“Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng” 21, tr 1, là độ tuổi đang phát triển sung sức nhất về thể chất và trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Đánh giá về tầm quan trọng của việc khuyến khích sáng tạo ở thanh niên, Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Bí thư thứ Nhất TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong chia sẻ: Yếu tố sáng tạo luôn là yêu cầu mà TW Đoàn mong muốn, kỳ vọng ở mỗi đoàn viên, thanh niên. Sáng tạo là một trong những thế mạnh của thanh niên. Việc sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá chính là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, ở nước ta, sự phát triển của KHCN được đánh dấu bằng sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industrie 4.0). Với sức trẻ, trí tuệ, tâm huyết, thanh niên sẽ phát huy và phát triển thế mạnh sáng tạo của mình để trở thành nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao giữ góp phần quan trọng làm nên hình ảnh một nước Việt Nam năng động và đầy bản lĩnh trong quá trình hội nhập toàn cầu. Nhận thức được thế mạnh và tiềm năng to lớn đó, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 2022 với khẩu hiệu “Tuổi trẻ Việt Nam tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo, phát triển” đã quyết nghị Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” trở thành một trong ba phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ. Như vậy, phong trào này không còn là một phong trào nhánh hay là một hoạt động ở một lĩnh vực, đối tượng thanh niên nào đó nữa mà trở thành một phong trào lớn thể hiện lợi thế của người trẻ tự thân đề xuất ý tưởng, tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống bằng kiến thức, bằng khả năng, bằng chuyên môn của mình. Đối với tổ chức Đoàn, việc triển khai thành công hiệu quả Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” sẽ là một trong những phương thức có sức cuốn hút, cổ vũ thanh niên, tập hợp đoàn kết thanh niên, giúp rèn luyện, phát huy thanh niên vô cùng mạnh mẽ và góp phần xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam là một cấp bộ Đoàn đặc biệt, vốn trưởng thành từ Trường Đoàn cao cấp TW, cái nôi bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác thanh niên của cả nước, và hiện đang có những chuyển mình đột phá mở rộng đào tạo nhiều ngành nghề đáp ứng nhu cầu của thanh niên và xã hội. Với thế mạnh của mình, Đoàn Thanh niên Học viện cũng đã bước đầu nắm bắt và đi vào triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đoàn toàn quốc khoá XI, trong đó có Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân: phong trào mới được phát động; chưa có hướng dẫn cụ thể của Đoàn cấp trên; trong khi đó lực lượng ĐVTN của Đoàn Thanh niên Học viện gồm cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên nên có sự đa dạng về số lượng, trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác học tập nghiên cứu,… do đó, thời gian đầu Đoàn Thanh niên Học viện chưa dành sự quan tâm đúng mực đến việc tổ chức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”. Thậm chí các chi đoàn trực thuộc, trực tiếp là đội ngũ cán bộ đoàn còn lúng túng, chưa có nhiều ý tưởng để đầu tư triển khai phong trào này một cách hiệu quả đến đông đảo ĐVTN. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam để nhanh chóng đưa Nghị Quyết Đại hội Đoàn khoá XI vào cuộc sống, góp phần đổi mới, đẩy mạnh hơn nữa mặt hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên Học viện, phát huy thế mạnh vốn có của tổ chức Đoàn tại một cơ sở giáo dục đào tạo, qua đó giúp nâng cao vị thế của Học viện TTN Việt Nam với vai trò là cơ quan đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong hệ thống cơ quan trực thuộc TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Vì những lý do trên, nhóm tác giả đã lựa chọn vấn đề “Phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Trang 1HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
KHOA CÔNG TÁC THANH NIÊN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO
“TUỔI TRẺ SÁNG TẠO” CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
HÀ NỘI, NĂM 2019
Trang 2HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
KHOA CÔNG TÁC THANH NIÊN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO
“TUỔI TRẺ SÁNG TẠO” CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
HÀ NỘI, NĂM 2019
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8
MỞ ĐẦU 9
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
3 Mục đích nghiên cứu 15
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 16
5 Đối tượng và khách thể, phạm vi nghiên cứu 16
6 Phương pháp nghiên cứu 17
7 Giả thuyết nghiên cứu 19
8 Kết cấu của đề tài 19
NỘI DUNG 20
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO “TUỔI TRẺ SÁNG TẠO” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH 20
1.1.Khái niệm và một số vấn đề lí luận về phong trào thanh niên 20
1.1.1 Khái niệm Phong trào thanh niên 20
1.1.2 Mục tiêu của phong trào thanh niên 21
1.1.3 Động lực của phong trào thanh niên 24
1.1.4 Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả phong trào thanh niên 25
1.2 Khái niệm và Phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của tổ chức Đoàn 25
1.2.1 Khái niệm Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” 25
1.2.2 Phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của tổ chức Đoàn 26
1.2.2.1 Phương thức xây dựng nội dung 27
1.2.2.2 Phương thức phát động và chỉ đạo triển khai 27
Trang 41.2.2.3 Phương thức duy trì các hoạt động và tạo các đợt cao điểm 28
1.2.2.4 Phương thức tổng kết đánh giá tính hiệu quả 28
1.2.3 Hiệu quả phương thức triển Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” 29
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức tổ chức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của tổ chức Đoàn 31
1.3.1 Yếu tố khách quan 31
1.3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước 31
1.3.1.2 Đặc điểm tình hình thanh niên 33
1.3.1.3 Các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển và phát huy thanh niên 35
1.3.2 Yếu tố chủ quan 38
1.3.2.1 Năng lực cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn 38
1.3.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn 40
1.3.2.3 Chất lượng đoàn viên, trình độ phát triển của thanh niên 41
1.3.2.4 Sự kế thừa phong trào của các giai đoạn trước 42
1.4 Khái quát về Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” do Đại hội Đoàn toàn quốc khoá XI nhiệm kì 2017-2022 phát động 44
1.4.1 Hoàn cảnh lịch sử phát động Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” 44
1.4.2 Mục đích, ý nghĩa Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” 45
1.4.3 Quan điểm về nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đại hội Đoàn toàn quốc khoá XI.46 Tiểu kết chương 1 48
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO“TUỔI TRẺ SÁNG TẠO” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 50
2.1 Khái quát về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam.50 2.1.1 Đặc điểm tình hình 50
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức 50
2.1.3 Thuận lợi, khó khăn 51
Trang 52.1.4 Tình hình Công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ
2017 - 2017 53
2.2 Phương thức Xây dựng nội dung Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện 60
2.2.1 Thực trạng ưu điểm, hạn chế 60
2.1.2 Nguyên nhân 65
2.3 Phương thức phát động và chỉ đạo triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện 66
2.3.1 Thực trạng ưu điểm, hạn chế 66
2.3.2 Nguyên nhân 69
2.4 Phương thức duy trì hoạt động và tạo các đợt cao điểm Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện 71
2.4.1 Thực trạng ưu điểm, hạn chế 71
2.4.2 Nguyên nhân 73
2.5 Phương thức tổng kết đánh giá kết quả Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện 75
2.5.1 Thực trạng ưu điểm, hạn chế 75
2.5.2 Nguyên nhân 77
2.6 Đánh giá chung phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện 78
2.6.1 Ưu điểm 78
2.6.2 Hạn chế 79
Tiểu kết chương 2 79
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI PHONG TRÀO “TUỔI TRẺ SÁNG TẠO” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM 80
3.1 Nhóm giải pháp thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức 80
3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ đoàn 81
Trang 63.3 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, điều kiện, phương tiện 84
3.4 Nhóm giải pháp về công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng 86
3.5 Nhóm giải pháp phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong từng đối tượng đoàn viên 87
Tiểu kết chương 3 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91
2 Khuyến nghị 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Mức độ hiệu quả của các nội dung hoạt động Phong
Bảng 2.2 Hình thức, biện pháp xây dựng nội dung phong trào
Bảng 2.3 Biện pháp duy trì các hoạt động của phong trào “Tuổi
Bảng 2.4 Mức độ hiệu quả của Phương thức tổng kết Phong trào
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Mức độ đáp ứng các tiêu chí xây dựng nội dung
Biểu đồ 2.2 Mức độ chủ động của Đoàn Học viện trong việc phát
Biểu đồ 2.3 Hình thức phát động phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo"
Biểu đồ 2.4 Mức độ hiệu quả Phương thức duy trì và tạo các đợt
Biểu đồ 2.5 Mức độ chỉ đạo triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí củathanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng” [21, tr 1],
là độ tuổi đang phát triển sung sức nhất về thể chất và trí tuệ, luôn năng động,
khuyến khích sáng tạo ở thanh niên, Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Bí thư thứNhất TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong chia sẻ: Yếu tố sáng tạoluôn là yêu cầu mà TW Đoàn mong muốn, kỳ vọng ở mỗi đoàn viên, thanhniên Sáng tạo là một trong những thế mạnh của thanh niên Việc sáng tạo ranhững giá trị mới, đột phá chính là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanhquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hiện nay, ở nước ta, sự phát triển của KHCN được đánh dấu bằng sựxuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industrie 4.0) Với sứctrẻ, trí tuệ, tâm huyết, thanh niên sẽ phát huy và phát triển thế mạnh sáng tạocủa mình để trở thành nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao giữ góp phần quantrọng làm nên hình ảnh một nước Việt Nam năng động và đầy bản lĩnh trongquá trình hội nhập toàn cầu
Nhận thức được thế mạnh và tiềm năng to lớn đó, Đại hội Đoàn toànquốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022 với khẩu hiệu “Tuổi trẻ Việt Nam tiênphong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo, phát triển” đã quyết nghị Phong trào
“Tuổi trẻ sáng tạo” trở thành một trong ba phong trào hành động cách mạngcủa tuổi trẻ Như vậy, phong trào này không còn là một phong trào nhánh hay
là một hoạt động ở một lĩnh vực, đối tượng thanh niên nào đó nữa mà trởthành một phong trào lớn thể hiện lợi thế của người trẻ tự thân đề xuất ýtưởng, tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống bằng kiến thức, bằngkhả năng, bằng chuyên môn của mình Đối với tổ chức Đoàn, việc triển khaithành công hiệu quả Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” sẽ là một trong nhữngphương thức có sức cuốn hút, cổ vũ thanh niên, tập hợp đoàn kết thanh niên,
Trang 10giúp rèn luyện, phát huy thanh niên vô cùng mạnh mẽ và góp phần xây dựng
tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam là một cấp bộĐoàn đặc biệt, vốn trưởng thành từ Trường Đoàn cao cấp TW, cái nôi bồidưỡng, tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác thanh niên của cả nước, và hiệnđang có những chuyển mình đột phá mở rộng đào tạo nhiều ngành nghề đápứng nhu cầu của thanh niên và xã hội Với thế mạnh của mình, Đoàn Thanhniên Học viện cũng đã bước đầu nắm bắt và đi vào triển khai thực hiện NghịQuyết Đại hội Đoàn toàn quốc khoá XI, trong đó có Phong trào “Tuổi trẻsáng tạo” Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân: phong trào mới được phát động;chưa có hướng dẫn cụ thể của Đoàn cấp trên; trong khi đó lực lượng ĐVTNcủa Đoàn Thanh niên Học viện gồm cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinhviên nên có sự đa dạng về số lượng, trình độ chuyên môn, lĩnh vực công táchọc tập nghiên cứu,… do đó, thời gian đầu Đoàn Thanh niên Học viện chưadành sự quan tâm đúng mực đến việc tổ chức triển khai Phong trào “Tuổi trẻsáng tạo” Thậm chí các chi đoàn trực thuộc, trực tiếp là đội ngũ cán bộ đoàncòn lúng túng, chưa có nhiều ý tưởng để đầu tư triển khai phong trào này mộtcách hiệu quả đến đông đảo ĐVTN
Do đó, cần thiết phải nghiên cứu phương thức triển khai Phong trào
“Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam để nhanhchóng đưa Nghị Quyết Đại hội Đoàn khoá XI vào cuộc sống, góp phần đổimới, đẩy mạnh hơn nữa mặt hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên Họcviện, phát huy thế mạnh vốn có của tổ chức Đoàn tại một cơ sở giáo dục đàotạo, qua đó giúp nâng cao vị thế của Học viện TTN Việt Nam với vai trò là cơquan đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong hệ thống cơ quan trực thuộc TWĐoàn TNCS Hồ Chí Minh
Vì những lý do trên, nhóm tác giả đã lựa chọn vấn đề “Phương thức
triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Trang 112 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Phong trào thanh niên nói chung và Phong trào “Tuổitrẻ sáng tạo” là vấn đề được khá nhiều tác giả quan tâm, tiếp cận nghiên cứu ởtrên các khía cạnh khác nhau Qua tổng quan các nghiên cứu về phương thứctriển khai phong trào cho thấy, các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận ở ba hướngnghiên cứu chính bao gồm vấn đề về phương thức triển khai phong trào thanh
niên, vấn đề về phong trào tuổi trẻ sáng tạo, các phong trào và triển khai các
hoạt động của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam
Cụ thể các hướng tiếp cận nghiên cứu này thông qua các công trìnhnghiên cứu dưới đây:
Một là, hướng nghiên cứu về vấn đề phương thức triển khai phong trào thanh niên.
Phần lớn cách tiếp cận theo vấn đề phương thức triển khai phong tràothanh niên gồm có bốn nội dung chính như: xây dựng nội dung, phát động vàchỉ đạo triển khai, duy trì các hoạt động và tạo các đợt cao điểm, tổng kếtđánh giá hiệu quả Tuy nhiên, ở mỗi đề tài nghiên cứu cũng có những hạn chếnhất định do phạm vi nghiên cứu mang tính chung chung, chưa đi sâu vàonghiên cứu về phương thức, giải pháp triển khai phong trào cụ thể Hướngnghiên cứu phương thức triển khai phong trào thanh niên có thể kể đến cácnghiên cứu như:
Đặng Cảnh Khanh - Nguyễn Hồng Thanh (1997), Tập hợp đoàn kết
thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạng trong thời kỳ đổi mới,
NXB thanh niên Tác giả đã đưa ra được một số vấn đề về đoàn kết và tậphợp thanh niên, đoàn kết tập hợp thanh niên thông qua phong trào hành độngcách mạng, cơ sở lý luận của việc nghiên cứu vấn đề đoàn kết tập hợp thanhniên thông qua phong trào hành động cách mạng, hoạt động thực tế của thanhniên trong phong trào hành động cách mạng, nhận thức tư tưởng, tâm lý, tâmtrạng của thanh niên đối với phong trào hành động cách mạng
Trang 12PGS.TS.Nguyễn Đắc Vinh, với đề tài “Tổng quan tình hình thanh niên,
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên giai đoạn 2007 - 2012; mục tiêu, phương hướng, hệ thống giải pháp triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên giai đoạn 2012-2017”, đề tài cấp bộ mã số KTN 2012-
02 Đề tài đã tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong tràothanh, thiếu nhi giai đoạn 2007 - 2012; xây dựng phương hướng, hệ thốnggiải pháp triển khai công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn
2012 - 2017 Đánh giá tình hình thanh niên từ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ
IX theo các nhóm đối tượng thanh niên trên các mặt: nhận thức, tư tưởng,chính trị; định hướng giá trị; đạo đức, lối sống; học tập và phát triển tài năngtrẻ; lao động, việc làm; sức khỏe thể chất; tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật;
sự tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội; nhu cầu, nguyện vọng Đề xuấtphương hướng, giải pháp triển khai công tác đoàn và phong trào thanh, thiếunhi nhiệm kỳ 2012-2017
Nguyễn Diệu Linh, với đề tài “Phương thức tổ chức thực hiện phong
trào thi đua bốn nhất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam” Đề tài đã đưa ra được cơ sở lý luận, thực trạng và biện pháp
nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Bốn nhất” của ĐoànTNCS Hồ Chí Minh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Nhìn chung, các nghiên cứu của Đặng Cảnh Khanh - Nguyễn HồngThanh, PGS.TS.Nguyễn Đắc Vinh, Nguyễn Diệu Linh,… đều chỉ ra đượcnhững bất cập, hạn chế trong triển khai thực hiện phong trào thanh niên vàhướng đến đề xuất giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả phong trào Cácgiải pháp được đưa ra đều thông qua việc xác định rõ quan điểm tiếp cận, cóđánh giá tính khả thi của từng biện pháp Các nghiên cứu này có giá trị thamkhảo về phương thức triển khai phong trào thanh niên ở mỗi giai đoạn cụ thể.Tuy nhiên, những nghiên cứu chưa đưa ra sức thuyết phục với phương phápnghiên cứu, nhất là phương pháp điều tra chọn mẫu
Trang 13Hai là, hướng nghiên cứu về Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”
Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, tuy không phải là mới nhưng đây là lầnđầu tiên Đoàn đặt “Tuổi trẻ sáng tạo” thành một phong trào chính, phong tràolớn trong một nhiệm kì Đại hội Đoàn Nếu nhìn lại thì phong trào này chỉ làmột phong trào nhánh hay là một hoạt động ở một lĩnh vực, đối tượng thanhniên nào đó, nhưng trong thời điểm này được đặt thành một phong trào lớnbởi trong thời điểm KHCN với cuộc cách mạng 4.0 thanh niên sẽ là lực lượngchính phát huy vai trò của mình trong việc tiếp nhận dễ dàng các thời cơ màcuộc cách mạng lần thứ tư đem lại Manh nha của Phong trào “Tuổi trẻ sángtạo” xuất phát từ phong trào “Sáng tạo trẻ”, phát động từ tháng 3/2004 vớiphương châm “Mỗi đoàn viên, thanh niên một ý tưởng sáng tạo, mỗi chi đoàn
là một hộp thư sáng kiến, mỗi cơ sở đoàn là một vườn ươm sáng tạo” Xét vềlịch sử hình thành và phát triển của Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” có thể kểđến một số nghiên cứu như:
Nguyễn Hoàng Hiệp, với đề tài “Vai trò của Đoàn Thanh niên với
phong trào Sáng tạo trẻ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đề tài cấp bộ mã số KTN 2004-03 Đề tài đã đưa ra được cơ sở lý
luận, thực trạng hoạt động của Đoàn trong việc tổ chức các phong trào, hoạtđộng sáng tạo trong thanh niên, các giải pháp đẩy mạnh phong trào sáng tạotrẻ trong thời gian tới
Đặng Cảnh Khanh, với bài viết “Đẩy mạnh phong trào sáng tạo trẻ
hiện nay”, tạp chí cộng sản năm 2008 Bài viết đã nêu lên những đặc trưng về
thể chất và sức mạnh, vị thế và vai trò của thanh niên, khẳng định sáng tạo làbản chất và đặc trưng của tuổi trẻ, đưa ra những nhân tố tác động đến hoạtđộng sáng tạo ở tuổi trẻ, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với phong trào
“Sáng tạo trẻ”
Báo cáo chính trị của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ
2012 - 2017, đã đưa ra những số liệu đáng ghi nhận về phong trào “Sáng tạotrẻ” trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cải cách hành chính, bảo
Trang 14vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, học tập, giảng dạy, nghiêncứu khoa học, chăm sóc sức khỏe cộng đồng Cụ thể trong năm 2017, cáccuộc thi Tin học trẻ; Tin học khối cán bộ; Công chức trẻ; Sáng tạo thanh thiếuniên, nhi đồng; Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo đã thu hút hơn 2.100thí sinh với gần 3.000 ý tưởng sáng tạo, đề tài tham gia cấp toàn quốc, hàngchục nghìn thí sinh tham gia dự thi cấp tỉnh Liên hoan Sáng tạo trẻ; Tuổi trẻsáng tạo; Giải thưởng Quả cầu vàng; Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực kỹthuật đã thu hút hơn 7.600 công trình, đề tài, sản phẩm sáng tạo tham gia,trong đó gần 1.600 công trình, đề tài, sản phẩm sáng tạo được tuyên dương,trao giải.
Ba là, hướng nghiên cứu các phong trào và triển khai các hoạt động của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam
Cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu các phong trào và triển khai cáchoạt động của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam chủ yếu tập trungnghiên cứu về các mặt công tác của Đoàn Thanh niên Học viện TTN ViệtNam Hướng nghiên cứu này có thể kể đến các công trình nghiêu cứu sau:
Trương Khải Minh, Nguyễn Mai Anh, với đề tài “Sử dụng phương tiện
truyền thông trong công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam hiện nay” Đề tài đã đưa ra một số vấn đề lý luận về hiệu quả
công tác giáo dục của Đoàn thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại;Thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông trong côngtác giáo dục của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam hiện nay
Nguyễn Minh Quân, với đề tài “Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam hiện nay” Đề tài đã
đưa ra được cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và thực trạnghoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Họcviện TTN Việt Nam; Giải pháp kiến nghị nhằm đổi mới công tác bồi dưỡngđội ngũ cán bộ đoàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam
Như vậy, đến nay đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu có đề cập
Trang 15đến phương thức triển khai phong trào thanh niên cũng như các vấn đề vềPhong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” và các phong trào, triển khai các hoạt động củaĐoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam Các công trình nghiên cứu khẳngđịnh nhiều tác giả đã quan tâm đến phong trào hành động cách mạng củathanh niên trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, trong đó Phong trào “Tuổi trẻsáng tạo” cũng gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho tổchức Đoàn và toàn xã hội Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra tìnhtrạng yếu kém trong công tác triển khai phong trào thanh niên Về nguyênnhân, các công trình nghiên cứu khẳng định sở dĩ có nhưng yếu kém như đãnêu là do công tác triển khai của các cấp bộ Đoàn còn mang tính hình thức;chưa sát sao với thực tế; chưa tạo được các đợt cao điểm; chưa duy trì côngtác kiểm tra, đánh giá định kỳ Mặt khác, ở mỗi một giai đoạn phát triển, vớinhững yêu cầu khác nhau của thực tiễn công tác, việc triển khai phong tràothanh niên cũng có sự biến đổi nhất định do tác động của nhiều yếu tố kháchquan và chủ quan.
Qua tổng quan nghiên cứu, có thể thấy cho đến nay chưa có nghiên cứunào đi sâu vào phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” do Đạihội Đoàn toàn quốc khoá XI nhiệm kì 2017 – 2022 phát động, và cụ thể việctriển khai phong trào này của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam Vì
vậy, nhóm tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu đó là “Phương thức triển khai
Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam”.
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về phương thức triển khaiphong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của tổ chức Đoàn, đề tài nghiên cứu thực trạngphương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niênHọc viện TTN Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của ĐoànThanh niên Học viện TTN Việt Nam trong thời gian tới
Trang 164 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phương thức tổ chức triển khai Phong trào
“Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng triển khai Phong trào
“Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Namgiai đoạn từ năm 2018 đến nay;
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và yếu tố ảnh hưởng đến phương
thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam trong thời gian tới
5 Đối tượng và khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh Học viện TTN Việt Nam
- Đoàn Thanh niên Cơ quan TW Đoàn
- Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Học viện TTN Việt Nam
5.3 Phạm vi nghiên cứu
5.3.1 Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung Nghiên cứu phương thức triển khai Phong trào “Tuổitrẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam từ khi phong tràođược Đại hội Đoàn khoá XI phát động trong toàn quốc đến nay, từ đó đề xuấtgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương thức triển khai Phong trào “Tuổitrẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện trong thời gian tới
Trang 175.3.2 Về không gian nghiên cứu
Học viện TTN Việt Nam
5.3.3 Về thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sángtạo” của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam từ tháng 01 năm 2018đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Vận dụng
các nguyên lý , các qui luật của phép biện chứng duy vật để nghiên cứu, xemxét là bản chất của vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ với những vấn đề có liênquan, nghiên cứu nguyên nhân của thực trạng từ đó xề xuất các giải pháp logic,đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả Phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻsáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam
- Phương pháp logic - lịch sử: Thông qua các nguồn tài liệu thu thập
được, đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức triển khaiphong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” , nghiên cứu thực trạng việc triển khai Phongtrào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện gắn liền với điều kiện,hoàn cảnh, nhiệm vụ cụ thể của Đoàn Thanh niên Học viện
- Phương pháp định tính, định lượng: Phương pháp định tính nhằm
thu thập dữ liệu thông tin, từ đó mô tả và phân tích các nội dung, từ đó làm rõ bản chất, thực trạng của phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng
tạo”của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam Phương pháp định lượng
nhằm thu thập số liệu cụ thể để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cụ thể phục vụ cho đề tài
- Phương pháp nghiên cứu, phân loại, hệ thống hoá tài liệu: Nhằm nghiên cứu, phân loại và hệ thống hoá các lí thuyết, các vấn đề lý luận có liên
quan đến các hướng tổng quan nghiên cứu đề tài và liên quan đến đối tượngnghiên cứu
Trang 18- Phương pháp so sánh: Nghiên cứu tìm hiểu điểm tương đồng và
khác biệt giữa các công trình, sản phẩm đã công bố và đề tài nghiên cứu, sosánh sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đối với phương thức triển khaiPhong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” trong chương II
- Phương pháp quan sát: Sử dụng các giác quan cùng với sự hỗ trợ
của các phương tiện ký thuật (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim,…) mộtcách có chủ định, có kế hoạch để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ chomục đích nghiên cứu
- Phương phát điều tra xã hội học: Đề tài thu thập thông tin bằng cách
phát phiếu điều tra, lấy ý kiến bằng bảng hỏi với 190 đơn vị mẫu Căn cứ kết quả điều tra đề tài đánh giá thực trạng, mức độ hiệu qủa các biện pháp, cách thức thực hiện phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”của Đoàn Thanh niên Học viện,
từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp
Chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tầng với 170 phiếu đối với đoàn viên; 7phiếu đối với Đảng ủy, BGĐ và công đoàn Học viện, 8 phiếu đối với Cán bộđoàn; 5 phiếu đối với Đoàn Thanh niên cơ quan TW Đoàn
Đặc điểm mẫu khảo sát đoàn viên như sau:
- Năm nhất: 38 người, chiếm 25,3%%
- Năm hai: 43 người, chiếm 28,7%
- Năm ba: 48 người, chiếm 32%
- Năm tư: 21 người, chiếm 14%
Đoàn viên
thuộc
- Liên chi đoàn Khoa Công tác thanh niên: 70 người, chiếm 41,2%
- Liên chi đoàn Khoa Chính trị học: 55 người, chiếm 32,4%
- Liên chi đoàn Khoa Công tác xã hội: 25 người, chiếm 14,7%
- Chi đoàn Khối hiệu bộ: 7 người, chiếm 4,1%
- Chi đoàn Tổ bộ môn và các Trung tâm: 8 người, chiếm 4,7%
- Chi đoàn Viện nghiên cứu thanh niên: 5 người chiếm 2,9%
Trang 19- Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê: Đề tài áp dụng các
thuật toán thống kê, chương trình SPSS for Windows 16.0 để xử lí số liệu thuthập
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành các cuộc phỏng vấn
sâu với các cán bộ đoàn chủ chốt, giảng viên có chuyên môn trong Học viện
để thu thập thông tin, xin ý kiến đề xuất giải pháp
7 Giả thuyết nghiên cứu
Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam luôn hăng hái, đi đầu hưởngứng triển khai, cụ thể hoá các phong trào thanh niên do Đại hội Đoàn toànquốc khoá XI và Đoàn cấp trên phát động , trong đó có Phong trào “Tuổi trẻsáng tạo” Tuy nhiên, việc phát động, tổ chức triển khai Phong trào “Tuổi trẻsáng tạo” đến từng đối tượng ĐVTN của Đoàn Thanh niên Học viện còn gặpnhiều khó khăn, lúng túng Nếu Đoàn Thanh niên Học viện nhanh chóng cóđược các giải pháp về phương thức triển khai phong trào này hiệu quả, pháthuy được thế mạnh vốn có, phù hợp với môi trường sư phạm của Học việnthì sẽ nâng cao được kết quả hoạt động của Đoàn Thanh niên Học viện trongthời gian tới
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về phương thức triển khai Phong trào “Tuổitrẻ sáng tạo” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Chương 2 Thực trạng phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻsáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức triển khai Phongtrào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đoàn Thanh niên Học viện TTN Việt Nam
Trang 20NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO “TUỔI TRẺ SÁNG TẠO”
CỦA ĐOÀN TNCSHỒ CHÍ MINH 1.1 Khái niệm và một số vấn đề lí luận về phong trào thanh niên
1.1.1.Khái niệm Phong trào thanh niên
Theo từ điển tiếng Việt, “Phong trào là phương thức hoạt động của
một tập thể, một đơn vị, có sự tham gia của quần chúng nhằm giải quyết một mục tiêu, nội dung cụ thể (phong trào lao động, phong trào ca hát, phong trào thể dục,…” [9].
Phong trào là hoạt động cuốn hút một nhóm người nào đó trong xã hộinhằm thoả mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định, hướng vào việc thực hiệnmột mục tiêu nhất định [25, tr1]
Từ cách hiểu trên, ta thấy phong trào có ba yếu tố cơ bản là: phải cómột tập thể đứng ra tổ chức; phải có lực lượng quần chúng tham gia; phải giảiquyết những vẫn đề cụ thể
Theo Từ điển Thanh niên Việt Nam giản yếu Phong trào thanh niên là
“Phong trào tự nguyện, tự giác của thanh niên tham gia thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng với ý chí quyết tâm, lòng nhiệt huyết và tinh thần quả cảm; mang trí tuệ, tài năng sáng tạo, nghị lực, tính tiên phong của tuổi trẻ, phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng và lợi ích nhu cầu phát triển toàn diện, lâu dài của thanh niên Phong trào thanh niên là sản phẩm khách quan của quần chúng thanh niên, xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu của tuổi trẻ, từ động lực và lý tưởng mục tiêu cách mạng, phù hợp với nhu cầu, lợi ích, tâm
lý, nguyện vọng của thanh niên” [4, tr 604].
Từ khái niệm phong trào nói chung, có thể hiểu khái niệm phong tràothanh niên như sau: phong trào thanh niên là hoạt động cuốn hút được đôngđảo thanh niên tự nguyện tự giác tham gia, trong một khoảng thời gian nhất
Trang 21định hướng vào thực hiện mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninhquốc phòng do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm hạt nhân lãnh đạo và tổ chứcnhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên, phát huytiềm năng thế mạnh của lực lượng thanh niên trong công cuộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc [25, tr1].
Phong trào thanh niên là một phương thức hoạt động quan trọng củaĐoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội sinh viên Việt Namnhằm tập hợp thanh niên vào hoạt động tập thể Thông qua phong trào để pháthuy vai trò thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhằm giáo dục, rènluyện thanh niên trở thành người lao động mới; góp phần xây dựng Đoàn, Hộivững mạnh
Như vậy, trong phong trào thanh niên ta thấy có ba yếu tố:
- Thứ nhất, tập thể đứng ra tổ chức là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hộiliên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam (cấp TW, cấp tỉnhthành, cấp quận huyện và cấp cơ sở)
- Thứ hai, phương pháp tổ chức phong trào TN là lôi cuốn đông đảo lựclượng TN tham gia một cách tự nguyện, tự giác, hoặc cũng có thể lực lượng
TN là nòng cốt, với sự tham gia của các thành phần khác
- Thứ ba, phong trào TN nhằm mục tiêu: Giúp giáo dục, phát huy, pháttriển TN; góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội đặt ra đốivới đất nước, địa phương, đơn vị; giúp xây dựng các tổ chức thanh niênvững mạnh
Phong trào thanh niên có những đặc trưng cơ bản sau:
Tập thể đứng ra tổ chức phong trào thanh niên là Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, Hội LHTN Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam Tập thể có thể làĐoàn, Hội cấp TW, cấp tỉnh thành, cấp quận huyện và cấp cơ sở
1.1.2.Mục tiêu của phong trào thanh niên
Phong trào thanh niên do Đoàn, Hội phát động, tổ chức chặt chẽ nênmang tính tự giác và mục tiêu của phong trào có tính định hướng giáo dụccao, thể hiện ở các vấn đề sau:
Trang 22Tập hợp thanh niên vào hoạt động tập thể để giải quyết các nhiệm vụchính trị Mục tiêu này hướng vào việc hoàn thành kế hoạch của đất nước, củađịa phương, của đơn vị và của các tổ chức quần chúng nhân dân Hướng vàothực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, các chương trình, các dự án của quốc gia,địa phương và đơn vị Mọi phong trào của thanh niên đều phải đặt mục tiêunày lên hàng đầu để phấn đấu thực hiện.
Thông qua phong trào thanh niên để bồi dưỡng, đào tạo thanh niên trởthành người lao động có trí thức, đạo đức, sức khoẻ Mục tiêu này hướng vàoviệc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động mới, người chủnhân đất nước Bởi vì sự tiến bộ và trưởng thành của thanh niên sẽ là động lựctinh thần to lớn để đưa thanh niên tự giác tham gia vào phong trào, ngoàiquyền lợi về vật chất họ cần được học tập, cần được vui chơi giải trí, cầnđược giới thiệu giải quyết việc làm, cần được động viên khen thưởng, đượcxem xét để kết nạp Đoàn, Hội và giới thiệu Đảng xem xét kết nạp; cần đượcbồi dưỡng năng lực lãnh đạo để có thể được bổ sung vào đội ngũ lãnh đạo củacác cơ quan, địa phương và các tổ chức quần chúng nhân dân
Vì sự phát triển bền vững của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTNViệt Nam, Hội sinh viên Việt Nam Đây là mục tiêu nhằm xây dựng các tổchức thanh niên ngày càng vững mạnh Mọi phong trào đều phải xác định vàthực hiện mục tiêu quan trọng này Bản thân các tổ chức thanh niên muốn xâydựng, củng cố, phát triển tổ chức của mình đều phải phát động phong tràothanh niên Có thể nói phong trào thanh niên là biện pháp quan trọng để xâydựng các tổ chức thanh niên phát triển bền vững Sự phát triển bền vững của
tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội sinh viên làmong muốn của Đảng, Nhà nước, các tổ chức quần chúng nhân dân và cáctầng lớp thanh niên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội sinh viên ViệtNam trong quá trình hoạt động luôn duy trì ba mặt công tác: tổ chức, giáo dục
và phong trào Ba mặt công tác này có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ lẫn nhau,
Trang 23không thể tách rời một trong ba mặt công tác đó Các tổ chức thanh niên đềuđặt ra mục tiêu cần xây dựng tổ chức vững mạnh, có tổ chức vững mạnh mớilàm được tốt nhiệm vụ giáo dục và tổ chức phong trào Song, chính từ việc tổchức tốt các phong trào có tác động tích cực trở lại đối với việc giáo dục tốtcho thanh niên và góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đoàn và Hộivững mạnh.
Phong trào có nhiều cấp độ khác nhau và được biểu hiện dưới nhữnghình thức hết sức phong phú đa dạng Có các phong trào thanh niên theo đốitượng, nghề nghiệp như: thanh niên nông thôn có phong trào sản xuất kinhdoanh giỏi, thanh niên công nhân có phong trào “Sáng tạo trẻ”, thanh niênquân đội có phong trào “Giành 3 đỉnh cao quyết thắng”, tuổi trẻ học đường cóphong trào “Học rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” , Có phong trào thanhniên ở cấp toàn quốc như “Phong trào thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc” Có phong trào thanh niên được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện,cấp cơ sở tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng, miền, địa phương Ví dụphong trào "Sạch làng tốt ruộng" chỉ có đối với các vùng nông thôn; cònphong trào "em yêu đường sắt quê em" chỉ có ở các địa phương có đường sắt
đi qua,
Có phong trào tự phát, có phong trào tự giác do một chủ thể xã hội, một
tổ chức hợp pháp phát động Mỗi phong trào tự giác phải thoả mãn bốn tínhchất sau đây: tính mục tiêu, tính tổ chức, tính quần chúng, tính lịch sử Thiếumột trong bốn tính chất nêu trên phong trào sẽ kém hiệu quả: phát mà khôngđộng, “đầu voi đuôi chuột” Tính tổ chức chặt chẽ: TW Đoàn phát động vớinội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, biện pháp chỉ đạo cụ thể Các địa phương, đơn
vị cụ thể hoá, nội dung nhiệm vụ đó phù hợp với đặc điểm của cơ sở mình;hàng năm có đánh giá, tổng kết, biểu dương, khen thưởng và uốn nắn kịp thời.Tính quần chúng rõ rệt vì nó phù hợp với mọi đối tượng thanh thiếu nhi Tínhlịch sử cụ thể: phù hợp với bối cảnh mới, điều kiện mới (kinh tế thị trường,mỗi người đều phải lập thân, lập nghiệp và góp phần xây dựng đất nước, mỗingười đều tự bảo vệ mình và góp phần bảo vệ tổ quốc)
Trang 241.1.3 Động lực của phong trào thanh niên
Động lực của phong trào thanh niên là các yếu tố làm thúc đẩy phongtrào thanh niên phát triển Các yếu tố đó suy cho cùng là những yếu tố thuộcphạm trù vật chất (gọi là động lực vật chất), và những yếu tố thuộc về phạmtrù tinh thần (gọi là động lực tinh thần)
Động lực vật chất là những lợi ích vật chất cụ thể mà thanh niên có thểđạt được, hoặc được đáp ứng khi tham gia phong trào thanh niên, như: phầnthưởng, giải thưởng, vốn, việc làm, thu nhập, điều kiện làm việc
Động lực tinh thần là những yếu tố làm thúc đẩy, khơi dậy tinh thầnnhiệt huyết của thanh niên, hăng hái tham gia phong trào mà không đòi hỏiđiều kiện hoặc lợi ích vật chất, như: niềm tự hào, niềm tin, sự đánh giá tônvinh của tập thể, xã hội, có môi trường để rèn luyện, tinh thần thi đua, tínhlãng mạn của tuổi trẻ
Những động lực vật chất và tinh thần thường được kết hợp hài hoà vớinhau, đan xen nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau Nhưng đối với thanh niên,động lực tinh thần là yếu tố đặc biệt quan trọng Hai nội dung này là thốngnhất hữu cơ với nhau, không thể tách rời trong quá trình tổ chức phong tràothanh niên Mặt khác động lực của phong trào thanh niên có cái riêng làm saophù hợp với giới trẻ, song nó cũng có tính thống nhất cao và phải phù hợp vớiđiều kiện chung của đất nước Để có động lực tinh thần cần đẩy mạnh và làmtốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thanh niên, qua đó định hướng
lý tưởng, khơi dậy nhu cầu được cống hiến, được chung sức cùng cộng đồng,
vì quê hương, đất nước
Trong từng thời kỳ, những lợi ích của thanh niên có vị trí ưu tiên khácnhau, có lúc lợi ích về chính trị và tinh thần được coi trọng; và cũng có lúc lợiích về vật chất được coi trọng Song trong mỗi thời kỳ, từng đối tượng thanhniên cũng có những nhu cầu về quyền lợi khác nhau Cụ thể mọi phong tràocủa thanh niên đều phải lo cho thanh niên được học, được có việc làm, đượcthu nhập ổn định, được vui chơi giải trí, chăm lo đến sự tiến bộ và hạnh phúc
Trang 25Lợi ích chung là như vậy, song trong từng thời kỳ, từng đối tượng lạiphải cụ thể hoá sao cho phù hợp với hoàn cảnh và phù hợp với từng đốitượng Phát động phong trào thanh niên phải tính đến lợi ích thiết thực của họ,
có như vậy mới tập hợp được đông đảo thanh niên tham gia vào các phongtrào và họ tự giác tham gia xây dựng Đoàn và Hội vững mạnh
1.1.4 Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả phong trào thanh niên
Thứ nhất, mức độ bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính quyền
địa phương Vì vậy, nếu tổ chức Đoàn cơ sở muốn tổ chức được các phongtrào thanh niên hiệu quả thì cần căn cứ nhiệm vụ chính trị của địa phươngmình
Thứ hai, Thu hút tập hợp được đông đảo ĐVTN tham gia, động viên,
cổ vũ được lòng hăng hái nhiệt tình, sức sáng tạo của tuổi trẻ, sẵn sàng đemsức lực, tài năng của mình để cống hiến cho sự nghiệp chung, không ngại giankhổ khó khăn Qua đó, hướng đến mục tiêu lớn hơn là giúp giáo dục, rènluyện thanh niên thêm trưởng thành, phát triển toàn diện
Thứ ba, tổ chức Đoàn được củng cố và phát triển, chất lượng đoàn viên
được nâng cao, đoàn viên tiến bộ, trưởng thành về nhiều mặt, xu hướng phấnđấu gia nhập Đoàn của thanh niên ngày càng tăng Đoàn có uy tín và khẳngđịnh được sự tín nhiệm trong cộng đồng xã hội
Tóm lại, một phong trào thanh niên được coi là có hiệu quả nếu như nóđem lại những lợi ích thiết thực, cụ thể: được người, được việc, được tổ chức;thông qua hoạt động đoàn viên, đội viên, thanh thiếu nhi thấy rõ được nhiệm
vụ và quyền lợi của mình; muốn cống hiến tài năng sức trẻ cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2 Khái niệm và Phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của tổ chức Đoàn
1.2.1 Khái niệm Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”
Theo từ điển Tiếng Việt, “tuổi trẻ” là những người trong độ tuổi thanh,
thiếu niên [9]
Trang 26Theo từ điển Triết học, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người
tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất [24]
Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm về sáng tạo bao gồm hai khía cạnh:
Thứ nhất, sáng tạo ra những giá trị mới nhất về vật chất và tinh thần; Thứ hai,
sáng tạo là tìm ra cái mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có [9]
Theo Lecne cho rằng “Sự sáng tạo là quá trình con người xây dựng cáimới về chất bằng hành động trí tuệ đặc biệt mà không thể xem như là hệthống các thao tác hoặc hành động được mô tả thật chính xác và được điềuhành nghiêm ngặt”
Theo Solso R.L quan niệm “Sáng tạo là một hoạt động nhận thức mà nóđem lại một cách nhìn nhận hay cách giải quyết mới mẻ đối với một vấn đềhay tình huống”
Theo GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn có nói “Người có óc sáng tạo làngười có kinh nghiệm phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề đã đăt ra”
Từ khái niệm “tuổi trẻ” và các quan niệm về sáng tạo, ta có thể hiểu
“Tuổi trẻ sáng tạo” là hoạt động sáng tạo của thanh thiếu niên nhằm tạo ra giá
trị mới về vật chất và tinh thần nhưng không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có
Tóm lại, nhóm tác giả thống nhất với quan điểm sau:Phong trào “Tuổi
trẻ sáng tạo” là một phong trào hành động cách mạng do Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ XI phát động nhằm phát huy phẩm chất sáng tạo của TN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.2 Phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của tổ chức Đoàn
Phương thức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” là hệ thống
phương pháp và hình thức để thực hiện, nhân rộng Phong trào “Tuổi trẻ sángtạo” trong từng cấp bộ Đoàn trên quy mô toàn quốc Phong trào “Tuổi trẻsáng tạo” khi triển khai cũng phải đảm bảo đầy đủ các phương thức giống nhưcác khi xây dựng và phát triển các phong trào thanh niên khác Cụ thể là baogồm các phương thức sau
Trang 271.2.2.1 Phương thức xây dựng nội dung
Để phát động, tổ chức thực hiện quả Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” cầnthiết phải xây dựng các nội dung hoạt động phù hợp với từng đối tượng thanhniên Nghiên cứu tổng quan tình hình thực tiễn, căn cứ vào nhiệm vụ trọngtâm hoạt động để xây dựng nội dung phong trào
Xác định được mục tiêu hoạt động phải thể hiện được vai trò xung kíchsáng tạo, tiên phong bản lĩnh làm chủ trong của đời sống xã hội trong thời kỳhội nhập và phục vụ chính nhu cầu và lợi ích của thanh niên Đồng thời phảithể hiện rõ vai trò của tổ chức Đoàn trong việc giúp thanh niên chuẩn bị hànhtrang vào đời, đảm bảo hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ ChíMinh: Giáo dục ĐVTN có bản lĩnh chính trị vững vàng, “Tâm trong, trí sáng,hoài bão lớn”, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh; Truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc, truyền thống của tuổitrẻ; lối sống văn minh, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương pháp luật của nhànước Ứng dụng hiệu quả lý thuyết trong học tập và lao động với thực tiễncuộc sống
Sau khi đã nghiên cứu tổng quan và xác định mục tiêu hoạt động thìtiến hành thiết kế nội dung một cách cụ thể, chi tiết làm căn cứ để thực hiệncác phương thức tiếp theo
1.2.2.2 Phương thức phát động và chỉ đạo triển khai
Từ cuộc phát động lớn, các cơ sở Đoàn, Hội căn cứ vào điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội của địa phương mà chủ động phát động, triển khai thànhcác phong trào, chiến dịch, chương trình, với các hình thức khác nhau
Tuy nhiên, phát động phong trào mới chỉ là bước đầu, nhưng để trởthành phong trào thực sự, đòi hỏi quá trình tổ chức, chỉ đạo phải rất tập trung,quyết liệt và tạo ra lộ trình, triển khai thực hiện theo thời gian, đối tượng.đượcnhiều hoạt động tập trung, cao điểm thì phong trào mới đạt hiệu quả cao
Người cán bộ đoàn cũng phải thực hiện kiểm tra các mặt:
- Chỉ đạo thực hiện các văn bản chỉ: Nghị quyết Đại hội Đoàn; Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn; Chương trình Công tác
Trang 28đoàn và Phong trào thanh niên hằng năm do BCH Đoàn các cấp ban hành; hệthống Nghị quyết, Kết luận; Chỉ thị; Thông báo; Kế hoạch; Hướng dẫn…nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc và Đại hội Đoàn các cấp
do BCH, BTV, Ban Bí thư TW Đoàn và BCH, BTV Đoàn các cấp ban hành
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền: Thông qua công tác tuyên truyền, giáo
dục của Đoàn để lan tỏa, phổ biến sâu rộng nội dung phong trào hành độngcách mạng của Đoàn tới đoàn viên, thanh niên
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện: Thực hiện qua các buổi học tập, quán triệt
Nghị quyết, tập huấn chuyên đề dành cho cán bộ đoàn các cấp; triển khai môhình điểm, thí điểm thực hiện phong trào và nhân rộng; tổ chức gặp gỡ, độngviên cán bộ đoàn, ĐVTN; thường xuyên quan tâm đánh giá kết quả thực hiệntheo từng giai đoạn; biểu dương, khen thưởng kịp thời các đơn vị làm tốt…
1.2.2.3 Phương thức duy trì các hoạt động và tạo các đợt cao điểm
Trong quá trình triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, các cấp bộĐoàn phải luôn kiểm tra thường xuyên dể duy trì cũng như vận dụng cácnguồn lực để nuôi dưỡng sức sống của phong trào Tăng cường công tác kiểmtra, coi công tác kiểm tra là một biện pháp quan trọng để duy trì các hoạtđộng; đặt trọng tâm vào việc kiểm tra hiệu quả của phong trào cũng như pháthiện các mặt hạn chế, yếu kém, khó khăn để từ đó có biện pháp uốn nắn kịpthời và đẩy mạnh phong trào lên tầm cao mới Cổ vũ, động viên, phát huy tinhthần xung kích, sáng tạo của ĐVTN và làm tốt công tác thi đua khen thưởng(kể cả thưởng vật chất) Bên cạnh đó cần thường xuyên nắm bắt thông tin,đảm bảo tính quần chúng rộng rãi trong ĐVTN
Trong tiến trình triển khai phong trào khi phong trào đạt được hiệu qủacao, có điểm nhấn, đang trên đà tăng tốc thì thủ lĩnh các câp bộ đoàn phảinắm bắt kịp thời để biến đó thành cao điểm, tạo ra dấu ấn riêng, tiếng vanglớn trong chuỗi các hoạt động đó
1.2.2.4 Phương thức tổng kết đánh giá tính hiệu quả
Trong thời gian triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” cần tăng
Trang 29mắc phải Hay kiểm tra quá trình triển khai phong trào, đánh giá nguồn lựcyếu tố tác động, phân tích mục tiêu đặt ra đã hiệu quả hay chưa?
Trong quá trình tổng kết đánh giá hiệu quả của phong trào cần phântích những kết quả đạt được những yếu kém, hạn chế tồn tại và nguyên nhânchủ quan, khách quan ở các mặt chủ yếu sau:
- Công tác chỉ đạo của Đoàn: từ xây dựng nội dung, phát động, duy trìđến sơ tổng kết phong trào
- Nội dung, phương thức hoạt động của phong trào phải thường xuyênđổi mới để phù hợp với tình hình của từng địa phương, đơn vị
- Những bài học kinh nghiệm, những mô hình mới, cách làm hay, ýtưởng sáng tạo cần được phổ biến nhân rộng
Sau tổng kết đánh giá hiệu quả của phong trào phải làm tốt công tác thiđua khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị điển hình tiên tiến có nhiều đóng góp
có hiệu quả cho phong trào Thông qua phong trào phát hiện, hỗ trợ ĐVTNhiện thực hóa, nhân rộng các ý tưởng, sáng kiến sáng tạo
1.2.3 Hiệu quả phương thức triển Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”
Các phương thức triển khai đảm bảo Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”được triển khai hiệu quả, toàn diện và đảm bảo mục tiêu phát huy thế mạnhsáng tạo của thanh niên Phát huy các sản phẩm nghiên cứu, các sáng kiến,các ý tưởng sáng tạo của thanh niên gắn với cuôc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư Từ đó, động viên khích lệ và huy động các nguồn lực, xây dựng quỹ
hỗ trợ triển khai các mô hình, ý tưởng sáng tạo của đoàn viên thanh niên Vìvậy khi thực hiện các phương thức phảm đảm bảo các tiêu chí:
Phương thức triển khai phải phù hợp với nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
Xuất phát từ thực tiễn nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị mà Đoàn Thanhniên xây dựng nội dung phù hợp Bên cạnh đó, định hướng chính trị đảm bảovai trò định hướng chính trị của Đoàn, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh thấm đượm trong tư tưởng, lý tưởng của thanh niên, gópphần củng cố niềm tin của thanh niên vào đường lối độc lập dân tộc và chủ
Trang 30nghĩa xã hội Thể hiện tính chính trị rõ nét trong các khâu: Từ nội dung đếncác hình thức triển khai phong trào, thậm chí cả trong tên các phong trào, cáckhẩu hiệu hành động, bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách,pháp luật của nhà nước.
Phương thức triển khai phù hợp với nội dung phong trào, bởi vì quan
điểm về nội dung thực hiện Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của Đại hội Đoàntoàn quốc khoá XI đã xác định gồm có bốn nội dung tương ứng với từng đốitượng đoàn viên Nhiệm vụ của cấp bộ đoàn triển khai là phải thiết kế, xâydựng các hình thức, giải pháp linh hoạt để khơi dậy được niềm say mê, tựgiác trong việc tìm tòi sáng tạo chứ không áp đặt nội dung hay ép buộc nảysinh sáng kiến Chỉ khi đó phong trào sáng tạo mới thực hiện đúng ý nghĩaban đầu của nó
Phương thức triển khai phải phù hợp với điều kiện kinh tế, cơ sở vật
chất của tổ chức Trong thực tế có nhiều hình thức triển khai nhưng phải xét
tương quan có đảm bảo được nguồn nhân lực, vật lực để thực thi hay không?Hoặc huy động được nguồn đầu tư như thế nào để đảm bảo yếu tố kinh tế?Không nên lựa chọn các hình thức vượt tầm kiểm soát, quá quy mô tương ứnggây khó khăn cho cấp dưới khi tiếp cận
Phương thức triển khai phải đảm bảo mục tiêu giáo dục nhằm xây
dựng, nâng cao nhận thức chính trị, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lí tưởng cáchmạng, góp phần xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng,giàu lòng yêu nước, có đạo đức, lối sống văn hóa, tiên phong, gương mẫu,tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình và công lý; thực sự là lực lượng tiênphong trong học tập, lập nghiệp, khởi nghiệp, lao động sáng tạo, làm chủKHCN hiện đại, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế Đặc biệt, góp phần xâydựng Đoàn vững mạnh, xung kích, tiên phong, có sức chiến đấu cao, thựchiện nhiệm vụ chính trị - xã hội mà Đảng, Nhà nước giao
Phương thức triển khai đáp ứng được nhu cầu lợi ích của đoàn viên,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp, thông qua các phương thức triển khai
Trang 31phong trào phải góp phần đảm bảo, đáp ứng những quyền, lợi ích chính đángcủa thanh niên là một nguyên tắc quan trọng Đó là lợi ích về được học tập vàbình đẳng về cơ hội học tập, trong lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng,góp phần xây dựng đất nước, trong phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; trongnâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và côngnghệ; trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường;lợi ích trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, trong bảo vệ sứckhoẻ, hoạt động thể dục, thể thao; và đặc biệt là lợi ích của thanh niên trongquản lý nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức tổ chức triển khai Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” của tổ chức Đoàn
1.3.1 Yếu tố khách quan
1.3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước
Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, rất phứctạp, khó lường; đất nước đứng trước nhiều vấn đề mới, có cả những thuận lợi,thời cơ đan xen với những khó khăn và thách thức gay gắt Việt Nam với vịthế là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu châu Á,cũng đang dần phải chuyển mình và thích nghi với sự tồn tại của những biếnđổi của khoa học, công nghệ Đặc biệt là sự chủ động tham gia nắm bắt đónđầu xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Tuy nhiên những năm qua tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm;khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngàycàng quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực; diễn biến phức tạp trên BiểnĐông, đã tác động bất lợi đến nước ta Trong nước cùng với những ảnhhưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những hạnchế, khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế chưa được giải quyết, những hạnchế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn đề mới phát sinh đã làmcho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô,tốc độ tăng trưởng và đời sống nhân dân Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí
Trang 32hậu gây thiệt hại nặng nề Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hộingày càng cao Đồng thời, chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảmquốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền đất nước trước những động thái mớicủa tình hình khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh đó, lực lượng thanh niên ta đã nỗ lực phấn đấu cùngtoàn Đảng toàn dân đạt được những thành quả quan trọng Nền kinh tế vượtqua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ
mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì
ở mức hợp lý, năm sau cao hơn năm trước Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơcấu lại nền kinh tế và thực hiện các đột phá chiến lược được tập trung thựchiện, bước đầu đạt kết quả tích cực; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nông thôn mới được đẩymạnh Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế cóbước phát triển An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảođảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện Bảo vệ tài nguyên, môitrường và ứng phó với biến đổi khí hậu có những chuyển biến tích cực Chínhtrị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trìđấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổcủa Tổ quốc, giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển đất nước Quan hệ đốingoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả Vị thế, uy tín quốc
tế của nước ta tiếp tục được nâng cao Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy Công tác xây dựng Đảng,xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng Quanđiểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổsung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên
Những điều kiện kinh tế và xã hội trên có ảnh hưởng trực tiếp tớiphong trào thanh niên trong đó có Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” Đó cũngchính là động lực để ĐVTN phấn đấu trên con đường phát triển của đất nước,của dân tộc Tổ chức Đoàn với vai trò là người bạn lớn của thanh niên sẽ làm
Trang 33tốt vai trò đồng hành với thanh niên, làm cho thanh niên hiểu về những thời
cơ, thách thức mà người trẻ sẽ gặp phải; sứ mệnh của mình trong việc đưa đấtnước phát triển trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Thuậnlợi, thời cơ của thời đại sẽ cổ vũ, khích lệ, động viên họ tiếp tục phát huy vàphát triển những phẩm chất vốn có trong công cuộc đổi mới, bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Để Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” đạt được ýnghĩa thực tiễn tạo ra những giá trị mới, yếu tố kinh tế xã hội phải là chất xúctác mạnh mẽ đề thanh niên cần đi đầu, quyết liệt, thể hiện tính xung kích, có ýthức tìm giải pháp mới trong thực hiện bất kỳ vấn đề nào đó trong công việc,cuộc sống hay đòi hỏi của xã hội Từ đó, tuổi trẻ Việt Nam sẽ khơi dậy tiềmnăng của đất nước, tạo động lực cho đất nước phát triển nhanh, bền vững,sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
1.3.1.2 Đặc điểm tình hình thanh niên
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trícủa thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, ĐoànTNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn
đề sống còn của dân tộc Trong xã hội, thanh niên là lực lượng có sức khỏe,trình độ và sự sáng tạo đây cũng là đội ngũ tiên phong, luôn có nhiều ước mơhoài bão nhất Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được
sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội
Thế hệ trẻ hiện nay có tinh thần yêu nước, là tự hào dân tộc và niềm tinvào sự lãnh đạo của Cộng sản Việt Nam , sự nghiệp đổi mới do Đảng khixướng và lãnh đạo Các kết quả nghiên cứu cho thấy đại bộ phận thanh niên ýthức rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc và nhân dân, luôn tin tưởngvào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, thể hiện rõlòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lối sống vì cộng đồng thanh niênngày nay xác định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với côngcuộc xây dựng, phát triển đất nước Tính tích cực chính trị xã hội của thanhniên ngày càng được phát huy với việc nêu cao ý thức trách nhiệm, khả năng
Trang 34cống hiến của tuổi trẻ và sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước; có nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực và sản sàngtham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Hiện nay, thanh niên Việt Nam (16 - 30 tuổi) có trên 23,6 triệu, chiếm25,2% dân số cả nước; thiếu niên, nhi đồng (6 - 15 tuổi) có 12 triệu, chiếm12,9% dân số cả nước Bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa mang đến cả thời cơ và thách thức đối với thanhniên Những năm tới, dân số thanh niên tiếp tục có xu hướng giảm dần thanhniên ngày càng có điều kiện, cơ hội học tập, tiếp cận với KHCN nên tỷ lệthanh niên được đào tạo chuyên môn tăng Số lượng thanh niên Việt Nam họctập, lao động ở nước ngoài tăng nhanh Lao động trẻ trong khu vực côngnghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong nông nghiệp ngày càng giảm, thu hẹpkhu vực công, mở rộng khu vực tư Trong xã hội, đã và đang xuất hiện lớpthanh niên tiên tiến, đi đầu và thành công trong học tập, lao động, sản xuất,kinh doanh và hội nhập, có điều kiện tiếp cận với những cơ hội phát triển tốthơn Tuy nhiên một bộ phận thanh niên yếu thế, thất nghiệp, lâm vào cảnh đóinghèo, thiếu cơ hội phát triển, đặt ra yêu cầu, thách thức quan trọng hàng đầutrong giải quyết nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên Tình hình vi phạmpháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng,diễn biến phức tạp Tầm vóc và thể trạng của thanh niên từng bước được cảithiện nhưng vẫn còn thua kém so với khu vực và thế giới Kỹ năng nhiều mặtcủa thanh niên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập Đời sống vănhóa tinh thần của phần lớn thanh niên, nhất là thanh niên công nhân, nôngthôn, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa đượcđáp ứng đầy đủ
Thời đại ngày nay đang mở ra cho thế hệ trẻ Việt Nam nhiều cơ hội,song cũng không ít thách thức Điều đó đòi hỏi tổ chức đoàn phải thực sự là
tổ chức vì thanh niên, của thanh niên, là hạt nhân tập hợp sức mạnh đoàn kết
Trang 35tuổi trẻ cả nước và là người bạn thân thiết đồng hành với thanh niên trênđường lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phát huy vai tròxung kích trong Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, thanh niên Việt Nam đã thểhiện được tiềm năng, khả năng sáng tạo, biến nhiều ý tưởng sáng tạo thànhhiện thực nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Đây cũng chính là hoạt động thiết thực chăm lo, bảo vệ quyền và lợiích của thanh niên trên cơ sở vì sự phát triển và lợi ích chung của dân tộc Tuyphải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, song tuổi trẻ Việt Nam trước saunhư một nguyện một lòng, một dạ trung thành với Tổ quốc, với Đảng và cốnghiến tích cực hơn nữa sức lực, trí tuệ của mình phục vụ sự phát triển đất nướctheo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Từ
đó thế hệ trẻ luôn phát huy hiệu quả tinh thần xung kích, sáng tạo trong họctập, lao động, công tác; nghiên cứu
1.3.1.3 Các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
về phát triển và phát huy thanh niên
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thanh niên nước ta hết thế hệnày đến thế hệ khác, đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không ngại giankhổ, hy sinh, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước ĐượcĐảng và Bác Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, trong hơn 88 năm qua, ĐoànTNCS Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, làm tốt nhiệm
vụ đoàn kết, tập hợp, giáo dục, vận động thanh niên tham gia các phong tràocách mạng Dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng, thanh niên thời đại Hồ ChíMinh đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiệnxuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toànquân viết nên những trang sử hào hùng, giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Namdân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, thanh niên có sựphát triển toàn diện, trình độ học vấn được nâng lên, tầm vóc và thể trạng
Trang 36được cải thiện Tỷ lệ thanh niên được đào tạo ngày càng tăng nhanh trong cơcấu lực lượng lao động Phần lớn thanh niên có trách nhiệm với bản thân, giađình, xã hội, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triểncủa đất nước, phát huy truyền thống cách mạng, thể hiện rõ lòng yêu nước,tinh thần tự hào dân tộc, có hành động thiết thực, cụ thể vì cộng đồng Đảng,Nhà nước và nhân dân luôn đặt niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ và đã có nhiềuchủ trương, chính sách quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để chăm lo, giáodục, bồi dưỡng, phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh thiếu nhi Từ đó, tổchức Đoàn tiếp tục có bước phát triển, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm vớithanh thiếu nhi và có đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đấtnước trong thực tiễn hoạt động phong phú và sôi nổi của tuổi trẻ, trên khắpcác lĩnh vực đã xuất hiện nhiều thanh niên tiên tiến, nhiều tổ chức Đoàn xuấtsắc, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ ChíMinh.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanhchóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhấtvai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò thanh niên côngtác thanh niên Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đều xác định phương hướng,nhiệm vụ công tác thanh niên mỗi giai đoạn Bên cạnh đó, Đảng còn ban hànhnhiều chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về thanh niên và công tác thanh niên
Trong số đó, Luật thanh niên được Quốc hội Khoá XI kỳ họp thứ támngày 29/11/2005 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 Luật thanh niênban hành thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với thanhniên và công tác thanh niên Luật thanh niên là văn bản pháp lý quan trọng thểchế hoá các quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên; quyđịnh quyền và nghĩa vụ của thanh niên, vai trò, trách nhiệm của thanh niên
Trang 37đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;đồng thời thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với sựnghiệp chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thanh niên Việc ban hànhLuật thanh niên đã có nhiều tác động tích cực đối với công tác Đoàn và phongtrào thanh niên; đồng thời phát huy vai trò của tổ chức thanh niên và chứcnăng quản lý nhà nước về thanh niên Tuy nhiên, trong quá trình thực hiệnLuật thanh niên đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc và bất cập đỏi hỏiphải sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với thanhniên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế thanh niên hiện nay đã thay đổi rất nhiều, có trình độ trí tuệ, năng lực sángtạo, lối sống khác với thời điểm ban hành Luật thanh niên năm 2005 thanhniên Việt Nam có thể làm chủ, sáng tạo bước vào cách mạng 4.0 đang diễn rasôi nổi, bên cạnh đó, vấn đề khởi nghiệp, cạnh tranh việc làm sẽ khốc liệt hơntrong khu vực và quốc tế Vì vậy, trong bối cảnh tình hình mới, Nhà nướccũng như các cấp các ngành liên qaun đã đang và sẽ có những hội thảo góp ý,đưa ra những chính sách phù hợp hơn với thanh niên thời đại mới.
Hay Nghị quyết 25-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”BCH TW Đảng khóa X ban hành Ngày 25/7/2008 Đây là văn bản quantrọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với thế hệ trẻ và đối với công tácthanh niên Nghị quyết xác định nhiều nội dung, giải pháp để tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ mới Sau hơn 10năm thực hiện, trước những biến đổi của tình hình thanh niên trong thời kỳmới, Nghị quyết đã tạo bước chuyển biến quan trọng trong công tác thanhniên nói chung, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nói riêng; đượccác cấp bộ đoàn và ĐVTN đón nhận với niềm hứng khởi to lớn Chuyển biếnnhất của Đoàn Thanh niên qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW là
sự chủ động của các cấp Đoàn trong việc phối hợp với các cơ quan, đơn vịnhằm tạo môi trường thuận lợi cho đoàn viên, thanh niên rèn luyện, phát huytinh thần xung kích trong các phong trào, hoạt động tình nguyện, sáng tạo
Trang 38Bên cạnh đó, Nghị quyết số 45/NQ-CP của Chính phủ ban hànhChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 7 BCH TW Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Quyếtđịnh số 2474/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên ViệtNam giai đoạn 2012- 2020 cùng một số nghị định, quyết định, các văn bảnkhác của Chính phủ, bộ ngành TW, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh thành phố liênquan đến công tác thanh niên cũng thể hiện rõ mục tiêu xây dựng dựng thế hệthanh niên Việt Nam tiên tiến có văn hóa, tri thức, có ý chí vươn lên; hìnhthành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng tình hình mới của đấtnước Đảng và Nhà nước ta.
Có thể thấy, những chủ trương, chính sách trên luôn tạo điều kiện mở,tạo ra môi trừng pháp lý, cơ chế phối hợp để cùng gánh vác, đồng thúc đẩy tổchức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cáchmạng của Đảng và dân tộc Có được sự khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôidưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích sáng tạo, làm chủ khoa học, côngnghệ hiện đại, dù bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ thanh niên đều hoàn thànhxuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình, xứng đáng là lớp trẻ ưu tú tiên phong bảnlĩnh trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng củaĐảng, của dân tộc
1.3.2 Yếu tố chủ quan
1.3.2.1 Năng lực cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn
Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vàhội nhập quốc tế Nhiệm vụ chính trị mới có nhiều khó khăn, đòi hỏi Đảng taphải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hainhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Điều nàycũng đã được đề cập đến trong các kết luận, nghị quyết của Đảng qua các thời
kỳ khác nhau Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốccủa mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt
Trang 39hay kém” Nếu có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối
sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đếnthắng lợi Không có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối chính sách đúngcũng khó có thể biến thành hiện thực Quan điểm của Người cho thấy vấn đềxây dựng đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tổchức và chiến lược phát triển đất nước Do đó, trong bối cảnh chính trị - xãhội mới, việc xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề được chú trọng trong côngtác của Đảng
Xây dựng đội ngũ cán bộ là bộ phận quan trọng trong công tác cán bộcủa Đảng Xây dựng Đoàn thực chất là góp phần xây dựng Đảng trước mộtbước, trong đó cán bộ đoàn là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị.Cán bộ đoàn là hạt nhân nòng cốt chỉ đạo các phong trào Đoàn, đồng thời cũng
là người tổ chức, duy trì và phát triển các hoạt động của tổ chức Đoàn nhằm thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộđoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhitrong giai đoạn mới là yếu tố quyết định sự vững mạnh của các tổ chức Đoàn,đồng thời góp phần tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trongthời kỳ mới
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 01-CT/TWĐthanh niên ngày17/5/2013 của BTV TW Đoàn khóa X về việc “Tăng cường rèn luyện tácphong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ đoàn” đã tạo được những chuyểnbiến tích cực trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ đoàn Vai tròlãnh đạo, tính xung kích, nêu gương trong tập thể ĐVTN, đi đầu đảm nhậnviệc mới, việc khó, xung phong đến những nơi gian khổ được cán bộ đoàn cáccấp thể hiện và phát huy, tạo hình ảnh tốt đẹp của cán bộ đoàn, làm gươngcho đoàn viên thanh thiếu nhi noi theo Đội ngũ cán bộ đoàn từ TW đến cơ sởxác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện tác phong, thựchiện những nội dung của Chỉ thị gắn với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụtại cơ quan đơn vị; nghiêm túc, gương mẫu chấp hành đúng các chủ trương
Trang 40của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và quy định của Điều lệ Đoàn,của cơ quan, đơn vị; tích cực, chủ động rèn luyện sức khỏe, đạo đức, xâydựng thái độ làm việc đúng đắn, sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng
và xã hội
Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo của một số cở sở đoàn còn có nhữngkhuyết điểm, yếu kém nhất định Bởi việc rèn luyện tác phong, thực hiện lềlối công tác của cán bộ đoàn chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa trởthành ý thức tực giác, một số cán bộ đoàn có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng,đạo đức, lối sống; chưa nắm vững lý luận, thiếu tính sáng tạo; còn biểu hiệnhình thức, không nắm chắc thực tiễn cơ sở Như vây, cần đẩy mạnh các giảipháp để nâng cao năng lực cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn, có như vậycông tác tổ chức mới đảm bảo phát huy nhân lực trong công tác Đoàn vàphong trào thanh thiếu niên Đặc biệt là trong việc chỉ đạo triển khai Phongtrào “Tuổi trẻ sáng tạo”
1.3.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ ba, BCH TW Đoànkhóa VIII về công tác cán bộ đoàn trong thời kỳ mới, công tác cán bộ đoàn ởcác cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực, các khâu tuyển xxcọn, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ đoàn từng bướcđược nâng lên, đội ngũ cán bộ đoàn từ TW tới cơ sở từng bước được chuẩnhóa, tác động tích cực đến chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn các cấp.Cán bộ Đoàn quá tuổi theo quy định không còn phổ biến ở các địa phương,đơn vị như trước đây, thay vào đó là đội ngũ cán bộ được trẻ hóa, năng động,nhiệt huyết và được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ Đây chính làthuận lợi lớn để Phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” được đi sâu sát từng đối tượngthanh niên, từ đó triển khai các chiến dịch chương trình với nội dung và hìnhthức phù hợp
Tuy nhiên, trong công tác cán bộ vẫn còn một số hạn chế: một bộ phậncán bộ đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ lý luận chính trị, chưa