Xuất phát từnhững lí do mang tính thiết thực đó, trong phạm vi của một sáng kiến, tôi xin đề cập đến đề tài “Một số phương pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ Văn cho học sinh THPT thông q
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT
Trang 2I MỞ ĐẦU 1
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 9
Trang 3Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công
cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện.[1]
Giáo dục là môt lĩnh vực vô cùng rộng lớn bao gồm giáo dục nhân cáchlàm người, làm cho con người chúng ta nhận thức được cái đúng, cái sai, cáithiện, cái ác, cái chính, cái tà để từ đó chúng ta sống một cuộc sống thật sự
có ý nghĩa, hợp với đạo lí làm người, góp phần làm cho cuộc sống xã hộingày càng tốt đẹp hơn Môn Ngữ Văn trong nhà trường chính là một trongnhững bộ môn quan trong để thực hiện và hoàn thành sứ mệnh đó Thếnhưng, một thực trạng đáng lo ngại đó là học sinh hiện nay yêu thích và theođuổi môn Văn rất ít Một phần vì môn Văn là bộ môn duy nhất thi theo hìnhthức tự luận buộc học sinh phải đọc nhiều và phải có kĩ năng diễn đạt Mặtkhác, một số em dù rất thích môn Văn nhưng không phải em nào cũng tiếpthu dễ dàng Học sinh có năng khiếu về môn Văn rất hạn chế Vậy nguyênnhân xuất phát từ đâu? Từ học sinh ? Hay từ đặc thù môn học ? Hay dochính người truyền đạt, chưa thắp được ngọn lửa đam mê, chưa khơi dậyđược ngọn lửa cho tâm các em ?
Ngày nay, phương pháp đổi mới dạy -học văn đã được chú trọngnhằm phát triển hứng thú học văn của học sinh Một trong những mục đíchcủa giờ văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho
Trang 4học sinh Vậy nên, người dạy không chỉ cần nắm được kiến thức trọng tâm,cần nghiên cứu, chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp mà còn phải hiểuđược đặc điểm đặc thù của đối tượng lớp học Bản thân tôi thiết nghĩ, trongcuộc sống cũng như trong dạy học bước khởi đầu của một tiết học sẽ tạo tiền
đề vững chắc, là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tiến trình dạy học được “đầuxuôi đuôi lọt”
Mục đích của hoạt động Khởi động là dẫn vào bài học, nối liền bài cũvới bài mới, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, làm rõ mục đích, tạođược không khí học tập tích cực, sôi nổi ở học sinh Khổng Tử đã từng nói “
Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”[2] Từ nội dung của câu nói và thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và
sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn đểvươn lên trong học tập Có thể nói hoạt động Khởi động có vai trò như trảinệm để dẫn dắt học sinh nhận thức tác phẩm văn học một cách hứng thú, saymê
Hoạt động Khởi động chỉ là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bàidạy, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó vớicác hoạt động còn lại Vậy nên, người dạy không thể bỏ qua Xuất phát từnhững lí do mang tính thiết thực đó, trong phạm vi của một sáng kiến, tôi
xin đề cập đến đề tài “Một số phương pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ Văn cho học sinh THPT thông qua hoạt động Khởi động”
2 Mục đích nghiên cứu Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là đề xuất một số phươngpháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ Văn cho học sinh THPT thông qua hoạtđộng Khởi động Mặt khác , tôi cũng mong thông qua đề tài này sẽ tạo rađược sự tương tác giữa người dạy và người học một cách tích cực, kích thích
Trang 5trí tò mò, thức dậy niềm đam mê học hỏi từ học sinh , tạo được không khísôi nổi cho tiết học ngay từ đầu Từ đó, định hình kiến thức và thu hút họcsinh tích cực tham gia vào các hoạt động tiếp theo.
3 Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu về Hoạt động khởi động và một số phương pháp Khởi động đểtạo hứng thú học tập trong giờ dạy-học môn Ngữ Văn ở trường THPT HậuLộc 3- Huyện Hậu Lộc – Thanh Hoá
4 Phương pháp nghiên cứu :-Phương pháp đối chứng -Phương pháp nghiên cứu tài liệu
-Phương pháp kiểm tra
II PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận :
1.1 Luật Giáo dục Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phùhợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hứng thú có hai nghĩa, đó là “Biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “hứng thú là sự ham thích “ [3].Qua khái niệm trên ta thấy rằng: hứng thú có nghĩa là tâm trạng vui vẻ, thích thú, hào hứng của con người đối với một hoạt động nào đó.
Khi có được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc có hiệu quảhơn, dễ thành công và thành công nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú còn chính là
Trang 6động lực thúc đẩy hoạt động của con người đi sâu vào bản chất của đốitượng nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏicon người phải hoạt động tích cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo
“Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá điều đó”[4]
Vì thế, nếu giáo viên khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinhthì sẽ tạo ra động cơ học tập giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đểđạt kết quả học tập tốt nhất, khi đó các em sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủđộng và tự giác, không bị ép buộc,
Khi hứng thú học tập, trong tiết học các học sinh sẽ:
- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời củabạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra
- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ
rõ ràng
- Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đềmới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học
- Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tình huốngkhó khăn
Khi học sinh hứng thú với bài học, với môn học sẽ tạo không khí thi đuahọc tập sôi nổi, tích cực, say mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đây chính làmột trong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng và chúng tôi tin rằngquá trình dạy học nhất định sẽ đạt được kết quả cao
“Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài năng.”[5]
Trang 7Tóm lại, hứng thú là một phương tiện dạy học có hiệu quả Và
người giữ vai trò quyết định tạo ra hứng thú trong quá trình dạy học không
ai khác chính là người thầy
“Một ông thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đạp búa trên sắt nguội mà thôi”[6]
1.2.Khái niệm Khởi động
Là hoạt động đầu giờ giúp các em hứng thú bước vào tiết học mới hoặcthông qua hoạt động khởi động để ôn lại những kiến thức cũ có liên quanđến nội dung bài học mới
Khởi động còn gọi là Lời mở đầu, là một phương thức dẫn dắt học sinh
một cách có ý thức , có mục đích đi vào tri thức mới, là khâu mở đường , bắtđầu của dạy học trên lớp
Khi có được sự khởi động con người đi sâu vào bản chất của đốitượng nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏicon người phải hoạt động tích cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo
1.2.1.Vai trò của Khởi động
Khởi động trong quá trình dạy học của bất kì phân môn nào, đặc biệt mônNgữ Văn sẽ thức dậy lòng ham muốn đi tìm chân lí và hứng thú học tập củahọc sinh Xét lâu dài, khởi động còn có vai trò bồi dưỡng tinh thần tự giáchọc tập cho học sinh, kích thích trì tò mò và khả năng học hỏi Dạy học làmột quá trình, nó bắt đầu từ khâu thiết kế , biên soạn và lên lớp Trong đóphần Khởi động nếu biên soạn kĩ càng sẽ có vai trò rất lớnđối với mỗi tiếthọc:
-Vai trò mở đường cho tiến trình dạy học-Vai trò khái quát nội dung bài dạy
-Vai trò định hướng học sinh tiếp cận văn bản
Trang 8Tóm lại,hoạt động Khởi động trong dạy - học Văn như khúc dạo đầu củamột bản nhạc Nó sẽ có tác dụng chỉ huy, phát hiệu lệnh và thức dậy niềmđam mê học hỏi,tạo tâm thế thoải mái để hướng đến các hoạt động tiếp theo.
1.2.2.Yêu cầu đối với phương pháp Khởi động
Thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên khi soạn giảngcũng như tiến trình lên lớp người dạy không được “rộng rãi”, và công phu ởbước này Thông thường, người dạy chỉ giành khoảng 5 phút để khởi độngvào bài mới (bằng nhiều cách) Vậy nên, yêu cầu đầu tiên của hoạt độngKhởi động là cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lời gọn ý sâu, lấy ít dẫnnhiều chứ không dài dòng, tùy tiện Nội dung Hoạt động Khởi động cần kháiquát, cô động nhưng phải phong phú Về ngôn ngữ thì cần trong sáng, tinh
tế, súc tích
Thứ hai, tùy vào từng bài dạy mà giáo viên có thể vận dụng và chú ýtừng yêu cầu riêng Trong đó, có những yêu cầu sau mà người dạy cần lưu ý:
- Làm nổi bật tính mũi nhọn của bài dạy
- Làm nổi bật tính quan hệ giữa các phần, giữa nội dung bài học
- Làm nổi bật tính thú vị mang tính nghệ thuật của hoạt động dạy học
- Làm nổi bật tính đơn giản, dẽ hiểu của ngôn ngữ
- Làm nổi bật tính khái quát tập trung, nâng cao gợi ý
Từ đó , có thể thấy Hoạt động Khởi động đòi hỏi người dạy không được máymóc, khô khan mà phải linh động, kết hợp nhiều phương pháp sinh động,nhiều ý tưởng sáng tạo.Qua hoạt động này để tạo cuốn hút cho học sinh ngay
từ đầu tiết học Như vậy, người giáo viên sẽ truyền được cảm hứng , địnhhướng bài học ngay từ những phút đầu tiên
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trang 92.1 Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tiến trình hoạt động theo mô hình
trường học mới Việt Nam bao gồm 5 bước Quy trình này được vận dụngvào mỗi bài học hoặc một chủ đề , cụ thể gồm các hoạt động :
-Hoạt động khởi động: Hoạt động này giúp học sinh huy động những kiếnthức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có lien quan đến bàihọc mới
- Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động này giúp học sinh tìm hiểunội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp chohọc sinh cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề
- Hoạt động luyện tập: Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng nhữngkiến thức vừa tiếp thu được ở hoạt động 2 để giải quyết những nhiệm vụ cụthể , qua đó giúp giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa vànắm ở mức độ nào
- Hoạt động vận dụng: Hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho học sinh vậndụng những kiến thức, kĩ năng,thể nghiệm giá trị đã đượchọc vào trong cuộcsống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng
-Hoạt động tìm tòi mở rộng: Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tụctìm hiểu them để mở rộng kiến thức, nhằm giúp học sinh hiểu rằng ngoàikiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục họchỏi, khám phá
Trong các hoạt động đó, có thể thấy hoạt động Khởi động là hoạt động đầutiên tạo tâm thế và góp phần nâng cao hiệu quả giờ học
2.2.Trong quá trình lên lớp, mỗi giáo viên đều chuẩn bị kĩ lưỡng công phu
cho bài soạn, giáo án đã chuẩn bị kĩ lưỡng ,thiết kế các khâu lên lớp đã khoahọc nhưng vẫn băn khoăn làm sao gây cuốn hút cho tiết dạy ngay từ khibước vào bài giảng lại là vấn đề gian nan không phải giờ học nào cũng thành
Trang 10công được Thông thường, trong tiết dạy truyền thống, phần Khởi độngchính là phần kiểm tra bài cũ Giáo viên gọi 01 đến 02 học sinh lên bảngtrong khoảng thời gian 5 phút, trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức bài họctrước,sau đó, giáo viên dẫn vào bài mới Tôi đã từng rất nhiều lần dự giờthăm lớp của đồng nghiệp, bản thân tôi thấy làm như thế rất nhàm chán, hiệuquả không cao bởi chỉ kiểm tra được số ít học sinh lên bảng (khoảng 2,3 họcsinh ).Số học sinh ở dưới lớp không tập trung , thậm chí có những em chưahọc bài cũ cứ cuối gằm mặt xuống vì sợ bị gọi lên bảng Có những học sinh
đã học thuộc bài cũ nhưng khi giáo viên gọi lên bảng, do tâm lí căng thẳng,chịu áp lực của điểm số nên lại quên mất không trả lời được Thực tế đó làmcho không khí lớp học nặng nề, sự hứng thú trong học tập dường như bị ngủquên
2.3 Trường THPT Hậu lộc 3 thuộc sáu xã vùng đồi của Huyện nhà, chất
lượng đầu vào nhìn chung khá thấp so với mặt bằng chung của các trườngtrong Huyện Hậu Lộc Vì vậy khi học các môn trong nhà trường, các em đã
cố gắng song việc lĩnh hội còn nhiều hạn chế Với riêng bộ môn Ngữ văn,
do đặc thù đó là môn học nghệ thuật, môn học mà chất liệu là ngôn từ vớinhững hàm nghĩa sâu xa nên việc tiếp nhận môn học này lại càng khó khănhơn
Bản thân là giáo viên dạy Văn, tôi luôn trăn trở làm sao cho học sinh củamình luôn yêu thích môn Ngữ văn, làm sao để chất lượng học tập môn Ngữvăn của học sinh được cải thiện hơn và làm sao học sinh tự bộc lộ mình , nóilên được những suy nghĩ trước tập thể và trong những trang viết củamình và làm sao trong mỗi tiết giảng luôn để lại cho học sinh những ấntượng khó quên, bởi chính học sinh là người đã tìm tòi, khám phá ra nhữngcái hay, cái đẹp của giá trị tác phẩm văn chương.Và cũng từ sau mỗi tiết học
Trang 11đó, học sinh đặt câu hỏi ngược trở lại cho giáo viên Vì sao?Tại sao? thiếtnghĩ đó tiết học thành công.
3 Phương pháp pháp cụ thể:
Người Việt Nam chúng ta quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, mốc khởiđầu làm nền tảng vô cùng quan trọng cho những việc tiếp theo Tiến trìnhlên lớp gồm 5 hoạt động, tôi chọn hoạt động Khởi động để nâng cao hiệuquả giờ dạy cũng là có nguyên do của vấn đề từ quan niệm đó Với tư cách
là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn, rút kinh nghiệm từ thực
tế giảng dạy tôi xin đề xuất một số phương pháp tạo hứng thú trong giờdạy- học Ngữ Văn THPT thông qua hoạt động Khởi động như sau:
3.1 Thi tìm các câu danh ngôn.
a Khái niệm
Danh ngôn là chỉ những lời răn dạy và những câu triết lí hàm nghĩasâu sắc, có tác dụng răn dạy, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộcsống Có danh ngôn là lời nói, lời răn của danh nhân như: “Học, học nữa,học mãi” (Lê – nin); “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồnkhó chữa” (M đơ Mông – te – nhơ); “Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnhphúc cho người khác” (F.Sile); “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cáchnúi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học)…Cũng có danhngôn là thành ngữ, tục ngữ như “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Chuột sa chĩnhgạo”, “Ăn cây nào rào cây ấy”, “Đũa mốc đòi chòi mâm son”, “Ở hiền gặplành”, “Uống nước nhớ nguồn”,…
Sưu tầm danh ngôn để vận dụng vào hoạt động Khởi động khi dạyhọc trên lớp có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo sự mới mẻ, khác
lạ, kích thích và nâng cao hứng thú học tập ở học sinh đồng thời rèn kĩ năng
Trang 12đọc sưu tầm tài liệu, bồi dưỡng lối sống, nhân cách , mở rộng vốn kiến thứccho học sinh.
b Ví dụ
Ví dụ
Tiết 19: Tấm Cám (truyện cổ tích) [trang 65, Ngữ Văn 10 - tập 1]
- GV: Trong quan niệm của dân gian, khi một người làm một việc nào đóxấu hoặc ác thường để lại hậu quả khôn lường Chúng ta thường nghe nhắctới hậu quả đó bằng những câu châm ngôn mang đậm tính triết lí Hãy tìmnhững câu châm ngôn đó và cho biết nó được đúc kết qua những tác phẩmVăn học dân gian nào ?
- HS: Thi tìm giữa các tổ Tổ nào tìm được nhiều tổ đó chiến thắng Trên cơ
sở đó giáo viên thưởng bằng điểm số để lấy điểm miệng hoặc tràng pháotay
( HS có thể dẽ dàng tìm được những câu như : “ác giả ác báo – gieo gió gặtbão”, hoặc “ở hiền gặp lành”, “Đời cha ăn mặn đời con khát nước “,’Ai làmngười nấy chịu “, “Sống tham , chết thối “,”Có phúc có phận “…
- HS: Thạch Sanh, Tấm Cám ạ!
- GV: Đúng rồi Trong truyện Tấm Cám sự chiến thắng trọn vẹn của cáiTHIỆN đã chứng minh cho quy luật “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành” củadân gian Muốn hiểu tình tiết của câu chuyện như thế nào – chúng ta cùng
đi vào bài học
=> Hoạt động Khởi động nếu giáo viên vận dụng sưu tầm những câu danh
ngôn, có thể phát huy được những khả năng không ngờ, kích thích trí tưởngtượng của học sinh , bồi dưỡng lối sống cao đẹp, nhân hậu – và như thếngười dạy vừa truyền đạt được kiến thức, vừa rèn luyện khả năng tiếp thu ởcác em
Trang 133.2 Kết hợp thực tế
a Khái niệm
Kết hợp thực tế có nghĩa là kết hợp giữa thực tế học tập – cuộc sống –
xã hội Kết hợp thực tế sẽ giúp cho hoạt động dạy học thân thiết hơn, gần gũi
và khoáng đạt hơn Dùng phương pháp này chỉ là cái “cớ” để dẫn vào bàihọc, vừa làm phong phú nội dung dạy học, vừa phát huy tính tích cực ở họcsinh và tính chỉ dẫn của người dạy
b Ví dụ
Ví dụ 1:
Tiết 36.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt [trang 113, Ngữ Văn 10 - tập 1]
- GV: (có thể lấy dẫn chứng từ thực tế để hỏi học sinh) Quá trình giao tiếpgiữa bạn bè trong giờ ra chơi, hoạt động dạy học trong nhà trường, hoạtđộng mua bán ngoài chợ,… theo các em thuộc ngôn ngữ gì?
- HS: Ngôn ngữ sinh hoạt ạ!
- GV: Đúng rồi Những quá trình giao tiếp đó thuộc ngôn ngữ sinh hoạt Vậyngôn ngữ sinh hoạt có những đặc điểm gì? Chúng ta cùng nhau đi vào tìmhiểu nội dung bài học
- GV: (Sau khi học sinh đã phát hiện và sửa lỗi) Chúng ta đều biết cùng vớiquốc kỳ, quốc ca thì ngôn ngữ tiếng Việt đã trở thành một biểu tượng của sựthống nhất độc lập của quốc gia đó Nên việc nói đúng viết chuẩn tiếng Việt
Trang 14cũng là một biểu hiện của thái độ tự tôn, ý thức bảo vệ tài sản quốc gia dântộc Vậy làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Chúng tacùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học.
- HS: Có ạ! HS có thể minh chứng cụ thể theo bốn địa bàn khu dân cư
- GV: Đúng vậy Thực trạng đau lòng đó đã được Nguyễn Minh Châu khámphá trong bình diện của nền văn học mới – bình diện đạo đức thế sự thông
qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
=>Do yêu cầu về mặt thời gian của phương pháp Khởi động phải ngắngọn, giản dị dễ hiểu nhưng phải đầy đủ mang tính thuyết phục cao, tránh dàidòng làm phân tán sự chú ý của học sinh Mẫu dạy này hết sức hiệu quả vềđiều đó Chỉ trong thời gian ngắn, giáo viên đã đặt học sinh vào tình thế
“phán – xử”, vừa là người thách thức, vừa lấy chính mình để đi tìm câu trảlời
3.3 Sử dụng máy chiếu để nhìn hình – gọi tên
a Khái niệm.
Sử dụng máy chiếu là một loại dạy học trực quan so với sử sụng tranhảnh minh họa, băng ghi hình,… Dù hình thức có khác nhau nhưng đều đemlại hiệu quả tích cực trong dạy học Sử dụng máy chiếu có phạm vi tương
Trang 15đối rộng Tiêu đề, các mục đề, tóm tắt nội dung, từ vựng, hình tượng trongbài, hiệu ứng,… đều có thể chiếu Sử dụng máy chiếu so với việc dạy họctruyền thống sẽ tiết kiệm thời gian, sức lực và học tập có phần hiệu quảnhanh gọn, khoa học hơn.
+ Công bố thể thức thi giữa các tổ : Sau mỗi hình là một bức tranh , lớp chiathành 3 tổ, mỗi tổ cử đại diện chọn số thứ tự bức tranh , hình ảnh hiện ra và
tổ đó gọi đúng tên Nếu tổ đó sai nhường quyền cho tổ còn lại + Thư kí công bố kết quả , cả lớp tuyên dương bằng tràng pháo tay hoặcgiáo viên có thể lấy thưởng điểm cho tổ xuất sắc đó vào điểm miệng
- HS các tổ lần lượt gọi tên hình ảnh,nêu được mối liên hệ giữa các bức hìnhđều là những thắng cảnh đẹp điểm tô của đất nước
- Gv : Những cuộc đời đã hoá núi sông ta để tạo nên danh thắng nổitiếng.Vậy ai tạo ra ? Đó chính Nhân dân và cũng chính là thông điệp tác giảNguyễn Khoa Điềm gửi gắm qua chương V này
Ví dụ 2:
Tiết 33 Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân [trang 107, Ngữ Văn 11-tập 1]
- GV: Sử dụng 3 bức ảnh chiếu: 1 Chữ thư pháp, 2 Hình ông đồ ngồi viếtthư pháp, 3 Hình Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang cho chữ.Chiếu bức ảnh thứ nhất: Các em có biết đây là loại chữ gì không?