1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an hoa9 tiet1

5 111 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngày soạn : 08 – 08 – 2008 Tiết 1 ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. Mục tiêu: Giúp HS biết. 1. Kiến thức:  Các khái niệm cơ bản về: nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị của một nguyên tố.  Định luật bảo toàn khối lượng. Mol . Tỉ khối của chất khí.  Dung dịch.  Sự phân loại các hợp chất vô cơ. 2. Kĩ năng:  Tính theo PTHH có sử dụng : định luật bảo toàn khối lượng, mol , tỉ khối của chất khí, nồng độ của dung dịch .  Rèn luyện khả năng tính toán hóa học . 3. Thái độ:  Say mê học tập, yêu thích môn Hóa học. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV:  Hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học simh hoạt động.  Chuẩn bị một số phiếu học tập cho nhóm học sinh. 2. Chuẩn bị của HS:  Ôn lại các kiến thức cơ bản của hoá học 8 .  Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: a/. Giới thiệu bài: (1ph) Để giúp cho các em nhớ lại những nội dung cơ bản trong chương trình Hoá học 8, làm cơ sở để nghiên cứu chương trình Hoá học 9. Trong tiết học đầu tiên này, thầy và trò ta tiến hành ôn tập lại chương trình Hoá học 8. b/. Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 8’ Hoạt động 1: Những khái niệm hoá học cơ bản. I. Những khái niệm GV - Chia HS thành các nhóm. - Phát phiếu học tập từ 1  5. GV phát phiếu học tập số 1, yêu cầu trả lời các câu hỏi: H. Nguyên tử là gì ? H.Nguyên tố hóa học là gì? H. Phân tử là gì? H. Hóa trị của một nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử ) là gì ? GV hướng dẫn học sinh thảo luận, phát biểu, nhận xét , hoàn thiện kết quả. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. HS thảo luận nhóm rút ra kết luận đúng về các khái niệm. HS đại diện các nhóm trình bày kết quả , nhận xét , bổ sung và hoàn thiện kết quả. - Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. → Nguyên tử tạo nên các chất. - Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. → Những nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau. - Phân tử là hạt đại diện cho chất và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. → Với đơn chất kim loại nguyên GV nhận xét đánh giá. tử là hạt đại diện. - Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác. → Biểu thức hóa trị: a b x y A B → ax = by hoá học cơ bản. - Nguyên tử. - Nguyên tố hoá học. - Phân tử. - Hóa trị của một nguyên tố. Hoạt động 2: Mol và tính toán hoá học. GV phát phiếu học tập số 2, yêu cầu trả lời các câu hỏi: H. Nêu nội dung định luật bảo toàn khối lượng? Áp dụng. H. Mol là gì ? H. Khối lượng mol là gì ? H.Thể tích mol của chất khí là gì ? H. Tỉ khối của chất khí là gì? H. Nêu 3 bước lập phương trình hóa học? GV hướng dẫn học sinh thảo luận, phát biểu, nhận xét , hoàn thiện kết quả. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. HS thảo luận nhóm rút ra kết luận đúng về các khái niệm. HS đại diện các nhóm trình bày kết quả , nhận xét , bổ sung và hoàn thiện kết quả. - Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. → Trong một phản ứng hóa học có n chất phản ứng và chất sản phẩm nếu biết được khối lượng của (n -1) chất , ta tính được khối lượng của chất còn lại. - Mol là lượng chất chứa N = 6.10 23 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. - Khối lượng mol ( kí hiệu là M ) của một chất là khối lượng tính bằng gam của 6.10 23 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 6.10 23 phân tử của chất đó. → Ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích mol của các chất khí là 22.4 lít. - Tỉ khối của khí A đối với khí B cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần. 8’ GV nhận xét đánh giá. → CT d A/B = A B M M Tỉ khối của khí A đối với không khí cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần. → CT d A/KK = 29 A M - Ba bước lập PTHH: II. Mol và tính toán hoá học. - Định luật bảo toàn khối lượng. + Nội dung: + Ap dụng: - Mol. - Khối lượng mol. - Thể tích mol của chất khí. - Tỉ khối của chất khí. + Khí A đối với khí B. + Khí A đối với KK. - Các bước lập PTHH. Hoạt động 3: Dung dịch. 8’ GV phát phiếu học tập số 3, yêu cầu trả lời các câu hỏi: H. Độ tan của một chất trong nước là gì? H. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan? H. Nồng độ phần trăm là gì? H. Nồng độ mol là gì? GV hướng dẫn học sinh thảo luận, phát biểu, nhận xét , hoàn thiện kết quả. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. HS thảo luận nhóm rút ra kết luận đúng về các khái niệm. HS đại diện các nhóm trình bày kết quả , nhận xét , bổ sung và hoàn thiện kết quả. - Độ tan của một chất trong nước ( kí hiệu là S ) được tính bằng số gam của chất đó hòa tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bảo hòa ở một nhiệt độ xác định. - Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. + Độ tan của chất rắn tăng khi tăng nhiệt độ. + Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp xuất. III. Dung dịch. - Độ tan của một chất trong nước. - Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. GV nhận xét đánh giá. - Nồng độ dung dịch. + Nồng độ phần trăm ( kí hiệu là C% ) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch. → C% = 100% ct dd m m × + Nồng độ mol ( kí hiệu là C M ) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. → C M = n V - Nồng độ dung dịch. + Nồng độ phần trăm của dung dịch. + Nồng độ mol của dung dịch. 8’ Hoạt động 4: Sự phân loại các hợp chất vô cơ. GV phát phiếu học tập số 4, yêu cầu trả lời các câu hỏi: H. Khái niệm – công thức chung – phân loại – tên gọi: + của oxit? + của axit? + của bazơ ? + của muối? GV hướng dẫn học sinh thảo luận, phát biểu, nhận xét , hoàn thiện kết quả. GV nhận xét đánh giá. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. HS thảo luận nhóm rút ra kết luận đúng . HS đại diện các nhóm trình bày kết quả , nhận xét , bổ sung và hoàn thiện kết quả. 8’ Hoạt động 5: Củng cố. GV phát phiếu học tập số 5, yêu cầu trả lời các câu hỏi: Bài 1. Tính hóa trị của các nguyên tố: a/ Cacbon trong các hợp chất: CH 4 ,CO,CO 2 . b/ Sắt trong các hợp chất: FeO , Fe 2 O 3 . Bài 2. Hãy giải thích vì sao: a/ Khi nung canxi cacbonat (đá vôi) thì khối ; lượng chất rắn sau phản ứng giảm? b/ Khi nung một miếng đồng thì khối lượng chất rắn sau phản ứng tăng? Bài 3. Có những khí riêng biệt sau: H 2 , NH 3 , SO 2 hãy tính: a/ Tỉ khối của mỗi khí trên đối với khí nitơ. b/ Tỉ khối của mỗi khí trên đối với không khí. Bài 4. Hãy thể hiện sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất bằng CTHH. GV nhận xét đánh giá. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. HS thảo luận nhóm rút ra kết luận đúng về các yêu cầu. HS đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kết quả. - Sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất được tóm tắt bằng sơ đồ . 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:( 3ph)  Bài tập về nhà: Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 2,4 g kim loại Mg vào dung dịch HCl 14,6%. a) Tính khối lượng dung dịch HCl 14,6% cần dùng . b) Tính khối lượng muối sinh ra và thể tích H 2 thoát ra ( ở.đ.k.t.c ). c) Tính C% của dung dịch MgCl 2 sau phản ứng. Bài tập 2,4,5 trang 45 và 4,5 trang 146 SGK hóa học 8.  Xử lí thông tin bài 1 hóa học 9 : TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT – KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT.  Thu thập thông tin ve oxit từ kiến thức đã biết và thông tin SGK.  Kiến thức có liên quan cần ôn tập: + Khái niệm, công thức chung, phân loại, gọi tên oxit –axit – bazơ- muối. + Tính chất hóa học của oxi và nước. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: . đến độ tan. + Độ tan của chất rắn tăng khi tăng nhiệt độ. + Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp xuất. III. Dung dịch. - Độ tan của một. sung và hoàn thiện kết quả. - Độ tan của một chất trong nước ( kí hiệu là S ) được tính bằng số gam của chất đó hòa tan trong 100 g nước để tạo thành dung

Ngày đăng: 15/09/2013, 05:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh. - giao an hoa9 tiet1
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh (Trang 1)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w