Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Trang 1Mở đầu
rong kinh doanh, tranh chấp tồn tại như một tất yếu: có thể ở dạngtranh chấp hiện tại, cần phải giải quyết hoặc tranh chấp tương lại Cácmối quan hệ càng nhiều, càng phức tạp thì khả năng xảy ra tranh chấp càng lớn, bấtchấp một khung pháp lý có hoàn chỉnh đến đâu - bởi không phải lúc nào các bêncũng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh Đặc biệt trong thương mại Quốc tế,lĩnh vực mà các bên tham gia có những đặc điểm về tập quán kinh doanh, ngôn ngữvà cả các đặc điểm văn hoá rất khác nhau, thì tranh chấp lại càng lớn, cả về mặt quymô và khả năng xảy ra tranh chấp Chỉ cần một sự sai lệnh nhỏ trong cách hiểu, xuấtphát từ bất đồng ngôn ngữ là đã có thể dẫn đến tranh chấp Đây là chưa nói đến vấnđề phức tạm hơn là văn hoá và tập quán kinh doanh Chẳng hạn như hàng nhập khẩuvào Trung Quốc bắt buộc phải có mã số, mã vạch, và điều này được coi là đươngnhiên đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc và do đó có thể gây thiệt hại cho nhàxuất khẩu nếu không chú ý đến điều đó trong thoả thuận hợp đồng Hay như quyđịnh về điều kiện cơ sở giao hàng của Hoa Kỳ không hoàn toàn giống với các điềukiện cơ sở giao hàng của Phòng Thương mại quốc tế (Incoterm) mà nếu khôngnghiên cứu kỹ các bên có thể dẫn đến tranh chấp về các khoản chi phí giao hàng,…
Trước khi bắt đầu một thương vụ, các chủ thể không bao giờ muốn cótranh chấp xảy ra Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra do những nguyên nhân chủquan và khách quan Chính vì vậy, việc nghiên cứu để hạn chế đến mức thấpnhất khả năng xảy ra tranh chấp là điều luôn được quan tâm Nhưng một khitranh chấp đã xảy ra, hoặc để đảm bảo lợi ích cho bản thân trong trường hợpxảy ra tranh chấp, thì vấn đề lựa chọn một phương pháp giải quyết tranh chấpcũng cần được quan tâm thích đáng, sao cho tranh chấp được giải quyết thoảđáng với chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc là ít nhất.
Một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp hay được áp dụng hiệnnay là thông qua trọng tài kinh tế Có nhiều ưu điểm của phương pháp này sovới các phương pháp khác: như tính bảo mật, độ tin cậy cao… khiến nó trởthành một biện pháp giải quyết tranh chấp phổ biến nhất trên thế giới Và vìvậy có thể nói hoạt động của các trung tâm trong tài đã và đang từng bước gópphần vào việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cho việc kinhdoanh được ổn đinh.
Được sự đồng ý của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, của khoaThương mại và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Anh Tuấn, em đãvề thực tập tốt nghiệp tại TTTTQuốc tế bên cạnh phòng TM & CN Việt nam,
để học hỏi nghiên cứu và tìm hiểu sâu thêm về vấn đề "Giải quyết các tranhchấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay" Sau đây là bản báo
cáo tổng hợp về TTTTQuốc tế: một số nét chính của Trung tâm, kết quả hoạtđộng trong thời gian qua và phương hướng hoạt động sắp tới Em cũng xinchân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các chú, các anh chị ở TTTTtrongthời gian em đến thực tập ở Trung tâm và mong rằng em sẽ tiếp tục được cácanh, chị hướng dẫn chỉ bảo trong thời gian tới.
T
Trang 2Chương 1
Khái quát về tranh chấp thương mại vàgiải quyết tranh chấp thương mại bằng
thủ tục trọng tài1.1 Tranh chấp thương mại
1.1.1 Tranh chấp kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm
Ngay từ xa xưa, khi Nhà nước còn chưa hình thành thì mọi người đãtiến hành các hoạt động sản xuất và trao đổi sản phẩm hàng hoá theo cácphương thức giản đơn khác nhau Hay nói một cách khác, lịch sử ra đời vàphát triển của kinh tế có từ rất lâu trước khi Nhà nước xuất hiện và đưa ra nxchế định để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, xã hội cùng với sự ra đời và pháttriển của các quan hệ kinh tế xã hội, tranh chấp cũng phát sinh và đặt ra nhucầu được giải quyết sao cho công bằng và hợp lý nhất trong bối cảnh kinh tế -chính trị - xã hội đó.
Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫnvề quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan Những bất đồng,mâu thuẫn này có thể phát sinh từ những quan hệ xã hội do nhiều ngành luậtđiều chỉnh nên chúng được gọi theo ngành luật đó Ví dụ: Tranh chấp về tiềnlương giữa người lao động và người sử dụng lao động được gọi là tranh chấplao động Tương tự như vậy, tranh chấp dân sự, tranh chấp đất đai nhữngtranh chấp rõ là có liên quan đến lợi ích kinh tế của các bên Do đó chúng cóthể được gọi là tranh chấp kinh tế theo nghĩa rộng Một đặc trưng của cáctranh chấp kinh tế theo nghĩa rộng đó là các chủ thể tham gia vào quan hệ nàykhông nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Trong phạm vi hẹp, quan hệ kinh tế là quan hệ giã các chủ thể kinhdoanh trong lĩnh vực kinh tế Kể từ khi nước ta có pháp luật về hợp đồng kinhtế, những tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng kinh tế gọi là tranh chấp
Trang 3kinh tế, đó là sự bất đồng quan điểm của các bên về việc thực hiện quyền vànghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng kinh tế Song trong nền kinh tế thịtrường mở cửa và nhiều thành phần kinh tế hiện nay, tranh chấp kinh tế khôngchỉ đơn thuần là tranh chấp hợp đồng kinh tế, mà còn nhiều loại tranh chấpkhác, phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh như: tranh chấp giã côngty và các thành viên công ty; giữa các thành viên công ty với nhau, các tranhchấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu
Tóm lại: "tranh chấp kinh tế là tranh chấp trong quan hệ kinh doanh "Kinh doanh như quy định tại Khoản 2 - Điều 3 - Luật doanh nghiệp "Là việcthực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sảnxuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mụcđích sinh lời" Chủ thể của các hoạt động kinh doanh là các doanh nghiệp, cácđơn vị kinh tế, vì thế có thể có một khái niệm về tranh chấp kinh tế như sau:"Tranh chấp kinh tế là những bất đồng, xung đột, mâu thuẫn xảy ra ở cácdoanh nghiệp, đơn vị kinh tế trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động vàgiải thể doanh nghiệp".
1.1.1.2 Phân loại tranh chấp kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường mở, nhiều thành phần các quan hệ kinhdoanh rất đa dạng và phức tạp Tranh chấp kinh tế cũng vì vậy mà phức tạpkhông kém Việc phân loại tranh chấp kinh tế giúp chúng ta đơn giản hoáđược chúng và có cách xa phù hợp.
* Theo mối quan hệ giữa các chủ thể thì tranh chấp kinh tế có thể là:
- Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữapháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.
- Tranh chấp giữa các công ty với các thành viên công ty hoặc giữa cácthành viên công ty liên quan đến việc thành lập, tổ chức hoạt động và giải thểcông ty.
- Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.- Các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật
* Tranh chấp trong hợp đồng kinh tế và tranh chấp ngoài hợp đồng kinh tế.
Trang 4* Tranh chấp kinh tế trong nước và tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài.* Theo lĩnh vực kinh doanh thì gồm: tranh chấp thương mại, tranh chấpvề tài chính, tranh chấp đầu tư, tranh chấp về bảo hiểm, tranh chấp về vậnchuyển hàng hoá
* Theo thẩm quyền giải quyền thì gồm có tranh chấp do Toà án giảiquyết và tranh chấp do các tổ chức khác giải quyết.
* Theo số lượng đương sự trong tranh chấp gồm có tranh chấp liên quanđến hai bên và tranh chấp liên quan đến nhiều bên.
1.1.2 Tranh chấp thương mại
1.1.2.1 Khái niệm
Một cách đơn giản có thể hiểu tranh chấp thương mại là tranh chấp phátsinh trong lĩnh vực thương mại Điều 238 Luật thương mại Việt Nam nêu rakhái niệm về tranh chấp thương mại "là tranh chấp phát sinh do việc khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt đồng thương mại".
Tại Khoản 2 - Điều 5 cũng quy định "hoạt động thương mại là việc thựchiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc muabán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thươngmại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xãhội".
Tuy nhiên, hành vi thương mại gồm những hành vi nào là điều đángquan tâm hơn cả Hiện nay trên thế giới có nhiều quy định khác nhau về hànhvi thương mại:
ở Việt Nam, Điều 45 Luật thương mại quy định các loại hành vi thươngmại gồm:
1 Mua bán hàng hoá
2 Đại diện cho thương nhân3 Môi giới thương mại4 Uỷ thác mua bán hàng hoá5 Đại lý mua bán hàng hoá
Trang 56 Gia công trong thương mại7 Đấu giá hàng hoá
8 Dịch vụ giao nhận hàng hoá9 Đấu thầu hàng hoá
10 Dịch vụ giám định hàng hoá11 Khuyến mại
12 Quảng cáo thương mại
13 Trưng bày giới thiệu hàng hoá14 Hội chợ, triển lãm thương mại
Tuy vậy, ngoại diên của khái niệm hành vi thương mại ở các nước cónền kinh tế thị trường phát triển có phạm vi rộng hơn nhiều ở Anh nói riêngvà cộng đồng Anh ngữ nói chung thuật ngữ "Commerce" không đồng nhất với"trade", mà nó bao gồm cả "trade", "bank", "insurrance" , "transport", haynói một cách khác thương mại bao gồm cả việc mua, bán, các sản phẩm vôhình có tính chất đặc thù khác Tác động thương mại là hoạt động "thườngxuyên, độc lập và mưu cầu lợi nhuận", và theo luật thương mại của Pháp, hoạtđộng thương mại bao gồm:
1 Mua bán động sản với mục đích bán lại để kiếm lời
2 Hoạt động trung gian trong việc mua bán động sản và bất động sản.3 Cho thuê động sản và bất động sản.
4 Chế tạo và chuyên chở
5 Hoạt động đổi tiền và ngân hàng
6 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Và tranh chấp thương mại là tranh chấp trong các hoạt động trên Tronggiới hạn của bài viết ở đây chỉ làm rõ tranh chấp trong hoạt động thương mạiđã được quy định tại luật thương mại Việt Nam có hiệu lực từ ngày01/01/1998.
1.1.2.2 Phân loại tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại cũng là một tranh chấp kinh tế, do đó tranh chấpthương mại có thể là:
Trang 6* Theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại trong nước và tranhchấp thương mại quốc tế.
* Tranh chấp hai bên và tranh chấp nhiều bên
* Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên
- Tranh chấp do người mua không thực hiện hay thực hiện không đúngtheo quy định của hợp đồng.
- Tranh chấp do người bán không thực hiện hay thực hiện không đúngtheo quy định hợp đồng.
* Tranh chấp hiện tại và tranh chấp tương lai Tranh chấp hiện tại làtranh chấp đã xảy ra đang cần được giải quyết Tranh chấp tương lai được hiểulà tranh chấp có thể xảy ra và việc giải quyết được dự liệu trong một điềukhoản của hợp đồng.
* Theo nghiệp vụ giao dịch
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá- Tranh chấp liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá- Tranh chấp liên quan đến viêc thanh toán
* Theo tính pháp lý của hợp đồng (gồm có giá trị pháp lý và hiệu lực củahợp đồng)
- Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng sai chế độ ký kết hợp đồng Vi phạm nguyên tắc ký kết
Căn cứ ký kết không hợp pháp
Chủ thể ký kết hợp đồng không hợp pháp, hợp lệ- Tranh chấp liên quan đến nội dung của hợp đồng- Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng* Theo tiến trình thực hiện hợp đồng
- Tranh chấp trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng- Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng
+ Do người bán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩavụ của mình như đã thoả thuận trong hợp đồng (liên quan đến nghĩa vụ giaohàng, cung cấp chứng từ hàng hoá, thông qua kiểm định ).
Trang 7+ Do người mua không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩavụ của mình trong hợp đồng (không mở L/C đúng hạn, thanh toán chậm haykhông thanh toán, không hoặc trì hoãn việc nhận hàng).
1.1.2.3 Tranh chấp thương mại.
* Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ những quan hệ có dongành luật thương mại điều chỉnh, vì vậy nó có những đặc trưng khác biệt sovới tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động.
Thứ nhất, tranh chấp thương mại thường là nguyên nhân phát sinh thiệthại về vật chất đối với các bên khi các bên có sự thoả thuận thông nhất mộtcách giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên Khác với các tranh chấp khác, tranhchấp thương mại thường có giá trị lớn được phát sinh trong việc đầu tư vốn, tàisản nhằm thu lợi nhuận Tranh chấp nảy sinh sẽ ảnh hưởng đến hoạt độngkinh tế của không những các đương sự mà còn ảnh hưởng đến các chủ thểkinh doanh khác.
Thứ hai, quan hệ thương mại và bất đồng giữa các bên trong quan hệthương mại là điều kiện cần và đủ để tranh chấp phát sinh Hoạt động thươngmại của doanh nghiệp là hoạt động thiết lập một mạng lưới các hành vi thươngmại, mà mục tiêu của các bên khi tham gia vào các quan hệ này là lợi nhuận.Các bên tuy hợp tác, song vẫn canh tranh nhau để thu về được lợi ích nhiềunhất Chính vì thế sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn bất đồng trong việcgiải thích về quyền và nghĩa vụ, cũng như quá trình thực hiện quyền và nghĩavụ đó của các bên - đó chính là những tranh chấp thương mại.
Thứ ba, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thểđược Nhà nước thừa nhận quyền doanh nghiệp có chức năng kinh doanh đó làcác doanh nghiệp Vì vậy không phải tranh chấp nào phát sinh từ hoạt độngkinh doanh cũng là tranh chấp thương mại Là tranh chấp thương mại khi cácđơn vị kinh tế có đăng ký kinh doanh thuộc tất cả các thành phần kinh tế (cácdoanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tưnhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể ).
Trang 8Thứ tư, tranh chấp thương mại có tính chất đa dạng, phức tạp, từ tranhchấp này có thể dẫn đến tranh chấp khác Đó là tính phức tạp và đa dạng củacác quan hệ kinh tế giữa các chủ thể có lợi ích khác nhau trong nền kinh tế thịtrường Mặt khác, mua bán trao đổi là hoạt động diễn ra thường xuyên, liêntục, các chủ thể cùng một lúc có thể thiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế khiếncho những mối quan hệ này tạo thành một chuỗi quan hệ có liên quan đến nhaukhiến cho nếu tranh chấp phát sinh ở quan hệ này sẽ rất có thể dẫn đến tranhchấp trong mối quan hệ khác Chẳng hạn doanh nghiệp A vay tiền của ngân hàngđể mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp B và bán sản phẩm cho doanh nghiệpC theo các hợp đồng đã ký Nếu doanh nghiệp B không cung cấp đúng nguyênvật liệu như đã thoả thuận thì doanh nghiệp A cũng sẽ không giao được hàng chobên C như trong hợp đồng và không thu hồi được vốn đầu tư để trả cho ngânhàng Tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp A và doanh nghiệp B; doanhnghiệp A và doanh nghiệp C; doanh nghiệp A và ngân hàng.
1.1.2.4 Tính tất yếu tồn tại tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thịtrường.
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, sản phẩm được sảnxuất ra để bán, trao đổi trên thị trường, mọi yếu tố đầu vào và đầu ra đều làđối tượng tự do mua bán trên thị trường kể cả sản phẩm chất xám Kinh tế thịtrường là nền kinh tế tiền tệ hoá rất cao, mục đích của các chủ thể khi thamgia vào kinh tế thị trường là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao càng tốt.
Trong cơ chế thị trường, các chủ thể kinh tế có quyền tự chủ rất cao vàhọ có toàn quyền quyết định việc thiết lập các quan hệ kinh tế - thương mạicủa mình miễn là không trái với quy định của pháp luật Chính vì vậy cácquan hệ thương mại trong nền kinh tế rất đa dạng và phức tạp Tính phức tạpvà chồng chéo đan xen của các quan hệ thương mại ẩn chứa một nguy cơ caophát sinh tranh chấp Chỉ một trục trặc nhỏ trong "mắt xích" sẽ làm kéo theohàng loạt các trục trặc khác và làm nảy sinh tranh chấp.
Các chủ thể kinh kế khi tham gia vào những quan hệ thương mại mà họcho là có lợi, có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất và khi mà mục đích có
Trang 9nguy cơ không đạt được cũng sẽ làm phát sinh tranh chấp Trong quan hệthương mại, quyền lợi của bên này cũng tương ứng với một nghĩa vụ của bênkia, điều đó khiến cho xung đột lợi ích sẽ phát sinh nếu các bên không đi đếnmột thoả thuận thống nhất dung hoà được quyền lợi và nghĩa vụ của họ Đảmbảo nguyền tắc cùng có lợi trong quan hệ thương mại.
Đặc biệt trong thương mại quốc thế sự khác nhau về tập quán kinhdoanh cũng là một lý do quan trọng dẫn đến tranh chấp Tập quán kinh doanhở đây được hiểu là toàn bộ các quyết định luật pháp, quy tắc thực hành, thônglệ trong hoạt động thương mại ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực kinh tế Mộthành vi được coi là hợp pháp ở quốc gia này nhưng rất có thể là hành vi viphạm pháp luật ở nước khác Chẳng hạn theo quy định nhập khẩu của TrungQuốc, hàng hoá nhập khẩu vào Trung Quốc bắt buộc phải in mã số mã vạchtrên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá Các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trườngTrung Quốc nếu không tìm hiểu rõ quy định này và xuất hàng chưa đăng kývà in mã số, mã vạch thì sẽ không được thông qua nhập khẩu và thế là tranhchấp phát sinh Hay như quy định về hạn ngạch dệt may của Mỹ khác với quyđịnh của EU là ở loại hạn ngạch tính theo số lượng nhập khẩu
Các rủi ro khách quan như: sự thay đổi pháp luật, cấm vận, chiến tranh,bạo loạt, đình công ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên làmphát sinh tranh chấp Mặc dù đó có thể là những trường hợp bất khả kháng,song việc giải quyết hậu quả, phân định mức thiệt hại cho mỗi bên cũng có thểphát sinh tranh chấp Tranh chấp còn phát sinh khi một bên cho rằng rủi rokhông nằm trong các trường hợp được miễn trách.
Trong nền kinh tế thị trường đạo đức kinh doanh không phải lúc nàocũng được các bên tôn trong, đặc biệt là việc giữ chữ tín với bạn hàng Vì lợinhuận họ sẵn sàng có những hành động cố tình vi phạm hợp đồng, hoặc lừađào khách hàng làm thiệt hại cho đối tác Bản thân mục tiêu lợi nhuậnkhông mang tính đạo đức nhưng cách thức để đạt được lợi nhuận thì có vàtranh chấp phát sinh, trong trường hợp này thuộc về lý do chủ quan Rõ ràngtrong nền kinh tế thị trường quan hệ kinh tế trở lên sống động, đa dạng và
Trang 10phức tạp Mục đích nhằm tối đa hoá lợi nhuận trở thành động lực trực tiếp củacác bên tham gia quan hệ kinh tế thương mại Trong điều kiện đó, tranh chấplà một vấn đề tất yếu, không thể tránh khỏi, đòi hỏi phải có sự quan tâm giảiquyết một cách thoả đáng Điều này vừa là một yêu cầu nghiêm ngặt củanguyên tắc pháp chế vừa là một đòi hỏi bức xúc của quan hệ kinh tế nói chungvà quan hệ thương mại nói riêng.
1.1.3 Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường
Cùng với sự phát triển của kinh tế, tính đa dạng và phức tạp trong quanhệ thương mại làm cho tranh chấp thương mại cũng trở lên phức tạp về nộidung, gay gắt về mức độ tranh chấp và phong phú hơn nhiều về chủng loạixuất phát từ lợi nhuận của các bên và sự hấp dẫn của nền kinh tế, việc giảiquyết tranh chấp là hết sức quan trong và cần thiết.
1.1.3.1 ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả.
Khi bắt đầu một thương vụ, các chủ thể không bao giờ muốn tranh chấpxảy ra bởi tranh chấp đồng nghĩa với sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhcủa họ, làm gián đoạn quá trình kinh doanh, tốn thời gian chi phí và công sứcđể giải quyết tranh chấp Không những thế còn liên quan đến chủ thể khác cóquan hệ với các bên tranh chấp, uy tín của chủ thể trên thương trường có thể bịảnh hưởng, cũng như các yếu tố khác thuộc về bí mật kinh doanh có thể bị tiếtlộ hoặc bị lợi dụng
Giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạnchế đến mức tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ởmức chi phí thấp nhất Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệuquả lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tếthương mại.
Giải quyết tốt tranh chấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinhtế Muốn có một nền kinh tế phát triển thì các quan hệ xã hội nói chung vàquan hệ kinh tế thương mại nói riêng phải được điều chỉnh bằng pháp luật,phải đảm bảo bằng pháp luật Việc đầu tiên là hạn chế các tranh chấp có thể
Trang 11xảy ra bằng cách đặt ra các chế định và chế tài tạo thành một "sân chơi" lànhmạnh và công bằng Khi tranh chấp xảy ra phải có các thủ tục, biện pháp đểgiải quyết, nếu không giải quyết kịp thời thì hậu quả sẽ dây dưa kéo dài vàthiệt hại rất lớn Điều đó không những làm thiệt hại, kìm hãm phát triển nềnkinh tế mà còn gây nên một khuyết điểm lớn của môi trường kinh doanh, cácchủ thể sau tranh chấp có thể "quay lưng" lại với nhau đố kỵ và không tintưởng lẫn nhau Một tâm lý yên tâm làm ăn kinh tế, mạnh dạn đầu tư sẽ gópphần cải thiện nền kinh tế.
Giải quyết hậu quả kịp thời tranh chấp còn có ý nghĩa cực kỳ quan trongviệc quản lý xã hội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanhnghiập, vừa góp phần tạo môi trường pháp lý có kỷ cương Trong sản xuấtkinh doanh tạo niềm tin, thực hiện công bằng và bình đẳng cho các doanhnghiệp trong nước và ngoài nước Thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tính hiệu quả được xét ở hai góc độ hiệu quả chuyên môn và hiệu quảkinh tế Muốn vậy trong khi tiến hành một hình thức giải quyết tranh chấpnào cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc.
1.1.3.2 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp.
Dựa trên cơ sở tự do và tự chủ trong kinh doanh, bình đẳng trước phápluật, việc giải quyết tranh chấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự định đoạt: Theo nguyên tắc này thể hiện trước hết là ởchỗ các bên có quyền thoả thuận phương thức giải quyết tranh chấp có lợi nhậtcó thể là tự thương lượng, hoặc thông qua trung gian hoà giải, hoặc thông quamột hình thức tài phán Sau đó các bên có thể không nhất thiết phải tham giatố tụng mà có thể uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng, có quyền nhờluật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích của mình Cuối cùng khi đãđưa tranh chấp ra trọng tài hoặc toà án các bên có quyền hoà giải hoặc thayđổi nội dung đơn kiện hoặc rút đơn kiện.
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Pháp luật bảo vệ quyền và lợi íchchính đáng của các bên không phân biệt thành phần kinh tế, số vốn, tài sản.
Trang 12- Nguyên tắc hoà giải: Trước hết các bên phải tiến hành tự hoà giải, chỉkhi nào không hoà giải được mới nhờ đến các cơ quan tài phán giải quyết Khithụ lý vụ án các cơ quan tài phán cũng tiến hành các biện pháp hoà giải vàcông nhận hoà giải trước khi xét xử (Quy định tại Điều 35 pháp lệnh giảiquyết vụ án tranh chấp kinh tế, Điều 35 quy tắc tố tụng trọng tài trong nước vàĐiều 35 quy tắc tố tụng của trung tâm trong tài quốc tế Việt Nam).
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảohạn chế gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh Hoạt động kinh doanh đượcthực hiện theo chu trình sản xuất khép kín, vì vậy ở bất kỳ một công đoạn nàoxảy ra trục trặc đều dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ quá trình kinh doanh Giảiquyết tranh chấp không được tiến hành một cách nhanh chóng kịp thời sẽ ảnhhưởng tới sự tồn tại và phát triển vững mạnh của chủ thể kinh doanh Nhanhchóng, kịp thời nhưng phải dứt điểm, đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệlợi ích hợp pháp của các bên.
Ngoài ra, xuất phát từ mức độ lợi ích của doanh nghiệp, việc giải quyếttranh chấp phải quan tâm đến một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, là giải quyết đước tranh chấp với chi phí thấp nhất về tiền bạc vàthời gian chi phí để bỏ ra giải quyết tranh chấp cũng là chi phí kinh doanh, vì vậykhi phát sinh tranh chấp là nảy sinh thêm chi phí Đặt ra yêu cầu phải hạn chế ởmức thấp nhất các chi phí không mang lại hiệu quả kinh doanh này Các bên nênlựa chọn giải quyết với chi phí thấp nhất, đồng thời các cơ quan giải quyết tranhchấp cũng phải tính đến yêu cầu này để đặt ra nhưng quy định phù hợp, tạoniềm tin cho người kinh doanh.
Thứ hai, phải bảo vệ được uy tín của các bên trong thương trường Trongquá trình giải quyết tranh chấp, không bên nào được đưa ra bất kỳ một thôngtin nào ngoài phạm vi giải quyết tranh chấp, nhằm hạ uy tín hay ảnh hưởngtiêu cực đến hình ảnh của đối phương trên thương trường, trước công luận, haytrước tổ chức giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, giải quyết tranh chấp phải bảo đảm các yếu tố bí mật trong kinhdoanh trong hoạt động kinh doanh để có được thành công thì các chủ thể đều
Trang 13có những bí quyết riêng của mình vì vậy họ không muốn đề người khác biết.Khi mà quyền kinh doanh được coi là hợp pháp thì quyền giữ bí mật trongkinh doanh cũng được pháp luật bảo hộ.
Trong các phương thức giải quyết tranh chấp chỉ có thông qua toà án làxét xử công khai nhưng ngay cả trong trường hợp các bên kiện ra toà, thì yêucầu về tính bảo mật và uy tín cũng được tôn trọng như quy định ở Điều 7 pháplệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế: "Các vụ án kinh tế được xét xửcông khai trừ trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước hoặc giữ bí mật của đươngsự theo yêu cầu chính đáng của họ".
Trong nền kinh tế, có nhiều phương thức và loại hình giải quyết tranhchấp khác nhau, tất cả đều nhằm giải quyết một cách có hiệu quả nhất, quyềnvà lợi ích của các bên đều được bảo đảm Các khả năng, hình thức và biệnpháp giải quyết tranh chấp được quy định trong pháp luật của mỗi quốc giathích ứng với điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia đó Đó là việc giải quyếttranh chấp thông qua một cơ quan tài phán có đơn kiện, hoặc giải quyết tranhchấp thông qua thủ tục đơn kiện.
1.1.3.3 Các biện pháp giải quyết tranh chấp.
a Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
Đây là biện pháp các bên áp dụng trước khi đi kiện khi pháp sinh tranhchấp Các bên sẽ đưa ra trao đổi bàn bạc các biện pháp để đi đến thống nhấtchung cho việc giải quyết tranh chấp Các bên có thể trực tiếp hoặc thông quađại diện gặp nhau đàm phán để giải quyết những vấn đề phát sinh Đại diệncủ7a mỗi bên có thể là giám đốc, là người được giám đốc uỷ quyền hoặc luật sưthay mặt doanh nghiệp đó tham gia vào quá trình thương lượng Việc thươnglượng có thể tiến hành trực tiếp hoặc thông qua các hình thức trao đổi thôngtin.
Trong hình thức thương lượng, các bên có quyền tự do ý trí, bình đẳng,cùng nhau xem xét vấn đề trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành.Nếu các bên đạt được sự thoả thuận thì coi như tranh chấp được giải quyết.
Trang 14Biện pháp thương lượng là biện pháp giải quyết đơn giản, tiết kiệmđược thời gian và chi phí đối với mỗi bên Việc thương lượng còn thể hiện sựthiện chí thương lượng của các bên trong việc giải quyết tranh chấp, sau khi đãthoả thuận thống nhất các bên vẫn giữ được mối quan hệ tốt với nhau trong cácthương vụ sau này, cũng như giữ được uy tín và bảo vệ được bí mất kinh doanh.
Tuy vậy biện pháp này thường chỉ thành công khi các bên cùng có thiệnchí trong việc giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên tỏ ra quá nóng vội,khiêu khích thì quá trình thương lượng coi như thất bại Mặt khác, nếu mâuthuẫn quá phức tạp các bên không giữ được cách đánh giá khách quan thì rấtkhó thoả hiệp Hoặc nếu tranh chấp liên quan đến nhiều bên, tranh chấp màviệc giải quyết nó nằm ngoài khả năng của các bên thì phải có một bên thứ bahoặc một cơ quan hoà giải mới giải quyết được chứ thương lượng không giúpích gì nhiều.
b Giải quyết tranh chấp bằng trung gian hoà giải.
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua mộtngười thứ ba gọi là hoà giải viên Hoà giải viên được các đương sự chọn cónghĩa vụ "trung lập" tạo điều kiện giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được mộtgiải pháp để điều hoà lợi ích khắc phục mâu thuẫn bất đồng đã phát sinh.
Hoà giải viên sẽ tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chungvới cả hai bên để tìm hiểu kỹ nội dung tranh chấp, đưa ra những lý giải, phântích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và của bên kia để cùng tìm ra mộtgiải pháp thống nhất giải quyết tranh chấp hợp tình hợp lý Hoà giải viênkhông có quyền hạn gì để ra quyết định hoặc áp đặt một giải pháp nào đối vớicác bên, cũng như không thể đưa ra các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính chất tự nguyện, nómang đầy đủ những ưu điểm của thương lượng Ngoài ra, hoà giải còn cónhững ưu điểm khiến không giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn Chẳng hạnhoà giải viên thường là những chuyên gia am hiểu về vấn đề đang tranh chấp,họ lại có một đánh giá sự việc khách quan hơn, hoà giải viên có thể đưa ra giảiquyết cho cả hai bên cùng tham khảo, họ thường có những phân tích chính
Trang 15xác, rõ ràng các vấn đề thực tế trong tranh chấp, từng bước gỡ từng bước"mút" bất đồng.
Hoà giải cũng chỉ thành công khi hai bên có thiện chí giải quyết tranhchấp và nhìn chung thể thức này không có giá trị bắt buộc trừ khi các bên đạtđược sự thoả thuận Nếu các bên cứ khăng khăng bảo thủ thì tranh chấp cũngkhông giải quyết được vì hoà giải viên không đưa ra những quyết định buộccác bên phải thi hành.
Người trung gian hoà giải được chọn thông qua sự thống nhất thoả thuậncủa các bên Đó có thể là các tranh chấp trong lĩnh vực chuyên môn của họ.Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong thương mại quốc tế trunggian hoà giải có thể là một tổ chức Chính phủ như đại sứ quán các trung tâmxúc tiến thương mại hoặc là các tổ chức phi Chính phủ
Hai phương thức trên có giải quyết tranh chấp thành công hay khôngđều phụ thuộc rất lớn vào sự tự nguyện và thiện ý của các bên Thiếu nhữngyếu tố đó việc giải quyết tranh chấp sẽ thất bại Do đó cần giải quyết bằngnhững phương thức khác, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp phảiđược tuân thủ Người có quyền lợi bị vi phạm sau khi không thành công trongviệc áp dụng của các biện pháp trên (hoặc bỏ qua) có thể kiện ra toà án hoặctrọng tài để bảo vệ quyền lợi của mình.
c Giải quyết tranh chấp theo thủ tục toà án.
Điều 1 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đã quy định về quyềnyêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như sau "cá nhân, pháp nhân,theo thủ tục do pháp luật quy định, có quyền khởi kiện vụ án kinh tếư để yêu cầutoàn án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình''.
Tranh chấp kinh tế nói chung và tranh chấp thương mại nói riêng đượckiện đối và xét xử ở toà kinh tế Toà án có thẩm quyền xét xử các tranh chấppháp sinh từ tất cả các mối quan hệ kinh tếư trong nước kể cả thủ tục giảiquyết phá sản doanh nghiệp.
Thẩm quyền giải quyết của toà án được phân cấp, theo lãnh thổ và theosự lựa chọn của nguyên đơn.
Trang 16+ Thẩm quyền theo cấp:
Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranhchấp hợp đồng kinh tế mà giá trị thấp dưới 50 triệu, trừ những tranh chấp cóyếu tố nước ngoài.
Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án kinhtếư thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện.
Toà án kinh tế Toà án nhân dân tối cao chỉ xét xử giám đốc thẩm và táithẩm các vụ án kinh tế.
Toà án phúc thẩm Toà án nhân dân tối cac xét xử phúc thẩm các bản ánsơ thẩm của toà án kinh tế Toà án nhân dân cấp huyện.
+ Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: Toà án cấp có thẩm quyền xétxử sơ thẩm là Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú Nếu vụ án chỉ liên quanđến bất động sản thì toà án có nơi có bất động sản giải quyết.
+ Theo yêu cầu giải quyết của nguyên đơn: Nguyên đơn có quyền lựachọn Toà án để yêu cầu giải quyết trong các trường hợp sau: Toà án an có tàisản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn hoặc chi nhánh của bị đơn.
Toà án nơi thực hiện hợp đồng kinh tế nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơicư trú khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú hoặc có trụsở của một trong các bị đơn giải quyết vụ án.
Nếu vụ án có liên quan đến bất động sản thì nguyên đơn có thể yêu cầuToà án nơi có bất động sản hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết, hoặc chọnmột trong các nơi nếu liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi.
Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài xảy ra ở Việt Nam, Toà án cũngcó thẩm quyền xét xử, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Muốn đưa tranh chấp ra kiện ở Toà án nguyên đơn phải có đơn và tàiliệu chứng minh cho yêu cầu của mình, đồng thời phải tạm ứng án phí Trướckhi xét xử Toà sẽ tiến hành hoà giải Nếu hoà giải thành thì thẩm phán lậpbiên bản hòa giải thành và coi đây như là quyết định của Toà án, bằng khôngcũng lập biên bản hoà giải không thành và tiếp tục xét xử Việc xét xử gồm xét
Trang 17xử sơ thẩm và phúc thẩm (nếu có) Sau phiên sơ thẩm, nếu không nhất trí vớiquyết định của Toà thì các đương sự vẫn có quyền kháng cáo theo thủ tục phúcthẩm, trong thời gian 10 ngày, lên Toà án trên một cấp Bản án phúc thẩm saukhi tuyên thì có hiệu lực pháp luật ngay và không được quyền kháng cáo.
Trong một số trường hợp đặc biệt sau khi thi hành án, có thể có nhữngphiên giám đốc thẩm và tái thẩm.
Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tại Toà án thường là giải phápcuối cùng của các bên bởi quyết định của Toà án có tính cưỡng chế rất cao vìđược đảm bảo bằng bộ máy thi hành và giám sát thi hành án của Nhà nước.Ngoài ra trong quá trình thụ lý và xét xử , Toà án có thể đưa ra những "biệnpháp khẩn cấp tạm thời" như tạm giữ tài sản, phong toả tài khoản để bảo vệbằng chứng, bảo đảm việc thi hành án.
Tuy nhiên, tranh chấp kinh tế trên thế giới thường ít được kiện ra Toà ánvị nhiều lý do Trước hết đó là trong thủ tục Toà án, quyền tự quyết của cácđương sự ở mức thấp nhất so với các phương thức khác, pháp luật can thiệptrong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp Các bên sẽ phải tuân thủ theonhững thủ tục cứng nhắc, bắt buộc, phức tạp và kéo dài, án phí lại thường cao.Thứ hai, một khi đã đưa tranh chấp ra Toà thì những bí mật kinh doanh cũngnhư uy tín của doanh nghiệp sẽ không được bảo toàn, cho dù doanh nghiệp làbên thắng kiện Thứ ba, khi đã kiện tụng trước Toàn thì quan hệ hợp tác giữahai bên khó có thể duy trì, doanh nghiệp sẽ mất một đối tác, một bạn hàngnghĩa là mất nguồn lợi do quan hệ kinh tế đem lại.
d Giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục trọng tài
Tranh chấp thương mại có thể được giải quyết thông qua trọng tài kinhtế Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự thoả thuận lậpra nhằm giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp Trọng tài kinh tế tồn tại từ rấtlâu và phát triển mạnh mẽ trên thế giới như ngày nay vì tố tụng của nó đãmang lại những lợi ích thiết thực cho các nhà doanh nghiệp Tuy nhiên, ở ViệtNam trọng tài phi Chính phủ vẫn còn chưa quen thuộc với đa số các nhàdoanh nghiệp Phần tiềp theo, người viết sẽ tập trung vào phương pháp giảiquyết tranh chấp bằng trọng tài, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Trang 181.2 Trong tài kinh tế và giải quyết tranh chấp bằng thủ tụctrong tài.
1.2.1 Trọng tài.
1.2.1.1 Khái niệm.
Theo từ điển luật học của Black's "Trọng tài là cơ quan xét xử do cácbên đương sự thoả thuận thành lập để giải quyết tranh chấp giữa chính các bênđương sự đó Thành phần của trong tài do các bên đương sự thoả thuận giảiquyết định "
Theo Điều 1, Nghị định 116/CP về tổ chức và hoạt động của trọng tàikinh tế quy đinh: "Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩmquyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa côngty và các thành viên công ty; giữa các thành viên của công ty với nhau; cáctranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây còn có hệ thốngtrọng tài kinh tế của Nhà nước, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng Bộtrưởng hoặc Uỷ ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo, giám sát của trọngtài kinh tế cấp trên Các cơ quan trọng tài này hoạt động như một cơ quan Nhànước có chức năng quản lý công tác hợp đồng kinh tế và xử lý các vi phạmhợp đồng kinh tế.
1.2.1.2 Các hình thức trọng tài kinh tế.
Đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp vốn đa dạng và phức tạp, tạo điềukiện cho các bên tranh chấp thực hiện quyền lựa chọn của mình đối với cáchình thức trọng tài kinh tế trong nền kinh tế thị trường có thể được phần ratheo những tiêu thức sau:
a Căn cứ vào quy chế tổ chức gồm trọng tài vụ việc (trọng tài AD -HOC) và trọng tàithường trực
Trọng tài AD-HOC: Là loại hình trọng tài không có cơ quan thường trựcdo các bên tranh chấp lập ra để giải quyết vấn đề mà họ yêu cầu Trọng tài AD- HOC không có quy chế hoạt động riêng và chỉ giải quyết vấn đề xong thìgiải tán.
Trang 19Khi áp dụng hình thức trọng tài AD - HOC, các bên phải tự thoảthuận và lập ra quy tắc tố tụng, lựa chọn trọng tài viên và địa điểm xét xử.Về cơ bản các bên không bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý về tố tụngkhi mà họ vẫn đảm bảo được nguyên tắc khách quan trong quá trình xétxử trường hợp của họ.
Giải quyết bằng trọng tài AD - HOC khá đơn giản, nhanh chóng và tiếtkiệm được chi phí do không phải trả phí cho bộ máy hành chính Đây là biệnpháp giải quyết tranh chấp mềm dẻo, linh hoạt, phán quyết của trọng tài AD -HOC vẫn được công nhận có giá trị chung thẩm và được thi hành.
Để thuận lợi hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp thì khi lựa chọntrọng tài vụ việc, các bên nên thoả thuận quy tắc tố tụng trong hợp đồng để khimuốn áp dụng thì chỉ cần dẫn chiếu Trong trường hợp cần thiết, các bên có thểsửa đổi, bổ sung một số chi tiết cho phù hợp với tính chất từng vụ việc Việc ápdụng các quy tắc này không đòi hỏi các bên phải trả thêm bất kỳ một khoản lệphí nào mà lại có thể mang lại cho các bên một cách thức giải quyết nhanh.
Tuy nhiên trọng tài vụ việc còn có nhược điểm là tính hiệu quả của nóphụ thuộc vào tinh thần hợp tác toàn diện của các bên tranh chấp và cần có sựhỗ trợ của một hệ thống pháp luật kinh tế hoàn chỉnh Nguyên tắc "tự do lựachọn" sẽ chỉ là hình thức nếu các bên không có thiện chí với nhau Trình tựxét xử dễ bị trì hoãn nếu các bên không thống nhất được thủ tục giải quyếthoặc trở ngại trong việc lựa chọn trong tài viên.
Trọng tài vụ việc trên thực tế chỉ thích hợp với những tranh chấp nhỏ,khi các đương sự có sự am hiểu về pháp luật, dày dạn trên thương trường và cókinh nghiệp tranh tụng.
Trọng tài thường trực: bên cạnh loại hình trọng tài AD - HOC, còn cóloại hình trọng tài hoạt động thường xuyên, theo thông lệ quốc tế được gọi làtrọng tài thường trực hay trọng tài quy chế Trọng tài thường trực có điều lệriêng và quy chế hoạt động cụ thể Mỗi tổ chức trọng tài quy chế đều đưa ramột bản quy tắc tố tụng hướng dẫn trình tự tiến hành thủ tục giải quyết tranhchấp Các trung tâm trọng tài này đươc gọi dưới các tên như Toà án trọng tài
Trang 20(Ví dụ Toà án trọng tài quốc tế, Toà án trọng tài Luân Đôn); Trung tâm trọngtài (Ví dụ Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Trung tâm trọng tài quốc tếHông kông ); hay Hiệp hội trọng tài (Hiệp hội trọng tài Mỹ ) Các Trungtâm trọng tài được tổ chức dưới dạng công ty hoặc Hiệp hội.
Về cơ cấu tổ chức, mỗi tổ chức trọng tài quy chế gồm một bộ phậnthường trực hoặc ban thư ký nhằm cung cấp các dịch vụ hành chính và giámsát việc áp dụng các quy tắc trọng tài Thành phần thứ hai không thể thiếu ởcác tổ chức trọng tài qui chế là các trọng tài viên, họ là các luật sư, các chuyêngia giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại, hàng hải, bảo hiểm
Trọng tài thường trực là hình thức trung gian giữa Toà án và Trọng tàivụ việc, Trọng tài thường trực giống trọng tài AD - HOC ở khả năng lựa chọntrọng tài viên, tuy có hạn chế hơn (vì phải chọn một hoặc tất cả trọng tài viêntrong danh sách trọng tài viên có sẵn của Trung tâm trọng tài) Mặt khác,trong tố tụng trọng tài thường trực, các bên đương sự buộc phải tuân theo cácquy chế xét xử của từng Trung tâm trọng tài, bất luận nó có phức tạp hoặckhông hợp lý đến mức nào Tuy nhiên, trên thực tế điều này là rất hãn hữu, vìđể tồn tại và phát triển, bên cạnh chất lượng của đội ngũ trọng tài viên thì quychế tố tụng của từng Trung tâm trọng tài phải rất linh hoạt, có khả năng đápứng đòi hỏi của các nhà kinh doanh trong việc giải quyết tranh chấp.
Lợi thế lớn nhất của trọng tài thường trực là có sẵn các bộ quy tắc tốtụng trọng tài và các bên đương sự chỉ cần thoả thuận áp dụng quy tắc là đủmà không cần phải tốn công tạo ra một bộ quy tắc mới Các bản quy tắc trọngtài cũng được bổ sung thường xuyên, điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổicủa môi trường kinh doanh Những điều này rất thuận lợi cho các doanhnghiệp mới bước vào nghề, hoặc không am hiểu nhiều về luật pháp, về thủ tụckiện tụng Nếu họ không muốn có điều gì bất lợi cho mình thì họ chọn trọngtài thường trực với bộ quy tắc có sẵn để giải quyết tranh chấp Hơn nữa trọngtài quy chế hoạt động thường xuyên, có tổ chức chặt chẽ tạo điều kiện cho cácbên dễ dàng quy định một thoả thuận trọng tài riêng Một ưu điểm khác củatrọng tài quy chế là vấn đề lựa chọn trọng tài viên Trong trường hợp vụ việc
Trang 21tranh chấp bị một bên gây căng thẳng làm cản trở việc lựa chọn trọng tài viênthì sự chỉ định của Chủ tịch Trung tâm trọng tài là hết sức cần thiết Các trọngtài Trung tâm là những người được tuyển chọn kỹ càng, và các bên hoàn toàncó thể đặt niềm tin vào trình độ chuyền môn cũng như sự khách quan của họ.Ngoài ra còn phải kể đến vai trò của ban thư ký đối với quá trình giải quyếttranh chấp, họ có nhiệmvụ theo dõi, giám sát việc giải quyết tranh chấp làmcho quá trình thụ lý và xét xử không bị gián đoạn.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì trọng tài quy chế cũng có những hạnchế nhất định như chi phí trọng tài cao hơn so với trọng tài AD - HOC Ngoàichi phí trọng tài, các tổ chức trọng tài còn thu thêm phí hành chính Và cũngdo bộ máy hành chính nên đôi khi quá trình tố tụng trọng tài quy chế kéo dàivì phải tuân thủ những thủ tục trong quy tắc tố tụng một cách tuần tự vànghiêm chỉnh Nguyên tắc "tự do lựa chọn" của các bên thực chất đã bị hạnchế trong quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài.
Theo kinh nghiệm, khi phải giải quyết những vụ tranh chấp phức tạp, cógiá trị kinh tế cao thì nên kiện ra trong trọng tài quy chế.
b Căn cứ theo vị trí trọng tì trong hệ thống tổ chức gồm:
Trọng tài Nhà nước: (hay còn gọi là trọng tài Chính phủ): Là cơ quanthuộc hệ thống cơ quan chấp hành và điều hành Nhà nước, có chức năng quảnlý Nhà nước đối với công tác hợp đồng kinh tế Hoạt động giải quyết tranhchấp, xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế cũng chính là phương tiện để đạt đượcmục đích là trực tiếp tham gia việc điều hành, tổ chức các quan hệ kinh tế.
Trọng tài kinh tế Nhà nước tồn tại ở các nước có nền kinh tế kế hoạchhoá tập trung như ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và ở Việt Nam trướcđây (từ những năm 1960 cho đến tận đầu thập kỷ 90) Và hiện nay khi chuyểnsang cơ chế thị trường, các quốc gia này cũng tiến hành đổi mới cách thức tổchức giải quyết tranh chấp.
Trọng tài phi Chính phủ: là một tổ chức độc lập, không phụ thuộc hệ thốngcác cơ quan Nhà nước Nó có thể được thành lập ở dạng công ty hoặc Hiệp hộitrọng tài Mô hình này phổ biến ở nước có nền kinh tế thị trường.
Trang 22d Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết vụ việc: gồm trọng tài chuyên ngành vàtrọng tài tổng hợp.
e Căn cứ theo đặc điểm thành lập:Trọng tài quốc tế, trọng tài quốc gia.
1.2.2 Thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
Theo pháp luật và thực tiễn trọng tài của các nước trọng tài thì có thẩmquyền xét xử khi các bên đương sự thoả thuận giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài Nếu các bên trước và sau khi phát sinh tranh chấp không thống nhấtgiải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì tranh chấp được giải quyết bằng Toàán Tuy nhiên, việc thoả thuận giải quyết tranh chấp phải được thực hiện trongkhuôn khổ do pháp luật quy đinh.
Theo mục một, Thông tư 02 - PLDSKT ngày 03/01/1995 hướng dẫn thihành về thẩm quyền của trọng tài kinh tế được quy định tại Nghị định 116/CP vềtổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế, "trọng tài có thẩm quyền giải quyếttranh chấp sau đây, không phụ thuộc vào quốc tịch của các bên tranh chấp.
Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữapháp nhân với doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp tư nhân với doanhnghiệp tư nhân và giữa pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân với cá nhân kinhdoanh
Vấn đề thoả thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp còn được quyđịnh trong nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam Ví dụ Mục 3 Điều 239Luật Thương mại quy định: "Trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải
Trang 23không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại tại trọng tài, Toà án được tiến hànhtheo các thủ tục tố tụng của trọng tài, Toà án mà các bên lựa chọn" Điều 21bĐiều lệ mua bán licent, Điều 241 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Khoản 2 Điều 30Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Điều 38 Pháp lệnh hợp đồng kinhtế, Điều 24 Luật đầu tư nước ngoài cũng có những quy định tương tự.
1.2.3 Nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Quy tắc tố tụng là khung pháp lý mà Uỷ ban trọng tài và các bên đươngsự phải tuân theo Do trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp được hình thànhtrên cơ sở tự nguyện của các trọng tài viên, theo quy định của Pháp luật; hoặctrên cơ sở lựa chọn của các đương sự (trọng tài AD - HOC), nên không tồn tạimột tố tụng thống nhất Tuy vậy, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tàicủa tất cả các tổ chức, hình thức trọng tài phải đảm bảo các nguyên tắc sau mànếu vi phạm các nguyên tắc này sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý rất phức tạp.
+ Nguyên tắc tự nguyện: Là nguyên tắc cốt lõi trong vấn đề trọng tài vìtrọng tài được hình thành là do ý chí tự nguyện của các bên đương sự và trongquá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài đều nhân danh ý chí tối cao của cácbên đương sự Họ có thể thoả thuận chọn hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài,trọng tài viên, địa điểm mà họ thấy thuận tiện và thậm chí là cả quy tắc tốtụng áp dụng trong vụ kiện Trong quá trình tranh tụng, nếu các bên đạt đượcsự thống nhất trên cơ sở thương lượng hoặc hoà giải thì trọng tài phải tôntrọng sự thoả thuận đó và chấm dứt việc giải quyết vụ việc.
+ Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tranh chấp: Trong mọi việc: từ lựachọn hay bãi miễn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm tố tụng, trong việc đưađơn yêu cầu hay đơn biện minh trong việc nhận thông tin từ trọng tài và phíabên kia Mọi tài liệu thông tin cho trọng tài đều phải thông báo cho bên kia,mọi biện pháp, quyết định của trọng tài đều phải đảm bảo sự bình đẳng giữacác bên tranh chấp.
+ Nguyên tắc độc lập của các trọng tài viên trong khi giải quyết tranhchấp trong quá trình giải quyết tranh chấp, không ai có quyền can thiệp vào
Trang 24hoạt động của trọng tài viên Các trọng tài viên bình đẳng với nhau và xét xửđộc lập căn cứ vào những Điều khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành.Tuy nhiên, với tư cách là những người hoàn toàn độc lập trong xét xử tranhchấp, trọng tài phải đảm bảo thái độ khách quan, vô tư nếu không muốn bị cácbên khước từ hoặc phải tự khước từ.
+ Nguyên tắc giữ bí mật trong giải quyết tranh chấp: đây là nguyên tắcxuất phát từ mong muốn và lợi ích của các doanh nghiệp Theo đó, các buổihọp xét xử của trọng tài trên cơ sở sự thoả thuận của các trọng tài viên sẽ đượctiến hành tại nơi mà ngoài trọng tài viên và các đương sự thì những ngườikhông có trách nhiệm hoặc không liên quan thì không được có mặt Trọng tàiviên có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật mọi vấn đề mà mình biết khi tiếnhành giải quyết vụ việc, kể cả phán quyết cuối cùng trừ khi được sự đồng ýcủa các đương sự.
+ Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc với các bên và không thểbị kháng cáo.
1.2.4 Các vấn đề khi đưa tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài.
1.2.4.1 Thoả thuận trọng tài.
Như trên đã đề cập, để giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằngtrọng tài thì điều kiện cần là phải có tranh chấp phát sinh và điều kiện đủ làphải có một thoả thuận giữa các bên thống nhất đưa ra tranh chấp ra giải quyếtở trọng tài.
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận của các bên có liên quan đưa ra tranhchấp đã xảy ra hoặc có thể xảy ra để giải quyết thông qua thủ tục trọng tài.
Thoả thuận trọng tài có giữa các bên đồng nghĩa với việc các bên đãgián tiếp thoả thuận khước từ thẩm quyền xét xử của Toà án quốc gia Nếukhông có thoả thuận sẽ không có trọng tài, hoặc nếu trọng tài không được tiếnhành dựa trên cơ sở thoả thuận thì trọng tài này bị pháp luật coi là vô hiệu khiđã thoả thuận, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ thoả thuận này.Nếu một bên vi phạm thoả thuận trọng tài, bên kia có quyền yêu cầu Toà án
Trang 25can thiệp buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thoả thuận trọng tài khôngdẫn đến các chế tài phạt như trong chế tài phát hợp đồng Thay cho chế tàibuộc thực hiện hợp đồng phạt hoặc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, thôngthường là quy định của pháp luật đảm bảo cho thoả thuận trọng tài được thựchiện mà không phụ thuộc vào ý chí của các bên liên quan.
Thoả thuận trọng tài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giải quyếttranh chấp bằng trọng tài Đó chính là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt toàn bộ hoạtđộng của trong tài: từ lúc đưa tranh chấp ra trọng tài nào, chọn trọng tài viênra sao cho đến cách thức thủ tục giải quyết tranh chấp.
Thoả thuận trọng tài tồn tại dưới hai dạng đó là Điều khoản trọng tàitrong hợp đồng và thoả thuận trong tài riêng biệt Điều khoản trọng tài tronghợp đồng là thoả thuận giữa cá bên hợp đồng chon trọng tài để giải quyếttranh chấp có thể xảy ra trong tương lai Điều khoản này nằm ở phần cuối hợpđồng, không phải là do nó không quan trọng bằng các điều khoản khác mà làdo trình tự đàm phán Sau khi các bên đã thoả thuận xong phần lớn điều khoảnchủ yếu khác rồi mới thoả thuận điều khoản này Nó còn được gọi một cáchhình ảnh là "Điều khoản nửa đêm" (midnight clause) Do tranh chấp hợp đồngchưa xảy ra và có thể không bao giờ xảy ra nên Điều khoản trọng tài thườngrất ngắn gọn, đôi khi quá đơn giản, ví dụ "trọng tài: theo quy tắc của ICC;Luật áp dụng; Luật Việt Nam; nơi xét xử Singapore" Tuy vậy, việc giải quyếttranh chấp bằng trọng tài vẫn có thể tiến hành được Thoả thuận trọng tài riêngbiệt được lập khi giữa các bên đã có tranh chấp xảy ra Do các bên đã biết rõvề loại tranh chấp nên thoả thuận trọng tài trong trường hợp này thường đượccác bên soạn thảo một cách chi tiết, cụ thể và do vậy thường hiệu quả hơn.Tuy vậy, đàm phán cho thoả thuận trọng tài riêng biệt thường khó khăn vàphức tạp hơn rất nhiều so với điều khoản trọng tài vì không phải lúc nào bên viphạp cũng có thiện ý giải quyết tranh chấp, họ thường lảng tránh hoặc cố tìnhkéo dài thời gian đàm phán để chiếm dụng vốn hoặc làm mất thời hiệu khởikiện.
Trang 26Theo pháp luật trọng tài của phần lớn các nước trên thế giới thì thoảthuận trọng tài phải được lập bằng văn bản Văn bản có thể là điều khoảntrọng tài trong hợp đồng thoả thuận trọng tài riêng biệt hoặc thoả thuận trọngtài được lập thông qua các hình thức trao đổi thư từ, công văn, qua các phươngtiện thông tin điện tử như Telex, Fax
Trong thoả thuận trọng tài, một trong những nội dung cơ bản là các bênphải thoả thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết Tên cơ quan trọng tài cóthẩm quyền giải quyết, luật áp dụng cho hợp đồng, luật áp dụng cho thủ thục tốtụng, giá trị của phán quyết, chi phí trọng tài, địa điểm trọng tài, ngôn ngữ xét xử,thời hiệu khởi kiện, nội dung tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài.
Chủ thể ký kết thoả thuận trọng tài cũng là một vấn đề quan trọng.Những người có quyền ký kết hợp đồng thì cũng có nghĩa là họ có quyền kýthoả thuận trọng tài Năng lực chủ thể ký kết hợp đồng được pháp luật cácquốc gia quy định khác nhau Nếu là cá nhân thì phụ thuộc vào quốc tịch hoặcnơi cá nhân này thường trú Nếu là doanh nghiệp thì phụ thuộc vào nơi tiếnhành hợp đồng kinh doanh hoặc là nơi thành lập Vì không đủ năng lực chủthể ký kết thoả thuận trọng tài, phán quyết trọng tài có thể bị từ chối côngnhận và thi hành theo quy định tại Mục a, Khoản 1 Điều V Công ướcNewYork 1958.
Thoả thuận trọng tài hoàn chỉnh sẽ giúp các bên hạn chế tổn thất khi xảyra tranh chấp Sự chặt chẽ, cụ thể của thoả thuận trọng tài sẽ phần nào hạn chếvi phạm thoả thuận trọng tài của các bên.
1.2.4.2 Luật áp dụng trong hợp đồng - cơ sở pháp lý để giải quyết tranhchấp.
Luật áp dụng để xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xétviệc thực hiện nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợpđồng Luật này được gọi là luật áp dụng cho hợp đồng.
Đối với các tranh chấp thương mại nội địa, đương nhiên, luật áp dụngtrong hợp đồng là luật quốc gia, chẳng hạn như ở Việt Nam thì căn cứ vào luật
Trang 27thương mại, pháp lênh hợp đồng kinh tế, luật đất đai Vấn đề chọn luật ápdụng trong hợp đồng không đặt ra với các hợp đồng nội.
Trong thương mại quốc tế, luật của rất nhiều nước liên quan đến quan hệcủa các bên trong hợp đồng và cùng có khả năng điều chỉnh hợp đồng ngangnhau Giữa các nguồn luật đó luôn tồn tài hiện tượng xung đột luật, vì thế khiđưa tranh chấp ra trong tài, các bên đương sự phải thoả thuận thống nhất vềluật áp dụng trong hợp đồng Các nguồn luật áp dụng trong thương mại quốctế bao gồm: Các điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế và luậtquốc gia.
+ Điều ước quốc tế: là những văn bản có chứa những quy phạm phápluật được các quốc gia và các chủ thể khác xây dựng, ký kết, công nhận và cóhiệu lực pháp lý đối với chủ thể của các quốc gia thành viên Nó có thể là:Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, công hàm trao đổi khi có tranh chấpphát sinh từ hợp đồng nhưng không được quy định hoặc quy định không đầyđủ thì các bên có thể đưa điều ước quốc tế vào để xử lý vấn đề đó Các điềuước này không có giá trị bắt buộc đối với các quan hệ thương mại quốc tế nếunhư nó chưa được quốc gia đó phê chuẩn Khi quốc gia đã phê chuẩn, tất cảnhững trường hợp mà hợp đồng không dẫn chiếu thì điều ước đó vẫn đươngnhiên được áp dụng.
Có hai loại điều ước quốc tế trong lĩnh vực mua bán hàng hoá: Thứ nhất,loại điều ước quốc tế đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở chohoạt động thương mại, nó không điều chỉnh trực tiếp các vấn đề quyền vànghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia hợp đồng mà chỉ đề ra cácnguyên tắc pháp lý có tính chất định hướng, chỉ đạo: ví dụ như Hiệp định buônbán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ;Hiệp định cắt giảm thuế quan với ASEAN Thứ hai, là loại điều ước quốc tếtrực tiếp điều chỉnh đến các vấn đề có liên quan đến quyền hạn, trách nhiệmvà nghĩa vụ của các bên trong ký kết và thực hiện hợp đồng Đây chính lànguồn quy phạm pháp luật dùng để giải quyết tranh chấp, thường được cácbên và cơ quan tiến hành tố tụng viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh
Trang 28chấp Loại điều ước này điển hình có Công ước Brussel 1964 về chuyên chởhàng hoá, Công ước viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế.
+ Tập quán thương mại: là những quy tắc xử sự có hệ thống, những thóiquen thương mại phổ biến được áp dụng một cách thường xuyên, liên tụctrong một thời gian dài và phải có nội dung rõ ràng mà qua đó có thể xác địnhđược quyền và nghĩa vụ đối với nhau Các tập quán thương mại quốc tế chỉ cógiá trị pháp lý và có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể ký kết khi nó đượcquy định hoặc dẫn chiếu vào hợp đồng Điều 135 quy tắc ICC về trọng tài quyđịnh "Các trọng tài không chỉ áp dụng luật áp dụng mà còn phải dùng tới các điềukhoản trong hợp đồng và những "Tập quán thương mại" thích hợp để giải quyết vụviệc" Trong những luật trọng tài của các quốc gia cũng quy định như vậy.
Một ví dụ về tập quán thương mại quốc tế thông dụng được phòngthương mại quốc tế soạn thảo và ban hành đó là các bản Incoterm: quy định vềđiều kiện cơ sở giao hàng Hay là quy tắc thống nhất và thực hành tín dụngchứng từ - UCP cũng tỏ ra rất hữu dụng trong việc hướng dẫn đến một chuẩnmực quốc tế duy nhất cho quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ngoài ra, đối với các quốc gia theo hệ thống "common low" còn có các ánlệ là các quy tắc xét xử được hình thành từ thực tiễn xét xử Khi lựa chọn luật củacác quốc gia này, các chủ thể cần để ý đến những án lệ này.
+ Luật quốc gia: trong thực tiễn và thực hiện hợp đồng mua bán hànghoá quốc tê, bên cạnh các điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tếvà án lệ, luật quốc gia cũng đóng một vai trò khá quan trọng và trong nhiềutrường hợp là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng Tuy nhiên luậtquốc gia chỉ trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếtrong các trường hợp sau:
- Khi các bên ký kết hợp đồng thoả thuận trong điều khoản luật áp dụngcủa hợp đồng việc chọn luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng.
- Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốctế không được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan, luật quốc giađương nhiên trở thành luật áp dụng cho hợp đồng đó.
Trang 29Nói đến luật quốc gia như một nguồn luật của thương mại quốc tế khôngcó nghĩa là tất cả các luật đều được áp dụng mà chỉ có một số luật, văn bảnpháp luật có liên quan đến thương mại quốc tế được áp dụng, bởi vì luật quốcgia không chỉ điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế mà nó còn điềuchỉnh rất nhiều mối quan hệ khác.
Luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường làluật của nước nào có quan hệ gần nhất với hợp đồng, tuy theo cách xác định,nhưng phải là luật đặc trưng, thường là luật của nước bên bán, luật của nướcnơi hợp đồng được ký kết, nhưng cũng có thể là luật của bên mua, có thể làluật của nước thứ ba, luật quốc tịch, luật nơi nghĩa vụ của hợp đồng được thựchiện
Trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế điềukhoản luật áp dụng thường được ghi một cách rõ ràng trong hợp đồng để tránhtình trạng khó xác đinh luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ hợp đồng Việcthoả thuận luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế làmột vấn đề phức tạp, cho nên các chủ thể ký kết không những phải thông thạoluật của nước mình mà còn phải tìm hiểu kỹ luật của nước khác quan hệ vớihợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh được những thiệt thòi do sựthiếu hiểu biết pháp luật gây ra.
Tuy nhiên việc áp dụng luật của quốc gia nào để giải quyết tranh chấptrong hợp đồng đôi khi không chỉ phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của một chủthể mà thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: tương quan lực lượn giữacác bên tham gia hợp đồng, do điều kiện đặc thù khi triển khai hợp đồng đó Trường hợp phải áp dụng luật của nước thứ ba, ít nhất phải hiểu được luật củanước đó có tiện cho người mua hay người bán, liên quan đến hợp đồng đã kýkết như thế nào, những điểm gì kiêng kị cần tránh
Đôi khi các bên thoả thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khihợp đồng đã được ký kết Trường hợp này thường xảy ra khi ký kết hợp đồng,vì một lý do khách quan nào đó, các bên tiến hành rất nhanh chóng (để chớpthời cơ ) nên chưa kịp nêu điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng.
Trang 30Tại Việt Nam, Luật thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ01/01/1998 Đây là nguồn luật quan trọng để các thương nhân Việt Nam nắmvững, áp dụng trong đàm phán ký kế hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.Luật thương mại Việt Nam ra đời đã tạo một trường pháp lý vô cùng thuận lợicho các thương nhân Việt Nam, đó là công cụ pháp lý quan trọng, là chỗ dựapháp lý rất tin cậy cho các thương nhân Việt Nam tiến hành các hoạt độngthương mại trong kinh doanh quốc tế Do đó, trong trường hợp mặc dù hợpđồng thương mại đã được thực hiện hoặc bị vi phạm, thậm chí bị vô hiệu thìđiều khoản về thoả thuận trọng tài của hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị pháplý.
1.2.4.3 Luật tố tụng của trọng tài.
Việc xác định luật áp dụng trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế bịchi phối bởi nguyên tắc tự do thoả thuận của các bên và nguyên tắc nơi toạ lạccủa trọng tài.
Thứ nhất, tôn trọng nguyên tắc tự do thoả thuận của các bên Nguyên tắcthoả thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng thương mại quốc tế không nhữngchi phối việc chọn luật để điều chỉnh nghĩa vụ của các bên trong quá trình thựchiện hợp đồng mà nó còn chi phố cả việc thành lập hoặc chọn trọng tài trong đóbao gồm cả việc đưa ra các nguyên tắc xét xử hoặc chọn luật tố tụng cho quátrình xét xử của trọng tài.
Trên thực tế, khi thoả thuận về trọng tài để xét xử tranh chấp, các bên cóthể chỉ định một hội đồng trọng tài thường trực (trọng tài thiết chế) hoặc cũngcó thể thoả thuận thành lập trọng tài AD - HOC (trọng tài vụ việc) Trong mỗitrường hợp chọn hình thức trọng tài thì việc chọn luật áp dụng cho tố tụngtrọng tài cũng khác nhau đó là: Trong trường hợp các bên thoả thuận chọntrọng tài thường trực cụ thể để xét xử tranh chấp của mình thì đã đồng nghĩavới viẹc các bên thoả thuận chọn luật tố tụng để áp dụng cho trọng tài đó Bởivì cơ quan trọng tài sẽ áp dụng thủ tục tố tụng của mình để tiến hành xét xử Theo Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL thì các tranh chấp này sẽ được giải
Trang 31quyết bằng bản quy tắc đó Điều 15 của Bản quy tắc này chỉ rõ: "Trọng tài cóthể tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài theo cách thức mà trọng tài cho là thíchhợp nhưng phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên và đảm bảo cho mỗi bêncó đủ cơ hội trình bày vụ việc của mình ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình tốtụng" Tương tự như vậy, Điều 8 quy định về hoà giải và trọng tài của Phòngthương mại quốc tế (ICC) đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày01/01/1988 ghi nhận: "Khi các bên thoả thuận nhờ đến trọng tài cảu phòngthương mại quốc tế thì họ qua đó phục tùng quy đinh này." hoặc Điều 22 quyđịnh này ghi nhận: "Các nguyên tắc áp dụng trong tố tụng trước trong tài viênlà các nguyên tắc xuất phát từ quy định này và trong trường hợp quy định nàykhông đề cấp thì áp dụng các nguyên tắc mà các bên đã xác định và trongtrường hợp các bên không xác định thì trọng tài viên xác định bằng cách dựabào hoặc không dựa vào một luật quốc gia về tố tụng áp dụng cho trọng tài".Trong trường hợp các bên thoả thuận thành lập trọng tài AD - HOC thì việcxác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài sẽ do các bên tự quyết định Cácbên có thể thoả thuận xây dựng nên các nguyên tắc một cách độc lập và cũngcó thể chọn các quy định về tố tụng của một tổ chức trọngt ài quy định về tốtụng của một tổ chức trọng tài thường trực nào đó để áp dụng cho trọng tài màcác bên đã lập ra Trong trường hợp các bên lựa chọn các quy định của tổ chứctrọng tài thường trực nào đó thì các quy định này có thể được các bên thoảthuận giữ nguyên hoặc sửa đổi, bổ sung trước khi áp dụng cơ chế giám sátthực hiện hoạt động tố tụng của trọng tài AD - HOC không chặt chẽ bằngtrọng tài thường trực.
Thứ hai, áp dụng nguyên tắc nơi toạ lạc của trọng tài theo học thuyết nơitoạ lạc thì trọng tài tiến hành xét xử ở đâu thì sẽ áp dụng luật tố tụng trọng tàiở nơi đó Thuyết này được áp dụng để xác định luật tố tụng cho trọng tài trongtrường hợp nếu các bên không thoả thuận chọn luật tố tụng việc áp dụngthuyết này để xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài quốc tế thường xảyra trong trường hợp các bên thànhlập trọng tài AD - HOC Thuyết "nơi toạ lạccủa trọng tài" không những được áp dụng trên thực tế mà nội dung của thuyết
Trang 32này còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như:Công ước NewYork năm 1958 về việc công nhận và thi hành các phán quyếttrọng tài nước ngoài tại Điều 3 và Điều 6 (1.d) và tại Điều 16 của Bản quy tắctrọng tài UNCITRAL.
Cách thức chọn trọng tài viên là khác nhau tại các tổ chức trọng tài khácnhau trên thế giới Chẳng hạn theo quy chế của Trung tâm trọng tài quốc tếViệt Nam thì trọng tài viên phải có tên trong danh sách Trong khi tại nhiều tổchức trọng tài (như Toà án trọng tài quốc tế bên cạnh phòng thương mại quốctế hay Toà án trọng tài LuânĐôn) danh sách các trọng tài viên chỉ mang tínhchất khuyến nghị mà không bắt buộc Hoặc quy định người có thẩm quyền chỉđịnh trọng tài viên trong trường hợp các bên không chỉ định hoặc thống nhấtchỉ định ở Toà án trọng tài quốc tế là Toà án trọng tài, đối Trung tâm trọng tàiquốc tế Việt Nam là Chủ tịch Trung tâm trọng tài; đối với Toà án trọng tàiLuân Đôn là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch toà trong quy chế chỉ định trọng tàiviên của Toà án trọng tài quốc tế bên cạnh phòng thương mại quốc tế còn cócác uỷ ban quốc gia hỗ trợ việc chỉ định trọng tài viên của Toà.
Số lượng trọng tài viên thông thường là một số lẻ gồm một hoặc batrọng tài viên tuỳ theo sự thoả thuận trước của các bên Trong trường hợp gồmnhiều trọng tài viên, được gọi là Uỷ ban trọng tài, sẽ có một trọng tài viên làChủ tịch Uỷ ban trọng tài Chủ tịch Uỷ ban trọng tài do hai trọng tài viênthống nhất chỉ định, bằng không cũng sẽ do cơ quan người có thẩm quyền chỉđịnh Theo thông lệ quốc tế, trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch Uỷ bantrọng tài không được cùng một quốc tịch của một bên nào, trừ khi các bên cóthoả thuận khác.
Các trọng tài viên không nhất thiết phải là luật sư mà có thể là mộtchuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau trong thương mại quốc tế, tinh thôngnghề nghiệp chuyên môn Song phẩm chất bắt buộc đối với trọng tài viên là phảivô tư khách quan khi xét xử và không có những quan hệ nhất định (quan hệ giađình, quan hệ vật chất ) với các bên trong vụ kiện.
Trang 33Các đương sự có quyền khước từ trọng tài viên do mình chỉ định, Chủ tịchUỷ ban trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất nếu nghi ngờ về sự vô tư của trọngtài viên nhất là khi họ cho rằng trọng tài viên có liên quan trực tiếp hay gián tiếpđến vụ tranh chấp các trọng tài viên, trong tài viên duy nhất hay Chủ tịch Uỷ bantrọng tài cũng có quyền khước từ vai trò của mình Các yêu cầu bãi miễn, khướctừ trọng tài viên phải làm thành văn bản và Toà án hoặc Chủ tịch Trung tâmtrọng tài sẽ quyết định chung thẩm về việc chỉ định, xác nhận, bãi miễn hoặcthay thế các trọng tài viên.
Quy tắc về chỉ định trọng tài viên được quy định tại Điều 2 quy tắc trọngtài của Toà án trọng tài quốc tế; Điều 8 - Điều 12 quy tắc tố tụng của Trungtâm trọng tài quốc tế Việt Nam; Điều 3 trong quy tắc của Toà án quốc tế LuânĐôn; Điều 6,7 quy tắc trọng tài Uncitral
1.2.4.5 Địa điểm và ngôn ngữ trọng tài.
* Địa điểm trọng tài là nơi công việc giải quyết tranh chấp được tiếnhành là địa điểm tiến hành phiên họp xét xử và tiến hành các thủ tục tố tụngkhác có sự tham gia của một hoặc các bên nhân chứng.
* Ngôn ngữ trọng tài là tiếng nói, chữ viết được sử dụng trong quá trìnhtố tụng Trong đơn yêu cầu, đơn biên minh và bất kỳ vấn đề nào trình bàybằng văn bản hoặc bằng lời trong phiên họp xét xử, các buổi nghe trình bày.
Về nguyên tắc, ngôn ngữ trọng tài và địa điểm trọng tài do các bên thoảthuận Uỷ ban trọng tài, trọng tài viên chỉ định quyết định khi các bên khôngcó thoả thuận hoặc không thoả thuận được.
ở nước ta, theo quy định tài Khoản 1 Điều 24, Nghị định 116/CP quy địnhtiếng nói, chữ viết dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp là tiếng Việt - làmột hạn chế khi các đương sự không mang quốc tịch Việt Nam.
Địa điểm trọng tài là một vấn đề quan trọng đối với các bên vì nó ảnhhưởng đến chi phí theo đuổi việc giải quyết tranh chấp Ngôn ngữ trọng tàiảnh hưởng đến khả năng các bên đưa ra những lý lẽ để biện minh hoặc cácbuộc cũng như việc theo dõi quá trình xét xử vụ việc của đương sự Chính vìvậy, các bên cần xác định một cách cụ thể, càng cụ thể càng tốt.
Trang 341.2.4.6 Giới thiệu sơ bộ về trình tự chung của thủ tục trọng tài trên thếgiới.
Phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo thônglệ quốc tế thường được tiến hành theo trình tự như sau:
a Đưa đơn kiện.
b Thành lập Uỷ ban trọng tài.
Căn cứ vào thoả thuận trọng tài vên nguyên đơn gửi đơn kiện tới tổ chứctrọng tài có thẩm quyền, trong đó nêu tóm tắt nội dung vụ việc, tên, địa chỉcủa các bên tranh chấp Cách thức thành lập Uỷ ban trọng tài được tiến hànhnhư sau:
1 Hai bên nhất trí chọn một trọng tài viên duy nhất
2 Mỗi bên chọn một trọng tài viên và trọng tài viên của các bên chọn ratrọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch ban trọng tài là người ra quyết định cuốicùng của phiên họp phân xử Nếu trọng tài việ của các bên không thống nhấttrọn được trọng tài viên thứ ba thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định(đối với trọng tài thường trực) hoặc Toà án chỉ định (đối với AD - HOC).
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc lựa chọn trọng tài viêncác tổ chức trọng tài quy chế thường đưa ra bản danh sách các trọng tài viêncó thể tham gia xét xử Ban thư ký của tổ chức trọng tài có chức năng hướngdẫn, tư vấn cho các bên trong việc lựa chọn trong tài viên nếu các bên yêu cầu.Sau khi đã lựa chọn được các trọng tài viên để thành lập Uỷ ban trọng tàitrong qúa trình tố tụng, nếu các bên có sự nghi ngờ về tính vô tư và độc lập củatrọng tài viên thì có quyền bãi miễn trọng tài viên Các quy tắc tố tụng của các tổchức trọng tài, nói chung, đều quy định vấn đề này.
Như vậy, thủ tục tố tụng trọng tài về cơ bản tạo điều kiện cho các nhàkinh doanh có thể tự do lựa chọn trọng tài viên theo yêu cầu của mình Khi lựachọn các viên có điều kiện cần nhắc các yếu tố như trình độ chuyên môn, khảnăng xét xử và đạo đức của trọng tài viên để lựa chọn được trọng tài viên màmình tin cậy nhất để trao cho họ quyền quyết định cuối cùng về vấn đề đangtranh chấp.
Trang 35c Hoà giải trước Uỷ ban trọng tài
Sau khi các bên lựa chọn được các trọng tài viên đê thành lập Uỷ bantrọng tài, các trọng tài viên sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ, thu thập và xácminh chứng cứ trên cơ sở chứng từ, tài liệu các bên tự nguyện cung cấp Trongnhững trường hợp cần thiết, Uỷ ban trọng tài có thể nhờ Toà án giúp đỡ trongviệc thu thập chứng cứ.
Luật trọng tài các nước quy định rằng trước khi mở phiên họp xét xử,các trọng tài viên được lựa chọn trước hết phải đề xuất, vận động các bên giảiquyết tranh chấp bằng con đường hoà giải Tuy vậy, Uỷ ban trọng tài chỉ cóthể thực hiện vai trò là hoà giải viên khi các bên đồng ý Thực tiễn giải quyếttranh chấp của các tổ chức trọng tài quốc tế, đặc biệt ở khu vực Châu á chothấy các trọng tài viên trên cơ sở phân tích hồ sơ vụ việc có thể đề nghị cácbên tiến hành hoà giải Nếu các bên đồng ý hoà giải thành công trước khicông bố phán quyết hoặc ngay tại phiên họp xét xử đầu tiên thì Uỷ ban trongtài sẽ kết thúc vụ việc Theo yêu cầu của các bên, Uỷ ban trọng tài sẽ ghi nhậnthoả thuận hoà giải thành phán quyết trọng tài Khi đó, các bên tranh chấp sẽtiết kiệm thời gian đi kiện và chi phí trọng tài Nếu các bên không chấp nhậnhoà giải hoặc hoà giải không thành thì Uỷ ban trọng tài sẽ tiến hành tổ chứcxét xử.
d Tổ chức xét xử.
Sau khi các bên không hoà giải được thì Uỷ ban trọng tài quyết định tiếnhành phiên họp xét xử vụ tranh chấp Uỷ ban trọng tài sẽ thông báo cho cácbên biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp xét xử Thông thườngphiên họp xét xử được tiến hành theo nguyên tắc xét xử kín, không công khai.Tham gia phiên xét xử ngoài các trọng tài viên là thành viên của Uỷ ban trọngtài, đại diện của các bên tranh chấp, các luật sư của các bên, thư ký phiên họp.Những người ngoài cuộc chỉ có mặt khi các bên đồng ý Thủ tục xét xử đượcUỷ ban trọng tài tuân thủ quy tăcss tố tụng trọng tài, còn nội dung vụ việc sẽđược phân xử theo luật thực chất áp dụng cho hợp đồng.
Trang 36Trong phiên họp xét xử Uỷ ban trọng tài sẽ dành cơ hội cho các bêntrình bày quan điểm của minh về nội dung tranh chấp, đồng thời khuyến khíchcác bên bổ sung các chứng cứ đã có.
e Ra phán quyết.
Sau khi các bên trình bày quan điểm của mình, trên cơ sở luật thực chấtáp dụng cho vụ việc Uỷ ban trọng tài sẽ phân tích những điểm đúng sai củamỗi bên và đưa ra quyết định cuối cùng về vụ tranh chấp gọi là phán quyếttrọng tài Việc ra phán quyết dựa trên các căn cứ luật áp dụng, các điều khoảnhợp đồng, tập quán và thông lệ thương mại quốc tế Phán quyết được hoànthành trong một thời hạn nhất định và được gởi cho các bên để đảm bảo tínhnhanh chóng, dứt điểm của thủ tục trọng tài.
1.2.4.7 Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài.
Phán quyết của trọng tài là quyết định cuối cùng của Uỷ ban trọng tàihoặc của trọng tài viên duy nhất Nếu là phán quyết của Uỷ ban trọng tài thìphán quyết đó phải được biểu quyết theo đa số Quyết định của trọng tài phảiđược lập thành văn bản và phải có chữ ký của tất cả các trọng tài viên.
Các bên có trách nhiệm thực hiện ngay các quyết định của trọng tàiphán quyết của trọng tài là chung thẩm.
Tuy nhiên, do trọng tài không nằm trong hệ thống các cơ quan Nhànước, không nhằm thực hiện quyền lực của Nhà nước nên không có nhữngbiện pháp cưỡng chế Nhà nước Vì vậy khi bên thua kiện không tự nguyệnthực hiện phán quyết của trọng tài thì theo thông lệ quốc tế, bên thắng kiện cóquyền yêu cầu Toà án ra quyết định công nhận làm căn cứ cho việc cưỡng chếthi hành Sau khi Toà án kiểm tra tính hợp pháp của quyết định trọng tài, Toàsẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành án và lúc đó phán quyết của trọng tài cóhiệu lực thi hành như một quyết định hoặc bản án của Toà án.
Chỉ trong trường hợp Toà án xem xét việc ra quyết định cũng như quátrình tố tụng vi phạm các quy định có tính nguyên tắc của tố tụng trọng tài vàkhi đó các bên có quyền yêu cầu một Uỷ ban trọng tài khác hoặc mở lại thủtục tại toà án từ đầu.
Trang 37Trên đây là những vấn đề cơ bản của việc giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài trên thế giới Song ở Việt Nam, với những đặc thù của một nướcXHCN, bước đầu mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tranh chấp thươngmại cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều tính riêngbiệt
Trang 38Chương 2
Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấpở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
2.1 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
2.1.1 Vài nét về Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
a Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải:
Vào những năm đầu của thập kỷ 60, ngoài toà án, thì Hội đồng trọngtài Ngoại thương (30/4/1963) và Hội đồng trọng tài Hàng Hải (5/10/1964) lànhững tổ chức chính trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh Quốc tếở nước ta Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hảiđược gia nhập vào phòng TM & CN Việt Nam Phòng TM & CN Việt Nam làmột tổ chức phi Chính phủ bao gồm các thành viên ở các thành phần kinh tếcủa Việt Nam Nhưng Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tàiHàng Hải lại hoạt động theo những điều lệ do Nhà nước phê chuẩn và chịu sựgiám sát của Nhà nước.
Hội đồng trọng tài Ngoại thương giải quyết tranh chấp thông qua trọngtài đối với những tranh chấp pháp sinh từ các hợp động kinh tế, thương mạigiữa các tổ chức Việt Nam và pháp nhân, thể nhân nước ngoài.
Hội đồng trọng tài Hàng Hải giải quyết tranh chấp phát sinh liên quanđến vận chuyển bằng đường biển như: thuê tàu chuyến, vận chuyển hàng hoáQuốc tế, giao nhận hàng hoá, cứu hộ, đâm va tàu biển hoặc giữa tầu biển vàtầu sông ở các quốc gia khác nhau và bảo hiểm hàng hoá.
Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải khônggiải quyết các tranh chấp dân sự hay các tranh chấp kinh tế trong nước.
Các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồngtrọng tài Hàng Hải do phòng Công nghiệp chọn và phải là công dân Việt Nam.Các Trọng tài viên được chọn là những người thông hiểu về pháp luật ViệtNam và Quốc tế cũng như hiểu biết về kinh nghiệm về các lĩnh vực nhưthương mại, vận chuyển hàng hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và quan hệkinh tế đối ngoại.
Trong thời gian đó, vì nhiều lý do khác nhau, mà các tranh chấp đưađến trọng tài giải quyết còn hạn chế, số vụ được giải quyết ra phán quyết còn
Trang 39ít hơn Các hoạt động khác nói chung và hoạt động hoà giải nói riêng, cho đếntận giữa những năm 1980 chủ yếu vẫn là với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa giớihạn trong lĩnh vực viện trợ thương mại và viện trợ phát triển.
Từ giữa thập kỷ 80, số vụ tranh chấp đưa ra trọng tài tăng nhanh, trungbình là 20 vụ/năm trong giai đoạn 1988 - 1992 với khoảng 85% tranh chấpliên quan đến các hợp đồng thương mại Quốc tế, bảo hiểm và các vấn đề liênquan đến vận tải Quốc tế.
Cả Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hảiđều rất ít tham gia và liên hệ với các cuộc hội thảo với các tổ chức trọng tàinước ngoài, chẳng hạn như Toà án Trung tâm Quốc tế bên cạnh phòngThương mại Quốc tế hay TTTT Quốc tế Singapore.
Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải là haitổ chức tiền thân của TTTT quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng TM & CN ViệtNam Những hạn chế trên dần trở thành những trở ngại và phát sinh nhữngmặt bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp Quốc tế Chính vì thế sự tồntại duy nhất một TTTT Quốc tế ở Việt Nam với quy chế hoạt động mới là điềucần thiết.
b Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam:
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủđược thành lập bên cạnh phòng TM & CN Việt Nam theo Quyết định số204/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/1993 trên cơ sở hợp nhất Hộiđồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải.
Sự tồn tại một Trung tâm trọng tài quốc tế duy nhất ở Việt Nam nhằmtránh những vấn đề mâu thuẫn rắc rối trong xét xử thỉng thoảng xảy ra giữaHội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải cũng như đểthống nhất điều hành bổ sung đội ngũ trọng tài Quốc tế của Việt Nam.
Trong tình hình mới của nền kinh tế đất nước mở cửa và hội nhập vớithế giới, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam đã được phép mở rộng và cậpnhật quy tắc hoạt động trọng tài cho phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và cácquy tắc trọng tài Quốc tế đang phổ biến trên thế giới Hoạt động xét xử củaTTTT Quốc tế Việt Nam không chỉ giới hạn những tranh chấp trong lĩnh vựcthương mại và vận tải quốc tế mà được mở rộng sang cả các lĩnh vực khácnhư: đầu tư nước ngoài, du lịch, tín dụng, ngân hàng, chuyển giao công nghệ,bảo hiểm, các vấn đề kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế khác
Khác với Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài HàngHải, TTTT quốc tế Việt Nam có quan hệ khá rộng rãi với các hiệp hội, tổ chứckinh tế trên thế giới, đẩy mạnh một bước trong hợp tác quốc tế TTTT quốc tế
Trang 40Việt Nam tham gia vào nhiều hội thảo quốc tế về trọng tài như hội thảothường niên của đoàn luật sư Châu á Thái Bình Dương ở Singapore năm 1994,ở Hoa Kỳ năm 1995, hội thảo Quốc tế của Trung tâm giải quyết tranh chấp vềđầu tư- thương mại Quốc tế, hội thảo của Toà án trọng tài Quốc tế bên cạnhphòng Thương mại Quốc tế, và hội thảo của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ Đặcbiệt TTTT quốc tế Việt Nam còn thiết lập quan hệ được với một số luật sưhàng đầu về lĩnh vực trọng tài trên thế giới.
Sự phát triển trên đã đem lại một thế giới mới cho TTTT quốc tế ViệtNam có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế từ các tổ chức trọng tàiQuốc tế khác nhằm tạo khả năng cho Trung tâm trong việc giải quyết nhữngtranh chấp ngày một phức tạp khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triểnmạnh.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh đến tiềm lực nội bộ của Trungtâm: đó là đội ngũ trọng tài viên trong nước và cả Quốc tế cùng với một cơ cấutổ chức hiệu quả.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của TTTT quốc tế Việt Nam.
TTTT quốc tế Việt Nam có Chủ tịch và hai Phó chủ tịch do các trọngtài viên của Trung tâm bầu ra Chủ tịch và Phó chủ tịch Trung tâm có nhiệmkỳ 4 năm.
Thư ký thường trực của Trung tâm (do Chủ tịch chỉ định).
Các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm Cáctrọng tài viên cũng có nhiệm kỳ 4 năm và sau đó có thể được bầu lại Cáctrọng tài viên do Uỷ ban thường trực của Phòng TM & CN Việt Nam lựachọn,họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực phápluật, ngoại thương , đầu tư, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm Các trọngtài viên cũng có nhiệm kỳ 4 năm, và sau đó cũng có thể được bầu lại Cáctrọng tài viên nước ngoài cũng có thể được chọn vào là trọng tài viên của trungtâm Hiện nay Trung tâm đã có 30 trọng tài viên và chưa có trọng tài viênnước ngoài.
2.1.1.3 Các hoạt động của TTTT quốc tế Việt Nam.
TTTT Quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ hoạt động vớinhững nhiệm vụ chính là tiến hành hoà giải các tranh chấp thuộc thẩm quyềntheo quy chế riêng của Trung tâm Song, TTTT Quốc tế Việt Nam - một tổchức tập hợp những chuyên gia hàng đầu về kinh tế và thương mại Quốc tếcủa Việt Nam đã không dừng lại ở đây, mà đã tham gia tích cực vào nhiềuhoạt động khác Mục đích là dần nâng cao được chất lượng xét xử, đóng góp