Kiến thức lý luận về Chi tiết nghệ thuật: - Là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng Từ điển thuật ngữ Văn học - Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm có số
Trang 1CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG HAI TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” , “ĐỜI THỪA” CỦA
NAM CAO
I Kiến thức lý luận về Chi tiết nghệ thuật:
- Là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư
tưởng (Từ điển thuật ngữ Văn học)
- Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm có sống động được hay
không là nhờ các chi tiết => nó làm nên sự sống cho tác phẩm, góp
phần vào việc nhận thức cuộc sống, khám phá ra những mặt cơ bản
của cuộc sống
- “Không có chi tiết nghệ thuật thì tác phẩm không sống Bất cứ
truyện ngắn nào cũng biến thành một cái que khô dùng để xâu cá
mè sống…”
- Là các yếu tố nghệ thuật thiết yếu trong các tác phẩm tự sự, là
thành phần cấu tạo nên cốt truyện, nhằm phục vụ dụng ý nghệ
thuật của nhà văn
- “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (M.Gorki)
- “Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong
bài thơ tứ tuyệt Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt
như những nhãn tự trong thơ vậy” (GS Nguyễn Đăng Mạnh) => Có
thể tham khảo thêm trong cuối sách “100 đề chuyên…” (Cuốn màu
xanh lá cây)
- Đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tài năng của nhà văn
=> cá thể hóa nhân vật => nói lên quá trình diễn biến nội tâm phức
tạp và đặc điểm tâm lí của nhân vật (Liên hệ T37/ cuốn lý luận – Hà
Minh Đức)
- “Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà thông qua đó ta thấy cả
đại dương”
Những kiến thức đã đưa như trên, còn nhiều nữa Tìm hiểu
trong các cuốn sách lý luận hoặc các đề thi liên quan
Trang 2II Chi tiết nghệ thuật trong hai tác phẩm của Nam Cao
1945, là nhà văn trung thực trong từng chi tiết nhỏ nhặt
Chú ý: ĐÃ PHÂN TÍCH CHI TIẾT NÀO THÌ CẦN PHẢI CÓ DẪN CHỨNG
TRONG BÀI MỘT CÁCH CỤ THỂ, TRÁNH NÊU MỖI NỘI DUNG VÀ
NGHỆ THUẬT
1 Chi tiết “Bát cháo hành” trong truyện ngắn “Chí phèo”
1.1 Nội dung:
- Là một chi tiết nghệ thuật có trong tác phẩm
- Là sự chăm sóc ân cần của Thị Nở khi Chí ốm đau, trơ trọi
- Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí được nhận, là hương vị
của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí được hưởng
- Bát cháo hành là một liều thuốc kháng sinh mạnh đã đánh thức tình
người bất lâu nay bị vùi dập ở Chí Từ ngạc nhiên => xúc động
mạnh => khiến cho Chí phải ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê
thảm của mình
- Khơi dậy niềm khao khát được làm hòa với mọi người, được sống
một cuộc sống lương thiện
1.2 Nghệ thuật:
- Là chi tiết quan trọng, góp phần vào sự thúc đẩy của cốt truyện
- Khắc họa được nét tính cách & tâm lí của nhân vật
- Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng của nhà văn Nam Cao
- Tin vào khả năng cảm hóa tình người
2 Chi tiết nghệ thuật “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”
trong tác phẩm “Chí phèo”
2.1 Nội dung:
- Cuộc gặp gỡ giữa Thị nở và trận ốm đã làm cho Chí phèo từ một con
quỷ dữ thay đổi hẳn tâm lí và sinh lí
- Từ khi ra tù về, đây là lần đầu tiên Chí phèo hết say, hoàn toàn tỉnh
táo Lần đầu tiên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc của
cuộc sống xung quanh Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi thiết
tha của cuộc sống
Trang 32.2 Nghệ thuật:
- Cũng là một trong những chi tiết quan trọng góp phần vào sự thúc
đẩy cốt truyện
- Khắc họa sâu nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật
- Nam Cao muốn khẳng định: chất người không bao giờ mất đi trong
người nông dân lao động, ngay cả khi họ bị xã hội thối nát cướp mất
cả nhân hình lẫn nhân tính
3 Chi tiết “Tiếng chửi của Chí phèo” trong truyện ngắn cùng
tên:
3.1 Nội dung:
- Căm phẫn sự cô độc
- Hắn chửi làng Vũ Đại, chửi người nào sinh ra hắn, chửi xã hội thực
dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân lương thiện vào con
đường lưu manh tha hóa
3.2 Nghệ thuật:
- Góp phần vào sự thể hiện số phận & tính cách của nhân vật
- Tạo ám ảnh lớn với người đọc, gợi mở không gian nghệ thuật xuất
hiện trong tác phẩm
4 Chi tiết “cái lò gạch cũ” trong “Chí phèo”
4.1 Nội dung
- Là chi tiết mở đầu cho tác phẩm, cũng là chi tiết mở đầu cho một
kiếp người khốn khổ, tủi nhục, bơ vơ,…
- Là chi tiết xuất hiện ở cuối tác phẩm, tạo một kết thúc mở, dự báo
về sự xuất hiện của một kiếp người mà số phận chắc chắn còn thê
thảm hơn nhiều
4.2 Nghệ thuật
- Kết cấu đầu cuối tương ứng
- Góp phần tạo dấu ấn cho tác phẩm, gợi cho người đọc những chiều
hướng kết thúc khác nhau
5 Chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” trong “Đời thừa”
5.1 Nội dung:
Trang 4- Là chi tiết trong tác phẩm, ấm nước là để dành cho Hộ uống sau khi
tỉnh rượu, thể hiện sự chăm chút của Từ dù trước đó Từ bị đối xử rất
tệ bạc
- Đánh thức lương tri của Hộ khiến anh day dứt, ăn năn, hối hận về
những hành động của mình
5.2 Nghệ thuật:
- Giúp khắc họa tính cách nhân vật & thể hiện sinh động tư tưởng của
Nam Cao về khả năng cảm hóa tình người
III Các ý kiến, nhận định có thể đưa vào bài trong quá
trình làm liên quan đến tác phẩm “Chí phèo”, nhà
văn Nam Cao, tác phẩm “Đời thừa”
- “Đại biểu ưu tú nhất cho trào lưu Văn học hiện thực ở chặng đường
cuối cùng là Nam Cao Nam cao viết rất sâu sắc, đầy ám ảnh về
hiện tượng những người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu
manh hóa, bị hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính” (Trần Đăng
Suyền)
- Các câu có trong bài “Đời thừa” của Nam Cao (dành cho bạn học
sách giáo khoa Ngữ Văn 11 nâng cao)
- “Nam Cao là một nhân cách lớn, một con người chân thật, trung
thực vô ngần” (Tô Hoài)
- “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu
họ, thì ta chỉ thấy họ thật gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…
Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là
những người đáng thương, không bao giờ ta thương,…” (trích “Lão
Hạc” – Nam Cao)
- Nhà văn “phải biết cách dùng những câu chuyện chẳng có gì để nói
những cái sâu sắc” (Nam Cao)
- Viết “Chí phèo”, Nam Cao muốn ném ra giữa cuộc đời một thằng
cùng hơn cả dân cùng, là điển hình cho những gì tủi nhục nhất của
người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến
- Chí phèo “vừa đi vừa chửi” độc đáo đến mức quái gở, thật sinh
động, đầy ám ảnh, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc
Trang 5- Đã là đề bài về chi tiết nghệ thuật thì cần có dẫn chứng về chi tiết
đó trong tác phẩm
- Luôn phải khẳng định nó “là chi tiết nghệ thuật” quan trọng hay
không? Tác dụng là gì?
- Khi làm bài về nhận định, ý kiến; nếu được giới hạn trong các tác
phẩm của Nam Cao thì cần chọn ra những chi tiết tiêu biểu để phân
tích, tránh phân tích hết sẽ làm cho bài lan man, và dẫn đến phân
tích không sâu