Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây thực hiện chương trình hành động phòng chống ma túy của Chính phủ, thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm của tỉnh Quảng Nam, Thực hiện
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VŨ DANH
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TẠI TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌ11C XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VŨ DANH
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TẠI TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số : 8380104
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trần Hữu Tráng
HÀ NỘI, năm 2019
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây thực hiện chương trình hành động phòng chống ma túy của Chính phủ, thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm của tỉnh Quảng Nam, Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính
trị về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”, trong 10 năm qua lực lượng Công an toàn
tỉnh đã triển khai có hiệu quả các biện pháp công tác, đấu tranh triệt xóa các
điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy (85 điểm, 17 tụ điểm), các đường dây mua bán trái phép chất ma túy (31 đường dây), tiến hành bắt giữ, khởi tố 731 vụ
1.035 bị can phạm tội về ma túy; ngoài ra, đã phát hiện, xử lý hành chính 2.152 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, phạt 1,45 tỷ đồng, tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 719 đối tượng, đưa vào Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh 802 đối tượng góp phần đảm bảo an ninh, trật tự tại tỉnh
Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tại tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy và số người nghiện ma túy
có chiều hướng gia tăng (đặc biệt trong nhóm tuổi thanh thiếu niên số người
nghiện dưới 35 tuổi chiếm 72,3% tổng số người nghiện), số xã, phường, thị
trấn có tệ nạn ma túy chiếm hơn 65% số xã, phường, thị trấn tại tỉnh; công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy tại một số địa phương còn nhiều hạn chế; các chỉ tiêu về phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra qua từng năm Từ năm 2014 đến năm 2018, lực lượng Công an tỉnh Quảng Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức tốt việc tuyên truyền giáo dục phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn về ma túy, góp phần rất quan trọng vào việc kéo giảm và kiềm
Trang 5chế sự gia tăng các loại tội phạm tại tỉnh, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội Thế nhưng, tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam vẫn đang có nhiều diễn biến khó lường, ẩn chứa nhiều phức tạp
Theo thống kê lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Nam trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Nam đã điều tra khám phá 385
vụ với 561 đối tượng Như vậy trung bình mỗi năm đã điều tra khám phá được
77 vụ với 122,2 đối tượng Cụ thể trong năm 2014 đã điều tra, khám phá 69
vụ, bắt 124 đối tượng; năm 2015 điều tra khám phá được 71 vụ, bắt 106 đối tượng; năm 2016 điều tra khám phá 93 vụ bắt 129 đối tượng; năm 2017 điều tra khám phá 73 vụ bắt 95 đối tượng; năm 2018 điều tra khám phá 79 vụ bắt 107 đối tượng Có thể thấy tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam đang diễn biến rất phức tạp có chiều hướng gia tăng qua từng năm
Tính đến thời điểm hiện tại tại 18 huyện, thành phố, thị xã ở tỉnh Quảng Nam có khoảng trên 30 tuyến, địa bàn và tụ điểm phức tạp về ma túy Ví dụ như địa bàn huyện Phước Sơn có địa hình đồi núi và nhiều đèo dốc lại giáp với tỉnh Kom Tum của Tây Nguyên, là nơi khai thác vàng từ nhiều năm nên gây khó khăn cho công tác trinh sát, việc bắt các đối tượng mua bán ma túy Mặt khác do trong công tác điều tra truy xét mở rộng vụ án của công an một số quận, huyện chưa đạt hiệu quả cao mà chủ yếu là bắt theo vụ việc nên chưa triệt để xóa nguồn cung cấp ma túy Các huyện Nam Trà My không còn địa bàn, tụ điểm phức tạp, nhưng ở các thành phố, thị xã, huyện khác hầu như vẫn tồn tại từ 1 đến 2 địa bàn, tụ điểm phức tạp về tội phạm ma túy
Ngoài ra, trong 05 năm qua, chúng tôi thấy trong tổng số các tội phạm về
ma túy bị phát hiện thì tội phạm mua bán trái phép chất ma túy luôn chiếm tỷ
lệ cao trong tổng số các vụ phạm tội về ma túy Năm 2014 chiếm 56.86% trong tổng số vụ án, đến năm 2015 chiếm tỷ lệ 61.9% trong tổng số vụ, năm
Trang 62016 chiếm 78,49% tổng số vụ, năm 2017 chiếm 80.28% tổng số vụ, năm
2018 chiếm 94,93% tổng số vụ Nhìn chung, số vụ mua bán trái phép chất ma túy luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ phạm tội về ma túy (chiếm 72,30%
tổng số các vụ phạm tội về ma túy từ năm 2011 đến năm 2015) Đối tượng
phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trong cơ cấu các đối tượng phạm tội
về ma túy có sự thay đổi theo từng năm, Cụ thể như: Năm 2014 chiếm 56.86% đối tượng phạm tội, đến năm 2015 chiếm tỷ lệ 61.9% , năm 2016 chiếm 78,49% , đến năm 2017 chiếm 80.28% , năm 2018 chiếm 94,93% trong tổng số đối tượng phạm tội.(Cần có trích dẫn nguồn)
Nhìn chung so với các địa bàn như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An hay Đà Nẵng thì tệ nan Ma túy tại Quảng Nam chiếm tỉ lệ nhỏ Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội và sự tác động mạnh
mẽ của nền kinh tế thị trường, sự ảnh hưởng của thời đại 4.0 thì tệ nạn ma túy tại Quảng Nam ngày đang phát triển phức tạp Trước thực trạng đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Nam cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới Từ những lý do trên, học
viên chọn vấn đề: “Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam” để làm
đề tài luận văn thạc sĩ mang tính cấp thiết
2 Tình hình nghiên cứu luận văn
Qua nghiên cứu, học viên thấy rằng có một số công trình khoa học liên quan đến đề tài luận văn, điển hình là:
- Nguyễn Thanh Bình, (2010), Lấy lời khai người làm chứng trong điều tra các vụ án ma túy của cơ quan cảnh sát điều tra, Công an quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân,
Thành phố Hồ Chí Minh;
Trang 7Đỗ Thành Trường, Cơ cấu tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Điện Biên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số 8/2016, tr 62 – 64;
Đinh Trọng Liên “Tội phạm về ma túy tại các khu nhà trọ tại tỉnh Đồng Nai: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Luận án tiến sĩ Luật học, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội, năm 2017;
Trần Bảo Sang, Những thông số về lượng của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại Nam Bộ, Tạp chí Nguồn nhân lực, Học viện Khoa học Xã hội, số tháng 9/2017
Đỗ Thành Trường, Cơ cấu tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Điện Biên, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số 8/2016, tr 62 – 64;
Nguyễn Thị Thu Thảo, Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2000-2010, Luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Khoa Luật ĐH Quốc gia, năm 2014;
Phan Hoài Phương, Một số giải pháp phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội về ma túy tại thành phố Đà Nẵng, Kiểm sát Số 23/2012, tr 41 - 43, 64;
Lê Quang Tiến, Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm
và tệ nạn về ma túy ở Đắc Lắc, Tạp chí Kiểm sát Số 15/2014, tr 20 - 22, 42 Hoàng Thị Hoài Phương, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại thành phố
Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội, 2014; Ngô Thị Lan Hương, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014; Nông Thiện Doanh, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Hoàng Thị Ngọc Loan, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Vũ Minh Phương, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Trang 8Nguyễn Bá Hoàng, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Nghệ
An, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014; Phạm Ngọc Cao, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014; Nguyễn Thị Phượng, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013; Cầm Xuân Thủy, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011; Nguyễn Thái Bình, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ luật học, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012; Đánh giá chung, về mặt lý luận cũng như tình hình, nguyên nhân, điều kiện và những giải pháp để phòng ngừa tội phạm về Ma túy tại các địa phương thì các công trình nghiên cứu, luận văn trên đã góp phần làm sáng tỏ phần nào đấy Tại tỉnh Quảng Nam cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tội phạm về Ma túy từ năm 2014 đến năm
2018 Vì vậy, đề tài luận văn đảm bảo tính mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nền tảng lý luận về tình hình tội phạm và từ số liệu thống kê cũng như các bản án xét xử về các tội phạm về ma túy, luận văn hướng đến mục đích làm rõ thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam,
từ đó luận văn làm rõ một số vấn đề đặt ra trong phòng ngừa tội phạm về ma
túy tại tỉnh Quảng Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đảm bảo hoàn thành tốt các mục đích trên, luận văn cần phải tiến hành thực hiện các nhiệm vụ quan trọng sau:
Trang 9- Những vấn đề lý luận chung về tình hình tội phạm về ma túy cần phải nghiêm túc nghiên cứu làm rõ
- Nghiên cứu làm rõ thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
- Từ kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy, luận văn làm rõ một
số vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam và những giải pháp được đặt
ra trong phòng ngừa tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2018 (05 năm)
- Phạm vi về địa bàn: Tại tỉnh Quảng Nam
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.1 Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các văn bản pháp luật liên quan đến tình hình tội phạm về ma túy
Trang 105.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các tài liệu có liên quan đến tình hình tội phạm về ma túy
- Phương pháp thống kê: Xây dựng hệ thống biểu mẫu theo những tiêu chí nhất định, phù hợp với yêu cầu của luận văn để thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau về tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
- Phương pháp tổng kết, báo cáo kinh nghiệm thực tiễn: Thông qua các tập hợp các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết về tình hình tội phạm
về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam để tiến hành phân loại, phân tích, đánh giá và sắp xếp hệ thống, phục vụ làm rõ các yêu cầu đặt ra
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tiến hành nghiên cứu điển hình nhằm làm rõ hơn về tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7 Cấu trúc của luận văn
Trang 11Nội dung luận văn được cấu trúc thành 03 chương chính bên cạnh các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục:
Chương 1 Những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ma túy
Chương 2 Thực trạng tình hình tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Nam Chương 3 Tình hình tội phạm ma túy và những vấn đề đặt ra trong phòng
ngừa tình hình tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Nam
Trang 12Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VỀ MA TÚY TẠI TỈNH QUẢNG NAM
1.1 Khái niệm của tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
Tại Việt Nam chuyên ngành Tội phạm học đã làm rõ lý luận về tình
hình tội phạm (THTP) Theo đó, “THTP là hiện tượng tâm - sinh lý - xã hội tiêu cực, vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra cùng với các chủ thể đã thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định”[5,tr.55 ] Đây là khái niệm chung về
THTP, thể hiện những bản chất, quy luật vận động của hiện tượng tội phạm ở các địa bàn khác nhau và trong những thời gian khác nhau Mỗi địa phương có những đặc thù riêng về các mặt của đời sống xã hội, vì thế, THTP ở Quảng Nam phải khác THTP ở địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam Mặt khác, tình hình tội phạm của một tội trong mối quan hệ với tình hình tội phạm nói chung chính là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung Tình hình tội phạm nói chung được hình thành từ tình hình tội phạm của từng tội, nhóm tội cụ thể Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa như sau:
THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam là hiện tượng tâm - sinh lý - xã hội tiêu cực, vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các hành vi phạm các tội phạm về ma túy đã xảy ra cùng với các chủ thể đã thực hiện các hành vi phạm tội đó tại tỉnh Quảng Nam trong một khoảng thời gian xác định (từ năm 2014 đến năm 2018)
Trang 131.2 Phần hiện và phần ẩn của tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam là một hiện tượng xã hội tiêu cực, vốn tồn tại khách quan, song khả năng nhận thức của con người là có giới hạn, tức
là sẽ có một lượng tội phạm nhất định, tuy đã xảy ra, nhưng lại không được phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và do đó không có trong thống kê thường xuyên về tội phạm Vì thế, ở mọi thời điểm của nhận thức, THTP
về ma túy tại tỉnh Quảng Nam luôn có hai phần: Phần hiện và Phần ẩn [23]
1.2.1 Phần hiện của THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
Phần hiện của THTP về ma túy là toàn bộ những hành vi phạm tội về
ma túy cùng với chủ thể thực hiện những hành vi đó tại tỉnh Quảng Nam đã bị
xử lý theo quy định của luật hình sự trong một khoảng thời gian nhất định, (được tính từ năm 2014 đến năm 2018) và có trong thống kê hình sự của cơ quan có thẩm quyền ở Quảng Nam
Cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam (Báo cáo công tác hằng năm của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) thống kê số liệu về tin báo, tố giác tội phạm, số liệu các vụ án về ma túy được phát hiện và số người liên quan đến các vụ án đó, số vụ khởi tố và số bị cáo ; Viện kiểm sát nhân dân các cấp của tỉnh Quảng Nam tiến hành báo cáo, thống kê những vụ án đã được khởi tố để tiến hành điều tra cũng như đề nghị truy tố trước Tòa án Tòa
án nhân dân các cấp của tỉnh Quảng Nam tiến hành thống kê số liệu về số vụ
án và người phạm tội đã được thụ lí cũng như các vụ án, bị cáo đã đưa ra xét
xử tại các phiên tòa
Những số liệu thống kê của các cơ quan nói trên đều phản ánh về phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam và trên thực tế thì các công trình nghiên cứu về tội phạm học đã được tiến hành tại tỉnh Quảng Nam cho tới nay, mỗi công trình lại sử dụng nguồn số liệu minh họa THTP khác nhau Cho nên,
Trang 14việc lựa chọn, sử dụng các nguồn tài liệu, số liệu phản ánh phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở pháp lý, tính hệ thống, tính đại diện và tính nhất quán Để thể hiện rõ nét được THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam thì phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam được xác định qua các số liệu sau:
Thứ nhất, số tội phạm/ người phạm tội đã bị phát hiện (chủ yếu do Cơ quan Công an thống kê);
Thứ hai, số tội phạm /người phạm tội đã qua xét xử (chủ yếu do cơ quan Tòa án thống kê)
Mặt khác, vì nhiều lý do khác nhau mà các thông số trên đều có sự sai
số nhất định Do đó, những số liệu nào ít sai số nhất phản ảnh về THTP và phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam rõ nét nhất là những số liệu thống kê
về số lượng người phạm tội và những hành vi phạm tội đã bị Tòa án xét xử Cho nên, để phát họa tổng quan phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam chúng ta cần sử dụng nguồn số liệu thống nhất do Tòa án nhân tỉnh Quảng Nam cung cấp, dù có những sơ suất nhất định nhưng những số liệu này ít sai lệch và phù hợp nhất
Với những chất liệu trên, phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam được thể hiện qua các thông số là thực trạng (mức độ), động thái (diễn biến),
cơ cấu và tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam
1.2.1.1 Mức độ của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Có thể hiểu mức độ (thực trạng) tinh hình tội phạm tại tỉnh Quảng Nam
là số lượng các tội phạm đã được thực hiện và những người đã thực hiện các tội phạm đó tại Quảng Nam trong một khung thời gian nhất định Khi nghiên cứu, đánh giá số lượng các tội phạm đã được thực hiện thì cần phải nghiên cứu tất cả các số lượng sau: (1) số lượng các tội phạm và những người phạm tội đã bị tòa án xét xử và tuyên bản án buộc tội có hiệu lực pháp luật; (2) số lượng các vụ án hình sự bị đình chỉ điều tra, truy tố vì không chứng minh
Trang 15được hành vi phạm tội của các bị can trong các tội phạm đã được thực hiện; (3) các tội phạm đã xảy ra nhưng không có số liệu thống kê về số lượng tội phạm không được phát hiện (các tội ẩn); (4) hệ số của tình hình tội phạm về
ma túy; (5) mức đội của tình hình tội phạm
1.2.1.2 Động thái (diễn biến) của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Động thái (diễn biến) của THTP là sự vận động và thay đổi của thực trạng và cơ cấu THTP trong một khoảng thời gian nhất định[42,tr.64] Theo
đó, nghiên cứu động thái của THTP tại tỉnh Quảng Nam cho chúng ta thấy sự thay đổi tăng lên hay giảm đi của các thông số của THTP (số lượng tội phạm, người phạm tội, cơ cấu, tính chất ) trong các năm, giai đoạn khác nhau
Để đưa ra được những đánh giá về diễn biến của THTP tại tỉnh Quảng Nam cần phải xem xét sự thay đổi, vận động của mức độ và cơ cấu của THTP trong khoảng thời gian nhất định (05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018) thông qua việc nghiên cứu, so sánh số liệu về tổng số vụ phạm tội, số lượng người phạm tội trong tổ chức tội phạm đó của các năm sau đối chiếu với các số liệu tương ứng của năm đầu (làm gốc so sánh) để thấy được xu hướng vận động tăng, giảm cũng như phát hiện các yếu tố tác động đến sự vận động đó trong các năm khác nhau trong một giai đoạn nghiên cứu
1.2.1.3 Cơ cấu của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Để đưa ra những đặc điểm định tính tiêu biểu của THTP phải nghiên cứu cụ thể cơ cấu của THTP Vậy cơ cấu của THTP chính là tỷ trọng và mối tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng tại tỉnh Quảng Nam trong một thời gian nhất định Dựa vào mục đích của nghiên cứu mà ta phân chia thành các cơ cấu THTP khác nhau, thông thường xét trên những cơ cấu cụ thể:
a) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo phân loại tội phạm
Trang 16Tại Điều 9, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định việc phân loại tội phạm thành 04 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Việc xác định tỷ trọng giữa từng loại tội phạm đó với tổng số tội phạm đã xảy ra trong thực tế chính là cơ cấu theo phân loại tội phạm Đồng thời cũng cần đánh giá tỷ trọng số người phạm tội đó với tổng số người phạm tội nói chung
b ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo các chương (nhóm) của BLHS
Tỷ trọng giữa các tội của từng chương (được quy định trong BLHS) các tội phạm đã xảy ra tại tỉnh Quảng Nam theo các chương với tổng số tội phạm
đã xảy ra Cho nên, để xác định Cơ cấu theo các chương (nhóm) của BLHS
chúng ta cần lấy tổng số tội phạm đã xảy ra trên địa bàn tỉnh trong một khoảng thời gian (từ năm 2014 đến năm 2018) làm mốc so sánh (100%) thì các tội phạm đã xảy ra theo các chương chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm đã xảy ra
Nghiên cứu cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo chương giúp chúng
ta có cái nhìn tổng quan, xác định được nhóm tội phạm nào hay xảy ra, qua đó
có sự điều chỉnh lực lượng và biện pháp tập trung tác động phòng ngừa và đấu tranh
c) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo tội danh cụ thể được quy định trong BLHS
Khi tìm hiểu, đánh giá về một nhóm tội nào đó, được tính bằng tỷ trọng giữa tội tội danh cụ thể đã xảy ra với tổng tội phạm đã xảy ra của một nhóm tội tại tỉnh Quảng Nam trong một thời gian nhất định thông qua việc xác định theo
cơ cấu từng tội danh cụ thể để biết được giá tỷ trọng của từng loại tội phạm cụ thể nào chiếm số đông, xảy ra mang tính chu kỳ, lặp đi lặp lại với tần suất cao
Từ đó, giúp các cơ quan chức năng tiến hành tổ chức tiến hành các hoạt động
Trang 17nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân cũng như sử dụng các biện pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm hiệu quả
d ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo hình thức phạm tội
Cơ cấu này cho chúng ta thấy tỷ lệ phần trăm của từng hình thức phạm tội đó chiếm bao nhiêu trong tổng số tội phạm đã xảy ra trong khoản thời gian nghiên cứu Vì tội phạm xảy ra có thể do một đối tượng thực hiện nhưng cũng
có thể do nhiều người cùng thực hiện dưới các dạng đồng phạm có vai trò khác nhau, hay tội phạm có đường dây, hình thành tổ chức tội phạm Đây là loại cơ cấu có ý nghĩa trong việc xác định tính chất của THTP, đặc biệt với chỉ số phần trăm của tội phạm có đường dây, được tổ chức chặt chẽ
e ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo địa bàn phạm tội
Việc xác định cơ cấu này, giúp chúng ta xác định được nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của THTP gắn với từng địa bàn cụ thể trong khoản thời gian nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội cũng như các yếu tố tác động khác đến THTP tại tỉnh Quảng Nam, chúng ta thường sử dụng loại cơ cấu theo địa giới hành chính từ cấp huyện, thành phố của tỉnh Quảng Nam để thấy được cơ cấu tội phạm theo địa bàn cụ thể Từ đó tiến hành điều chỉnh lực lượng chuyên trách cũng như triển khai áp dụng các biện pháp tác động thích hợp nhằm đấu tranh phòng ngừa THTP
f ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo hình phạt áp dụng đối với người phạm tội
Bản án kết tội đối với người phạm tội là những chế tài hình sự nghiêm khắc nhất được áp dụng dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như tầm quan trọng của khách thể bị xâm hại, gây ra hậu quả
cụ thể do hành vi phạm tội đó gây ra Việc đánh giá cơ cấu THTP theo hình phạt cũng là cơ sở để xác định tính chất của THTP Đây chính là một trong
Trang 18nhưng căn cứ hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các chính sách về hình
sự liên quan đến công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật của các
cơ quan chức năng trong đời sống; xây dựng ý thức chấp hành, tìm hiểu pháp luật cũng như liên quan đến công tác cải tạo, giáo dục phạm nhân trong thực
tế tại các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và Trại giam
g ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo hình thức lỗi
Cơ cấu theo hình thức lỗi thể hiện tỷ trọng giữa các tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý và lỗi vô ý trong tổng số tội phạm đã xảy ra Góp phần giúp chúng ta đánh giá, rút ra được tính chất nguy hiểm của THTP tại tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn nghiên cứu
h) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội (gồm tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, tôn giáo,
dân tộc, quốc tịch….)
Các đặc điểm nhân thân của người như giới tính, dân tộc, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn là căn cứ để xác định các hình thức lỗi, động cơ, mục đích khi phạm tội Điều này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện của THTP, là cơ sở để tiến hành xây dựng, áp dụng có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát xã hội và đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm khác nhau Để xác định cơ cấu của THTP đối với chuyên ngành tội phạm hoc, nhất thiết chúng ta phải nghiên cứu tất cả các đặc điểm nhân thân như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình
độ văn hóa
i ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo động cơ phạm tội
Có thể nói động cơ phạm tội chính là cái nội tại bên trong thôi thúc, là động lực để thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội như động cơ phạm tội vì vụ lợi cá nhân, hay tư thù cá nhân, hoặc ganh ghét, độ kỵ không muốn người khác hơn mình, cũng như ghen tuông tình ái mù quáng Khi
Trang 19nghiên cứu cơ cấu THTP theo động cơ phạm tội góp phần giúp chúng ta đánh giá được phần nào bức tranh đời sống xã hội thực, những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống tác động đến THTP để tiến hành nghiên cứu các biện pháp tác động phù hợp nhằm điều chỉnh theo hướng tích cực
k ) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo đặc điểm công cụ, phương tiện và thời gian phạm tội
Đối với từng loại tội phạm cụ thể nào đó thì luôn có những đặc trưng riêng gắn với phương thức, thủ đoạn cùng với công cụ, phương tiện và thời gian phạm tội cụ thể khác nhau Việc tìm hiểu chúng giúp ta nắm bắt được quy luật hoạt động của từng loại tội nào đó phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn một cách hiệu quả nhất
l) Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam theo mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội
Cơ cấu này thể hiện tội phạm hình thành thông thường xuất phát từ mối quan hệ quen biết giữa nạn nhân và người phạm tội, lợi dụng các mối quan hệ quen biết để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt như các nhóm tội xâm phạm tình dục, hay xâm hại tài sản Việc nghiên cứu cơ cấu THTP theo nhóm này giúp chúng ta nắm vững quy luật, mánh khóe đặc trưng của từng loại cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra khám phá vụ án cũng như truyên truyền, giáo dục những người nguy cơ cao có thể trở thành nạn nhân
1.2.1.4 Tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam thể hiện ở số lượng của các tội phạm nguy hiểm gây ra cho xã hội trong cơ cấu của THTP cũng như các đặc điểm nhân thân những người thực hiện hành vi phạm tội Tính chất của THTP được làm sáng tỏ thông qua việc đánh giá, nghiên cứu, tìm hiểu các cơ cấu cụ thể của nó Tính chất của THTP được thể hiện cụ thể thông qua một số nội dung cơ bản như sau:
Trang 20Theo đó, tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam là một đặc điểm định tính, phản ánh mức độ nguy hiểm của THTP tại tỉnh
Thông qua mức độ của THTP chúng ta đánh giá sự tăng, giảm cũng như dự kiến xu hướng vận động
Thông qua cơ cấu, diễn biến của THTP chúng ta đánh giá được tỉ lệ, sự biến đổi, chiều hướng vận động theo hướng tăng cao hay giảm thấp, phức tạp hay đơn giản, quy luật hay bộc phát Như vậy, tính chất của THTP là kết quả của sự đánh giá mức độ, cơ cấu cũng như diễn biến nó
1.2.2 Phần ẩn của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Nếu tổng thể các tội phạm cùng các chủ thể của các tội phạm đã bị xử
lý theo pháp luật hình tạo nên phần hiện của THTP tại tỉnh Quảng Nam, thì những tội phạm đã xảy ra trong thực tế, nhưng cơ quan chức năng của tỉnh không biết, không có thông tin về chúng hoặc đã có thông tin, song lại không
đủ căn cứ để xử lý hình sự hoặc đã xử lý theo đúng quy định của pháp luật hình sự, mà quy định về thống kê còn khiếm khuyết, sơ hở, tạo thành một bộ phận khác của THTP gọi là phần ẩn của THTP Nói cách khác, “phần ẩn của THTP là tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, song không được phát hiện, không được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê” [5, tr.99]
Phần ẩn của THTP có tác động đặc biệt tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự và các vấn đề khác của địa phương Vì thể, nó phải được xem xét, đánh giá, nghiên cứu, làm rõ một cách nghiêm túc
1.2.2.1 Phân loại tội phạm ẩn
Để đánh giá, phân loại tội phạm ẩn cần dựa vào việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tại tỉnh Quảng Nam trong những năm qua Thông thường tội phạm ẩn được phân thành các loại như sau:
Trang 21Thứ nhất, tội phạm ẩn khách quan là những tội phạm đã xảy ra trong
thực tế song các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật của tỉnh không có thông tin về chúng hoặc chưa phát hiện hành vi phạm tội cùng chủ thể của nó nên loại tội phạm này không được thống kê Đây loại tội phạm ẩn chủ yếu của THTP
Thứ hai, tội phạm ẩn chủ quan là những tội phạm trong thực tế đã xảy
ra và các cơ quan pháp luật của đã nắm được thông tin, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà tội phạm đó không được xử lý theo quy định của pháp luật Tội phạm ẩn chủ quan này có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn tố tụng hình sự nào
từ việc tiếp nhận tin báo tội phạm, tố giác tội phạm, khởi tố vụ án đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử
Thứ ba, tội phạm ẩn thống kê là những hành vi đã xảy ra hành vi phạm
tội và bị đã được xử lý theo pháp luật hình sự, tuy nhiên vì một lý do nào đó
mà trong quá trình thống kê hình sự chưa thống kê được.Tội phạm ẩn thống
kê thường xuất hiện trong các trường hợp một bị cáo phạm nhiều tội danh khác nhau
Trang 22Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tác giả đã nêu được một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam
Thứ nhất, khái niệm về tình hình tội phạm ma túy
Sơ lược một số vấn đề lý luận cơ bản về tình hình tội phạm ma túy tại địa bàn tỉnh Quảng Nam như:
- Phần hiện của THTP về ma túy tại tỉnh Quảng Nam;
- Động thái (diễn biến) của THTP tại tỉnh Quảng Nam;
- Cơ cấu THTP tại tỉnh Quảng Nam;
- Tính chất của THTP tại tỉnh Quảng Nam
Thứ hai, Phần ẩn của THTP tại tỉnh Quảng Nam
- Đánh về tội phạm ẩn
- Phân loại tội phạm ẩn
Trang 23Chương 2 THỰC TIỄN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI TỈNH
QUẢNG NAM
2.1 Thực tiễn tình hình tội phạm rõ của tội pham ma túy
2.1.1 Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm ma túy
Trong những năm qua, tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội như: Thực hiện Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch số 2881/KH-UBND ngày 9 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh về việc “Thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020” Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy và số người nghiện ma túy có chiều hướng gia tăng (đặc biệt trong nhóm tuổi thanh thiếu niên số
người nghiện dưới 35 tuổi chiếm 72,3% tổng số người nghiện), số xã,
phường, thị trấn có tệ nạn ma túy chiếm hơn 65% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy tại một số địa phương còn nhiều hạn chế; các chỉ tiêu về phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra qua từng năm
Năm 2014 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 114 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 118 đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
121 vụ, với 279 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 220.525.000 VNĐ
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2015 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
Trang 24trấn là 129 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 141 đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
174 vụ, với 375 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 253.200.000 VNĐ
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2016 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 144 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 162 đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
215 vụ, với 423 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 276.200.000 VNĐ
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2017 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 159 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 180 đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
228 vụ, với 531 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 363.800.000 VNĐ
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2018 số đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 173 đối tượng; số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 201 đối tượng; xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng trái phép chất ma túy
264 vụ, với 675 đối tượng, thu nộp ngân sách nhà nước 584.025.000 VNĐ
[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] và [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Có thể thấy tình trạng người nghiện ma túy được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tăng liên tục từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy chiếm hơn 65% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Trong các năm từ năm 2014 đến năm 2018, số đối tượng bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tăng qua từng năm, tăng về cả số vụ và số đối tượng tham gia Có thể khẳng định, tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn nhiều, tỷ lệ
Trang 25đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm cai nghiên bắt buộc còn cao, số người nghiện mới liên tục gia tăng, loại ma túy sử dụng chủ yếu là
ma túy dạng tổng hợp
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018 thì số vụ án ma túy bị xét xử so với số vụ án hình sự nói chung bị
Tò án nhân dân tỉnh xét xử thì tội phạm về ma túy có xu hướng gia tăng, trong
tình hình tội phạm nói chung tại Quảng Nam [Xem Bảng 2.7 - Phụ lục]
về ma túy chiếm một số lượng đáng kể
So với hai địa bàn lân cận là Đà Nẵng và Quảng Ngãi thì tình hình tội phạm về ma túy tại Quảng Nam như sau:
Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Ma túy – Bộ Công an thì số vụ và số bị can bị truy cứu các tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng Cụ thể: trong 05 năm
Trang 26qua tổng số vụ án của tỉnh Quảng Ngãi là 460 vụ với 483 bị can, tính trong tổng số 100.000 dân thì Quảng Ngãi có gần 40 người phạm tội về ma túy; tại Quảng Nam là 491 vụ với 685 bị can, tính trong tổng số 100.000 dân thì Quảng Nam có 44 người phạm tội về ma túy; còn tại thành phố Đà Nẵng là
673 vụ với 960 bị can, tính trong tổng số 100.000 dân thì Tp Đà Nẵng có 85 người phạm tội về ma túy Như vậy xét về cơ số tội phạm tính trên 100.000 dân thì số lượng tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam nhiều hơn tỉnh
Quảng Ngãi nnhwng lại thấp hơn Tp Đà Nẵng [Xem Bảng 2.6 - Phụ lục]
Như vậy có thể thấy tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam luôn cao hơn tỉnh Quảng Ngãi như thấp hơn Đà Năng Điều này có thể lý giải rằng do Đà Nẵng là thành phố nên đời sống kinh tế xã hội cao, thành phần dân cư phức tạp lại có cảng biển lớn, cảng hàng không quốc tế nên nhiều loại tội phạm thường xuyên tập trung hoạt động, nhiều nhà hàng quán bar là nơi
dẽ nảy sinh các điều kiện cho tội phạm ma túy phát triển Tội phạm về ma túy của tỉnh Quảng Nam nhiều hơn tỉnh Quảng Ngãi một phần cũng là do tội phạm ma túy tại Quảng Nam một phần chiệu ảnh hưởng, chi phối, liên quan
về tội phạm ma túy của Đà Nẵng Trong thời gian đến các cơ quan chức năng của Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong phòng ngừa đấu tranh với tội phạm về ma túy
2.1.2 Diễn biến của tình hình tội phạm ma túy
Từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 509 vụ, với 706 đối tượng; trong đó số vụ đã được khởi tố 436 vụ (chiếm 85,65% số vụ phát hiện , bắt giữ ) với 607 bị can (chiếm 85,97% số đối tượng bị bắt giữ) cụ thể như sau:
Năm 2014 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 80 vụ, với 103 đối tượng, khởi tố 68 vụ (chiếm 85% số vụ phát hiện ,
bắt giữ) với 90 bị can (chiếm 87,37% số đối tượng bị bắt giữ) [Xem Bảng 2.1
Trang 27- Phụ lục]
Năm 2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 88 vụ, với 117 đối tượng, khởi tố 73 vụ (chiếm 82,95% số vụ phát hiện, bắt giữ) với 95 bị can (chiếm 81,19% số đối tượng bị bắt giữ) So với năm 2014 tăng 11% số vụ, tăng 13,5% số đối tượng và tăng 7,35% số vụ khởi
tố và 5,55% số bị can [Xem Bảng 2.1 - Phụ lục]
Năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 100 vụ, với 149 đối tượng, khởi tố 86 vụ (chiếm 86% số vụ phát hiện, bắt giữ) với 133 bị can (chiếm 89,26% số đối tượng bị bắt giữ) So với năm
2014 tăng 25% số vụ, 44,6% số đối tượng, tăng 26,47% số vụ khởi tố và 47,47% số bị can [Xem Bảng 2.1 - Phụ lục]
Năm 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 114 vụ, với 154 đối tượng, khởi tố 100 vụ (chiếm 87,71% số vụ phát hiện , bắt giữ) với 137 bị can (chiếm 88,96% số đối tượng bị bắt giữ) So với năm 2014 tăng 42,5% số vụ bắt giữ, 49,5% số đối tượng, tăng 47,05% số vụ
án bị khởi tố và 52,22% số bị can [Xem Bảng 2.1 - Phụ lục]
Năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 127 vụ, với 183 đối tượng, khởi tố 109 vụ (chiếm 85,82% số vụ phát hiện , bắt giữ) với 152 bị can (chiếm 83,06% số đối tượng bị bắt giữ) Với năm 2014 tăng 15,87% số vụ bắt giữ, 17,76% số đối tượng, tăng 16,02% số
vụ án bị khởi tố và 16,88% số bị can [Xem Bảng 2.1 - Phụ lục]
Có thể thấy tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
từ năm 2014 đến năm 2018 có xu hướng tăng về số vụ và số đối tượng theo từng năm Tang vật thu giữ trong các vụ án từ chỗ là ma túy tự nhiên như Cần
sa và ma túy bán tổng hợp như Hêrôin thì hiện nay chủ yếu chuyển sang các
là ma túy tổng hợp như thuốc lắc (Amphetamine), hàng đá (Methamphetamine), Khay (Ketamine) và mới hơn nữa là ma túy Cỏ Mỹ
Trang 28(XRL11) Đây là những loại ma túy dễ sử dụng, dễ cất giấu, khi sử dụng thì kích thích nhanh, mang lại cảm giác khoái cảm cực mạnh đồng thời kéo dài thời gian
2.1.3 Cơ cấu của tình hình tội phạm
2.1.3.1 Cơ cấu tình hình tội phạm ma túy theo giới tính
Tại địa bàn tỉnh Quảng Nam tội phạm ma túy xét cơ cấu về giới có sự thay đổi theo từng năm, nhưng chiếm đa số người phạm tội là nam giới Cụ thể:
Năm 2014: Tổng số đối tượng bị bắt là 103 đối tượng trong đó nam giới là 93 đối tượng chiếm 90,3% trong khi đó nữ giới chỉ có 10 đối tượng chiếm 9,7% Số bị can năm 2014 là 90 thì có đến 85 đối tượng nam chiếm
94% trong khi đó số bị can nữ chỉ có 05 đối tượng chiếm 5,6% [Xem Bảng 2.2 - Phụ lục]
Năm 2015: Tổng số đối tượng bị bắt là 117 thì số đối tượng nam là 108 đối đượng chiếm 92,3% trong khi đó số tướng tượng nữ là 09 đối tượng chiếm 7,7% Số bị can bị là 95 trong đó có 88 bị can nam chiếm 92,6% trong
khi đó số bị can nữ chỉ chiếm 7,4% với 07 bị can [Xem Bảng 2.2 - Phụ lục]
Năm 2016: Tổng số đối tượng bị bắt là 149 trong đó 131 nam chiếm 87,9% và số đối tượng nữ là 18 chiếm 12% Tổng số bị can 133 bị can trong đó
có 125 nam chiếm 93,9% và 8 bị can nữ chiếm 6,1% [Xem Bảng 2.2 - Phụ lục]
Năm 2017: Tổng số đối tượng bị bắt là 154 đối tượng trong đó nam giới là 132 đối tượng chiếm 85.7%, số đối tượng nữ là 22 chiếm 14,3% Tổng
số bị can là 137 bị can với 129 bị can nam chiếm 94,2% trong khi đó số bị can
nữ là 08 chiếm 5,8% [Xem Bảng 2.2 - Phụ lục]
Năm 2018: Tổng số đối tượng bị bắt 183 đối tượng trong đó nam 154 đối tượng chiếm 84,2%, số đối tượng nữ là 29 đối tượng chiếm 15,8% Số bị can bị khởi tố năm 2018 là 152 bị can, trong đó bị can nam là 142 chiếm
Trang 2993,4% trong khi đó số bị can nữ là 10 bị can chiếm 6,6% [Xem Bảng 2.2 - Phụ lục]
Từ năm 2014 đến 2018 tổng số đối tượng là nam giới bị bắt là 618 đối tượng chiếm 87,5%, số đối tượng là nữ giới bị bắt 88 đối tượng chiếm tỉ lệ 12,5%; số bị can nam bị khởi tố là 569 bị can chiếm 93,7%, số bị can nữ bị
khỏi tố là 38 bị can chiếm 6,3%.[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục]
Như vậy, nhìn chung chúng ta có thể thấy số đối tượng bị bắt cũng như
số bị can bị do cơ quan điều tra khởi tố thì nam giới chiếm tỉ lệ rất cao so với
nữ Mặc dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng có thể thấy số đối tượng vi phạm về ma túy là nữ giới đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như tỉ lệ phần
trăm theo các năm từ 2014 đến 2018
2.1.3.2 Cơ cấu theo độ tuổi
Số người phạm tội về ma túy tại Quảng Nam bị xét xử từ năm 2014 đến
2018 chủ yếu nằm ở nhóm tuổi chính đó là từ 18 đến 30 tuổi và trên 30 tuổi
nhóm tuổi từ trên 30 là 58 bị cáo chiếm 67,44% [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2016: Tổng số bị cáo là 120 bị cáo Nhóm tuổi dưới 18 tuổi có 01 bị cáo bị xét xử chiếm 0,83%; nhóm từ 18 đến 30 tuổi là 26 bị cáo chiếm
21,66%; nhóm tuổi từ trên 30 là 94 bị cáo chiếm 78,33% [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Trang 30Năm 2017: Tổng số bị cáo là 127 bị cáo Nhóm tuổi dưới 18 tuổi có 0 bị cáo bị xét xử chiếm 0%; nhóm từ 18 đến 30 tuổi là 42 bị cáo chiếm 33,07%;
nhóm tuổi từ trên 30 là 85 bị cáo chiếm 66,92% [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Năm 2018 Tổng số bị cáo là 133 bị cáo Nhóm tuổi dưới 18 tuổi có 0 bị cáo bị xét xử chiếm 0%; nhóm từ 18 đến 30 tuổi là 51 bị cáo chiếm 38,34%;
nhóm tuổi từ trên 30 là 82 bị cáo chiếm 61,65% [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Nhìn chung từ 2014 đến 2018 nhóm tuổi dưới 18 chiếm tỉ lệ 3,3%; nhóm
từ 18 đến 30 chiếm tỉ lệ 60,3%; nhóm từ 30 đến 45 tuổi chiếm tỉ lệ 30,3%;
nhóm từ 45 đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ 6,5% [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục]
Như vậy, có thể thấy chủ yếu người phạm tội về ma túy tại đại bàn tỉnh Quảng Nam thuộc đội tuổi trên 30 Nhưng tỉ lệ người phạm tội, bị can, bị cáo thuộc nhóm từ 18 đến 30 cũng chiếm tỉ trọng cao (trung bình 33,5%) Điều này cho thấy người phạm tội về ma túy tại tỉnh Quảng Nam hiện nay có xu hướng trẻ hóa tội phạm
2.1.3.3 Cơ cấu theo tội danh
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018 đã xét xử tổng số 418 vụ án sơ thẩm về ma túy Trong đó tất các cả
vụ án xét xử tập trung vào các tội tàng trử, vận chuyển và mua bán trái phép các chất ma túy Không có vụ án nào bị xét xử về các tội Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Tội chiếm đoạt chất ma túy và các tội khác của
Chương 20 BLHS năm 2015 [Xem Bảng 2.5 - Phụ lục]
Như vậy, có thể thấy rằng tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam không quá đa dạng, chủ yếu tập trung vào các tội phổ biến là Tàng trử, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy Điều này đặc ra cho các cơ quan chức năng cần có biện pháp riêng để hạn chế, tiến tới loại trừ loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội
Trang 312.1.3.4 Cơ cấu theo trình độ học vấn
Theo thống kê của Tào án nhân dân tỉnh Quảng Nam thì số người phạm tội bị xét xử trong 5 năm từ 2014 đến 2018 có trình độ học vấn thấp Không
có người phạm tội nào phạm tọi có trình độ trung cấp,cao đẳng hay đại học
Cụ thể:
Năm 2014 số người phạm tội thất học là 32 bị can chiếm 29,09%; số người phạm tội có trình độ cấp I là 30 người phạm tội chiếm tỉ lệ 27,27%; số người phạm tội có trình độ học vấn cấp II là 51 chiếm tỉ lệ 46,36%; số người
phạm tội có trình độ cấp III là 07 người phạm tội chiếm tỉ lệ 6,36% [Xem Bảng 2.8 - Phụ lục]
Năm 2015 số người phạm tội thất học là 29 người phạm tội chiếm 33,72% so với năm 2014 giảm 2,73%; số người phạm tội có trình độ cấp I là
26 người phạm tội chiếm tỉ lệ 30,63% so với năm 2014 giảm 3,64%; số người phạm tội có trình độ học vấn cấp II là 21 chiếm tỉ lệ 24,41% so với năm 2014 giảm 21,95%; số người phạm tội có trình độ cấp III là 10 người phạm tội
chiếm tỉ lệ 9,09% so với năm 2014 tăng 2,73% [Xem Bảng 2.8 - Phụ lục]
Năm 2016 số người phạm tội thất học là 15 người phạm tội chiếm 12,5%
so với năm 2014 giảm 13,64%; số người phạm tội có trình độ cấp I là 37 người phạm tội chiếm tỉ lệ 30,83% so với năm 2014 tăng 3,56%; số người phạm tội có trình độ học vấn cấp II là 63 chiếm tỉ lệ 52,5% so với năm 2014 tăng 10,91,%; số người phạm tội có trình độ cấp III là 05 người phạm tội
chiếm tỉ lệ 4,16% so với năm 2014 giảm 1,82%.[Xem Bảng 2.8 - Phụ lục]
Năm 2017 số người phạm tội thất học là 19 người phạm tội chiếm 14,96% so với năm 2014 giảm 11,82%; số người phạm tội có trình độ cấp I là
40 người phạm tội chiếm tỉ lệ 31,9% so với năm 2014 tăng 9,09%; số người phạm tội có trình độ học vấn cấp II là 61 chiếm tỉ lệ 548,03%, so với năm
Trang 322014 tăng 9,09,%; số người phạm tội có trình độ cấp III là 07 bị can chiếm tỉ
lệ 5,51% so với năm 2014 không tăng, không giảm [Xem Bảng 2.8 - Phụ lục]
Năm 2018 số người phạm tội thất học là 23 người phạm tội chiếm 17,29% so với năm 2014 giảm 1,27%; số người phạm tội có trình độ cấp I là
57 người phạm tội chiếm tỉ lệ 42,85% so với năm 2014 tăng 24,54%; số người phạm tội có trình độ học vấn cấp II là 49 chiếm tỉ lệ 36,84% so với năm
2014 giảm 1,82,%; số người phạm tội có trình độ cấp III là 04 người phạm tội
chiếm tỉ lệ 3% so với năm 2014 giảm 2,73%.[Xem Bảng 2.8 - Phụ lục]
Như vậy, trong toàn chu kỳ chúng ta có thể thấy số người phạm tội có các trình độ học vấn khác nhau tăng giảm không đều, tuy nhiên số người phạm tội thất học không chiếm tỉ lệ đa số nhưng có xu hướng giảm dần Số người phạm tội có trình độ học vấn cấp I, II luôn chiếm tỉ lệ cao, còn số người phạm tội có trình độ cấp III thì rất thấp không quá 7% Điều này chứng tỏ rằng tội phạm ma túy tại Quảng Nam có trình độ học vấn thấp
2.1.3.5 Cơ cấu theo nghề nghiệp
Tình hình tội phạm về ma túy có cơ cấu nghề nghiệp như sau:
Năm 2014 tổng số người phạm tội 110 trong đó số người phạm tội có nghề nghiệp là lao động phổ thông là 20 người phạm tội chiếm 18,18%; số người phạm tội có nghề nghiệp buôn bán là 10 bị cáo chiếm 9,09%; số bị cóa làm các ngành nghề khác là 24 người phạm tội chiếm tỉ lệ 21,81%; số người
phạm tội không có nhề nghiệp là 56 người phạm tội chiếm 50,9% [Xem Bảng 2.9 - Phụ lục]
Năm 2015 tổng số người phạm tội 86 trong đó số người phạm tội có nghề nghiệp là lao động phổ thông là 15 người phạm tội chiếm 17,44%; số người phạm tội có nghề nghiệp buôn bán là 6 người phạm tội chiếm 6,97%;
số người phạm tội làm các ngành nghề khác là 20 người phạm tội chiếm tỉ lệ
Trang 3323,25%; số người phạm tội không có nhề nghiệp là 45 người phạm tội chiếm
52,32% [Xem Bảng 2.9 - Phụ lục]
Năm 2016 tổng số người phạm tội 120 trong đó số người phạm tội có nghề nghiệp là lao động phổ thông là 31 người phạm tội chiếm 25,83%; số người phạm tội có nghề nghiệp buôn bán là 7 người phạm tội chiếm 5,83%;
số người phạm tội làm các ngành nghề khác là 20 người phạm tội chiếm tỉ lệ 16,66%; số người phạm tội không có nhề nghiệp là 62 người phạm tội chiếm
51,66% [Xem Bảng 2.9 - Phụ lục]
Năm 2017 tổng số người phạm tội 127 trong đó số người phạm tội có nghề nghiệp là lao động phổ thông là 28 người phạm tội chiếm 22,04%; số người phạm tội có nghề nghiệp buôn bán là 9 người phạm tội chiếm 7,08%;
số người phạm tội làm các ngành nghề khác là 21 người phạm tội chiếm tỉ lệ 17,53%; số người phạm tội không có nhề nghiệp là 69 người phạm tội chiếm
54,33% [Xem Bảng 2.9 - Phụ lục]
Năm 2018 tổng số người phạm tội 133 trong đó số người phạm tội có nghề nghiệp là lao động phổ thông là 35 người phạm tội chiếm 26,31%; số người phạm tội có nghề nghiệp buôn bán là 11 người phạm tội chiếm 8,27%;
số người phạm tội làm các ngành nghề khác là 16 bị cáo chiếm tỉ lệ 12,03%;
số người phạm tội không có nhề nghiệp là 71 người phạm tội chiếm 53,38%
[Xem Bảng 2.9 - Phụ lục]
Như vậy, qua nghiên cứu, phân tích số liệu chúng ta thấy rằng tỉ trọng của các người phạm tội phạm tội về ma túy từ năm 2014 đến 2018 có tỉ trọng thay đổi thường xuyên theo năm Tuy nhiên, đa số người phạm tội phạm tội đều không có nghề nghiệp, thiếu công ăn việc làm hoặc có thì cũng không ổn định chiếm tỉ lệ cao Số người phạm tội có việc làm ổn định, nghề nghiệp như
buôn bán ít phạm tội, luôn chiếm tỉ lệ dưới 8% [Xem Bảng 2.9 - Phụ lục]
2.1.3.6 Cơ cấu theo tình trạng nghiện ma túy
Trang 34Năm 2014 tổng số người phạm tội là 110 người phạm tội người phạm tội
về ma túy có đến 96 người phạm tội nghiện ma túy chiếm tỉ lệ 87,27%; số người phạm tội không nghiện ma túy là 14 người phạm tội chiếm 12,72%
[Xem Bảng 2.10 - Phụ lục]
Năm 2015 tổng số bị cáo là 86 người phạm tội về ma túy có đến 81 người phạm tội nghiện ma túy chiếm tỉ lệ 94,14%; số người phạm tội không
nghiện ma túy là 5 người phạm tội chiếm 5,81% [Xem Bảng 2.10 - Phụ lục]
Năm 2016 tổng số người phạm tội là 120 người phạm tội về ma túy có đến
114 người phạm tội nghiện ma túy chiếm tỉ lệ 95%; số người phạm tội không
nghiện ma túy là 6 người phạm tội chiếm 5%.[Xem Bảng 2.10 - Phụ lục]
Năm 2017 tổng số người phạm tội là 127 người phạm tội về ma túy có đến 115 bị cáo nghiện ma túy chiếm tỉ lệ 90,55%; số người phạm tội không
nghiện ma túy là 8 người phạm tội chiếm 6,26%.[Xem Bảng 2.10 - Phụ lục]
Năm 2018 tổng số người phạm tội là 133 người phạm tội về ma túy có đến 127 người phạm tội nghiện ma túy chiếm tỉ lệ 95,48%; số người phạm tội
không nghiện ma túy là 6 người phạm tội chiếm 4,51% [Xem Bảng 2.10 - Phụ lục]
Trong toàn giai đoạn từ 2014 đến 2018 tình hình tội phạm ma túy chúng
ta thấy rằng đa số người phạm tội trong diện nghiện ma túy (92,49%) Số người phạm tội không nghiên ma túy chiếm tỉ lệ nhỏ (6,86)
2.1.3.7 Cơ cấu theo điều kiện, hoàn cảnh gia đình
Năm 2014 tổng số người phạm tội là 110 người phạm tội phạm tội về ma túy có 39 người phạm tội thuộc diện gia đình nghèo đói, kinh tế khó khăn, chiếm tỉ lệ 35,45%; số người phạm tội người phạm tội sống trong mội trường gia đình có người vi phạm pháp luật, có người phạm tội là 61 người phạm tội
chiếm 55,45% [Xem Bảng 2.11 - Phụ lục]
Trang 35Năm 2015 tổng số người phạm tội là 86 người phạm tội về ma túy có 35 người phạm tội thuộc diện gia đình nghèo đói, kinh tế khó khăn, chiếm tỉ lệ 40,69%; số người phạm tội người phạm tội sống trong mội trường gia đình có người vi phạm pháp luật, có người phạm tội là 53 người phạm tội chiếm
61,62% [Xem Bảng 2.11 - Phụ lục]
Năm 2016 tổng số người phạm tội là 120 người phạm tội phạm tội về ma túy có 41 người phạm tội thuộc diện gia đình nghèo đói, kinh tế khó khăn, chiếm tỉ lệ 34,16%; số người phạm tội người phạm tội sống trong mội trường gia đình có người vi phạm pháp luật, có người phạm tội là 79 người phạm tội
chiếm 65,83% [Xem Bảng 2.11 - Phụ lục]
Năm 2017 tổng số người phạm tội là 127 người phạm tội phạm tội về ma túy có 46 người phạm tội thuộc diện gia đình nghèo đói, kinh tế khó khăn, chiếm tỉ lệ 36,22%; số người phạm tội phạm tội sống trong mội trường gia đình có người vi phạm pháp luật, có người phạm tội là 81 người phạm tội
chiếm 63,77% [Xem Bảng 2.11 - Phụ lục]
Năm 2018 tổng số người phạm tội là 133 người phạm tội người phạm tội
về ma túy có 62 người phạm tội thuộc diện gia đình nghèo đói, kinh tế khó khăn, chiếm tỉ lệ 46,61%; số người phạm tội người phạm tội sống trong mội trường gia đình có người vi phạm pháp luật, có người phạm tội là 71 người
phạm tội chiếm 53,38% [Xem Bảng 2.11 - Phụ lục]
Vậy ta có thể thấy số người phạm tội về ma túy có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói chiếm tỉ lệ ít hơn so với người phạm tội về ma túy sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật, người phạm tội (39,69%/60,31%)
Trang 36không thất thường nhưng nhìn chung xu hướng tăng là chủ yếu Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 trung bình mỗi năm phát hiện, bắt giữ 101,8 vụ, tỉ lệ tăng trung bình 27,44% vụ/năm Số đối tượng
bị bắt giữ trung bình mỗi năm là 141,2 đối tượng, tỉ lệ tăng 37,04% đối tượng/năm Số vụ án khởi tố trung bình một năm là 87,2 vụ, tỉ lệ tăng trung bình 28,23% vụ/năm Số bị can bị khởi tố trung bình một năm là 121,4 người phạm tội /năm, tỉ lệ tăng 24,38% người phạm tội /năm Trung bình mỗi năm xét xử 83,6 vụ án về ma túy với 115,2 người phạm tội Trung bình tỉ lệ tăng hằng năm là 8,57% vụ/năm và 4,72 người phạm tội /năm
Thứ hai, đánh giá tính chất tội phạm trên cơ sở cơ cấu giới tính thì ta thấy rằng tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam: Từ năm 2014 đến
2018 tổng số đối tượng là nam giới bị bắt là 618 đối tượng chiếm 87,5%, số đối tượng là nữ giới bị bắt 88 đối tượng chiếm tỉ lệ 12,5%; người phạm tội nam bị khởi tố là 569 bị can chiếm 93,7%, số bị can nữ bị khỏi tố là 38 bị can
chiếm 6,3%.[Xem Bảng 2.2 - Phụ lục] Như vậy, nhìn chung chúng ta có thể
thấy số đối tượng bị bắt cũng như số bị can bị do cơ quan điều tra khởi tố thì nam giới chiếm tỉ lệ rất cao so với nữ Mặc dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng có thể thấy số đối tượng vi phạm về ma túy là nữ giới đang có xu hướng gia tăng
cả về số lượng cũng như tỉ lệ phần trăm theo các năm từ 2014 đến 2018
Thứ ba, xét trên phương diện cơ cấu nhóm tuổi thì tình hình tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Nam như sau: Nhìn chung từ 2014 đến 2018 nhóm tuổi dưới 18 chiếm tỉ lệ 3,3%; nhóm từ 18 đến 30 chiếm tỉ lệ 60,3%; nhóm từ 30
đến 45 tuổi chiếm tỉ lệ 30,3%; nhóm từ 45 đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ 6,5% [Xem Bảng 2.3 - Phụ lục] Như vậy, có thể thấy chủ yếu người phạm tội về ma túy
tại đại bàn tỉnh Quảng Nam thuộc đội tuổi trên 30 Nhưng tỉ lệ người phạm tội, bị can, bị cáo thuộc nhóm từ 18 đến 30 cũng chiếm tỉ trọng cao (trung
Trang 37bình 33,5%) Điều này cho thấy người phạm tội về ma túy tại tỉnh Quảng Nam hiện nay có xu hướng trẻ hóa tội phạm
Thứ tư, đánh giá tình hình tội phạm ma túy trên góc độ cơ cấu các tội danh đã được Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam xét xử sơ thẩm thì có thể thấy rằng tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam không quá đa dạng, chủ yếu tập trung vào các tội phổ biến là Tàng trử, vận chuyển, mua bán trái phép các chất
ma túy
Thứ năm, Dưới gọc độ nhận thức về pháp luật dựa trên trình độ học vấn
ta thấy trong giai chúng ta có thể thấy số bị cáo có các trình độ học vấn khác nhau tăng giảm không đều Tuy nhiên, số bị cáo thất học không chiếm tỉ lệ đa
số nhưng có xu hướng giảm dần Số bị cáo có trình độ học vấn cấp I, II luôn chiếm tỉ lệ cao, còn số bị cáo có trình độ cấp III thì rất thấp không quá 7% Điều này chứng tỏ rằng tội phạm ma túy tại Quảng Nam có trình độ học vấn thấp
Thưa sáu, Qua nghiên cứu, phân tích số liệu chúng ta thấy rằng tỉ trọng của các bị cáo phạm tội về ma túy có các nghề nghiệp khác nhau từ năm 2014 đến 2018 có tỉ trọng thay đổi thường xuyên theo năm Tuy nhiên, đa số bị cáo phạm tội đều không có nghề nghiệp, thiếu công ăn việc làm hoặc có thì cũng không ổn định chiếm tỉ lệ cao Số bị cáo có việc làm ổn định, nghề nghiệp
như buôn bán ít phạm tội, luôn chiếm tỉ lệ dưới 8% [Xem Bảng 2.9 - Phụ lục] Xem xét trong giai đoạn từ 2014 đến 2018 tình hình tội phạm ma túy
chúng ta thấy rằng đa số người phạm tội trong diện nghiện ma túy (92,49%)
Số người phạm tội không nghiên ma túy chiếm tỉ lệ nhỏ (6,86)
Thứ bảy, Bên cạnh đó ta có thể thấy số người phạm tội về ma túy có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói chiếm tỉ lệ ít hơn so với người phạm tội
về ma túy sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật, người phạm tội (39,69%/60,31%)
Trang 382.2 Thực tiễn tội phạm ẩn
2.2.1 Đánh giá tội phạm ẩn
Tội phạm ẩn về ma túy có vai trò hết sức nguy hiểm đối với công tác đấu tranh phòng ngừa trong thực tiễn Tội phạm ẩn về ma túy hay tội phạm ẩn nói chung chúng ta có thể xem xét đánh giá nó như tảng băng trôi, chúng ta chỉ nhìn thấy, quan sát được phần nổi chính là tội phạm rõ, còn phần ẩn chính là
bề chìm phía dưới mà chúng ta chưa nhìn thấy
Trong thời gian qua với sự phối hợp của các cơ quan, chức năng, đoàn thể dưới sự chủ trì của Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công
an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia, chung tay góp sức trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy Qua đó, xây dựng hàng trăm hòm thư tố giác tội phạm tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh Trong 05 năm năm từ 2014 đến 2018 lực lượng CSĐTTPVMT
đã phát hiện, bắt giữ 509 vụ với 706 đối tượng Qua đó khởi tố 436 vụ án ma túy với 607 bị can Có được kết quả cao đó ngài sự chủ động, tích cực tấn công trấn áp tội phạm, tạo ra các đợt cao điểm truy quét tệ nạn ma túy, còn có
sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân qua các nguồn tin báo tố giác tội phạm Trên cở qua trọng từ các nguồn tin báo tố giác tội phạm lực lượng Cảnh sát tội phạm về ma túy đã tiến hành điều tra, xác minh làm rõ thông tin
về tội pham
Trong 05 năm từ 2014 đến 2018 tổng công đã có 13.619 tin báo tối giác tội phạm của các cơ quan, hội, đoàn thể và nhân dân về ma túy mà phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và lực lượng cảnh sát ma túy các huyện
đã nhận được
Tuy số tin báo đã nhận được là rất nhiều và đã giúp ích rất nhiều cho cơ quan chức năng trong điều tra, khám phá tội phạm Nhưng số vụ án được điều tra khám phá so với tin báo tố giác tội phạm đã thu thập được khá khiêm tốn
Trang 39Điều này chứng minh tội phạm ẩn về ma túy tại tỉnh Quảng Nam dang tồn tại khá nhiều mà các cơ quan chức năng chưa tiến hành điều tra khám phá để truy
tố xét xử
Bên cạnh các số liệu được thu thập, thống kê theo số vụ, số bị can, người phạm tội như đã phân tích ở phần trên thì một phần vo cùng quan trọng không thể bỏ qua đó là phần ẩn của THTP Việc mong muốn đánh giá một cách chính xác, tuyệt đối phần ẩn của tình hình TPVMT là không khả thi do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như do nhân dân không tố giác, do thiếu sót của cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện hành vi, hay việc
sử dụng các thủ đoạn gây án mới, sự tinh vi, xảo quyệt hòng che đậy hành vi phạm tội của tội phạm Vì thế, chỉ có thể đánh giá mức độ ẩn của tội phạm về
ma túy tại Quảng Nam một cách tương đối so với thực tế chứ không thể nào đánh giá tuyệt đối
2.2.1 Nguyên nhân tội phạm ẩn
Tội phạm ẩn có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu có ba nguyên nhân chủ yếu sau:
a Phần ẩn do nguyên nhân khách quan
Phần ẩn của tình hình TPVMT tại tỉnh Quảng Nam do nguyên nhân khách quan là tất cả các TPVMT đã xảy ra trong thực tế, nhưng vì các cơ quan chức năng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự không có thông tin về chúng hoặc không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố vụ án, khởi tố bị can Vì thế, loại tội phạm này không chịu các hình thức xử lý từ phía Nhà nước và xã hội và do đó nó không có trong báo cáo thống kê của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử Độ ẩn được hiểu là mức độ của từng loại tội phạm hoặc từng nhóm tội phạm đã xảy ra trong thực tế nhưng không bị phát hiện và
xử lý hình sự, có thể được xác định độ ẩn dựa vào mức độ bộc lộ của tội phạm, số lượng tin báo tố giác tội phạm Vì vậy, tác giả tập trung làm rõ tội
Trang 40phạm ẩn do nguyên nhân khách quan có lý do ẩn từ phía chủ thể của hành vi
phạm tội
Phải khẳng định người phạm tội ma túy luôn dùng mọi thủ đoạn, phương thức, mánh khóe để che giấu hành vi, bưng bít thông tin hoạt động phạm tội; với tính chất rất manh động, nguy hiểm của tội phạm, nên đa số người tố giác, báo tin, làm chứng trong các vụ án ma túy thường rất ít vì lý do khách quan
và chủ quan khác nhau Nguyên nhân ẩn của loại tội phạm ẩn tự nhiên cũng rất đa dạng nhưng trên cơ sở của sự phát triển đất nước trong những năm gần đây và từ những nghiên cứu, đánh giá cụ thể thực tế của tình hình tội phạm về
ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy cần đánh giá, xem xét nguyên
nhân ẩn từ góc độ:
- Về mặt tâm lý, tội phạm về ma túy luôn có ý thức cố ý tìm mọi cách che
giấu hành vi phị phạm tội để qua mặt cơ quan chức năng Trong thực tế
TPVMT luôn luôn có xu hướng "tinh vi hóa" hành vi phạm tội; tâm lý chung
là luôn mong muốn che giấu, sử dụng mọi khả năng và điều kiện có để che giấu tội phạm và tạo ra những khó khăn, cản trở nhất định để tránh sự phát hiện cùng với những thủ đoạn gây án mới Không phải khi nào người phạm tội về ma túy hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội về ma túy lần đầu đã bị phát hiện, bắt giữ mà đa số phải qua quá trình thực hiện rất nhiều lần thì mới
bị phát hiện
- Tội phạm ẩn xuất phát từ nhân thân người phạm tội:
Tiến hành tội phạm một cách thường xuyên:
Trong số các bị cáo phạm tội về ma túy thì rất nhiều bị cáo phạm tội do nghiện ma túy Xét trên thực tế theo logic thì người nghiện ma túy chủ yếu tiến hành việc mua bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy chủ yếu và đầu tiên là mục đích để sử dụng, thỏa mãn cơn nghiện của bản thân Theo thống kê Phòng Cảnh sát ma túy Công an Quảng Nam tính hết năm 2018 trên địa bàn