1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH

13 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 297,5 KB

Nội dung

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm qua, tôi nhận thấy nhiều học sinh không tự giải quyết được các bài tập hóa học. Trong đó, dạng bài tập lập PTHH cho các phản ứng hóa học cụ thể nói chung và dạng bài tập lập PTHH cho loại phản ứng trao đổi nói riêng, học sinh thường rất bỡ ngỡ, khó khăn và không làm được. Khi lập PTHH loại phản ứng trao đổi, học sinh do không nắm vững các điều kiện để một phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra. Vì thế mà học sinh vẫn viết các PTHH xảy ra theo như tính chất hóa học mà các em được học nhưng nhiều phản ứng thực chất nó không xảy ra.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG

TRƯỜNG THCS YÊN BÌNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN HÓA HỌC

Tên chuyên đề : HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VỀ

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH.

Tác giả chuyên đề : Nguyễn Thị Hường

Yên Bình , năm 2019

Trang 2

Tác giả chuyên đề: Nguyễn Thị Hường

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Yên Bình-Vĩnh Tường –Vĩnh Phúc

Tên chuyên đề:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG

TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH.

A.Thực trạng chất lượng GD của đơn vị trong năm học 2018 – 2019.

Kết quả khảo sát chất lượng môn hóa lớp 9 năm học 2018-2019 còn thấp, điểm trung bình 4,81 đứng thứ 17/30 trường trong huyện

Tôi nhận thấy có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng trên:

- Việc học tập của học sinh chủ yếu ở giờ học chính khóa, thời gian ôn tập, củng cố cũng như hướng dẫn các dạng bài tập cho học sinh không có Đặc biệt đối với bộ môn hóa học, học sinh chưa có khái niệm học phụ đạo thêm

- Phần lớn thời gian các em dành cho học môn Toán-Văn-Anh để chuẩn bị thi vào lớp 10 Môn hóa học các em chỉ coi là môn phụ nên đa số các em không chú ý học,

do vậy kết quả học tập của bộ môn không cao

- Kĩ năng lập phương trình hóa học của các em còn hạn chế, đặc biệt là việc cân bằng phương trình phản ứng Đối với cân bằng PTHH dạng công thức tổng quát thì các em lại càng gặp nhiều khó khăn hơn

- Học sinh nắm chưa vững hóa trị của các nguyên tố cũng như của các nhóm

nguyên tử nên việc viết công thức hóa học của các chất trong phản ứng không đúng Vì việc lập công thức hóa học của các chất chưa đúng nên rất nhiều học sinh

tự thay đổi công thức hóa học của các chất

- Hầu hết học sinh không nhớ và hiểu tính chất hóa học của các chất nên khi viết PTHH minh họa các em còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không viết được PTHH minh họa cho các tính chất hóa học đó

- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên về các hợp chất vô cơ ở chương trình hóa học lớp 8 đa số học sinh nắm chưa vững, dẫn đến các em không nhận biết được một chất cụ thể thuộc loại oxit, axit, bazơ hay là muối

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm qua, tôi nhận thấy nhiều học sinh không tự giải quyết được các bài tập hóa học Trong đó, dạng bài tập lập PTHH cho các phản ứng hóa học cụ thể nói chung và dạng bài tập lập PTHH cho loại phản ứng trao đổi nói riêng, học sinh thường rất bỡ ngỡ, khó khăn và không làm được

- Khi lập PTHH loại phản ứng trao đổi, học sinh do không nắm vững các điều kiện

để một phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra Vì thế mà học sinh vẫn viết các PTHH xảy ra theo như tính chất hóa học mà các em được học nhưng nhiều phản ứng thực chất nó không xảy ra

- Học sinh chưa biết hay là rất ít khi sử dụng bảng tính tan trong nước của một số axit, bazơ và muối Mặc dù nội dung bảng này rất quan trọng cho học sinh cũng như cho giáo viên sử dụng trong việc xét một phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng trao đổi xảy ra hay không

Trang 3

- Một nguyên nhân khách quan nữa là kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu loại phản ứng trao đổi còn rất hạn chế Nội dung chương trình mà Bộ GD & ĐT quy định cho "phản ứng trao đổi" thuộc chương trình hóa học THCS rất ngắn Cụ thể, bài "tính chất hóa học của muối" quy định dạy trong 2 tiết bao gồm cả mục II -Phản ứng trao đổi và một số muối quan trọng Trong 2 tiết này có cả kiến thức luyện tập

Vì các nguyên nhân trên, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh đối với môn hóa còn rất thấp Học sinh không tự lập được các PTHH nói chung và PTHH loại phản ứng trao đổi trong dung dịch nói riêng Học sinh không biết được bản chất của phản ứng trao đổi, không biết cách xem xét phản ứng nào xảy ra và phản ứng nào không xảy ra

Từ thực trạng học sinh như vậy, tôi đã chọn chuyên đề“ Hướng dẫn học sinh làm bài tập về phản ứng trao đổi trong dung dịch ”để giúp nâng cao chất lượng

học tập của học sinh trong môn hóa học 9

B Đối tượng học sinh: lớp 9 trường THCS Yên Bình.

+ Lớp 9A1: 4 tiết

+ Lớp 9A2: 5 tiết

+ Lớp 9A3: 6 tiết

C Hệ thống (phân loại, dấu hiệu nhận biết đặc trưng) các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề.

I Một số kiến thức lý thuyết về phản ứng trao đổi

1 Khái niệm:

- Phản ứng trao đổi trong dung dịch là phản ứng hóa học, trong đó giữa hai chất tham gia phản ứng trao đổi thành phần phân tử cho nhau để tạo thành những hợp chất mới

- Phương trình phản ứng trao đổi có dạng tổng quát:

AB + CD → AD + CB

A, B, C, D trao đổi vị trí cho nhau còn hóa trị của mỗi nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) không thay đổi

2 Điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra:

-Để phản ứng trao đổi xảy ra cần thỏa mãn hai điều kiện sau:

2.1- Các chất tham gia phản ứng phải tan trong nước (trừ phản ứng giữa muối tác dụng với axit và axit tác dụng với bazơ)

Ví dụ: BaSO 4 + KCl → Không xảy ra

Na2SO4 + Fe(OH) 2 → Không xảy ra

2.2- Phản ứng phải tạo thành chất kết tủa (chất không tan trong nước, hoặc phải tạo thành chất bay hơi

Ví dụ: KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl ↓

2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH) 2 ↓

- Phản ứng phải tạo thành chất bay hơi :

Ví dụ : Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO 2 ↑ + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO 2 ↑ + H2O

Chú ý: Phản ứng tạo thành nước (là chất điện li yếu)

Ví dụ : NaOH + HCl → NaCl + H2O

Trang 4

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

3 Một số loại phản ứng trao đổi thường gặp cấp THCS:

3.1 Axit tác dụng với muối → Muối mới và axit mới.

2HCl + CuS → CuCl2 + H 2 S ↑

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO 2 ↑ + H2O BaCl2 + H2SO4 → BaSO 4 ↓ + 2HCl

3.2 Muối tác dụng với bazơ → Muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH) 2 ↓

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO 4 ↓ + Fe(OH) 2 ↓

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH 3 ↑ + H2O 3.3 Muối tác dụng với muối → Hai muối mới

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO 4 ↓ Lưu ý: Muối axit của axit mạnh được xem như một axit.

Ví dụ: 2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + CO 2 ↑ + H2O

3.4 Axit tác dụng với bazơ → Muối và nước.

2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO 4 ↓ + 2H2O

3.5 Axit tác dụng với oxit bazơ → Muối và nước

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O 3.6 Bazơ tác dụng với oxit axit

- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

Ví dụ: 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nói rõ cho học sinh biết phản ứng Axit tác dụng với bazơ, Axit tác dụng với oxit bazơ, Bazơ tác dụng với oxit axit luôn luôn xảy ra, không cần xét điều kiện vì H 2 O là chất điện ly yếu.

4 Những điều cần chú ý khi viết PTHH loại phản ứng trao đổi.

a Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững tính tan của một số axit, bazơ và muối trong nước (sử dụng bảng tính tan)

- Các chất ít tan, chất kết tủa:

+ Hầu hết các axit tan trong nước trừ axit H2SiO3

+ Đa số bazơ không tan trong nước trừ LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, NH4OH

+ Tất cả muối của kim loại Na, K; muối amoni NH4+; muối axit đều tan trong nước

+ Hầu hết muối clorua (Cl-) tan trừ: AgCl, PbCl2

+ Hầu hết muối sunfat (SO42-) tan trừ: BaSO4, PbSO4, CaSO4, Ag2SO4 + Muối nitrat (NO3-), muối axetat (CH3COO-) đều tan

+ Muối cacbonat (CO32- , SO32-, PO43-) hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loại kiềm và muối amoni

+ Muối sunfua (S2-) hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loại kiềm

và muối amoni

Trang 5

- Lưu ý: Các trường hợp chất ít tan trong nước (hiđroxit, muối của axit yếu …) có

thể tan trong axit mạnh Nhưng muối của axit mạnh như BaSO4, PbSO4, CaSO4,

Ag2SO4 hoàn toàn không tan trong axit mạnh

- Một số muối không tồn tại trong dung dịch như: Fe 2 (CO 3 ) 3 , Al 2 (CO 3 ) 3 , Fe 2 (SO 3 ) 3

,CuCO 3 …….

b Những điểm cần nhớ:

- Một số axit mạnh thường gặp: H2SO4, HNO3, HCl

- Một số axit yếu thường gặp: H3PO4, H2S, H2CO3, H2SO3,các axit hữu cơ…

- Một số bazơ mạnh thường gặp tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 …

5 Một số lưu ý khi viết phương trình phản ứng trao đổi trong dung dịch.

5.1 Axit tác dụng với muối → Muối mới và axit mới.

Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp đầu tiên trong chương trình hóa học lớp 9 Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn

đề sau:

- Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử H trong axit trao đổi với nguyên tử kim loại hoặc

là hai gốc axit trao đổi cho nhau

- Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra: Ít nhất một trong hai sản phẩm sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi

- Cần sử dụng bảng tính tan

Ví dụ 1 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO 2 ↑ + H2O

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl 2HCl + CuS → CuCl2 + H 2 S ↑

HCl + Na2SO4 → Không xảy ra

Ví dụ 2 Trong các cặp chất sau, cặp chất nào phản ứng được với nhau? Giải thích

và viết phương trình phản ứng xảy ra?

a HCl + CuSO4 → b H2S + CuCl2

c H2SO4 + Na2SO3 → d HNO3 + BaCl2

Đối với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm vững các vấn

đề lưu ý như ở trên thì chúng ta sẽ giải quyết bài tập một cách đơn giản và nhanh chóng

Câu (a) và (d), phản ứng không xảy ra vì sản phẩm sinh ra không có chất kết tủa hoặc là chất khí

Câu (b) và (c), phản ứng xảy ra như sau:

H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl

H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO 2 ↑ + H2O

5.2 Muối tác dụng với bazơ → Muối mới và bazơ mới.

- Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp tiếp theo trong chương trình hóa học lớp 9 - ở bài 9 “Tính chất hóa học của muối” Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau:

- Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử kim loại trong muối và trong bazơ trao đổi cho nhau hoặc là gốc axit của phân tử muối trao đổi với nhóm –OH của phân tử bazơ

Trang 6

- Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra:

+ Hai chất tham gia phản ứng phải tan trong nước

+ Ít nhất một trong hai sản phẩm sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi

- Cần sử dụng bảng tính tan

Ví dụ 1 CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH) 2 ↓

CaCl2 + KOH → Không xảy ra

NaCl + Al(OH) 3 → Không xảy ra

Ví dụ 2 Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho:

a BaSO4 vào dung dịch KOH

b NaNO3 vào dung dịch Ca(OH)2

- Đối với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm vững các vấn đề lưu ý như ở trên thì chúng ta sẽ giải quyết bài tập một cách đơn giản và nhanh

chóng

- Câu (a) không có hiện tượng gì xảy ra, phản ứng không xảy ra vì muối BaSO4

không tan trong nước

- Câu (b) cũng không có hiện tượng gì xảy ra, phản ứng không xảy ra vì hai sản phẩm sinh ra là Ca(NO3)2 và NaOH đều tan trong nước, không phải là chất kết tủa hay là chất khí

5.3 Muối tác dụng với muối → Hai muối mới

- Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp tiếp theo trong chương trình hóa học lớp 9 - ở bài 9 “Tính chất hóa học của muối” Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau:

- Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử kim loại trong hai muối trao đổi cho nhau hoặc là hai gốc axit của hai phân tử muối trao đổi với nhau

- Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra:

+ Hai muối tham gia phản ứng phải tan trong nước

+ Ít nhất một trong hai muối sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi

- Cần sử dụng bảng tính tan

Ví dụ NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

FeCl3 + NaNO3 → Không xảy ra CaSO 4 + BaCl2 → Không xảy ra.

5.4 Axit tác dụng với bazơ → Muối và nước.

Giáo viên lưu ý cho học sinh tính chất này luôn luôn xảy ra, cả bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước

Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

II Các bài tâp về phản ứng trao đổi.

1 Trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Cho phản ứng sau: Na2SO3 + HCl à 2NaCl + X + H2O; X là:

A CO2 B NaHSO3 C SO2 D H2SO3

Câu 2: Cho CaCO3 vào dung dịch axit clohiđric, hiện tượng thu được là:

Trang 7

Đá vôi tan B Có kết tủa

C Có khí thoát ra D Cả A và C đúng

Câu 3: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH

dư thu được kết tủa.

A NaHCO3 B CuCl2 C BaCl2 D Ca(NO3)2

Câu 4 Cho các chất K 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , CuO, NaOH Số chất tác dụng với dd HCl là:

Câu 5 Chất tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 là:

A HCl B Zn(OH)2 C NaOH D Na2SO3

Câu 6: Chất tác dụng với dung dịch NaCl là:

Câu 7: Cho các dung dịch NaCl, KNO3, H2SO4 Số chất tác dụng với Cu(OH)2 là:

Câu 8: Các cặp chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch (không phản ứng với nhau):

1 CuSO4 và HCl 2 H2SO4 và Na2SO3 3 KOH và NaCl 4 MgSO4 và BaCl2

Câu 9 Cho các dung dịch sau: H2SO4, BaCl2, Na2CO3, Na2SO4 Số cặp chất tác dụng với nhau tạo ra chất rắn sau phản ứng là:

Câu 10: Muối nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?

Câu 11: Cặp chất nào sau đây không tác dụng với nhau

C H2SO4 và Na2SO3 D CuO và NaOH

Câu 12: Cặp chất nào sau đây có phản ứng với nhau:

C AgCl và NaNO3 D H2SO4 và BaCO3

Câu 13: Nhóm gồm các chất khi tác dụng với dd Na2CO3 đều sinh ra kết tủa là:

A CaCl2, Ca(OH)2, BaCl2 B Ca(OH)2, Ca(HCO3)2, MgCl2

C CaCl2, BaCl2, NaOH D BaCl2, Mg(HCO3)2, NaCl

Câu 14 : Phản ứng tạo kết tủa xảy ra khi trộn cặp dung dịch nào sau đây?

A CaCl2 + K2CO3 B Ba(NO3)2 + KHCO3

C Ba(OH)2 + NaHCO3 D CaCl2+ Ca(HCO3)2

Câu 15 : Dãy chất nào sau đây có thể tác dụng được với dung dịch axit HCl:

A Fe2O3; Cu; Mg(OH)2 B Fe(OH)3; SO3; MnO2

C CuO; Fe; Al(OH)3 D P2O5; KOH; Fe

Câu 16: Bằng cách nào có thể nhận biết cặp chất dd HCl và dd H2SO4

Cho cặp chất tác dụng với quỳ tím

B Cho cặp chất tác dụng với dd BaCl2

C Cho cặp chất tác dụng vớiPhenolphtalein

D Cho cặp chất tác dụng với dd NaSO 4

Câu 17 : Dãy các muối nào sau đây đều phản ứng với dung dịch NaOH

A Al(NO3)3; MgCl2; Fe2(SO4)3 B ZnSO4; FeSO4; MgSO4

Trang 8

C FeCl3; CuCl2; AgNO3 D MgCl2; Cu(NO3)2; FeCl3

Câu 18: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành kết tủa?

A Natri oxit và dd axit sunfuric B Dd Natri sunfat và dd bari clorua

C dd Natri hidroxit và dd axit sunfuric D Dd Natri hidroxit và dd Magie clorua

Câu 19: Trường hợp nào sau đây có sản phẩm tạo thành là chất kết tủa màu xanh?

A Cho Al vào dd HCl B Cho Zn vào dd AgNO3

C Cho dd KOH vào dd FeCl3 D Cho dd NaOH vào dd CuSO4

Câu 20: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?

A NaCl, HCl, Na2CO3, KOH B H2SO4, NaCl, KNO3, CO2

C KNO3, HCl, KOH, H2SO4 D HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4

Câu 21: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi?

A CuSO4dd + Ca(OH)2 dd B H2SO4 dd + KOHdd

C CuCl2dd + NaOHdd D Cả A,B, C đúng

Câu 22: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra:

A CaCl2 + Na2CO3 B CaCO3 + NaCl

Câu 23: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl thì có hiện tượng là:

A Có sủi bọt khí bay lên B Có kết tủa tạo thành

C Có kết tủa và khí bay lên D Không có hiện tượng gì

Câu 24: Cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch trong các cặp chất

sau:

A KCl và AgNO3 B Na2CO3 và BaCl2

C CuSO4 và KNO3 D Na2CO3 và HCl

Câu 25: Cho các cặp dung dịch sau: FeCl2 + NaOH; BaCl2 + KOH;

Al2(SO4)3 + Ba(NO3)2; NaNO3 + CuSO4; Na2S + H2SO4 Số cặp chất không xảy ra phản ứng là:

Câu 26: Hoà tan hoàn toàn 10g CaCO3 vào dd HCl thu được V lít khí (đktc) Giá trị của V là:

A 8,96 lít B 3,36 lít C 2,24 lít D 4,48 lít

Câu 27: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào mỗi dung dịch sau : FeCl3, CuCl2, BaCl2, FeSO4 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là:

Câu 28: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 100 ml dung dịch chứa K2SO4 0,5M thì thu được m gam kết tủa Giá trị của m là :

Câu 29: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư,

thu được kết tủa trắng?

A MgSO4 B FeCl3 C AlCl3 D H2SO4

Câu 30: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra

A Na2S + HCl  NaCl + H2S B HCl + NaOH  NaCl + H2O

C FeSO4 + HCl  FeCl2 + H2SO4 D FeSO4 + HCl  FeCl2 + H2SO4

2 Bài tập tự luận

Trang 9

Câu 1: Hoàn thành các PTHH sau:

1 HCl + CaCO3 ->

2 HNO3 + CuSO4 ->

3 HNO3 + Mg(OH)2 ->

4 H2SO4 + BaCl2 -> 5 HCl + AgNO3 -> 6 NaOH + CuSO4 -> 7 KCl + MgSO4 ->

8 H2SO4 + Na2SO3 -> 9 Na3PO4 + CaCl2 -> 10 HNO3 + Zn(OH)2 -> 11 KNO3 + HCl ->

12 AlCl3 + Ba(OH)2 -> 13 MgCl2 + Pb(NO3)2 -> 14 NaOH + BaCl2 -> 15 K2SO4 + Ba(NO3)2 ->

16 H2SO4 + Na2S -> 17 MgCl2 + Fe(OH)3 -> 18 Ca(OH)2 + Na2CO3 -> 19 KCl + Ba(NO3)2 ->

20 ZnSO4 + KOH -> Bài 2 Hãy chọn các chất phù hợp để hoàn thành các phương trình hoá học sau đây: 1 ………… + HCl  FeCl2 +

2 ……… + AgNO3  Cu(NO3)2 +

3.………… + Zn(OH)2  ZnSO4 +

4.………… + Al(OH)3  AlCl3 +

5.………… + K3PO4  KOH +

6 + FeCl3  Fe(OH)3 +

7 .+ BaCO3  Ba(NO3)2 +

8 + MgCl2  Mg(NO3)2 +

9 + Na2SO3  NaCl +

10 + CuSO4  CaSO4 +

11 + MgS  MgSO4 +

12 + FeSO4  FeCl2 +

13 + CaSO3  CaCl2 +

14 + Al2(SO4)3  Na2SO4 +

15 .+ HCl  H2S +

16 + Cu(OH)2  CuCl2 +

17 + CuSO4  BaSO4 +

18 + CaCl2  Ca3(PO4)3 +

19 .+ KCl  PbCl2 +

20 + MgSO4  PbSO4 +

Trang 10

Bài 3: Viết phương trình của các phản ứng (nếu có ) xảy ra trong dung dịch giữa

các cặp chất sau:

1 Fe2(SO4)3 + NaOH 2 MgCl2 + KNO3

3 FeS + HCl 4 NaHSO3 + NaOH

5 Cu(OH)2 rắn + HCl 6 Na2SO3 + HCl

7 Ca(HCO3)2 + HCl 8 Na2CO3 + Ca(NO3)2

9 NaHCO3 + HCl 10 K2CO3 + NaCl

11 Pb(OH)2 + HNO3 12 CuSO4 + Na2S

Bài 4: Cho các muối: Mg(NO3)2, CuCl2, cho biết muối nào có thể tác dụng với

Nếu có hãy viết phương trình phản ứng

Bài 5: Cho những chất sau phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu ( x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không phản ứng

Pb(NO3)2

BaCl2

HCl

NaOH

Viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x)

Bài 6: Phân biệt 4 ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch: HCl, NaCl, NaOH,

Na2SO4

Bài 7: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất chứa trong lọ mất nhãn:

Ba(OH)2; KNO3; H2SO4; KCl

Bài 8: Cặp chất nào tồn tại hoặc không tồn tại trong cùng một dung dịch? giải

thích?

a Na2CO3 và HCl ; b) AgNO3 và NaCl ; c) K2SO4 và NaOH

Bài 9: Viết phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau:

Na2SO4 BaSO4

b Cu 1 CuO 2 CuCl2 3 Cu(OH)2 4 CuSO4

c Mg  1 MgO  2 MgCl2 3 Mg(NO3)2 4 Mg(OH)2

d Fe(OH)3  (1) Fe2O3  (2) Fe2(SO4)3

(3)

  FeCl3

(4)

  Fe(NO3)3

e CuSO4  (1) Cu(OH)2  (2) CuO (3) CuCl2

(4)

  Cu(NO3)2

Bài 10: Cho 0,3 mol CuCl2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH

a) Viết phương trình hoá học xảy ra

b) Tính khối lượng NaOH cần dùng và khối lượng muối tạo thành

c) Sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi Tính khối lượng CuO thu được

Bài 11: Cho 10 gam hỗn hợp 2 muối Na 2 CO 3 và NaCl tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu được 672 ml khí (đktc).

(6 )

Ngày đăng: 19/11/2019, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w