1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta hiện nay

36 145 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 257,09 KB

Nội dung

Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta hiện nay. LỜI NÓI ĐẦU Tại sao phải nghiên cứu phạm trù con người và vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong khi thế giới đã trả qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vĩ đại và trên thế giới đã có rất nhiều, rất nhiều nước đã trở thành những nước công nghiệp lớn. Phải chăng đó là vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương thức duy nhất để phát triển nền kinh tế thế giới và bất kỳ một quốc gia nào bỏ qua quá trình này đều sẽ trở nên quá chậm, quá lạc hậu so với bước đi của thế giới? Và phải chăng giống như các quốc gia khác, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó? Nhưng quan trọng hơn cả, phải chăng con người là chủ thể, là mấu chốt, là điểm khởi đầu cũng như là cái đích của quá trình lâu dài này? Đúng là trên thực tế ở nhiều quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật không thể phủ nhận được. Chẳng hạn việc sử dụng năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời đã làm giảm sự phụ thuộc của con người vào nguồn năng lượng khoáng sản; sự ra đời của các vật liệu tổng hợp không những giúp con người giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không tái sinh được mà còn cung cấp cho con người nguồn vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn và tái sinh được. Nhờ phát minh con người sử dụng nguồn vật liệu mới này mà con người đã có thể thu nhỏ máy tính điện tử xuống hàng vạn lần về thể tích đồng thời tang hiệu năng của nó lên hàng chục vạn lần so với ba chục năm trước. Sự ra đời và xuất hiện các loại vật liệu mới đang ngày càng trở thành nhân tố vô cùng quan trọng của sự phát triển sức sản xuất xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ. Cùng với quá trình tự động hóa, tiến bộ khoa học công nghệ cho thấy khả năng loài người sẽ tiến tới một xã hội của cải tuôn ra dào dạt. Còn ở Việt Nam thì sao? Cho đến nay Việt Nam vẫn thuộc loại những nước nghèo nhất thế giới, nền kinh tế vẫn ở tình trạng lạc hậu, còn mang tính tự cấp, tự túc, đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, lạm phát còn ở mức cao, sản xuất chưa ổn định, tình hình mất cân đối vẫn nghiêm trọng, bội chi ngân sách còn lớn, tốc độ tang dân số cao, lao động thất nghiệp hoặc không đủ việc làm ngày càng tăng (6,28% dân số thành thị thất nghiệp), đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tính theo đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới: 220 USD năm 1993 và 428 USD năm 2001 thấp hơn Lào 1700 USD, Bangladesh 1410 USD, Thái Lan 5757 USD, Malaysia 8513 USD, Đài Loan 17495 USD, tốc độ tăng bình quân chậm hơn nhiều nước trong khu vực. Gắn liền với nền kinh tế đó là lối làm ăn tản mạn và tùy tiện của sản xuất nhỏ. Cùng với những truyền thống tốt đẹp mà chúng ta đang kế thừa cũng có những truyền thống lạc hậu của người đã chết đang đè nặng lên vai người đang sống… Vì vậy muốn không bị tụt hậu xa hơn nữa, muốn ổn định mọi mặt để đi lên và phát triển thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (từ 24111993 đến 1121993) và Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (202511994) đã xác định tới đây nước ta “chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm tạo them nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.” Chủ trương đó tiếp tục được hoàn thiện và có bước phát triển mới ở các Đại hội VII, VIII, IX và trong nhiều Nghị quyết quan trọng của Trung ương. Song dựa vào đâu để đảm bảo việc thực hiện nó cho thật hiệu quả và không phải trả giá quá đắt thì lại không dễ dàng bởi vì từ chỗ thấy được tính tất yếu nếu không cẩn thận dễ sa vào duy ý chí như đã từng xảy ra trước đây hoặc trái lại nếu chỉ thấy khó khăn, bất lợi, thiếu điều kiện rồi cam chịu tụt hậu thì lại là một thảm họa. Như vậy cũng có nghĩa là chúng ta đã để lại cho thế hệ tương lai một cái gánh quá nặng và sẽ có tội rất lớn đối với những ai đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc bảo vệ đất nước. Nhưng nếu chỉ có như vậy thì tại sao lại phải đề cập đến vấn đề con người? Liệu có phải con người đang giữ một vai trò gì đó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hơn thế nữa phải chăng đó là một vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới này? Trước hết có thể nói rằng xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hai nguồn tài nguyên là thiên nhiên và con người. Cái quý nhất trong nguồn tài nguyên con người là trí tuệ. Theo quan điểm cổ điển, mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có hạn và đều có thể bị khai thác cạn kiệt. Song, sự hiểu biết của con người đã, đang và sẽ không bao giờ chịu dừng lại, nghĩa là nguồn tài nguyên trí tuệ không có giới hạn. Tính vô tận của nguồn tiềm năng trí tuệ là nền tảng để con người nhận thức tính vô tận của thế giới vật chất, tiếp tục nghiên cứu những nguồn tài nguyên thiên nhiên còn vô tận nhưng chưa được khai thác và sử dụng, phát hiện ra những tính năng mới của những dạng tài nguyên đang sử dụng hoặc sáng tạo ra những nguồn tài nguyên mới vồn không có sẵn trong tự nhiên nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội trong những điều kiện mới. Bởi vậy có thể nói, trí tuệ con người là nguồn lực vô tận của sự phát triển xã hội. Đồng thời, nguồn lực phát triển của xã hội, trước hết và quan trọng hơn cả cũng chính là con người – nguồn tiềm năng sức lao động. Con người đã làm nên lịch sử của chính mình bằng lao động được định hướng bằng trí tuệ đó. Ta đã biết rằng, “tất cả cái gì thúc đẩy con người hoạt động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ”, tức là phải thông qua trí tuệ của họ. Trước tiên những nhu cầu về sinh tồn đã thúc đẩy con người hoạt động theo bản năng như bất kỳ một động vật nào khác. Nhưng rồi “bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định”. Sự khác biệt căn bản về mặt “tổ chức cơ thể” giữa con người và con vật chính là bộ óc và đôi bàn tay. Bộ óc điều khiển đôi bàn tay, nghĩa là bằng trí tuệ (bộ óc) và lao động (đôi bàn tay) con người đã tiến hành hoạt động biến đổi tự nhiên làm lên lịch sử xã hội,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

- -BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công

nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta hiện nay

Học phần : Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản

Việt Nam

GV hướng dẫn : Võ Tá Tri

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 2

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

( Lần 1)

Thời gian: 15h30, ngày 23 tháng 9 năm 2016

Địa điểm: phòng V401 trường Đại học Thương mại

Thành viên:

Nội dung: Thống nhất hướng đề tài, dàn ý chung cho bài thảo luận

Thư Kí Nhóm trưởng

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 3

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

( Lần 2)

Thời gian: 15h30, ngày 7 tháng 10 năm 2016

Địa điểm: phòng V401 trường Đại học Thương mại

Thành viên:

Nội dung: Nhóm trưởng phân công nội dung cho từng thành viên trong nhóm và thống nhất thời gian nộp bài

Thư Kí Nhóm trưởng

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 4

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

( Lần 3)

Thời gian: 15h30, ngày 21 tháng 10 năm 2016

Địa điểm: phòng V401 trường Đại học Thương mại

Thành viên:

Nội dung: Nhóm trưởng chỉnh sửa bài và tổng hợp bài Phân công thành viên làm word, slide, thuyết trình

Thư Kí Nhóm trưởng

Mục lục

Trang 5

1.1 Quan điểm chung về con người trong lịch sử triết học trước Mác 41.2 Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người 51.3 Chủ nghĩa xã hội là sự phát triển toàn diện của con người 8

II Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước 9

2.3 Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam qua các kỳ đại

III Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa

Trang 6

Tại sao phải nghiên cứu phạm trù con người và vấn đề con người trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong khi thế giới đã trả qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹthuật vĩ đại và trên thế giới đã có rất nhiều, rất nhiều nước đã trở thành những nước công nghiệplớn Phải chăng đó là vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương thức duy nhất để phát triển nềnkinh tế thế giới và bất kỳ một quốc gia nào bỏ qua quá trình này đều sẽ trở nên quá chậm, quá lạchậu so với bước đi của thế giới? Và phải chăng giống như các quốc gia khác, Việt Nam cũngkhông nằm ngoài quy luật chung đó? Nhưng quan trọng hơn cả, phải chăng con người là chủ thể,

là mấu chốt, là điểm khởi đầu cũng như là cái đích của quá trình lâu dài này?

Đúng là trên thực tế ở nhiều quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật không thể phủ nhận được Chẳng hạn việc sử dụng năng lượng

nguyên tử, năng lượng mặt trời đã làm giảm sự phụ thuộc của con người vào nguồn năng lượngkhoáng sản; sự ra đời của các vật liệu tổng hợp không những giúp con người giảm phụ thuộc vàotài nguyên thiên nhiên không tái sinh được mà còn cung cấp cho con người nguồn vật liệu mới

có tính năng ưu việt hơn và tái sinh được Nhờ phát minh con người sử dụng nguồn vật liệu mớinày mà con người đã có thể thu nhỏ máy tính điện tử xuống hàng vạn lần về thể tích đồng thờitang hiệu năng của nó lên hàng chục vạn lần so với ba chục năm trước Sự ra đời và xuất hiệncác loại vật liệu mới đang ngày càng trở thành nhân tố vô cùng quan trọng của sự phát triển sứcsản xuất xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ Cùng với quá trình tự động hóa, tiến bộ khoa họccông nghệ cho thấy khả năng loài người sẽ tiến tới một xã hội của cải tuôn ra dào dạt

Còn ở Việt Nam thì sao?

Cho đến nay Việt Nam vẫn thuộc loại những nước nghèo nhất thế giới, nền kinh tế vẫn ởtình trạng lạc hậu, còn mang tính tự cấp, tự túc, đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế xãhội, lạm phát còn ở mức cao, sản xuất chưa ổn định, tình hình mất cân đối vẫn nghiêm trọng, bộichi ngân sách còn lớn, tốc độ tang dân số cao, lao động thất nghiệp hoặc không đủ việc làm ngàycàng tăng (6,28% dân số thành thị thất nghiệp), đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; tổng sảnphẩm quốc dân (GDP) tính theo đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới: 220 USD năm 1993 và

428 USD năm 2001 thấp hơn Lào 1700 USD, Bangladesh 1410 USD, Thái Lan 5757 USD,Malaysia 8513 USD, Đài Loan 17495 USD, tốc độ tăng bình quân chậm hơn nhiều nước trongkhu vực Gắn liền với nền kinh tế đó là lối làm ăn tản mạn và tùy tiện của sản xuất nhỏ Cùng vớinhững truyền thống tốt đẹp mà chúng ta đang kế thừa cũng có những truyền thống lạc hậu củangười đã chết đang đè nặng lên vai người đang sống… Vì vậy muốn không bị tụt hậu xa hơnnữa, muốn ổn định mọi mặt để đi lên và phát triển thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Namkhóa VII (từ 24/11/1993 đến 1/12/1993) và Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (20-25/1/1994) đã xác định tới đây nước ta “chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới mộtbước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm tạo them nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanhtốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Đây lànhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.” Chủ trương đó tiếp tụcđược hoàn thiện và có bước phát triển mới ở các Đại hội VII, VIII, IX và trong nhiều Nghị quyết

Trang 7

quan trọng của Trung ương Song dựa vào đâu để đảm bảo việc thực hiện nó cho thật hiệu quả vàkhông phải trả giá quá đắt thì lại không dễ dàng bởi vì từ chỗ thấy được tính tất yếu nếu khôngcẩn thận dễ sa vào duy ý chí như đã từng xảy ra trước đây hoặc trái lại nếu chỉ thấy khó khăn, bấtlợi, thiếu điều kiện rồi cam chịu tụt hậu thì lại là một thảm họa Như vậy cũng có nghĩa là chúng

ta đã để lại cho thế hệ tương lai một cái gánh quá nặng và sẽ có tội rất lớn đối với những ai đã hysinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc bảo vệ đất nước

Nhưng nếu chỉ có như vậy thì tại sao lại phải đề cập đến vấn đề con người? Liệu có phải con người đang giữ một vai trò gì đó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hơn thế nữa phải chăng đó là một vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới này?

Trước hết có thể nói rằng xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hai nguồn tàinguyên là thiên nhiên và con người Cái quý nhất trong nguồn tài nguyên con người là trí tuệ.Theo quan điểm cổ điển, mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có hạn và đều có thể bị khai tháccạn kiệt Song, sự hiểu biết của con người đã, đang và sẽ không bao giờ chịu dừng lại, nghĩa lànguồn tài nguyên trí tuệ không có giới hạn Tính vô tận của nguồn tiềm năng trí tuệ là nền tảng

để con người nhận thức tính vô tận của thế giới vật chất, tiếp tục nghiên cứu những nguồn tàinguyên thiên nhiên còn vô tận nhưng chưa được khai thác và sử dụng, phát hiện ra những tínhnăng mới của những dạng tài nguyên đang sử dụng hoặc sáng tạo ra những nguồn tài nguyênmới vồn không có sẵn trong tự nhiên nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội trong nhữngđiều kiện mới Bởi vậy có thể nói, trí tuệ con người là nguồn lực vô tận của sự phát triển xã hội

Đồng thời, nguồn lực phát triển của xã hội, trước hết và quan trọng hơn cả cũng chính làcon người – nguồn tiềm năng sức lao động Con người đã làm nên lịch sử của chính mình bằnglao động được định hướng bằng trí tuệ đó Ta đã biết rằng, “tất cả cái gì thúc đẩy con người hoạtđộng đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ”, tức là phải thông qua trí tuệ của họ Trước tiênnhững nhu cầu về sinh tồn đã thúc đẩy con người hoạt động theo bản năng như bất kỳ một độngvật nào khác Nhưng rồi “bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con ngườibắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể củacon người quy định” Sự khác biệt căn bản về mặt “tổ chức cơ thể” giữa con người và con vậtchính là bộ óc và đôi bàn tay Bộ óc điều khiển đôi bàn tay, nghĩa là bằng trí tuệ (bộ óc) và laođộng (đôi bàn tay) con người đã tiến hành hoạt động biến đổi tự nhiên làm lên lịch sử xã hội,đồng thời trong quá trình đó đã biến đổi cả bản thân mình

Cho đến khi lực lượng sản xuất phát triển, đánh dấu bởi những phát minh khoa học,những công nghệ hiện đại thì trí tuệ con người vẫn có sức mạnh áp đảo Những tư duy máy móc,trí tuệ nhân tạo,… dù rộng lớn đến đâu, dù dưới hình thức hoàn hảo nhất cũng chỉ là một mảngcực nhỏ, một sự phản ánh rất tinh tế thế giới nội tại của con người, chỉ là kết quả của quá trìnhphát triển qua học kinh tế, của hoạt động trí tuệ của con người Máy móc dù hoàn thiện, dù thôngminh đến đâu cũng chỉ là kẻ trung gian cho hoạt động của con người Do đó con người luôn luôn

đã và vẫn là chủ thể duy nhất của mọi hoạt động trong xã hội

Trang 8

Thực tiễn ngày nay càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của Mác về vị trí, vaitrò không gì thay thế được của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, của xãhội loài người Bản thân sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta đang từng bướcthực hiện với những thành công bước đầu của nó cũng ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhậnthức sâu sắc “những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người”, thấy rõ vai tròcủa con người trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên thực tế và trong quan niệm của mỗichúng ta, con người càng thể hiện rõ vai trò là “chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vậtchất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia” Bởi vậy để đẩy nhanh sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đưa sự nghiệp cách mạnglớn lao đó đến thành công ở một nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu như nước ta, chúng takhông thể không phát triển con người Việt Nam, nâng cao đội ngũ những người lao động nước talên một tầm cao chất lượng mới Nhận định này đã được khẳng định trong nghị quyết Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớncủa con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa.” Nhận định này tiếp tục được khẳng định và có bước phát triển mới ở Đại hội IX và nhiềuNghị quyết quan trọng của Trung ương.

Một lần nữa ta có thể khẳng định tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của việc nghiên

cứu đề tài này Qua đó nhóm em chọn đề tài “ Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.”

Trang 9

I Cơ sở lý luận về con người

1.1 Quan điểm chung về con người trong lịch sử triết học trước Mác

Trong lịch sử triết học, con người là một đề tài được các triết gia triết học phương Đông

và phương Tây quan tâm nghiên cứu Có rất nhiều quan điểm khác nhau về con người đã đượcđưa ra, có thể chú ý đến những quan điểm sau:

Quan điểm triết học trước Mác, coi con người là một thực thể tự nhiên – thực thể xã hội.Song họ cũng không vượt qua tính chất siêu hình và thậm chí còn là duy tâm Theo triết họcPhương Đông với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác thơ ngây Điềunày được biểu hiện trong tư tưởng triết học Phật giáo, Nho Giáo, Lão Giáo, quan niệm về bảnchất con người củng thể hiện một cách phong phú Chẳng hạn như Khổng Tử quy tính thiện củacon người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán xấu mà bị nhiễm cáixấu, xa rời cái tốt đẹp Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệđạo đức để dẫn dắt con người hường tới các giá trị đạo đức tốt đẹp Tuân Tử cho rằng bản chấtcon người khi sinh ra là ác nhưng có thể cải biến được, qua một quá trình chống lại cái ác ấy thìcon người mới tốt được Lão Tử cho rằng con người sinh ra từ “ Đạo” Do vậy con người cầnphải sống theo lẽ tự nhiên thuần phát, không hành động một cách giả tạo, gò ép trái với quy luật

tự nhiên

Cũng như triết học phương Đông, triết học phương Tây cũng có nhiều quan niệm khácnhau về con người Đặc biệt là Kitô giáo, họ nhận thức con người trên cơ sở thế giới quan duytâm và thần bí Triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu cũng đã có sự phân biệt con người với giới tựnhiên, nhưng cũng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người Triết học thời kỳ phục hưngcận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trítuệ

Nói chung nền triết học thời bấy giờ, vấn đề con người vẫn chưa được nhận thức đầy đủcả về bản chất, về mặt sinh học và xã hội Con người mới chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thể, màxem nhẹ mặt xã hội Bởi vì họ đã quy đặc trưng bản chất con người theo khuynh hướng tuyệt đốihoá những thuộc tính tự nhiên hoặc thuộc tính xã hội, mà không thấy được vai trò của thực tiễn.Chẳng hạn, khi phê phán quan điểm duy tâm của Hêghen thì Phơbách cho rằng vấn đề giữa tưduy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người Vì chỉ có con người mới có tư duy và sự tồn tạicủa con người cũng như tư duy của con người không thể tách khỏi quá trình tâm sinh học Tuynhiên, Phơibách đã mắc phải sai lầm khi ông tuyệt đối hoá mặt sinh học của con người hoặc táchcon người ra khỏi quan hệ hiện thực của xã hội hoặc ông quy bản chất con người vào tính tộcloại, mà đặc trưng của nó là tình cảm đạo đức, tôn giáo và tình yêu

Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác, dù đứngtrên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, đều không phản ánhđúng bản chất con người Họ đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá về mặttinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên – sinh học mà không thấy được mặt

Trang 10

xã hội trong đời sống con người Tuy vậy cũng không thể phủ nhận hết những thành tựu trongviệc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướngcon người tới tự do Đó là những tiền đề có ý nghĩa quan trọng cho việc hình thành tư tưởng vềcon người của triết học Macxít sau này.

1.2 Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người

1.2.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội

Kế thừa các quan điểm tiến bộ trong lịch sử triết học, dựa trên những thành tựu của khoahọc tự nhiên, trực tiếp là thuyết tiến hóa và thuyết tế bào, triết học Mác đã khẳng định con ngườivừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bảnthân con người Con người là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học với yếu tố xã hội – là thực thểsinh vật – xã hội

Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của giới tự nhiên Conngười tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài Yếu tố sinh học trong conngười là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người Vì vậy giới tự nhiên là “thân thể vô

cơ của con người” Con người là một bộ phận của tự nhiên

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bảnchất của con người Đặc trưng quy định sự khác biệt của con người với thế giới loài vật là mặt xãhội Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất Thông qua hoạt độnglao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ nhu cầu cuộc sốngcủa mình; Hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; Xác lập quan hệ xã hội Bởi vậy lao độngchính là yếu tố quyết định bản chất xã hội của con ngươi, đồng thời hình thành nhân cách cá nhântrong cộng đồng xã hội Theo Mác, xã hội suy cho cùng là sản phẩm của sự tác động qua lại giữangười với người Con người tạo ra xã hội, là thành viên của xã hội Mọi biểu hiện sinh hoạt củacon người là biể hiện và là khẳng định của xã hội

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển, con người luônphải chịu sự tác động của ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau Bao gồm:Hệ thống quy luật tự nhiên chịu sự quy định của mặt sinh học, hệ thống quy luật tâm lý ý thứchình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người , hệ thống quy luật xã hội quy địnhcác quan hệ giữa người với người trong xã hội

1.2.2 Con người là chủ thể của lịch sử, mục tiêu của sự phát triển xã hội

1.2.2.1 Con người là chủ thể của lịch sử:

Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người Bởi vậy,con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh Song, điều quantrọng hơn cả là: Con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội C.Mác đã khẳng định “ Cáihọc thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục

Trang 11

cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáodục cũng cần phải được giáo dục” Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăngghen cũngcho rằng : “ thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện naycủa chúng Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dựvào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốncủa chúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêuthì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”.

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tựnhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội Thếgiới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạtđộng thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ haitheo mục đích của mình

Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình Con người làsản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người Hoạtđộng lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làmbiến đổi đời sống và bộ mặt xã hội Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con ngườithông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp vớimục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra Không có hoạt động của con người thì cũng không tồntại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triểnnhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hộiluôn luôn vận động, biến đổi cũng không phải thay đổi cho phù hợp Bản chất con người khôngphải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người.Mặc dù là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với

tư cách là chủ thể sáng tạo Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phùhợp Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc dùkhông trùng khắp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnhngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xãhội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mụcđích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh mộtcách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thựctiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy,các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất Đó là biện chứng của mối quanhệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người

1.2.2.2 Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội:

Trang 12

Từ khi xuất hiện đến nay, loài người luôn cháy bỏng hoài bão được sống tự do, hạnh phúc

và không ngừng đấu tranh để hoài bão đó được trở thành hiện thực Trong các chế độ xã hội dựatrên quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ

tư bản) Các giai cấp thống trị luôn dùng mọi thủ đoạn để tước đoạt hoặc hạn chế quyền tự do vàhạnh phúc của số đông quần chúng lao động Cho nên loài người không ngừng đấu tranh chốnglại sự áp bức bất công đó

Xã hội ngày càng văn minh, đó là xu hướng chủ yếu của xã hội Nhưng cho đến nay, bướctiến của nền văn minh vẫn chứa đựng những yếu tố, những khuynh hướng đi ngược lại lợi íchchung của loài người, nhiều thành tựu của khoa học – kỹ thuật được sử dụng để huỷ diệt conngười Công nghiệp hoá học tạo ra năng suất, chất lượng lao động cao, nhưng lại gây ô nhiễmmôi trường, máy móc thay thế sức người nhưng lại đẩy hàng chục triệu người vào thất nghiệp, xuthế hội nhập mở cửa tạo ra cơ hội phát triển cho mỗi người, cho các quốc gia nhưng lại nảy sinhnhững biểu hiện tiêu cực về lối sống làm mất bản sắc văn hoá dân tộc Ông Nobel đã phát minh

ra thuốc nổ và nhờ thuốc nổ trở thành giàu có Nhưng bản thân ông lại không ngờ thuốc nổ lại sửdụng rộng rãi trong chiến tranh, tàn sát hàng chục triệu người vô tội Ân hận về điều đó, ông đã

để lại di chúc, đề nghị sử dụng gia tài mà ông có được do phát minh thuốc nổ, làm giải thưởngcho những ai có công trình khoa học đem lại hạnh phúc cho con người Như vậy, Nobel đã đềxuất một tư tưởng: Văn minh phải hướng tới nhân đạo

Thế kỷ XXI chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi to lớn, khoa học và công nghệ sẽ có nhữngbước tiến bất ngờ Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, mỗi quốc gia là phải làm chủ được cácthành tựu của văn minh Vậy con người là chủ thể của lịch sử nên chính con người chứ khôngphải đối tượng nào khác, phải loại trừ những yếu tố ngăn cản tự do, hạnh phúc của con người,đồng thời thúc đẩy làm biến đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn Thế giới hiệnnay còn chứa đựng những yếu tố khác đe doạ tự do và hạnh phúc của con người như đói nghèo,dịch bệnh, thất học, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội, nguy cơ khủng bố, chiến tranh…

Do đó mọi chủ trương chính sách, mọi hành động của cộng đồng quốc tế, của các quốc gia vàhành động của mỗi cá nhân phải nhằm bảo vệ con người, vì tự do hạnh phúc của con người

Vì con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần được tôn trọng, cần phải đảm bảocác quyền chính đág của mình, phải là mục tiêu của mọi tiến bộ xã hội Chủ Nghĩa Tư bản hiệnđại vẫn đang còn sự phát triển Nhưng theo qui luật tiến hoá của lịch sử, tương lai sẽ thuộc vềmột xã hội tốt đẹp hơn Một xã hội không có tình trạng áp bức, bóc lột, một xã hội thống nhất vàvăn minh với nhân đạo, một xã hội mà trong đó mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, và xãhội đó chỉ có thể là XHCN

1.2.3 Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội:

Con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với giới tựnhiên, sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội tạo thành bản chất của con người Bởivậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận điểm nổi tiếng Luận

Trang 13

cương về Phoiơbắc: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhânriêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.

Theo luận đề trên thì không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh cụthể của lịch sử và xã hội Luận đề đã khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt

tự nhiên trong đời sống con người Trái lại, điều đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người

và giới động vật trước hết là bản chất xã hội và đó cũng là để khắc phục sự thiếu sót của nhữngnhà triết học trước Mác, không thấy được bản chất xã hội của con người Mặt khác, cái bản chấtvới ý nghĩa là cái phổ biến, là cái mang tính quy luật Vì vậy cần phải thấy được các biểu hiệnriêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích trongcộng đồng xã hội

Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, song con người không hoàn toàn phụ thuộc vàogiới tự nhiên mà đã vươn lên, tách xa thế giới động vật, trở thành con người của xã hội, sáng tạo

ra lịch sử Với vai trò là chủ thể của lịch sử con người phải được tự do, hạnh phúc, phải đượcphát triển các khả năng của mình Nhưng không phải lúc nào và ở đâu con người cũng có đủ điềukiện để phát triển toàn diện Vì vậy, một vấn đề đã và đang đặt ra là các quốc gia nói riêng, nhânloại nói chung, phải coi con người là mục tiêu của sự phát triển của xã hội

1.3 Chủ nghĩa xã hội là sự phát triển toàn diện của con người

Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mọi người có cuộc sống tự do,hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là mục tiêu cao cả của XHCN Chủ tịch HồChí Minh đã từng nói: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là làm sao cho nước ta hoàntoàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đượchọc hành”

Chế độ Chủ Nghĩa Xã Hội đã trải qua bước phát triển quanh co, đầy thử thách của lịch sử,nhưng đang vững bước đi lên và đạt nhiều kết quả trong mục tiêu vì sự phát triển toàn diện củacon người

Nước ta là một nước nghèo đang trong giai đoạn quá độ đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội Tuyvậy, Đảng và nhà nước luôn coi trọng con người, coi con người là mục tiêu của sự phát triển của

xã hội, thể hiện ở các nhiệm vụ phát triển sau:

- Đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vậtchất tinh thần của nhân dân

- Thực hiện công bằng trong phân phối, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội

- Bằng nhiều giải pháp tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Phát triển kinh tế phùhợp với các vùng, miền nhiều khó khăn, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo

- Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân

Trang 14

- Đẩy mạnh hoạt động của thể dục thể thao, nâng cao thể trạng tầm vóc của con ngườiViệt Nam.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu vì sự công bằng xã hội Trong giáodục, thực hiện: giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội văn minh

Những mục tiêu trên đang được Đảng và nhân dân ta thực hiện nhằm xây dựng một xãhội: dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

II Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước

2.1 Khái niệm CNH-HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công làchính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phươngpháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệnhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Thực chất của CNH-HĐH ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất, kĩ thuật,con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp- những yếu tố cơ bản của lao động sản xuất chochủ nghĩa xã hội

Nội dung cốt lõi của quá trình CNH-HĐH là cải biến lao động thủ công thành sử dụng kỹthuật tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Việt Nam quá độ lên chủ ngĩa xã hội từ một nước nông nghiệp, chưa có cơ sở vật chất kỹthuật phù hợp với chủ nghĩa xã hội, quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật là quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm, chi phối các nhiệm vụ khác

2.2 Vai trò của con người trong quá trình CNH-HĐH

Vai trò của con người được chứng minh trong lịch sử phát triển nền kinh tế của các nước

tư bản chủ nghĩa Điển hình như các nước Nhật Bản, Mỹ nhiều nhà kinh doanh hàng đầu đã rấtchú trọng đến việc áp dụng kĩ thuật máy móc để thay thế sức lao động Nhưng để đi đến thànhcông trong việc áp dụng nhứng thành tựu đó con người vẫn giữ vai trò quyết định

Đối với những nước lạc hậu đi sau tuy không có khả năng, điều kiện để trực tiếp ứngdụng thành tựu hiện đại Nhưng họ cũng đã từng bước tiếp thu những tiến bộ khoa học đó của cácnước phát triển để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoascuar nước họ Để đạt đượcnhững thành công bước đầu trong công cuộc đưa đất nước theo kịp với tiến trình phát triển củacác quốc gia trong khu và vực trên thế giới Họ đã và sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa bằng yếu tốcon người là chủ yếu Bên cạnh những ưu điểm của việc áp dụng những công nghệ tiên tiến đó,

Trang 15

thì cũng có những nhược điểm đó là vai trò của con người bị coi nhẹ , không được sử dụng mộtcách hiệu quả , Điển hình như thay thế máy móc cho con người sẽ làm dư thừa lực lượng laođộng và sẽ dẫn tới nạn thất nghiệp gia tăng.

Xét đến cùng nếu thực sự hiện diện của trí tuệ và lao động của con người thì mọi nguồnlực đều trở nên vô nghĩa thậm chí khái niệm “nguồn lực” cũng không còn ý nghĩa gì để tồn tại.Vìtrong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất là lựclượng sản xuất hàng đầu toàn nhân loại

Cũng như các quốc gia trên thế giới để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào nguồn lực con người và do nguồn lực này quyếtđịnh Bởi sự thành công trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với nguồn lựcchủ đạo là con người đã dẫn đến thành công trong việc đổi mới ở Việt Nam hôm nay

-Việt Nam hôm nay có nguồn lực lao động dồi dào 36,5 triệu người trong độ tuổi lao độngđến năm 2000 là 45,6 triệu người

-Trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao chiếm 9000 tiến sĩ và phó tiến sĩ, trên 800000 người cótrình độ cao đẳng, đại học trên 2 triệu công nghệ cao

-Tố chất của người Việt Nam là thông minh cần cù hiếu học và chăm lao động truyền thống

đó được hình thành và đúc kết từ bao thế hệ xa xưa

-Nhưng bên cạnh đó là nguồn nhân lực cũng hạn chế trình độ mặt bằng dân số thấp Tỉ lệ trẻ

em mù chữ ở vùng núi vùng sâu vùng xa còn khá cao 45% em học hết cấp I 80% dân số tậpchung lao động nông nghiệp, tiểu thủ thô sơ lạc hậu Đây alf trở ngại lớn nhất khi tiến hành côngnghiệp hóa trong nông nghiệp kỹ thuật nông thôn nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.-Việc bố chí cán bộ chưa hợp lý, giáo viên tập chung ở đô thị đông còn vùng sâu vùng xa thìthiếu

Để thực hiện tốt các mục tiêu mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi đảng vànhà nước ban hành kịp thời các chính sách có hiệu quả giáo dục, y tế, xóa nạn mù chữ, phủ cậpgiáo dục tiểu học, tạo điều kiện cho đội ngũ tri thức trẻ phát huy năng lực của mình Để thực hiệnnhiệm vụ trên đây có ý nghĩa về cơ bản như thế ta đã hoàn thành cuộc “ cách mạng con người”biến con người Việt Nam thành nguồn lực quyết định đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước đi đến thành công

2.3 Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam qua các kỳ đại hội

Từ sau Đại hội VIII, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng

đã ban hành nhiều nghị quyết về nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng

và phát huy nhân tố con người Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) về định hướngchiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụđến năm 2000 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực Nghị quyết nêu:

“Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý

Trang 16

tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nghị quyết xác định: Giáo dục, đào tạo là quốc sáchhàng đầu; Giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; Pháttriển giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa họ - côngnghệ và củng cố quốc phòng, an ninh; Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo; Giữvai trò nòng cốt của nhà trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo,trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý Phát triển nguồn lực con người một cách toàn diện về cảtrí tuệ, sức khỏe, đạo đức, thái độ…; Phát triển nguồn nhân lực phải là sự quan tâm và tráchnhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó giáo dục và đào tạo làthen chốt; Mọi kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối quan hệkhông thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm,niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng Việt Nam, cho xây dựng vàphát triển nguồn nhân lực nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng.

Những quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nhanh chóng được cụ thểhóa bằng các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch hằng năm và kế hoạch 5 nămnhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đại hội IX (2001) của Đảng nêu rõ nhận thức “đáp ứng yêu cầu về con người và nguồnnhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,đồng thời khẳng định phương hướng: “Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện vềphát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với

cơ cấu hợp lý; triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh cáccông nghệ tiên tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức” Phương hướng này đã đượccụ thể hóa bằng một hệ thống giải pháp khả thi đi vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước

Chăm lo phát triển nguồn lực con người là một định hướng lớn trong chiến lược phát triểnđất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại hội X thể hiện rõ quyết tâm phấn đấu để giáodục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu Tập trung đổi mớitoàn diện giáo dục và đào tạo, chấn hưng giáo dục Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực có chấtlượng cao Các giải pháp thực thi được tập trung hơn khá cụ thể: Quản lý quá trình phát triển dânsố và nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới phương thức đàotạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực gắn với tạo việc làm, tạo việc làm tạichỗ thông qua phát triển sản xuất, tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu

Đại hội XI (2011) kế thừa và phát triển quan điểm phát triển nguồn nhân lực từ các đạihội trước, đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại” Để đạt được mục tiêu đó Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiếnlược, trong đó “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” đượckhẳng định là khâu đột phá thứ hai Đây được xem là khâu đột phá đúng và trúng với hoàn cảnh

Trang 17

nguồn nhân lực nước ta hiện nay khi hội nhập quốc tế, cạnh tranh quyết liệt và đòi hỏi của thờiđại khoa học, công nghệ Khâu đột phá trúng và đúng này đã và đang tập trung nâng cao sứcmạnh nội sinh - nguồn nhân lực, để tồn tại và phát triển trong một thế giới năng động, thế giớicủa khoa học và công nghệ Vì thế, Đại hội XI của Đảng đồng thời cũng xác định rõ phải “gắnkết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”.Đây chính là nội dung quan trọng thể hiện tính thực tế của chiến lược phát triển nhanh và bềnvững của nước ta trong điều kiện hiện nay Để thực hiện chiến lược này, Đại hội XI cũng nêu rõnhững giải pháp trực tiếp cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đó là: “xây dựng và hoànthiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam”; “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốcdân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổimới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”;

“Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người ViệtNam”

Có thể thấy rõ những định hướng chiến lược của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Thứ nhất, gắn phát triển nguồn nhân lực với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã

hội Chúng ta nhận thức rõ rằng, để có được những con người phát triển toàn diện, đủ khả năngđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việcđẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncho người lao động phải được coi là nhiệm vụ cấp bách và mang tính quyết định Vì thế, để cónguồn nhân lực có chất lượng Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm đồng bộ tới những vấnđề sau:

- Chăm lo đời sống vật chất đi đôi với đời sống tinh thần của người lao động “Đối vớicon người hưởng thụ không thể tách rời với cống hiến, phần cống hiến phải nhiều hơn phầnhưởng thụ, bên cạnh nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần” Nâng cao đời sống vật chất chongười lao động trước hết thông qua đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng vàNhà nước Điều này được thể hiện rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991): “Chính sách xây dựng đúng đắn vì hạnh phúc con người

là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội”

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hôi Tình trạng phânhóa giàu nghèo nhanh chóng cùng với việc phát triển kinh tế thị trường những năm đổi mới đãtạo ra những hệ lụy về mặt xã hội sâu sắc Giải quyết tình trạng này phải giữ vững nguyên tắcvừa bảo đảm kích thích sản xuất phát triển vừa có chính sách xã hội để tạo nên sự công bằngtrong xã hội ở thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 18

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phát triểnkinh tế thị trường với đặc trưng là cạnh tranh sẽ tạo được động lực to lớn thúc đẩy sự vươn lêncủa nguồn nhân lực Không vươn lên sẽ không có khả năng cạnh tranh, sẽ bị chính đòi hỏi củanền kinh tế đào thải Định hướng xã hội chủ nghĩa là thể hiện tính nhân văn đối với nguồn nhânlực Đây là quá trình đào tạo nên những con người Việt Nam mới thời kỳ hội nhập để phát triển.

- Phải giữ vững tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong hội nhập quốc tế Điều này giúpngười lao động nước ta một mặt phát huy được tính tự tôn dân tộc, quyết tâm phấn đấu cho nềnkinh tế nước nhà phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu, mặt khác cũng tạo cơ hội đểngười lao động Việt Nam có thể tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới, bồi bổ nguồn nhân lựctrong nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước

- Tạo thêm việc làm là trực tiếp phát triển nguồn nhân lực Vấn đề hết sức áp lực này phảiđược giải quyết theo “Phương hướng quan trọng nhất là Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tưphát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế - xã hội Khuyến khích mọi thànhphần kinh tế, mọi người dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người laođộng… Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”

- Tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất cho người laođộng và mọi người dân, đẩy mạnh kế hoạch dân số - kế hoạch hóa gia đình là bảo đảm thể chất

và tính ổn định của nguồn nhân lực Vấn đề này được Đảng xác định: “Sự nghiệp chăm sóc sứckhỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chínhquyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt”,đồng thời đã có chương trình về kế hoạch hóa gia đình, ổn định tỷ lệ tăng dân số

- Ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội vừa trực tiếp bảo đảm thể chất cho nguồn nhân lực củađất nước, vừa hướng tới mục tiêu phát triển con người Việt Nam

Thứ hai, gắn việc phát triển nguồn nhân lực với quá trình dân chủ hóa, nhân văn hóa đời

sống xã hội, khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại Đó là quan điểmtạo môi trường lành mạnh cho các giá trị sống của nguồn nhân lực phát triển Để có được môitrường đó, trước hết phải coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức, trách nhiệm công dân, tinhthần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dântộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước

Thứ ba, nâng cao chất lượng sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ Đảng ta đã chỉ

rõ: “Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, kểcả người Việt nam ở nước ngoài”(13) Giải quyết tốt vấn đề này là tạo được yếu tố nội sinh củanguồn nhân lực, cơ sở bền vững cho phát triển và hội nhập

Ngày đăng: 19/12/2019, 22:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(2) Giáo trình Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia (3) Báo Thanh niên, số ra ngày 29-12-2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia(3) Báo Thanh niên
(4) TS Nguyễn Thanh, Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, HN 2002, tr. 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1996, tr. 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
(6) Nguyễn Minh Đường, Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Hà Nội, Đề tài KX-07-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1996, tr. 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1991, tr. 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H.1997, tr. 85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóaVIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
(10) Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế - xã hộ icủa nước ta đến năm 2000, Tạp chí Triết học, số 4 -1990, tr. 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế - xã hộ icủa nước ta đếnnăm 2000
(11) Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nưởc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1991, tr. 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nưởc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
(12) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1999, tr.114-115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb. Chính trịquốc gia
(13) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương, khóa VII, Nxb. Sự thật, H. 1993, tr. 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương, khóaVII
Nhà XB: Nxb. Sự thật
(14) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
(15) Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w