Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
111 KB
Nội dung
Kỳ Lân trên thiên đường Điều đầu tiên được đề cập đến là chòm sao Monoceros, tạo thành hình Kỳ Lân, được phát hiện bởi Jakob Bartsch khoảng năm 1624. Những ngôi sao Kỳ Lân được mô tả chi tiết trong bản mục lục của Hevelius trong năm 1690. Ngân hà Milky chạy xuyên suốt trung tâm của chòm sao Có 146 ngôi sao trong Monoceros có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Kỳ Lân trong kinh thánh Theo cuốn “Chúa sáng tạo ra thế giới” – Genesis (quyển đầu của kinh Cựu ước), Chúa trời trao cho Adam một phận sự đó là đặt tên cho những sự vật mà ông ấy nhìn thấy. Trong một vài bản dịch của Kinh thánh, Ngựa-một-sừng là loài thú được đặt tên đầu tiên, do đó nó được xem trọng nhất, trên tất cả các loài thú trong vũ trụ. Khi Adam và Eva rời khỏi thiên đường, Ngựa-một-sừng đã đi với họ để tượng trưng cho sự trong sáng và ,lòng trinh bạch. Vì vậy, sự thuần khiết của Ngựa-một-sừng trong truyền thuyết phương Tây xuất phát từ thuở khai sinh của loài người trong Kinh thánh. Những cuốn sách Kinh thánh khác cũng giải thích rằng tại sao Ngựa-một-sừng không được nhìn thấy trong một thời gian dài. Trong suốt thời kỳ lũ lụt, thế giới bị nhấn chìm trong 40 ngày đêm, Chiếc thuyền NÔ-ê đã dẫn hai con thú đến nơi an toàn; nhưng Ngựa một sừng không nằm trong số chúng. Một câu chuyện dân gian của người Do Thái nói rằng Ngựa-một-sừng được đưa lên chiếc thuyền đầu tiên nhưng chúng đã chiếm quá nhiều không gian và sự chú ý, nên chiếc thuyền Nô-ê đã trục xuất chúng. Có thể chúng đã chết đuối hoặc là xoay sở để bơi qua dòng lũ và kết quả là chúng đã qua khỏi và vẫn tiếp tục sống ở một nơi nào đó trên thế giới, như một vài tin đồn, chúng đã tiến hóa thành loài Kỳ Lân biển. Thêm vào đó, có 7 điều rõ ràng về loài Ngựa-một-sừng được nhắc đến trong kinh Cựu ước; dù vẫn có sự nghi ngờ về bài dịch gốc có thể viết nhầm tên của loài thú khác thành Ngựa một sừng. Những văn bản cổ về luật và truyền thống Do Thái cũng có nhiều tham khảo về Ngựa-một-sừng. Văn học dân gian của Do Thái nói rằng Ngựa-một-sừng là loài mạnh mẽ nhất trong tất cả các loài thú và nó có thể giết chết một con voi với một nhát đâm bằng sừng. Xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử, Giáo hội đã làm sáng tỏ ngựa-một-sừng là một cách gọi trong nhiều cách gọi khác. Vào thời Trung cổ, nó trở thành biểu tượng của Chúa Giê-su, và chiếc sừng của nó được dùng làm biểu tượng cho sự thống nhất giữa Chúa Giê-su với thượng đế. Một vài bức họa thời Trung cổ đã vẽ Chúa ba ngôi (sự hợp nhất củamột Cha, Con và Thánh Thần trong đạo Cơ đốc) với Chúa Giê-su bởi Ngựa một sừng. Mặt khác, Ngựamột sừng cũng xuất hiện như làmột biểu tượng của cái xấu trong sách tôn giáo (the book of Isaiah). Tuy nhiên, nhìn toàn bô, ngựa một sừng đến để được ca tụng làmột loài thú thuần khiết và đức hạnh. Không chú ý đến nơi sống của Kỳ lân trong thuyết kinh thánh, hiển nhiên có một niềm tin mãnh liệt sức mạnh về sự tồn tại của nó trong thời nguyên sơ, cũng như trong những thế kỷ tiếp sau đó. Xét cho cùng, nó xuất hiện nhiều trong kinh Cựu ước nhưng phải khó khăn lắm nó mới có được vị trí cao trong thế giới Thiên Chúa. Thực ra nó xuất hiện trong kinh thánh đồng nghĩa với việc nếu không tin vào Thiên chúa thì có thể hồ nghi về tính xác thật của nó. Kỳ Lân đã cứu Ấn độ thoát khỏi bộ lạc của Genghis Khan Vào thời Trung cổ, Châu Á là nơi khu vực huyền bí nhất, và những câu chuyện về Ngựa một sừng chỉ làm cho vùng đất này thêm bí ẩn. Chẳng hạn như, Prester John cai trị một vùng đất rộng lớn của ngươi Châu Á trong khoảng giữa năm 1100; và ông ấy được cho là đã thuần hóa được Ngựamột sừng. Đối với người châu Au, điều này tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực của ông ấy. Truyền thuyết về Ngựamột sừng đã chiếm một chapter trong một thế kỷ sau đó khi các chiến binh Mông Cổ của Genghis Khan đã xâm chiếm quá nhiều vùng đất chât Á để mở rộng vương quốc. Tuy nhiên, sự can thiệp của Ngựa một sừng làm ông ấy bất ngờ, phải lùi lại biên giới vùng đất tham chiến An Độ và vương quốc của ông ấy. Khi Genghis Khan và quân đội của ông ấy chuẩn bị xâm chiếm những vùng mà ông ấy chắc chắn sẽ giành đượcmột cách dễ dàng, một con Kỳ Lân đã tiến lại gần và quỳ xuống trước mặt ông ấy. Genghis Khan đã lui binh, nhận ra rằng đây là dấu hiệu của Thượng đế không cho ông ta tấn công, cho nên ông ta và quân đội của mình đã quay trở về. Một trong những chiến binh tàn nhẫn và dũng mãnh nhất đã bị “thuần hóa” bởi Kỳ Lân bình thường, và An Độ đã được cứu thoát khỏi sự xâm chiếm. Về mặt lịch sử, xác thực việc nhìn thấy Kỳ Lân có ý nghĩa rất quan trọng. vào cuối năm 1200, thương nhân Marco Polo người Ý bỗng trở nên nổi tiếng nhờ cuốn ghi chép các chuyến du hành Trung Quốc và phía Nam Châu Á. Thậm chí ông ấy đã kể lại rằng đã thấy một con Kỳ Lân lớn, lớn gần như bằng một con voi. Sự mô tả chi tiết của ông ấy về Kỳ Lân hầu như rất giống một con tê giác, nhưng khi câu chuyện được kể lại và có tranh minh họa kèm theo thì trông em không chắc⇓kỳ lân rất giống như loài ngựa trắng truyền thống ở phương Tây Kỳ Lân trong thời kỳ cận đại Khát khao được khám phá về sự tồn tại của Kỳ Lân torng ngày nay, và nhiều sự cố gắng đã được thực hiện để “tạo ra” Kỳ Lân vào thề kỷ XX. Vào những năm 30, tiền sĩ W. Franklin Dove of Maine đã khéo léo nặn bóp chiếc sừng mới nhú của một con dê thành chiếc sừng của một con bò và chiếc sứng này mọc ngay giữa trán của nó. Mặc dù cuộc thí nghiệm này không mang lại lời giải nghĩa cho sư65 tồn tại của Kỳ Lân, nhưng nó chỉ ra rằng có thể làm cho chiếc sừng của một con thú phát triển hơn quy luật tự nhiên của nó. 50 năm sau, những việc làm trên được thử nghiệm tương tự trên loài dê trắng để tạo ra Lancelot, một con “Kỳ Lân sống”. Việc làm này đã thu hút mạnh mẽ đến anh em nhà Ringling là Barnum & Bailey Circus. Giống “Kỳ lân” này tương tự như loài Ngựa một sừng nhỏ thường mô tả trong những bức điêu khắc và thảm thêu thời Trung cổ. Những con thú này đủ nhỏ để ngồi vào lòng của các cô gái trẻ Kỳ Lân trong hoàng gia Từ triều đại của vua Robert III vào những năm 1300, Kỳ lân được dùng làm biểu tượng con dấu của chính quyền Scotland. Robert III đã hướng về sự thuần khiết và sức mạnh của Kỳ Lân để nhằm truyền cảm hứng cho việc xây dựng lại quốc gia của ông ấy; và Kỳ Lân đã nhanh chóng trở thành biểu tượng con dấu của hoàng gia. Khi James VI của Scotland trở thành vua James I của cả vương quốc Anh và Scotland, với cái chết của Elizabeth I vào năm 1603, ông ấy đã khoác lên hoàng gia một chiếc “áo choàng ấm áp” mới bao gồm sư tử truyền thống nước Anh cùng với Kỳ Lân ở Xcốt-len. Theo văn học dân gian, tuy sư tử và Kỳ Lân đối chọi nhau – xem lại truyền thuyết cổ xưa của người Babylon vào năm 3500 trước CN, kết quả của cuộc chiến giữa hai con vật này là Kỳ Lân tượng trưng cho mùa xuân và sư tử tượng trưng cho mùa hè. Mỗi năm 2 con vật này đều chiến đấu để giành quyền tối cao; và cuối cùng sau mỗi trận chiến sư tử đều giành chiến thắng. Đối với nước Scotland và Anh, cuộc chiến cũng đã tiếp diễn, và một đoạn thơ phổ biến của người Anh vào giai đoạn kết thúc tình trạng thù địch. Nó cũng gợi lại thời chiến tranh xa xưa giữa Anh và Scotland; và Anh luôn luôn giành chiến thắng: Sư tử và Kỳ Lân Chiến đấu tranh vương miệng Sư tử thắng Kỳ Lân Xảy ra quanh thị trấn Sư tử và Kỳ lân còn để lại một phần của “chiếc áo choàng ấm áp” cho nước Anh cho đến ngày nay, giúp che chở hoàng gia. Chiếc “áo choàng ấm áp” của ngưòi Canada được làm mẫu trên bản phóng tác của nước Anh, cho nên nó cũng có sư tử và Kỳ Lân thêm vào phần trung tâm. Sức mạnh của Kỳ Lân Bởi vì sự thuần khiết của Kỳ Lân, chiếc sừng của nó (được biết với tên alicorn) đã được suy nghĩ thấu đáo về sự kỳ diệu của nó và đã trở thành một phần phổ biến của y học thời Trung đại. Nó được suy xét về sức mạnh bảo vệ chống lại độc tố trong thức ăn, và khi bị mòn ví sử dụn quá nhiều, nó được người ta đeo bên mình để chống cái ác. Alicorn thường có giá trị như vàng, cho nên những ông vua, hay các hoàng đế, và các Giáo hoàng là một trong số vài người trả giá cao theo yêu cầu. Họ háo hức để giành được chiếc sừng quý báu để “bảo đảm” sống lâu và khỏe mạnh. Như một nghề sinh lợi, thế là alicorn giả lan tràn, làm từ sừng bò, sừng dê, hoặc thậm chí từ sừng của những con thú ngoại lai nhập từ nước ngoài vào, hay từ xương chó thông thường. Sừng Kỳ Lân trọn vẹn rất hiếm có. Chẳng hạn như, một chiếc sừng Kỳ lân hoàn hảo của Nữ hoàng Elizabeth Anh đã được ra giá vào thời đoạn này là £10,000 – tương đương khoảng 3000 Aoxơ vàng (1 ounce = 28.35g) và đủ tiền để mua một vùng đất rộng lớn với tòa lâu đài. Đúng hơn Kỳ lân trong những năm sắp tới, những chiếc sừng hoàn hảo này hóa ra là một chiếc sừng được xoắn ốc dài của Kỳ lân biển đực, một loài thú biển to lớn. Những ông vua thường đặt alicorn trên bàn để tự bảo vệ mình chống lại thức ăn và đồ uống có chất độc, cho đến khi có cuôc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ vào năm 1789, những ông vua nước Pháp đã sử dụng những đồ dùng thức ăn được làm từ sừng của Kỳ lân làm mất tác dụng của độc tố trong thức ăn. Cách kiểm tra chiếc sừng Kỳ lân là thật Những người bán thuốc thời trung cổ tin vào sức mạnh kỳ diệu của Kỳ lân như một phương thuốc. Thậm chí Kỳ lân đã trở thành biểu tượng của thầy thuốc. Theo lời Thánh Hildegard, người có niềm tin mạnh mẽ vào năng lực của Kỳ Lân trong việc chữa khỏi bệnh tật. Sức mạnh huyền diệu của Kỳ Lân đã trở thành sự thật trong một năm, nó đã uống nước vá ăn thực vật của thiên đường. Khu đất sử dụng sừng của Kỳ Lân để chữa bệnh đã đưa ra phương thuốc trị bệnh sốt, bệnh dịch, chứng động kinh, bệnh dại, bệnh gút, và phần lớn các căn bệnh khác. Gan của Kỳ lân để chữa bệnh phong. Những chiếc giày làm từ da Kỳ lân chắc chắn rằng khi mang vào sẽ có đôi chân khỏe mạnh, và buộc chặt dây lưng được làm từ da Kỳ lân bao quanh thân thể một người mệt mỏi, kiệt sức sẽ tránh được nhữhg cơn sốt và bệnh dịch. Tin vào sức mạnh của Kỳ lân đã được áp dúng rộng rãi ở Anh trong suốt thời kỳ Trung cổ I – năm 700. Để phân biệt alicorn “thật” với alicorn giả, những bài kiểm tra phức tạp đã được nghĩ ra. cómột số cách để tham khảo dưới đây: * Đặt con bò cạp bên dưới một cái dĩa để chiếc sừng. Nếu trong vòng 1 giờ, con bò cạp chết thì chiếc sừng đó là thật. * Cho chim bồ câu ăn thạch tín, tiếp đó trộn lẫn sừng Kỳ lân vào. Nếu chim bồ câu sống, thì chiếc sứng đó là thật. * Lấy một chiếc nhẫn đễ trên sàn với chiếc sừng. Nếu chiếc sừng là thật thì con nhện không thể bò ngang qua chiếc nhẫn. * Để chiếc sừng trong nước lạnh. Nếu nước nổi bong bóng, nhưng vẫn còn lạnh, thì chiếc sừng đó được lấy từ Kỳ Lân. Cuộc tìm kiếm Kỳ Lân Những hình ảnh nổi tiếng về Kỳ Lân Vào khoảng năm 1500, một dãi thảm tráng lệ, rộng lớn được làm ở Bỉ để phát họa lịch sử về cuộc đuổi bắt Kỳ lân. Tấm thảm này đã được mua bởi John D. Rockefeller vào năm 1922 và ngày nay nó được trưng bày tại viện bảo tàng Cloisters New York. Dãi thảm gồm 7 phần theo chân cuộc săn bắt từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Kỳlân đã được tìm thấy và săn đuổi bởi một đoàn người quý tộc nhưng họ không thể bắt giữ được nó. Trong phần thảm thứ 5, một cô gái trẻ đã thuần hóa và bắt giữ được Kỳ Lân – tin vào tục lệ lâu đời rằng một con Kỳ lân chỉ có thể bị bắt giữ bởi trinh nữ. Trong phần cuối của tấm thảm, Kỳ lân bị trói chặt ở một gốc gây, bao quanh là một hàng rào bằng gỗ. Quang cảnh cuối cùng này là hình ảnh nổi tiếng nhất về Kỳ lân và được khắp nơi công nhận là hình ảnh của Kỳ lân phương Tây. “…Thế đấy, bây giờ chúng ta đã được nhìn thấy nhau”, Kỳ lân nói , “nếu bạn tin tôi, tôi sẽ tin bạn”, Truyền thuyết & thầnthoại các vị tiên Bàn Cổ Sự tích khai thiên lập địa Ngày xưa, vũ trụ bao la này có một quả trứng rất to, bên trong có một cậu bé tên là Bàn Cổ. Đến một hôm, Bàn Cổ dùng sức làm vỡ vỏ trứng, nữa phần khổng lồ của vỏ trứng được Bàn Cổ dùng hai tay nâng lên, nữa phần còn lại của vỏ trứng được đôi chân khỏe mạnh dậm lên. Bàn Cổ theo thời gian mà lớn lên và cao lên. Bàn Cổ dùng hết sức mình để tách hai mãnh vỏ trứng ngày một xa nhau. Nữa phần vỏ trứng khổng lồ nơi đôi tay của Bàn Cổ ngày một dầy và ngày một xa nữa phần kia theo thời gian, vì thế Trời Đất được hình thành. Một ngày nọ, Bàn Cổ kiệt sức và đã ngã xuống. Đôi mắt của Bàn Cổ đã thành Mặt trời và Mặt trăng. Hàng vạn sợi tóc của Bàn Cổ đã thành vô số các vì sao. Lông tay, lông chân đã trở thành thảo nguyên. thit của Bàn Cổ đã trở thành đồi núi cao thấp, máu của Bàn Cổ đã trở thành giang hồ, đại dương, răng của Bàn Cổ đã trở thành san hô, xương của Bàn Cổ đã trở thành rừng cây, hơi thở sau cùng của Bàn Cổ đã trở thành gió. Bàn Cổ qua đời nhưng Bàn Cổ đã để lại một thế giới tự nhiên cho chúng ta. Nữ Oa nương nương Nữ Oa là một vị nữ thần được sùng bái từ rất lâu đời ở đất nước Trung Hoa. Bà Nữ Oa được coi là vị thần thuỷ tổ của loài người đã sáng tạo ra thế giới, vạn vật. Trong truyền thuyết Trung Hoa, Nữ Oa có thể hoá sinh ra vạn vật, mà kỳ tích nổi tiếng nhất của bà là luyện đá vá trời, và nặn đất tạo ra loài người Sự tích loài người Trước khi tạo ra loài người, Thần Nữ Oa đã tạo ra các loài động vật: Ngày 1 tháng Giêng tạo ra gà, mùng 2 tạo ra chó, mùng 3 tạo ra dê, mùng 4 tạo ra lợn, mừng 5 tạo ra trâu, mùng 6 tạo ra ngựa, đến mùng 7 tháng Giêng mới nhào đất và nước tạo ra con người (nhân vật). Một ngày kia, Nữ Oa đi đến một khu đất rộng. Thế giới nơi này tràn đày hương hoa thơm khiến Bà không muốn trở về trời. Nhưng Bà có một cảm giác ray rứt như có một cái gì còn thiếu. Cảm giác đó không ngưng khi Bà bước đi trên suốt con đường dẫn đến bờ nước. Bà quì xuống uống nước. Nhìn thấy hình ảnh đẹp đẽ của mình trên mặt nước khiến Bà nảy sanh ý tưởng tạo ra sự sống. Hứng thú quá, Bà chụp lấy một nắm đất bùn, và đắp thành một hình tượng nhỏ, dựa theo hình ảnh của chính mình bà. Lạ lùng thay, khi Bà để tượng hình xuống đất, nó liền sống động ngay tức thì! Thật là thần diệu! Nó còn cả gọi kêu Bà bằng hai tiếng ‘Mẹ Mẹ’ và nhảy nhót không ngừng. Bà vui vẻ đắp thêm một tượng hình nhỏ khác, rồi thêm một tượng nữa, và một tượng nữa. Bà làm việc nhiều đến nổi các ngón tay bà phát sưng lên. Nhưng các tượng nhỏ mà Bà đắp vẫn còn quá ít oi; làm sao chúng có thể làm đày tràn cả khu đất rộng này? Bà liền nảy sanh ra một ý kiến: Bà lấy một sợi dây leo dài nhún vào trong đất bùn. Khi Bà dở nó lên, bùn ướt nhiễu xuống từ sợi giây leo và trở thành những con người. Bà Nữ Oa rất thương quí sự tạo dựng này của Bà, Bà quá sung sướng và chạy khắp núi sông, và không bao lâu mặt đất tràn đầy loài người. Từ đó về sau con người được sống trên thế giới tuyệt diệu này, tạo ra sự thịnh vượng, làm việc bằng đôi tay, và sống một nếp sống an vui hạnh phúc. Đội đá vá trời Nhưng sự phồn thịnh không kéo dài được lâu. Một ngày kia, trận bão lớn kéo đến. Gió thổi lên và mây giăng đầy trời. Sấm thét gào, rồi một lằn chớp đánh xuống làm cháy cả rừng. Chim thú chạy loạn xạ trong tiếng khóc la đinh óc. Sau đó,cả góc trời sập xuống. Từ lỗ thủng ấy, nước cuồn cuộn ập ra. Mặt đất bị ngập bởi trận hồng thủy. Lo sợ dân chúng sẽ bị chết đuối, Nữ Oa liền dùng phép màu chuyển toàn bộ các làng bản tạm lên núi. Nữ Oa nghĩ cách để vá trời, nhưng suốt nhiều ngày mà vẫn không tìm ra cách, bởi điều đó vượt quá quyền năng của bà. Nữ Oa vô cùng buồn rầu. Đêm đêm bà lại thức trắng, đứng trên đỉnh núi cao nhìn ra khắp chốn. Mặt đất vẫn còn hoang sơ, chỉ toàn đồi núi. Bà chợt nghĩ ra cách là dùng đất đá để gắn lại lỗ hổng mà từ đó con sông trời đổ xuống. Bà liền đến gặp thần đất để thuyết phục: - Thần đất đáng kính, ta rất muốn mượn thân thể của thần để cứu loài người. Thần chỉ phải chịu đau đớn bây giờ nhưng sau này loài người sẽ làm cho thần phì nhiêu, màu mỡ hơn xưa! Thần đất biết được ý định tốt đẹp của Nữ Oa liền lập tức đồng ý. Nữ Oa rất cảm động và cám ơn sự giúp đỡ của thần đất. Bà huy động con người cùng xẻ núi, đào đất đá, lượm rất nhiều cát sỏi từ các sông hồ, và chất chúng thành một hòn núi ngũ sắc đẹp đẽ chiếu sáng rực rỡ. Sau đó Bà đi cắt những cọng lau từ ruộng đất, trộn lẫn chúng với đá sỏi và đốt chúng. Lửa cháy không ngừng trong chín ngày đêm. Đất đá sau khi nung trở thành thứ vật liệu dính chắc vô cùng. Nữ Oa bưng những hòn đá cháy bỏng và phóng lên trời. Bà liên tục lấp và vá trong bảy ngày đêm, cuối cùng lổ hổng lớn đã được lấp đầy. Dù bị cháy khắp thân mình nhưng Nữ Oa cảm thấy rất hạnh phúc. Sau khi giúp trần thế hồi sinh, Nữ Oa liền cưỡi đám mây ngũ sắc và trở về trời vĩnh viễn. Để tỏ lòng biết ơn bà, loài người đã bảo ban nhau chăm chỉ cày cấy, tạo ra nhiều thóc gạo, làm cho đất đai màu mỡ, cuộc sống ngày càng trở nên thịnh vượng. Cai quản nhân gian Có truyền thuyết cho rằng đứng đầu cai quản nhân gian là Nữ Oa Nương Nương, tiếp đến có ba vị đại tiên là Nguyên Thủy Thiên Tôn ( sư phụ của Khương Tử Nha và Thân Công Báo ), Thông Thiên Giáo Chủ ( sư phụ của Nhị Lang Thần Dương Tiễn ), Thái Ất Chân Nhân ( sư phụ của tam thái tử Na Tra ) Ngọc Hoàng Thượng Đế Theo Đạo Giáo và tín ngưỡng Trung Quốc, Ngọc Hoàng Thượng Đế có danh hiệu đầy đủ là: Cao thiên Thượng thánh Đại từ Nhân giả Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn Huyền khung Cao Thượng đế. (Nghĩa là Vị thánh tối cao trên đỉnh trời, vô cùng nhân từ, là Vua Ngọc, bậc Thiên tôn vĩ đại, Huyền diệu lớn lao làm chủ trên cao) Ngọc Hư Cung hay Cung Ngọc Hư là nơi họp triều đình của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, cầm quyền cai trị toàn cả Càn Khôn Thế Giời. Ngọc Hư Cung ở từng Trời thứ 10 là Hư Vô Thiên, ở ngay bên trên Cửu Trùng Thiên, dưới quyền Chưởng quản của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật. Trong Ngọc Hư Cung có Linh Tiêu Điện và Cung Hiệp Thiên Hành Hóa. Linh Tiêu Điện là nơi Đức Chí Tôn họp Thiên triều của Ngài, gồm các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật, tạo định Thiên thơ, cầm quyền điều khiển Càn Khôn Vũ Trụ. Đài Linh Tiêu là cái đài cao nơi Linh Tiêu Điện trong Ngọc Hư Cung ở từng Trời Hư Vô Thiên. Mỗi khi có Đại hội Quần Tiên, Đức Chí Tôn Thượng Đế ngự trên cái đài cao ấy để chủ tọa Đại hội Ngự triều. Vương Mẫu Nương Nương Theo truyền Thần Tiên, ở phương Đông có Đông Vương Công, làm chủ Khí Dương; ở phương Tây có Tây Vương Mẫu làm chủ Khí Âm. Đông Vương Công còn được gọi là Mộc Công, vì theo Ngũ Hành, Mộc ở phương Đông. Tây Vương Mẫu cũng được gọi là Kim Mẫu, vì hành Kim ở phương Tây. Đông Vương Công chính là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, làm chủ khí Dương quang; Tây Vương Mẫu chính là Đức Diêu Trì Kim Mẫu, làm chủ Khí Âm quang. Các vị tu hành đắc đạo thành Tiên, trước hết phải lên bái kiến Đấng Đông Vương Công, rồi sau đó đến bái kiến Đấng Tây Vương Mẫu. Xong rồi mới được đi tham lễ Đức Thái Thượng Lão Quân và Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn Vương Mẫu có một vườn đào tiên, hàng nghìn năm mới kết trái, ăn vào thì có thể trường sinh bất lão. Vườn đào này do các tiên nữ cai quản, và chỉ khi có hội bàn đào hay được lênh của Vương Mẫu thì các tiên nữ mới được hái. Diêu trì hay Dao trì là cái ao làm bằng ngọc diêu nơi cõi thiêng liêng, ở từng Trời thứ 9 Tạo Hóa Thiên. Diêu Trì Cung là cung điện bên cạnh ao Diêu Trì, là nơi thường ngự của Vương Mẫu Nương Nưong. Có truyền thuyết còn cho rằng Vương Mẫu Nương Nương là con gái của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Thái Thượng Lão Quân Thái Thượng Lão Quân là vị đại tiên sở hữu sức mạnh của Tam Vị Chân Hỏa, ngài luyện Linh Đan trên trời bằng lò Bát Quái. Hoáthân của Ngài là Lão tử, cho nên có khi Lão tử cũng được gọi là Lão quân. Lão tử cũng có một hiệu khác là Hoàng Lão quân, hoặc là Thái Thượng Huyền nguyên Hoàng đế. Các đạo sĩ quan niệm rằng Lão tử không phải là một phàm nhân. Ngài vốn đã có trước trời đất, và do khí hồng mông hỗn độn (chaos) hóa sanh. Khi Ngài giáng phàm, thì hóathân bằng xương thịt của Ngài chẳng phải huyết nhục phàm nhân tạo ra mà do Đạo tạo nên. Theo truyền thống Trung Quốc, Lão Tử sống ở thế kỷ thứ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỷ thứ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và Thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết cuốn sách thuộc Đạo giáo rất có ảnh hưởng, cuốn Đạo Đức Kinh, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo. Thái Bạch Tinh Quân Sao Kim là hành tinh sáng nhất bầu trời vào lúc sáng sớm và trước khi trời tối. Sao Kim mang sắc Trắng được gọi là Thái Bạch. Sắc trắng của Kim ứng với phương Tây, phương của quẻ Đoài trong Bát quái, nên gọi là Tây Đoài Thất khí Thái Bạch, còn gọi là Hàm Trì Kim tinh, trông coi bởi Thái Bạch Kim Tinh là ông già họ Lý. Thái Bạch Kim Tinh là vị đại tiên đứng cạnh Ngọc Đế tại điện Linh Tiêu. Nam Đẩu Tinh Quân và Bắc Đẩu Tinh Quân Nam Tào và Bắc Đẩu là hai vì sao ở trên trục Nam Bắc của Địa cầu. Khi Địa cầu chuyển động tự quay và quay chung quanh Mặt Trời, hai vì sao nầy vẫn luôn luôn ở trên trục Nam Bắc của Địa cầu. - Đặc biệt sao Bắc đẩu là một Định tinh, ở tại trung tâm của Càn Khôn Vũ Trụ, nên tất cả các chùm sao khác đều quay quanh sao Bắc Đẩu. - Sao Nam Tào không phải là một Định tinh, nhưng có chuyển động thế nào để luôn luôn nằm trên hướng Nam của trục Địa cầu. Cho nên các nhà hàng hải dùng sao Nam Tào để định hướng Nam của Địa cầu. Muốn tìm sao Nam Tào, trước hết phải tìm chòm sao Chữ Thập (La Croix du Sud) gồm bốn ngôi sao khá sáng luôn luôn hiện rõ ở lưng chừng bầu Trời phía Nam. Từ sao Chữ Thập nầy, kéo một đường thẳng tưởng tượng theo nét sổ dài xuống chân trời thì gặp một ngôi sao hơi lu nằm gần sát chơn trời. Đó là sao Nam Tào, nên cũng gọi là sao Nam Cực. Nam Tào Bắc Đẩu là hai vị Tiên coi Bộ Sanh và Bộ Tử của nhơn loại nơi cõi trần. - Nam Tào (Nam Cực) Tiên Ông coi Bộ Sanh. - Bắc Đẩu Tiên Ông coi Bộ Tử. Dưới đây là một trích đoạn trong tiểu thuyết " Tam Quốc Diễn Nghĩa " của La Quán Trung nói về 2 vị Nam Tào, Bắc Đầu này : Trích: Ông Quản Lộ, tự là Công Minh, vốn người ở đất Bình Nguyên đời Tam Quốc, diện mạo xấu xí, thích uống rượu. Từ bé, Quản Lôï thích xem Thiên văn, thường đêm nằm xem trăng sao, thao thức không chợp mắt, cha mẹ ngăn cấm không được. Vừa lớn lên, Quản Lộ làu thông Kinh Dịch, hiểu được ý nghĩa uyên thâm, biết đoán chiều gió, tinh thông khoa lý số, và giỏi cả việc xem tướng. Một hôm, Quản Lộ ra cánh đồng dạo chơi, thấy một gã thanh niên đang cày ruộng. Quản Lộ dừng lại bên lề đường, ngắm anh thợ cày một lúc, đoạn gọi lại hỏi: - Nầy anh kia, dám hỏi quí danh và niên kỷ bao nhiêu? - Tôi họ Triệu, tên Nhan, 19 tuổi. Còn tiên sinh là ai? - Ta là Quản Lộ. Ta thấy trên quầng mắt của anh có tử khí, chỉ 3 ngày nữa là anh phải chết. Tiếc thay gương mặt đẹp thế kia mà sống không thọ. Triệu Nhan nghe Quản Lộ nói thế thì lo sợ, về nhà ngay báo cho cha biết. Người cha lập tức đi tìm Quản Lộ, rồi phủ phục xuống đất kêu khóc: - Xin tiên sinh rủ lòng thương cứu mạng con tôi. Quản Lộ đáp: - Đó là số Trời, cầu đảo sao được. Ông lão vẫn năn nỉ van lơn: - Già nầy chỉ có một đứa con trai là Triệu Nhan, xin tiên sinh rủ lòng thương mà cứu cho. Nói xong cả hai cha con đều sụp lạy Quản Lộ. Quản Lộ thấy hai cha con thảm thiết quá, không nỡ bỏ, đành mách bảo: - Anh hãy về nhà tìm một vò rượu thật tinh khiết và thật ngon, với một ít món nhắm ngon, không được dùng thịt, ngày mai đem vào núi Nam Sơn, tìm gốc cây cổ thụ, sẽ thấy trên phiến đá có hai ông già đang ngồi đánh cờ. Một ông mặc áo trắng, ngồi quay mặt hướng Nam, dung mạo nghiêm khắc. Một ông mặc áo hồng, ngồi quay mặt hướng Bắc, dung mạo hiền hòa. Bấy giờ, thừa lúc hai vị cao hứng mãi mê đánh cờ, anh cứ bày rượu và món nhắm ra mâm dâng lên. Đợi cho hai ông lão ăn uống và đánh cờ xong thì anh lạy khóc mà van xin tuổi thọ, như thế may ra anh được hai vị sửa đổi tuổi thọ cho anh. Nhớ kỹ một điều là đừng nói ta xúi anh làm việc nầy nhé. Cha của Triệu Nhan mời Quản Lộ về nhà để thết đãi và chờ xem kết quả. Hôm sau, Triệu Nhan làm y như lời Quản Lộ dặn, đem rượu ngon, nem nướng, ly chén lên núi Nam Sơn, đi chừng năm dặm thì đến cây đại thọ, gặp hai ông Tiên đang ngồi đánh cờ trên phiến đá. Triệu Nhan đội mâm rượu sẻ sẻ đến gần, hai ông chăm chú đánh cờ. Triệu Nhan quì dâng mâm lên, đặt trên bàn thạch. Hai ông mãi mê đánh cờ, cao hứng, bất giác đưa tay cầm chén rượu nâng lên uống cạn, rồi vừa ăn uống vừa đánh cờ một cách hứng thú ngon lành. Đợi hai ông đánh xong ván cờ, Triệu Nhan sụp lạy khóc òa lên, cầu xin hai Tiên Ông cho thêm tuổi thọ. Hai ông lão giựt mình nhìn lại thấy Triệu Nhan như thế, đoạn ông áo đỏ bảo ông áo trắng: - Đây chắc là gã Quản Lộ xúi nó đến đây, nhưng hai ta đã dùng của nó thì cũng nên giúp nó. Ông áo trắng liền rút cuốn Bộ Tử trong mình ra, tìm một lúc rồi bảo Triệu Nhan: - Năm nay nhà ngươi 19 tuổi, đáng lý phải chết, giờ đây ta thêm cho một chữ cửu lên trên hai chữ thập cửu thì ngươi sẽ sống tới cửu thập cửu tức là 99 tuổi. Nhưng ngươi về nhà nói với gã Quản Lộ rằng: Từ nay phải chừa đi, chớ tiết lộ Thiên cơ nữa. Nếu không thì Trời sẽ khiển phạt nghe chưa? Ông áo hồng cũng rút cuốn Bộ Sanh trong mình ra, rồi cũng tìm chỗ tên Triệu Nhan thêm vào một nét bút. Một cơn gió thơm ngào ngạt thổi qua, hai Ông Tiên biến thành hai con hạc trắng bay lên mất hút. Triệu Nhan mừng rỡ lạy tạ, rồi thu xếp ly chén trở về nhà. Khi gặp lại Quản Lộ và cha, Triệu Nhan thuật lại hết các việc, không quên thuật lại lời nhắn nhủ của hai ông Tiên cho Quản Lộ rõ. Triệu Nhan lại hỏi Quản Lộ hai ông Tiên ấy là ai? Quản Lộ đáp: - Ông Tiên áo hồng chính là ngôi Nam Đẩu, gọi là Nam Tào; còn ông Tiên áo trắng chính là ngôi Bắc Đẩu. Triệu Nhan lại hỏi: - Tôi nghe nói Bắc Đẩu có 7 vị, sao chỉ thấy có 1 ông? Quản Lộ giải thích: - Phân ra thì thành 7, kết hợp lại thì thành 1. Bắc Đẩu cầm Bộ Tử. Nam Tào cầm Bộ Sanh. Nay đã sửa tuổi thọ của anh rồi thì anh còn lo chi nữa. Từ đó, Quản Lộ lo sợ tội tiết lộ Thiên cơ nên không dám khinh suất nói hở việc huyền bí cho ai biết nữa. Chu Công Nhà Chu phát triển rực rỡ, có công tạo nên nền văn minh Trung Quốc. Sau khi Vũ Vương chết, con là Thành Vương còn nhỏ, em ruột Võ Vương là Chu Công Đán nhiếp chính. Chu Công là chính trị gia đại tài, có công rất lớn với nhà Chu, và có công làm cho văn minh Trung Quốc tiến mau. Ông sống trước Khổng Tử khoảng 600 năm. Chu Công là tấm gương của Khổng Tử, suốt đời Khổng Tử chỉ ước ao lập được sự nghiệp như Chu Công. Tài Bạch Tinh Quân Theo truyền thuyết , Thần Tài chính là Triệu Công Minh , người đời nhà Tần . Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo , ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái , coi việc đuổi trừ ôn dịch , cứu bịnh trừ tai . Hơn nữa , ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ . Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn . Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi , cưỡi cọp đen . Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái . Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để mà thờ cúng. Người ta cũng cho rằng đi cạnh ông có 2 vị tiên là Chiêu Tài Đồng Tử và Tấn Bảo Tiên Nữ, vì vậy đôi khi chúng ta cũng thấy người ta thờ hai vị này bên cạnh ông. Nguyệt Hạ Lão Nhân Nguyệt hạ lão nhân là vị thần chuyên lo việc hôn nhân. Theo Thẩm Tam Bạch ghi trong sách “Phú sinh lục ký” thì vị thần này một tay cầm dây tơ đỏ, một tay chống cây gậy trên đầu có đeo sổ hôn nhân, sắc mặt như trẻ thơ mà tóc bạc trắng, đi lại giữa mịt mù không ra khói, không ra sương. Người ta cho rằng Nguyệt lão là thần nhân duyên, chuyên se duyên cho các đôi trai gái. Ông lấy sợi dây đỏ buộc chân họ lại với nhau, đã buộc ai vào ai thì dù cách núi sông cũng đến được với nhau, còn nếu hai người không có dây đỏ buộc chân vào nhau thì có ở kề bên nhau cũng không nên duyên chồng vợ được. Rất nhiều nơi ở Trung Quốc có đền Nguyệt lão. Trong Bạch Vân Am dưới núi Cô Sơn ở bên Tây Hồ – Hàng Châu có Nguyệt lão điện, thờ thần Nguyệt lão. Trong hôn lễ ở Trung Quốc còn có phong tục buộc dây tơ hồng, hoặc đôi trai gái cầm một dải lụa đỏ đi vào phòng cưới… Tế thần Nguyệt lão (hay tế tơ hồng) cũng trở thành một nghi thức trong hôn lễ xưa. Thái Dương Tinh Quân và Thái Âm Tinh Quân Thái Cực là nguyên lý cùng tột của vũ trụ. Đó là chân lý tuyệt đối, tối thượng, bất biến, hằng hữu, sinh ra càn khôn vũ trụ và vạn vật. Khi Thái Cực phân ra Lưỡng Nghi, rồi Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng thì Tứ Tượng gồm: Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm và Thiếu Âm. Thái Dương chỉ mặt trời, Thái Âm chỉ Mặt trăng. Vị Tiên cai quản Mặt Trời và Mặt Trăng là Thái Dương Tinh Quân và Thái Âm Tinh Quân. Sự tích phong thần Nhà Thương (khoảng 1600 TCN - khoảng 1027 TCN) là triều đại đầu tiên được công [...]... khí trời đất mà thành tinh ), Thân Công Báo ( đệ tử của Đức Nguyên Thuỷ Thiên Tôn ) , bên Tây Bá Hầu lại có Lôi Chấn Tử ( Lôi Công, Lôi Thần ), Dương Tiễn ( Nhị Lang Thần ), Na Tra Thậm chí, ngay cả trên thiên đình cũng chia làm các phe như Chính - Tà Cuối cùng, Tây Bá Hầu chiến thắng, lật đổ vua Trụ, lập nên nhà Chu - triều đình phong kiến kéo dài nhất Trung Quốc Tam Thái Tử Na Tra Hình ảnh Na Tra...nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc Nhà Thương tiếp nối sau triều đại có tính huyền thoại là Nhà Hạ và trước Nhà Chu Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ Truyền thuyết phong thần( hay phong thần diễn nghĩa ) nói về bối cảnh cuối Thương, tức là đời nhà Trụ Gắn liền với truyền thuyết phong thần là các truyền thuyết về Nhị Lang Thần, Na Tra Sau đây là tóm tắt về truyền... người nghèo Thường Nga Tiên Nữ Hằng Nga, Thường Nga, hay đơn giản là chị Hằng, là một nhân vật thần thoại trong truyền thuyết của người Trung Quốc và một số nền văn minh chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, nữ thần của mặt trăng Hằng Nga là đề tài của một vài truyện cổ tích trong truyền thuyết Trung Hoa, phần lớn đều gắn liền với các thành phần sau: Hậu Nghệ-người bắn cung; vị vua-hoặc là nhân... Oa phong làm Lôi Thần( hay Lôi Công ), mà mọi người vẫn quen gọi là Thiên Lôi Giống Thái Tử Na Tra và Nhị Lang Thần Dương Tiễn, hình ảnh ông Thiên Lôi với đôi cánh, sử dụng búa và chiếc cọc để tạo ra sấm sét cõ lẽ cũng khá quen thuộc với người Á Đông Hống Thiên Khuyển Mỗi khi xuất hiện Nhị Lang Thần, có lẽ không thể thiếu được Hống Thiên Khuyển ở bên Hống Thiên Khuyển là con chó thần của Dương Tiễn,... đổ Nhiều trung thần bị giết hại, nhiều hình phạt dã man như " nung đồng nấu thịt " hay thả vào hố rắn được sử dụng thường xuyên Tây Bá Hầu Cơ Phát được coi là vị hiền quân đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ vua Trụ Giúp sức cho vua Trụ có nhiều tiên - yêu phép thuật cao cường như Cửu Vĩ Hồ ( cáo chín đuôi ) , Thạch Cơ Nương Nương ( vốn là một tảng đã hấp thụ linh khí trời đất mà thành tinh ), Thân Công... Lang Thần Dương Tiễn Theo truyền thuyết, Dưỡng Tiễn là vị thần ba mắt, cháu ruột của Ngọc Hoàng Thượng Đế Em gái Ngọc Đế xuống trần gian, lấy chồng là Dương Quân và đẻ ra con đặt tên là Dương Tiễn Ngoài ra, Dương Tiễn cũng xuất hiện trong sự tích phong thần Tuy ông là đệ tử của Thông Thiên Giáo Chủ như lại đứng về phe Tây Bá Hầu, góp phần tiêu diệt Trụ Vương Dương Tiễn có một người em gái ruột là Hoa. .. người em gái ruột là Hoa Sơn Thánh Mẫu - vị thần nắm giữ Bảo Liên Đăng Vì kết duyên với người trần nên bà bị giam dưới chân núi Hoa Sơn Tuy vậy, lòng mẹ thương con của bà vẫn còn được người đời ca ngợi cho tới ngày nay Lôi Công Lôi Chấn Tử Theo truyền thuyết thì Lôi Chấn Tử vốn là một trong những người con của Tây Bá Hầu Cơ Phát ( sau này là Chu Vũ Vương ) Khi Cửu Vĩ Hồ ăn trộm đào tiên và bị bắt,... Thiên Khuyển ở bên Hống Thiên Khuyển là con chó thần của Dương Tiễn, và cũng gắn liền với sự tích Phong Thần Nhìn chung Hống Thiên Khuyển có liên quan đến Thần Công Báo Một số truyện cho rằng Hống Thiên Khuyển là con chó của Thân Công Báo, về sau khi Thân Công Báo thất bại thì rơi vào tay Nhị Lang Thần Lại có truyện khác cho rằng sau khi vua Trụ thất bại, Nữ Oa Nương Nương đã trừng phạt Thân Công Báo,... nhiều nhất Màu đỏ là của phương Nam, phương của quẻ Ly là lửa trong Bát quái, và được coi là hội tụ từ ba khí, nên có tên gọi là Nam Ly Tam khí Vân Hán Lửa Tam vị thì không gì dập nổi Cai quản sao Hoả là thần lửa tam vị, được gọi là Hoả Đức Tinh Quân Sau đây là trích đoạn về Hoả Đức Tinh Quân trong tiểu thuyết " Tam Quốc Diễn Nghĩa " Trích: My Trúc, tự là tử trọng, nhà giàu có tiếng tăm, thường qua Lạc... cung; vị vua-hoặc là nhân từ hoặc là độc ác; thuốc trường sinh; mặt trăng; thỏ ngọc Người ta cũng cho rằng Hằng Nga sống trong cung Quảng Hàn Hằng Nga và chồng của mình là Hậu Nghệ đã từng là những vị thần bất tử sống trên thượng giới Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng . của Đức Nguyên Thuỷ Thiên Tôn ). ., bên Tây Bá Hầu lại có Lôi Chấn Tử ( Lôi Công, Lôi Thần ), Dương Tiễn ( Nhị Lang Thần ), Na Tra .Thậm chí, ngay cả. Thủy Thiên Tôn ( sư phụ của Khương Tử Nha và Thân Công Báo ), Thông Thiên Giáo Chủ ( sư phụ của Nhị Lang Thần Dương Tiễn ), Thái Ất Chân Nhân ( sư phụ của