Môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu vềmôi trường tự nhiên và xã hội gần gũi với đời sống hàng ngày của các em.Thông qua những kiến thức khoa học cơ bản đ
Trang 1MỤC LỤC
Trang 21 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, của khoa học, con người cũng cầnphải được trang bị lượng kiến thức đầy đủ, toàn diện Muốn vậy, mục tiêu đầutiên của giáo dục phải đào tạo ra những con người, phát triển toàn diện Chính vìvậy, chương trình giáo dục không chỉ đi sâu vào hai môn Toán và Tiếng Việt màcòn chú trọng các môn khác như: Âm nhạc, Đạo đức, Tự nhhiên và Xã hội … vàphải bắt đầu từ giáo dục Tiểu học Trong giáo dục Tiểu học mỗi môn học có một
vị trí quan trọng riêng
Môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu vềmôi trường tự nhiên và xã hội gần gũi với đời sống hàng ngày của các em.Thông qua những kiến thức khoa học cơ bản được trình bày đơn giản, phù hợpvới trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em hình thànhđược tư duy lôgic mang tính khoa học, những năng lực cần thiết khác để các em
có thể ứng xử hợp lý trong cuộc sống
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bảncần thiết và tối thiểu về cơ thể con người, một số cây, con vật phổ biến giúp họcsinh có hiểu biết ban đầu về gia đình, trường học, cộng đồng, một số hiện tượng
tự nhiên về thời tiết như: nắng, mưa, gió, nóng, rét…
Tuy môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nói chung (lớp 1 nói riêng) có vaitrò đặc biệt như vậy nhưng còn một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức tớimôn học Từ đó, chất lượng môn học chưa cao, giờ học tẻ nhạt, đơn điệu, họcsinh tiếp thu bài thụ động, việc giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội chưa đượccoi trọng
Thực hiện việc đổi mới trong giảng dạy, giúp học sinh học có hiệu quả môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 1, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên
và Xã hội lớp 1” tại lớp 1C - Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy do tôi chủ
nhiệm Với mục đích nghiên cứu của đề tài là: Tìm ra các biện pháp dạy học phùhợp giúp các em nắm nội dung bài chắc chắn, sâu sắc, giờ học có hiệu quả, nhẹ
nhàng, học sinh được “Học mà chơi - Chơi mà học”.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Trang 3- Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 1C - Trường Tiểu học Thị trấn CẩmThủy
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tôi còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
Trang 42 PHẦN NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
Chúng ta ai cũng biết lớp 1 là lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học, là lớp thừahưởng trực tiếp kết quả học tập của trẻ từ mẫu giáo lên ở mẫu giáo, các em họctheo cách “Chơi để học - Vui chơi là hoạt động chủ đạo” Nhưng vào lớp 1, hoạtđộng học tập được chuyển dần sang chủ đạo, học tập trở thành hoạt động chínhcủa trẻ
Môn học Tự nhiên và Xã hội là môn học khá mới mẻ với các em lớp 1 Vậydạy môn học này thế nào để giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng,không áp đặt Học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức làm phong phú cuộc sốngcủa bản thân phù hợp với lứa tuổi Từ đó, các em biết vận dụng vào cuộc sốnghàng ngày một các hợp lý Để làm được điều đó, mỗi khi lên lớp giáo viên cầnchuẩn bị tổ chức các hình thức, phương pháp dạy học thích hợp nhằm thu húthọc sinh hứng thú với hoạt động học mà không bị hụt hẫng - học sinh mỗi ngàyđến trường là một ngày vui, được “học mà chơi - chơi mà học” phù hợp với tâm
lý lứa tuổi Đây là việc làm cần thiết giúp cho Môn học Tự nhiên và Xã hội đạthiệu quả cao
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.2.1.Cách dạy coi trọng vai trò truyền đạt thông tin của giáo viên:
Đây là kiểu dạy học theo phương pháp truyền thống giáo viên đóng vai tròchủ thể của hoạt động dạy với một chức năng duy nhất là truyền đạt kiến thứctrong SGK
Với cách dạy học này, học sinh tiếp thu bài một cách thụ dộng, học sinhngồi nghe và ghi nhớ kiến thức, về nhà học thuộc sau đó tái diễn lại Với cáchnày, giờ học trầm và không hiệu quả
2.2.2 Cách dạy coi trọng hoạt động học của học sinh:
Giáo viên là người hướng dẫn gợi mở, học sinh tự khám phá kiến thức.Song trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa linh hoạt tổ chức các hình thứcgiảng dạy nên tiết học khô khan, thiếu phong phú
Hiểu được điều này nên trong thực tế giảng dạy, tôi luôn trăn trở suy nghĩlàm thế nào để tiết học Tự nhiên và Xã hội trở nên nhẹ nhàng, không khô cứng,học sinh hăng hái chủ động tham gia vào quá trình học Học sinh hứng thú mongmuốn học Tự nhiên và Xã hội Đây quả là một việc khó, đòi hỏi giáo viên phảiđầu tư thời gian, tâm huyết với nghề, có lòng hăng say nhiệt tình công tác,nghiên cứu kỹ tài liệu
Đáp ứng sự đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện học sinh, từ thực tế giảng dạy, tôi đã tìm ra được “Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh khi học môn Tự nhiên
và Xã hội lớp 1”.
Trang 5tượng học sinh lớp 1, vừa từ mẫu giáo lên, do vậy tư duy của các em là tư duy
cụ thể Nên đồ dùng dạy học là phương tiện không thể thiếu trong mỗi tiết học
Đồ dùng môn Tự nhiên và Xã hội bao gồm: tranh, ảnh, thẻ từ, bảng nhóm,vật thật
2.3.1.1.1 Đồ dùng là tranh ảnh:
Trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, mỗi bài đều có tranh minh họavới màu sắc đẹp và hấp dẫn Bên cạnh đó, tôi và học sinh sưu tầm nhiều tranhảnh phục vụ cho bài dạy, tranh đảm báo tính thẩm mỹ, to, rõ ràng, màu sắc phùhợp với trẻ
Ví dụ : Khi dạy bài 23: “Cây hoa”
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu:
+ HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình trong SGK
+ Biết ích lợi của việc trồng hoa
+ Kiểm tra kết quả của hoạt động
- Sau khi học sinh kể tên các loại hoa có trong bài, tôi yêu cầu học sinh kểtên các loại hoa khác mà em biết (dựa vào tranh ảnh mà các em chuẩn bị) Tiếptheo giáo viên đưa ra tranh ảnh về một số loại hoa và yêu cầu học sinh nên tên
Từ đó giúp học sinh mở rộng hiểu biết và biết được nhiều loại hoa qua tranh ảnhsưu tầm
2.3.1.1.2 Đồ dùng là vật thật
Ngoài những đồ dùng là tranh ảnh, sang phần Tự nhiên, học sinh được tìmhiểu về một số cây rau, hoa, các con vật Nhìn vào vật thật, học sinh dễ nêu đặcđiểm qua quan sát
Ở hoạt động 1: Quan sát con cá được mang đến lớp
Mục tiêu:
Trang 6- Học sinh nhận ra các bộ phận của con cá.
- Mô tả con cá bơi và thở như thế nào?
Tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát con cá theo nhóm 4 thật kỹ
và trả lời các câu hỏi sau :
1 Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá
2 Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi?
3 Cá thở như thế nào?
Bước 2: Học sinh quan sát và mô tả những gì các em nhìn thấy
Với câu hỏi 1, học sinh có thể quan sát tranh ảnh con cá cũng có thể trả lờiđược: Con cá có đầu, mình, đuôi và các vây Nhưng nếu chỉ quan sát tranh ảnhthì học sinh khó có thể trả lời câu hỏi 2 và 3 Vì vậy, việc quan sát trực tiếp con
cá giúp học sinh chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức để đi đến thống nhất câutrả lời:
- Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển Cá sử dụng vây đểgiữ thăng bằng
- Cá thở bằng mang (cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cá ngậmmiệng, nước chảy qua các mang cá, ôxy tan trong nước được đưa vào máu cá
Cá sử dụng ôxy để thở
Ví dụ 2: Khi dạy bài 22: “ Cây rau”
Hoạt động 1: Quan sát cây rau.
- Mục tiêu của hoạt động này là:
+ Học sinh biết tên các bộ phận của cây rau
+ Biết phân biệt loại rau này với loại rau khác
- Tôi đã tiến hành như sau: Chia học thành các nhóm đôi, hướng dẫn họcsinh quan sát cây rau mang đến lớp và trả lời các câu hỏi:
+ Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau mang đến lớp? Trong đó, bộ phậnnào ăn được?
+ Em thích ăn rau nào?
Sau đó, tôi gọi học sinh trình bày Từ việc quan sát cây rau, học sinh chủđộng, tích cực quan sát và trao đổi với bạn để đi đến thống nhất câu trả lời như:các cây rau đều có rễ, thân, lá HS nêu được các bộ phận của rau ăn được: + Các loại rau ăn lá: bắp cải, xà lách,
+ Các loại rau ăn lá và thân: rau muống, rau cải,
+ Các loại ra ăn rễ: củ cải, cà rốt,
+ Các loại rau ăn thân: xu hào,
Trang 7+ Các loại rau ăn quả: cà chua, su su, đậu, bí mướp, dưa chuột,
+ Các loại rau ăn hoa: súp lơ, thiên lí,
2.3.1.2 Các thiết bị dạy học hiện đại:
1.3.1.2.1 Băng đĩa
Ngày nay khoa học phát triển, việc sử dụng băng đĩa không quá khó khăn,
nó giúp cho giáo viên cung cấp cho học sinh những tư liệu làm phong phú kiếnthức bài học, hơn nữa nó giúp cho học sinh có thêm hứng thú trong học tập, tạo
sự mới lạ trong giảng dạy
Ví dụ : Khi dạy bài 11: “Gia đình”
Phần giới thiệu bài: Tôi cho cả lớp nghe bài hát “Cả nhà thương nhau”, sau
đó tôi dẫn dắt học sinh vào bài
Sau khi cho học sinh tìm hiểu hoạt động 1 và hoạt động 2, đến hoạt độngnghỉ giải lao, tôi cho cả lớp nghe và hát bài “Ba ngọn nến lung linh” Khi họcsinh nghe và hát xong, học sinh thoải mái, tiếp thu kiến thức bài được tốt hơn
2.3.1.2.2 Máy chiếu Projector:
Tôi đã kết hợp với máy tính, sử dụng giáo án điện tử, sử dụng phần mềmPowerpoint tạo các slide và dùng Projector trình chiếu
Ví dụ: Khi dạy bài 21: “Ôn tập: Xã hội”
Tôi đã thiết kế bài giảng điện tử
Như vậy để giờ học tự nhiên, sinh động giúp học sinh yêu thích môn họcthì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học phải công phu và phong phú về thểloại Nó quyết định rất lớn đến thành công của tiết dạy
Việc sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học của giáo viên và học sinh làđiều kiện rất tốt để tiết học thành công
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của học sinhkhi tìm hiểu bài
2.3.2 Khai thác vốn hiểu biết của học sinh
Để phấn đấu đạt được những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, cần
tăng cường tính chủ động nhận thức của học sinh Người giáo viên phải biết dẫndắt học sinh dựa vào kinh nghiệm cá nhân và vốn hiểu biết của mình để tự pháthiện kiến thức
Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Con mèo”
Khi học bài này, học sinh đã học qua bài “Con gà”, “Con cá” các em đãbiết cách quan sát con vật, biết tự nêu câu hỏi và quan sát để trả lời Nhiều giađình có nuôi mèo nên các em có hiểu biết về mèo khá phong phú
Tôi thiết kế bài này làm 3 hoạt động Trong đó, hoạt động thứ nhất có sửdụng đến vốn kiến thức và sự hiểu biết đã có của học sinh Đó là:
Trang 8Hoạt động 1: Quan sát con mèo
* Mục tiêu: Học sinh biết các bộ phận của con mèo
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát: 1 học sinh đọc câu hỏi trongSGK
Con mèo có lông màu gì?
(Chỉ nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo)
Học sinh quan sát theo nhóm đôi và mô tả con mèo với bạn (1 học sinhhỏi - 1 học sinh trả lời)
Gọi một số học sinh lên chỉ tranh phóng to và trình bày
Hỏi: Khi vuốt ve bộ lông mèo, em thấy thế nào ?
- Giáo viên kết luận: Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân Toàn thân được phủ một lớp lông mềm và mượt.
Ví dụ 2: Khi dạy bài: “Thời tiết”
+ Học sinh ra ngoài trời, quan sát kỹ bầu trời và cảnh vật Học sinh đã đượchọc các dạng của thời tiết nên tôi đặt câu hỏi:
Bầu trời như thế nào? (2 học sinh trả lời)
Trời có gió không? Vì sao con biết? (1 học sinh trả lời)
Hãy nói về thời tiết ngày hôm nay (2 học sinh trả lời)
Cũng trong bài này, học sinh được tham gia một hoạt động nữa là: Thu thập
và trình bày những câu ca dao, tục ngữ về thời tiết để khai thác sự hiểu biết củacác em (Tôi đã cho học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp) Học sinh đọc cho nhaunghe trong nhóm, sau đó đọc trước lớp những câu ca dao, tục ngữ mình thu thậpđược:
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Ráng mỡ gà ai có nhà phải chống.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
Giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh hiểu những câu tục ngữ các
em vừa nêu
Việc chú ý đến khai thác những hiểu biết về vốn sống của học sinh khi xâydựng kế hoạch dạy học đối với từng bài là việc làm cần thiết Nó giúp học sinhvận dụng kiến thức dã có để khám phá, tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng
Trang 9hơn Từ đó, học sinh hứng thú học tập, tham gia vào các hoạt động học tập mộtcách tích cực.
2.3.3 Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Việc dạy học đối với mỗi bài học là trách nhiệm của mỗi giáo viên, vì vậychính giáo viên là người quyết định việc lựa chọn phương pháp dạy học thíchhợp cho từng bài học, sao cho tương tác giữa thày và trò trong quá trình lĩnh hộitri thức của trò đạt hiệu quả cao nhất Kinh nghiệm cho thấy, trong một bàigiảng thành công không bao giờ chỉ dùng một phương pháp mà phải phối hợpnhiều phương pháp, các phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống mộtcách hợp lý Người giáo viên cần phải: Nắm chắc cách dạy từng nhóm phươngpháp Từ đó có sự lựa chọn thích hợp để các phương pháp bổ sung, hỗ trợ lẫnnhau, phù hợp với nội dung, hình thức dạy học tương ứng
2.3.3.1 Phương pháp quan sát:
Hoạt động quan sát về cơ sở khoa học là hoạt động nguồn gốc, là phươngtiện nhận thức và phát huy trí lực con người Trong dạy học, phương pháp quansát là cách thức cho học sinh sử dụng thị giác và phối hợp với các giác quankhác để tiếp nhận thông tin Ở lớp 1, phương pháp này dùng trong hầu hết cácbài học Tự nhiên và Xã hội Học sinh lớp 1 hầu hết chưa biết cách quan sát Vìvậy, giáo viên cần:
* Yêu cầu khi quan sát: Hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự (đi từtổng thể đến chi tiết, quan sát từ bên ngoài rồi mới đến bên trong) Ví dụ, quansát cây hoa:
- Tổng thể: Là các bộ phận chính
- Chi tiết: Bông hoa như thế nào (nêu màu sắc, hình dáng, hương thơm).
Để sử dụng phương pháp này đạt hiệu quả, nhằm phát huy tính tích cực họctập của học sinh, giáo viên phải hướng dẫn học sinh vào đối tượng quan sát mộtcách có mục đích
* Mục đích quan sát: Quan sát phải có mục đích rõ ràng Tuy nhiên, mụctiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh.Trong quá trình quan sát, giáo viên cần đặt những câu hỏi ngắn và rõ ràng đểhướng dẫn học sinh tập trung vào kiến thức cần tìm kiếm
Ví dụ:
- Hãy quan sát cây hoa, nhìn kỹ từ gốc đến ngọn rồi chỉ và nêu tên các bộ
phận bên ngoài của cây hoa.
- Bông hoa có đặc điểm gì mà ai cũng thích nhìn và ngắm.
* Trong quá trình quan sát, học sinh phải được nói với các bạn, hỏi bạn,thảo luận với bạn về kết quả quan sát rồi tự rút ra kết luận Giáo viên luôn chú ýgiúp đỡ, uốn nắn động viên học sinh kịp thời khi các em thực hành quan sát
Trang 10- Khi quan sát cây hoa rồi bông hoa, các em được giới thiệu các bộ phận
của cây hoa với bạn, hỏi bạn (Ví dụ: Cây hoa có những bộ phận nào? Bạn hãy chỉ và nêu tên các bộ phận đó?).
- Nếu học sinh khó khăn trong khi quan sát, giáo viên có thể giúp đỡ bằng
các câu hỏi gợi ý (Ví dụ: Các bông hoa có màu sắc như thế nào? Hình dáng ra sao? Mùi hương của nó có gì đặc biệt?)
- Có thể nói, phương pháp này sẽ giúp học sinh được hoạt động một cách
đa dạng, tích cực (được nhìn, được ngửi, được nghe …) từ đó thu nhập đượcnhiều thông tin về bài học Phương pháp quan sát luôn được sử dụng phối hợpvới các phương pháp khác, đặc biệt là:
2.3.3.2 Phương pháp hỏi đáp:
Đây là cách thức đối thoại giữa giáo viên và học sinh nhằm khơi gợi, dẫndắt học sinh tự rút ra kết luận hoặc vận dụng kiến thức vào thực tế Phương phápnày là công cụ tốt nhất để dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận Khi sử dụngphương pháp hỏi đáp trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội, tôi luôn chuẩn bịmột hệ thống câu hỏi và sắp xếp theo một trình tự logic Mỗi câu hỏi phải là mộtbước để dần dần giải quyết những vấn đề do bài đặt ra
Ví dụ: Khi dạy bài “ Công việc nhà”
* Hoạt động 1: Học sinh làm việc với SGK để biết được một số công việc ở
nhà của những người trong gia đình
Tôi có 2 câu hỏi:
1 Từng người trong mỗi hình làm gì?
2 Hãy nêu tác dụng của mỗi công việc vừa nêu trong cuộc sống gia đình? Dựa trên những thông tin thu thập được qua việc trả lời câu hỏi 1, học sinh rút ra kết luận: Ở nhà mọi người đều làm những công việc khác nhau để làm cho nhà cửa sạch sẽ, vừa thể hiện sự quan tâm giúp đỡ nhau.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: Kể tên một số công việc các em thường
làm để giúp đỡ gia đình Tôi dùng hệ thống câu hỏi:
1 Hãy kể cho các bạn nghe về những công việc mà con và những người trong gia đình thường làm (Ai nấu cơm? Ai quét dọn? Ai dạy con học?
Ai trông em bé? Ai chơi đùa, nói chuyện với em?)
2 Con cảm thấy thế nào khi làm xong công việc đó?
Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc tùy theo
Trang 111 Hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai căn phòng?
2 Em thích căn phòng nào? Tại sao?
Câu hỏi 1 có tác dụng gợi mở để học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi tiếp theo.Sau đó học sinh phải sử dụng các kiến thức vừa tìm hiểu được ở hoạt động 1 và
cả 2 câu hỏi vừa rồi thì mới trả lời câu hỏi sau:
3 Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, em phải làm gì giúp đỡ bố mẹ?
Học sinh dễ dàng nhận thấy: Để có nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, ngoài giờhọc, cần chăm chỉ làm việc hơn để giúp đỡ bố mẹ
Ví dụ: Khi dạy bài “Ăn uống hàng ngày”
* Hoạt động 4: Thảo luận cả lớp để biết phải ăn uống như thế nào để có sức
khỏe tốt?
Đây là câu hỏi khó học sinh sẽ lúng túng, không diễn đạt được điều mìnhhiểu để trả lời Tôi đã đưa ra 3 câu hỏi phụ:
Khi nào chúng ta cần ăn và uống?
(Chúng ta cần ăn khi đói và uống khi khát)
Hàng ngày, cần phải ăn mấy bữa? Vào lúc nào?
(Cần ăn ba bữa chính là sáng, trưa và tối)
Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính?
(Không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính vì như vậy sẽ làm ta ăn không ngon miệng ở bữa chính)
Cuối cùng tôi hỏi:
Vậy phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt?
Các em trả lời ngay: Cần phải ăn khi đói và uống khi khát, nên ăn ba bữa sáng, trưa và tối Không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính để bữa ăn chính
ăn được nhiều và ngon miệng).
Chúng ta vẫn quen cách học: Người đặt câu hỏi là giáo viên, người trả lờicâu hỏi là học sinh Điều này có thể thực hiện theo chiều ngược lại Để học sinh
tự giác, tích cực hơn trong học tập, tôi khuyến khích các em nêu câu hỏi thắcmắc để cả lớp và giáo viên cùng giải đáp
Hỏi đáp và quan sát là những phương pháp đặc trưng của môn Tự nhiên và
Xã hội Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh riêng nên cần khai thác hợp lý và sửdụng phối hợp linh hoạt với các phương pháp khác để giờ học hấp dẫn, lý thú đểhọc sinh hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động học tập
2.3.3.3 Tổ chức trò chơi học tập
Việc tổ chức trò chơi vào bất cứ phần nào của bài học đều rất quan trọng vì
nó làm thay đổi hình thức học tập, tạo không khí thoải mái, dễ chịu, học sinh vui
Trang 12vẻ, nhanh nhẹn, cởi mở hơn và được củng cố hệ thống hóa kiến thức, khi chohọc sinh tham gia trò chơi học tập cần phải đảm báo tính mục đích Trò chơiphải thú vị và thu hút đa số hay tất cả học sinh tham gia Khi trò chơi kết thúc,giáo viên cần nhận xét kết quả của trò chơi, thái độ của người tham dự và rútkinh nghiệm Giáo viên cần hỏi xem, học sinh đã được học những gì qua tròchơi.
Trò chơi học tập giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, giúp họcsinh nhanh nhẹn, tiếp thu tự giác và tích cực hơn Qua đó, học sinh được củng
cố hệ thống hóa kiến thức
Tôi thường tổ chức trò chơi học tập theo các bước sau:
- Giới thiệu tên trò chơi và phổ biến luật chơi
- Cho học sinh chơi thử (nếu thấy cần)
Tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Tôi là rau gì?”
Mục đích: Học sinh được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã
học
Cách tiến hành:
- Nêu tên trò chơi: “Tôi là rau gì?”
- Hướng dẫn cách chơi: Một học sinh lên chơi tự giới thiệu các đặc điểmcây rau Một học sinh xung phong đoán Nếu học sinh đoán sai, đổi học sinhkhác
- Cho học sinh chơi thử:
Học sinh B đoán: Rau cải bắp.
- Học sinh chơi thật: 7 đến 10 học sinh
Trang 13- Nhận xét kết quả trò chơi - Giáo viên khen học sinh trả lời đúng.
Ví dụ: Khi dạy bài 21 “Ôn tập xã hội”
Tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
Mục đích: Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học về xã hội, kể
với bạn bè gia đình, lớp học và cuộc sống xung quanh, yêu quý gia đình, lớp học
và nơi các em sống …
Giáo viên chuẩn bị 2 bộ tấm bìa ghi số từ 1 đến 32 để chia cho từng họcsinh, một bộ giáo viên dùng để lựa chọn học sinh lên chơi
Một số câu hỏi gợi ý như sau:
Kể về các thành viên trong gia đình em?
Nói về những người bạn yêu quý?
Kể về ngôi nhà của bạn?
Kể về những việc bạn đã làm để giúp đỡ bố mẹ
Kể về cô giáo (thầy giáo) của bạn?
Kể về một người bạn của bạn?
Kể về những gì bạn thấy trên đường đến trường?
Kể về nơi công cộng và nói về các hoạt động ở đó?
Kể về một ngày của bạn?
Giáo viên phổ biến cách chơi: giáo viên bốc số bất kỳ, học sinh mang đúng
số giáo viên bốc lên sẽ được lên “Hái hoa” và đọc to câu hỏi trước lớp và trả lời.Giáo viên tổng kết trò chơi
Ai trả lời đúng, rõ ràng, lưu loát sẽ được nhận phần thưởng
Việc tổ chức trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội tạo ra khôngkhí hào hứng, thoải mái, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó Trò chơi phùhợp với đặc điểm nhận thức với lứa tuổi và tính hiếu động của các em nên đãgóp phần thúc đẩy tính tích cực hoạt động, rèn luyện kỹ năng suy nghĩ độc lập,
sự nhanh trí sáng tạo và tinh thần hợp tác cùng bạn
2.3.4 Lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp
Việc giáo viên biết lựa chọn hình thức dạy học thích hợp đã làm cho cáchoạt động học tập của học sinh được đa dạng, phong phú, lôi cuốn, học sinhcùng tích cực tham gia học tập Ngoài ra còn rèn cho học sinh kỹ năng tư duy,tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức một cách
dễ dàng nhất
Trong quá trình dạy môn Tự nhiên và Xã hội, tôi đã linh hoạt sử dụng một
số hình thức dạy học sau:
2.3.4.1 Hình thức dạy học trong lớp
Trang 14Hình thức dạy học trong lớp từ trước đến nay đều là phổ biến và được giáo
viên ưa dùng Với phạm vi bên trong lớp học, cùng với hình thức: “Thầy dạy
-Trò nghe” truyền thống đã tạo ra sự áp đặt những điều sẵn có cho học sinh, coi
học sinh đồng loạt giống nhau về trình độ nhận thức Tuy giáo viên có sử dụngcác phương pháp dạy: hỏi đáp - quan sát - thảo luận … song vẫn chưa giúp chohọc sinh phát huy được tính tự giác, tích cực Do vậy, việc đổi mới phương phápdạy học phải gắn liền với việc đổi mới các hình thức tổ chức dạy học trên cơ sở
“Học đi đôi với hành” Qua đó giúp các em tích cực tự phát hiện, giải quyết các
vấn đề của bài học Để học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề của bài học, pháthuy của học sinh nên khi dạy học trong lớp tiết Tự nhiên và Xã hội, tôi đã sửdụng một số hình thức sau:
2.3.4.1.1 Hình thức dạy học theo nhóm:
“Học thày không tày học bạn”: Cha ông chúng ta đã đúc rút ra được kinh
nghiệm quý báu của sự học tập lẫn nhau Việc học tập của học sinh sẽ đạt kếtquả cao hơn khi các em được trao đổi, đối chiếu, tranh luận những hiểu biết củamình với bạn, qua đó biết được những hiểu biết của bạn
Ngoài ra, qua việc tổ chức nhóm, học sinh có thể hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau,kiểm tra nhau
Khi tham gia hình thức này, đòi hỏi học sinh phải cố gắng rất lớn bởi lẽ các
em không muốn thua kém bạn bè “Thua thày một vạn không bằng kém bạn
một li” Đây chính là động lực giúp các em mạnh dạn trước đám đông và rèn kỹ
năng nói trước lớp
Muốn cho việc học theo nhóm của học sinh đạt hiệu quả, tôi đã chú ý:
Trong mỗi nhóm 4 sẽ phân thành 2 nhóm nhỏ
Mỗi nhóm học sinh tôi đều quy định số cho từng em (1), (2), (3), (4)
(Những em số (1), (2) thường là những em học tốt) Khi tiến hành học nhóm
những ngày đầu thường là các em số (1), (2) là nhóm trưởng Sau đó lần lượtmột thời gian sẽ đến những em mang số (3), (4) làm nhóm trưởng Khi hoạtđộng nhóm đã ổn định, tôi ghi số nào lên bảng, số đó làm nhóm trưởng
Ví dụ: Cùng quan sát và tìm hiểu các bộ phận của con cá