Bài tiểu luận về Các nguyên nhân gian lận trong thi cử của sinh viên HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. Tiêu cực trong thi cử đã trở thành “vấn nạn” và gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến xã hội. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay đã dẫn đến người học không còn động lực để học, bởi có người không cần học, bằng cách tiêu cực vẫn có được kết quả như ý muốn. Còn đối với người dạy là thầy, cô giáo cũng tham gia vào hoạt động tiêu cực này dần dần bị suy thoái đạo đức, mất động lực để phấn đấu tự rèn luyện, tự học tập để sử dụng phương pháp dạy thật tốt. Hậu quả tất yếu là môi trường giáo dục bị “thương mại hóa” chất lượng dạy và học bị giảm sút một cách trầm trọng. Gian lận trong thi cử đã trở thành vấn đề bức xúc, xã hội đang đòi hỏi ngành giáo dục phải có giải pháp khắc phục quyết liệtTình trạng quay cóp của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đang là một trong những vấn đề mà Nhà trường rất quan tâm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Giải pháp nào có thể giúp giảm thiểu hiện tượng quay cóp của sinh viên? Với những lý do trên, chúng tôi – sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên để trên cơ sở đó xác định những giải pháp nhằm hạn chế tối đa hiện tượng này, góp phần vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên chính xác, công bằng, đồng thời tạo cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trang 1TIỂU LUẬN
CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG
QUAY CÓP CỦA SINH VIÊN
Trang 2Hà Nội - 2017
Trang 4NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
• Điểm của Tiểu luận:
• Nhận xét và đánh giá của giảng viên:
Lời cảm ơn
Bước vào kì 2 năm học thứ nhất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi
đã có những bước đi vững chắc hơn trong con đường rèn luyện bản thân Chúng
tôi được tiếp xúc với những kiến thức có liên quan nhiều hơn về chuyên ngành
của mình Trong đó có môn Kỹ năng quản lí và làm việc nhóm được PGS.TS
Quyền Đình Hà giảng dạy Sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy đã giúp chúng tôi có
một nền tảng kiến thức bổ ích và quan trọng để nhóm chúng tôi hoàn thành bài
tiểu luận này Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thầy đã
giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong suốt thời gian qua
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn nên
không thể tránh khỏi sai sót Chúng tôi rất biết ơn và mong nhận được những ý
kiến trao đổi từ Thầy
Xin gửi đến thầy lời chúc sức khỏe và thành công!
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cám ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện – NHÓM 5
Trang 5MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU ………5
1 Tính cấp thiết……… 5
2 Mục tiêu nghiên cứu ……… 6
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu……… 6
4 Phương pháp nghiên cứu ……….… 6
II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
Chương 1 – Tổng quan và cơ sở lí luận……… 7
1.1 Giới thiệu tổng quan Học viện Nông nghiệp……… 7
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu……… 8
1.3 Thực trạng gian lận trong học tập, thi cử của sinh viên……… 9
1.4 Những hiện tượng tiêu cực trong thi cử từ cán bộ coi thi………11
Chương 2 – Phương pháp & quy trình nghiên cứu ……… 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu ………
2.2 Quy trình nghiên cứu
Chương 3 – Khảo sát thực tế
1 Nội dung
2 Đối tượng
3 Thời gian
4 Phương pháp xử lí
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TIỄN
Chương 4 – Đề ra giải pháp
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA HỌP NHÓM
BẢNG ĐIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ
Trang 7I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Tiêu cực trong thi cử đã trở thành “vấn nạn” và gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến xã hội Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay đã dẫn đến người học không còn động lực để học, bởi có người không cần học, bằng cách tiêu cực vẫn có được kết quả như ý muốn Còn đối với người dạy là thầy, cô giáo cũng tham gia vào hoạt động tiêu cực này dần dần bị suy thoái đạo đức, mất động lực đểphấn đấu tự rèn luyện, tự học tập để sử dụng phương pháp dạy thật tốt Hậu quả tấtyếu là môi trường giáo dục bị “thương mại hóa” chất lượng dạy và học bị giảm sútmột cách trầm trọng
Gian lận trong thi cử đã trở thành vấn đề bức xúc, xã hội đang đòi hỏi ngành giáo dục phải có giải pháp khắc phục quyết liệt
Tình trạng quay cóp của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đang là một trong những vấn đề mà Nhà trường rất quan tâm Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Giải pháp nào có thể giúp giảm thiểu hiện tượng quay cóp của sinh viên?
Với những lý do trên, chúng tôi – sinh viên Học viện Nông nghiệp ViệtNam muốn tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên
để trên cơ sở đó xác định những giải pháp nhằm hạn chế tối đa hiện tượng này, góp phần vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên chính xác, côngbằng, đồng thời tạo cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam
Trang 82 Mục tiêu nghiên cứu
• Tìm hiểu thực trạng gian lận trong học tập, thi cử của sinh viên hiện nay tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
• Khảo sát và tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học kỳ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
• Đưa ra giải pháp nhằm giải thiểu hiện tượng gian lận
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
• Khách thể nghiên cứu: Sinh viên của Học viên Nông nghiệp Việt Nam
• Khách thể khảo sát: 100 sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
• Đối tượng nghiên cứu: Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gian lận của sinh viên trong các đợt thi học kỳ tại Học viện Nông nghiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Những cơ sở lý luận khoa học, các kháiniệm liên quan vấn đề nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích làm rõ các nguyên nhân dẫn đến gian lận trong học tập, thi cử của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện nay
Phương pháp thống kê so sánh, thu thập thông tin: đề tài sử dụng các số liệu thống kê để hệ thống hóa, khái quát hóa để đưa ra được những nguyên nhân dẫn đến gian lận trong học tập và thi cử của sinh viên
Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu: là phương pháp trên cơ sở nghiên cứu thực tế phát bảng hỏi sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam để nắm bắt được những nguyên nhân dẫn đến gian lận trong học tập, thi cử của sinh viên, là cơ sở để xây dựng và nghiên cứu đề tài
Phương pháp phỏng vấn, quan sát
Trang 9II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1 - TỔNG QUAN &CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Giới thiệu tổng quan về Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam , tiền thân là Trường Đại họcNông Lâm, được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 57/NL-CP-NĐ của Bộ Nông Lâm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển , Học viện đã nhiều lần đổi tên để phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Học viện và
chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong từng thời kì: Trường Đại học Nông lâm (1956), Học viện Nông lâm
(1958), Trường Đại học Nông nghiệp (1963), Trường Đại học Nông nghiệp I (1967), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2008) và Họcviện Nông nghiệp Việt Nam (2014)
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Học viện
• Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan
• Thực hiện các nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài nước
• Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ đến người sản xuất
1.1.2 Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Học viện có gần 1.400 cán bộ viên chức đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ tại 15 khoa, 11 phòng ban, 01 Nhà xuất bản, 23 viện, trung tâm, công ty; trong đó có trên 700
Trang 10cán bộ giảng dạy, gần 300 nghiên cứu viên, 83 giáo sư, phó giáo sư, gần 600 cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ và thạc sĩ, hầu hết số tiến sĩ và thạc sĩ này được đào tạo từ các nước có nền giáo dục và khoa học tiên tiến.
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Quay cóp
Quay cóp là hiện tượng gian lận trong thi cử dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau chẳng hạn như: nhìn bài bạn, mở vở, mở sách, hoặc sử dụng các phương tiện thu phát âm thanh, tin nhắn
1.2.2 Quan niệm về học tập
Quan niệm về học tập nếu không được hiểu theo đúng nghĩa của nó, thì rất
có thể trở thành quan niệm lệch lạc Có thể nói học là để lĩnh hội tri thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ đúng đắn Nhưng hiện nay có khá nhiều sinh viên lại quan niệm rằng học hoàn toàn vì điểm, vì bằng cấp, vì địa vị
xã hội, mà không quan tâm đến kết quả thực chất của mình, từ đó dẫn đến những hành vi lệch lạc trong quá trình học tập
1.2.3 Động cơ
Để đạt được kết quả mong muốn, cần có một sức mạnh tác động vào một
sự vật, một hiện tượng nào đó và ta gọi là động cơ hay nói cách khác động cơ làcái có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động
1.2.4 Động cơ học tập
Động cơ học tập là sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong nhằmkích thích người học phấn đấu để đạt được mục đích nào đó nhằm có lợi cho mình Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên
1.2.5 Hành vi
Trang 11Hành vi được quan niệm là các phản ứng của con người để trả lời các kích thích của môi trường tác động lên Hành vi của con người do nhiều yếu tố chi phối Chính vì thế mà khi xem xét hành vi của mỗi người chúng ta phải dựa trênchuẩn mực hành vi trong một môi trường, một cộng đồng hay một nền văn hóa nhất định
1.2.6 Chuẩn hành vi, sai lệch chuẩn mực hành vi
Sai lệch chuẩn mực hành vi cá nhân có thể chia làm hai loại: Một là sai lệch chuẩn mực hành vi thụ động, hai là sai lệch chuẩn mực hành vi chủ động Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những sinh viên có hành
vi lệch chuẩn, tức là những hành vi sai trái với nội quy, quy định của nhà
trường Có rất nhiều các nội quy, quy định của nhà trường đề ra, nhưng hành vi sai trái của sinh viên mà đề tài đề cập ở đây là hành vi quay cóp của sinh viên trong khi thi học kỳ
1.3 Thực trạng gian lận trong học tập, thi cử của sinh viên - Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện nay
1.3.1 Trao đổi, hỏi bài nhau trong phòng thi:
- Hiện tượng này xảy ra thường rơi vào trường hợp giáo viên coi thi quá dễdãi, học sinh trao đổi quay cóp, thậm chí di chuyển vị trí chỗ ngồi nên việc đánh
số báo danh không có tác dụng
- Trao đổi, hỏi bài nhau trong phòng thi được thể hiện bằng các hình thức khác nhau như: Thí sinh làm được câu hỏi, bài tập nào xong, để bài trên bàn củamình ở khoảng trống giữa hai thí sinh không cần phải che dấu, tạo điều kiện chobạn quay cóp một cách dễ dàng
- Thí sinh làm xong bài, tranh thủ thời điểm không có giáo viên coi thi trong phòng thi hoặc lợi dụng sự sơ hở của giáo viên coi thi đọc cho bạn vừa đủ nghe và chép lại bài của mình
Trang 12- Bằng các tín hiệu khác nhau, thí sinh thông báo mã số đề thi trắc nghiệm của nhau, sau đó, dù ngồi ở vị trí nào vẫn biết được phương án lựa chọn của nhau nếu giáo viên coi thi rời phòng thi hoặc không để ý giám sát vv .
1.3.2 Mang tài liệu và sử dụng tài liệu trong phòng thi:
Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến được che dấu bởi các hình thức khác nhau nhằm đánh lừa hoặc lợi dụng sự lơi lỏng của giáo viên coi thi Một hiện tượng tương đối phổ biến trước đây cũng như hiện nay là thí sinh bằng mọi cáchđưa tài liệu và sử dụng đủ loại tài liệu liên quan với nhiều hình thức khác nhau,
cụ thể như:
- Viết vào tờ giấy trắng bằng bút bi hết mực
- Viết vào các tờ giấy nhỏ kẹp vào kẽ tay
- Dùng tài liệu kê chân giả vò như tờ giấy loại
- Viết vào lòng bàn tay, cánh tay Việc sử dụng “phao thi” cũng trở thành
“ nghệ thuật” rất tinh vi và kỹ xảo lúc ẩn, lúc hiện làm cho giáo viên coi thi khóphát hiện
1.3.3 Xin điểm
Là hiện tượng một số học sinh, sinh viên lười học hoặc học kém sau khi kết thúc thi học kỳ hoặc kết thúc học phần tự đánh giá kết quả bài thi kém thì họnhanh chóng thực hiện hành vi xin điểm Không phải tất cả học sinh, sinh viên
ai cũng có thể xin được điểm mà chỉ rất ít học sinh, sinh viên xin được điểm trong trường hợp có những quan hệ “tế nhị” khác nhau
Việc xin điểm được ký hiệu bằng mật mã riêng trong bài thi để nhờ thầy cônâng điểm Có những trường hợp xin điểm cho qua “ngưỡng” nhưng cũng có trường hợp xin điểm được điểm khá, được học bổng của trường
1.3.4 Mua điểm
Trang 13Trong trường hợp bài thi làm kém, không có mối quan hệ nào để xin điểm thì tận dụng thế mạnh của đồng tiền “để giải”
Có chăng chỉ thể hiện dưới một dạng khác như phụ đạo trước lúc thi cho sát đề thi hoặc các lớp đêm trước đây bỏ phong bì bồi dưỡng thầy coi thi , có lớp học sinh sau khi học xong từng chương do mỗi giáo viên khác nhau giảng
có phong bì cho giáo viên gọi là “tiền uống nước” Qua các hiện tượng nêu trên
ta thấy rằng ranh giới giữa “ tình cảm” và “mua bán” là hết sức mong manh Nếu không xem xét một cách kỹ lưỡng ranh giới này thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề liên quan khác không thể nào lường hết được Từ khi có ngân hàng đề thi thì hiện tượng này đã giảm
1.3.5 Thi hộ
Là hiện tượng xảy ra trong trường hợp thi lại lần thứ nhất hoặc lần thứ hai,học sinh, sinh viên không có khả năng để làm bài thi đạt kết quả để vượt “rào” thì lập tức nhờ bạn khác học lực khá thi hộ để lấy điểm cho mình Trong trường hợp này học sinh, sinh viên thường lợi dụng sự buông lỏng kỷ luật phòng thi của giáo viên coi thi Song các trường hợp thi hộ giáo viên coi thi đều phát hiện được
1.4 Những hiện tượng tiêu cực trong thi cử từ phía cán bộ coi thi:
Tiêu cực từ phía cán bộ coi thi được biểu hiện cụ thể ở những mức độ khác nhau, cho từng đối tượng mà cán bộ coi thi giám sát cũng khác nhau, có những cán
bộ coi thi làm việc chưa hết hoặc chưa đúng trách nhiệm đã góp phần “vô hiệu hóa” hoặc làm giảm hiệu lực của quy chế thi Biểu hiện của tiêu cực này vô cùng
đa dạng ở các khía cạnh sau:
- Trong giờ coi thi, cả hai hoặc một trong hai cán bộ coi thi cố tình làm ngơ trước những tiêu cực từ phía thí sinh
Trang 14- Hai cán bộ coi thi vô tình hay ngẫu hứng nói chuyện trao đổi trong phòng thi về những vấn đề cùng quan tâm trong đời sống cá nhân gia đình, xã hội, mà
không cần chú ý đến sự giám sát và yên tĩnh để thí sinh làm bài
- Một trong hai cán bộ coi thi ra khỏi phòng thi không có lý do
- Cán bộ coi thi gửi số báo danh cho nhau nhờ giúp đỡ vv Có thể nói rằng tiêu cực trong thi cử rất đa dạng, tinh vi và là căn bệnh kinh niên, nó như một loại
bệnh truyền nhiễm chưa có một loại thuốc nào để phòng ngừa đạt hiệu quả cao
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP & QUY TRÌNH
NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIAN LẬN
TRONG HỌC TẬP & THI CỬ CỦA SINH VIÊN
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp điểu tra bằng phiếu khảo sát
Nhằm thu thập những thông tin về thực trạng hiện tượng quay cóp của sinh viêntại Học viện Nông nghiệp
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin bổ trợ về thực trạng
về hiện tượng quay cóp của SV nhằm cung cấp những thông tin sâu hơn mà bảng
hỏi thu thập được chưa cao
2.2 Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lí thuyết
Thiết kế bảng hỏi
Khảo sát thử nghiệm
Điều chỉnh bảng hỏi
Trang 15Chương 3 - Khảo sát thực tế nguyên nhân gian lận trong học tập & thi cử hiện nay
1 Nội dung khảo sát
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong thi học kỳ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2 Đối tượng khảo sát
• Đối tượng khảo sát là sinh viên các khóa K58, K59, K60, K61 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
• Số phiếu được khảo sát được là 100
3.Thời gian khảo sát: Ngày 7 Tháng 4 năm 2017
4.Phương pháp xử lí số liệu điều tra: Vì phiếu điều tra có sử dụng kết hợp cả hai
loại câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở nên chúng tôi xử lí số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê
Khảo sát chính thức
Phân tích kết quả khảo sát
Trang 16KẾT QUẢ KHẢO SÁT
ST
T
1 Cán bộ coi thi Làm việc riêng trong phòng thi 41/100 41%
Cán bộ coi thi chưa thật nghiêmtúc
59/100 59%
2 Nội dung đề thi Đề thi có câu vượt ngoài khả
năng của sinh viên
93/100 93%
Việc học củng cố địa vị xã hội 7/100 7%
5 Kế hoạch thi Lịch thi sắp xếp chưa hợp lí 54/100 54%
Thời gian ôn tập để kết thúc họcphần chưa hợp lí
Trang 17Thời gian làm bài chưa phù hợp 34/100 34%
7 Cách thức quay
cóp
Sử dụng các phương tiện quay cóp
8 Phương tiện
dùng để quay cóp
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Trong số 100 SV được nghiên cứu thì có 96 SV (chiếm 96%) có thực hiệnhành quay cóp ít nhất là 1 lần và chỉ có 4 SV (chiếm 4%) là không quay cóp Chúng ta thấy rằng, mức độ thực hiện hành vi quay cóp của SV diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau
Dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn, chúng tôi đưa ra một số nhận định chung về các nhân tố dẫn đến hành vi quay cóp của sinh viên:
1 Nhân tố cán bộ coi thi
Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố cán bộ coi thi thật sự có ảnh hưởng đếnhành vi quay cóp của SV
Kết quả đánh giá được ghi nhận ở bảng 1, SV cho rằng cán bộ coi thi còn làm việc riêng trong phòng thi (41%) và cán bộ coi thi chưa thật nghiên túc (59%) Bêncạnh đó, SV nhận thấy ở các phòng thi lớn số lượng cán bộ coi thi còn ít và cách
bố trí sắp xếp chỗ ngồi chưa hợp lý Chính sự lơ là và dễ dãi của cán bộ coi đã tạo điều kiện thuận lợi cho SV thực hiện hành vi quay cóp của mình
2 Nhân tố nội dung đề thi
Kết quả đánh giá về “Sự phù hợp của nội dung đề thi” được trình bày trongbảng 1 Theo đó, tính vừa sức của đề thi chưa thật sự đảm bảo Khoảng 37% Sinh