

Đây là loại lập luận tiêu biểu nhất, dễ nhận thấy nhất của lập luận đơn giản Sau đây là một vài ví dụ:

(4) “Hắn về lần này trông khác hẳn,(P1) mới đầu chẳng ai biết hắn là ai (P2)Trông đặc như thằng sắng cá! (P3)Cái đầu thì trọc lốc,(P4) cái răng cạo trắng hớn,(P5) cái mặt thì đen mà rất cơng cơng,(P6) hai mắt gườm gườm(P7) trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng.(P8) Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, (P9) cả hai cánh tay cũng thế.(P10) Trông gớm chết!(R)”

Diễn ngôn trên nói về Chí Phèo Đây là một diễn ngôn miêu tả cung cấp thông tin về ngoại hình của Chí, gồm 9 luận cứ bổ sung cho nhau và đồng hướng

kết luận Ba luận cứ đầu nhận định về sự thay đổi bất ngờ của Chí: “trông khác

hẳn,(P1)chẳng ai biết hắn là ai (P2) Trông đặc như thằng sắng cá!” (P3) Các luận

cứ tiếp theo miêu tả dáng vẻ của chí nhằm củng cố cho nhận định ở ba luận cứ đầu:

“Cái đầu thì trọc lốc,(P4) cái răng cạo trắng hớn,(P5) cái mặt thì đen mà rất cơng

cơng,(P6) hai mắt gườm gườm(P7) trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng (P8 Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế (P9)” Các luận cứ trên miêu tả

ngoại hình của Chí Phèo sau khi ra tù đã bị thay đổi, có dáng dấp giống một tên lưu manh, côn đồ Lẽ thường, những người đi tù là người có tội, mà những kẻ phạm tội thường là những kẻ hung hăng, đầu bò đầu bướu Tuy nhiên, nếu chỉ cạo trọc đầu, răng cạo trắng hớn, cái mặt đen và cơng cơng, hai mắt gờm gờm thì chưa thể khẳng

định Chí Phèo là một thằng du côn được mà với luận cứ sau cùng “Cái ngực phanh

đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”(P9) là luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh nhất đưa đến kết luận “trông gớm chết!”, đây là phát ngôn cảm thán bộc lộ cảm xúc mạnh “nhìn đáng sợ” Theo

tâm lí người Việt,những người có hình xăm trên người chứng minh cho một phần tính cách con người họ, nếu Chí không xăm mình thì nhìn hắn cũng như những

người bình thường nhưng với hình xăm “rồng, phượng và một ông tướng cầm

chùy” đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, cộng thêm lí do hắn đã từng ngồi tù

nên đưa đến kết luận Chí Phèo chính là một thằng lưu manh, đầu bò đầu bướu

Lập luận này được tổng kết qua mô hình sau:

P1, P2, P3,P4, P5, P6, P7, P8, P9  R

Trang 32

23

(5) “Bởi vì chị vợ ở nhà còn trẻ,(P1) mới hai con,(P2) cái mắt sắc như dao (P3) lại hồng hồng đôi má,(P4) bỗng nhiên sinh ra vắng chồng,(P5) của ngon trờ trờ ngay trước mắt, ai mà chịu được?” (R)

Diễn ngôn trên nói về vợ của Binh Chức Đây là một lập luận gồm năm luận

cứ bổ sung cho nhau và đồng hướng với kết luận Xét về dấu hiệu định hướng lập luận, ta thấy xuất hiện cặp phụ từ “bởi vì…lại” và “bỗng nhiên” vốn là kết tử đồng hướng thực hiện chức năng dẫn nhập luận cứ và tăng tiến giúp các luận cứ sau có hiệu lực mạnh hơn luận cứ trước để dẫn đến kết luận Bốnluận cứ đầu có nội dung

miêu tả vợ của Binh Chức như: còn trẻ (P1), mới hai con (P2), mắt sắc như dao(P3)

lại hồng hồng đôi má (P4) Bốn luận cứ này miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ đang

độ xuân sắc, đầy sức sống, có nhu cầu tình cảm, sắc dục cao nhất và mãnh liệt nhất

Lẽ thường, người đàn bà như vậy sẽ có nhiều đàn ông để ý và muốn chinh phục Tuy nhiên, nếu chỉ là người đàn bà trẻ, đẹp, đầy ham muốn sắc dục cũng chưa thể dẫn đến việc vợ Binh Chức có quan hệ với nhiều đàn ông khác chồng mình Mà với

luận cứ sau cùng “chồng vắng nhà” (P5), mới là nguyên nhân chính yếu và cũng là

tất yếu dẫn đến người đàn bà này đã ngả vào vòng ân ái với nhiều gã đàn ông khác Luận cứ “chồng vắng nhà” là luận cứ có hiệu lực cao nhất đưa đến kết luận “không

ai chịu nổi” Bởi vì, nếu Binh Chức có nhà, có lẽ khó có gã đàn ông nào dám cả gan mon men, gạ gẫm vợ anh ta Hơn nữa, bà vợ cũng không dám ngang nhiên tằng tựu với họ Do đó, sự việc gian dâm của bà vợ sẽ khó hoặc không có cơ hội xảy ra Để

rõ hơn, lập luận này được mô hình hóa như sau:

(6) “Các bà đi vào nhà: (R) đàn bà chỉ lôi thôi,(P1) biết gì? (P2)”

Lập luận này có kết luận đứng trước luận cứ nhấn mạnh hiệu lực của kết luận Bởi, mở đầu bằng phát ngôn trực tiếp có ý ra lệnh (vào nhà) hướng về phía các

bà vợchứng kiến cuộc cãi vã (đang xưng xỉa chực tâng công với chồng), sau mệnh

lệnh là một phát ngôn hỏi “biết gì?” với dụng ý đàn bà chỉ được cái nhiều chuyện

“lôi thôi” vả lại các bà không biết rõ đầu đuôi câu chuyện nênkhông giúp được việc

gì.Ở đây không có chuyện của “đàn bà”, các bà phải không cần xen vào.Qua diễn

ngôn này cho thấy quan điểm trọng nam khinh nữ, đàn bà chỉ được lo việc nhà mà không được tham gia vào các công việc xã hội, không có tiếng nói trong xã hội Do

đó, vừa thể hiện uy quyền, có ý ra lệnh bắt mấy bà vợ phải nghe theo (đi vào nhà)

P1, P2, P3, P4, P5 R

Trang 33

24

Lập luận trên được thể hiện bằng mô hình sau:

Sau đây là lập luận có kết luận đứng giữa luận cứ

(7) “Thấy điệu bộ hung hăng của hắn,(P1) bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà

ba, bà ba gọi bà tư, nhưng kết cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng.(R)Mắc phải cái thằng liều lĩnh quá (P2), nó lại say rượu, (P3) tay nó lại lăm lăm cầm một cái vỏ chai,(P4) mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả” (P5)

Lập luận trên có kết luận nằm giữa năm luận cứ, các luận cứ miêu tả dáng

vẻ, thái độ hung hăng, liều lĩnh, bị say rượu, có mang theo vũ khí và luận cứ nói về tình thế khó cho các bà “nhà chỉ toàn đàn bà” Lẽ thường đàn bà không đánh thắng được đàn ông, hơn nữa ở đây lại là thằng say, hung hăng liều lĩnh với vũ khí sát thương trên tay Do đó, dẫn đến quyết định của các bà đó là giữ im lặng để được an thân Điều này đã thể hiện đúng với diễn biến tâm lí của mấy bà vợ của Bá Kiến, để rồi mấy bà đành chịu đựng, chấp nhận sự bất công, uất ức, nhằm chờ cơ hội trả thủ sau Lập luận này được mô hình hóa như sau:

(8) “Không ai nói gì, (P1)người ta dần dần tản đi.(P2) Vì nể cụ bá cũng có,(P3) nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có(P4) người nhà quê vốn ghét lôi thôi (R) Ai dại gì đứng ỳ ra đấy, (P5) có làm sao họ triệu mình đi làm chứng (P6)”

Diễn ngôn trên gồm sáu luận cứ có kết luận đứng giữa luận cứ Các luận cứ đồng hướng, bổ sung cho nhau đưa đến kết luận Bốn luận cứ đầu nói lên tâm lí chung của người nông dân Việt Nam là luôn sợ cường quyền, sống khép mình, tự

tạo cho mình một cái vỏ bọc và sống trong vùng an toàn.Theo lẽ thường, không ai thích can thiệp vào chuyện của người khác Luận cứ “nghĩ đến sự yên ổn của mình” (P4) có hiệu lực lập luận mạnh nhất đưa đến kết luận “người nhà quê vốn ghét lôi

thôi”.Qua đây, ta thấy người Việt nói chung có lối sống an phận, không thích xen

vào chuyện của người khác vì sợ bị liên lụy, bị thiệt thân, bị vạ lây nhất là những chuyện có liên quan đến “nhà quan” thì càng phải tránh xa Đây cũng là nguyên do Chí Phèo chửi mà cả làng không ai lên tiếng Do đó, không ai dám nói gì và bỏ về

Trang 34

25

2.2.1.2 Lập luận có luận cứ nghịch hướng với kết luận

Về bản chất, lập luận có luận cứ nghịch hướng (different directions) với kết luận là hai lập luận đơn giản, trong Chí Phèo chúng tôi tìm được hai loại nhỏ sau

* Lập luận có một luận cứ nghịch hướng với kết luận

Loại lập luận này có một luận cứ hiển ngôn hướng đến một kết luận ẩn và một luận cứ ẩn hướng đến kết luận hiển ngôn, chúng ta sẽ xem xét ví dụ và tái hiện lại lập luận sau

(9) “Hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn (P) Nhưng cũng không ai ra điều (R)”

Lập luận này có thể được tái hiện một cách đầy đủ như sau:

Hắn chửi (P) Nhưng vì sợ hắn nên (P ẩn)

Chửi hắn, đánh hắn (R ẩn) Không ai chửi, đánh hắn (R) Qua sự tái hiện này, chúng ta có thể nhận thấy dạng đầy đủ của lập luận và

đã có thể lí giải tại sao Chí “chửi cha” những người trong làng không chửi nhau với hắn, mà theo lẽ thường Chí sẽ bị cả làng chửi, thậm chí còn đánh cho một trận thừa sống thiếu chết để dạy cho Chí một bài học và để không bao giờ Chí dám tái phạm thêm lần nữa Nhưng ẩn đằng sau sự “không ai ra điều” của dân làng là bởi Chí là một thằng không có gì để mất “ thằng cùng hơn cả dân cùng” nên họ “sợ hắn” không

ai dám đụng đến hắn

* Lập luận có hai luận cứ với hai kết luận tường minh nghịch hướng nhau

Loại lập luận này có hai luận cứ hiển ngôn hướng đến hai kết luận hiển ngôn nghịch hướng nhau, chúng ta sẽ xem xét ví dụ và tái hiện lại lập luận sau:

(10) “Nó lại bảo: nghe nó thì nó đi biệt, mà không nghe thì nó đâm chết, rồi muốn ra sao thì ra; còn muốn sống với vợ con thì nghe nó”

Lập luận này được tái hiện như sau:

Diễn ngôn trên là lời đe dọa của Năm Thọ khi vượt ngục về tìm Bá Kiến Đây

là một lập luận gồm có hai luận cứ nhỏ cũng có thể tách riêng thành hai lập luận sau:

Trang 35

đỡ hắn thôi nhưng trên thực tế hắn đã hiểu quá rõ Bá Kiến

(11) “Tao chỉ liều chết với bố con nhà mầy đấy thôi.(P1) Nhưng tao mà chết (P2) thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng (R)”

Có thể tái hiện như sau:

LL1: Tao không sợ chết (P1) tao liều chết (R)

LL2: Tao chết (P1) mày cũng chết (R)

Phát ngôn trên là lời đe dọa của Chí Phèo Đây là lập luận có hai luận cứ nghịch hướng với kết luận Ở đây, Chí đã đưa ra lời đe dọa trước cha con Bá Kiến

“tao chỉ liều chết với bố con nhà mầy đấy thôi” với dụng ý tôi không sợ chết (vì tôi

chẳng có gì để mất) nên tôi liều sống liều chết với cha con ông nhưng tôi mà chết thì cha con ông cũng không sống yên thân được, do đó tôi chết thì bố con cũng sẽ phải chết theo tôi Ở đây, Chí đã đưa ra lời đe dọa rất khóe léo để đánh đòn tinh thần vào cha con Bá Kiến vì hắn hiểu quá rõ cha con Bá Kiến là những kẻ “sợ chết” nên đã cố tình đưa ra lời đe dọa tôi mà chết thì cha con ông sẽ bị liên lụy vì tôi chết

ở nhà ông nếu nhẹ thì ông bị mất chức, còn nặng hơn ông có thể bị đi tù Tuy nhiên, đây chỉ là lời đe dọa mà Chí đưa ra một cách khóe léo nhằm ăn vạ cha con Bá Kiến nhưng ẩn sau đó có thể là hắn không dám chết vì hắn còn muốn đạt mục đích khác

* Lập luận có hai luận cứ nghịch hướng với hai kết luận ẩn

Khác với loại lập luận có hai luận cứ với hai kết luận tường minh nghịch hướng nhau, lập luận này lại có hai luận cứ hướng đến hai kết luận ẩn đối nghịch nhau, ví dụ:

(12) “Chúng cháu không dám chắc lép nhưng quả là ít vốn”

Trang 36

27

Lập luận này được tái hiện như sau

Không dám chắc lép (P1) Nhưng Ít vốn (P2)

Bán chịu (R ẩn) Không bán chịu (R ẩn)

Có thể giải thích vì sao người bán hàng lại ngần ngừ, do dự việc bán hàng cho Chí, người bán hàng đã đưa ra lời từ chối gián tiếp với sự giải thích một cách khéo léo để tránh mếch lòng Chí: không phải tôi không muốn bán chịu cho ông, cũng không phải không tin ông không trả tiền Tôi rất muốn bán hàng cho ông nhưng do “ít vốn” nên không thể “bán chịu” được Tuy nhiên, đây chỉ là lí lẽ mà người bán hàng đưa ra một cách khéo léo để từ chối bán chịu, ẩn đằng sau đó có thể người bán biết được nếu bán cho Chí thì chẳng bao giờ lấy được tiền, không khác gì cho không hắn vì người bán hàng đã biết hắn quá rõ

2.2.1.3 Lập luận có luận cứ thuận hướng và luận cứ nghịch hướng với kết luận

Ở trên là ba loại lập luận của lập luận đơn giản Sau đây là loại lập luận có luận cứ thuận hướng và nghịch hướng với kết luận cũng thuộc kiểu lập luận đơn

giản, xin xem ví dụ sau:

(13) “Bắt đầu chửi trời (P1), có hề gì?(R) Trời có của riêng nhà nào?(P2)”

Lập luận này được tái hiện như sau:

Hắn chửi trời (P1) Nhưng Trời có của riêng nhà nào (P2)

Chửi hắn, đánh hắn (R ẩn) Không ai chửi, đánh hắn (R)

Qua lập luận này có thể thấy khi Chí Phèo “chửi trời” thì đáng lẽ phải có người cho hắn một trận nhưng ngược lại không ai chửi hắn, đánh hắn cả Ở đây, tác giả đã đưa ra lí lẽ để ngụy biện trước lời chửi của Chí đó là hắn chửi thì mặc

kệ hắn bởi vì trời là của chung, không của riêng ai cũng không phải của riêng nhà

nào cả“có hề gì? Trời có của riêng nhà nào?”nên việc chửi của Chí chẳng liên

quan cũng chẳng đụng chạm đến cá nhân hay đến nhà nào cả nên không ai đụng đến hắn là điều đương nhiên

(14) “Rồi hắn chửi đời.(P1) Thế cũng chẳng sao: (R) Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai (P2)”

Trang 37

28

Lập luận này được tái hiện như sau:

Chửi hắn, đánh hắn (R ẩn) Không ai chửi, đánh hắn (R) Lập luận này cũng tương tự như lập luận trên, khi Chí Phèo “chửi đời” thì đáng lẽ ra phải có người chửi lại hắn, đánh hắn nhưng cũng không ai lên tiếng cả

bởi vì đời cũng chẳng phải một ai cụ thể cả, đời là của chung “Thế cũng chẳng sao:

Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai” nên hắn chửi thì cũng mặc kệ hắn

(15) “Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại (P1) Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!” (P2) Không ai lên tiếng cả” (R)

Lập luận này được tái hiện như sau

Hắn chửi cả làng (P1) Nhưng Chắc nó trừ mình ra (P2)

Đối với người Việt nói chung, không ai dám thách thức, gây chuyện với cả làng, cả dòng họ nào đó Nhưng ở đây, Chí đã chửi “tất cả làng”, mà theo lẽ thường thì dân làng sẽ không tha cho Chí Tuy nhiên, lại “không ai lên tiếng” là do dân làng nghĩ “Chí trừ mình ra”(P2) Thực tế, Chí đã chửi tất cả dân làng, nhưng từng người dân đã cố tìm ra một lí do nào đó để khỏi phải va chạm với Chí mà không bị mất mặt Người dân đã viện lí do là nó không chửi đích danh mình nên mặc kệ nó Tuy nhiên, xem xét tính chất của lập luận cho thấy người dân đã viện dẫn một lí lẽ mang tính ngụy biện để tránh Chí “trừ mình ra” Nhưng thực tế không có chuyện trừ bất

cứ ai vì Chí đã chửi 100% dân làng “tất cả làng Vũ Đại” Đây cũng là lí lẽ mà người dân đã dựa vào để tránh va chạm trong các lần Chí chửi khác, như trong các lập luận về “chửi trời”, “chửi đời”, “chửi mẹ” và “chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn” Có lẽ, dân làng không ai muốn đụng đến hắn là vì hắn say rượu, là thằng cùng đinh, thằng không có gì để mất

(16)“Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi,Hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn,

đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”

Trang 38

29

Lập luận này được tái hiện như sau:

Hắn chửi mẹ (P1) Nhưng Không ai biết (P2)

Chửi hắn, đánh hắn (R ẩn) Không ai chửi, đánh hắn (R)

Lập luận này cũng tương tự như các lập luận trước Xét theo quan niệm đạo đức, không ai dám và không ai được phép “chửi mẹ” đẻ ra mình vì như vậy là bất hiếu Tuy nhiên, Chí đã “chửi mẹ”, mà theo lẽ thường thì Chí đã là thằng con bất hiếu và đáng lẽ mẹ hắn và mọi người phải bắt và đánh cho hắn một trận nhớ đời nhưng ở đây cả mẹ hắn lẫn mọi người (cũng giống các lần Chí chửi trước đó) đều

im lặng, không ai lên tiếng và cho hắn một trận cả là bởi vì không có một ai biết mẹ Chí Phèo là ai, đến bản thân hắn cũng không biết mẹ mình là ai cả (vì từ khi sinh ra Chí đã bị mồ côi) Do đó Chí Phèo chửi mẹ hắn chẳng liên quan đến ai nên không ai dám chửi lại hay đánh hắn

Có thể thấy, các lập luận về việc Chí chửi “trời”, “đời”, làng Vũ Đại”,

“những người không chửi nhau với hắn” và “người đẻ ra hắn” làm luận cứ cho một kết luận ẩn đó là “ai cũng sợ hắn”do đó không ai dám đụng chạm đến hắn

Trong đoạn văn đầu, nhà văn đã sử dụng rất thành công hình thái ngôn ngữ lập luận nửa trực tiếp để tạo nên hiện tượng đa thanh cho giọng điệu kể chuyện Nhờ tính chất đa thanh của giọng điệu kể chuyện đã dẫn đến một tính đặc sắc cho đoạn văn: tính đa nghĩa Theo chúng tôi, mục đích của tác giả không phải chửi đối tượng được nói đến mà muốn thể hiện thái độ của nhân vật và dụng ý nghệ thuật của tác giả là nhằm chửi chính xã hội Chí đang sống, đó là sự phản ứng, thái độ căm tức, phẫn uất của y trước cuộc đời Bên ngoài là tiếng chửi của một kẻ say nhưng bên trong thì hắn rất tỉnh Lời chửi rất mơ hồ, không đụng chạm ai nhưng lại hàm chứa ẩn ý sâu cay

(17) “Hôm nay ông không có tiền, (P1) nhà mày bán chịu cho ông một chai (R) Tối ông mang tiền đến trả” (P2)

Lập luận này có thể tái hiện như sau:

Trang 39

30

Qua sự tái hiện lập luận này, chúng ta cũng thấy rõ dạng đầy đủ của lập luận

và có thể lí giải tại sao Chí lại có thể thuyết phục người bán hàng “bán chịu” cho hắn Theo lẽ thường, những người đi mua hàng mà không có tiền thì sẽ không ai bán cho, mua phải có tiền và trả tiền ngay mới đúng với lẽ thường Nhưng sự thuyết phục người bán chính là cái hẹn của Chí với dụng ý: hiện giờ tôi không có tiền nhưng tôi không quỵt nợ bà vì chỉ đến tối nay thôi tôi sẽ mang tiền đến trả bà, do đó

bà có thể bán chịu cho tôi mà không phải lo lắng gì

2.2.2 Lập luận phức tạp

Lập luận phức tạp (complex argumentation) là loại lập luận có hai luận cứ không ngang nhau về tính khái quát: một luận cứ chỉ cái chung là tiền đề lớn (còn gọi là đại tiền đề), một luận cứ chỉ cái riêng làm tiền đề nhỏ (còn gọi là tiểu tiền đề)

và một kết luận (về cái riêng), lập luận này còn được gọi là tam đoạn luận Tam đoạn luận thường được nói đến trong khoa học Tuy nhiên, tam đoạn luận cũng có trong đời thường Tam đoạn luận là kiểu tiêu biểu của lập luận Xét các ví dụ sau:

2.2.2.1 Tam đoạn luận ở dạng đầy đủ

(18) “Người ta bảo ông Lý ra đình thì hách dịch, cả làng phải sợ, mà về nhà phải sợ cái bà ba còn trẻ này Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây, mà ông

Lý thì hay đau lưng lắm; người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ mà chúa đời là khoẻ ghen Có người bảo ông Lý ghen anh canh điền khoẻ mạnh mà sợ bà ba không dám nói Có người thì bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền thu quyền bổ trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều Mỗi người nói một cách Chẳng biết đâu

mà lần Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù”

Diễn ngôn trên có hai tam đoạn luận sau:

Tam đoạn luận thứ nhất:

Đại tiền đề : Người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ

Tiểu tiền đề : Ông Lý hay đau lưng

Tam đoạn luận thứ hai:

ĐTĐ : Người hay sợ vợ mà chúa đời là khỏe ghen

Ở tam đoạn luận thứ nhất, đại tiền đề nói lên một quy luật chung mà theo kinh nghiệm dân gian thì người bị đau lưng sẽ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu

Ngày đăng: 23/12/2019, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2005
2. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
3. Đỗ Hữu Châu (2006), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1, tái bản lần 3), Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2006
5. Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, tái bản lần 5) Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2010
6. Huỳnh Thị Chuyên (2014), Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay (LATS Ngữ văn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng việt hiện nay
Tác giả: Huỳnh Thị Chuyên
Năm: 2014
7. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học (tập 1), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
8. Nguyễn Đức Dân (2001), Bước đầu tìm hiểu về lí thuyết lập luận, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu về lí thuyết lập luận
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2001
9. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn logic hình thức, logic phi hình thức, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn logic hình thức, logic phi hình thức
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2005
10. Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Duy Trung (2013), Phương pháp sơ đồ hóa lập luận, Tạp chí khoa học ĐHSP TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp sơ đồ hóa lập luận
Tác giả: Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Duy Trung
Năm: 2013
11. Hà Minh Đức và nhiều tác giả (1969), Cơ sở lí luận văn học (tập 1), Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức và nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1969
12. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2009
13. Đào Thị Hà (2018), Dạy đọc hiểu văn bản “Chí Phèo” (Ngữ văn 11, tập 1) theo định hướng phát triển năng lực (Khóa luận tốt nghiệp Đại học), Trường ĐHSP HN2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy đọc hiểu văn bản “Chí Phèo” (Ngữ văn 11, tập 1) theo định hướng phát triển năng lực
Tác giả: Đào Thị Hà
Năm: 2018
14. Đỗ Việt Hùng (2014), Lẽ thường trong lập luận và văn hóa ứng xử của cộng đồng, Tạp chí ngôn ngữ số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lẽ thường trong lập luận và văn hóa ứng xử của cộng đồng
Tác giả: Đỗ Việt Hùng
Năm: 2014
15. Hoàng Thị Thanh Huyền (2014), Cấu trúc của một số lập luận phức hợp trong câu ghép tiếng Việt, Tạp chí Từ điển và Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc của một số lập luận phức hợp trong câu ghép tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Huyền
Năm: 2014
16. Hoàng Thị Thanh Huyền (2016), Vai trò của hư từ tiếng việt trong việc hình thành lập luận của câu ghép, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của hư từ tiếng việt trong việc hình thành lập luận của câu ghép
Tác giả: Hoàng Thị Thanh Huyền
Năm: 2016
17. Phạm Thị Mai Hương (2015), Ngôn ngữ hội thoại của Thúy Kiều dưới góc nhìn của lí thuyết lập luận, kỷ yếu hội tháo khoa học cán bộ trẻ các trường Đại hoc Sư phạm toàn quốc lần thứ V (Trường Đại học sư phạm Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Ngôn ngữ hội thoại của Thúy Kiều dưới góc nhìn của lí thuyết lập luận
Tác giả: Phạm Thị Mai Hương
Năm: 2015
18. Nguyễn Đăng Khánh (2008), Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt, LATS Ngữ văn, ĐH KHXH&NV TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lối nói vòng trong giao tiếp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đăng Khánh
Năm: 2008
22. Hoàng Phê – chủ biên (1992), Từ điển tiếng việt, trung tân Từ điển ngôn ngữ,HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng việt
Tác giả: Hoàng Phê – chủ biên
Năm: 1992
23. Chu Thị Thùy Phương (2016), Một số đặc điểm về lẽ thường trong lập luận (Trên cứ liệu ngôn ngữ của nhân vật trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945), Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống S11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm về lẽ thường trong lập luận (Trên cứ liệu ngôn ngữ của nhân vật trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945)
Tác giả: Chu Thị Thùy Phương
Năm: 2016
25. Vũ Hoài Phương (2016), Nghiên cứu chức năng tác động của diễn ngôn (Trên tư liệu diễn văn chính trị tiếng Việt), (LATS Ngữ văn – ĐH KHXH $ NV – ĐH quốc gia Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chức năng tác động của diễn ngôn
Tác giả: Vũ Hoài Phương
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w