BỘ NỘI VỤ ;
HOC VIEN HANH CHINH QUOC GIA
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP BO
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC TRIEN KHAI QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ
CỦA TỈNH YÊN BÁI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS HOÀNG VĂN CHỨC
Cie Thank vin th ¬
1 TS VŨ ĐỨC ĐÁN
2 TS PHAM DAI DONG
3 TS ĐINH THỊ MINH TUYẾT 4, TS NGUYEN DUC MANH
HÀ NỘI - 2006
7204
Trang 2MỤC LỤC NOI DUNG Trang MG DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài l 2 Tình hình nghiên cứu 3 3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 4 Phạm vi nghiên cứu 4 s | Phương pháp luận, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 4 6 — | Sản phẩm của để tài 6 + _ | Những đóng góp của đề tài 6 g | Cấu trúc của để tài 6 Chương 1
MOT SO VAN DE CHUNG VE DAN CHU CO SO L] QUAN NIỆM VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ
1.1.1 | Dân chủ là cụ thể 8
1.1.2 | Quan niém vé dan chi cơ sở 10
1.2 QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
1.2.1 | Quan niệm Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở 12 1.2.2 | Sự ra đời Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã 14 1.2.3 | Nội dung Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã 18
13 | VAI TRÒ CỦA QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CAP XA
1.3.1 | Góp phần đẩy nhanh nhanh thực hiện dân chủ ở nước ta 22
1.3.2 | Nêu cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã 24 1.3.3 | Phát huy tính năng động xã hội của công dân 25 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CẤP XÃ Ở YÊN BÁI 2.1 CAC YEU TO ANH HUGNG ĐẾN THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.1.1 | Lịch sử tổ chức hành chính 27
2:1.2' Các điều kiện tự nhiên 28
2.1.3 | Dân cư, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo 30
2.1.4 Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh 32
Trang 3(2.2 | KET QUA THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CẤP XÃ Ở YÊN | BÁI ¡2.2.1 | Tổ chức triển khai 32 | 2.2.2) Kết quả đạt được 34
| 2.2.3 | Nhiing ton tại 48
23 _ | BÀI HỌC KINH NGHIỆM 49
|
Chuong 3
NHUNG GIAI PHAP TRIEN KHAI THUC HIEN QUY CHE
DAN CHU CAP XAG YEN BAI
3.1 CƠ SỞ DE TRIEN KHAI
3.1.1 | Cơ sở lý luận 51
3.1.2 | Co so thuc tién 54
3.1.3 | Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về triển khai thực | $? hiện quy chế dân chủ ở xã
3.2 | NHŨNG GIẢI PHÁP TRIÊN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DAN CHỦ CẤP XÃ Ở YÊN BÁI
3.2.1! Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về thực hiện QCDC 61 3.2.2 | Hoàn thiện QCDC ở cơ sở, xây dựng một số quy trình cho phù hợp 67 3.2.3 | Nang cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, trách| 72
nhiệm của các cấp chính quyền và vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc chỉ đạo, tổ chức, tham gia thực hiện các quy định của QCDC cơ sở
3.2.4 | Nang cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường_ 78 3.2.5 | Xây dựng hệ thống thôn, bản hỗ trợ cho chính quyền xã, phường| 81
trong việc đảm bảo thực hiện QCDC
Trang 4CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI BCD : Ban chỉ đạo QC : Quy chế QCDC : Quy chế dân chủ HĐND :_ Hội đồng nhân dân
UBND : Uy ban nhan dan
XHCN : Xã hội chủ nghĩa CBCC : Cán bộ, công chức
Trang 5MỎ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân Tư tưởng này đã được thể hiện ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta những ngày đầu thành lập nước và được ghi nhận xuyên suốt trong các bản Hiến pháp sau này
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là bản chất của Nhà nước ta Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nước ta là nước dân chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Việc mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân luôn được Đảng, Nhà nước ta coi trọng, xem đó là mục tiêu, là động lực đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng và công cuộc đổi mới đất nước
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy
định và hướng dẫn về việc xây dựng và thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ 6 co sở Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ra đời đánh dấu một bước tiến bộ xã hội lớn ở nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân đân thực sự phát huy quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý các công việc ở địa phương, kiểm soát và đấu tranh chống tệ quan liêu, tham những, mất dân chủ ở các cơ quan công quyền hay các biểu hiện
lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật
Qua những năm thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, có thể nhận thấy một bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội đã được tạo ra, quyền làm chủ
của nhân dân được mở rộng, lòng tin của nhân dân vào chế độ ngày càng được củng
cố, từ đó thúc đẩy được sự phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội-an ninh- quốc phòng ở
địa phương, biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xây đựng nếp sống văn hoá ở xã, phường, thị trấn Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng còn nhiều
nội dung mới cần được triển khai về mặt hình thức, các phương thức thực hiện còn
chưa đem lại hiệu quả cao Sau thời gian đầu triển khai rầm rộ, hiện nay việc thông tin, tuyên truyền về Quy chế thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn dường như
đang lắng xuống, người dân và ngay cả chính quyền cũng ít đặt vấn đề quan tâm
Trang 6hơn khu vực nông thôn nhưng cho tới nay, vấn đề thực hiện Quy chế thực hiện dân
chủ ở các khu vực đô thị cũng không được chú trọng đúng mức, kết quả thực hiện
không cao hơn so với ở khu vực nông thôn
Xã, phường là cấp hành chính cơ sở của Việt Nam, là nền tảng của hệ thống
chính trị, là cơ sở thực tiễn hình thành và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Xã, phường có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với bộ máy hành chính nhà nước; là nơi tổ chức thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, là
cấp chính quyền trực tiếp chăm lo đến đời sống nhân dân Ở cơ sở, là cầu nối giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân Tại cấpơax, phường, nhân dân được thể hiện quyển làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Vì thế, cần quan tâm đặc biệt tới việc đảm bảo thực hiện dân chủ ở cấp xã, phường nhằm đem lại hiệu quả thực sự của việc thực hiện dân chủ rộng rãi trong xã hội Để đảm bảo thực hiện Quy chế thực hiện đân chủ tại xã,
phường cần có sự tham gia đồng bộ của tất cả các tổ chức Đảng, chính quyền và các
đoàn thể nhân đân tại địa phương Ngày 11/5/1998, Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dán chui ở xã để thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra; nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hiệu quả quản lý
của Nhà nước, tạo ra sức mạnh to lớn; góp phần quyết định vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước Cho đến nay Quy chế này đã thực hiện được hơn 7 năm, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực
hiện quy chế ở địa phương là rất cần thiết
Yên Bái là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có cấu trúc dân tộc đa dạng với
hành chục dân tộc anh em cùng cư trú, sinh sống trên địa bàn Việc nghiên cứu hiện trạng thực hiện dân chủ trên địa bàn tỉnh và phương thức thực hiện Quy chế dân chủ
ở cấp xã là rất cần thiết và cấp bách Trên cơ sở nghiên cứu địa bàn tỉnh Yên Bái có
thể nhân rộng nghiên cứu trên địa bàn các địa phương khác, góp phần thực tiễn để
bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp luật hiện hành Tiến tới xây dựng pháp lệnh hoặc luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường
Trang 7Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn để tài "Nghiên cứu phương thức triển khai quy chế thực biện dân chủ ở cấp xã của tình Yên Bái" có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn ở nước ta hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề dân chủ ở cơ sở, hiện nay có một số công trình nghiên cứu chính như sau:
- Hội Nhà báo Việt Nam, Quỹ SIDA-Thuy Điển, Dự án “Phát huy dân chủ xã, phường” , Hà Nội Năm 2004
- TS Vũ Đức Đán: Hoàn thiện chính quyền cấp xã và vấn đề phát huy dân
chủ ở cơ sở Đề tài khoa học cấp bộ năm 2002
- TS Lê Kim Hải: Thực hiện QCDC ở cấp xã và nhung vấn đề tiếp tục cần giải quyết Đề tài khoa học cấp bộ Năm 2002
- TS Võ Văn Tuyển: Những biện pháp gắn kết thực hiện QCDC với tiến trình CCHC Đề tài khoa học cấp bộ Năm 2004
Học viện Hành chính Quốc gia có một số làm luận văn cao học về dân chủ cơ SỞ:
- Lò Hồng Lâm, “Những biện pháp nhằm tăng cường việc thực hiện quy chế dán chủ cấp xã của tình Sơn La”, luận văn thạc sĩ QLUNN, Học viện Hành chính quốc gia, năm 2000
- Hoàng Tiến Cát, “Tăng cường kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở xã”, luận văn thạc sĩ QLNN Học viện Hành chính quốc gia Năm 2002
- Nguyễn Thị Tân Huyền “Chính quyên phường đảm bảo thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở (từ thực tiễn thành phố Hà Nội) Luận văn thạc sĩ QLNN
Năm 2004.v.v
Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về
phương thức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn một tỉnh,
thành phố
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Trang 8Nghiên cứu phương thức triển khai quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn một
tỉnh miền núi, nhấm góp phần tăng cường, thúc đẩy thực thi phát huy dân chủ ở cơ sở để nhân dân được thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của mình trong các hoạt động
kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần
thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước của Đảng và nhan dân ta
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan những vấn đề cơ bản về dân chủ
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện Quy chế dân chú ở xã, phường và xác
định những nhu cầu bức xúc, các điều kiện cần thiết để cải thiện và tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở xã, phường trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Đề xuất, khuyến nghị các phương thức phù hợp nhằm phát huy dân chủ ở cơ sở
trên đại bàn tỉnh
4 Phạm vi nghiên cứu 4.] Về nội dụng
Dé tài, nghiên cứu việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường trên địa bàn tỉnh Yên Bái
4.2 Giới hạn về thời gian
Từ khi hiện Nghị định 29/1998/NĐ-CP năm 1998
5 Hệ thống quan điểm, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 3.1 Hệ thống quan điểm
Đề tài sử dụng hệ thống các quan điểm sau trong nghiên cứu: — Quan điểm duy vật biện chứng,
— Quan điểm duy vật lịch sử, — Quan điểm lãnh thổ,
— Quan điểm hệ thống, — Quan điểm kinh tế,
5.2 Phuong pháp nghiên cứu
Trang 9— Phương pháp điều tra xã hội học,
— Phương pháp chuyên gia, — Phương pháp toán học,
— Sử dụng một số ứng dụng phan mém tin hoc.v.v
5.3 Tổ chức nghiên cứu
a Phương pháp thu thập thông Im
Thực hiện dân chủ cơ sở là một vấn đề nhạy cảm, khó thu nhận được thông
tin một cách đầy đủ và chính xác Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu, tiếp cận và thu thập các nguồn thông tin phục vụ cho thực hiện mục tiêu của đề tài
Đề tài thu thập và nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề như sau:
- Những vấn để lý luận chung về dan cht va dân chủ ở cơ sở: bao gôm tài liệu thể hiện quan điểm của các nhà tư tưởng trên thế giới, của Đảng và Nhà nước ta; những công trình nghiên cứu về vấn để dân chủ cơ sở trong và ngoài nước
- Những tài liệu tổng kết thực tiễn ở nước ta: bao gồm các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện QCDC của các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa
phương thuộc địa bàn nghiên cứu
b Địa bàn điều tra thực tiễn
Sau khi xây dựng và thống nhất được đề cương ch: tiết, hoạt động nghiên cứu đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tại tỉnh đã tiến hành khảo sát 3 huyện, thành phố (Thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình và huyện Văn Chấn) Mỗi huyện, thành phố đã khảo sát 2 xã, phường Bảng 1 Bảng 1.1: Địa bàn điều tra nghiên cứu Tỉnh Đơn vị Xã, phường
| Tp Yén Bai Phường Yên Ninh, phường Minh Tân
| Yên Bái | Huyện Yên Bình Xã Phú Thịnh, xã Đại Đồng
Trang 10c Hoạt động quan sát
Các cán bộ nghiên cứu khi đến các địa phương đã thực hiện quan sát hành vi giao tiếp giữa các thành viên thuộc nhóm Lãnh đạo, Quản lý nhà nước, Đoàn thể xã hội, đặc biệt là hành vi và thái độ trong tiếp xúc giữa cán bộ và người dan
Hoạt động quan sát cũng được thực hiện trong việc ghi nhận các thành quả mang lại từ việc thực hiện QCDC như các chỉ dẫn cơng khai hố các thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng được xây dựng do huy động sự đóng góp của nhân dân
d Toa dam, phỏng vấn
Các tác giả đã tố chức trao đổi mạn đàm nhằm kiểm chứng, bổ sung cũng
như kiểm tra tính phù hợp, thực tế, khả thi của các nhận xét đánh giá, để xuất
đ Sử lý tài liệu
Các tài liệu thu thập được, các tác giả đã nghiên cứu, đọc và phân tích, tổng
hợp thành các nội dung phục vụ cho mục đích của đề tài
6 Sản phẩm của đề tài
Báo cáo đầy đủ kết quả nghiên cứu của đề tài 7 Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan những vấn đề cơ bản về dân chủ cơ sở
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường và xác
định những nhu cầu, các điều kiện cần thiết để cải thiện và tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở xã, phường trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Đề xuất, khuyến nghị các giải pháp phù hợp nhằm phát huy dân chủ ở cơ sở trên đại bàn tỉnh
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu cho các nhà lãnh đạo, quản lý
tham khảo, áp dựng trong triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 8 Cấu trúc của đề tài
Trang 11Mo dau
Chuong1: Mot s6 van dé co ban vé dan chu
Trang 12Chương 1
MOT SO VAN DE CHUNG VE VE DAN CHU CO SO 1.1 QUAN NIỆM VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
1.1.1 Dân chủ là cụ thể
Khái niệm “dân chủ” không mang tính trừu tượng mà mang tính lịch sử, cụ thể Trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, ở mỗi quốc gia khác nhau, hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ cũng khác nhau Không thể có sự áp đặt dân chủ, "xuất
cảng" dân chủ như một số người rêu rao Ở mỗi nước, dân chủ cũng tuỳ thuộc ở dân sinh, dân trí Cuộc sống của nhân đân cảng được cái thiện, trình độ dân trí ngày
càng được nâng cao thì yêu cầu về dân chủ ngày càng mạnh mẽ
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã xuất hiện các nền dân chủ:
- _ Nền dan chủ quân sự cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy;
- _ Nền dân chủ chủ nô Hy Lạp-La Mã cổ đại;
- Nén dan cht tu san;
- Nén dan chi x4 héi chi nghia
Nhìn lại lịch sử, chúng ta sẽ thấy mỗi nền dân chủ có nội dung va ban chat riêng, thông qua đó tính nhân loại được thể hiện tong một quá trình lịch sử tự nhiên
Nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người là một thể chế tự quản xã hội trong điều kiện xã hội không có giai cấp, điều kiện kinh tế cộng sản nguyên thủy
thấp kém
Nền dan chủ nguyên thủy đã bị phá vỡ bởi chế độ tư hữu cùng với sự phân chia xã hội thành giai cấp Thay thế cho nền dân chủ “ngây thơ, giản đị” nguyên thủy là nền dân chủ chủ nô Nền dân chủ chủ nô không còn là một thể chế tự quản
xã hội mà là một hình thức tổ chức nhà nước mà nền cộng hòa La Mã là một ví dụ điển hình
Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại sự ra đời của nền dân chủ tw sản với việc thừa nhận quyền công dân, quyền con người là một bước tiến mới Quy mô của nó
Trang 13hình thức tế chức nhà nước mà còn là vấn để quyền con người, trong đó các quyền
bình đẳng, quyền tự do của con người được Nhà nước ghi nhận Xã hội càng phát
triển về kinh tế, văn hóa buộc nhà nước tư sản phải quản lý xã hội với cơ chế phù hợp với các quyền con người mà nó đã thừa nhận Như vậy nền dân chủ tư sản so với nên dân chủ chủ nô đã phát triển ở mức độ cao hơn, phong phú hơn nhiều
Nhưng dù phát triển đến đâu thì nó vẫn bị chế ước bởi chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất của nó Về nguyên tác, chế độ dân chủ tư sản thừa nhận quyển lực thuộc về
nhân dân, nhưng trong thực tế, để đảm bảo quyền lực thống trị của giai cấp tư sản, không phải bao giờ và ở đâu người đân cũng thực hiện được quyền lực của mình
Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của chế
độ sở hữu XHCN vẻ tư liệu sản xuất là sự xuất hiện nền dan chủ xã hội chủ nghĩa
Đây là hình thức phát triển cao của dân chủ, trong đó quyền lực thực tế thuộc về
giai cấp công nhân và nhân dân lao động Quyền lực đó được thực hiện thông qua
Nhà nước và các tổ chức xã hội khác dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân Nền dân chủ XHCN có những điểm mới so với các nền dân chủ trước
đó:
- Dân chủ XHCN là dân chủ cho số đông, là sự đảm bảo quyền, lợi ích của
nhân dân, do giai cấp công nhân đại diện
- Tiền để đầu tiên của dân chủ XHCN là quần chúng phải được giải phóng và đạt được một bước ngoạặt lịch sử là tự do về chính trị, là chủ thể lịch sử, là quyền
dân tộc tự quyết
- Giai cấp công nhân là đại diện tiêu biểu nhất cho quyền lực xã hội Cơ sở kinh tế sâu xa của đân chủ XHCN là chế độ sở hữu xã hội Cơ sở chính trị là Nhà nước kiểu mới, là Đảng Cộng sản cầm quyền và thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo xã hội và Nhà nước
- Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ nhà nước mới trùng hợp, phù hợp, thống
nhất với chế độ dân chủ
- Nên dân chủ XHCN ra đời dẫn đến sự ra đời của nguyên tắc tập trung dan
chủ Đây vừa là nguyên tắc chính trị của Đảng Cộng sản, vừa là nguyên tắc và cơ
chế quản lý của Nhà nước XHCN nhằm mục đích thực hiện và đảm bảo quyển làm
Trang 14chủ của nhân dân lao động
Như vậy, dân chủ hiểu theo nghĩa rộng nhất như một giá trị xã hội, được biểu
hiện qua sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội khác nhau, thể hiện quyển
làm chủ của con người trước tự nhiên và xã hội Dân chủ được hình thành và phát
triển không ngừng, biểu hiện trong các chế độ dân chủ nhất định trong lịch sử 1.1.2 Quan niệm về dân chủ cơ sở
Thực hiện chế độ dân chủ thực chất là bảo đảm thực hiện làm chủ của công đân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: các quyền, tự do cá nhân
của công dân, đã được Hiến pháp, luật và các văn bản khác của Nhà nước qui định
Quyền, tự do cá nhân được qui định như thế nào, được mở rộng đến đâu được tổ chức thực hiện ra sao là tùy thuộc vào bản chất của nhà nước Tuy nhiên, những qui
định đó trong các văn bản pháp luật của nhà nước mới chỉ là những ý tưởng được
cốt hóa thành các qui phạm trong pháp luật, đó là sự khởi đầu của chế độ dan chi
Vấn đề đặt ra là cần có những hoạt động cần thiết của cả hệ thống bộ máy nhà nước để đưa các qui định đó vào thực tế cuộc sống, biến thành hành động cụ thể của mỗi
người dân nơi họ làm ăn, sinh sống Thực hành dân chủ đòi hỏi công tác tổ chức
thực tế, sâu rộng tại cơ sở, nơi trực tiếp giải quyết các nhu cầu, lợi ích của người lao
động Tại đó, mọi nội dung dân chủ thể hiện rõ ràng Lênin từng nói, hãy học tập việc thực hiện chế độ đan chủ trong thực tiễn, từ cơ sở, háy phát động quần chúng để mọi người đều thực sự tham gia trực tiếp vào việc quản lý, không phải chỉ tuyên
truyền về đân chủ, tuyên bố và ra sắc lệnh về dân chủ là đủ, không phải chỉ giao
trách nhiệm thực hiện chế độ dân chủ cho những người đại diện nhân dan trong
những cơ quan đại biểu là đủ Cần phải xây dựng ngay chế độ dân chủ bắt đầu từ cơ sở, dựa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thực sự của quần
chúng vào tất cả đời sống của nhà nước
Như vậy, khi nói tới dân chủ ở cơ sở có nghĩa là, Nhà nước tạo điều kiện
cần thiết để mỗi cá nhân công dân, dù ở môi trường công tác nào, đều ý thức được
đầy du các quyền, tự do của mình, từ đó tự do hành động với ý thức tự giác, rong
Trang 15của nhà nước mà ở đây là giải quyết các công việc của cơ quan, của tổ chức nhà
nước nơi mình công tác, dù đó là ở vùng nông thôn hay đô thị
Đây chính là nội dung của khái niệm dân chủ được cụ thể hóa, thực tế hóa Vì dân chủ là quyển của từng công dân, từng người cụ thể chứ không phải là quyền chung chung của một tập thể quần chúng trừu tượng Đồng thời, khi nói đến quyền
công dân, từng người, không có nghĩa là mỗi người thực hiện các quyền của mình
một cách tùy ý, rời rạc, không nằm trong một tổ chức với một sự hướng dẫn triển khai cụ thể nào, mà quyển dân chủ đó được thực hiện trong một tập thể, có tổ chức Đó chính là những tế chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội nơi tập hợp các công dân theo tính chất công việc, hoặc theo các tiêu chí khác nhằm để giải quyết những nhiệm vụ kinh tế xã hội cụ thể trong khuôn khể nhiệm vụ giải quyết những nhiệm vụ kinh tế - xã hội chung của nhà nước Tại các cơ sở này, công dân thấy được giá trị đích thực của mình trước nhà nước, xã hội Từ đó có tình thần tích cực tham gia một cách chủ động sáng tạo giải quyết các nhiệm vụ chung cũng như các nhu cầu cá nhân Chính yếu tố đó gắn kết các con
người, các tổ chức cơ sở tạo lên sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ chung
của tổ chức và suy rộng ra là nhiệm vụ của nhà nước Vì thế, dân chủ cho quần chúng nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi chính là động lực mạnh mẽ quyết định thắng lợi của các cuộc cách mạng xã hội, là cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng, củng cố thành quả của các cuộc cách mạng bởi “cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng”
Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhận thức sâu sắc vai trò của nhân dân trong cách mạng, và để phát huy được tính tích cực của nhân dân cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh
vực đời sống xã hội Nghị quyết Hội nghị lần thứ IH, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhấn mạnh “Lúc này để giữ vững và phát huy được bản chất tối dep của Nhà nước ta, phải phái huy quyển làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân
tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm soái nhà nước, khắc phục tình
trạng suy thoái, quan liêu, mất dán chủ và nạn tham những ” Đông thời nghị quyết
Trang 16nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện quyền dân chủ của nhân đân, nơi trực
tiếp thực hiện mọi chủ trường chính sách của Đảng và Nhà nước!” Những chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân trên phạm vị cả nước hay địa phương và các đơn vị cơ sở phải được thực hiện theo phương châm “đán biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và coi đó
là “nên nếp hàng ngày của xã hội thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình” `
Dan chủ ở cơ sở được thực hiện thông qua các tổ chức trong hệ thống chính
trị ở cơ sở và trình độ nhận thức đúng đắn với khả năng thực hiện của mỗi người
Dân chủ ở cơ sở được thực hiện thông qua hai hình thức là đân chủ đại diện
và dân chủ trực tiếp Dân chủ đại diện là hình thức nhân dân tham gia vào quản lý
nhà nước, xã hội thông qua cơ quan đại biểu do mình bầu ra Dân chủ trực tiếp là mọi công dân bằng hành động cụ thể, trực tiếp giải quyết các công việc của chính quyền, xã hội, tức là tự mình quyết định và thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương, không có sự phân biệt giới tính, địa vị xã
hội, tôn giáo Thực hiện dân chủ ở cơ sở là đảm bảo để các cơ quan chính quyền
nhà nước tại cơ sở tổ chức quản lý các vấn để xã hội trong sự kiểm tra giám sát chặt
chẽ của nhân dân, đưới sự lãnh đạo thống nhất của tổ chức đảng Việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở cơ sở được thực hiện phù hợp với ý Dang, long dan
1.2 QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
1.2.1 Quan niệm Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
Thuật ngữ “quy chế” được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của các cơ
quan Nhà nước khi thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp Quy
chế là thuật ngữ dùng để chỉ “Một hay những văn bản về quy tắc xử sự do cơ quan
nhà nước có thẩm quyên ban hành hoặc tuy không ban hành nhưng thừa nhận tính hợp pháp của quy chế đó, có hiệu lực bắt buộc mọi người liên quan Irong mỘi cộng đông (mội cơ quan, một tổ chức, tại một địa điểm, mội vùng) phải tuân theo” (Viện
Trang 17Nghiên cứu Hành chính, Thuật ngữ hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà
Nội 2002, Tr 158)
Quy chế là loại văn bản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật nếu cơ quan ban hành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn nếu không phải là do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành thì quy chế đó chỉ là văn bản có tính quy định
nội bộ
QCDC cơ sở là những quy định thuộc phạm vị ngành pháp luật hành chính do người đứng đầu các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành ban hành để làm công cụ
chỉ dẫn, đồng thời là cơ sở pháp lý để giám sát, kiểm tra đối với cơ quan và cán bộ
viên chức thuộc quyền trong việc thực hiện mở rộng dân chủ với nhân dân ở cơ sở
trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành mình,
cấp mình, địa phương mình
Ban chất dân chủ của chế độ nhà nước Việt Nam được thể hiện ở các khía
cạnh sau:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương đều do nhân dân lựa chọn; mọi hoạt động quản lý của Nhà nước đều nhằm mục đích không ngừng nâng
cao quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân
Thứ hai, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý về mặt nhà nước, các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức có nhiệm vụ thu hút, mở rộng việc huy động nhân dân tham gia công tác quản lý nhà nước dưới mọi hình thức
Thứ ba, nhân dân là đối tượng bị quản lý của Nhà nước Nhà nước là chủ thể quản
lý, nhưng đồng thời lại cũng là đối tượng bị quản lý của nhân dân Nhân dân bằng
những hình thức, biện pháp do luật định tiến hành giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt
động quản lý của cơ quan nhà nước và các cán bộ công chức
QCDC được ban hành và áp dụng là sự thể hiện bằng những việc làm cụ thể
nhằm bảo vệ và phát triển bản chất dân chủ của chế độ nhà nước cách mạng Việt Nam đã được khái quát ở các điểm nêu trên QCDC được ban hành và áp dụng chính là việc thể chế hóa, pháp luật hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành những quy phạm hành động cụ thể trong đời sống
Trang 181.2.2 Sự ra đời Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã
Trong quá trình xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đến nay, cùng với bài học lấy đam là gốc; đất nước ta đã đạt được nhiều thành quả quan
trọng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đời sống của nhân dân ngày càng được
nâng cao cả về vật chất và tỉnh thần Trong công cuộc đổi mới, quyền làm chủ của
nhân dân ngày càng được phát huy trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Cùng với đối mới về kinh tế, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát huy quyển làm chủ của nhân dân là một trong những thành tựu nổi bật thời gian qua Quyển làm chủ của nhân dân qua các hình thức đân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện đã có bước tiến quan trọng Nhân dân đã được đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc bầu cử những đại biểu ưu tú đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Nhân dân thông qua hệ thống các cơ quan Nhà nước của mình thực hiện quyền dân chủ đại điện Hệ
thống pháp luật của nước ta có bước tiến đáng kể trong việc thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân Hiến pháp 1992 ra đời, sau đó là một loạt các luật và văn bản
dưới luật được xây dựng và ban hành, trong đó phải kể đến hai bộ luật lớn là bộ Luật Lao động và bộ Luật Dan sự Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều
chính sách mới về kinh tế, chính trị, xã hội nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân
dan Không khí xã hội ngày càng cởi mở hơn, quyền dân chủ ngày càng được tôn
trọng
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VỊ (1986) nêu phương châm: Đán biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; và coi đó là một trong những phương thức quan trọng thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân Phương thức này được tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá từng bước tại các kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đặt ra yêu cầu: Xây đựng cơ chế cụ thể để thực
hiện phương cham ddan biết, dân bàn, dân làm, dâm kiểm tra đối với các chủ
trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Về thực hiện dân chủ, có những lý đo là từ phía người dân không quan tâm nhiều đến các vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội, do trình độ học vấn thấp, do lo toan đến công việc mưu sinh nên không có
nhiều hiểu biết về việc hưởng quyền dân chủ, không biết dùng quyền dân chủ Cũng
Trang 19có những lý do từ phía bộ máy chính quyền các cấp chưa vững mạnh, kỷ cương, pháp luật của Nhà nước bị buông lỏng để cho một bộ phận cán bộ nhà nước thoái hóa biến chất lợi dụng tham ô, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân
Hộp 1.1 Đánh giá của nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đăng |
Lê Khả Phiêu về dân chú
Quyên làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu ménh lệnh
cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân van đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa ngàn chặn, đẩy lài được Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hóa và thể
chế hóa thành pháp luật, cho nên chậm đi vào cuộc sống
Tình trạng mất dân chủ, không để dân bàn bạc và quyết định những công việc cụ thể liên quan trực tiếp
đến đời sống của dân, bắt dân phải đóng góp nhiều khoản vượt quá khả năng, lại không minh bạch về tài chính, thậm chí xà xẻo vào những khoản tiền do dân đóng góp như ở một số xã thuộc tỉnh Thái Bình và vài nơi khác; tình trạng để tồn đọng hàng vạn đơn khiếu tố bị đùn đẩy không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời, không đúng; tình trạng quan liêu, quản lý lỏng lẻo để thất thoát lớn trong một số ngân hàng hoặc gây lãng phí lớn trong xây dựng, v.v chàng những làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền mà còn làm triệt tiêu nguồn động lực của nhân dân và xâm phạm vào bản chất tốt đẹp của chế độ
Nguồn: Tạp chí Cộng sản số 3-1998
Trong bài phát biểu của mình, đồng chí Lê Khả Phiêu có nhắc đến hiện tượng Thái Bình như một ví dụ của tình trạng mất dân chủ Thái Bình là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, có đóng góp nhiều trong các cuộc chiến tranh giành độc lập cho Tổ quốc, lại đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, xây dựng đất nước thời kỳ hòa bình Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở Thái Binh đạt kết quả cao: “Đường nhựa từ tỉnh đến từng xã Đường xi măng từ xã đến từng xóm, từng nhà,
98% hộ gia đình dùng điện lưới quốc gia, 100% các xã đêu có trường học kiên cố
Gan 60% hộ được dùng nước sạch Từ 1995 tá! cả các xã, phường đã có điện thoại” ”, Tuy điều kiện kinh tế-xã hội ở mức độ cao như vậy nhưng Thái Bình lại là nơi xảy ra khiếu kiện đông người ở nhiều xã trong năm 1997 mà nguyên nhân chủ yếu là do nhân đân bất bình với một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên ở cơ sở mất dân chủ, tham những Sự kiện ở Thái Bình đã cảnh báo tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm cho Đảng và Nhà nước nhận thức rõ hơn vấn đề thực hiện dân chủ ở cơ SỞ
Trong tình hình đó, trong Chỉ thị số 30/CT-TƯ, ngày 18/2/1998 Bộ Chính trị
° Vũ Văn Hiền (Chủ biên).Quy chế dân chủ ở cơ sở- Vấn đề lý luận và thực tiễn NXB CTQG H 2004 Tr 68
Trang 20đã xác định: “Kháu quan trọng và cấp bách trước mắt là phái huy quyền làm chủ
của nhân dân ở cơ sở”, Vì cơ sở là nơi đông đảo nhân dân (gồm cả công nhân,
nông dân, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân và các thành phần lao động khác) sinh sống hàng ngày Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, lao động, học tập,
nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng ngày về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội,
nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước Cơ sở là nơi nhân dân đang có nhiều đòi hỏi về làm chủ và cũng là nơi có điểu kiện thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhất Bộ Chính trị cũng chỉ rõ, thực hiện dan chi ở cơ sở sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, sửa đổi
những cơ chế chính sách và thủ tục hành chính không phù hợp Nhân dân ở cơ sở thực hiện quyền làm chủ, tham gia kiểm tra, giám sát sẽ tích cực xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tích cực đấu tranh bài trừ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
Thực tiễn cho thấy muốn phát huy được quyền làm chủ trực tiếp của nhân dan ở cơ sở phải xây dựng được thiết chế dân chủ ở cơ sở, tức là những quy định
mang tính chất pháp lý do Nhà nước ban hành mang tính bất buộc mọi cá nhân, mọi
tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành
Ngày 18-02-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm mục đích giữ vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân
tham gia quản lý nhà nước
Chỉ thị 30/CT-TW đã nêu ra các quan điểm về xây dựng và thực hiện quy chế
dân chủ như sau:
+ Đạt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Coi trọng cả ba mặt trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt
khác
Trang 21quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của
mình
+ Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao
đân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả
+ Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tỉnh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền hạn
gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dựng dân chủ vị phạm pháp luật
+ Gần quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp
Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18-2-1998 của Ban Chấp hành Trung ương, ngày 11/5/1998; trên cơ sở đó UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 45/1998/TVQHI0 của Thường vụ Quốc hội, ngày 26/02/1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ xã, phường, thị trấn Chấp hành chỉ thị của BCHTW Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ- CP, ngày 11/5/1998, về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”
Ngày 15-5-1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/1998/TTg về việc triển khai thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
Ngày 19-6-1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 24/1998/ITg về
việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư Ngày 6-7-1998, Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) ban hành thông tư số 03/1998/TT-TCCP hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
đối với phường và thị trấn
Sau một thời gian triển khai thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, ngày 7-7-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 79/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã Bản quy chế mới này có một số điểm điều chỉnh so với bản quy chế ban hành năm 1998 do trong quá trình thực hiện đã phát hiện một số vấn đề được quy định không phù hợp với thực tế
Ngày 20-2-2004, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tu sé 12/2004/TT-BNV hướng dan 4p dung Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường, thị trấn
Trang 22Tất cả những văn bản nêu trên chính là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Bên cạnh Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Chính phủ cũng
đã ban hành các Nghị định 71/1998/CP và Nghị định 07/1999/CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ tại hai loại hình cơ sở khác là cơ quan và doanh nghiệp
nhà nước
Như vậy việc thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được quy định cụ thể trong các văn bản mang tính pháp lý và khá chỉ tiết, rõ ràng, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực thi thống nhất và thông suốt trong thực tế ở tất cả các cấp từ
trung ương đến cơ SỞ
1.2.2 Nội dung của Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã
Những vấn để nhân dân “biết, bàn, làm và kiểm tra” ở xã được Chính phủ qui
định chung trong Qui chế thực hiện dân chủ ở xã, ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-5-1998 của Chính phủ, hiện nay là Nghị định 79/2003 NĐ-CP, ngày 7/7/2003; chính quyền cấp xã có trách nhiệm triển khai vào thực hiện
thực tế, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương Cụ thể là:
- Những vấn đề người dân trong xã cần được biết, bao gồm:
1 Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến
quyền và lợi ích của nhân dân trong xã, bao gồm:
a) Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân
xã và của cấp trên liên quan đến địa phương,
b) Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công
việc liên quan đến dân;
c) Những quy định của Nhà nước và chính quyển địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy
định của pháp luật hiện hành;
2 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã; 3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai;
Trang 235 Dự toán, quyết toán thu chí các quỹ, chương trình, dự án, các khoản huy
động nhân dân đóng góp xây đựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn, làng, ấp, bản, khóm (thôn, làng, ấp, bản, khóm sau đây gọi chung là
thôn) và kết quả thực hiện;
6 Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tô chức và cá nhân đầu tư, tài
trợ trực tiếp cho xã;
7 Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; 8 Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến
9, Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực tham nhũng của
cán bộ xã, thôn;
10 Công tác văn hóa, xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của xã;
11 Sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã;
12 Phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển địch cơ câu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã;
13 Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà tình thương: thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình
liệt sĩ, thương binh, bệnh bỉnh được tặng nhà tình nghĩa, số tiết kiệm, thẻ bảo hiểm
y te,
14 Kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các công trình
thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tô chức và cá nhân đầu tư, tài
trợ trực tiếp cho xã
Những vấn đề trên, chính quyền xã cần tiến hành thông tin kịp thời để nhân dân nắm được nội dung, yêu cầu để một mặt nhân dân tự mình thực hiện đây đủ, chính xác Mặt khác để nhân dân theo dõi, giám sát khi chính quyển triển khai thực
hiện trong thực tế Để nhân dân biết đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể ở xã và trưởng thôn, làng sử dụng các hình thức thông tin
Trang 24khác nhau như thông báo bằng văn bản, niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và các trung tâm dân cư, văn hóa xã nơi có nhiều người tụ tập họp, thông báo qua hệ thống truyền thanh, các tổ chức văn hóa, thông tin tuyên truyền ở cơ sở; thông qua các cuộc tiếp xúc cử trị của đại biểu Hội đồng nhân dân xã; tại các kỳ
họp của Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cuộc
họp thôn, làng cũng như tại các kỳ hợp sơ, tổng kết công tác cuối năm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các báo cáo kiểm điểm công tác, tự phê bình
trước đân của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
- Những vấn đề liên quan trực Hếp đến quyên lợi hàng ngày của nhân dân
trong xã, làng, thôn, do nhân dân trực tiếp bàn bạc và quyết định, gôm:
1 Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, các công trình
văn hóa, thể thao);
2 Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn
an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín đị đoan, tệ nạn xã hội;
3 Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, phủ hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
4 Thành lập Ban Giám sát các công trình xây dựng do dân đóng góp;
5, Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh giữ gìn an ninh trật tu, an toan giao
thông, vệ sinh môi trường và các hoạt động khác trên địa bàn xã thôn
Chính quyền xã xây dựng phương án, chương trình, kế hoạch, sau đó phối
hợp với Uy ban Mặt trận Tổ quốc chỉ đạo, tổ chức các cuộc họp nhân dân ở từng thơn, làng họp tồn thể hoặc chủ hộ để bàn, biểu quyết Biên bản các cuộc họp gửi về Uỷ ban nhân dân xã Trường hợp nhân dân nhất trí với các kế hoạch, chủ trương
của xã, Uỷ ban nhân dân xã tổ chức thực hiện có sự giám sát của Ban thanh tra nhân dân xã hoặc Ban giám sát công trình do dân cử
- Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, Hội đồng nhân dán, Uỷ ban
nhân dân xã quyết định, gôm:
Trang 252 Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đài hạn và hàng
năm của xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển ngành nghề;
3 Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc quân
lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích của xâ;
4 Phương án quy hoạch khu dân cư; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế
mới; kế hoạch, dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý;
5 Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, để án chia tách, thành lập thôn, 6 Dự thảo kế hoạch triên khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa ban xa; 7 Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở, tái định cư;
§ Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bản xã; 9 Những công việc khác mà chính quyền xã thay can thiết
Đây là những vấn để có qui mơ tồn xã, khi quyết định thực hiện động chạm đến sự phát triển chung của xã, cần được nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, đảm bảo tính khách quan và tính khả thi của chúng Do đó trước khi quyết định, chính
quyền xã tiến hành tham khảo ý kiến nhân dân; để có thể lấy được các ý kiến của dân, chính quyển xã xây dựng các bản dự thảo, sau đó phối hợp với Uỷ ban Mặt
trận TỔ quốc xã, các đoàn thể quần chúng tổ chức lấy ý kiến công khai thông qua
các hình thức như phát phiếu thăm đò; họp nhân dân, họp các tổ chức đoàn thể để thảo luận, ghi ý kiến đóng góp gửi về cơ quan hữu trách, hoặc đặt hòm thu gdp ý
cho Uy ban nhân dân và kết quả thu được cần được xem xét, đánh giá Những ý
Trang 261 Hoạt động của chính quyển xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội và tô chức nghề nghiệp ở xã;
2 Kết quả thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quvết định, chi thi
của Ủy ban nhân dân xã;
3 Hoạt động và phâm chất đạo đức của Chủ tịch Hội đồng nhân dan và Chu
tich Uy ban nhan dan, hoat déng cua dai biêu Hội đồng nhân dân xã, của cán bộ Ủy ban nhân dân xã và cán bộ, công chức hoạt động tại địa phương;
4 Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dan tại địa phương;
5 Dự toán và quyết toán ngân sách xã,
6 Quá trình tô chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết tốn
cơng trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do Nhà
nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã;
7 Các công trình của cấp trên triển khai trên địa bàn xã có ảnh hưởng trực
tiếp đến sân xuất, an ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống
của nhân dân địa phương;
8 Quan ly va sir dung đất đai tại xã;
9 Thu, chỉ các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân;
10 Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng
liên quan đến cán bộ xã;
11 Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương bình,
bệnh bình, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sách
bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội
Trong quá trình nhân dân thực hiện quyền giám sát, chính quyển có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tư liệu cần thiết và giải trình đây đủ các việc trên và
không có bất cứ hạn chế nào
1.3 VAI TRÒ CỦA QUY CHẾ THỰC HIỆN DẦN CHỦ Ở CAP XA
1.3.1 Góp phần đẩy nhanh thực hiện dân chủ ở nước ta
Trang 27hiện dân chủ ở nước ta Sự ra đời của QCDC không chỉ đơn thuần là giải pháp trước
mắt nhằm giải quyết tình hình phức tạp của những điểm nóng ở cơ sở mà nó có ý nghĩa chiến lược, mang lại cách giải quyết về cơ bản và triệt để đối với việc thực
hiện dan chủ ở nước ta
Lần đầu tiên, những định hướng chính trị về dân chủ đã được biến thành quy
phạm pháp luật Nhiều cơ sở trước khi có QCDC đã thử làm Quy chế dân chủ của cơ sở mình nhưng dù sao vẫn thiếu tính điều chỉnh, tính bắt buộc
QCDC đã cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, nơi thực thi dân
chủ một cách trực tiếp nhất và rộng rãi nhất QCDC với việc quy định rõ những việc cần thông báo công khai cho người dân biết, những việc cần để người dân tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, quyết định, những việc người dân có quyền kiểm tra giám sát đã góp phần đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay Chính vì thế, khi được triển khai thực hiện, người dân đã rất phấn khởi và hào hứng tham gia QCDC đã khẳng định rõ vai trò làm chủ của người dân lao
động, tạo ra một cơ chế phát huy quyền làm chủ của mọi công dân nhằm đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân và góp phần làm phong phú hơn hình thức thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân
Không chỉ làm nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện quyền làm chủ của mình, QCDC ra đời cũng góp phần cải tạo nhận thức của chính các cán
bộ chính quyền, những người trước đây do cũng chưa nấm rõ quyền dân chủ của nhân đân nên đôi lúc cũng có những hành vi vi phạm quyền làm chủ của người dân
QCDC đã góp phần sàng lọc, đào tạo đội ngũ cán bộ Với việc thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh QCDC, những hiện tượng cơ hội, cá nhân trong chính quyền cơ sở sẽ bị loại bỏ Chỉ những cán bộ có kiến thức chuyên môn và kiến thức quản lý,
có tâm huyết, có đạo đức, phẩm chất tốt, hết lòng phục vụ nhân dân mới có thể tồn
tại được Các hành vi tiêu cực như lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham những sẽ
không còn chỗ đứng bởi đã có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhân dân
được quy định trong QCDC
QCDC vì vậy là yếu tố trực tiếp tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền trong sạch, vững mạnh Và khi việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được tiến hành
Trang 28lâu dài, trở thành một tập quán tốt thì chúng ta sẽ có được chế độ dân chủ ở cơ sở trên toàn quốc Như vậy, có thể thấy sự ra đời của QCDC là một bước đột phá quan trọng trong việc hiện thực hóa bản chất dân chủ của chế độ và Nhà nước ta
1.3.2 Nêu cao trách nhiệm của chính quyền cấp xã
Chính quyền xã là cấp chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp quan hệ với nhân đân,
là cầu nối giữa nhân dân với nhà nước Bộ máy chính quyền xã là người đại diện cho nhà nước, giải quyết các công việc của nhà nước trên địa bàn lãnh thổ Mặt khác, bộ máy chính quyền xã thay mặt cho nhân dân xã giải quyết các công việc
của xã liên quan đến lợi ích của người dân trong xã Đồng thời là người trực tiếp tổ chức tuyên truyền động viên và bảo đảm để nhân dân thực hiện đầy đủ các quyền
công dân và nghĩa vụ của mình trước nhà nước Nói cách khác, bộ máy chính quyền xã là người bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dan trong xã Vì vậy, hoạt động của bộ máy chính quyền xã có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy đân chủ ở cơ sở
Trong xây dựng bộ máy chính quyển nhà nước nói chung và bộ máy chính quyền xã nói riêng, chính quyền xã là người tổ chức cho nhân dân thể hiện trực tiếp ý chí của mình trong việc lựa chọn các đại biểu xứng đáng bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước Để đảm bảo cho nhân dân tham gia với ý thức trách nhiệm cao vào
các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hôi, Hội đồng nhân dân các cấp, chính quyền xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức công dân, làm cho mọi người hiểu rõ ý
nghĩa mục đích của cuộc bầu cử, quyền và nghĩa vụ công dân khi tham gia bầu cử,
qui trình tiến hành bầu cử Đồng thời chính quyền xã tạo điều kiện để công dân tiếp
xúc trực tiếp tìm hiểu về các ứng cử viên trước khi đưa ra lá phiếu quyết định Chính
quyền xã cũng là người tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tiến hành lựa chọn đại biểu theo đúng qui định của pháp luật Để đảm bảo cuộc bầu cử đạt kết quả, thể hiện tính dân chủ, chính quyền xã tổ chức cho nhân dân giám sát trực tiếp quá trình bầu cử Mức độ chính xác, tính dân chủ trong các cuộc bầu cử này phụ
Trang 29Trong quá trình hoạt động, chính quyền cấp xã là người thay mặt cho nhà
nước giải quyết công việc nhà nước tại xã, và giải quyết công việc của xã để phục
vụ nhân dân trong xã Những công việc trên, khi giải quyết có liên quan đến quyền lợi của nhân dân trong xã Vì vậy, cần có sự tham gia của nhân dân để đảm bảo lợi ích đó được thỏa đáng Tuy nhiên do tính chất của các công việc khác nhau, cho nên mức độ tham gia của nhân dân giải quyết công việc cũng khác nhau Có những việc dân cần được biết, việc cần được bàn bạc, trực tiếp giải quyết có việc dân bàn
để chính quyền quyết và có việc do chính quyền xã thực hiện, dân giám sát
Như vậy, trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, chính quyên xã là người tổ chức, bảo đảm cho nhân dân thực hiện đầy đủ các quyền, tự do, nghĩa vụ công dân Trong hoạt động, chính quyền xã bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước và địa
phương Một mặt, Hiến pháp, luật các văn bản của các cơ quan chính quyền nhà nước cấp trên được thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh bởi nhân dân địa phương Mặt
khác các vấn để của xã được chính quyền căn cứ vào đặc điểm đặc thù giải quyết thỏa đáng theo đúng tinh thần pháp luật và phù hợp với yêu cầu của nhân dân Sự kết hợp đó bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân trên tinh thần pháp luật nhà
nước Từ đó nhân dân tin tưởng vào chính quyền xã, qua đó tin tưởng vào Đảng và
Nhà nước, tích cực, chủ động tham gia giải quyết các công việc của địa phương và các hoạt động chung Với sự tham gia tích cực của nhân dân vào quản lý các quá
trình xã hội ở địa phương, giám sát hoạt động của chính quyền xã làm cho bộ máy
chính quyền xã hoạt động có hiệu quả, đúng tỉnh thần pháp luật, cởi mở, từ đó dân
chủ ở cơ sở càng được tăng cường Vì vậy, hoạt động của chính quyền xã giữ vai trò quyết định đối với việc phát huy dân chủ ở cơ sở và ngược lại, đân chủ ở cơ sở được phát huy thì hoạt động của chính quyền xã có hiệu quả tích cực
1.3.3 Phát huy tính năng động xã hội của công dân
Quy chế dân chủ ra đời đã đáp ứng trúng và đúng nguyện vọng, giải toả được
nhiều bức xúc của người đân, nên được đông đảo nhân dân, từ già đến trẻ, cả nam và nữ, từ nông thôn đến thành thị, hồ hởi, phấn khởi tiếp nhận Đối với người dân
Trang 30đảm bảo cho người đân có được quyền làm chủ này Đối với cán bộ, đảng viên cơ sở: QCDC là chiếc gậy giúp họ đi trong trời mưa
Có thể nói, sau những năm triển khai thực hiện QCDC không chỉ khởi động
một cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng, thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống xã hội mà còn tạo ra một động lực mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt xã, phường trên
nhiều phương điện, góp phần củng cố niềm tin, xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền trong sạch, vững mạnh
Với phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát; Quy
chế htực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong những điều kiện để từng bước thực hiện
Trang 31Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
2.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở
XA TREN DIA BAN TINH
2.1.1 Là tỉnh có lịch sử tổ chức hành chính lâu đời
Lịch sử hình thành địa giới hành chính lâu đời là một trong những yếu tố
thuận lợi cho Yên Bái trong tổ chức, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở xã
Song cũng gây không ít khó khăn bởi tính cộng đồng, cố kết của các tộc người, trên
những vùng cơ trú cụ thể
Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc, giữa
miền trung du và thượng du của Bác Việt Nam Tỉnh Yên Bái có toạ độ 103°56' đến
105003” kinh Đông và từ 21919 đến 22°17' vĩ độ Bác Toàn tỉnh có diện tích đất tự
nhiên là 6882,92 km”, chiều rộng từ Đông sang Tây đài 120 km, từ Bắc xuống Nam 100 km Phía Bắc giáp với tỉnh Lào Cai, phía Đông giáp với 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp với tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp với tỉnh Sơn La Yên Bái là tỉnh có quá trình hình thành khá lâu dài và phức tạp
Tỉnh Yên Bái ngày nay vốn là đất của các tỉnh Hưng Hoá, Tuyên Quang ngày
xưa, các huyện Văn Chấn, huyện Chấn Yên thuộc phủ Yên Bình (tỉnh Tuyên Quang), các vùng đất này lại có quá trình hình thành, phát triển khá phức tạp, sơ bộ như sau:
Huyện Văn Chấn nằm ở bên bờ hữu sông Hồng (bao gồm cả các huyện miền Tây Yên Bái ngày nay) vào thời Lý là đất Châu Đăng, thời Lê đổi làm huyện Văn Chấn cho đến ngày nay
Huyện Trấn Yên nằm ở tả sông Hồng, thời Lý là đất Châu Đăng, thời Trần thuộc trại Quy Hoá, nằm trong phủ Quy Hoá; thời Lê đặt tên huyện Trấn Yên, lúc
đó huyện này gồm gần hết huyện Văn Yên và thành phố Yên Bái ngày nay, ở đây
có động Bách Đích (sau là Bách Lẫãm) từng là ly sở của tỉnh Hưng Hoá, trước khi rời về Trúc Phê (Phú Thọ) ngày nay
Trang 32'ˆ00E H OP UDH 8XN 'UIDN lộ1A (HH2 ID ộP U04 độ1 'U0HÊN gral 000 009 - pip afin uxg Bugg way 1020 ` A a a eh QUYNH s i { NHAC ÿ 7 ana (SU eo —ổs \ { ) ban’ dn FSS Yio g 21 ngại l “` Š J 40 eto ‘ ` Suối a ~ A972“ nó SƠN Ph\”“ sudtglangÀ 2 DUONG h Suối ‘ GN LA i : "BOAÑ HÙNG | lủi Sy NL ie é Z le iti i BOK
Tr Bon vt DIEN TIcH] DAN SG) MAT DO i THANH BÀ À “TU
HÀNH CHÍNH (Km) | (Người |Người/km)l MƯỜNG LA j Kage THÀNH RA TÀ, “AC NIN
1 | TP.Yên Bái 58,0 73600] 1289 ihe #
fe] 2 | TXNohta LO 10,9 18400] 1682 Ls CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 3 | H.Lục Yên 807,0 98 2001 T18 iS ĐƯỢC ĐÁNH SỐ TRÊN BẢN ĐỒ
4 | H.Mù Căng Chải | 1 199,3 38 200, 32 ap
5 | H,Trạm Tấu 742,0 19 300 26 T.X.Nghĩa Lộ 14 X Thạch Lương
LÍ 6 | H-Trấn Yên 6907 | 93800] 136 H1: Phuc
7 | H Văn Chấn 12239 1369 800 14 10P.TânĂn He Tran Yen
ai | 8 | Hán Yên 13388 108 200 76 ụ b Cầu Thịa 1 Sega Qué
Trang 33Châu Thu thời Trần gọi là huyện Thu Vật trong phủ Yên Bình, đầu thời Lê
đổi làm châu Thu Vật, năm Minh Mạng thứ ba đổi làm Châu Thu Thời Pháp cai trị
gọi là huyện Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang, đến tháng 6/1945 huyện Yên Bình sáp
nhập vào tỉnh Yên Bái
Châu Lục Yên là một châu của phủ Yên Bình, xứ Tuyên Quang, bao gồm cả
huyện Bảo Yên (Lào Cai) ngày nay, tên châu đặt từ đời Lê Quang Thuận Đầu thế kỷ 20 châu Lục Yên là một châu của tỉnh Yên Bái Sau đó là một huyện của tỉnh Yên Bái ngày nay (trừ phần đất được tách ra thành lập huyện Bảo Yên)
Như vậy, tỉnh Yên Bái đến năm 1962 gồm các huyện: Chấn Yên, Văn Chấn,
Văn Bàn, Lục Yên, Than Uyên và thị xã Yên Bái Đến năm 1962, khi thành lập khu
tự trị Tây Bắc; Văn Chấn, Văn Bàn được tách ra cùng với huyện Phù Yên của Sơn La để lập tỉnh Nghĩa Lộ
Đến tháng 1/1976 Văn Chấn (và cả thị xã Nghĩa Lộ) hợp lại với Yên Bái và
Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn Tháng 10/1991 tách Hoàng Liên Sơn thành 2
tĩnh: Yên Bái và Lào Cai Hai huyện Văn Bàn và Than Uyên sát nhập vào Lào Cai
Đến lúc này, tính Yên Bái gồm 7 huyện, 2 thị xã là: các huyện Văn Chấn, Trạm
Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, và Lục Yên, hai thị xã là:
Nghĩa Lộ và Yên Bái Đến 2001 thị xã Yên Bái trở thành thành phố Yên Bái (Bẩn
đồ hành chính của tỉnh)
Địa bàn tỉnh Yên Bái được hình thành dần trong lịch sử, trải qua nhiều biến
đổi, tách rồi nhập, cất rồi thêm để định hình cho đến ngày nay Cộng đồng các cư dân ở đây cũng có nhiều thời kỳ không ổn định, sự dịch chuyển cư dân (phiêu tán, khai hoang, chuyển dân vùng hồ Thác Bà) và sự nhập cư dân mới đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành các cộng đồng người trong lịch sử Nghiên cứu những vấn để xã hội Yên Bái không thể không chú ý đến đặc điểm này
2.1.2 Là tỉnh có các điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
- Địa hình cuả tính khá phức tạp, nhiều khoáng sản
Yên Bái có miền núi cao, đổ từ đấy Hoàng Liên Sơn xuống, tạo nên dai phan
Trang 34đỉnh cao nhất là Pú Luông cao 2985m, ngoài ra còn nhiều đỉnh núi cao từ 2.000m trở lên Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng 445 đỉnh núi ở độ
cao tuyệt đối từ 400 m đến gần 3000 m Tuy nhiên, ở yên bái cũng có cả đạng địa hình bán nguyên, dạng bồn địa khá điển hình như cách đồng Mường Lò, Tú Lệ và ngoài tỉnh có cánh đồng Than Uyên (Lào Cai) và Quang Huy (Sơn La) tạo nên địa bàn cư trú thuận lợi cho con người
Bảng 2.2: Các đơn vị hành chính của tỉnh Yên Bái S Đơn vị Diện | = Mat do Số Số TT hành chính tích dan sé xã phường, (Km? (Người/km?) thị trấn Toàn tỉnh 6882/92 | 713,0 159 21 i 1 TP Yên Bái 58,02 1296,5 4 7 | 2 TX Nghĩa Lộ 10,93 1671,4 - 4 | 3 H Lục Yên | 806,95 122,9 23 1 | 4 H Văn Yên | 1388,84 77,9 26 i [ 5 H Mù Cang Chai | 119933 33,6 13 1 | 6 H Trấn Yên | 690,74 137,8 28 1 | [ 7 H Yén Binh | 762,18 130,9 23 2 | [ 8 ] H Văn Chấn | 122391 117/1 31 3 ị | 9 | H Tram Tou | 742,02 27,7 11 1
Nguồn: Tư liệu kinh tế-xã hội 631 huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh Việt Nam - NXBTK 2002
Yên Bái là một tỉnh có nhiều loại khoáng sản, từ quí hiếm đến thông dụng
Theo Bản đồ khoáng sản, ở Yên Bái hiện có trên 200 điểm mỏ, trong đó có 170
điểm đã được khảo sát, đang được khai thác hoặc chuẩn bị đưa vào khai thác và trên
30 điểm thuộc loại mỏ cổ, hầu hết đã chấm dứt khai thác Đặc điểm chính của
khoáng sản Yên Bái là phân bố rải rác, có xu thế tập trung ở những vùng sâu, xa, có trữ lượng không nhiều, tuy nhiên có những mỏ lại có hàm lượng quặng khá cao, như
Trang 35Yên Bái có thẩm thực vật và động vật mang đặc điểm nối bật của vùng nhiệt
đới, đa dạng và phức tạp Ở đay còn nhiều rừng thứ sinh gồm các loại tre, nứa, dây leo, cây thân gỗ, thảm vật vật phong phú, nhiều tầng và cây lấy gỗ như: sồi, gié, sau sau, càng lò Ngày nay, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, canh tác, khai thác khá
phổ biến ở vung rừng này
Động vật: phát triển trên nền quần thể thực vật rất phong phú, quần thể động vật ở đây cũng trở nên rất đa dạng, những chủng loại động vật được phân bố theo
các vành đai khí hậu và vành đai thực vật khác nhau
2.1.3 Là tỉnh có nhiều tộc người cư trú, sinh sống với nhiều hình thức tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau
- Yên Bái là một tỉnh đa dân tộc, xen cư là chính và phân bố không đều Tập trung cao ở vùng đô thị và các trung tâm chính trị; thứ đến là các thung lũng sông, ven đường quốc lộ và các dải đồng bằng thuộc vùng thấp, thưa thớt ở vùng cao
Theo tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, Yên Bái có 679.068 người Mật độ trung bình là 98,6 người/km”, thành phố Yên Bái: 1.229,3 người/km” (năm 2005:
731.828 người; mật độ 106 người/km?), thấp nhất là Trạm Tấu 25,8 người/km”; Mù Căng Chải 32 người/km” Cũng theo tổng điều tra dân số trên, Yên Bái có tới 30 thành phần dân tộc Tuy nhiên trong số đó chỉ có 12 dân tộc sống thành cộng đồng và có bản sắc văn hoá rõ rệt
Người Việt (Kinh) được coi là cư dân bản địa, cư trú ở đây từ rất lâu đời, có
thể ngay từ thời đại đồ đá, những cư dân cổ tồn tại, phát triển và dần hình thành nên
đân tộc Việt ngày nay Ngày nay người Việt (Kinh) chiếm gần 50% dân cư của
tỉnh, sống tập trung ở các đô thị và vùng thấp, có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương
Người Tày có 126.140 người, đứng thứ hai sau dân tộc Việt, cư trú rất lâu đời ở đây, họ sống ở vùng thấp, ven sông suối, làm ruộng là chủ yếu Người Tày cũng được coi là cư dân bản địa ở Yên Bái
Người Thái sống tập trung ở cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lệ) và một vài vùng phụ cận, có mặt khá sớm ở vùng này, sống bằng nghề ruộng
nước vùng thấp là chính
Trang 36Bảng 2.3: Số lượng các đân tộc chủ yếu ở Yên Bái
Số Dân | Số lượng Tỷ lệ Địa bàn phân bố chính !
TT Tộc người (%) hién nay ị 1 Việt 337.075 49.6 Toàn tinh, đô thị, vùng thấp _ 2 Tay 126.140 18.6 Toàn tĩnh, vùng thấp ị
3 Dao 70.043 19.3 Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Lục Yên
4 Mông 60.736 8.9 Trạm Tấu, Mù Căng Chải, Văn Chấn 7
5 Thai | 45.307 6.7 Văn Chấn, TX Nghĩa Lộ :
6 Mường 13.688 2.0 Van Chan |
7 Ning 13.579 2.0 Luc Yén |
8 San Chay 7.655 1.2 Yên Bình, Trấn Yên 9 Giáy 1.896 0.3 Văn Chấn 10 Khơmú 1.176 0.2 Văn Chấn ii Phùlá 871 0.2 Van Yen 12 Hoa 699 0.1 Rải rác một số nơi
Nguồn- Cục thống kê tỉnh Yên Bái 2004
Người Mường có số lượng không đông, sống rải rác vài nơi trong tỉnh, tập
trung ở vùng Văn Chấn Người Mường được cơi là cư dân bản địa
Người Mông và Dao có lịch sử đi cư vào Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng chưa lâu, vài ba thế ký trở lại đây, người Mông chủ yếu ở Mù Căng Chải, Trạm Tấu, vùng ven cánh đồng Mường Lò thuộc Văn Chấn Người Dao rải rác rộng hơn, huyện nào cũng có, tập trung ở Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn Người Mông và Dao thường sống ở lưng chừng núi, trước đây thường du canh, du
cư, nay đã tương đối ổn định Kinh tế nương rẫy, đồi rừng hay ruộng bậc thang là
chính Người Nùng tập trung ở Yên Thắng, Liễu Đô, Phanh Thanh, Tân Lĩnh (Lục Yên) Người Sán Chay ở Yên Bình và Trấn Yên Người Giáy ở Gia Hội (Văn Chấn),
người Khơ Mú ở Nghĩa Sơn (Văn Chấn), người Phù Lá ở Châu Quế Thượng (Văn
Yên)
Nhìn chung, các dân tộc Yên Bái tuy nhiều, định cư ở các thười điểm khác nhau, song đều sống hoà thuận, đoàn kết cùng chưng lưng đấu cật trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc
Trang 37Hầu hết cư dân Yên Bái không theo tôn giáo nào, chỉ thờ cúng tổ tiên theo
phong tục truyền thống hoặc theo các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ đặc trưng cho văn hoá tộc người Một số đồng bào theo ba tôn giáo chính là: Phật giáo (2.550 người, chiếm 0,4% dan số); Công giáo (37.019 người chiếm 5,5% dân số) và Tìn
lành (281 người chiếm 0,04% dân số) Đồng bào không theo đạo hay có đạo đều sống hoà hợp, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau
2.1.4 Những năm gần đây kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển tương đối nhanh Sau những năm đổi mới, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển; từ năm 201-2005, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 5.500 tỷ đồng, bình quân tăng
17,5%/năm, so với 5 năm trước tăng 2,5 lần Đổi mới cơ cấu đầu tư, tập trung vào
những lĩnh vực chủ yếu để thúc đẩy cho kinh tế-xã hội phát triển nhanh
Tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ cao và tương đối ổn định Bình quân
GDP tăng 9,6%/năm Trong đó, nhóm nông lâm thuỷ sản tăng 5,6%, nhóm công nghiệp - xây dựng tăng 12,85%, nhóm dịch vụ - thương mại tăng 11,8% GDP bình
quân đầu người năm 2005 đạt 4,3 triệu đồng
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, năm 2005 so với năm 2001 tỷ tọng nông, lâm, ngư nghiệp đx giảm từ 45,8% xuống 39.0%; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 22,3% tăng lên 27,8%; ty trọng dịch vụ từ 31,0% tăng lên
33.3%
Kinh tế-xã hội phát triển là cơ sở quan trọng thúc đẩy quá trình thực hiện dân
chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
2.2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CẤP XÃ Ở YÊN BÁI
2.2.1 Tổ chức triển khai
Thực hiện chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện quy chế dân chủ
cơ sở, Hội nghị Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ khóa XIV, ngày 17/03/1998, đã thảo
luận thống nhất nhận thức trong Đảng bộ về việc thực hiện quy chế dân chủ trong
tỉnh, thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh do đồng chí Phó bí thư thường trực tỉnh ủy làm
trưởng ban, chọn 3 xã/phường làm điểm chỉ đạo (phường Nguyễn Phúc - Thành phố Yên Bái, xã Phú Thịnh - huyện Yên Bình, xã Châu Quế Thượng - huyện Văn Yên)
Uý ban nhân dân tỉnh ra Kế hoạch số 12-KH/UB, ngày 24/09/1998 hướng dẫn việc
Trang 38triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong toàn tỉnh Ngoài ra, ban chỉ đạo của tỉnh
còn cho in và phát hành các văn bản, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, gồm Chỉ thị 30-CT/IW, các nghị định 29; 71; 07 và thông tư hướng dẫn
thực hiện của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Pháp lệnh cán bộ, công chức xuống
đến tận các cơ sở trong toàn tỉnh
Tại các cơ sở cấp huyện và xã, quá trình tổ chức thực hiện nhìn chung được tiến hành theo các bước:
- Thống nhất nhận thức và quan điểm chỉ đạo trong cấp ủy
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương do đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư làm trưởng ban, chọn điểm chỉ đạo của huyện
- Tổ chức học tập, nghiên cứu trong cán bộ, đảng viên
- Tuyên truyền, phổ biến toàn văn quy chế dân chủ cho các tầng lớp dân cư
Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Tỉnh ủy, HĐND và UBND
tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết hướng dẫn các địa phương chủ
động thực hiện tốt quy chế dân chủ tại địa phương mình Đó là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Tỉnh đảng bộ khóa XIV, ngày 17 tháng 03 năm 1998 về
việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong tỉnh; Nghị quyết số 20, ngày 28/5/1999 về việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn
liền với việc thực hiện các Nghị quyết của TW tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển kinh tế xã hội; Kế hoạch số 28-
KH/TU của tỉnh ủy chỉ đạo kiểm tra và sơ kết 2 năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Kế hoạch số 06-KH/TU ngày 14/5/2001 của tính ủy chỉ đạo tiến hành sơ kết 3
năm thực hiện quy chế dan chi cơ sở; Quyết định số 17-QĐ/TU ngày 23/3/2001 kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp tính, phân công Ban
Dân vận tỉnh ủy làm thường trực và chỉ đạo các huyện kiện toàn lại Ban chỉ đạo; Công văn số 535-CV/TU ngày 10/7/2003 và Kế hoạch số 28-KH/BCĐÐ ngày 16/7/2003 chỉ đạo các cấp ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn Mặt trận tổ quốc, các
Trang 39và sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐNĐ, UBND tỉnh Yên Bái về việc
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
2.2.2 Kết quả đạt được
2.2.2.1 Quy chế dân chủ đã được triển khai đến tất cả các xã, phường
trong tính
Cho đến nay, sau gần 7 năm thực hiện trên toàn nh Yên Bái, quy chế dân
chủ đã được triển khai xuống tất cả các xã/phường trong tỉnh "Theo báo cáo của
tỉnh, 100% số xã, phường đều đã có Ban chỉ đạo và đi vào hoạt động thường xuyên
Việc tổ chức cho nhân dân học tập, quán triệt quy chế dân chủ đã được thực hiện ở
toàn bộ 2338 thôn, bản trong tỉnh, với hơn 90% số hộ dân, 80% dân số trong độ tuổi lao động Đa số các cơ sở đã thực hiện được 70-80% số nội dung của quy chế Tất
cả các trưởng thôn, trưởng bản đều do dân bầu cử trực tiếp Tại toàn bộ 180 xã/phường đều đã thành lập được Ban Thanh tra nhân dân với 1980 thành viên Hoạt
động của các ban Thanh tra nhân dân tuy còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng bước đầu đã có kết quả khả quan Bên cạnh 49 ban hoạt động chưa có kết
quả đáng kể thì đã có 75 ban hoạt động tốt và khá, 56 ban có kết quả hoạt động vào loại trung bình Đánh giá kết quả thực hiện QCDC cơ sở của các địa phương trong 5Š năm qua, Tỉnh ủy Yên Bái đã xếp loại 156 trong tổng số 180 xã, phường, thị trấn đã
có kết quả hoạt động tốt, 24 cơ sở còn lại có sự chuyển biến tốt ở một số mặt Kết
quả khảo sát tại 12 thôn, 4 xã/phường của Thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình đều cho thấy người dân rất phấn khởi vì có quy chế đân chủ và được hưởng quy chế dân chủ
2.2.2.2 Những nội dụng cơ bản của quy chế dân chủ: dân biết, dân bàn, dân tham gia giám sát kiểm tra được các tầng lớp nhân dân nắm bất tương đối đầy đủ
a Đối với những vấn đề dân biết
Nhìn chung, trước khi có NÐ 29, chính quyền cũng đã thực hiện thông báo
nhiều công việc trong cộng đồng dân cư cho đân được biết mà phần lớn những việc
đó sau này được cụ thể hóa trong QCDC Tuy nhiên, việc làm này còn mang tính tự
phát, chưa thành nề nếp thường xuyên và tác dụng chưa cao Bản thân người dân
Trang 40cũng chưa có ý niệm rõ ràng về quyền lợi thực sự của mình trong vấn đề này Từ khi có NÐ 29, thực hiện thông báo công khai 14 nội dung cụ thể cho dân biết được thực hiện đầy đủ hơn và có quy củ, nể nếp hơn Dân phát huy được quyền dân chủ của
mình và biết những gì mình có quyền yêu cầu được biết và đòi hỏi chính quyền có
trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai cho đân Chính quyền cũng có căn cứ để thực hiện quyền dân chủ của dân một cách đẩy đủ, bài bản, không tuỳ tiện như trước
đây Kết quả khảo sát của Dự án điều Ira dân chủ xã phường-Hội nhà báo cho thấy, Nhìn chung, những việc có liên quan trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp nhán dán được thông báo đầy đủ nhất Kết quả khảo sát 600 người dân cho thấy có trên 90% số người được hỏi cho rằng họ đã được chính quyền địa phương thông báo khá nhiều nội dung trong 14 việc cần thông báo để dân biết
Bảng 2.4: Tỷ lệ người đân được thông báo từng nội dung cụ thể Đơn vị: %
Nội dung thông báo cho Đã được | Chưa được Không nhân dân thông báo | thông báo trả lời ị
1 Quy dinh cha HDND, quyét dinh cua UBND 93.3 4.2 2.5 |
i2 Các quy định của pháp luật 88.5 78 3.7
3 Quy định về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác 91.7 5.0 | 3.3 ị
4 Kế hoạch phát triển KT-XH của xã/phường 71.5 20.8 7.7 ị
5 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai 65.2 275 | 7.3 | 6 | Dự toán, quyết toán ngân sách của xã/phường 54.7 34.3 | 11.0 [7 Dư toán, quyết toán đóng góp của dân, các quỹ 70.2 24.00 | 5.8 |
8 Các chương trình, dự án đầu tư trực tiếp cho xã 54.0 330 | 130 |
|? Chủ trương vay vốn SX, xóa đói giảm nghèo 93.3 3.2 3.5 |
10 | Điều chính địa giới hành chính xã/phường 59.3 29.0 11.7 : ¡11 | Kết quả giải quyết các vụ tiêu cực, tham nhõng 49.3 40.7 10.0
12 | Công tác VH-XH, phòng chống tệ nạn XH 94.7 2.8 2.5
13 Sơ kết, tông kết của HĐND, UBND xã/phường 74.00 17.17 8.8
14 | Dồn điển đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 58.2 315 J 10.3
| 15 | Bình xét hộ vay vốn, chính sách với gia đình có công 92.2 6.5 | 1.3 116 | Xét chon cac dự án đầu tư 46.5 43.5 | 10.0
Nguồn: Dự án điều tra dán chủ ở xã phường