1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ, TRƯỜNG ĐHCNGTVT, CƠ SỞ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN

24 484 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 579,33 KB

Nội dung

BÁO CÁO, THỰC TẬP TỐT NGHIỆP, NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ, TRƯỜNG ĐHCNGTVT, CƠ SỞ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦUTrải qua thời gian học tại Trường ĐH Công Nghệ GTVT cơ sở đào tạo thái nguyên ,một khoảng thời gian với em không phải là đủ để trang bị vốn kiến thức làm quen vớicông việc mang tính chuyên môn, thực tế khá cao Song từ những ngày tháng cần mẫnbước chân tới giảng đường đã giúp em đúc kết được nhiều kiến thức quý báu từ sựgiảng dạy và truyền đạt tận tình của quý Thầy, Cô ở trường giờ đây với vốn kiến thức

đã thâu nhận được từ quý Thầy, Cô giúp em bắt đầu làm quen với công việc mới, côngviệc của một kỹ năng sửa chữa OTO Qua đợt thực tập tại công ty cổ phần garage hàthành hà nội có được những kiến thức thực tế, hiểu thêm những kiến thức đã học tạitrường từ đó bổ sung thêm cho em nhiều kiến thức bổ ích hơn trong chuyên môn

Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi đến Ban giám hiệu nhà trường, Lãnhđạo khoa cùng các Thầy, Cô lời cảm ơn chân thành về những kiến thức hữu ích mà emnhận được từ sự truyền đạt của Quý Thầy, Cô Đặc biệt Thầy VŨ THẾ TRUYỀN làgiáo viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Em xin gửi đến Ban Giám Đốc cùng khối ký thuật trong công ty cổ phần HYUNDAIThái Nguyên lòng biết ơn chân thành đã tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm giúp đỡtrong suốt thời gian thực tập tại công ty

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự động viên, sự nhiệt tình chỉ bảo của QuýThầy Cô và Quý Công Ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề này Kínhchúc Quý Thầy Cô và Quý Công Ty sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Thái Nguyên , ngày 08 thang 05 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn quang thống

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Thái Nguyên ngày tháng năm 2010 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Ký tên :

Trang 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Công ty cổ phần garage hà thành ( số 300 trần điền hà nội )

Địa chỉ: 300 trần điền hà nội

Công ty được trang bị đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhất, phù hợp với

những yêu cầu và tiêu chuẩn toàn cầu Tại đây, khách hàng có thể hài lòng với các dịch

vụ bảo hành bảo dưỡng (Service), cung cấp phụ tùng chính hiệu (genuine Spare-parts),

Phục vụ khách hàng tại công ty là một đội ngũ nhân viên và kỹ thuật viên giàu nhiệt

huyết, có trình độ cao và được đào tạo bài bản Tại đây công ty sẽ mang đến cho kháchhàng những dịch vụ tốt nhất vượt trên sự mong đợi của khách hàng

Trong đó, bộ phận Bảo dưỡng Ô tô là một phần trực thuộc Công ty, đóng một vai tròquan trọng trong việc bảo dưỡng, sữa chữa, bộ phận Bảo dưỡng Ô tô có một đội ngũ kỹ

sư, kỹ thuật viên giàu nhiệt huyết, có tay nghề cao và đã có kinh nghiệm thực tế về việcbảo dưỡng, sữa chữa, các dòng xe

Chức năng, ngành nghề:

Bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô các loại

Đặt hàng các loại phụ tùng xe cao cấp nhập khẩu

Cưu hộ 24/24

Trang 4

CHƯƠNG I CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Trang 5

1.1 Phổ biến đề cương thực tập

1.1.1 Tên học phần: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.1.2 Số tín chỉ: 4

1.1.3 Trình độ: Sinh viên năm thứ năm

1.1.4 Phân bổ thời gian:

Thời gian thực hiện: 180 giờ ( 45 giờ/tuần)

1.1.5 Điều kiện tiên quyết:

- Kỹ năng: Lựa chọn, sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng để

chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô; nắm được các biện pháp kỹ thuật, quytrình công nghệ Thu thập được các số liệu thực tế phục vụ cho đồ án tốt nghiệp

1.1.7 Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần bao gồm: Các phương pháp tổ chức sản xuất, bố trí nhà xưởng, thiết bịnơi thực tập; các dạng hư hỏng thường gặp của xe - máy; tính năng, cách sử dụng cácthiết bị chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa xe - máy; quá trình công nghệ chế tạo một sốchi tiết của ô tô

1.1.8 Nhiệm vụ của sinh viên:

- Có mặt tại hiện trường, chấp hành quy định của cơ sở thực tập;

- Thực tập theo kế hoạch, yêu cầu, nội dung của chương trình thực tập;

- Ghi chép nhật ký thực tập trong quá trình thực tập;

- Hoàn thành bản Báo cáo thực tập khi kết thúc đợt thực tập;

- Bảo vệ thực tập

1.1.9 Tài liệu học tập:

- Đề cương chi tiết của đợt thực tập đã được phê duyệt;

- Các tài liệu về cấu tạo, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô; tài liệu hướng dẫn sửdụng các dụng cụ, thiết bị trong xưởng;

- Các quy định về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng cháy, chữacháy;

- Các tài liệu liên quan khác

1.1.10 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Trang 6

- Thời gian có mặt tại hiện trường, ý thức chuyên cần, thực hiện nội quy, quy chếthực tập;

- Báo cáo thực tập;

- Bảo vệ thực tập

1.1.11 Thang điểm: 10 (lấy một chữ số thập phân)

1.1.12 Nội dung chi tiết học phần:

1.1.12.1 Nội dung tổng quát:

2 Các phương pháp tổ chức sản xuất; kết cấu nhà xưởng; bố trí thiết bị trong các gian sản xuất 40

3 Các dạng hư hỏng thường gặp của xe - máy; tính năng, cách sử dụng, bảo quản các thiết bị chẩn đoán,

bảo dưỡng và sửa chữa xe - máy

80

4 Quá trình công nghệ chế tạo một số chi tiết của ô tô 48

1.2 Nội quy garage hà thành

1.Đi làm đúng giờ ,chấm công đầy đủ ,ngày làm 8 tiếng sáng từ 8h đến 12h chiều từ13h đến 17h

2.Đi làm phải có đồng phục bảo hộ ,đầu tóc gọn gàng

3.Phải đeo găng tay khi sửa chữa và bảo dưỡng

4.Phải vệ sinh 5s sau mỗi ngày làm việc ,tiến hành vệ sinh 5s toàn công ty vào chiềuthứ 7

5.Các khoang sửa chữa được sắp sếp tổ chức hợp lý

6.Dụng cụ trang thiết bị phục vụ sửa chữa ở các tủ phải được sắp sếp gọn gàng saukhi làm xong

7.Phải phủ tai xe ,bọc ghế ,vô lăng trước khi tiến hành sửa chữa

8.Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền tùy mức độ nặng nhẹ

1.3 Giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất, bố trí thiết bị, nhà xưởng

Trang 7

1.3.1 Tổ chức sản xuất

1.3.2 Bố trí thiết bị nhà xưởng

Xưởng sửa chữa được thiết kế rộng rãi và được chia thành các khoang

1.Khoang sửa chữa chung

2 Khoang sơn có nhà sơn đảm bảo an toàn lao động

3 Khoang nội thất trang trí

4.Khoang hàn gò

CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KẾT CẤU NHÀ XƯỞNG, BỐ TRÍ

THIẾT BỊ TRONG CÁC GIAN SẢN XUẤT 2.1 Các phương pháp tổ chức chẩn đoán, BDKT &SC ô tô

Tùy theo trình độ tổ chức và khả năng thợ, tính chất chuyên môn hóa của thợ mà có những phương pháp sau:

2.1.1 Phương pháp tổ chức chuyên môn hóa

-Tất cả các công nhân của xưởng được phân thành tổ chuyên môn

Tổ 1: Chuyên môn gò

Tổ 2: bảo dưỡng sửa chữa chung

Trang 8

Tổ 3: Chuyên môn sơn

- Các công nhân có tay nghề khác nhau

- Năng suất cao, định mức thời gian lao động dễ

- Thiếu trách nhiệm với hoạt động của xe trên tuyến

- Kết quả lao động chỉ được đánh giá bằng số lượng xe qua bảo dưỡng Chỉ thực hiện phần việc của mình, không có sự liên hệ với phần việc của tổ khác Không phân tích đánhgiá được nguyên nhân các tổng thành bị loại

- Không thực hiện khi giải quyết công việc với nhiều loại xe khác nhau (kiểm tra công việc khó)

2.1.2 Phương pháp tổ chức riêng xe.

Công nhân trong xưởng thuộc các tổ tổng hợp, thành phần gồm công nhân có tay nghề trong nhiều công việc Thực chất công việc là:bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vặt ghép lại:

Ưu điểm: đã qui định được mức độ trách nhiệm

Nhược điểm: do phải phân chia dụng cụ thiết bị, vì vậy sử dụng không hiệu quả và không

áp dụng dây chuyền được, khó khăn trong việc sử dụng các phụ tùng thay thế

2.1.3 Phương pháp tổ chức đoạn tổng thành

Đây là phương pháp tiên tiến.Khi chuẩn bị kế hoạch người ta tách đoạn sản xuất chuyên môn hóa Mỗi đoạn sản xuấ tthự chiện các công việc bảo dưỡng,sửa chữa các cụm tổng thành, cơ cấu đã định cho đoạn ấy Số lượng đoạn sản xuất tùy thuộc vào qui mô của của

xí nghiệp,chủng loại xe và tình trạng đối tượng đưa vào.Thường phân thành 6 đoạn chính

và 2 đoạn phụ:

Sáu đoạn chính:

1 Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ

2 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực

3 Bảo dưỡng và sửa chữa cầu trước, cầu sau, phanh, lái, treo

4 Bảo dưỡng và sửa chữa điện, nhiên liệu

5 Bảo dưỡng và sửa chữa khung bệ, cabin, sat xi, vỏ xe

6 Bảo dưỡng và sửa chữa lốp

Hai đoạn phụ:

7 Sửa chữa cơ nguội

8 Rửa, lau chùi, sơn

Khi tổ chức theo phương pháp này phải thống kê toàn bộ các chi tiết trong tổng thành, xétkhối lượng công việc, sắp xếp công nhân cho mỗi công đoạn (cũng có thể ghép các côngđoạn1-2,3-4,5-6đểgiảmbớtcơcấutổchức).Sửdụngcácphươngpháptổchức này cho phép chuyên môn hóa tự động hóa

2.2 Kết cấu nhà xưởng, bố trí thiết bị trong các gian sản xuất

2.2.1 Kết cấu nhà xưởng

Gồm hai phần

Phần 1 : Kinh doanh bán hàng dùng để tư vấn bán hàng trưng bày xe mới

Phần 2 Xưởng dịch vụ chuyên sửa chữa và bảo dưỡng các cấp

2.2.2 Bố trí thiết bị trong các gian sản xuất

- Trang bị công nghệ:

Trang 9

Thiết bị trực tiếp tham gia vào quá trình công nghệ:bơm,hệ thống rửa,các trang bị kiểm tra, trang bị bơm dầu mỡ, trang bị siết chặt.

- Trang bị cơ bản trên trạm:

Trang bị phụ gián tiếp tham gia vào qui trình công nghệ: hầm bảo dưỡng, thiết bị nâng (kích, tời, cầu trục lăn ) cầu rửa, cầu cạn, cầu lật

Yêu cầu chung:

Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, an toàn, cho phép cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, diện tích chiếm chỗ nhỏ, sử dụng thuận lợi mọi phía Có tính vạn năng dễ

sử dụng cho nhiều mác xe

- MÁY;TÍNH NĂNG, CÁCH SỬ DỤNG, BẢO QUẢN CÁC THIẾT BỊ CHẨN

ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA XE - MÁY 3.1 Quy trình bảo dưỡng , các dạng hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục của động cơ, gầm, điện xe – máy

3.1.1 Quy trình bảo dưỡng, sữa chữa của công ty

Mỗi công ty, trung tâm sữa chữa hay gara ôtô đều có những quy trình riêng biệt trongviệc bảo dưỡng, sữa chữa Điều quan trọng là tạo ra sự thuận lợi, hài lòng nhất, tốt nhấtcho khách hàng cũng như lợi ích của chính công ty, trung tâm hay gara Để đạt đượcđiều đó, tất cả cần phối hợp thực hiện một cách nhịp nhàng, đồng bộ, các khâu thực hiệnphải được khép kín Công ty garage hà thành cũng không ngoại lệ Các xe ô tô khi vàođây đều được đưa vào quy trình bảo dưỡng sữa chữa định sẵn:

Bước 1 : Kiểm tra xe

- Phòng dịch vụ tiếp nhận Phiếu sửa xe, ghi nhận ý kiến và yêu cầu của khách hàng

- Nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra lỗi của xe, mức độ an toàn của các thiết bị khác

(nếu nhận thấy có vấn đề) và ghi vào Phiếu kiểm tra kỹ thuật xe các nội dung kiểm tra

sữa chữa

Bước 2 : Tiếp nhận sửa chữa

- Bộ phận kỹ thuật tiếp nhận Phiếu sửa chữa

Bước 3 : Tiến hành sửa chữa

Trang 10

- Bộ phận kỹ thuật tiến hành sửa chữa

- Bộ phận kỹ thuật kiểm tra trước khi bàn giao cho phòng dịch vụ

Bước 4 : Kiểm tra lần cuối

- Phòng dịch vụ tiến hành kiểm tra mọi chi tiết

- Vệ sinh các lưới lọc và thay phin lọc nhiên liệu, kiểm tra, làm kín và xả khí

- Điều chỉnh độ căng dây đai truyền động

- Vệ sinh bầu lọc gió, thay dầu và kiểm tra độ kín của hệ thống hút

- Xiết chặt các bu lông, đai ốc bắt giữ mặt quy lát

- Kiểm tra bảo dưỡng bơm cung cấp nhiên liệu

- Kiểm tra và vệ sinh thùng chứa nhiên liệu

- Kiểm tra bảo dưỡng bộ tăng áp

- Lắp ráp hoàn chỉnh và điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

- Khởi động động cơ và theo dõi sự làm việc của động cơ ở các chế độ tốc độ

Kiểm tra mức nhớt máy:

- Kiểm tra mức nhớt máy hoặc tình trạng nhớt để châm thêm hoặc thay nhớt mới nếu cần

- Kiểm tra mức nhớt bên trong động cơ ở nhiệt độ hoạt động bình thường như sau:

• Sau khi ngừng động cơ,chờ vài phút để ổn định mực nhớt trong cacte

• Sau khi kéo que thăm nhớt ra ngoài,kiểm tra mức nhớt

Trang 11

• Lau sạch que thăm nhớt rồi để que vào trở lại

• Sau đó rút que thăm nhớt ra và quan sát mực nhớt dính trên que

Chú ý: mực nhớt tốt nhất là ở giữa dấu MIN và MAX

• Nếu mức nhớt thấp dưới mức MIN thì châm thêm

Chú ý: nếu kiểm tra mức nhớt trong tình trạng động cơ nguội thì nhớt không hồi về

trong cacte đầy đủ,vì thế mực nhớt chính xác cũng không thể hiện được.Vì vậy nên chờ đến khi động cơ đạt đến nhiệt độ làm việc thì mới tiến hành kiểm tra mức nhớt

Thay nhớt máy và lọc nhớt:

- Dụng cụ: cảo chuyên dùng thay lọc nhớt 09915–47341

- Khi kiểm tra mức nhớt hoặc tình trạng nhớt,nếu cần có thể tiến hành thay lọc nhớt nhưsau:

• Sau khi ngừng động cơ,chờ vài phút để nhớt ổn định trong cacte động cơ

• Tháo nắp đậy nhớt (b) động cơ ra ngoài

• Dùng khóa vòng (c) mở ốc xả nhớt ra ngoài

Trang 12

• Sau khi xả nhớt hoàn toàn,siết chặt lại ốc xả nhớt đến 30-40Nm

• Thay thế lọc nhớt sử dụng cảo chuyên dùng 09915–47341

- Tháo cụm lọc gió,giảm ồn ra ngoài

- Tháo bulong,tháo tấm cách nhiệt ra ngoài

- Nới lỏng vít giữ miếng che bơm trợ lực lái và đẩy ống trợ lực về phía trước

- Tháo lọc nhớt

Trang 13

Kiểm tra cuaroa cam:

- Kiểm tra dây cuaroa cam có lỏng,chùng,nứt,biến dạng và thay thế nếu cần thiết

- Dây cuaroa cam chính là dây nối giữa puli W với puli X

Kiểm tra các dây cuaroa ngoài:

- Kiểm tra cuaroa máy phát (e),kiểm tra cuaroa trợ lực lái (f),cuaroa máy lạnh (g), cuaroa trợ lực lái (h) xem có bị lỏng,chùng,biến dạng không Nếu cần thì thay thế

Trang 14

Kiểm tra bugi:

- Kiểm tra tình trạng đóng muội than trên bugi,khe hở bugi,sự mòn các điện cực,sự hư hỏng lớp sứ cách điện.Nếu không tốt thì thay mới bugi

- Tháo và kiểm tra bugi tiến hành như sau:

• Kéo các đầu dây cao áp khỏi bugi.Chú ý tay nắm phải giữ ngay phần đầu dây cáp,giúptránh làm đứt dây

• Tháo bugi ra khỏi động cơ bằng một tuýp chuyên dụng

• Đo khe hở bugi(k) bằng một thước cặp.Nếu giá trị đo được không nằm trong khoảng cho phép thì điều chỉnh lại điện cực

• Khi lắp bugi mới vào phải kiểm tra khe hở của nó có tốt không

Trang 15

Kiểm tra lọc gió:

- Nếu lọc gió bị bẩn,công suất động cơ cũng bị giảm

- Nên kiểm tra lọc gió thường xuyên.Đặc biệt xe chạy trong điều kiện môi trường ô nhiễm nên thường xuyên kiểm tra và thay thế

Kiểm tra lọc xăng:

- Nếu lọc xăng bị nghẹt thì công suất động cơ cũng bị giảm.Vì vậy nên thay lọc mới saukhoảng thời gian bảo dưỡng lọc (thường là 20000 km)

Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:

- Kiểm tra các ống nhiên liệu và các co nối có bị hư hỏng hay bị rò rỉ không

- Kiểm tra bên ngoài ống có bị trầy xước không

- Kiểm tra nắp thùng nhiên liệu có lỏng không

Kiểm tra hệ thống chân không

- Kiểm tra ống chân không,ống PCV hoặc ống than hoạt tính có bị hư hỏng không

- Kiểm tra bề mặt các ống chân không,ống có bị biến dạng hay nứt,gãy không

3.1.2.2 Ly hợp

- Kiểm tra, bảo dưỡng bơm và xi lanh trợ lực li hợp, hộp li hợp, các đăng, cột li hợp

- Bảo dưỡng, điều chỉnh các thanh giằng li hợp, bảo dưỡng các khớp cầu giằng li hợp, kiểm tra, điều chỉnh các khớp cầu của xi lanh trợ lực li hợp

- Bảo dưỡng trục khớp chuyển hướng

- Kiểm tra độ kín của hệ thống dầu trợ lực li hợp, vệ sinh phin lọc và thay dầu trợ lực li hợp

- Kiểm tra độ mòn – độ cháy rổ của đĩa ly hợp, mâm ép

- Kiểm tra lực lò xo ép, lò xo giảm chấn

Trang 16

- Kiểm tra bạc đạn ly hợp

- Lắp ráp hoàn chỉnh, điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn

- Kiểm tra và điều chỉnh sau khi lắp ráp

Một số triệu chứng thường gặp nhất liên quan đến ly hợp:

- Bàn đạp ly hợp nặng hơn bình thường

- Động cơ bị rung, giật mạnh khi nhả bàn đạp ly hợp (số 1, 2)

- Sang số khó, hoặc không vào số được

- Ly hợp bị trượt: biểu hiện khi tăng ga, tốc độ xe không tăng theo tương ứng

Cách kiểm tra tình trạng làm việc của ly hợp:

- Khởi động động cơ, kéo phanh tay, nhấn bàn đạp ly hợp và cài số 4, buông từ từ chân

ly hợp đồng thời tăng nhẹ ga Nếu bộ ly hợp làm việc động cơ sẽ bị chết máy khi buông hết chân nối khớp ly hợp, ngược lại động cơ vẫn nổ bình thường chứng tỏ đĩa côn bị trượt quay do mòn

- Khởi động động cơ, nhấn bàn đạp ly hợp, cài số 1, nhả ly hợp đồng thời tăng ga, nếu nghe tiếng máy òa lên và xe dịch chuyển kém hoặc xe dịch chuyển nhưng gia tốc ban đầu không tốt, hiện tượng này thường là do lá côn mòn

- Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp li hợp: hành trình tự do của bànđạp ly hợp gián tiếp ảnh hưởng đến khe hở giữa đầu đòn mở với ổ bi tê, trực tiếp ảnhhưởng đến sự trượt và mở không dứt khoát của ly hợp Vì vậy, bước đầu tiên trong việckhắc phục các tình trạng trên là điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp bằngcách vặn đai ốc điều chỉnh hoặc ống ren

- Kiểm tra các càng cua sang số và nhông số

- Nhông số quá mòn thì nên thay mới

- Kiểm tra các bộ đồng tốc

Hộp số tự động

Ngày đăng: 27/11/2019, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w