1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH NGỮ VĂN NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU

87 165 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 832,5 KB

Nội dung

Bài báo cáo tốt nghiệp của thủ khoa ngành Ngữ Văn khoa Xã hội và nhân văn NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU (KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM: THỜI XA VẮNG, CHUYỆN LÀNG CUỘI VÀ SÓNG Ở ĐÁY SÔNG)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU

(KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM: THỜI XA VẮNG,

CHUYỆN LÀNG CUỘI VÀ SÓNG Ở ĐÁY SÔNG)

Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Bích Hạnh

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU

(KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM: THỜI XA VẮNG,

CHUYỆN LÀNG CUỘI VÀ SÓNG Ở ĐÁY SÔNG)

Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Bích Hạnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả được trình bày trong báo cáo là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây, nếu có điều gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thủ Dầu Một, ngày 15 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

LÊ NGỌC BÍCH HẠNH

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy

cô, cán bộ và nhân viên trong khoa Khoa học Xã hội và Nhân

văn đã quan tâm, tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong những

năm tháng học tập và nghiên cứu tại trường

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Ban

lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một, các trung tâm, phòng ban

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần cho tôi Cụ thể, thư viện của trường đã hết lòng phục vụ, cung cấp nguồn tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành báo cáo này

Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, người đã đồng hành cùng tôi trong nhiều học phần và sau tất cả, đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, tâm huyết giúp tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp

Cảm ơn gia đình, anh chị và những người bạn đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

LÊ NGỌC BÍCH HẠNH

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8

7 Cấu trúc của đề tài 9

NỘI DUNG Chương 1 TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1 Khái lược về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 10

1.2 Đôi nét về tiểu sử và quá trình sáng tác của Lê Lựu 13

1.2.1 Tiểu sử 13

1.2.2 Quá trình sáng tác của Lê Lựu 15

1.3 Tiểu thuyết và quan niệm sáng tác của Lê Lựu 17

Chương 2 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU QUA KHẮC HỌA NHÂN VẬT, ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN 2.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật và tạo tình huống truyện 22

2.1.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật 22

2.1.2 Nghệ thuật tạo tình huống truyện 29

Trang 6

2.2 Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật 32

2.2.1 Điểm nhìn nhân vật 34

2.2.2 Điểm nhìn không gian và thời gian 37

2.3 Hình tượng người kể chuyện 41

Chương 3 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU QUA NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 3.1 Nghệ thuật ngôn ngữ 47

3.1.1 Ngôn ngữ người kể chuyện 47

3.1.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 50

3.2 Nghệ thuật giọng điệu 52

3.2.1 Giọng điệu trữ tình xót xa 52

3.2.2 Giọng điệu chiêm nghiệm triết lí 55

3.2.3 Giọng điệu suy tư, khắc khoải 58

3.2.4 Giọng điệu châm biếm phê phán 60

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC v

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay là một giai đoạn văn học phát

triển sôi động với sự ra đời của hàng loạt tác phẩm, sự đóng góp tích cực không

chỉ của những cái tên “kì cựu” mà ở đó còn có vô số những cây viết trẻ tài năng.

Đặc biệt, từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) cả nước hướng đến mục tiêuđổi mới toàn diện trong đó có Văn học và nghệ thuật mà Nghị quyết số 05 của

Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong

hoàn cảnh cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có trên thế giới và việc giao lưu giữa các nước, các nền văn hóa ngày càng mở rộng Văn nghệ nước ta cũng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm Phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật phát triển lên một bước mới” [3] Trước yêu cầu cấp thiết cần phải đổi mới về thi

pháp, tư duy nghệ thuật cho phù hợp với xu thế của thời đại, văn học giai đoạnnày vừa kế thừa những tinh hoa của văn học giai đoạn trước vừa có những cách

tân, đột phá mang tính “cách mạng” để từng bước hoàn thiện mình Trong bối

cảnh đó, tiểu thuyết đương đại ngày càng khẳng định được vị trí trung tâm vớinhững ưu thế vốn có của một loại hình tự sự cỡ lớn Đó là sự tổng hòa, linh hoạt,khả năng bao quát hiện thực vô cùng rộng lớn để không ngừng đi sâu, thâm nhập

vào mọi “ngóc ngách” của đời sống kể cả những tâm tư, tình cảm sâu kín, muôn

hình, vạn trạng của con người

1.2 Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, một thời đại mới mở ra cho toàn

dân tộc, văn học sau 1975 đã chứng kiến những bước chuyển mình đầu tiên cả về

nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật Trong số những nhà văn đi đầu “mở

đường” cho tinh thần đổi mới văn học sau 1975 như Nguyễn Minh Châu, Ma

Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, thì nhà văn Lê Lựu cũng gópphần vào công cuộc đổi mới này Lê Lựu – một nhà văn với sức sáng tạo dồi

Trang 8

dào, ông thành công ở nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, tạp

văn, với nhiều đề tài khác nhau Đặc biệt, với thể loại tiểu thuyết, sáng tác của

ông gắn liền với quá trình đổi mới bộ mặt tiểu thuyết của văn học Việt Nam.Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, Lê Lựu đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậmtrong lòng bạn đọc trong nước và quốc tế, không chỉ bằng tài năng mà còn bằngtất cả tâm huyết của một nhà văn chân chính Với những tiểu thuyết đặc sắc như

Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Sóng ở đáy sông, ông được xem là người

đã có những đóng góp to lớn trong việc đặt nền móng cho tiểu thuyết thời kỳ đổimới và góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam đạt đến đỉnh cao

1.3 Sự ra đời lần lượt các tiểu thuyết Thời xa vắng (1986), Chuyện làng

Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), tên tuổi Lê Lựu đã ghi dấu ấn sâu sắc

trong lòng người đọc Sáng tác tiểu thuyết - một thể loại tự sự cỡ lớn, nhà văn đãtái hiện và khám phá bức tranh cuộc sống một cách sinh động rõ nét nhất, đồngthời cũng mở ra cách nhìn đa dạng, nhiều chiều về số phận con người Năm

2000, tiểu thuyết Sóng ở đáy sông của Lê Lựu đã được đạo diễn Lê Đức Tiến

chuyển thể thành bộ phim điện ảnh thu hút đông đảo người xem, đến nay đã gắn

liền với nhiều thế hệ người Việt Không lâu sau đó, Thời xa vắng cũng được Hồ

Quang Minh lựa chọn để dựng thành bộ phim truyện nhựa nổi tiếng vào năm

2003 (phim đã đoạt giải Cánh diều Bạc vào năm 2004) Người ta có thể chưatừng đọc tác phẩm nhưng một khi đã xem phim thì không ai có thể quên được số

phận của các nhân vật như “Thằng Núi”, anh “Cu Sài”, thậm chí nó còn “ám

ảnh” họ đến mãi sau này Một trong những lí do tiên quyết giúp tiểu thuyết của

ông thuyết phục người đọc là nhờ nghệ thuật xây dựng tác phẩm, cụ thể là nghệthuật tự sự Với niềm đam mê nghiên cứu văn học và yêu thích tiểu thuyết của

Lê Lựu, chúng tôi - sinh viên thuộc chuyên ngành Ngữ văn mong muốn đượcgóp thêm vào tiếng nói, cảm nhận, đánh giá về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyếtcủa ông nhằm khẳng định thêm những giá trị, tài năng và đóng góp của Lê Lựucho văn chương Việt Nam hiện đại

Trang 9

Trên đây là những lí do để chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong

tiểu thuyết của Lê Lựu (Khảo sát qua các tác phẩm: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Sóng ở đáy sông).

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những sáng tác của Lê Lựu từ khi ra đời đến nay vẫn luôn được đông đảobạn đọc chú ý, đón nhận và rất nhiều giới nghiên cứu, phê bình quan tâm Nhữngvấn đề tranh biện cũng góp phần đưa tác phẩm của nhà văn đến gần hơn vớicông chúng và Lê Lựu ngày càng khẳng định tài năng, bản lĩnh của mình trênvăn đàn dân tộc

Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua một số bài viết, công trình nghiêncứu, phê bình văn học về Lê Lựu, những tác phẩm của ông nói chung và tiểu

thuyết thời kỳ đổi mới nói riêng trong đó có Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông và

Chuyện làng Cuội.

Trong bài viết “Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới”, Đỗ Hải Ninh đã trình

bày khá cụ thể khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, sự trở lại của cảm hứng bikịch và một số hiệu ứng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Lê Lựu Qua đó, ông

cũng nhận định rằng: “Lê Lựu là một cây bút có đóng góp quan trọng đối với

văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực cùng với sự trở lại của cảm hứng bi kịch trong Thời xa vắng và các tác phẩm tiếp theo của ông Đã góp phần đổi mới tư duy tiểu thuyết nước ta Sự thành công của

Thời xa vắng và những cuốn tiểu thuyết được dư luận chú ý như Đại tá không biết đùa, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà, không những khẳng

định được phong cách Lê Lựu mà còn ghi dấu ấn đậm nét tên tuổi nhà văn trong quá trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại” [6;tr.37]

Bàn về tiểu thuyết Thời xa vắng, Trần Đăng Khoa - một “người bạn”,

người em trong nghề rất thân thiết với Lê Lựu cũng đã có những nhìn nhận, đánh

giá “thẳng thắn” về thành tựu cũng như hạn chế của tác phẩm: “Với ba trăm

Trang 10

trang sách, tiểu thuyết Thời xa vắng đã ôm chứa một dung lượng lớn Đấy là

một chặng đường lịch sử oai hùng Chặng đường ba mươi năm, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng xong toàn bộ đất nước” [13;tr.674] Và, ông cũng cho rằng:

“Xét về mặt nghệ thuật, cuốn sách không có gì cách tân, tìm tòi, lối viết rất cũ,

tốc độ truyện chậm, hơi văn ở phần một và phần hai hình như lạc nhau, không liền mạch Có cảm giác như đấy là hai cuốn tiểu thuyết cùng một nội dung gộp lại” [13;tr.678].

Với tiểu thuyết này, nhà văn Bảo Ninh cũng từng nhận định như sau:

“Những quan niệm về tiểu thuyết có thể đúc rút được từ Thời xa vắng cũng

không lạ thường gì song, với những người viết văn trẻ tuổi hồi đó thì vẫn có tác dụng dường như là một sự bừng tỉnh” [1;tr.47].

Hay Vũ Xuân Triệu trong bài “Những đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của

Lê Lựu trong Chuyện làng Cuội” bên cạnh việc khái lược tình hình tiểu thuyết

Việt Nam thời kỳ đổi mới, tác giả cũng đã rút ra được những cách tân về nghệ

thuật tiểu thuyết của Lê Lựu trong Chuyện làng Cuội như sau: “Dường như

chuyển động đằng sau các sự kiện, sự việc là dòng tư tưởng, là những chiêm nghiệm mà ông muốn gửi gắm tới bạn đọc Đặc biệt, những tư tưởng ấy được người cầm bút khéo léo đưa vào giữa các dòng, các chương, giữa các sự kiện, chi tiết ngồn ngộn của đời sống” [35;tr.183].

Tác phẩm của Lê Lựu ra đời lúc bấy giờ thực sự đã góp phần làm cho đờisống văn học Việt Nam thêm sôi động, điều này đã được Lê Hồng Lâm nhận

định: “Ông Lê Lựu từ khi được bạn đọc chú ý, hễ cứ viết ra cuốn nào là lại gây

dư luận cuốn đó Có cuốn nổi tiếng nhờ bản thân nội dung đặc sắc, nó đi vào

mạch ngầm trong tư tưởng, tình cảm nhân vật như Thời xa vắng, có cuốn nổi tiếng bởi tai tiếng (Chuyện làng Cuội), lại có cuốn mãi vài năm sau khi lên phim mới nổi đình, nổi đám kéo theo đó là tai bay vạ gió như Sóng ở đáy sông”

[13;tr.708]

Trang 11

Nhận xét về một trong những thành công về nghệ thuật của Lê Lựu trong

Thời xa vắng, nhà nghiên cứu Thiếu Mai cho rằng: “Cách nhìn thấu đáo của

anh, tấm lòng thiết tha của anh đã thể hiện đầy đủ ở giọng văn, một giọng văn trầm tĩnh vừa giữ được vẻ đầm ấm chân tình, vừa khách quan không thêm bớt tô

vẽ, đặc biệt không cay cú, chính giọng văn như vậy đã góp phần đáng kể vào sức thuyết phục, hấp dẫn của tác phẩm” [13;tr.83]

Đọc tiểu thuyết của Lê Lựu, nhà nghiên cứu – phê bình văn học Đinh

Quang Tốn cũng phải công nhận rằng: “Văn anh không rành rẽ, không mạch lạc

nhưng có một chất nhựa gì đấy ở bên trong Nhiều khi cả đoạn, cả trang cứ thùng thình mà người đọc vẫn thấy thích Không ai chê vì người ta biết đấy là văn tự nhiên của anh, chứ không phải anh làm văn mà chê anh về văn phạm”

[5;tr.17]

Nói về sự đổi mới, cách tân trong nghệ thuật trần thuật của Lê Lựu, đặc

biệt là về hình tượng người trần thuật, Ngô Thảo từng nhận định: “Hầu như anh

không vừa lòng với bất cứ bề mặt phẳng phiu, một kết cấu quen thuộc nào Anh dẫn người đọc đi từ xa tới gần từ gần lại bật ra xa, đang chuyện hôm nay bỗng quay bật về quá khứ, đang từ tuyến trước sang chuyện tuyến sau, từ phía trong

ra phía ngoài, từ nội tâm trực tiếp qua lời kể người kể của người khác, ”

[27;tr.215]

Cùng nhìn nhận tiểu thuyết Lê Lựu ở góc độ nghệ thuật trần thuật, nhànghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến lại chú ý đến kết cấu lời văn, ông đặc biệt thích

thú với cách đặt câu của Lê Lựu khi cho rằng: “Trong Thời xa vắng câu văn lùa

thùa có khi mềm và rối như bún nhưng lại rất được Câu văn Lê Lựu là một sự thách đố với cách đặt câu quá mạch lạc, gãy gọn do sự thấm nhuần ngữ pháp của một ngôn ngữ phương Tây tạo ra” [8;tr.119].

Hay, trong bài viết “Lê Lựu và giọng điệu trần thuật trong Thời xa vắng”,

tác giả đã có những phân tích, đánh giá khá tỉ mỉ về giọng điệu trần thuật trong

Trang 12

Thời xa vắng để chứng minh cho lời nhận định: “Thời xa vắng là tác phẩm tiêu biểu mang trong mình dấu hiệu của sự đổi mới, đánh dấu tên tuổi của Lê Lựu trong làng văn Việt Nam hiện đại, mở đầu cho khuynh hướng nhận thức lại hiện thực của văn học Việt Nam sau năm 1975” [23]

Ở một góc độ khác, nhà nghiên cứu - phê bình văn học Bích Thu đã nhậnxét về việc khai thác đề tài trong tiểu thuyết Lê Lựu, đồng thời khẳng định tính

tích cực trong việc đề cập đến cái “bản chất tự nhiên”, vốn có của con người thông qua tiểu thuyết Hai nhà của ông đó là: “Tiểu thuyết đã không ngần ngại

miêu tả sắc dục, tình yêu nhục thể là một lĩnh vực rất riêng của mỗi cá nhân Miêu tả những con người tự nhiên, khai thác những yếu tố tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học” [2;tr.231]

Nhìn lại những đóng góp của Lê Lựu ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu

thuyết, nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn đã phải công nhận: “Lê Lựu viết đều cả

truyện ngắn và tiểu thuyết và cả hai thể loại anh đều thành công, nhưng thành công hơn vẫn là tiểu thuyết Đề tài hậu phương nông thôn miền Bắc trong chiến tranh chống Mĩ có nhiều người viết, nhưng Lê Lựu là người viết thành công hơn

cả Hình ảnh anh nông dân mặc áo lính trở thành viên chức ở thành thị cũng có những nhà văn đề cập đến, nhưng Lê Lựu đã thành công hơn Có lẽ đó là hai thành công tiêu biểu nhất của Lê Lựu” [5;tr.22].

Trong bài viết Chất đời thường, dân dã trong tiểu thuyết Lê Lựu, tác giả

Đinh Trí Dũng đã có những nhìn nhận xác đáng về tiểu thuyết của Lê Lựu đó là:

“Sáu cuốn tiểu thuyết của ông, đặc biệt là Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông,

Chuyện làng Cuội đã thể hiện một sự nhạy cảm đặc biệt trong việc phát hiện

những vấn đề nóng hổi của đời sống Một trong những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Lê Lựu chính là thứ ngôn ngữ rất giản dị, đời thường,

“ngấm chất bùn đất thôn quê” nhưng đấy là cái giản dị của một ngòi bút từng

Trang 13

trải, rất có nghề, am hiểu con người và cuộc sống trong tính bộn bề phức tạp của nó” [37].

Với đề tài Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới, tác giả Nguyễn Thị Hiền đã

nghiên cứu tiểu thuyết của Lê Lựu trên cả hai phương diện nội dung và nghệ

thuật qua ba tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Sóng ở đáy sông.

Cụ thể, về nội dung, luận văn đã khám phá cảm hứng bi kịch và sự nhận thức lại

hiện thực Về nghệ thuật, luận văn nghiên cứu các vấn đề về kết cấu truyện (thủ

pháp đồng hiện; hiện tượng phân rã cốt chuyện; tình huống truyện; kết thúc truyện) và giọng điệu trần thuật (giọng điệu hài hước, trào tiếu; giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương; giọng phê phán, lên án tố cáo) [28].

Nhìn chung, tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổi mới cả về nội dung vànghệ thuật đã được giới nghiên cứu quan tâm, bàn luận khá sôi nổi Họ đã chỉ ra

được những ưu điểm, hạn chế, những cái “đạt” và “chưa đạt” thể hiện trên trang

viết của Lê Lựu Vì vậy, trên cơ sở học tập, kế thừa những công trình nghiên cứu

đi trước, chúng tôi mong muốn đi sâu vào tìm hiểu Nghệ thuật tự sự trong tiểu

thuyết của ông để một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp tích

cực của Lê Lựu trong sự đổi mới của nền văn học Việt Nam hiện đại

3 Mục tiêu nghiên cứu

Với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Lê Lựu (Khảo sát qua ba tác phẩm: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Sóng ở đáy sông), chúng tôi sẽ tập

trung nghiên cứu các vấn đề: Khái quát tiểu thuyết Lê Lựu trong bối cảnh tiểuthuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới và tìm hiểu một số nghệ thuật đặc sắc trong tiểuthuyết của Lê Lựu như: xây dựng nhân vật, điểm nhìn trần thuật, hình tượngngười kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu Qua đây, chúng tôi có thêm nhữnghiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu với những khám phá mới

mẻ xoay quanh nghệ thuật tiểu thuyết của ông qua bộ ba tiểu thuyết nổi tiếng

Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Sóng ở đáy sông Từ đó, giúp người đọc có

Trang 14

cái nhìn chân thực, khái quát và toàn diện hơn về tiểu thuyết Lê Lựu trong dòngchảy của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Đồng thời, thấy được nhữngđóng góp, cách tân về nội dung và nghệ thuật của ông trong quá trình vận động,đổi mới thể loại tiểu thuyết ở nước ta

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Lê Lựu.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát ba cuốn tiểu thuyết tiêu biểu thời kỳ đổi mới của

Lê Lựu: Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Sóng ở đáy sông.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện báo cáo này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương phápnghiên cứu sau đây:

Phương pháp thi pháp học: Dựa vào những đặc điểm cơ bản của thi pháp

học để tìm hiểu, triển khai và đi sâu phân tích các vấn đề liên quan đến thể loạitiểu thuyết như nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu,

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Qua việc tìm hiểu, đi sâu từng khía

cạnh để làm rõ vấn đề và khẳng định được những đóng góp nhất định của nhàvăn ở thể loại tiểu thuyết

Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Phương pháp được sử dụng nhằm xem

xét tác phẩm trong một chỉnh thể giữa nội dung và hình thức, từ đó làm sáng tỏnhững giá trị làm nên thành công của tiểu thuyết Lê Lựu

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp giúp chỉ ra sự tương

đồng và khác biệt trong sáng tác của Lê Lựu với một số tác phẩm của những nhà

Trang 15

văn cùng thời Từ đó, thấy được sự sáng tạo, nét riêng của tiểu thuyết Lê Lựutrong nền văn học thời kỳ đổi mới

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Lê Lựu không chỉ phục vụ

cho công tác học tập, nghiên cứu của chúng tôi mà còn đóng góp vào việc nghiêncứu những giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Lê Lựu

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi có cơ hội hiểu thêm về con người,quan niệm và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lê Lựu Đồng thời, báo cáo hoànthành còn là cơ sở tiền đề, nguồn tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ cho chúngtôi trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu mà còn cho những ai cùng có chung sự

quan tâm đến những tác phẩm của nhà văn Lê Lựu nói riêng và tiểu thuyết Việt

Nam thời kỳ đổi mới nói chung

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, báo cáo tốtnghiệp của chúng tôi được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Tiểu thuyết của Lê Lựu trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam

thời kỳ đổi mới.

Chương 2: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết của Lê Lựu qua xây dựng nhân

vật, điểm nhìn trần thuật và hình tượng người kể chuyện.

Chương 3: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết của Lê Lựu qua ngôn ngữ và

giọng điệu.

Trang 16

NỘI DUNG Chương 1 TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT

VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1.1 Khái lược về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới

Trước thời kỳ đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam phát triển tương đối chậm vàtìm thấy hướng đi muộn hơn so với những thể loại văn học khác, tuy nhiên, tiểuthuyết thời gian này không phải không có những thành tựu nhất định Từ 1930 -

1945 được xem là giai đoạn tiểu thuyết định hình, từng bước phát triển theohướng hiện đại Tạo được tiếng vang lúc bấy giờ là những tác phẩm của Nhất

Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo thuộc nhóm Tự lực văn đoàn cùng với một số nhà

văn hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, VũTrọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Từ 1945 - 1975, tiểu thuyết tiếp tục pháttriển nhưng trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt của lịch sử khi cả dân tộc phải trải

qua ba mươi năm kháng chiến khốc liệt “Lúc đó, Đảng đề ra cho văn nghệ sỹ

phải đứng trên lập trường kháng chiến, phải tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu, mọi cây bút chân chính đều thấy là hết sức hợp lý, hợp tình, thậm chí là lẽ đương nhiên Họ sẵn sang nhập cuộc với tinh thần ấy Nghĩa vụ công dân là cao

cả nhất, là thiêng liêng nhất” [29;tr.20] Cùng với những thể loại khác như: thơ, truyện ngắn, ký, tiểu thuyết giai đoạn này đã kịp thời phản ánh, hướng đến tinh

thần chung của dân tộc là cổ vũ, khích lệ, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm

lược, làm tròn sứ mệnh cao cả của “nền văn học kháng chiến” đó là hướng về đại

chúng, phục vụ chính trị và cổ vũ chiến đấu Tiểu thuyết vẫn không ngừng pháttriển, dần khẳng định vị trí của mình trên văn đàn dân tộc và những thành tựu đạtđược trong giai đoạn này thật đáng tự hào có thể kể đến những tác phẩm có tầm

ảnh hưởng to lớn như: Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Đường trong

Trang 17

mây (Nguyễn Khải), Hòn Đất (Anh Đức), Gia đình má Bảy (Phan Tứ), Đường thời đại (Đặng Đình Loan), Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những hạn

chế mang tính tất yếu của nền văn học giai đoạn này nói chung và tiểu thuyếtthời điểm này nói riêng Chính vì yếu tố thời đại, sự chi phối bởi khuynh hướng

sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng mà quá trình sáng tác của nhà văn còn

bị giới hạn về cảm hứng, đề tài và hiện thực phản ánh Những hạn chế đó củavăn học là điều không thể tránh khỏi khi vận mệnh của dân tộc là điều thiêngliêng và trân quý nhất

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn dântộc - một kỷ nguyên độc lập, tự do và thống nhất Cùng với thắng lợi to lớn đóthì thách thức đặt ra lúc này cũng không hề nhỏ khi mà chiến tranh qua đi nhưngvết thương thì vẫn còn đó, cả dân tộc tiếp tục bắt tay vào sự nghiệp khôi phụcnền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh Trong bối cảnh đó, nền văn học

tưởng như cứ thế mà “thừa thắng xông lên” giành những thành tựu rực rỡ hơn nữa [27;tr.55] Nhưng người cầm bút bỗng nhận thấy một sự hụt hẫng, “lệch

pha” đối với chính bạn đọc của mình, bởi lẽ thời thế đã thay đổi mà văn học vẫn

viết theo lối mòn đó là lý do khiến cho khoảng mười năm đầu sau giải phóng văn

học vẫn “trượt dài theo quán tính cũ”, khi chưa thể “làm quen” với hiện thực đời sống mới để rồi có những lúc gần như bị “chững lại” Thực tế này đòi hỏi đội ngũ nhà văn “cần phải nhận thức nhiều vấn đề và tự nhận đường” nếu không muốn “mất điểm” trong lòng bạn đọc và đánh mất đi chính mình Công cuộc đổi

mới văn học thực sự trở thành một phong trào mạnh mẽ kể từ sau Đại hội lần thứ

VI (1986) thông qua Nghị quyết, Đại hội Đảng đã coi đổi mới là “yêu cầu bức

thiết”, là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” đối với dân tộc và trên cơ sở đó, yêu cầu

tác phẩm văn học phải: “Phản ánh các nhân tố mới trong xã hội, cổ vũ cái tốt

đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên, phê phán cái sai, lên án cái xấu, cái ác, hướng tới chân, thiện, mỹ”

[34;tr.112] Trước yêu cầu này, văn học đã nhanh chóng chuyển hướng, trở về

Trang 18

với quy luật đời thường, tìm lại “bản chất vốn có” của mình trong việc tiếp cận, khám phá cuộc sống Cũng từ đây, tiểu thuyết bắt đầu hành trình “tìm đường” đến những “vùng đất mới” để có thể đào sâu, khai phá mọi mặt, kể cả những

“góc khuất” của đời sống nhằm tìm ra hướng đi mới Trên hành trình nhọc nhằn

đó, những nhà văn tiên phong đã không ngừng đổi mới, tìm tòi, sáng tạo nhưng

vẫn theo đúng phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và

nói rõ sự thật” “Sự thật” ấy cũng từng được nhà Lí luận - Phê bình văn học Lê

Ngọc Trà khẳng định như sau: “Những nhà văn nhạy cảm với cuộc sống, thiết

tha với công cuộc đổi mới do Đảng đề ra đã nhìn thấy phải bắt đầu quá trình đổi mới văn học đúng ngay từ chỗ phải bắt đầu nói sự thật Mà người đọc từng trải, thông minh chân tình của chúng ta cũng hiểu như vậy Họ chú ý đến tác phẩm mới, hoan nghênh nhà văn trước hết ở sự trung thực, ở lời nói thật Cái nhìn mới mẻ, trước hết bắt nguồn từ thái độ trung thực và tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống, từ niềm tin vào chính nghĩa và sức mạnh của cách mạng Do

đó mà có đủ ý thức và dũng cảm nói lên sự thật, dù đó là sự thật không đơn giản, thậm chí phũ phàng” [16;tr.88].

Nói về tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, Cao Tiến Lê cho rằng: “Tiểu thuyết

của ta mấy năm gần đây đã khởi sắc, nhất là những năm 1988, 1989, 1990 có đổi mới, tự do hơn, nêu được nhiều vấn đề Văn học đã đi vào đời thường, mỗi con người đều bình đẳng trước cái nhìn của nhà văn Tất cả mọi người trước nhà văn đều là nhân vật, nhà văn coi trọng ở chỗ số phận của họ đóng góp được

gì cho văn học” [3;tr.73] Tiểu thuyết nước ta thời kỳ này đã có sự chuyển biến

ngoạn mục so với thời kỳ trước, từ chỗ nắm được những diễn biến tinh vi nhấtcủa cuộc sống mới đa dạng có phần phức tạp đến việc phơi bày những mặt trái,hiện tượng tiêu cực, nhức nhối của đời sống xã hội Lúc này, con người được

nhìn nhận, soi chiếu ở nhiều góc độ với đầy đủ những “phẩm chất và thuộc tính,

bản năng và ý thức, cao cả và thấp hèn, phần con và phần người”, ở bình diện

đời tư, thế sự Cuộc sống thường nhật cũng như đời sống tâm hồn được thể hiện

Trang 19

một cách chân thực rất “đời” trên từng trang tiểu thuyết, ở đó không đơn giản chỉ

có niềm vui, hạnh phúc, sự bình yên mà còn đầy rẫy những nỗi buồn, bi kịch, trớ

trêu Tất cả đã trở thành những “vùng đất mới” để tiểu thuyết không ngừng khai phá, lật xới từng ngõ ngách, có thể kể đến những tiểu thuyết nổi tiếng như Bến

không chồng (Dương Hướng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa lá rụng trong vườn

(Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Ăn

mày dĩ vãng (Chu Lai), Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Chim én bay

(Nguyễn Trí Huân), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh),

Như vậy, cùng với nhu cầu bức thiết của thời đại, sự đổi mới về tư duynghệ thuật thì văn học nói chung và tiểu thuyết thời kỳ đổi mới nói riêng đã có

một “mùa bội thu” khi được “tự do” trở lại là chính mình Chưa bao giờ, tiểu

thuyết phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao như lúc này, bởi lẽ, đứng trước vậnhội mới tiểu thuyết đã không ngừng tự làm mới mình, không ngại thử sức ở tất

cả lĩnh vực trong cuộc sống, mở rộng tối đa biên độ và đề tài phản ánh Một điều

đặc biệt, đó là tiểu thuyết đã dám “đương đầu” với vô vàn thách thức, khó khăn

để từng bước khẳng định khả năng, vị thế của mình trong lòng bạn đọc, trong sựvận động và phát triển không ngừng của nền văn học nước nhà

1.2 Đôi nét về tiểu sử và quá trình sáng tác của Lê Lựu

là những năm tháng kháng chiến khốc liệt, sau đó, miền Bắc được giải phóng đilên xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm hậu phương cho tiền tuyến miền Nam

Trang 20

Từ đầu những năm 60, Lê Lựu rời ghế nhà trường để gia nhập quân đội.Chính sự thay đổi mạnh mẽ của đất nước cộng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ

đã thôi thúc nhà văn cầm bút ghi lại những chuyển biến đó Trong kháng chiến,ông từng làm phóng viên tại Quân khu Ba, mặt trận chiến trường 559 Hòa bìnhlập lại, ông tiếp tục làm biên tập viên, Trưởng ban văn xuôi rồi Thư ký tòa soạn

tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội Từ năm 1974, ông là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam Ông từng đảm nhận chức vụ Giám đốc Trung tâm Văn hóa Danh

nhân Việt Nam và Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Doanh nhân Việt Nam tại Hà

Nội Ngày 25 tháng 02 năm 2014, ông thành lập Quỹ Văn học Lê Lựu - đây là

Quỹ văn học đầu tiên mang tên một nhà văn còn sống, nhằm tạo điều kiện vàkhích lệ tinh thần sáng tác của những thế hệ nhà văn trẻ [42]

Về gia đình, Lê Lựu từng trải qua hai cuộc hôn nhân không hạnh phúc và

có tất cả ba người con Thế nhưng những năm tháng cuối dốc nắng của cuộc đời,mang trong mình nhiều căn bệnh quái ác, ông vẫn phải sống trong cảnh cô đơn,không vợ không con, nhờ người dưng chăm sóc Căn nhà của tổ tiên để lại cùngvới căn hộ được Quân đội cấp cho tại khu phố nhà binh từ sau khi li hôn vợ, ông

đã mất trắng tất cả Sau đó, ông được Quân đội cấp cho một căn nhà rộng 50 métvuông xây 3 tầng tại số 8, đường Lý Nam Đế để công tác và nương náu nhữngnăm tháng tuổi già

Năm 2006, Lê Lựu bị xuất huyết não, cũng bởi dây thần kinh xúc cảm bịtổn thương nên nhà văn đã khóc rất nhiều trong suốt những ngày tháng cô độc,bạo bệnh Năm 2009, Lê Lựu bị tai biến mạch máu não lần thứ ba, phải nằm việngiành giật giữa sự sống và cái chết, thay vì chăm sóc ông thì người vợ thứ hai đãđem đơn đòi li hôn còn hai đứa con chỉ chầu chực bố cho phép bán căn nhà ởđường Lý Nam Đế Ông cay đắng, bất đắc dĩ phải bán đi căn nhà đã 10 năm gắn

bó được 5 tỉ đồng, ba mẹ con họ đã lấy đi 3 tỉ, để lại cho ông 2 tỉ và từ đó cảnh

nhà li tan Với số tiền này Lê Lựu trích ra một nửa để thành lập Quỹ Văn học Lê

Trang 21

Lựu Năm 2012, mảnh đất của tổ tiên mà cha mẹ ông để lại ở Khoái Châu

-Hưng Yên cũng bị người vợ cả đã ly hôn 40 năm trước kê khai sổ đỏ chiếm đoạt,ông không đủ sức lực để tranh đấu, đòi lại mảnh đất nên đã từ bỏ vụ kiện

Lê Lựu mang trong mình 14 căn bệnh hành hạ ông về thể xác, còn vợ con

thì nhẫn tâm triệt hạ ông về tinh thần Ông từng nói: “tôi chỉ có thể mang nỗi

đau này sang thế giới bên kia trong cô đơn” [41], để rồi nước mắt cay đắng đã

theo ông hóa thân vào những nhân vật bất hạnh, khổ đau như: Giang Minh Sài

(Thời xa vắng), Núi (Sóng ở đáy sông) hay trong các tác phẩm sau này như Thời

loạn, Ở quê ngày ấy, Gã dở hơi, Trong một cuộc phỏng vấn, người ta hỏi ông

mong muốn điều gì lúc này? Ông thì thầm và bảo rằng: “Ông khao khát được trẻ

lại 50 tuổi, khỏe mạnh để được đi khắp đất nước, đi viết báo, viết văn Ông sẽ lại được sống thời tuổi trẻ, được yêu thương trọn vẹn một ai đó, để trái tim ông không bị tổn thương và tâm hồn được bay bổng như thể không bao giờ phải chịu đựng những năm tháng đắng cay và cô đơn ở kiếp sống này” [45].

Trái tim nhỏ bé của của một nhà văn đa sầu đa cảm, nước mắt của ông đãchảy dài trong những năm tháng thăng trầm, nhọc nhằn của cuộc đời Và phảichăng, chính bi kịch cuộc đời và những đau khổ ấy đã nhào nặn, gọt giũa nênmột tài năng Lê Lựu từng trải, sâu sắc nhưng cũng đầy bản lĩnh, ông đã ghi dấu

ấn sâu đậm trong làng văn chương Việt Nam bằng những sáng tác độc đáo

1.2.2 Quá trình sáng tác của Lê Lựu

Lê Lựu bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ giữa những năm 60, là một trongnhững nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ mà hàohùng với thể loại tâm đắc là tiểu thuyết và truyện ngắn Ngoài ra, ông cũng thửsức ở một số thể loại khác như kịch, bút ký và tạp văn,

Vốn là một người tâm huyết với nghề, từ những trang viết đầu tiên ông đãluôn thể hiện một sự cần mẫn và nghiêm túc Bản thân ông không bao giờ chấpnhận thứ văn chương nhạt nhẽo, tầm thường Chính vì vậy, trong quá trình sáng

Trang 22

tác, Lê Lựu thường hay thức đêm để viết vì khi đó không gian yên tĩnh, đầu óctập trung cao độ Thế nhưng nhề văn không phải nói viết là viết ngay ra được, cókhi mỗi ngày khoảng được vài ba trang hoặc chỉ mấy mươi dòng Dường nhưmỗi chữ, mỗi câu viết ra Lê Lựu luôn phải suy nghĩ, đắn đo, khổ sở vô cùng đến

nỗi “có những đêm lặn ngụp bì bõm, xẻ xắn từng khối chữ, vật lên trang giấy,

sáng ra mắt đỏ kè ” [31;tr.80].

Tác phẩm đầu tay của ông là Tết làng Mụa (1964), sau đó là hàng loạt những truyện ngắn khác ra đời như Trong làng nhỏ, Phía mặt trời, Truyện kể từ

đêm trước, Đặc biệt, với truyện ngắn Người cầm súng, ông đã xuất sắc đạt giải

Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn nghệ năm 1968.Cùng với đó, ông cũng vinh dự nhận giải Nhất cuộc thi do Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Văn hóa tổ chức năm 1971 với

truyện vừa Người về đồng cói

Từ những thành công đã đạt được ở thể loại truyện ngắn, Lê Lựu tiếp tụcthử sức mình với thể loại tiểu thuyết và một lần nữa thành công rực rỡ với các

tác phẩm Mở rừng (1976); Chuyện làng Cuội (1991); Sóng ở đáy sông (1994);

Có thể nói, gây được tiếng vang và đạt đến đỉnh cao không thể không nhắc đến

Thời xa vắng (1986) - tiểu thuyết đã đưa tên tuổi của Lê Lựu vào hàng ngũ

những nhà văn tiêu biểu trên văn đàn lúc bấy giờ và cũng chính tác phẩm “để

đời” này, ông được trao giải A của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1998 Bên

cạnh đó, Sóng ở đáy sông cũng là bộ tiểu thuyết nổi tiếng, từng gây chấn động

dư luận một thời vì tính thời sự và giá trị đặc sắc của nó Nhà văn Lê Lựu đãsáng tạo ra nhiều nhân vật đau khổ, bất hạnh trên con đường kiếm tìm hạnh phúcnhư phản chiếu chính cuộc đời thực đầy bi kịch của mình Không giấu khỏi vẻ

xót xa, ông từng chia sẻ rằng: “Thằng Núi trong Sóng ở đáy sông cũng tìm được

chỗ đứng của nó, đến thằng Sài trong Thời xa vắng, nó khốn khổ như thế mà

Trang 23

cũng chưa khổ bằng tôi Tôi đúng là bố của chúng nó về nhục nhã, mất mát”

[43]

Mặc dù, cuộc sống gia đình đã gây ra cho ông biết bao tổn thương, cùngvới đó là tuổi già, bệnh tật hành hạ nhưng Lê Lựu vẫn là một nhà văn đầy nghịlực và có sức viết bền bỉ Ngoài những tác phẩm kể trên, ông còn một số sáng tác

như: Đánh trận núi con Chuột (truyện dài thiếu nhi, 1976); Ranh giới (tiểu thuyết, 1977); Campuchia một câu hỏi lớn (truyện ngắn, 1979); Phía sau anh (tiểu thuyết, 1980); Đồng bằng chiến sỹ (truyện ký, 1980); Mặt trận của người

lính (truyện ngắn, 1986); Một thời lầm lỗi (bút ký, 1988); Trở lại nước Mỹ (bút

ký, 1989); Đại tá không biết đùa (tiểu thuyết, 1990), Hai nhà (tiểu thuyết, 2000), Đặc biệt là cuốn tiểu thuyết có tựa đề Kẻ chạy trốn còn dang dở, ông

viết nó trong những ngày nằm trên giường bệnh giữa những cơn tỉnh, cơn mê

Theo như ông nói: “Đó là một cuốn tiểu thuyết tâm huyết, chứa đầy nỗi buồn và

đau đớn của một kiếp người là ông, nó xót xa bởi nhân tình thế thái, nó có hình bóng của ông với những đau khổ của sự đơn độc trong chặng cuối cuộc hành trình làm người” [41].

Với những đóng góp to lớn và sự nghiệp sáng tác đáng ngưỡng mộ nhưvậy Năm 2001, nhà văn Lê Lựu đã vinh dự nhận giải thưởng Nhà Nước về Vănhọc Nghệ thuật Ông đã đem đến cho nhiều thế hệ bạn đọc những tác phẩm vôcùng giá trị bằng tất cả tâm huyết và tài năng của mình

1.3 Tiểu thuyết và quan niệm sáng tác của Lê Lựu

Lê Lựu là một nhà văn bình dân, một người từng trải, giàu kinh nghiệm và

có vốn sống phong phú Nhờ đó, không quá khó khăn để ông chuyển hướng từtruyện ngắn sang tiểu thuyết, một thể loại với những đặc trưng, ưu điểm vượt trội

về dung lượng và phạm vi phản ánh so với truyện ngắn Và “mảnh đất màu mỡ”

ấy đã giúp Lê Lựu được là chính mình để thỏa sức sáng tạo, khai phá

Trang 24

Tiểu thuyết đầu tiên của ông là Mở rừng (1976), một tác phẩm khá thành

công viết về đề tài chiến tranh với hình tượng tiêu biểu là những người línhTrường Sơn với cái nhìn hiện thực mới mẻ, có phần mạnh dạn của tác giả Theo

Trần Đăng Khoa: “Đây là cuốn tiểu thuyết vào loại khá của văn học Việt Nam

những năm 70 Cuốn sách quả thật cuốn hút tôi, bởi Lê Lợi đã đề cập đến một lớp người trong chiến tranh Oai hùng và bi thảm Giản đơn và phức tạp Mỗi người là một cánh rừng âm u rậm rịt, phải tự mở lấy lối mà đi Chẳng ai giống

ai, bằng những con đường riêng, số phận riêng, họ đã đến với cuộc chiến tranh

bi tráng” [33;tr.78] Tuy nhiên, cái tên Lê Lựu chỉ thật sự được khẳng định khi

Thời xa vắng ra đời, tác phẩm gần như một cuốn tự truyện về chính cuộc đời của

tác giả, xoay quanh số phận bi thảm của anh Giang Minh Sài Có thể nói, Lê Lựu

đã dành không biết bao nhiêu công sức, thời gian và tâm huyết cho “đứa con

tinh thần lớn” của mình, chẳng thế mà nhà thơ Trần Đăng Khoa từng chia sẻ:

“Viết cuốn sách này, Lê Lựu đã xổ hết ruột gan mình ra trang giấy Anh bơ phờ

rời bàn viết, bủn rủn và rệu rạo như người đàn bà vừa đẻ xong” [33;tr.83] Thời

xa vắng vừa xuất hiện đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực của giới nghiên

cứu, phê bình trong và ngoài nước Tác phẩm đã làm xôn xao dư luận một thời,

đi đến đâu cũng nghe người ta bàn tán về nó để rồi ngay cả Lê Lựu cũng được

mọi người gọi với cái tên thân mật là “anh Cu Sài” Tầm ảnh hưởng của Thời xa

vắng thực sự đã vượt quá sức tưởng tượng của người sáng tạo ra nó, đến năm

2003 tác phẩm nổi tiếng này đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùngtên bởi đạo diễn Hồ Quang Minh và xuất sắc đoạt giải Cánh diều Bạc vào năm

2004

Không dừng lại ở Thời xa vắng, Lê Lựu tiếp tục con đường sáng tác

không biết mệt mỏi, không ngừng đào sâu, khám phá đến mọi giới hạn để tìmhướng đi mới cho tiểu thuyết của mình Cây bút ấy đã không ít lần vò đầu bứt

tai, trăn trở về hiện thực “trần trụi” có phần tàn nhẫn của cuộc đời cần phải nhận

thức lại, hướng đến những vấn đề nhức nhối của đời tư, thế sự để đối mặt với nó,

Trang 25

giải quyết nó Và, Đại tá không biết đùa (1990), Chuyện làng Cuội (1991),

Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000) đã lần lượt được ra đời Mặc dù, không

phải sáng tác nào cũng thành công vang dội nhưng điều mà nhiều thế hệ độc giảchẳng thể phủ nhận về sự hấp dẫn kỳ lạ ở mỗi tác phẩm của ông đó là sự chânthực, mới mẻ và chưa từng lặp lại mình Qua những trang viết của Lê Lựu, ngườiđọc không khỏi bồi hồi khi trông thấy bộ mặt của xã hội Việt Nam từ làng quêcho đến thành thị lúc bấy giờ, có đôi khi phải giật mình khi bắt gặp ai đó ở ngoàiđời hay chính bản thân mình trong tác phẩm và cảm nhận một cách sâu sắcnhững chuyển biến dù là tế vi nhất trong tư tưởng, tình cảm của con người thờiđại với đủ mọi chiều kích

Nếu mỗi tác phẩm ra đời là “đứa con tinh thần” của nhà văn, là nơi thể

hiện rõ nhất quan điểm nghệ thuật của người cầm bút thì đối với bản thân LêLựu cũng vậy Trong một buổi phỏng vấn hỏi chuyện tác giả tìm hiểu tác phẩm,

ông từng phát biểu: “Tôi là người ít học, ít đọc vì lười nghĩ ngợi Toàn bộ những

trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắc đó là sự thật Tôi không thể viết được nếu không bám vào sự thật ” [13;tr.501] Và, trong một dịp khác, ông

cũng từng khẳng định: “Tôi nghĩ văn chương phải đối thoại được với cuộc sống,

viết thật lòng, không nói dối, nhờ cái thật mà đối thoại được với cuộc đời và người đang sống” [13;tr.547] Và, hầu hết những tác phẩm trong đó tiêu biểu

như Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông hay Chuyện làng Cuội chính là minh chứng

cho thấy quan điểm “tôn trong sự thật” của ông

Nói như vậy, Lê Lựu hoàn toàn ý thức được bản chất của văn học đó làcuộc sống và vai trò của của người cầm bút là phải phản ánh một cách trung

thực, chính xác cái hiện thực vốn có của cuộc sống Bởi, đối với ông “không thể

viết được nếu không bám vào sự thật” Đó là lí do mà trong quá trình sáng tác Lê

Lựu với tư cách là một “thư ký trung thành” của sự thật đã không ngần ngại phơi

bày hiện thực ngay cả những điều trước đây người ta vốn né tránh, không ai dám

Trang 26

nói thẳng Từ những câu nói dung tục vốn là “sản phẩm” của khẩu ngữ địa phương, thường xuất hiện ở nông thôn Bắc Bộ hay chuyện “kín đáo” giữa nam

và nữ cho đến những việc “tế nhị” như đi vệ sinh, tắm rửa, một cách “tự nhiên”

đều được ông đưa vào tác phẩm của mình, thậm chí còn miêu tả tỉ mỉ và chi tiết

Chính nhờ cái thật ấy mà Lê Lựu đã thuyết phục, cuốn hút người đời bằng “một

thứ văn đọc không nhạt, ngay cả những chuyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đấy, có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh, hoặc một nét phác họa tính cách nhân vật” [33;tr.80] Và, trong một lần phỏng vấn khi được

phóng viên đặt câu hỏi: Nếu có thời gian để viết ông sẽ viết gì? Thì ngay lập tức

Lê Lựu đã trả lời mà không cần phải suy nghĩ rằng: “Tôi cứ viết tất cả những

việc tôi làm, nó sẽ hiện ra một cái xã hội Việt Nam đương thời thế nào Như chuyện “xin” nhà vui lắm, chuyện đi đền bù đất đai, chuyện hôm nay thế này, mai thế khác, mỗi trường đoạn có thể viết vài ba chục trang” [14]

Như đã nói về Lê Lựu, ông vốn xuất thân từ nông dân, lớn lên giữa nhữngnăm tháng đầy biến động của lịch sử dân tộc, từng đi nhiều nơi, lại là nhà văntrưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ Lê Lựu – một nhà văn nông dân mang

áo lính với vẻ bề ngoài giản dị nhưng ẩn sâu bên trong là sự trải đời và vốn hiểubiết vô cùng sâu rộng, đặc biệt là về con người, cuộc sống ở vùng thôn quê Bắc

Bộ Nhà nghiên cứu - Phê bình văn học Đinh Quang Tốn từng nhận định: “Đề

tài hậu phương nông thôn miền Bắc trong chiến tranh chống Mỹ có nhiều người viết nhưng Lê Lựu là người viết thành công hơn cả” [5;tr.22] Điều đó, phải

chăng bắt nguồn từ tình yêu, sự gắn bó máu thịt với quê hương của chính tác giả

Có thể thấy, ở bất cứ tác phẩm nào, Lê Lựu cũng ít nhiều đề cập đến hình tượngngười nông dân lam lũ, chất phác với khung cảnh làng quê yên bình mà ở đó

luôn ấm áp tình người Xuất phát từ quan điểm “tôn trọng sự thật” với vốn sống

phong phú, mỗi trang viết của ông luôn mang đến những cung bậc cảm xúc khácnhau, gợi cho người đọc sự liên tưởng, thích thú về sự chân thực và tự nhiên vốn

đã trở thành “thương hiệu” của Lê Lựu

Trang 27

Tiểu kết chương 1

Cả cuộc đời lao động nghệ thuật miệt mài và nghiêm túc, Lê Lựu đã

khẳng định ngòi bút của mình ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn,

kịch, ký, tạp văn, Ông đặc biệt thành công ở thể loại tiểu thuyết, vận dụng

những ưu thế vượt trội của một loại hình tự sự cỡ lớn và khả năng bao quát một

hiện thực rộng khắp mà Lê Lựu đã “mạnh dạn” khám phá hiện thực cuộc sống

gai góc, tươi mới với vô vàn sự hỗn độn, phức tạp Và, cùng với những nhà văntiêu biểu khác như: Chu Lai, Dương Hướng, Bảo Ninh, Lê Lựu đã tìm đượccho mình một hướng đi mới góp phần vào sự phát triển của tiểu thuyết Việt Namđương đại, đồng thời làm nên một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà

Chẳng thế mà nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn đã từng khẳng định: “Nếu trong

tổng số sáu mươi hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu thì Lê Lựu là một trong tổng số 60 nhà văn ấy Nếu về văn xuôi

hiện đại, chọn lấy ba mươi tác phẩm thì có mặt Thời xa vắng” [5;tr.663]

Trước bối cảnh lịch sử - xã hội mới cùng với đó là yêu cầu cấp thiết cần

phải đổi mới nền văn học, với quan niệm nghệ thuật “tôn trọng sự thật” và

những nỗ lực không ngừng trong sáng tác Lê Lựu đã luôn đứng vững, khẳngđịnh được vai trò của mình để trở thành một trong những nhà văn đầu tiên đãthổi một làn gió mới cho nền tiểu thuyết đương đại nói riêng và nền văn họcnước ta thời kỳ đổi mới nói chung Đồng thời, Lê Lựu cũng là tấm gương sáng

về tinh thần nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật, sự lạc quan và nghị lực trongcuộc sống

Trang 28

Chương 2 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU QUA

KHẮC HỌA NHÂN VẬT, ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN

2.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật và tạo tình huống truyện

2.1.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật

Theo Lí luận văn học thì “nhân vật văn học là phương tiện để phản ánh

đời sống, khái quát hiện thực, đồng thời thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn” [30;tr.126] Với chức năng khái quát những quy luật của cuộc sống và con

người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kì vọng về đời sống, nhân vậtgiữ vai trò quyết định đối với nội dung, giá trị tư tưởng của tác phẩm Do đó, nhàvăn luôn dồn tâm huyết và tài năng của mình vào việc xây dựng nhân vật nêncũng vì thế mà chúng ta thấy có nhiều người không hề nhớ tên tác giả nhưng lạinhớ như in tên, thậm chí tính cách của nhân vật do tác giả ấy tạo dựng nên

Hiện nay có rất nhiều những kiểu nhân vật được nhà văn thể hiện qua sự

trần thuật và miêu tả chẳng hạn: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính

diện, nhân vật phản diện, nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, Tùy từng nhân vật và dụng ý nghệ thuật, mỗi nhà văn có thể sử dụng

những thủ pháp nghệ thuật khác nhau nhưng về cơ bản các thủ pháp xây dựng

nhân vật thường gặp phổ biến là: qua ngoại hình, qua nội tâm, qua lời nói và

qua hành động Với nhà văn Lê Lựu cũng không ngoại lệ, rất nhiều thế hệ bạn

đọc từng nhận định “mỗi lần gấp trang sách của Lê Lựu lại điều ám ảnh nhất

không phải là câu chuyện được kể mà là những nhân vật trong tác phẩm, nó chân thực đến từng chi tiết ngỡ như vừa bước từ trong trang sách ra ngoài đời thực vậy” [13;tr.402].

Trang 29

Nói về thủ pháp xây dựng nhân vật qua ngoại hình, ở Thời xa vắng, tác

giả đã lột tả thành công diện mạo của Tuyết trong lần đầu tiên đi lên tỉnh thămchồng Mặc dù, Tuyết đã cố gắng tìm mọi cách để mình trở nên xinh đẹp, mong

sẽ nhận được sự chú ý, tình yêu thương của Sài nhưng khốn nỗi, cái cách thể

hiện của cô lại chẳng giống ai với “một áo sơ mi màu nõn chuối, một áo lót đông

xuân màu hồng mặc phía trong nhưng vẫn để cái màu hồng hoe hoe ấy lộ ra ở

cổ và cả một đoạn thừa chừng nửa đốt ngón tay thò dưới áo ngoài Đầu chải bê xăng tin nhếnh nháng lật ngược và được đè ập xuống bởi vòng khăn vấn bằng vải toan nhuộm màu nâu Chiếc quần láng súng sính dài quét gót, nhưng lại xắn vận vào cạp kéo ống lên ngang cổ chân để lộ đôi bàn to bè bè, chi chít từng vệt đen như gai cào ” [10;tr.104] Để rồi trước mặt mọi người, Sài cảm thấy vô

cùng xấu hổ vì sự quê mùa, thô kệch, lố bịch của cô Người đọc không khỏi lo

lắng cho Tuyết bởi với bộ dạng phản cảm, thiếu tính “thẩm mỹ” như vậy thì Sài

sẽ yêu cô thế nào được, khi mà trước đó vốn đã có quá nhiều ác cảm với cô.Đồng thời, chính sự thay đổi về ngoại hình đó cũng cho thấy Tuyết từng là một

người phụ nữ rất tự ti, mặc cảm về bản thân như vậy nhưng bây giờ đã biết “sửa

soạn” chứng tỏ cô đã ý thức được giá trị của mình, biết chắt chiu niềm vui, vun

vén cho hạnh phúc gia đình dù không trọn vẹn nhưng cũng khiến người đọc trântrọng, đồng cảm với hoàn cảnh đáng thương của cô

Bên cạnh khắc họa nhân vật qua ngoại hình thì việc xây dựng hành động

nhân vật cũng là “thước đo” chính xác nhất thể hiện phẩm chất, tư cách của một

con người Vì vậy, trong khi xây dựng nhân vật, nhà văn bao giờ cũng dành phần

lớn dung lượng để xây dựng nhân vật thông qua hành động Thông qua những

hành động của Núi, chúng ta khó có thể nhận định anh là nhân vật chính diệnhay phản diện Bởi lẽ, mặc dù biết Mai đã dứt tình bỏ lại chồng con để đi theoHưng Sẹo nhưng Núi vẫn bế con gái mới chỉ mấy tháng tuổi rong ruổi khắp nơi

để tìm Mai từ Hải Phòng lên Bắc Giang, qua Bắc Ninh rồi đến Lạng Sơn, Bất

cứ lúc nào, ở đâu chỉ cần nghe phong thanh tin tức về Mai, hắn đều quyết tâm đi

Trang 30

kiếm cho bằng được, khi nào hắn cũng ôm chặt con vào lòng và gào lên như

người gọi đò: “Mai ơi, em có nghe thấy tiếng anh gọi em về với con không? Về

cho con bú hộ anh, con khóc chết mất Mai ơi, về cho con bú hộ anh Anh không nuôi được con Con khát sữa không chịu được ” [12;tr.173] Hắn hy vọng sẽ

tìm được mẹ cho con, để con không còn khát sữa nhưng tất cả chỉ là vô vọng DùNúi là một thằng ăn cắp có tiếng, không ít lần bị bắt nhưng với hành động này,chúng ta có thể cảm nhận được Núi là một người cha hết lòng yêu thương con,một người chồng vị tha trước những lỗi lầm của vợ Hắn vẫn luôn mong ước cómột công việc tử tế để làm lại cuộc đời, khát khao một mái ấm gia đình giống

như bao người khác nhưng cuộc đời lại không “dễ dàng” cho Núi có một cơ hội

để hoàn lương

Ở Chuyện làng Cuội, khi cô Đất có thai được bốn tháng thì bị cả làng kết

tội chửa hoang Thực ra, cái luật lệ khắc nghiệt này đối với người “nhẹ dạ, cả

tin” đã có phần phôi phai trong thời gian gần đây nhưng đã được tổng Bạt “khôi phục” lại một cách dã man, tàn nhẫn Đất chấp nhận bị cả làng mắng chửi, xỉ vả

và thậm chí phỉ nhổ vào mặt mình để bảo vệ Kiêm, cô thà chết chứ nhất quyếtkhông nói ra sự thật về bố của đứa trẻ trong bụng của cô để rồi cô phải chịu

cảnh: “người đàn bà chửa trần như nhộng bị trói hai tay quặt về đằng sau, đầu

cạo trọc bôi vôi trắng, cổ đeo một cái gông và trên trán dán miếng giấy “Tôi chửa hoang” do chính tay chị viết Phía dưới, nơi cần phải che một miếng vải thì chúng úp một miếng mo cau gài phía trong dây thừng trói ngang người Cái

mo ấy vẽ cái sự nhăn nhở của đàn ông và đàn bà bằng mực tàu” [11;tr.200].

Tất cả được thi hành theo lệnh của tổng Bạt, hắn làm vậy cốt để trả thù “con Việt

Minh” – người mà hắn từng “thèm khát vụng trộm” mà không có được, hắn hạnh

phúc biết bao khi thấy cô bị hành hạ, đọa đày đến tàn tạ như vậy Hành động nàycủa tổng Bạt cho thấy sự hèn hạ, đốn mạt, đáng khinh bỉ của một kẻ có chức sắctrong làng Đồng thời, phản ứng và cách hành xử của người làng Cuội đối vớiĐất cũng đáng bị lên án bởi sự lạc hậu, thụ động trong suy nghĩ, ỷ đông hiếp

Trang 31

yếu Họ tự cho mình cái quyền phán xét, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự,nhân phẩm của người khác mà vẫn vô tư như chẳng có chuyện gì xảy ra.

Ngôn ngữ vốn được xem là “cái vỏ” của tư duy và bao giờ cũng chứa

đựng những tư tưởng, tình cảm của người phát ngôn Vì lẽ đó, nhà văn thường

rất chú ý xây dựng nhân vật thông qua lời nói Thế giới nhân vật trong tiểu

thuyết của Lê Lựu rất phong phú, đa dạng, nhiều thành phần từ người trí thức,nông dân, công an, bộ đội cho đến quan lại, lưu manh, gái điếm, đều xuất hiệntrong tác phẩm của ông và mỗi nhân vật lại được Lê Lựu khéo léo sử dụng mộtkiểu ngôn ngữ phản ánh đúng trình độ, nghề nghiệp, tính cách của nhân vật đó.Trước cảnh cha nuôi và mẹ của mình bị vu oan là địa chủ, bị đem ra đấu tố vàphải chịu mọi sự khinh bỉ, nhạo báng của mọi người thì Hiếu đã không chút đắn

đo, do dự mà khẳng định với anh đội Lăng rằng: “bọn địa chủ độc ác dã man,

tham tàn xảo quyệt bóc lột tận xương tủy người nông dân lao động Ta phải kiên quyết đánh đổ giai cấp địa chủ, cường hào ác bá” [11;tr.256] Và bằng những

lời thề bồi, hứa hẹn, cam kết bất kể điều gì anh đội Lăng mong muốn mà kẻ

“thèm được thả ra, thèm được xuống thành phần, được làm người nông dân lao

động” [11;tr.258] như Hiếu đã sẵn sàng “xin thề sẽ không có một mảy may giây

phút mềm yếu nào để cho bọn địa chủ lợi dụng phản lại giai cấp đấu tranh, phản lại lợi quyền của giai cấp bần cố” [11;tr.258] để thoát khỏi nạn đấu tố, được trở

về với cuộc sống ấm êm Hắn đã không bênh vực, bảo vệ cho cha mẹ mình màngược lại còn tố cáo, mặc kệ cha mẹ sẽ trở thành kẻ thù giai cấp không đội trờichung với hắn và họ có thể sẽ phải chết Chính những lời nói của Hiếu trongcuộc đối thoại với đội Lăng đã bộc lộ rất rõ bản chất gian dối, tàn nhẫn và ích kỷcủa hắn

Trong tác phẩm Thời xa vắng, khi Sài vừa nhập ngũ được hai tuần thì anh

bị viêm phổi sơ nhiễm, lí do là vì ngâm nước lạnh cả ngày khi rửa đá ở đơn vị và

phần nào cũng vì thương nhớ Hương mà sinh ra “tâm bệnh” Lúc này, anh tự an

Trang 32

ủi mình bằng việc viết nhật ký trong đó chủ yếu là những điều do anh tự tưởngtượng ra, sau đó, cuốn nhật ký đã đã bị các chính trị viên trong đơn vị lén lút lấy

đọc trộm và báo cáo lên cấp trên Đơn vị xác định Sài có biểu hiện “ốm tư

tưởng”, “mơ mộng viển vông” và “đặc mùi tiểu tư sản”, kết quả là Sài bị cách

ly để chờ xử lí trong khi bệnh tình đang trở nặng, không thể ăn được cơm.Chứng kiến sự việc này, vị chính úy – người bạn của chú Hà đã không nén nổi

sự tức giận, ông giả thiết nếu ông bắt mọi người phải nộp tất cả thư từ qua lại vớingười thân cho ông xem thì cảm giác của họ sẽ ra sao? Từ đó, ông nghiêm khắc

bày tỏ: “Các anh đã tạo nên một định kiến xấu, đối xử thậm tệ, có thể nói như

thế khi các anh không thèm nhìn ngó đến một chiến sĩ sốt 40 độ suốt cả tuần mà vẫn bị coi là ốm tư tưởng, phải cách ly ” [10;tr.96] Ông đã lên tiếng phê bình,

nhắc nhở cấp dưới rằng: “Kiểm tra không có nghĩa là rình rập, thập thò, mắt

tròn, mắt dẹt bô báo nhau về những việc làm của cá nhân Nhưng những gì thuộc về tình cảm riêng tư phải được tìm hiểu, phải kiên trì nhẫn nại và có khi phải nhẫn nhục gian khổ mới hiểu hết con người, nếu mình muốn hiểu và thực tâm giúp họ Vội vàng, thô thiển kết luận nhân cách người khác, rèn giũa người khác để đạt được mục đích cá nhân, có khi giết người ta mà mình vẫn phởn phơ như không hề can dự, không có tội tình gì ” [10;tr.96] Một vị chính ủy, không

rõ tên tuổi, là nhân vật phụ nhưng được tác giả khắc họa thông qua những lời nóichân thành, cách đánh giá khách quan và nhìn nhận vấn đề vô cùng sâu sắc củaông Có thể thấy, chính ủy xứng đáng với cương vị của một người lãnh đạo với

sự đức độ, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lý khi đã kịp thời chấn chỉnh nhữngsai lầm của cấp dưới đối với Sài Đồng thời, người đọc phần nào cũng rút rađược kinh nghiệm, bài học cho bản thân qua nhân vật chính ủy này

Khi xây dựng nhân vật, nhà văn còn rất quan tâm đến đời sống tâm hồnbên trong thông qua việc mô tả những tâm trạng, cung bậc cảm xúc, diễn biến

tâm lý của nhân vật Vì thế mà người đọc có thể phần nào hiểu được tính cách

của nhân vật, biết được những tư tưởng, tình cảm tích cực hay tiêu cực của nhân

Trang 33

vật Đó là khi bà Đất bị con trai mình ép phải cố tình gây chia rẽ, mất đoàn kếtvới Xuyến - con dâu bà để Hiếu có thể vịn vào cớ đó mà li hôn vợ, được tự dođến với người khác mà không bị ảnh hưởng đến danh dự, địa vị hiện tại củamình Vốn là một người phụ nữ thật thà, tốt bụng lại nhân hậu, bà Đất đã đau

khổ biết bao trước yêu cầu “quá quắt” của con trai, trong thâm tâm bà muốn thốt lên nhưng chẳng thể thành lời rằng: “Khốn nạn cái thân tôi Tất cả mọi việc ở

nhà này từ xưa đến nay hễ có gì xấu xa, khúc mắc là tại tôi cả” [11;tr.368] Và

rồi, sau những cay đắng, tủi nhục ấy thì trong thâm tâm của người mẹ lại “tự

trách phận mình, vừa thương cái kiếp làm người của con Bà già rồi kể làm gì Còn nó! Đến lúc được làm người lại mắc vào con vợ Phải năm chìm bảy nổi mới được như bây giờ! Nhỡ ra có mệnh hệ nào, công lao đổ xuống sông xuống biển hết Vì con mà mẹ phải lên thác xuống ghềnh, mẹ đâu có quản ngại.”

[11;tr.369] Một người mẹ khốn khổ, cả một đời thương con, hy sinh tất cả vìcon lại bị chính đứa con ấy dồn vào bước đường cùng, bà đã chiều theo ý con mà

không hề hay biết Hiếu đang muốn dùng mẹ của mình làm “bia đỡ đạn”, gánh

mọi tội lỗi thay cho hắn sau này Người mẹ ấy không chỉ thương con trai mình

mà còn thương cả con dâu “khốn nỗi mẹ không sao làm được cái việc bụng nghĩ

một đằng, lại mồm nói một nẻo Trong lòng thấy thương nó, tội nghiệp nó mà mặt mày lại phải sưng sỉa hắt hủi nó, mẹ không thể làm như thế mãi được.”

[11;tr.369] Nhưng, vì lời đề nghị của con, vì tương lai của con mà bà đành phảisống trái với lương tâm khi phải đối xử tàn nhẫn với con dâu, trái tim bà như tannát khi phải lựa chọn giữa một bên là con trai và một bên là con dâu Để rồi, kếtquả là Hiếu đã đạt được mục đích, vô can giải thoát khỏi cuộc hôn nhân với

Xuyến, còn Xuyến vì bất mãn, phẫn uất đã “thắt cổ bằng cái dây thừng treo trên

cành bàng ở miếu ông Cuội” [11;tr.422] mà chết và thế là bà Đất đáng thương

“một bà già ngây ngô nhưng mà thật lòng, suốt đời đau khổ vì tấm lòng thành

thật của mình” bỗng chốc trở thành “kẻ độc ác, gian ngoan, lắm mưu mẹo” bị cả

làng xúm vào nguyền rủa, khinh bỉ và quay lưng xa lánh Bằng việc mô tả rất

Trang 34

chân thực, chi tiết diễn biến tâm lí với những mâu thuẫn, giằng xé trong nội tâmcủa người mẹ, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng của bà Đất Người đọc

vô cùng xúc động trước tấm lòng, tình yêu thương con vô bờ bến của bà - mộtbiểu tượng cho phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam truyền thống đó

là sự hy sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng yêu thương con

Còn Châu - người vợ thứ hai của Sài trong Thời xa vắng, sau khi biết

mình đã có thai với Toàn, cô đã thành công với “cú lừa” ngoạn mục đối với Sài Những ngày chung sống với nhau, cả hai mới nhận ra sự “cọc cách” quá sức

tưởng tượng khiến họ thường xuyên cãi vã, xung đột Bản thân Châu, mặc dù

biết Sài không phải người xấu, anh cũng có “nhiều cái đáng yêu”, thế nhưng

“chỉ có điều trong tiềm thức của mình cô Rất mong người chồng có đầy đủ tư

thế để “chỉ huy” cô Sài thì hầu như không có cái bản lĩnh ấy Nói tóm lại, anh chưa phải là nơi dừng lại khiến càng ngày Châu càng thấy ân hận về quyết định

có phần vội vã của mình” [10;tr.292] Tâm lý này của Châu là dễ hiểu bởi vốn dĩ

cô không hề yêu Sài mà chỉ lợi dụng anh nhằm che dấu đi quá khứ “lỡ lầm” của

mình Có thể thấy, bằng viêc miêu tả tâm lý của Châu, tác giả muốn xoáy sâuvào bi kịch của cuộc đời Sài khi lấy Châu mà chưa tìm hiểu cô một cách kỹ

lưỡng và hậu quả mà Châu phải chấp nhận vì sự “thiếu nghiêm túc” trong hôn

nhân Châu vừa là nạn nhân trong cuộc tình với Toàn nhưng lại vừa là kẻ đã gây

ra đau khổ cho Sài vì sự lọc lừa, ích kỷ với những đòi hỏi quá đáng của mình

Như vậy, bằng việc khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, hành động,lời nói và diễn biến tâm lý rất chân thực không nhân vật nào giống với nhân vậtnào, Lê Lựu đã đem đến một cái nhìn toàn cảnh về hiện thực đời sống xã hội lúcbấy giờ Những nhân vật mà ông sáng tạo hội tụ đầy đủ những đặc tính vớinhững mối quan hệ vô cùng phức tạp tương tự như những con người trong cuộc

sống thực tại Đó là lý do mà có những nhân vật như Núi trong Sóng ở đáy sông,

người đọc rất khó có thể xác định được đây là nhân vật chính diện hay phản diện

Trang 35

điều đó cho thấy trong cuộc sống này vốn không có con người nào là hoàn toànxấu xa và cũng không có một ai thật sự là hoàn hảo Với một hệ thống nhân vậtphong phú, độc đáo và có cá tính trong mỗi tiểu thuyết có thể thấy Lê Lựu hiểu

nhân vật của mình đến từng “chân tơ kẽ tóc” và bằng sự sáng tạo, tìm tòi khi xây

dựng nhân vật ông đã rút ngắn đến mức cực hạn khoảng cách giữa nhân vật vớingười đọc Đồng thời, người đọc được trải lòng mình cùng buồn, vui, yêu ghét,giận hờn, với chính những nhân vật trong tác phẩm điều đó phần nào thể hiện

sự thành công của Lê Lựu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.1.2 Nghệ thuật tạo tình huống truyện

Tình huống truyện được ví như “hạt nhân” không thể thiếu góp phần làm

nên giá trị của một tác phẩm tự sự Vậy tình huống truyện là gì? Theo Lí luận

văn học thì “Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một

tình thế bất thường của quan hệ đời sống” [30;tr.184] Và với Lê Lựu, có thể

nói, ông đã có những nỗ lực khi xây dựng tình huống truyện trong tiểu thuyết

của mình, chẳng thế mà Đỗ Hải Ninh từng nhận định: “Tiểu thuyết Lê Lựu hấp

dẫn người đọc ở sự dồn đẩy tình huống truyện, khi kéo căng khi lại nhẩn nha kích thích xúc cảm yêu ghét của độc giả” [36].

Ở Thời xa vắng, tình huống truyện được tác giả liên tục “thắt nút” và

“mở nút” đầy bất ngờ xoay quanh nhân vật Sài với những mâu thuẫn gay gắt

giữa khát vọng của bản thân và ý muốn của mọi người xung quanh anh Từ chỗSài phải lấy Tuyết – một người mà anh không hề yêu, còn Hương - người màanh yêu thì lại chẳng thể lấy làm vợ Và để được kết nạp Đảng, người ta buộc

anh phải “yêu vợ bằng hành động” tình huống truyện đến đây tưởng sẽ được giải quyết khi Sài “chấp nhận” Tuyết thế nhưng khi Tuyết đã có thai, Sài vẫn không được chấp nhận vì lý lịch “không minh bạch” của gia đình vợ Lúc này, Sài bị

Hương hiểu lầm, hai người lại không có cơ hội gặp nhau để giải thích, mãi chođến khi Sài được phép bỏ vợ thì trớ trêu thay Hương cũng đã tìm được hạnh

Trang 36

phúc mới bên Thịnh Tình huống truyện liên tục được Lê Lựu dồn đẩy tạo nênnhững mâu thuẫn trong chính bản thân Sài cũng như trong mỗi quan hệ giữa anhvới các nhân vật khác Đứng dậy từ những sai lầm, mất mát trong quá khứ, Sàiquyết định làm lại từ đầu bằng việc lao vào mối tình mù quáng, chóng vánh vớiChâu - một cô gái thành thị không hề phù hợp với anh về mọi mặt nhưng anhvẫn kiên quyết lấy Châu bỏ ngoài tai sự góp ý của mọi người xung quanh Ngỡtưởng sau ngần ấy năm mải miết kiếm tìm, Sài sẽ có được hạnh phúc khi tự dolàm chủ số phận của mình nhưng cuộc sống không đơn giản như vậy Nhữngtháng ngày chung sống với Châu mới thực sự là những ngày đen tối tột cùngtrong cuộc đời anh, từ chăm sóc vợ bầu, chăm sóc con mọn đến khi con ốm đaucũng một tay anh lo liệu nhưng đổi lại là sự quá quắt, khinh thường của Châu.

Sài “cảm thấy cô đơn, bất lực quá”, anh làm việc quần quật cả ngày như một cái máy mà vô tình đánh mất đi chính mình lúc nào không hay “trong hơn ba trăm

ngày kể từ khi lấy vợ và 196 ngày kể từ khi sinh con thì anh chàng Sài đã phải mất đi mười một cân bốn lạng, già đi đến hơn chục tuổi, nhom nhem và bê tha như anh chàng xích lô trực đêm trước cửa ga ” [10;tr.310] Cho đến khi anh

nhận ra rằng “Anh không thể tiếp tục cuộc sống không phải là mình, không còn

là mình, cái mình có thì thừa ra, cái không có thì phải ứng xử hằng ngày ”

[10;tr.331] Sau cùng, Sài tiếp tục rơi vào bi kịch khi phải ra tòa ly hôn và biếtđược sự thật là đứa con mà anh hết lòng yêu thương vốn không phải là con anh

mà là “sản phẩm” của mối tình dang dở của Châu và Toàn Tình huống truyện

cứ “mở nút” xong lại tiếp tục “thắt nút” khiến người đọc không khỏi băn khoăn,

lo lắng cho số phận của nhân vật rồi sẽ đi về đâu? “Tài năng của nhà văn là đã

tạo dựng được tình thế, trạng huống đặc biệt để cho nhân vật được sống, được hạnh phúc, được đau khổ, được trải nghiệm trong đó” [36].

Với tiểu thuyết Sóng ở đáy sông, tác giả lại tập trung khai thác những tình

huống nảy sinh trong mối quan hệ gia đình giữa cha - con, tưởng như “không thể

tồn tại” nhưng lại xảy ra giữa người làm cha mà tàn nhẫn, ích kỷ, vô cảm trước

Trang 37

nỗi bất hạnh, khốn khổ của những đứa con Ngay từ khi chúng còn nhỏ, ông đã

phân biệt đối xử, coi chúng là “những đứa con loại hai”, “thứ chẳng có hy vọng

gì”, trên danh nghĩa là con nhưng thực tế là đầy tớ, người ăn kẻ ở trong nhà Sau

khi mẹ chúng mất, lẽ ra phận làm cha càng phải quan tâm, bù đắp nhiều hơn cho

những đứa con của mình nhưng ngược lại ông lại “phủi tay”, vô trách nhiệm khi

đã không chăm sóc cho chúng mà còn nhẫn tâm cắt đi phần gạo vốn đã ít ỏi màkhi còn sống người mẹ đã cố gắng chắt chiu, dành dụm để gửi về cho con.Những đứa con đáng thương đã phải nhặt nhạnh, đào khoai, bắt ốc, rau cháo quangày mà sống, đó là lí do khiến anh cả - Núi phải bỏ học giữa chừng để đi làmkiếm tiền nuôi các em Với tình huống gay cấn như vậy, người đọc từ chỗ bứcxúc đến tò mò muốn theo dõi diễn biến của câu chuyện sẽ ra sao? Cuộc đời củaNúi và các em sẽ như thế nào trước sự hắt hủi của người cha? Có thể nói, cái tàicủa Lê Lựu là việc liên tục tạo ra những tình huống không chỉ gây bất ngờ chongười đọc mà còn khiến bản thân nhân vật tự bộ lộ suy nghĩ, hành động, tínhcách của mình Mặc dù, Núi là một thằng ăn cắp nổi tiếng nhưng đặt mình vàohoàn cảnh của Núi người đọc chẳng những không chê trách, ghét bỏ mà ngượclại càng xót xa, thương cảm cho hắn Và càng thương hắn bao nhiêu người đọccàng phê phán, khinh bỉ người cha vô cảm, mất nhân tính bấy nhiêu

Đối với tiểu thuyết Chuyện làng Cuội, tác giả đã tạo nên một tình huống

đặc biệt, mở đầu cho câu chuyện dài, “ám ảnh” người đọc xuyên suốt cả tác phẩm đó là cái chết tức tưởi “không bình thường” của bà Đất Bà chết đuối đã nhiều ngày, xác nổi lên trôi về làng Cuội tạo cho nơi đây “một khí thế tưng bừng

sôi nổi, rất là tự hào”, người đọc vô cùng tò mò muốn biết nguyên nhân nào dẫn

đến cái chết của bà cụ đáng thương và tại sao sự ra đi của bà lại khiến cho làng

Cuội trở nên “náo nhiệt” như vậy? Từ một tình huống “độc” và “lạ” gây hiệu

ứng tâm lý như vậy, tác giả đã lần lượt hé mở về cuộc đời đầy đau đớn, tủi nhục,oan ức của người đàn bà khốn khổ ấy Ở đó, tác giả tiếp tục đẩy tình huống lêncao trào qua những mâu thuẫn, xung đột gay gắt giữa bà Đất với mọi người, với

Trang 38

Hiếu - con trai bà hay trong chính bản thân bà Đó là khi phong trào đấu tố địachủ nơi làng Cuội đang diễn ra vô cùng sôi nổi buộc bà Đất phải cay đắng đứngtrước sự lựa chọn giữa một bên là con trai, một bên là Kiêm - chồng của mình

“giữa chồng bị tù đày và có thể người ta xử bắn với con suốt đời mang nhục,

suốt đời bị lạnh nhạt, khinh bỉ, bị theo dõi, mụ phải chọn đường nào để mất?”

[11;tr.278] Người đọc không khỏi thắc mắc vì đâu mà cuộc đời người đàn bà

“hiền như cục đất” ấy lại bi thảm đến vậy? Cái gì đã khiến cho con trai bà - niềm

hy vọng duy nhất mà bà đã hy sinh cả cuộc đời để rồi quay sang lợi dụng, khinhthường, đối xử phũ phàng và kết cục là gây ra cái chết đau đớn cho bà? Cứ nhưvậy, người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện với vô số những tình huống nảy sinh,nối tiếp nhau để có thể tìm được lời giải đáp cho những nghi vấn đó

Có thể nói, với tiểu thuyết của Lê Lựu, một khi người đọc đã mở trangsách ra sẽ rất khó có thể gấp lại mà cứ muốn đọc nữa, đọc mãi để theo dõi từngdiễn biến của câu chuyện và cái kết của từng nhân vật sẽ như thế nào? Điều này

có được là nhờ vào sự tài tình của tác giả trong việc khéo léo xây dựng tìnhhuống truyện độc đáo, đầy bất ngờ và cũng không kém phần kịch tính

2.2 Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn là một trong những vấn đề cơ bản, được sử dụng và bàn luậnnhiều trong lí luận văn học, thi pháp học cũng như ngôn ngữ học

Về thuật ngữ điểm nhìn, trong Từ điển thuật ngữ văn học có nhận định:

“Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý,

quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống Sự đổi thay nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [30;tr.113].

Theo Trần Đình Sử, trong cuốn Giáo trình Dẫn luận thi pháp học cũng cho rằng: “Điểm nhìn trong văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu

Trang 39

tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới” [31;129].

Ngoài ra, trong cuốn Từ điển tu từ - Phong cách – Thi pháp văn học, tác giả Nguyễn Thái Hòa cũng có đề cập đến thuật ngữ “điểm nhìn” khá cụ thể như sau: “Điểm nhìn là phối cảnh, là tình huống được sắp xếp trong tự sự; điểm nhìn

là cảm quan, sự bình giá của chủ thể phát ngôn gây ra cho người tiếp nhận; điểm nhìn là tọa độ thời gian, tọa độ các sự kiện mà ở đó người kể là nhân vật

có cách nhìn riêng và thay đổi trong tiến trình câu chuyện kể” “Theo cách nói

của ngôn ngữ học, đó là quan hệ tọa độ: tôi – ở đây – bây giờ Tôi là quan hệ ngôi của người kể và nhân vật; ở đây là hiện trường, bối cảnh, tình huống, không khí; bây giờ là thời gian, tiến trình trong đó có thời gian nghệ thuật”

[26;tr.90]

Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về điểm nhìn và chúng tôiđồng tình với ý kiến cho rằng: Điểm nhìn có thể hiểu là vị trí, chỗ đứng để ngườitrần thuật quan sát, xem xét, miêu tả hay đánh giá một đối tượng nào đó trong tácphẩm nghệ thuật

Về phân loại điểm nhìn, dựa trên những tiêu chí nhất định mà mỗi tác giả

có cách phân loại khác nhau Theo quan điểm thi pháp học, Giáo sư Trần Đình

Sử chia điểm nhìn thành 5 loại [31;tr.130]:

- Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trữ tình và của nhân vật trong tác phẩm tự sự

- Điểm nhìn không gian, thời gian

- Điểm nhìn bên trong, bên ngoài

- Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc

- Điểm nhìn ngôn từ, quán ngữ

Trang 40

Hay trong cuốn Ngôn ngữ văn chương, điểm nhìn được tác giả Hoàng

Kim Ngọc trình bày gồm có 3 loại cơ bản [7;tr.291]:

- Điểm nhìn bên trong

- Điểm nhìn bên ngoài

- Điểm nhìn toàn tri

Những cách phân loại điểm nhìn trên đây hoàn toàn mang tính tương đối

vì thực tế không có tác phẩm nào chỉ sử dụng một kiểu điểm nhìn mà tác giảluôn sử dụng kết hợp, linh hoạt nhiều điểm nhìn để thể hiện ý đồ sáng tạo củamình

Như vậy, trên cơ sở khái quát về điểm nhìn, phân loại điểm nhìn và đểhiểu hơn về nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết của Lê Lựu, chúngtôi sẽ lần lượt đi vào từng điểm nhìn cụ thể qua quá trình khảo sát ba tác phẩm:

Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội và Sóng ở đáy sông.

2.2.1 Điểm nhìn nhân vật

Trong tác phẩm, mặc dù từ nội dung đến nghệ thuật đều không nằm ngoàidụng ý sáng tạo của tác giả nhưng để tạo nên những hình tượng nghệ thuật và giátrị cho tác phẩm, tác giả cũng có thể để cho nhân vật thay mình đứng ra làmnhiệm vụ của người trần thuật

Theo GS Trần Đình Sử: “Điểm nhìn nhân vật là điểm nhìn theo cá tính,

địa vị, tâm lý nhân vật Điểm nhìn người trần thuật có thể tựa vào điểm nhìn nhân vật để miêu tả thế giới theo cảm nhận chủ quan của nhân vật” [31;tr.130].

Có thể nói, đây là một điểm nhìn được sử dụng phổ biến trong tác phẩm,đặc biệt là tiểu thuyết thời kỳ đổi mới Với điểm nhìn này, người trần thuật cóthể tự do hòa mình vào thế giới riêng của từng nhân vật và thay vì phải trực tiếptái hiện hiện thực thì người kể hoàn toàn có thể để cho nhân vật tự mình bày tỏ,bộc lộ suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm Từ đó lời văn sẽ khách quan, uyển chuyển

Ngày đăng: 22/11/2019, 13:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bảo Ninh (2005), “Hiệu ứng Thời xa vắng”, Báo văn nghệ trẻ, số 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu ứng Thời xa vắng”, "Báo văn nghệ trẻ
Tác giả: Bảo Ninh
Năm: 2005
2. Bích Thu (2006), “Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”,"Tạp chí nghiên cứu văn học
Tác giả: Bích Thu
Năm: 2006
4. Cao Tiến Lê (1985), Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay, Văn nghệ số 14,15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay
Tác giả: Cao Tiến Lê
Năm: 1985
5. Đinh Quang Tốn (1995), Lê Lựu – Thời xa vắng (In chung trong Tản mạn và chính kiến văn chương), Nhà xuất bản Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Lựu – Thời xa vắng" (In chung trong "Tản mạn vàchính kiến văn chương
Tác giả: Đinh Quang Tốn
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1995
6. Đỗ Hải Ninh (2006), “Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 7-2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới”, "Tạp chí nghiêncứu văn học
Tác giả: Đỗ Hải Ninh
Năm: 2006
7. Hoàng Kim Ngọc (2011), Ngôn ngữ văn chương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ văn chương
Tác giả: Hoàng Kim Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2011
8. Hoàng Ngọc Hiến (1987), “Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu”, "Tạp chí Văn nghệQuân đội
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1987
9. Huỳnh Như Phương (1993), “Văn học hôm nay đang nhìn lại chính mình”, Tạp chí văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hôm nay đang nhìn lại chính mình”,"Tạp chí văn học
Tác giả: Huỳnh Như Phương
Năm: 1993
10. Lê Lựu (1998), Tiểu thuyết Thời xa vắng, Nhà xuất bản Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Thời xa vắng
Tác giả: Lê Lựu
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1998
11. Lê Lựu (2017), Tiểu thuyết Chuyện làng Cuội, Nhà xuất bản Dân trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Chuyện làng Cuội
Tác giả: Lê Lựu
Nhà XB: Nhà xuất bản Dân trí
Năm: 2017
12. Lê Lựu (2017), Tiểu thuyết Sóng ở đáy sông, Nhà xuất bản Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Sóng ở đáy sông
Tác giả: Lê Lựu
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh niên
Năm: 2017
13. Lê Lựu (2003), Tạp văn, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp văn
Tác giả: Lê Lựu
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Hà Nội
Năm: 2003
14. Lê Lựu (2005), Tôi chỉ có khiếu ăn mày, Báo pháp luật TP. HCM, ngày 13/2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi chỉ có khiếu ăn mày
Tác giả: Lê Lựu
Năm: 2005
15. Lê Lựu (2007), Tôi thấy mình là đứa con bạc bẽo, bài phỏng vấn do Dương Thục Anh thực hiện, Báo an ninh thế giới cuối tháng 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi thấy mình là đứa con bạc bẽo
Tác giả: Lê Lựu
Năm: 2007
16. Lê Ngọc Trà (1980), Tư tưởng lý luận của nhà văn và sáng tác văn học, Báo Văn nghệ, số 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng lý luận của nhà văn và sáng tác văn học
Tác giả: Lê Ngọc Trà
Năm: 1980
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1997
18. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
19. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 1999
37. Đinh Trí Dũng < http://vannghequandoi.com.vn/binh-luan-van-nghe/chat-doi-thuong-dan-da-trong-ngon-ngu-tieu-thuyet-le-luu-9456_659.html> Cập nhật ngày 30 tháng 04 năm 2019 Link
44. Trung Trung Đỉnh < https://www.tienphong.vn/van-hoa/le-luu-thoi-xa-vang-717574.tpo> Cập nhật ngày 28 tháng 04 năm 2019 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w