1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương tiện thanh toán thường sử dụng trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu

22 1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 132 KB

Nội dung

Các phương tiện thanh toán thường sử dụng trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu

Trang 1

(4) Lệnh phiếu( Promissory Note)

1 Hối phiếu

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phátcho ngừơi khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiều, hoặc đến mộtngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương laiphải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh củangười này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.

Nguồn luật điều chỉnh việc ký phát và sử dụng hối phiếu

 Luật quốc tế

- Luật thống nhất về hối phiếu (ULB- Uniform law for bill ofExchange) ban hành năm 1930 (thường gọi: ULB 1930) Luật nàyđược áp dụng ở các nước Châu Âu lớn.

- Văn kiện về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế : do Uỷ ban luật quốc tếcủa Liên Hợp quốc ban hành Số hiệu văn kiện: A/CN9/211 tất cả cácnước thuộc liên

- Hợp quốc đều có thể áp dụng văn kiện này. Luât quốc gia mang tính quốc tế

- Đạo luật về hối phiếu của Anh năm 1882 ( Bill of Exchange Acts) viếttắt là BEA.

- Bộ luật thương mại Mỹ ( Uniform commercial code – UCC) Luật nàyđựơc áp dụng ở Mỹ và các nước theo luật Mỹ.

Trang 2

- Ở Việt Nam: Pháp lệnh thương phiếu 1999.

Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc tạo lập hối phiếu

Các chủ thể trong quan hệ lưu thông hối phiếu gồm:- Người ký phát hối phiếu ( Drawer).

- Người bị ký phát hối phiếu ( Drawee): Còn gọi là người trả tiền.

- Trong ngoại thương, người bị ký phát hối phiếu thường là người nhậpkhẩu hoặc ngân hàng của người nhập khẩu.

- Các chủ thể khác:

+ Người hưởng lợi hối phiếu.+ Người ký hậu.

+ Người được ký hậu.

+ Người cầm phiếu: Là người hưởng lưọi cuối cùng của hối phiếu manghối phiếu xuất trình đòi tiền con nợ.

Lưu ý: Nếu người ký phát hối phiếu không đủ điều kiện chủ thể thì

người bị ký phát có thể từ chối thanh toán.

Nếu các chủ thể trong quan hệ lưu thông hối phiếu không đủ điều kiệnchủ thể thì hối phiếu sẽ không có giá trị thanh toán.

Việc tạo lập hối phiếu

 Về hình thức:

- Hối phiếu phải đươc lập bằng văn bản.

- Mẫu hối phiếu ở Việt Nam hiện nay là mẫu hối phiếu của Ngân hàngNhà nước Việt Nam Doanh nghiệp phải lập hối phiếu theo mẫu này.

Trang 3

Ở các nước khác, hình thức mẫu hối phiếu thương mại do doanhnghiệp tự phat hanhg Hình thức mẫu hối phiếu không quyết định giátrị pháp lý của hối phiếu.

- Ngôn ngữ của hối phiếu: Luật quốc tế không quy định rõ ngôn ngữcủa hối phiếu bắt buộc là ngôn ngữ nào, chỉ quy định một thứ tiếngnhất định và thống nhất Một hối phiếu sẽ không có giá trị pháp lý nếunhư nó được lập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, hay trên hối phiếuviết bằng bút chì, bằng thứ mực dễ phai ( ví dụ: mực đỏ) Nhưng theoPháp lệnh thương phiếu Việt Nam, ngôn ngữ trên hối phiếu là TiếngViệt Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ hối phiếu làtiếng Anh và tiếng Việt.

- Hối phiếu không được sửa chữa rồi đóng dấu “ correct” như một vàichứng từ khác ( chẳng hạn vận đơn) nếu hối phiếu đã phát hành saithì phải đựơc phát hành lại.

- Hối phiếu có thể lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh sốthứ tự, các bản đều có giá trị như nhau( nghĩa là : hối phiếu chỉ có bảnchính, không có bản phụ) Vì vậy, không được gửi hơn một bảnhốiphiếu trong cùng một bộ chứng từ Khi thanh toán, người ta thườnggửi hối phiếu cho người trả tiền làm hai lần kế tiếp nhau đề phòng sựthất lạc, bản nào đến trước thì sẽ được thanh toán, bản nào đến sau sẽtrở thành vô giá trị Vì vậy trên hối phiếu thường ghi câu: “ Sau khinhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này ( bản thứ hai cùng ngàytháng và nội dung không trả tiền) :” ở bản số một của hối phiếu Bảnsố hai của hối phiếu lại ghi “ sau khi nhìn thấy bản thứ hai của hốiphiếu này( bản thứ nhất cùng ngày tháng và nội dung không trảtiền) :”

 Về nội dung

Sau đây là một mẫu hối phiếu hướng dẫn chi tiết các nội dung ghi trênhối phiếu

Trang 4

NO1-02-112(1) BILL OF EXCHANGE(2)

FOR USD 18.880.000(3) (4) HANOI SEP.14.2002(5)

At 90 days after (6) sight of this First bill of exchange ( second of the same tenorand date being unpaid) pay to the order of Bank for Foreign Trade of Vietnam,Hanoi branch (7) the sum of US dollar eighteen thousand eight hundred andeighty only (8)

Value received and charge the same to account of Sanyo Co., Ltd, Tokyo Japan (9a) L/C No 02503021 LC 02 dated June 10th 2002 (9b).

To: Sumitomo bank Japan(10)

Generalexim Company Hanoi Vietnam (11)Giải thích các điểm ghi trong hối phiếu :

(1)Số hối phiếu : Đây là số do người xuất khẩu tự lập ra để tự theo dõi, làmục không bắt buộc.

(2)Tiêu đề của hối phiếu: tiêu đề của hối phiếu là bắt buộc đối với các hốiphiếu ký phát theo ULB 1930 và Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam, nhưnglà không bắt buộc theo pháp luật Anh Mỹ.

(3)Số tiền của hối phiếu: Có thể ghi bằng số và/ hoặc ghi bằng chữ.

(4)Địa điểm lập hối phiếu: Địa điểm này có ý nghĩa để chọn luật điều chỉnhvề hình thức của hối phiếu Địa điểm tạo lập hối phiếu không nhất thiết phảilà nơi hối phiếu được viết ra, nó có thể là nơi có trụ sở kinh doanh củangười ký phát.

(5)Ngày tháng ký phát: Tất cả các nguồn luật này đều quy định ngày thángký phát bắt buộc phải ghi trên hối phiếu Nếu thiếu mục này, hối phiếukhông có giá trị pháp lý Ngày tháng ký phát hối phiếu vừa là mốc để xác

Trang 5

định năng lực pháp lý, năng lực hành vi và tư cách pháp nhân của các chủthể tham gia vào lưu thông hối phiếu, vừa là để xác định thời hạn hối phiếuphải được xuất trình theo luật để đòi tiền.

- Theo ULB 1930: Thời hạn hối phiếu phải được xuất trình là 1 năm.- Theo pháp lệnh thương phiếu Việt Nam: Thời hạn hối phiếu phải

được xuất trình là 90 ngày.-

(6)Thời hạn trả tiền của hối phiếu:

- Trả tiền ngay ghi “at sight” giữa “at” và “sight” không ghi gì hoặcthường được gạch chéo ( “at sight” hoặc “at \ sight”).

- Bán chịu ghi “at days after sight” Điền số ngày vào giữa “at” và“sight”.

(7) Tên người hưởng lợi đầu tiên của hối phiếu:

- Nếu sau “pay to” là “the order of”: Hối phiếu là loại hối phiếu theolệnh.

- Nếu sau “pay to” là tên của người hưởng lợi ( không có “the orderof”): Hối phiếu là hối phiếu đích danh.

- Nếu sau “pay to” không ghi gì: Hối phiếu là hối phiếu vô danh ( trênthực tế không có loại hối phiếu này).

(8)Số tiền của hối phiếu:

Mẫu hối phiếu thường ghi: “ the sum of ” và ghi tiền vào chỗ trống sau “the sum of ” Số tiền của hối phiếu còn được ghi ở mục (3).

Theo luật ULB 1930: số tiền của hối phiếu phải ghi là một số tiền nhất địnhđược ghi đơn giản và rõ ràng bằng số và / hoặc bằng chữ Không được ghimức lãi suất vào bên cạnh số tiền mức lãi suất cụ thể đối với trường hợp hốiphiếu là hối phiếu trả tiền sau.

Theo pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam: Số tiền ở mục (8) phải ghi đồngthời bằng chữ và bằng số.

Trang 6

Lưu ý: Trường hợp nếu số tiền ghi bằng chữ khác với số tiền ghi bằng số

- Theo Luật Mỹ:

+ Điều khoản đánh máy sẽ bị loại bỏ điều khoản in sẵn.

+ Điều khoản viết tay sẽ loại bỏ điều khoản đánh máy và in sẵn.+ Điều khoản bằng chữ sẽ loại bỏ điều khoản bằng số.

- Theo ULB 1930:

+ Điều khoản bằng chữ có giá trị thanh toán.

- Theo Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam: Số tiền nhỏ hơn sẽ đượcthanh toán

Trường hợp có sự khác nhau giữa số tiền ghi ở mục (3) và số tiền ghi ở mục(8) thì theo ULB 1930 số tiền nhỏ hơn sẽ có giá trị.

(9a) “ Mọi chi phí và giá trị nhận được đồng thời tính vào tài khoản củangười mua”: thường thì sau “ to account of” được để trống sau đó sẽ điền tênngười mua.

(9b)Số hiệu và ngày mở L/C.

Lưu ý: Các mục (9a) và (9b) chỉ có trong hối phiếu sử dụng trong thanh toánbằng L/C.

(10) Tên và địa chỉ, chữ ký của người ký phát.

(11) Vị trí để ghi tên, địa chỉ và chữ ký của người được ký phát hối phiếu.Có thể thấy các nguồn luật điều chỉnh trên quy định khá khác nhau về nộidung và hình thức của hối phiếu, cách sử dụng hối phiếu Do đó, doanhnghiệp cần xem xét tờ hối phiếu mình đang có trong tay là hốip hiếu do luậtnào điều chỉnh, tránh trường hợp hiểu nhầm đáng tiếc.

2 Thẻ tín dụng ( Credit Card)

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán hiện đại do Ngân hàng pháthành cho phép chủ sở hữu thẻ sử dụng nó để thanh toán tiền hàng hoá và

Trang 7

dịch vụ với một hạn mức chi tiêu nhất định hoặc để rút tiền mặt khi cầnthiết.

Quy trình thanh toán:

- Bước 1: Ngân hàng phát hành thẻ cho chủ sở hữu thẻ sử dung Điều

kiện để được phát hành thẻ là Ngân hàng đó phải là thành viên chínhthức của các tổ chức thẻ quốc tế lớn.

- Bước 2: Chủ thẻ sử dụng thẻ để đi mua hàng hoá và dịch vụ tại các cơ

sở bán hàng mà việc thanh toán bằng thẻ được chấp nhận.

- Bước 3: Cơ sở chấp nhận thẻ gửi một hoá đơn thanh toán cho Ngân

hàng đại lý thanh toán.

- Bước 4: Ngân hàng đại lý thanh toán kiểm tra các thông tin rồi ghi

cho cơ quan chấp nhận thẻ.

- Bước 5: Ngân hàng đại lý thanh toán báo nợ về Ngân hàng phát hành.- Bước 6: Quyết toán thẻ giữa chủ thẻ và Ngân hàng phát hành thẻ theo

định kỳ.

3 Séc (cheque)

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh choNgân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc,hoặc trả theo lệnh của người đó hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhấtđịnh, bằng tiền mặt hay chuyển khoản séc có đặc điểm là có giá trị thanhtoán như tiền tê nhưng không phải là tiện tệ Séc có thời hạn thanh toán, nếuséc xuất trình chậm quá quy định sẽ bị từ chối thanh toán.

4 Lệnh phiếu ( Promissory Note)

Lệnh phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập nênphiếu phát ra hứa sẽ trả tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnhcủa người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.

Lệnh phiếu có đặc điểm cơ bản:

- Kỳ hạn của kỳ phiếu được quy định rõ.

Trang 8

- Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanhtoán cho một hay nhiều người hưởng lợi.

II CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ QUY ĐỊNH TRONGHỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG.

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, điều kiện thanh toán thường gồm 4điều kiện sau:

(1) Điều kiện về tiền tệ

(2) Điều kiện về địa điểm thanh toán(3) Điều kiện về thời gian

(4) Điều kiện về phương thức thanh toán

1 Điều kiện về tiền tệ

Trong điều kiện này người ta thường quy định rõ:- Đồng tiền tính giá

- Đồng tiền thanh toán

- Điều kiện về đảm bảo hối đoái

1.1 Về đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán

( Xin xem phần hợp đồng mua bán ngoại thương)

1.2 Về điều kiện đảm bảo hối đoái

 Điều kiện đảm bảo ngoại hối

Là lựa chọn một loại đồng tiền tương đối ổn định và xác định mối quan hệ tỷgiá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của tiền tệ thanh toán.

Có hai cách quy định như sau:

- Cách 1: trong trường hợp quy định đồng tiền tính toán và đồng tiền

thanh toán là một loại tiền, đồng thời phải xác định tỷ giá giữa đồngtiền đó với một đồng tiền khác ( thường là đồng tiền tương đối ổnđịnh) Đến khi trả tiền, nếu tỷ giá đó thay đổi thì giá trị cả hàng hoávà tổng giá trị hợp đồng phải được điều chỉnh một cách tương ứng.

Trang 9

Ví dụ:Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán trong hợp đồng làphrăng Pháp(FRF), tổng giá trị hơp đồng là 1.000.000 FRF, xác địnhquan hệ tỷ giá với đồng đôla Mỹ là đồng tiền tương đối ổn định: 1USD=5FRF Đến lúc trả tiền, tỷ giá thay đổi là 1USD= 6FRF thì tổng giá trịhợp đồng phải được điều chỉnh lại là 1.200.000 FRF

- Cách 2: Trong trường hợp quy định đồng tìên tính toán và đồng tiền

thanh toán là một đồng tiền( thường là đồng tiền tương đối ổn định)và thanh toán bằng đồng tiền khác ( tuỳ thuộc vào sự thoả thuận tronghợp đồng) Khi trả tiền, căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền thanh toán vàđồng tiền tính toán để tính ra số tiền phải trả là bao nhiêu.

Ví dụ: Trong hợp đồng lấy đôla Mỹ làm đồng tiền thanh toán và đồngtiền tính toán, tổng giá trị hợp đồng là 100.000 USD, thanh toán bằngphrăng Pháp, đến lúc trả tiền, tỷ giá hối hoá giữa đồng đôla Mỹ và phrăngPháp là:1USD= 5FRF thì số tiền phải trả là 500.000 FRF Đây là cáchthường dùng trong thanh toán quốc tế hiện nay.

Trong hai cách đảm bảo ngoại hối trên, cần chú ý tới vấn đề tỷ giá thanhtoán là tỷ giá nào Người ta thường lấy tỷ giá trung bình giữa tỷ giá thấpnhất và tỷ giá cao vào ngày hôm trước trả tiền Trong trường hợp haiđồng tiền cùng sụt giá một mức độ như nhau thì điều kiện đảm bảo ngoạihối mất tác dụng.

 Điều kiện đảm bảo bằng vàng

hình thức thường dùng của điều kiện đảm bảo bằng vàng là giá cả hànghoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán được quy định bằng một đồng tiềnnào đó và xác định giá trị vàng của đồng tiền này nếu giá trị vàng củađồng tiền đó thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng muabán phải được điều chỉnh lại một cách tương ứng.

Các quy định điều kiện đảm bảo bằng vàng như sau:

Quy định một đồng tiền tính toán và một đồng tiền thanh toán đồng thờiquy định giá vàng lúc đó trên thị trường thay đổi so với giá vàng lúc kýkết thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng cũng sẽ được điều chỉnhmột cách tương ứng.

Cách đảm bảo này phản ánh nhạy bén tình hình biến động của tiền tệ lênxuống nhưng chỉ có hiệu quả khi thị trường vàng tương đối ổn định và

Trang 10

chỉ áp dụng ở những mức có liên quan trực tiếp tới vàng và có thị trườngvàng tự do.

Trong trường hợp tại nước mà đồng tiền nước đó được dùng để thanhtoán không có thị trường vàng tự do hoặc thị trường vàng nước đó khôngthể nói rõ được tình hình thực tế, người ta có thể căn cứ vào giá vàngtrên thị trường của một nước khác.

Ví dụ: Tổng giá trị hợp đồng là 1.000.000 curon Đan Mạch ( hàm lượngvàng của curon Đan Mạch là 0,12866 gam vàng nguyên chất) Khi trảtìên căn cứ vào giá vàng thị trường London ngày hôm trước ngày trả tiềncủa số vàng ngang với trị giá vàng của 1.000.000 curon Đan Mạch hômtrả tiền nhưng số curon này không được ít hơn 1.000.000 curon ĐanMạch Người bán hàng có quyền yêu cầu dùng tỷ giá điện hối bán bảngAnh của ngày hôm trứơc hôm trả tiền tại Copenhagen, Đan Mạch.

2 Điều kiện về địa điểm thanh toán.

Trong hợp đồng có thể quy định địa điểm thanh toán ở nước người nhậpkhẩu, người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba.

3 Điều kiện và thời gian thanh toán.

Trong hợp đồng mua bán quốc tế, điều kiện thời gian thanh toán thường có 3cách quy định

3.1 Thời hạn trả tiền trước

Sau khi ký hợp đồng nhưng trước ngày giao hàng người nhập khẩu sẽ trảcho người xuất khảu một phần hoặc toàn bộ tiền hàng.

3.2 Thời hạn trả tiền ngay

Có 5 cách quy định thời hạn trả tiền ngay thường sử dụng trong hợp đồng là:- Trả tiền ngay COD( Cash on Delivery ) : Người nhập khẩu sẽ trả tiềnngay cho người xuất khẩu sau khi nhạnh đựơc thông báo người xuấtkhẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải.

- Trả tiền ngay COB (Cash on Board ): người nhập khẩu trả tiền ngaycho người xuất khẩu sau khi nhận đựơc thông báo người xuất khẩu đãhoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên phương tiện ở cảng đi.

Trang 11

- Trả tiền ngay D/P ( At sight document against payment): người nhậpkhẩu sau khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu sẽ trả tiềnngay cho người xuất khẩu.

- Trả tiền ngay D/P sau X ngày: Người nhập khẩu trả tiền cho ngườixuất khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ từ 5 ngày đến 7 ngày.

- Trả tiền ngay COR (Cash on receipt): Người Người nhập khẩu trả tiềncho người xuất khẩu sau khi nhận được hàng ( trong hợp đồng cẩnquy định rõ thế nào là việc người mua đã nhận hàng).

3.3 Thanh toán trả tiền sau

4 Điều kiện về phương thức thanh toán

Một số phương thức thanh toán thường dùng trong thanh toán quốc tế:

4.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền.

Là phương thức mà trong đó khách hàng ( người trả tiền) yêu cầu ngân hàngcủa người chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởnglợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàngyêu cầu Phương tiện chuyển tiền có thể bằng điện ( Telegraphic Transfer)hoặc bằng thư ( Mail Transfer).

Trình tự nghiệp vụ:

Ngân hàngchuyển tiền

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w