1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BTHK HÔN NHÂN. Đánh giá cách thức xử lý đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014

18 587 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 106,71 KB

Nội dung

Bài tập học kỳ môn Luật Hôn nhân và gia đình năm 20192020 làm rất chỉn chu, trích dẫn tài liệu tham khảo rõ ràng.K42 Đại học Luật Hà NộiChúc các bạn được điểm cao trong kỳ học tới.aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Trang 1

M Ở ĐẦU

Hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình, gia đình là cơ sở để hình thành xã hội Một xã hội muốn phát triển cần có một gia đình tốt và một cuộc hôn nhân càng phải tốt

Vì lẽ đó, Nhà nước ta luôn quan tâm, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình và đề ra những biện pháp ổn định quan hệ xã hội này.Tinh thần này đã được cụ thể hóa và ghi nhận trong

đạo luật cơ bản của quốc gia- Hiến pháp- như sau: Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình 1 Vậy nên khi xảy ra vi phạm vi phạm về hôn nhân và gia đình, Nhà nước sẽ đặt ra những chế tài xử lý để bảo vệ này không bị xâm phạm Cách thức xử lý đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật cũng là một trong các chế tài pháp luật đưa ra để bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình Để làm rõ hơn vấn đề này, bài viết tập trung tìm hiểu,

nghiên cứu đề tài số 02 “Đánh giá cách thức xử lý đối với các trường hợp kết hôn trái

pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”

Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, những con số, dữ liệu thực tế được tìm chủ yếu thông qua mạng internet nên không thể tránh khỏi những sai sót nên em rất mong sẽ nhận được sự nhận xét, chỉnh sửa của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn!

NỘI DUNG

I Khái quát chung về kết hôn và kết hôn trái pháp luật

1 Kết hôn

Từ xa xưa, dân gian đã có câu “Trai khôn thì dựng vợ, gái lớn thì gả chồng” Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình và gia đình là thành tố cấu thành của xã hội 2 “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”3

Kế thừa Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích kết hôn là việc nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện kết

hôn và đăng ký kết hôn Theo Luật HN&GĐ năm 2014 Kết hôn là việc nam và nữ xác lập

1 Khoản 2 Điều 36 Hiến pháp 2013

2 Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

3 Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà nội, Nxb CAND, Hà Nội, 2014, tr.88.

Trang 2

quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

2 Kết hôn trái pháp luật

2.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật

Kết hôn là quyền tự do của công dân được pháp luật ghi nhận Hôn nhân được Nhà nước ghi nhận và bảo hộ nên việc kết hôn được pháp luật giới hạn trong một khuôn khổ nhất định Khi nam và nữ vi phạm những điều kiện kết hôn do Nhà nước đặt ra nhưng vẫn

cố tình đăng ký kết hôn là kết hôn trái pháp luật

Tại Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã giải thích “Kết hôn trái pháp luật

là việc nam nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc

cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại điều 8 của luật này” Theo đó để có

thể khẳng định việc kết hôn là trái pháp luật thì:

(i) Việc kết hôn đó đã được ghi nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tức là

đã có đăng ký kết hôn;

(2) Có một viên nam nữ hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điều kiện kết hôn theo luật định

2.2 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật

(1) Nam và nữ kết hôn khi chưa đạt độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật;

(2) Thiếu sự tự nguyện của một bên hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn; (3) Người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn

(4) Người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác;

(5) Kết hôn giả tạo;

(6) Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người

có họ trong phạm vi ba đời mà kết hôn với nhau;

(7) Cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi, người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng kết hôn với nhau;

Trang 3

(8) Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau.

2.3 Pháp luật của một số quốc gia về kết hôn trái pháp luật

II Xử lý kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành

1 Đường lối xử lí kết hôn trái pháp luật

Việc kết hôn trái pháp luật tùy vào hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, hoàn cảnh vi phạm sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau từ hành chính, dân sự tới hình sự

Trong phạm vi bài viết, sẽ tập trung nghiên cứu cách thức xử lí dân sự đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật theo pháp luật về HN&GĐ

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là một loại việc dân sự Do đó, việc xử lí việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự Theo đó, kết hôn trái pháp luật sẽ bị hủy tuy nhiên, cũng tồn tại một số ngoại lệ thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử lý kết hôn trái pháp luật mà vẫn bảo đảm tinh thần chung theo pháp luật về HN&GĐ (4)

2 Cách thức xử lý đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật

2.1 Cách thức xử lý chung đối với việc hủy kết hôn trái pháp luật

Thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân đều

thuộc về Tòa án nhân dân

Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8, đường lối xử lý việc kết hôn trái pháp luật tại Điều 11 của Luật HN&GĐ năm 2014 và cách thức xử lý tại TTLT số 01/2016 để xem xét, quyết định: hủy kết hôn trái pháp luật hoặc trong trường hợp cả hai bên đã đủ điều kiện kết hôn và cùng có yêu cầu thì công nhận quan hệ hôn nhân

Khi xử lý yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có liệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định quan hệ hôn nhân có trái pháp luật hay không tại thời điểm giải quyết

4

Trang 4

Về việc thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật được hướng

dẫn tại Điều 3TTLT số 01/2016 như sau:

(i) Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật nộp đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn Trường hợp người yêu cầu

là người bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn (Khoản 1 Điều 10) phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; trường hợp vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng không cung cấp được Giấy chứng nhận kết hôn do thất lạc thì phải có xác nhận của UBND đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn

(ii) Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp khi việc kết hôn đó

đã được đăng ký tại đúng cơ quan có thẩm quyền Trường hợp nam, nữ đăng ký kết hôn tại đúng cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn mà yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án xử lý yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

- Trường hợp nam, nữ có đăng ký kết hôn nhưng việc kết hôn đăng ký tại không đúng cơ quan có thẩm quyền (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không)

mà có yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án tuyên

bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ đồng thời hủy Giấy chứng nhận kết hôn và thông báo cho cơ quan hộ tịch đã đăng ký kết hôn để xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền

- Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ

2.2 Cách thức xử lý đối với từng trường hợp kết hôn trái pháp luật cụ thể

2.2.1 Trường hợp hai bên kết hôn trái pháp luật tại thời điểm kết hôn nhưng sau đó

có thể đáp ứng đủ điều kiện kết hôn

2.2.1.1 Xử lý trong trường hợp kết hôn vi phạm về độ tuổi

Theo Điều 4 Luật HN&GĐ năm 2014 thì độ tuổi kết hôn được quy định như sau:

“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lêm” Như vậy, trong mọi trường hợp

Trang 5

nam, nữ chưa đủ tuổi quy định như trên mà kết hôn nên sẽ bị coi là trái pháp luật Luật

HN&GĐ năm 2000 còn quy định nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên thì được kết

hôn tức là không cần phải đủ 20 tuổi đối với nam và 18 tuổi đối với nữ Tuy nhiên Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định định độ tuổi kết hôn theo hướng nam, nữ phải đủ tuổi tròn Khi xác định độ tuổi kết hôn của nam, nữ để xác định điều kiện kết hôn cũng như để giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải lưu ý: Độ tuổi của nam, nữ được xác định theo ngày, tháng, năm sinh Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì: (i) Nếu xác định được năm sinh những không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác đình là tháng một của năm sinh, (ii) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh những không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.5

Các trường hợp kết hôn do vi phạm về độ tuổi được xử lý theo Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2014, Điều 4 TTLT 01/2016 như sau:

(i) Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không đủ tuổi kết hôn nhưng

sau đó đã đủ độ tuổi kết hôn thì:

- Tại thời điểm giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, nêu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan

hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn đủ tuổi kết hôn

- Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn mà bên còn lại không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

- Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

(ii) Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết

hai bên kết hôn vẫn không đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

thì:

5 Khoản 1 Điều 2 TTLT số 01/2016

Trang 6

- Nếu có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;

- Nếu một hoặc cả hai yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

Nhận xét: Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như các văn bản hướng dẫn thi

hành Luật HN&GĐ năm 2014 đã nhất quán và quy định chặt chẽ về độ tuổi kết hôn cũng như cách xác định độ tuổi kết hôn tạo điều kiện áp dụng chính xác pháp luật trong thực tiễn Cách thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm về độ tuổi kết hôn tại thời điểm đang ký kết hôn hợp lý, linh hoạt

Ngoại trừ trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết, các bên vẫn không đủ tuổi kết hôn sẽ bị Tòa án quyết định hủy kết hôn trái pháp luật thì việc xử lý đối với các

trường hợp vi phạm độ tuổi kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết đã đủ tuổi kết hôn mang tính mềm dẻo, linh hoạt, hợp lý với thực tế của xã hội: tạo điều kiện để nam, nữ

xây dựng hạnh phúc gia đình; tôn trọng sự tự nguyện của các bên Nếu cả hai bên muốn tiếp tục chung sống với nhau thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân và ngược lại, nếu có

sự phản đối của ít nhất một bên trong quan hệ hôn nhân thì Tòa án không công nhân quan

hệ hôn nhân Điều này hoàn toàn có cơ sở, vừa giải quyết được một cách hợp tình, hợp lý; tránh các thủ tục chồng chéo, mất thời gian, gây khó khăn cho người dân; thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của pháp luật

2.2.1.2 Xử lý trong trường hợp kết hôn do bị cưỡng ép, bị lừa dối

Theo Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2014, Điều 4 TTLT 01/2016 việc xử lý trường hợp này được quy định như sau:

- Tại thời điểm có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà sự vi phạm vẫn chưa được khắc phục, một trong hai bên không thể tiếp tục chung sống với nhau hoặc chỉ có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân của họ thì Tòa án sẽ quyết định hủy kết hôn trái pháp luật

- Nếu tại thời điểm yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, các bên đã tự khắc phục được sự vi phạm về sự tự nguyện, họ đã bỏ qua sự lừa dối, cưỡng ép, yêu thương, muốn

Trang 7

tiếp tục chung sống với nhau và đồng thời cả hai bên yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân của họ thì Tòa án sẽ không hủy kết hôn trái pháp luật mà sẽ ra quyết định yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhận của họ tại thời điểm họ đủ điều kiện kết hôn

 Nhận xét: Cũng như trường hợp hủy kết hôn do vi phạm độ tuổi kết hôn, không phải trường hợp vi phạm sự tự nguyện khi kết hôn đều bị Tòa án tuyên bố hủy mà tùy từng trường hợp khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật lại có cách thức xử lý khác nhau Nếu tại thời điểm Tòa án giải quyết mà họ đã tự nguyện chung sống, xây dựng gia đình hạnh phúc thì pháp luật tôn trọng quyền quyết định của họ mà đảm bảo nguyên

tắc của Luật Hôn nhân gia đình là Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

2.2.1.3 Xử lý trong trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng

Trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được xử lý như sau:

- Tại thời điểm Tòa án giải quyết, nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên vẫn đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp thì Tòa án sẽ quyết định hủy kết hôn trái pháp luật; hoặc tuy không còn tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp nào khác nhưng chỉ có một bên hoặc không có bên nào yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân của họ thì Tòa án vẫn quyết định hủy kêt hôn trái pháp luật

- Trường hợp tại thời điểm có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp (do vợ, chồng trước của họ đã chết hoặc đã ly hôn sau thời điểm hai bên đăng ký kết hôn) nhưng sau đó đã đủ điều kiện kết hôn và cả cả hai bên cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân của họ thì Tòa án không quyết định hủy kết hôn trái pháp luật mà sẽ ra quyết định công nhận quan hệ hôn nhận của họ có hiệu lực tại thời điểm mà họ đủ điều kiện kết hôn

 Nhận xét: Cách thức xử lý trên thể hiện rất rõ thái độ của Nhà nước trong việc bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, bảo đảm quyền và lợi ích của người vợ, người chồng hợp pháp Hôn nhân sau chỉ được công nhận khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn tại thời điểm giải quyết yêu cầu

Trang 8

Mặt khác, theo Khoản 4 Điều 4 TTLT 01/2016, đối với yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954,

đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo

Thông tư số 60/TATC/1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác” Theo đó,

đây là trường hợp có tính ngoại lệ, có vi phạm điều kiện kết hôn của Luật HN&GĐ năm

2014 nhưng không nhất thiết phải xử lý hủy kết hôn sau của họ mà tùy từng trường hợp, khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án có thể giải quyết cho ly hôn nếu các đương sự mong muốn chấm dứt hôn nhân Trong trường hợp hoặc người chồng hoặc người vợ ở miền Nam yêu cầu hủy kết hôn cho vợ hoặc chồng mình với người ở miền Bắc thì Tòa án cần giải thích cho họ thấy rõ hoàn cảnh của đất nước dẫn đến tình trạng này bà khuyên họ rút đơn Vì trong trường hợp này, Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của đương sự Đây là quy định ngoại lệ, bởi do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước khi có nhiều bộ đội miền Nam ra kháng chiến tại miền Bắc trước những năm 1975 không tìm lại được ra đình, thêm đó thời đại loạn lạc, thông tin kém, hiểu biết về pháp luật về hôn nhân, gia đình còn hạn chế nên những người này đã tiến hành xây dựng một gia đình mới để chung sống

 Nhận xét: Quy định như vậy là hợp lý, tạo điều kiện pháp lý để họ có một gia đình hạnh phúc trong thời kỳ đất nước độc lập

2.2.1.4 Xử lý trong trường hợp kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

Theo quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không thể kết hôn Tuy nhiên, người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn trái pháp luật sẽ đủ điều kiện kết hôn khi họ được phục hồi năng lực hành vi dân sự của mình theo quyết định của Tòa án

- Khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nếu bên mất năng lực hành vi dân

sự đã được phục hồi năng lực hành vi dân sự và cả hai bên có yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhận của họ thì Tòa án sẽ không quyết định hủy bỏ việc kết hôn trái pháp lyật và ra quyết định công nhận quan hệ hôn nhân của họ từ thời điểm họ có đủ điều kiện kết hôn (tại thời điểm quyết định phục hồi năng lực hành vi dân sự của Tòa án có hiệu lực)

Trang 9

- Tuy nhiên, nếu tại thời điểm giải quyết, có một bên vẫn bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc đã được phục hồi nhưng chỉ có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân của họ thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

 Nhận xét: Cũng như các trường hợp trên, quy định này là hoàn toàn phù hợp, khi bên bị mất năng lực hành vi dân sự đã phục hồi theo quyết định của Tòa án và

có yêu cầu công nhận của hai bên kết hôn trái pháp luật thì không nhất thiết phải hủy kết hôn trái pháp luật giữa họ nữa mà sẽ hướng tới sự công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa họ

2.2.2 Trường hợp hai bên kết hôn trái pháp luật tại thời điểm kết hôn và và những

vi phạm tại thời điểm kết hôn không bao giờ có thể khắc phục được

2.2.2.1 Xử lý trong trường hợp kết hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tich Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác không nhằm mục đích xây dựng gia đình 6

Trong trường hợp này, tuy xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên nam, nữ nhưng không có mục đích chung sống, xây dựng gia đình mà lại hướng tới một mục đích khác nên sau khi kết hôn, họ thường không chung sống với nhau mà chỉ cố gắng đạt được các mục đích như xuất, nhập cảnh hay nhập quốc tịch Mọi trường hợp kết hôn giả tạo nếu bị phát hiện đều sẽ bị Tòa án tuyên bố hủy Trên thực tế rất khó bị phát hiện vì khi đi đăng

ký kết hôn hai bên đều bày tỏ sự tự nguyện của mình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc chứng minh hai người không có mục đích xây dựng gia đình rất khó khăn

 Nhận xét: Có thể thấy, đối với trường hợp này, hành vi kết hôn giả tạo đi ngược lại với nguyên tắc của Hôn nhân và gia đình, hai bên kết hôn cố ý lừa dối cơ quan nhà nước để thực hiện các mục đích khác mà không phải là chung sống, xây dựng gia đình Ngay từ đầu, đã không tồn tại bất cứ một mối quan hệ gia đình giữa họ: hai người không có quyền, nghĩa vụ nào đối với nhau; không phát sinh quan hệ liên quan đến tài sản, con cái Vậy nên khi cả hai bên đã không có ý thức về việc xây dựng gia đình, tức

Trang 10

không muốn phát sinh quan hệ hôn nhân và gia đình với nhau thì cần thiết phải đưa ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật giữa họ

2.2.2.2 Xử lý trong trường hợp kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

Trong mọi trường hợp, khi có yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật vi phạm điều cấm trên

Nhận xét: Xét về mặt y học, khoa học chứng minh hôn nhân cận huyết khiến những đứa trẻ được sinh ra có khả năng cao mắc các bệnh di truyền do sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự kết hợp của các gien lặn mang bệnh Trẻ mắc bệnh có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong Nếu những gen lặn bệnh

lý ở chồng và vợ kết hợp với nhau còn có thể sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như

mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt phổ biến là căn bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia Nó không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển sinh học của thế hệ con cái mà còn gây ra áp lực đối với gia đình và gánh nặng đối với toàn xã hội Ngoài ra, xét về mặt

xã hội, kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống là “loạn luân”, đi ngược lại với phong tục tập quán, truyền thống đạo đứa của cha ông ta Bởi vậy, Luật HN&GĐ năm

2014 như vậy là hoàn toàn phù hợp

2.2.2.3 Xử lý trong trường hợp kết hôn giữa cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi, người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng với nhau

Trong mọi trường hợp, khi có yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật nếu việc kết hôn thuộc các trường hợp kể trên

Nhận xét: Khác với trường hợp trên, việc kết hôn giữa những người này tuy không gây ảnh hưởng xấu về mặt sinh học, ảnh hưởng tới chất lượng dân số, giống nòi mà nó

ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguyên tắc của Hôn nhân gia đình “Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình” 7 Tuy rằng

có một số ý kiến đã cho rằng, có thể cho phép những người này kết hôn với nhau bởi giữa

họ không có mối quan hệ huyết thống và để phù hợp với sự hội nhập quốc tế khi một số

7 Khoản 5 Điều 2 Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Luật H2014

Ngày đăng: 25/11/2019, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w