1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân giống in vitro cây hoa hồng cổ sapa từ đốt thân

46 75 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, vi nhân giống một loại cây thân bán gỗ và có tinh dầunhư cây hoa hồng thường xuyên gặp phải sự tích lũy hợp chất phenol trongcây gây ra hiện tượng ức chế sinh trưởng, khó nu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH - KTNN

=== ===

HỒ THỊ HÀ

NHÂN NHANH IN VITRO

CÂY HỒNG CỔ SAPA TỪ ĐỐT THÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH - KTNN

=== ===

HỒ THỊ HÀ

NHÂN NHANH IN VITRO

CÂY HỒNG CỔ SAPA TỪ ĐỐT THÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Người hướng dẫn khoa học

TS LA VIỆT HỒNG

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS La Việt Hồng - Khoa

Sinh KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã luôn định hướng,quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường ĐHSP Hà Nội 2, BanChủ nhiệm bộ môn Thực vật khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng thí nghiệm Sinh

lý thực vật, Phòng thí nghiệm Thực vật - trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạođiều kiện thuận lợi về thiết bị, phương tiện để tôi có thể hoàn thành khóaluận này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô Mai Thị Hồng – Phòng thínghiệm Sinh lý học thực vật đã luôn giúp đỡ, quan tâm và đóng góp ýkiến để tôi có hoàn thành khóa luận tốt nhất

Cảm ơn gia đình, bạn bè và các em khóa 42, khóa 43 đã luôn giúp

đỡ động viên, góp ý cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Hồ Thị Hà

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: - Phòng Đào tạo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.

- Khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được thực hiệndưới sự hướng dẫn của TS La Việt Hồng Các số liệu, kết quả nghiên cứutrong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Hồ Thị Hà

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BAP: 6-Benzylaminopurine

CT: Công thức

Mg/l: miligam/ lit

MS: Murashige & Skoog

NAA: 1-naphthaleneacetic acid

NXB: Nhà xuất bản

LSD0,05: Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 5%

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Giới thiệu về chung về cây hoa hồng 4

1.2 Đặc điểm sinh học của cây hoa hồng 6

1.2.1 Đặc điểm hình thái của cây hoa hồng 6

1.2.2 Điều kiện sinh thái 7

1.3 Giá trị sử dụng 9

1.4 Tình hình nghiên cứu hoa hồng cổ Sapa trên thế giới và ở Việt Nam 10

1.4.1 Tình hình nghiên cứu hoa hồng cổ Sapa trên thế giới 10

1.4.2 Tình hình nghiên cứu hoa hồng cổ Sapa ở Việt Nam 11

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Đối tượng nghiên cứu 14

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14

2.3 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 14

2.3.1 Thiết bị 14

2.3.2 Dụng cụ 14

2.4 Môi trường nuôi cấy 14

2.5 Điều kiện nuôi cấy 15

2.6 Phương pháp nghiên cứu 15

Trang 7

2.6.1 Tạo vật liệu khởi đầu 16

2.6.2 Tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro cây hoa hồng cổ Sapa 16

2.6.3 Ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh 17

2.7 Phân tích thống kê số liệu thực nghiệm 18

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

3.1 Tạo vật liệu khởi đầu 19

3.2 Tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro cây hoa hồng cổ Sapa 22

3.3 Ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh 26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29

1 KẾT LUẬN 29

2 KIẾN NGHỊ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cây hoa hồng cổ Sapa 6Hình 3.1 Kết quả tạo vật liệu khởi đầu từ đốt thân cây hoa hồng cổ Sapa 21Hình 3.2 Chồi hoa hồng cổ Sapa sau 5 tuần nuôi cấy 25Hình 3.3 Rễ cây hoa hồng cổ Sapa trên môi trường MS + NAA

0,25mg/l sau 2 tuần nuôi cấy 28

Trang 10

1 Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trang 11

Cây hồng cổ Sapa là một trong những cây hoa đẹp nhất thế giới Hồng

cổ Sapa thuộc họ Rosaceae là một trong mười họ lớn Cây hoa hồng cổ Sapa

thuộc cây bụi có gai, sinh trưởng và phát triển tốt, lá màu xanh tươi, hoa cómàu hồng sen và nở quanh năm, hoa có hương thơm cổ điển quyến rũ Khôngchỉ vậy, cây hoa hồng cổ Sapa còn là biểu tượng cho tình yêu, ngọt ngào và

sự lãng mạn [13] Hoa hồng cổ Sapa mang lại giá trị tinh thần, đồng thời cólợi nhuận kinh tế cao.Vì vậy, cây hoa hồng thường được nhân giống vô tínhbằng các phương pháp như giâm, chiết và ghép Các phương pháp này khátốn công sức, thời gian và hiệu quả thành công không cao, đặc biệt là đối vớicác giống hồng ngoại Các phương pháp truyền thống có ưu điểm đơn giản,

dễ thực hiện, không yêu cầu kĩ thuật hay chuyên môn cao, đồng thời khôngcần có các thiết bị hiện đại [15] Song, vẫn có hạn chế lớn đó là chất lượngcây con tạo ra không cao, số lượng con ít Hiện tại, đã có phương pháp giảiquyết được những hạn chế đó là phương pháp nhân giống mới bằng nuôi cấy

mô Ưu điểm vượt trội của phương pháp nhân giống mới này là làm tăng chấtlượng và số lượng hoa trong thời gian ngắn và có thể tạo cây con quanh năm.Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật lên hoahồng thường gặp nhiều khó khăn Vấn đề chính là các đoạn thân chuyển từmôi trường bên ngoài vào môi trường MS vô trùng để nuôi cấy dễ mang theonhững vi sinh vật bám ở bề mặt thân cây cũng như bị nhiễm nội sinh Ngoài

ra, sự chuyển đổi môi trường ảnh hưởng nhất định đến khả năng sống sót vàđiều tiết sinh trưởng của chồi bật từ đoạn thân còn mang theo các tính chấtcủa cây Bên cạnh đó, vi nhân giống một loại cây thân bán gỗ và có tinh dầunhư cây hoa hồng thường xuyên gặp phải sự tích lũy hợp chất phenol trongcây gây ra hiện tượng ức chế sinh trưởng, khó nuôi cấy, chậm phát triển, vàng

lá và cây dễ bị chết trong môi trường in vitro [7] Năm 1945, Nobecourt và

Kofler đã nuôi cấy mô tạo ra mô sẹo và rễ từ chồi Năm 2009, Kantamaht vàcộng sự đã nghiên cứu cây hồng thành công về nhân nhanh và điều khiển ra

hoa in vitro Ở nước ta, đã có một số nghiên cứu với nhiều loại hoa hồng khác

nhau trong đó đối tượng hoa hồng cơm được Nguyễn Thị Phương Thảo và

Trang 12

cộng sự đã nghiên cứu [1] Hoa hồng cổ Sapa được Bùi Thị Thu Hương vàcộng sự nghiên cứu vào năm 2017 và thông báo môi trường phù hợp để bậtchồi và nhân nhanh chồi là MS có bổ sung BAP và kinetin, cho số chồi/mẫumới chỉ đạt 2,48 [6].

Hoa hồng cổ Sapa là một trong các loài hoa hồng được ưa chuộng nhấtvới đặc điểm nổi bật hoa to và có nhiều lớp cánh xoáy tạo nên vẻ đẹp kiêu sacủa mình Tuy nhiên, hoa hồng cổ Sapa vẫn có nhược điểm đó là số lượng cáthể chưa nhiều và giá thành tương đối cao

Từ thực tế nêu trên, chúng tôi muốn góp phần làm tăng số lượng, pháttriển quy mô hoa hồng cổ Sapa với chất lượng tốt hơn, sạch bệnh hơn, đồng

thời có thể làm giảm giá tiền nên chúng tôi đã chọn đề tài: “NHÂN NHANH

IN VITRO CÂY HỒNG CỔ SAPA TỪ ĐỐT THÂN”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nhân giống in vitro cây hoa hồng cổ Sapa bằng phương pháp nuôi cấy từ

đốt thân giúp tăng số lượng và chất lượng trong thời gian ngắn nhằm phục vụsản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tạo vật liệu khởi đầu từ đốt thân của cây hoa hồng cổ Sapa: Nghiêncứu và tìm ra nồng độ thích hợp của javen đến hiệu quả khử trùng mẫu câyhoa hồng cổ Sapa

- Tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro: Nghiên cứu và tìm ra nồng độ

thích hợp của BAP và NAA đến hiệu quả của tái sinh chồi và khả năng nhân

nhanh in vitro ở cây hoa hồng cổ Sapa.

- Ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh: Nghiên cứu và tìm ra môi trường

thích hợp có sự ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ trong điều kiện nuôi

cây in vitro của cây hoa hồng cổ Sapa.

Trang 13

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả đề tài góp phần hoàn chỉnh quy trình nhân giống cây hoa

hồng cổ Sapa bằng phương pháp nuôi cấy in vitro.

- Là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của đề tài có thể áp dụng trong cơ sở sản xuất nuôi cấy in

vitro cây hoa hồng cổ Sapa từ đó tăng hiệu quả về cả chất lượng và số lượng.

- Tạo ra các cây con với số lượng lớn đồng đều nhau về số tuổi đồngthời chất lượng tốt, giảm thiểu tối đa mầm mống sâu bệnh hại và giá thànhhợp lí hơn cho người tiêu dùng

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu chung về cây hoa hồng

Hoa hồng cổ đại có nguồn gốc từ cây Tầm xuân có từ kỷ Đệ Tam cáchđây 3,5-7 triệu năm, chủ yếu phân bố ở các vùng đại lục ôn đới Bắc bán cầu,riêng loại hoa 4 mùa có khởi nguyên ở các vùng á nhiệt đới Nguồn gốc củahoa hồng trồng ngày nay rất phức tạp nó là kết quả tạp giao giữa loài Tầm

xuân (Rosa multiflora) với loài Mai khôi (Rosa rugose) và Hoa hồng (Rosa

indica) [3].

Loài Mai khôi (Rosa rugose):có nguồn gốc ở Trung Quốc, hiện còn rất

nhiều cây hoang dại Mai khôi là cây thân gỗ rụng lá, cao tới 2m, thân dạng bò,màu nâu tro, trên thân có một lớp lông nhung và có gai Lá kép lông chim, có4-9 lá nhỏ, hình thuôn hoặc hình trứng dài 2-5 cm, mép lá có răng cưa, mặt trênkhông có gai, mặt dưới có lông gai Hoa mọc thành chùm màu trắng hoặc đỏtím, chứa tinh dầu, có mùi thơm, thông thường ra hoa một lần trong năm [3]

Loài Tầm xuân (Rosa multiflora): có nguồn gốc ở Trung Quốc, Tây

Âu, Bắc Mỹ Tầm Xuân là loại cây bụi rụng lá, cành nhỏ, hoa nhỏ màu trắngđến đỏ Ra hoa vào tháng 5, tháng 6, hoa mọc dày sít nhau như hình cái ô [3]

Loài Hoa hồng (Rosa indica): là loại cây lùm bụi, rụng lá hoặc nửa

rụng lá, cây mọc đứng thẳng hoặc nửa mở Hoa mọc rời hoặc thành chùm trêncành Cây ra hoa nhiều lần trong năm từ cuối tháng 4 đến tháng 10, hoa màutrắng đến đỏ thẫm, thơm nhẹ [3]

Ở Trung Quốc thời Hán Vũ Đế trong cung vua đã có hoa hồng Đến đờiBắc Tống đã có người trồng và đã biết tạo ra giống hồng ra hoa quanh năm,

có mùi thơm do lai giữa Tầm xuân và hoa hồng Ở Châu Âu, trước thế kỷ 17hoa hồng chủ yếu được nhập từ cao nguyên Tiểu Á những giống ra hoa mộtlần, không chịu rét, không thơm, mùa sắc đơn điệu Cuối thế kỷ 15, các giốnghoa hồng và tầm xuân Trung Quốc được nhập vào Pháp, qua nhiều lần lai tạo

với các loại giống bản địa (R Gigautua và R.gallica) Đến năm 1837, đã tạo

ra giống hoa hồng thơm và đến nay có trên 2 vạn giống, chủ yếu là: giống

hồng lai Hương Trà (Hybrid tea roses), hoa hồng nhiều hoa (Floribumda

Trang 15

roses), hoa hồng to (Grandflora roses), hoa hồng nhỏ (Miniaturo rose), hoa

hồng bụi (Shurubs, Shrub roses), hoa hồng dây (Ramblers, Grand Cover

Roses, R), hoa hồng tiểu thủ (Polyanthas, Pol) [3].

Hoa hồng thuộc họ Rosaceae có đặc điểm dạng cây leo hoặc cây bụi.

Họ Rosaceae chiếm số lượng loài lớn (khoảng 3000 loài) phân bố khắp nơi

trên thế giới Hoa hồng được coi là “Hoàng hậu của các loài hoa” vì có kíchthước vừa phải, màu sắc đa dạng đẹp mắt, hương thơm dịu dàng nên rất được

ưa chuộng ở nhiều khu vực

Các nước sản xuất hoa hồng chính: Hà Lan, Mỹ, Nhật trong đó HàLan là nước trồng và sản xuất hoa hồng lớn nhất thế giới Mỹ cũng là nướctrồng nhiều đồng thời cũng là nước nhập khẩu số lượng lớn Ở Trung Quốc códiện tích trồng hoa tương đối lớn và hoa có chất lượng cao nhất ở Trung Quốc

là tỉnh Vân Nam, đây là vùng thích hợp để trồng hoa hồng vì vùng này có vĩ

độ thấp, độ lớn cao, bốn mùa mát mẻ, ánh sáng đầy đủ tương tự Đà Lạt củaViệt Nam [3]

Đà Lạt ở Việt Nam với lợi thế có điều kiện khí hậu rất phù hợp để trồngcác loại hoa vì vậy vùng trồng hoa công nghệ cao Đà Lạt được mệnh danh làthiên đường hoa với rất nhiều loài hoa khác nhau, trong đó hoa hồng và hoacúc là hai loại hoa chủ đạo Hoa hồng Đà Lạt không chỉ được đánh giá caobởi người tiêu dùng trong nước mà còn bởi cả các bạn hàng quốc tế với ưuđiểm bông to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năngkháng bệnh cao Hiện nay, hoa hồng đã có tới trên 15 loại với chất lượng trôinổi

Hoa hồng là hoa lưỡng tính có nhị và nhụy cùng nằm trên một hoa Nhịdính vào nhau và dính trên vòi nhụy gọi là bao phấn Khi gặp điều kiện thuậnlợi thì hạt phấn rơi trên đầu nhụy có thể thụ phấn, sau đó thụ tinh

Hoa hồng cổ Sapa có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới vùng Bắc bán cầu,

có giá trị kinh tế cũng như tinh thần rất cao Chúng là loại cây bụi có gai, lámàu xanh tươi [6] Cây hoa hổng cổ Sapa được di nhập tới Việt Nam do mộtngười Pháp mang tới và trồng tại Sapa

Trang 16

1.2 Đặc điểm sinh học của cây hoa hồng

1.2.1 Đặc điểm hình thái của cây hoa hồng

Hình 1.1 Cây hoa hồng cổ Sapa (Nguồn: h t t p :/ / www v u o n v a y h o a b in h v n )

Rễ: Rễ cây hoa hồng thuộc loại rễ chùm, có khả năng phân nhánh

mạnh, lan rộng trong đất, khi bộ rễ lớn phát sinh nhiều rễ phụ, ở lớp đất mặt

có khả năng lan rộng tù 5 - 30 cm Rễ hoa hồng có thể ăn sâu tới 1 m, thíchhợp phát triển trong các loại đất thoáng khí (20-30%) [3]

Thân: Thân cây gỗ hoặc bụi phân nhiều cành có thể có chiều cao

khoảng 50 - 200 cm Cây hoa hồng cổ Sapa có thân nhỏ và có gai

Lá: Lá hoa hồng có dạng kép lông chim mọc cách, với 3, 5, 7, 9, 11, 13

lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ, xung quanh lá chét cónhiều răng cưa nhỏ Tùy từng giống mà lá có màu xanh đậm hay nhạt, răngcưa nông hay sâu hoặc có hình dạng lá khác

Hoa: Hoa có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm, có nhiều màu sắc và kích

Trang 17

thước khác nhau Hoa hồng mọc đơn độc hay thành cụm Hoa lớn đặc trưng bởi

có đế hoa hình chén, xếp thành một hay nhiều vòng Thuộc loài hoa lưỡngtính, nhị đực và nhụy cái trên cùng một hoa, phân hóa đài hoa rõ rệt, các nhịđực dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy

Quả: Quả có hình trái xoan, có kích thước khác nhau tùy từng giống.

Khi chín quả có màu nâu vàng hoặc màu đỏ đun tùy theo màu sắc hoa Quảthuộc loại quả nang, có chứa nhiều hạt nhỏ

Hạt: Hạt nhỏ, có lớp lông trắng bao phủ Hạt nảy mầm rất kém do có

lớp vỏ dày, phôi và nội nhũ có chứa AAB kìm hãm quá trình nảy mầm

1.2.2 Điều kiện sinh thái

Ánh sáng: là nhân tố quan trọng với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa

hồng Do thời tiết thay đổi hoặc do sự che bớt ánh sáng dẫn đến giảm cường

độ và thời gian chiếu sáng đều làm giảm lượng khô tích lũy và khả năng sinhtrưởng Sự phân hóa hoa, sự phát dục của hoa, thời gian giãn cách giữa hai lầncắt hoa, độ lớn của cành hoa, trọng lượng và chiều dài cành, diện tích lá, màusắc của cành hoa đều chịu ảnh hưởng của ánh sáng [3]

Chu kì chiếu sáng và độ dài bước sóng có liên qua tới sự phát dục củahoa và vị trí mầm hoa Trong điều kiên mùa hè, phản ứng quang hợp của hoahồng khá mạnh, 90% chất khô trong cây là do quang hợp, tuy nhiên quang hợpchịu ảnh hưởng của giống, cường độ ánh sáng, nhiệt độ, trạng thái nước vànồng độ CO2 Trong điều kiện bão hòa CO2 nhiệt độ thích hợp cho quang hợp,khi nhiệt độ tăng qua 25oC thì cường độ quang hợp giảm Trong trường hợpchiếu sáng bổ sung đã làm tăng chỉ số chất lượng hoa, độ dài cành tăng [3]

Nhiệt độ: ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, sự tạo thành các sản

phẩm trao đổi chất, đặc biệt là sắc tố và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quảsản xuất, bao gồm các yếu tố: Nhiệt độ ngày (tối thích cho sự sinh trưởng là21–23oC), nhiệt độ đêm (16oC), nhiệt độ đất (21–26oC) Trong giới hạn nhiệt

độ, nhiệt độ ban ngày thấp, ban đêm ức chế sự kéo dài cành Nhiệt độ ổn định18–20oC là thích hợp nhất cho cả sinh trưởng và phát dục [9]

Trang 18

Độ ẩm: đất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa

hồng là từ 60–70oC, đối với độ ẩm không khí là từ 80–85oC Đặc biệt, nếu độ

ẩm trong đất cũng như trong không khí quá cao vào mùa mưa to, kéo dài liêntục năm sáu tháng, đa số hoa hồng bị các loại nấm và sâu bệnh tấn công,khiến cây bị đốm lá, vàng lá, rụng lá, suy kiệt và chết [1]

Tính chất đất đai: Đất trồng cây hồng tốt nhất là đất Macgarit (đất đen

đá vôi) hoặc đất đồi giàu mùn, loại đất này kết cấu viên tốt, mật độ tương đốinhỏ, khả năng giữ mùn tốt, thoáng khí, có lợi cho sự phát triển của rễ Độ sâucủa đất và độ dày của tầng canh tác cũng rất quan trọng Đất phải có nhiều lỗhổng, đặc biệt là sự thông khí của tầng dưới ảnh hưởng rất lớn đối với sự pháttriển của rễ Hoa hồng ưa đất hơi chua, có độ pH 5,5-6,5 [3]

Dinh dưỡng: Khả năng hấp thụ dinh dưỡng khoáng phụ thuốc vào

nguồn gốc cây trồng và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hoa Vì vậyviệc cung cấp dinh dưỡng cho cây phù hợp là cần thiết để đạt sản lượng tốtnhất Thiếu Nito cây châm sinh trưởng, phân cành yếu, lá vàng, rễ bị rụng,nhỏ, dài và ít, khả năng quang hợp giảm Thiếu Phospho gây trở ngại cho việctổng hợp protein, khả năng hình thành tinh bột kém, hoa khó nở NhiềuPhospho ức chế sự hấp thụ sắt Thiếu Canxi, nụ không phát triển thành hoa.Thiếu Lưu huỳnh làm cây sinh trưởng chậm nhưng thừa lại gây độc cho cây

Cây hoa hồng cổ Sapa dễ chăm sóc Cây thích nghi được khí hậu ở ViệtNam (nóng vào mùa hè và rất lạnh ở mùa đông) Ngoài ra sức chống chịu củacây tốt có thể trồng trong chậu hoặc đất cây cũng phát triển bình thường Cây

ưa sáng và gió, cây cho hoa quanh năm và hoa có mùi thơm dịu dàng

Trang 19

1.3 Giá trị sử dụng

Cây hoa hồng nổi bật với vẻ đẹp mà mùi thơm dịu dàng nên đượcngười sử dụng rất ưa chuộng, đặc biệt trong những ngày tết Cây sống lâunăm nên cho giá trị cao về thẩm mỹ Cây cho hoa liên tục, với số lượng hoalớn, nhiều hoa, và kích thước bông to nổi bật Cây hoa hồng có thể trang trínội thất tại gia đình, văn phòng, công viên

Hoa hồng đa dạng về hình thức, kích cỡ, màu sắc và đặc biệt có mộtmùi thơm dịu dàng làm say đắm lòng người Chính vì thế thế trên thế giớicũng ở Việt Nam đã phát triển ngành sản xuất hoa hồng, mang lại những lợiích cho nền kinh tế Tổng giá trị hoa tiêu thụ trên thị trường thế giới là 42 tỷUSD, trong đó hoa hồng chiếm 15 tỷ USD, còn lại là Cúc, CẩmChướng thơm, Lay Ơn và các loài hoa khác dự kiến sẽ tăng lên rất nhanhtrong các năm tới Diện tích hoa trên thế giới ngày càng mở rộng trong đódiện tích trồng hoa của châu Á khoảng 134 nghìn hecta, chiếm 60% tổng diệntích hoa của thế giới Các nước sản xuất hoa hồng trên thế giới là Hà Lan,

Mỹ, Colombia, Nhật, Iran, trong đó đó Hà Lan là nước chủ nhà xuất khẩu hoalớn nhất thế giới khoảng 4 tỷ USD tương đương 21 tỷ cành trên một năm.Năm 1996, Mỹ sản xuất 3,5 tỷ cành và nhập khẩu 8,3 tỷ cành Ở Châu Á,Trung Quốc là nước bắt đầu sản xuất hoa hồng từ những năm 50 của thế kỷ

XX, hiện nay Quảng Đông là tỉnh trồng hoa hồng nhiều nhất Trung Quốc códiện tích 4320 hecta, sản xuất 2,96 tỷ bông Ở một số nước châu Âu và TrungQuốc mặc dù có sức tiêu thụ rất lớn nhưng chỉ sản xuất được vào mùa hè, chèkho nhiệt độ các mùa còn lại xuống quá thấp, đây chính là cơ hội cho nước cóđiều kiện thuận lợi như Việt Nam phát triển ngành sản xuất hoa hồng xuấtkhẩu [3]

Ở Việt Nam, đến năm 2014, hoa hồng đã được trồng phổ biến tại Mêlinh, Văn Khê, Đại Thịnh, với diện tích lớn (khoảng 1.152 ha) Trước đây cácgiống hoa hồng trồng được nhập chủ yếu từ Đà Lạt, nhưng gần đây, chúng bịthoái hóa, hoa nhỏ, chóng tàn và màu sắc không đẹp, chính vì vậy, gần đâyngười dân đã lựa chọn trồng những giống hoa hồng nhập ngoại như hồng cổ

Trang 20

Tại vùng trồng hoa Tây Tựu–Từ Liêm–Hà Nội, khu vực Mê Linh–HàNội thì hoa hồng và hoa cúc là hay loài hoa cho thu nhập cao và thườngxuyên [11].

Ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc với khoảng 55,26%, sảnlượng 26,53 triệu bông/năm Hiện nay, các giống hồng trồng ở Việt Nam hầuhết là các giống nhập từ Hà Lan, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, với nhiều giống quý

và lạ

Đến năm 2014, hoa hồng đã được trồng phổ biến tại Mê linh, Văn Khê,Đại Thịnh, với diện tích khoảng 1.152 ha Trước đây các giống hoa hồngtrồng được nhập chủ yếu từ Đà Lạt, nhưng gần đây, chúng bị thoái hóa, hoanhỏ, chóng tàn và màu sắc không đẹp, chính vì vậy, gần đây người dân đãmạnh dạn trồng những giống hoa hồng nhập ngoại như hồng Pháp và hồngItalia, cho bông to, và đẹp hơn Hồng Đà Lạt do chúng thích nghi với điềukiện nơi đây

Ngoài ra cây hoa hồng cổ Sapa được phụ nữ ưa chuộng là nguyên liệu

để sản xuất những loại mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp ví dụ như nước hoa hồng

có tác dụng dưỡng da, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da mang lại sự trẻ trung

và làn da căng bóng, mịn màng, trắng hồng hay nước hoa vì có mùi thơm dịudàng, nhẹ nhàng và quyến rũ Ngoài ra, cánh hoa hồng chứa nhiều vitaminnhư vitamin C, các vitamin nhóm B nên chúng ta có thế sử dụng làm trà chữađược cảm lạnh, điều kinh…

1.4 Tình hình nghiên cứu hoa hồng cổ Sapa trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1 Tình hình nghiên cứu hoa hồng cổ Sapa trên thế giới

Phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu về nhân nhanh in vitro

hoa hồng trên thế giới

Năm 1946, Lamments đã nghiên cứu dùng nuôi cấy phôi để nhân giốnghoa hồng

Năm 1962, Weinstein và cộng sự đã nghiên cứu về nuôi cấy huyền phù

và mô sẹo để tìm hiểu thêm về sự biệt hóa và tái sinh

Năm 1991, Arif và cộng tác đã nghiên cứu nhân chồi ở cây hoa hồng

Trang 21

mini Kết quả nghiên cứu là khi bổ sung 3 mg/l NAA có tác dụng làm chồicây tăng cao nhất Năm 2005, Al-Khalifah và cộng tác có kết quả nghiên cứutăng tỉ lê chồi tới 71,1 % khi kết hợp 3,0 mg/l BA và 2,0 mg/l kinetin.

Năm 2003, Soomro và cộng sự làm thí nghiệm với mục đích tăng rễ đã

sử dụng 0,6 mg/l IBA và 0,1 mg/l NAA Kết quả đạt được tỉ lệ phần trăm rễtăng là 50% trong khoảng thời gian 12 tuần

Al-Khalifah và cộng tác viên (2005) sử dụng BA 3,0 mg/l kết hợp

Kinetin 0,2 mg/l thì cây Rosa Hybrid L có tỉ lệ chồi tăng 71,1 %.

Hamed và cộng tác viên (2006) trên cây Rosa indica L trên môi trường

có bổ sung BAP 1,5 mg/l sau 7 ngày cho kết quả cao (100% chồi hình thành)còn khi sử dụng Kinetin 0,5 mg/l kết hợp với BAP 0,5 mg/l sau 10 ngày có98% chồi hình thành

Khosravi và cộng sự (2007) trên cây Rosa Hybrid có bổ sung 0,004

mg/l MAP kết hợp với 0,005 mg/l NAA cho hệ số nhân chồi cao nhất

Năm 2009, Kantamaht và cộng sự đã nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây hoa hồng, chủ yếu tìm hiểu sự ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh

trưởng (PGRs), nồng độ đường, các chất khoáng, chiều cao chồi,…[14]

1.4.2 Tình hình nghiên cứu hoa hồng cổ Sapa ở Việt Nam

Các phương pháp nhân nhanh truyền thống (giâm, chiết, ghép) với kĩthuật đơn giản, dễ thực hiện nên vẫn được sử dụng rộng rãi ở nước ta Song,

chúng có những nhược điểm nhất định và phương pháp nuôi cấy in vitro đã

khắc phục được những hạn chế đó nên đang được phát triển mạnh nhằm đạtđược mục đích tăng khả năng sinh trưởng phát triển, tạo ra số lượng lớn cáccây con đồng đều về số tuổi, giảm thiểu tối đa mầm mống sâu bệnh hại từ đótăng chất lượng cây trồng Ngoài ưu điểm nội trội có hệ số nhân nhanh cao thìphương pháp này tạo cây con đồng loạt về độ tuổi và kích thước cây con nhỏ

dễ dàng vận chuyển

Năm 2005, Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự khi tiến hành nhân

nhanh in vitro trên giống hoa hồng trắng (là giống hồng lai giữa Rosa Gallica

Trang 22

hồng Ấn Độ) cây hoa hồng cơm (Rosa sericea Lindl) Tuy nhiên, chưa có

công bố hoàn chỉnh nào về nhân giống cây hồng cổ Sapa [11]

Theo Nguyễn Thị Kim Hằng (2005) trên giống hồng Rosa Chinensis,

trong giai đoạn nhân nhanh sử dụng BAP 1,5 mg/l cho hệ số nhân cao nhất,

sử dụng NAA 1mg/l hoặc NAA kết hợp với Than hoạt tính 2 mg/l để tạo racây hoàn chỉnh là tốt nhất

Theo Hồ Tân (2006) trên cây hoa Hồng Rosa Chinensis, tỷ lệ chồi tăng

cao nhất khi bổ sung BAP 1mg/l và tỷ lệ rễ cao nhất khi bổ sung thêm 2 mg/lNAA

Năm 2008, Nguyễn Hữu Tính đã dùng 0,5 mg/l NAA và 2 mg/l thanhoạt tính tạo cây hoa hồng nhung hoàn chỉnh tốt nhất

Trong nghiên cứu gần đây của Nguyễn Phương Thảo và cộng sự(2015) cây Hoa Hồng cơm trong nuôi cấy mô, đoạn cành bánh tẻ mang mắtngủ, không sâu bệnh, sinh trưởng tốt được rửa sạch dưới vòi nước, ngâmtrong xà phòng loãng 15 phút rồi rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy Sau

đó, mẫu được ngâm trong cồn 70o trong 1 phút, rửa lại bằng nước cất vô trùngtrước khi được khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 15 phút và cuốicùng được rửa bằng nước cất vô trùng từ 3 - 5 lần [11]

Năm 2017, Bùi Thị Thu Hương và cộng sự đã nghiên cứu nhân nhanh

in vitro cây hoa hồng cổ Sapa cho kết quả: khi thay đổi nồng độ BAP không

ảnh hưởng đến số lá trung bình của chồi nhưng đã gây ra những ảnh hưởng

lớn và khác nhau đến hệ số nhân, sinh trưởng và phát triển của chồi in

vitro.Hệ số nhân chồi và chiều cao chồi tăng tỉ lệ thuận khi tăng nồng độ BAP

từ 0,5–1,5 mg/l [6]

Năm 2018, Nguyễn Ngọc Quỳnh Thơ và cộng sự khi nghiên cứu trên

cây hoa hồng tỷ muội (Rosa chinensis Jacq Var minima Redh.) đã xác định

được chất khử trùng thích hợp là sử dụng dung dịch HgCl2 0,2% trong 10phút, môi trường nuôi cấy tạo chồi thích hợp là môi trường MS có bổ sung2,0 mg/l BA, 0,5 mg/l Kinetin, 0,5 g/l than hoạt tính, 30 g/l sucrose

Năm 2019, La Việt Hồng và cộng sự nghiên cứu hoa hồng Mê Linh

(Hà Nội), đã sử dụng hoa hồng Mê Linh làm vật liệu cho nhân giống in

Trang 23

vitro phục vụ nguồn cung ứng cây sạch bệnh Kết quả cho thấy, tất cả các

công thức có bổ sung BAP đều kích thích hình thành chồi và môi trường tốt

nhất để tái sinh chồi in vitro từ đốt thân hoa hồng là MS có bổ sung 1,0 mg/l

BAP, chồi tái sinh phát triển tốt Công thức môi trường thích hợp cho nhân

nhanh chồi in vitro được xác định là MS bổ sung 1,0 mg/l BAP, số lượng

chồi/mẫu đạt 3,80; chiều cao chồi đạt 1,70 cm và số lá/chồi đạt 4,20 Chiềucao chồi lớn nhất được ghi nhận ở công thức có bổ sung 0,2 mg/l than hoạttính Tiếp theo, công thức môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l NAA thích hợp

cho tạo rễ in vitro với tỷ lệ hình thành rễ cao nhất đạt 67,50% [4].

Ở nước ta đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hoa hồng trong đó cóhoa hồng cổ Sapa với mục tiêu tìm ra môi trường tối ưu để nhân nhanh cácloài hoa này, nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật, điều khiển ra hoa, phòng trừsâu bệnh, tăng chất lượng cây trồng Thành công của các nghiên cứu này là đã

có ứng dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả đáng kể đối với ngành trồng trọt,tuy nhiên chưa hoàn thành quy trình kĩ thuật chăm sóc đối với một số đốitượng, ví dụ như hoa hồng cổ Sapa

Ngày đăng: 18/11/2019, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Văn Đính, La Việt Hồng, (2015), Sinh trưởng và phát triển của thực vật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh trưởng và phát triển củathực vật
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, La Việt Hồng
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2015
4. La Việt Hồng, Chu Đức Hà, Ngô Thị Quỳnh (2019), “Nhân giống cây hoa Hồng Mê Linh – Hà Nội bằng phương pháp nuôi cấy mô”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân giống cây hoaHồng Mê Linh – Hà Nội bằng phương pháp nuôi cấy mô”, "Tạp chíKhoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên
Tác giả: La Việt Hồng, Chu Đức Hà, Ngô Thị Quỳnh
Năm: 2019
6. Bùi Thị Thu Hương, Đồng Huy Giới, Nguyễn Thị Trang, Hồ Thị Quyên, (2017), “Nhân nuôi cây hoa hồng cổ Sapa (Rosa gallica L.) bằng kỹ thuật cấy mô in vitro”, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7, 1229 - 1235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân nuôi cây hoa hồng cổ Sapa ("Rosa gallica L".) bằng kỹthuật cấy mô "in vitro"”, "Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái vàTài nguyên sinh vật lần thứ 7
Tác giả: Bùi Thị Thu Hương, Đồng Huy Giới, Nguyễn Thị Trang, Hồ Thị Quyên
Năm: 2017
7. Trịnh Thị Hương, Nguyễn Ngọc Quỳnh Thơ, Trần Trọng Tuấn, Dương Tấn Nhựt (2018), “Nghiên cứu nhân giống vô tính và ra hoa in vitro cây hoa hồng tỉ muội (Rosa chinensis Jacq. var Minima Redh)”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Công nghệ Sinh học toàn quốc, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 1392-1397 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhân giống vô tính và ra hoa "in vitro "cây hoahồng tỉ muội ("Rosa chinensis Jacq. var Minima Redh")”, "Kỷ yếu Hộithảo Khoa học Công nghệ Sinh học toàn quốc
Tác giả: Trịnh Thị Hương, Nguyễn Ngọc Quỳnh Thơ, Trần Trọng Tuấn, Dương Tấn Nhựt
Nhà XB: NXB Khoa học Tựnhiên và Công nghệ
Năm: 2018
8. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong, (2013), Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương phápnghiên cứu sinh lý học thực vật
Tác giả: Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
9. Trần Văn Minh, (2015), Công nghệ sinh học thực vật, Giáo trình cao học - nghiên cứu sinh, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, 751 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sinh học thực vật, Giáo trình cao học -nghiên cứu sinh
Tác giả: Trần Văn Minh
Năm: 2015
10. Nguyễn Thị Kim Thanh, (2005), “Nhân giống cây hoa hồng bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1: 39-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân giống cây hoa hồng bằng kỹthuật nuôi cấy "in vitro"”, "Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thanh
Năm: 2005
12. Nguyễn Bảo Toàn, (2004), Nuôi cấy mô và tế bào thực vật, Nxb Đại học Cần Thơ.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi cấy mô và tế bào thực vật
Tác giả: Nguyễn Bảo Toàn
Nhà XB: Nxb Đại họcCần Thơ.Tiếng nước ngoài
Năm: 2004
13. Ali J, Chaudry NY, Aftab. 2005. In vitro development and improvement of chromium affected adventitious root of Solaum of tuberosum L. with GA 3 and application. Pak. J Bot 46(2): 687-692 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro "development and improvementof chromium affected adventitious root of Solaum of tuberosum L. withGA3 and application. "Pak. J Bot
14. Kantamaht K., Nonlapan P., Kamnoon K., 2009. In vitro flowering from cultured nodal explants of rose. Not. Bot. Hort. Agrobot. Cluj, 37(2):261 - 263 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro "flowering fromcultured nodal explants of rose. "Not. Bot. Hort. Agrobot. Cluj
15. Norton ME, Boe AA (1982), In vitro propagation of ornamental Rosaceous plants, Hort. Sci, 17:190-191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro "propagation of ornamentalRosaceous plants, "Hort. Sci
Tác giả: Norton ME, Boe AA
Năm: 1982
16. Omidi M, Yadollahi A, Eftekhari M, (2016), “Comparative study of Rosa damascenes Mill. and R. Gallica micro-propagation”, Biological Forum - An International Journal, 8(1): 135-145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative study of Rosadamascenes Mill. and R. Gallica micro-propagation”, "Biological Forum- An International Journal
Tác giả: Omidi M, Yadollahi A, Eftekhari M
Năm: 2016
17. Pati PK, Rath SP, Sharma M, Sood A, Ahuja PS (2006), In vitro propagation of rose - a review, Biotechnology Advances, 24: 94-114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro"propagation of rose - a review, "Biotechnology Advances
Tác giả: Pati PK, Rath SP, Sharma M, Sood A, Ahuja PS
Năm: 2006
18. Rajeshbabu PM, Gopalakrishnan Janarthanan B, Sekar T (2014), An efficient and rapid generation protocol for micropagation of rose bourboniana from nodal explants, Int. J of Current Biotechnology, 2(1):24-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int. J of Current Biotechnology
Tác giả: Rajeshbabu PM, Gopalakrishnan Janarthanan B, Sekar T
Năm: 2014
19. Vijaya N, Satyanarayana G, Prakash J, Pierik RLM (1991), Effect of culture media and Growth Regulators on in vitro Propagation of rose, Curr. Plant Sci. Biotechnol. Agric, 12: 209-214 Sách, tạp chí
Tiêu đề: in vitro "Propagation ofrose, "Curr. Plant Sci. Biotechnol. Agric
Tác giả: Vijaya N, Satyanarayana G, Prakash J, Pierik RLM
Năm: 1991
1. Việt Chương, Lâm Thị Mỹ Hương, 2006, Kỹ thuật giâm, chiết, ghép hoa Hồng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Khác
3. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, Nguyễn Quang Thạch, 2002. Cây hoa Hồng và Kĩ thuật trồng. Nxb Lao động xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w