1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2019

23 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 525,45 KB

Nội dung

Với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, kéo theo ô nhiễm môi trường do chất thải ngày càng gia tăng. Vì vậy, áp dụng các công cụ phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, trong đó có KTCT đang là một yêu cầu cấp thiết.Nếu thực hiện kiểm toán chất thải tốt thì không chỉ giảm thiểu việc phát sinh chất thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, nước, giảm sự lãng phí tài nguyên, đem lại giá trị kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt, thực hiện kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế biến đổi khí hậu hiện là vấn đề nóng trên thế giới.Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) là một trong những trường đại học lớn với số lượng sinh viên theo học tại trường khoảng 23.000 sinh viên trong và ngoài nước. Nhà trường đã xây dựng tổng số 10 KTX để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và học tập của sinh viên tại trường. Số lượng sinh viên nội trú khoảng 3500 4500 sinh viên, do đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn. Hiện nay tại khu ký túc xá chưa thực hiện việc phân loại rác để tăng khả năng tái chế, tái sử dụng rác, giảm yêu cầu xử lý rác; đồng thời xuất hiện tình trạng khu vực tập kết rác quá gần khu vực ký túc xá gây ảnh hưởng đến mỹ quan và sức khỏe sinh viên như bãi rác KTX B2, C2. Xuất phát từ thực tế trên cần có các giải pháp nhằm khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực ký túc xá. Do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Kiểm toán rác thải khu ký túc xá sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam”.1.2 MỤC TIÊUMục tiêu chungTìm hiểu hoạt động Kiểm toán chất thải rắn sinh hoạtMục tiêu cụ thểKiểm toán rác thải khu ký túc xá sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam Xác định tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá VNUA. Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá VNUA. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá VNUA.

Trang 1

KIỂM TOÁN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Giảng viên: Ths Cao Trường Sơn

PHẦN I – MỞ ĐẦU

1

Trang 2

1.1 TÍNH CẤP THIẾT

Với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, kéo theo ô nhiễm môi trường do chất thải ngày càng gia tăng Vì vậy, áp dụng các công cụ phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, trong đó có KTCT đang là một yêu cầu cấp thiết

Nếu thực hiện kiểm toán chất thải tốt thì không chỉ giảm thiểu việc phát sinh chất thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, nước, giảm sự lãng phí tài nguyên, đem lại giá trị kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh cho

doanh nghiệp Đặc biệt, thực hiện kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt còn góp phần giảm phát thải

khí nhà kính, hạn chế biến đổi khí hậu hiện là vấn đề nóng trên thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) là một trong những trường đại học lớn với số lượng sinh viên theo học tại trường khoảng 23.000 sinh viên trong và ngoài nước Nhà trường đãxây dựng tổng số 10 KTX để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và học tập của sinh viên tại trường

Số lượng sinh viên nội trú khoảng 3500- 4500 sinh viên, do đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn Hiện nay tại khu ký túc xá chưa thực hiện việc phân loại rác để tăng khả năng tái chế, tái sử dụng rác, giảm yêu cầu xử lý rác; đồng thời xuất hiện tình trạng khu vực tập kết rác quá gần khu vực ký túc xá gây ảnh hưởng đến mỹ quan và sức khỏe sinh viên như bãi rác KTX B2, C2 Xuất phát từ thực tế trên cần có các giải pháp nhằm khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực ký túc xá Do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Kiểm toán rác thải khu ký túc xá sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam”

1.2 MỤC TIÊU

Mục tiêu chung

Tìm hiểu hoạt động Kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt

Mục tiêu cụ thể

Kiểm toán rác thải khu ký túc xá sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam

- Xác định tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá VNUA

- Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá VNUA

- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xáVNUA

Trang 3

PHẦN II – NỘI DUNG2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN CHẤT THẢI

2.1.1 Khái niệm

Kiểm toán chất thải là việc quan sát, đo đạc, ghi chép các số liệu, thu thập và phân tích các

mẫu chất thải, nhằm ngăn ngừa việc phát sinh ra chất thải, giảm thiểu và quay vòng chất thải

2.1.2 Mục tiêu

 Xác định chi tiết các loại chất thải phát sinh về: nguồn, nguyên nhân, khối lượng, tính chất, cách quản lý

 Đề ra các biện pháp giảm thiểu và tái sử dụng chất thải

2.1.3 Quy trình kiểm toán chất thải

Quy trình kiểm toán chất thải trải qua 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền đánh giá (gồm khâu lập kế hoạch và các hoạt động trước

kiểm toán), công việc chính:

 Chuẩn bị các điều kiện ban đầu

 Xem xét quy trình và đặc điểm sản xuất

 Xác định các yếu tố đầu vào

1.1 Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán

* Sự chấp thuận của lãnh đạo cơ sở sản xuất: Hiện nay KTCT không phải là bắt buộc, mà

nó được thực hiện bởi chính cơ sở sản xuất Chỉ khi được sự chấp thuận của lãnh đạo cơ sở sx thìcuộc KTCT mới được tiến hành KTCT được thực hiện xuất phát từ nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ BVMT của nhà máy KTCT không chỉ giúp BVMT mà còn giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất

* Chuẩn bị các mục tiêu cụ thể cho KTCT: Cần phải xác định rõ ràng các mục tiêu cho

cuộc KTCT KTCT có thể tiến hành trong toàn bộ quá trình sản xuất hoặc chọn lọc một công đoạn sản xuất nhất định Trọng tâm của cuộc KTCT phụ thuộc vào các mục tiêu đã đề ra

* Thành lập nhóm kiểm toán: Để tiến hành cuộc kiểm toán thì đội kiểm toán cần được

thành lập Thành viên nhóm KT phụ thuộc vào quy mô của cuộc KT Thông thường đội KT ít nhất phải có 3 người: 1 cán bộ kỹ thuật, 1 nhân viên sản xuất, 1 cán bộ môi trường liên quan đến vấn đề KT ( nên có một kiểm toán viên nội bộ)

3

Trang 4

* Chuẩn bị các tài liệu liên quan: Bản đồ vị trí địa lý của cơ sở sản xuất, sơ đồ mặt bằng

của nhà máy, sơ đồ dây chuyền công nghệ, sơ đồ hệ thống cấp thoát nước, danh mục các trang thiết bị của nhà máy, sổ ghi chép, kết quả quan trắc môi trường và những ý kiến đánh giá, hiện trạng sức khoẻ của công nhân và dân cư xung quanh, các nguồn thải của các cơ sở sản xuất bên cạnh và báo cáo ĐTM của nhà máy nếu đã thực hiện

1.2 Xem xét đặc điểm và quy trình sản xuất

Để lập được QTSX cần phải căn cứ vào các tài liệu sản xuất, kết hợp với quan sát thực tế Trong trường hợp KTCT chỉ diễn ra tại một giai đoạn sản xuất vẫn cần thiết phải thiết lập QTSX.Chú ý tới các loại chất thải & các công đoạn sản xuất kém hiệu quả từ đó tìm cách khắc phục

1.3 Xác định các yếu tố đầu vào

Bao gồm: nhiên liệu thô, hóa chất, nhiên liệu, nước…

Giai đoạn 2: Xác định và đánh giá các nguồn thải

2.1 Xác định các nguồn thải (xác định các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất)

Mục đích là để tính toán cân bằng vật chất cho quá trình sản xuất

Việc xác định các sản phẩm chính, phụ nhằm để đánh giá hiệu quả sản xuất, Việc lượng hóa các SP chính sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc lượng hóa các SP phụ Bên cạnh các SP thì chất thải là yếu tố đầu ra vô cùng quan trọng, gồm: CTR, chất thải lỏng, khí thải, các loại chất thải khác

2.2 Đánh giá nguồn thải

Việc đánh giá các nguồn thải thực chất là quá trình thiết lập cân bằng vật chất cho toàn bộ

quy trình sản xuất của nhà máy: Tổng đầu vào = Tổng đầu ra

Thông thường các yếu tố đầu vào thường dễ xác định hơn các yếu tố đầu ra Khi xác định các yếu tố đầu ra thì việc xác định các nguồn thải là vô cùng quan trọng Chất thải có thể phân loại theo: nguồn gốc, bản chất, tác động hay điều kiện xả thải Điều quan trọng nhất của KTCT làgỉam nguồn thải phát sinh và tăng cường sử dụng chất thải

Giai đoạn 3: Xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu

3.1 Nội dung của xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu:

Cần phải xem xét kỹ tất cả các nguyên nhân phát sinh chất thải để xây dựng được môt kế hoạch giảm thiểu chất thải hiệu quả Tính khả thi của phương án giảm thiểu phụ thuộc lớn vào

Trang 5

trình độ chuyên môn & kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia Khi thiết lập kế hoạch hành động cần tham khảo ý kiến của:

 Các chuyên gia tư vấn kỹ thuật môi trường

 Các nhà chế tạo và cung cấp thiết bị

 Hệ thống giảm thiểu chất thải của các nhà máy tương tự

3.2 Đánh giá phương án giảm thiểu trên hai khiá cạnh: kinh tế và môi trường.

3.3 Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm thiểu

 Đề xuất biện pháp giảm thiểu/xử lý chất thải

 Sắp xếp các phương án theo thứ tự ưu tiên (dễ thực hiện, chi phí thấp, hiệu quả nhanh)

 Lập kế hoạch chi tiết cho các phương án khó thực hiện và chi phí cao

 Giảm thiểu chất thải, giảm được chi phí xử lý nước thải, khí thải, chất thải nguy hại

Giấy thông hành cho doanh nghiệp ra thị trường đối với các sản phẩm xanh

2.2 HIỆN TRẠNG

2.2.1 Áp dụng Kiểm toán chất thải ở một số nước trên thế giới

5

Trang 6

Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng về KTCT Quy trình KTCT đối với từng ngành đã được lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã được xuất bản.

Ở Úc, KTCT trong các ngành công nghiệp đã được giới thiệu như là một công cụ hỗ trợ

cho việc quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác như sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm Cục Các ngành công nghiệp cơ bản, Công viên, Nước và Môi trường của bang Tasmania, Ôxtrâylia đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng KTCT, với các nội dung như xác định các nguồn thải, số lượng và các loại chất thải được tạo ra; Xác định nguyên nhân làm gia tăng chất thải; Thiết lập các mục tiêu/giải pháp và thứ tự ưu tiên cho việc giảm phát sinh chấtthải Một số ngành công nghiệp đặc thù gây tổn hại tới môi trường như khai thác mỏ đã được Cục Bảo vệ môi trường Úc ban hành quy chế năm 1995, trong đó bao gồm quy định về KTCT vànộp báo cáo kiểm toán hàng năm

Bỉ, là thành viên của Cộng đồng châu Âu (EU) nên phải tuân theo những quy định về môi

trường do EU ban hành, trong đó có Quy trình kiếm toán quản lý sinh thải (EMAS), năm 2001 Đến năm 2004 đã có 150 doanh nghiệp ở các tỉnh thuộc vùng Flanders của Bỉ tham gia thực hiệnEMAS và sau đó là 22 doanh nghiệp khác Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp tự nguyện áp dụng các quy trình này không chỉ với mục đích nhằm đạt được các chứng chỉ môi trường Một trong những công ty đầu tiên của Bỉ thực hiện KTCT là Công ty Shred it Belgium Công ty này, năm

2007, đã tái chế 1.650 tấn chất thải và thực hiện tính toán "Dấu chân các-bon", làm giảm lượng

cacbon từ hoạt động vận tải, trở thành Công ty đầu tiên của Bỉ đạt C02 trung tính

Tại Canada, theo quy định Ontario 102/94 của Bộ Môi trường và Năng lượng, các cơ sở

sản xuất bắt buộc thực hiện KTCT Quy định này nêu rõ, các cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở sản xuất, các tòa nhà công sở, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh phải thựchiện chương trình giảm thiểu chất thải, bao gồm 4 bước trong đó có thực hiện KTCT Thời gian một báo cáo KTCT phải được lưu trữ dưới dạng file ít nhất 5 năm và phải chỉ ra được loại vật liệu hoặc sản phẩm nào được doanh nghiệp sử dụng là vật liệu hoặc sản phẩm tái chế Bên cạnh

đó, Canada rất chú trọng tới việc xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp như là một thông tin đầu vào để thực hiện kiểm toán, từ đó đề xuất các khâu giảm thiểu chất thải cũng như nguyên liệu sản xuất

Ở Ấn Độ, khái niệm KTMT trong ngành công nghiệp chính thức được giới thiệu từ tháng

3/1992 với mục đích chung là giảm sự lãng phí tài nguyên và thúc đẩy sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu phát thải Bộ Môi trường và Rừng đã ban hành thông tư số GSR 329(E) vào tháng 3/1992, đưa ra yêu cầu bắt buộc nộp Báo cáo KTMT hàng năm đối với các cơ sở công

Trang 7

nghiệp, trong đó phải thể hiện các thông tin về quản lý từng nguồn thải Để thúc đẩy hoạt động KTMT, Ban Kiểm soát ô nhiễm quốc gia (CPCB) đã tổ chức tập huấn, đào tạo, thực hiện các mô hình trình diễn và xây dựng hướng dẫn KTMT cho các ngành công nghiệp ô nhiễm cao như thuốc bảo vệ thực vật, giấy và bột giấy, đồ uống, dệt nhuộm.

Ở Singapore, KTCT được cụ thể hóa như là một chiến lược tối thiểu hóa phát sinh chất

thải, bao gồm 8 bước: Cam kết của lãnh đạo; Lựa chọn nhóm/bộ phận làm việc về tối thiểu hóa phát sinh chất thải; Thực hiện kiểm toán chất thải; Xác định chi phí của việc giảm phát sinh chất thải; Phát triển, xây dựng các phương án giảm thiểu chất thải; Đánh giá khả năng tiết kiệm và sắp xếp ưu tiên các lựa chọn/giải pháp; Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải; Thực thi và cải tiến kế hoạch

2.2.2 Tình hình nghiên cứu và áp dụng kiểm toán chất thải ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, KTMT và KTCT đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học và cao đẳng trong cả nước, song chưa nhiều và mới chỉ dừng ở các vấn đề tổng quát mà chưa

đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể Việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng mới dừng ở một vài dự án thí điểm như "Kiểm soát ô nhiễm môi trường" của UNDP năm 1995 ở một số nhà máy tại Việt Trì và Biên Hòa; đề tài "Điều tra, đánh giá đề xuất việc KTCT công nghiệp tại 5 khucông nghiệp, khu chế xuất" của Cục Bảo vệ môi trường năm 2005; đề tài "Nghiên cứu áp dụng KTCT trong công nghiệp quốc phòng" của Trung tâm Khoa học, Kỳ thuật và Công nghệ Quân

sự (Bộ Quốc phòng) năm 2004; đề tài "KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một

số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm" của Viện Khoa học Công nghệ Môi trường -Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2005; Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về KTCT cho Nhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và Công ty TNHH Thuộc da Đông Hải do Tổng cục Môi trường thực hiện năm 2008

Nguyên nhân của tình trạng số lượng doanh nghiệp áp dụng KTCT cũng như sản xuất sạchhơn (ISO 14000) còn thấp là do Nhà nước chưa có những chính sách cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện Ngoài ra, nhận thức và hiểu biết về KTCT vàcác lợi ích mà nó mang lại cũng chưa cao Các quy trình KTCT chưa được nghiên cứu, xây dựngcho các ngành công nghiệp như ở một số nước trên thế giới Các sổ tay hướng dẫn kỳ thuật về KTCT chưa được ban hành và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp Bên cạnh đó, ở nước ta cũng chưa có các nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng KTCT trong quản lý môi trường

7

Trang 8

2.3 KIỂM TOÁN RÁC THẢI KHU KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN HỌC VIỆN NÔNG

NGHIỆP VIỆT NAM

2.3.1 Địa điểm nghiên cứu

Vị trí địa lý: Nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung

tâm thủ đô Hà Nội 13km về phía Đông và cách quốc lộ 5 về phía Nam 1,5km

Đặc điểm về khí hậu:

(Theo số liệu khí tượng của trạm khí tượng trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, trạm HUA- JICA- 2009)

Lượng mưa: đạt 788mm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 đạt 130,5 mm, tháng

thấp nhất là tháng 11 Nhìn chung lượng mưa ở mức trung bình, một số tháng lượng mưa cao kết hợp với khả năng tiêu thoát nước kém dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ, cụ thể

ở một số ký túc xá như B3, A2, A3 vào những đợt mưa to các mương rãnh thường bị ngập úng tràn rác mang theo nhiều chất bẩn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

và sức khoẻ của sinh viên nội trú

Nhiệt độ không khí cao nhất vào tháng 6 ( 33,9 0 C), thấp nhất vào tháng 1 ( 12,4 0C)

Tháng 7 nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất ( 29,6 0C) và giảm dần đến tháng 12 Điều kiện nhiệt độ này gây ảnh hưởng lượng bốc hơi nước và độ ẩm, VSV trong không khí Từ

đó tạo điều kiện lây lan ( nếu có) các dịch bệnh trong không khí như cúm, zona thần kinh…

Tổng số giờ nắng trong năm tương đối cao ( 1213,8 giờ) làm tăng sinh khối của thực vật

thuỷ sinh, đó là nguồn cung cấp khá nhiều oxy trong nước, nhưng cũng đồng thời xác củachúng làm hàm lượng chất hữu cơ trong nước gia tăng cùng với quá trình phân huỷ làm tính chất nước thải bị xấu đi

Tổng số ký túc xá: có 9 ký túc xá A1, A2, A3, B2, B3, B4, C2, C3, KTX lưu học sinh

đáp ứng nhu cầu nhà ở của khoảng 4480 sinh viên của trường Quy mô và đặc điểm của từng ký túc xá khác nhau và được tóm tắt theo bảng sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp quy mô và đặc điểm của các KTX

Trang 9

8 C3* Nữ 81 8 648

Ghi chú: KTX A2 và KTX C3 trong quá trình kiểm toán đang thi công nên không tiến hành kiểm toán Số liệu về số phòng và số người trong một phòng của 2 KTX trên được điều tra từ các cán bộ quản lý ký túc.

Các KTX của Học viện Nông nghiệp Việt Nam hầu hết được xây dựng khép kín, khangtrang sạch sẽ, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của các sinh viên nội trú Chỉ riêng KTX A3 khôngđược xây dựng khép kín KTX A3 được xây dựng cùng với thời gian thành lập trường, thời gian

sử dụng đã lâu nên nhìn chung cơ sở hạ tầng của KTX không còn đáp ứng được nữa, xuống cấpnghiêm trọng, một số phòng bị dột, nước rò rỉ từ tầng trên xuống, tường và trần bị rạng nứt, bonglớp vữa ở ngoài, nhiều phòng bỏ trống Nhà vệ sinh tập trung và quá tải do trung bình 4 phòng/ 1nhà vệ sinh Ngoài các KTX dành cho sinh viên trong nước, trường còn có KTX lưu học sinhđược xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của các sinh viên nước ngoài đến từ các nước khác nhaunhư Lào, Campuchia, Môdămbich, Úc, Pháp nhưng chủ yếu là sinh viên Lào

2.3.2 Tổng quan hoạt động quản lý rác của khu KTX

Trung tâm dịch vụ Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với công ty môi trường đô thị Gia Lâm trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác của KTX Hiện nay tất cả các ký túc xá không tiến hành phân loại rác, các rác thải ra được gom lại và mỗi ngày được đổ ra thùng rác chung đặt ở trước cửa từng ký túc Riêng KTX C2 rác thải được thu gom bằng hệ thống đường ống đứng Các ống đứng thải rác có tiết diện chữ nhật, xây bằng gạch và có vị trí tại 3 góc của toà nhà Mỗi KTX có 1 nhân viên quét giọn hành lang và vận chuyển rác đến chỗ tập kết rác ở cổng C2 với tần suất 1lần/ngày, thời gian vận chuyển rác là vào buổi sáng, lúc khoảng 8h sáng Rác tập kết sẽ được vận chuyển ra bãi rác Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội để xử lý

Các sinh viên nội trú không phải đóng phí thu gom rác Ý thức vứt rác đúng nơi quy định của các sinh viên đa số là tốt, ban quản lý ký túc cũng rất quan tâm đến vấn đề này, mỗi phòng được cấp miễn phí chổi, sọt đựng rác và gầu hót rác; bên cạnh đó thường xuyên nhắc nhở các sinh viên trong vấn đề vệ sinh nơi ở và vứt rác đúng nơi quy định

9

Đội vệ sinh

Tổ Môi trường

Xí nghiệp Môi trường đô

Học viện

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Tổ vệ sinh

Trang 10

Hình 1: Sơ đồ hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam

(VNUA)

2.3.3 Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá

Bảng 2 : Tổng hợp kết quả kiểm toán Hạn

g

mục

KTX

Tổng lượng rác

thu gom

(kg/ tuần)

Tổng số phòng thu rác ( phòng)

Lượng rác bình quân theo phòng (kg/ phòng/

ngày)

Số sinh viên trong 1 phòng (sinh viên)

Bình quân rác theo đầu người ( kg/ người/

ngày)

Giới tính

Bãi rác Kiêu Kỵ

Trang 11

Khối lượng rác thu được bình quân phòng của KTX B2 là lớn nhất (1,75kg/ phòng/ ngày)

và KTX lưu học sinh là ít nhất (0,21 kg/ phòng/ ngày) KTX B4 thải trung bình 0,51 kg/ phòng/ngày, KTX A3 thải trung bình 0,56 kg/ phòng/ ngày, không lớn hơn B4 là mấy Điều này có thểgiải thích là do trong quá trình điều tra tôi phát hiện ra mặc dù đã có nội quy cấm nấu ăn trong kýtúc nhưng các sinh viên nội trú vẫn nấu trộm hầu hết là các sinh viên nữ, điển hình là tại KTX B2.KTX lưu học sinh là KTX duy nhất của trường được phép nấu ăn nhưng chỉ có 2 sinh viên/ phòngnên lượng rác thải trung bình của 1 phòng trong một ngày là không lớn KTX A3 và B4 là KTX nam,các sinh viên nam thường ăn cơm ngoài quán, rất ít khi mang về phòng ăn và hầu như không có hiệntượng nấu trộm cơm trong ký túc nên lượng rác thải ra trong phòng trong một ngày ít hơn

Nếu so sánh khối lượng rác thải bình quân đầu người của các KTX thì KTX B2 là KTX

có khối lượng rác thải bình quân đầu người lớn nhất (0,14 kg/ người/ ngày) và nhỏ nhất là KTXB4 (0,04 kg/ người/ ngày) KTX A3 có khối lượng rác thải bình quân đầu người là 0,05 kg/người/ ngày, không chênh lệch nhiều so với KTX B4 Như đã nói ở trên, KTX B2 là KTX đượcphát hiện là KTX có số phòng sinh viên nấu trộm cơm nhiều nên lượng rác bình quân đầu ngườicũng từ đó mà cao theo KTX A3 và B4 là hai KTX nam, các sinh viên nam có thói quen ăn cơmngoài quán, rất hiếm khi mua cơm mang về phòng ăn và hầu như không có hiện tượng nấu trộmcơm như KTX nữ nên lượng rác thải bình quân đầu người thấp hơn

Theo Báo cáo diễn biến hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2004, khối lượng CTR đô thịbình quân đầu người 0,9- 1,2 kg/ người/ ngày, 0,5- 0,65 kg/ người/ ngày ở các đô thị nhỏ Nhưngđến năm 2008, khối lượng CTR bình quân đầu người tăng lên thành 1,45 kg/ người/ ngày ở các

đô thị và ở nông thôn là 0,4 kg/ người/ ngày (Theo Báo cáo diễn biến hiện trạng môi trường Việt Nam) Nếu so sánh với khối lượng rác thải bình quân đầu người toàn quốc thì bình quân đầu

người của các KTX và tính chung cho toàn KTX là 0,086 kg/ người/ ngày thấp hơn rất nhiều lần.Nguyên nhân là các sinh viên nội trú không được phép nấu ăn, các sinh viên thường ăn cơm ởngoài quán nên dù có nấu ăn trộm thì lượng rác thải thải ra ít hơn Mặt khác, do đặc thù là sinhviên nên không có nhiều điều kiện kinh tế nên nhu cầu sinh hoạt ít hơn nên lượng rác thải ra íthơn Ta có thể so sánh lượng rác thải bình quân đầu người của các KTX với bình quân đầu ngườitoàn quốc qua bảng sau:

Bảng 3: Bảng so sánh lượng rác thải bình quân đầu người của các KTX với bình quân đầu

người toàn quốc

KTX Bình quân đầu người toàn KTX

Ngày đăng: 21/11/2019, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w