1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy bài “tỏ lòng” của phạm ngũ lão – ngữ văn 10, tập 1 để làm nổi bật hào khí đông a

22 406 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Tích hợp kiến thức Lịch sử vào dạy bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm nổi bật Hào khí Đông A, tăng hứng thú học tập cho học sinh ……….... Để khuyến khích và lôi cuốn học sinh trong các

Trang 1

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU ……… ……….……… ………… 1

1.1 Lí do chọn đề tài ……… ……. 1

1.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ……… …… 1

1.3 Mục đích nghiên cứu ……….… 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu ……….………… 2

1.5 Điểm mới của SKKN ………….……… 2

2 PHẦN NỘI DUNG ……….……….……… ……….……… 3

2.1 Cơ sở lí luận ……….……… 3

2.1.1 Dạy học tích hợp là gì? ……….……….……… 3

2.1.2 Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn …….…… 3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2.1 Khảo sát hứng thú học tập bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão… 4 2.2.2 Kết quả khảo sát …….……… … ……… 5

2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng trên ……… 6

2.3 Tích hợp kiến thức Lịch sử vào dạy bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm nổi bật Hào khí Đông A, tăng hứng thú học tập cho học sinh ……… 7

2.3.1 Những kiến thức lịch sử được tích hợp vào dạy học bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão – Ngữ văn 10, tập ……….……… 7

2.3.2 Giáo án thể nghiệm …….……… 7

2.4 Hiệu quả thu được sau khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão …….…… 13

2.4.1 Khảo sát chất lượng ……… 13

2.4.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm ……… 16

KẾT LUẬN ……… ………. 17

CHÚ THÍCH ……… ……….……. 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… ……….……… 19

Trang 2

1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

à một trong những môn học có vị trí và tầm quan trọng số một ở nhàtrường phổ thông, ngoài chức năng công cụ, môn Ngữ văn còn góp phầnrất lớn trong việc hình thành và phát triển các năng lực chung cũng nhưgóp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và các phẩm chất cao đẹp của người học

L

Ngữ văn vốn là một môn học có đặc thù riêng Bằng những hình tượng vàngôn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho người đọc những kiếnthức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người, khơi gợilên một thế giới kỳ ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văntrong mỗi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm Từ đó, nó tác động tới tâm tư, tìnhcảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho conngười Vì vậy vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường và trong đời sống xãhội luôn được coi trọng

Trong những năm gần đây việc học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức, một phần do lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh; Mặt khác là do đội ngũ giáo viên dạy văn tâm huyết với nghề ngày càng ít Nhiều giáo viên bị gánh nặng cuộc sống nhọc nhằn làm mất niềm say mê văn học vốn có Để khuyến khích và lôi cuốn học sinh trong các giờ học ngữ văn, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực tìm tòi, sáng tạo trong dạy học, vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm văn chương để khơi dậy và phát huy những tiềm lực, tiềm tàng vẫn còn ngủ quên trong mỗi học sinh Một trong những phương pháp dạy học tích cực đang được

Bộ giáo dục và Đào tạo khuyến khích sử dụng là dạy học tích hợp.[1]

Trong quan niệm về văn chương trong xã hội xưa thì Văn - Sử - Triết học

là bất phân Mỗi tác phẩm văn chương đều chứa đựng một triết lí, phản ánh mộtkhía cạnh của lịch sử và ngược lại, tác phẩm lịch sử, tác phẩm triết học đềumang hình hài của một tác phẩm văn học Xuất phát từ sự tương đồng đó, kếthợp với thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Triệu Sơn 4, tôi nhậnthấy có thể vận dụng kiến thức môn Lịch sử vào giảng dạy một số tác phẩm vănhọc trong chương trình THPT, để tăng thêm hứng thú và phát huy tối đa sự chủđộng của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức bài học Trong khuôn khổ sángkiến kinh nghiệm này, tôi đề xuất Tích hợp kiến thức Lịch sử vào giảng dạy

bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão – Ngữ văn 10, tập 1 để làm nổi bật Hào khí Đông A và tăng hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời mở ra một cách tiếp

cận mới các tác phẩm văn nghị luận trung đại trong nhà trường mà không gâytâm lí nhàm chán cho người học

1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Các tác phẩm thơ ca phần văn học trung đại trong chương trình Ngữ vănTHPT

- Học sinh 02 lớp ban cơ bản: 10A20, 10E20 Trường THPT Triệu Sơn 4 –Triệu Sơn – Thanh Hóa Lớp 10A20 – lớp đối chứng, lớp 10E20 – lớp thựcnghiệm

- Văn bản: Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

Trang 3

1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Hạn chế tâm lí nhàm chán, ngại học các văn bản thơ ca trong phần vănhọc Trung đại nói chung, bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão nói riêng; Tạokhông khí sôi nổi, hứng thú trong giờ học văn học trung đại

- Tích hợp kiến thức lịch sử vào dạy học bài: “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão– Ngữ văn 10, tập 1

- Hiệu qủa của việc tích hợp kiến thức lịch sử trong thực tiễn dạy học, thuhút sự quan tâm và hứng thú học tập của học sinh

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành SKKN, tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

* Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các tài liệu tham khảo

* Phương pháp khảo sát

* Phương pháp phân tích và so sánh những vấn đề có liên quan đến đề tài

* Phương pháp xây dựng bài dạy theo mục đích đề tài

1.5 ĐIỂM MỚI CỦA SKKN.

Trên cơ sở sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng kiến thức lịch sử vào giải

quyết một số tình huống có vấn đề trong dạy học hai tác phẩm Phú sông Bạch Đằng và Đại cáo bình Ngô” – Ngữ văn 10 tập 2” được thực hiện trong nămhọc 2014-2015, ở SKKN này tôi không tích hợp kiến thức lịch sử vào giải quyếtmột số tình huống có vấn đề nữa mà tập trung làm nổi bật ý chí, khát vọng củacon người thời Trần, vẻ đẹp của chí làm trai trên nền chủ nghĩa yêu nước, làmnên vẻ đẹp cao cả, đáng trân trọng ở Phạm Ngũ Lão, từ đó giúp học sinh cảm

nhận được Hào khí Đông A trong tác phẩm “Tỏ lòng”, làm tăng hứng thú học

tập cho học sinh

2 PHẦN NỘI DUNG

Trang 4

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển

ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức đểgiải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn Thông qua dạy học tích hợp,học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ

sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giảiquyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và côngnghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng Không những thông tinngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin,ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất

“Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức học được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế” [2,3].

Như vậy “việc dạy học tích hợp sẽ giúp cho học sinh hình thành các năng

lực trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặc biệt là vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau” [4] Điều đó có

nghĩa là giáo dục phổ thông phải giúp học sinh có cái nhìn về thế giới trong tínhchỉnh thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn, từng lĩnhvực quá sớm Vì thế, nếu chúng ta tổ chức tốt dạy học tích hợp (từ việc xâydựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa theo định hướng tích hợp cho đếnviệc tổ chức dạy học tích hợp) thì sẽ hình thành và phát triển năng lực cao nhấtcủa người học: năng lực vận dụng kiến thức đặc biệt là vận dụng kiến thức vàothực tiễn cuộc sống

2.1.1 Dạy học tích hợp là gì?

Theo quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau

2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy

động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết [3].

Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằmhình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có nănglực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn

2.1.2 Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn.

a Mục đích – Yêu cầu:

Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấyhọc sinh làm trung tâm” tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọimặt mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự họcnăng lực sáng tạo của người học Do vậy việc lựa chọn và sử dụng các phươngpháp dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau:

Trang 5

- Giúp học sinh tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội xác lập mốiliên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc các phân môn đã học bằng cách tổchức thiết kế các nội dung tình huống tích hợp để học sinh vận dụng phối hợpcác tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra,qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực kĩ năng tích hợp.

- Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học để học sinh trực tiếptham gia vào giải quyết các vấn đề tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụtri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức vàhình thành kĩ năng

- Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh; chú trọng mốiquan hệ giữa học sinh với sách giáo khoa; phải buộc học sinh chủ động tự đọc tựlàm việc độc lập theo sách giáo khoa theo hướng dẫn của giáo viên

b Ưu điểm của dạy học tích hợp, dạy học liên môn.

* Ưu điểm với học sinh

- Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tậpcho học sinh Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vậndụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớkiến thức một cách máy móc [5]

- Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinhkhông phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khácnhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quátcũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn

* Ưu điểm với giáo viên

Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểusâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác Tuy nhiên khó khăn này chỉ

là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:

- Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường

xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã

có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;

- Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo

viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, địnhhướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học

Như vậy, vận dụng kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học tronggiờ Ngữ văn thực chất là dạy học liên môn mà trong đó kiến thức đọc hiểu, phântích, cảm thụ văn học của giờ Ngữ văn đóng vai trò chủ đạo; là phương phápdạy học tích cực, phù hợp với yêu cầu đổi mới trên tinh thần Nghị quyết TWkhóa VIII và kết luận Hội nghị TW 6 khóa XI của Đảng về “Đổi mới căn bảntoàn diện Giáo dục đào tạo”

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.2.1 Khảo sát hứng thú học tập bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.

a Mục đích khảo sát.

Trang 6

- Có cái nhìn bao quát về thực trạng dạy và học tác phẩm Tỏ lòng của

Phạm Ngũ Lão

- Đánh giá được hứng thú, nhu cầu và mức độ tiếp nhận kiến thức, đánh giá

được năng lực nhận thức và cảm thụ của học sinh trong dạy học tác phẩm Tỏ lòng; Đồng thời tiếp thu những nguyện vọng, đề xuất của chính bản thân các

em để giờ học đạt kết quả tốt hơn

- Tổng quát lại, kết quả của việc khảo sát và đánh giá trên là cơ sở thực tiễn

để người viết có cơ sở khẳng định, từ đó vận dụng một cách hiệu quả các kiến

thức lịch sử vào dạy học bài Tỏ lòng, làm nổi bật được Hào khí Đông A trong

tác phẩm

b Đối tượng khảo sát.

Khảo sát học sinh lớp: 10A20, 10B20, 10C20, 10D20, 10E20, 10G20Trường THPT Triệu Sơn 4

(Phát phiếu điều tra cho học sinh 10A20, 10E20, 10G20; trao đổi với họcsinh 10B20, 10C20, 10D20)

c Hình thức khảo sát.

- Trao đổi trực tiếp với học sinh trường THPT Triệu Sơn 4

- Sử dụng hình thức phiếu điều tra

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH Nội dung phiếu điều tra

Câu 1: Em có thích học tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão không? Vì

sao?

Câu 2: Theo em, điểm khó nhất khi tự học văn bản trên là gì?

Câu 3: Em hiểu gì về giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm sau khi

soạn xong bài học?

Câu 4: Em hiểu gì về Hào khí Đông A trong tác phẩm? Có cần thiết phải

sử dụng kiến thức lịch sử để làm sáng tỏ hào khí trên không?

2.2.2 Kết quả khảo sát.

a Sử dụng hình thức phiếu điều tra:

Câu 1: Khi được hỏi “Em có thích học tác phẩm “Tỏ lòng” của Phạm

Trả lời vì sao mình không thích học tác phẩm trên, các em cho rằng: Vì thiTHPT Quốc gia không thi phần này nên các em không học chứ không phảikhông thích học

Câu 2: Khi được hỏi điểm khó nhất khi tự học tác phẩm trên là gì?

Có 52/60 học sinh trả lời là bài học chứa đựng nhiều triết lí mang hơi thởNho giáo về chí làm trai, nợ công danh trên nền lịch sử chống ngoại xâm thế

kỉ XIII mà các em không nhớ, không hiểu hết được nên bài học trở nên trừutượng

Trang 7

Câu 3: Em hiểu gì về giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm sau khi

soạn xong bài học?

Phần lớn các em đều nêu được giá trị nội dung và ý nghĩa của tác phẩm thểhiện hào khí Đông A của thời đại nhà Trần: vẻ đẹp của người anh hùng hiênngang lẫm liệt với lý tưởng và nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thờiđại

Câu 4: Khi được hỏi: Em hiểu gì về Hào khí Đông A trong tác phẩm? Có

cần thiết phải sử dụng kiến thức lịch sử để làm sáng tỏ hào khí trên không?

Có 49/60 học sinh trả lời được: Hào khí Đông A, hào khí nhà Trần, làkhông khí hào hùng của những trận chiến đấu và chiến thắng quân Mông –Nguyên xâm lược

Khi hỏi về sự cần thiết phải sử dụng kiến thức lịch sử để làm sáng tỏ hào

khí Đông A không?, 60/60 học sinh được hỏi đều đồng ý, bởi nó giúp các em có

một cái nhìn cụ thể hơn, chủ động hơn trong tiếp cận bài học

b Trao đổi trực tiếp.

Qua trao đổi, thấy các em rất hứng thú với việc tìm hiểu và học tập các tácphẩm văn học trung đại, nhất là những tác phẩm chứa đựng yếu tố lịch sử

Khi đưa ra câu hỏi: Em thấy phần bài soạn ở nhà của mình đúng được

bao nhiêu phần trăm so với lời thầy cô gợi ý ở trên lớp? Đối với những học

sinh khá giỏi: Các em cho rằng được khoảng 60% vì các gợi ý trong sách giáokhoa là khá rõ ràng Phần còn lại thì cho rằng mình may ra thì đạt được 30% Đãhọc rồi mà vẫn còn có em chưa hiểu được vai trò của yếu tố lịch sử trong việctruyền tải thông điệp mà các tác giả hướng tới trong tác phẩm của mình

Như vậy để thúc đẩy tốt hơn việc học của các em không chỉ là việc truyềnthụ đầy đủ tri thức về tác phẩm mà quan trọng hơn phải xuất phát từ hứng thú,nhu cầu của các em mà giảng dạy

2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng trên.

Trước những kết quả trên tôi đã giành thời gian tìm hiểu những nguyênnhân nào dẫn đến tình trạng học sinh vẫn có hứng thú học văn nhưng lại ngại

phần văn học Trung đại trong đó có bài Tỏ lòng, từ đó đề ra những giải pháp

phù hợp Qua tìm hiểu ở 04 lớp 10A20, 10D20, 10E20 và 10G20 tôi thu đượckết quả như sau:

Lớp Sĩsố

Nguyên nhân

Do học sinhkhông theokhối C chỉ tậptrung học cácmôn khốiA,A1,B

Do kiến thứcSGK khôkhan, khóhiểu

Do phương phápgiảng dạy khôkhan, buồn tẻ

Ý kiếnkhác

Trang 8

10E20 42 0 0% 32 76.2% 08 19% 02 4.8%10G2

2.3 TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ VÀO DẠY HỌC BÀI “TỎ LÒNG” CỦA PHẠM NGŨ LÃO ĐỂ LÀM NỔI BẬT HÀO KHÍ ĐÔNG A, TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH.

2.3.1 Những kiến thức lịch sử được tích hợp vào dạy học bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão – Ngữ văn 10, tập 1.

- Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV”

vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau tạo nên hào khí Đông A

- Thấy được sức biểu đạt mạnh mẽ của hình tượng thơ, đạt đến độ súc tíchcao

- Bồi dưỡng nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí quyết tâm thực hiện lýtưởng

- Tác phẩm: gồm 2 phần

+ Phần l: Hai câu đầu: Tư thế của người anh hùng thời đại và khí thế của

quân đội thời Trần.

+ Phần 2: Hai câu cuối: Lý tưởng và hoài bão lớn lao của tác giả.

2 Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

- Biết tích hợp kiến thức môn Lịch Sử vào tìm hiểu nội dung bài học

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ một tác phẩm trữ tình Trung Đại

3 Thái độ:

- Hứng thú trong quá trình học tập

Trang 9

- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.

- Biết giữ gìn và phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, thêm yêuquê hương đất nước và lịch sử Việt Nam

II PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

1 Giáo viên:

- Chuẩn bị nội dung bài học, lên kế hoạch chương trình

- Máy chiếu Projector hoặc Tivi kết hợp với bài giảng điện tử soạn trênpowerpoint, loa kết nối máy tính

- Tranh ảnh tư liệu về triều đại nhà Trần, về ba lần kháng chiến chốngNguyên – Mông

- Chuẩn bị các phiếu học tập cho học sinh

2 Học sinh:

Chuẩn bị tốt cho buổi học

* Tham khảo lại các kiến thức có liên quan đến bài học

- Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ

X-XV” - Sách giáo khoa Lịch sử 10.

- Bài 14: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

(thế kỉ XIII)” - Sách giáo khoa Lịch sử 7.

- Bài “Tỏ lòng ” - Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1

III CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách tích hợp kiến thức lịch sử kết hợpcác phương pháp đọc sáng tạo, so sánh, gợi tìm; trong khi giảng kết hợp phátvấn, đặt câu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận, phát hiện trọng tâm bài thơ

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1 Ổn định lớp.

2 Kiểm tra bài cũ.

3 Bài mới.

- Nhắc đến Phạm Ngũ Lão, chúng ta liền nhớ đến người anh hùng xuất thân

ở tầng lớp bình dân, ngồi đan sọt mà lo việc nước Về sau, chàng trai làng PhùỦng ấy đã trở thành nhân vật lịch sử, từng có công lớn trong kháng chiến chốngquân Nguyên - Mông, giữ địa vị cao ở đời Trần

- Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn Văn thơ của ông để lại khôngnhiều nhưng đều là những tác phẩm nổi tiếng, hừng hực hào khí Đông A củalịch sử giai đoạn thế kỷ X đến XV

I Tìm hiểu chung.

* Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu về thân thế, sự

nghiệp của Phạm Ngũ Lão

qua câu hỏi: Phần tiểu

dẫn trong SGK cung cấp

cho chúng ta những thông

tin gì về tác giả Phạm Ngũ

* HS đọc phần Tiểudẫn trong SGK và trảlời câu hỏi

1 Tác giả.

- Phạm Ngũ Lão 1320) Người làng PhùỦng, huyện Đường Hào,tỉnh Hưng Yên

(1255 Xuất thân thuộc tầnglớp bình dân, được HưngĐạo Vương tin dùng và

Trang 10

gả con gái nuôi.

- Ông có nhiều công lớntrong cuộc kháng chiếnchống Nguyên - Mông;

có địa vị cao ở đời Trần

- Được ngợi ca là người

“Văn võ toàn tài”

- Tác phẩm: còn lại hai

bài thơ: Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Vãn

Thượng tướng quốc côngHưng Đạo Đại Vương)

* Từ SGK, GV cung cấp

thêm thông tin về hoàn

cảnh ra đời bài thơ để học

sinh hiểu bước đầu về nội

dung tác phẩm

Theo Đại Việt sử ký toàn

thư, năm 1282 quân Nguyên

đòi mượn đường đánh Chiêm

Thành, nhưng thực ra định

xâm lược nước ta Trước tình

hình ấy, vua Trần mở hội nghị

Bình Than bàn kế hoạch đánh

giặc Sau đó, Phạm Ngũ Lão

và một số vị tướng được cử lên

biên ải phía Bắc để trấn giữ

ra đời của tác phẩm

* Học sinh đọc tácphẩm cả phần phiên

âm, dịch nghĩa vàdịch thơ

2 Bài thơ Tỏ lòng.

* Hoàn cảnh ra đời.

Ước đoán bài thơ ra đờitrong không khí quyếtchiến quyết thắng chốnggiặc Nguyên - Mông,song chưa đi đến thắnglợi cuối cùng

* Đọc văn bản.

HS so sánh nguyên vănchữ Hán và bản dịch thơ:

- Hoành sóc: múa giáo.

- Khí thôn ngưu: hai

- Thời gian trị vì?

- Ba lần khángchiến chống quânNguyên - Mông?

* Triều đại nhà Trần

- Triều đại nhà Trần trị

vì nước ta từ năm

1225-1400 qua 12 đời vua

- Là triều đại của nhữngchiến công hiển háchtrong lịch sử chống giặc

Trang 11

Chiến thắng Đông Bộ Đầu

Thoát Hoan chui vào ống đồng …

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288

ngoại xâm, bảo vệ đấtnước, làm nên chiếnthắng vĩ đại trước gótgiày xâm lược của quânMông – Nguyên

+ Năm 1258 khángchiến chống Mông –Nguyên lần thứ nhấtthắng lợi bằng chiếnthắng Đông Bộ Đầu

+ Năm 1285 khángchiến chống Mông –Nguyên lần thứ hai toànthắng bằng những chiếncông: Tây Kết, ChươngDương, Hàm Tử, ThăngLong Tướng giặc là Toa

Đô bị giết, Thoát Hoanphải chui vào ống đồngcho quân lính khiêngchạy qua biên giới

+ Năm 1288 khángchiến chống Mông –Nguyên lần ba toàn thắngbằng trận Bạch Đằng lịchsử

 Trong vòng 30 năm,quân dân Nhà Trần đã balần đánh bại đế quốchùng mạnh Mông -Nguyên, bảo vệ bờ cõi,viết nên trang sử hàohùng trong lịch sử chốnggiặc ngoại xâm, làm nênhào khí Đông A, hào khínhà Trần, là không khíhào hùng của những trậnchiến đấu và chiến thắngquân Mông – Nguyênxâm lược

3 Bố cục

2 phần

- Hai câu đầu: hình

tượng con người và quân

Ngày đăng: 21/11/2019, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w