1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện hoài đức, thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

63 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm và sự vận dụng tưtưởng đó trong thực tiễn là đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học.Tiêubiểu có:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======

NGUYỄN THU HUYỀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN

NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======

NGUYỄN THU HUYỀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN

NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học

ThS VI THỊ LẠI

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khóa luận và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành,

em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điềukiện cho em có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian em học tập, nghiên cứutại trường

Em xin gửi lời cảm ơn tới cô ThS Vi Thị Lại đã giúp đỡ em trong suốt quá

trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệpnày Đồng thời em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị,bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp lần này

Với điều kiện thời gian và kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránhkhỏi những thiếu sót

Em kính mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thu Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh với đề tài “Thực

hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS Vi Thị

Lại Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các côngtrình khác

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thu Huyền

Trang 5

BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1 CĐCS Công đoàn cơ sở

2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3 CNVCLĐ Công nhân viên chức lao động

4 LĐLĐ Liên đoàn lao động

5 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội

6 UBND Ủy ban nhân dân

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận 4

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Chính sách 5

1.1.2 Chính sách lao động, việc làm 6

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm 7

1.2.1 Quan điểm về vị trí, vai trò của chính sách lao động, việc làm 7

1.2.2 Quan điểm về nội dung chính sách lao động, việc làm 9

1.2.3 Quan điểm về biện pháp thực hiện chính sách lao động, việc làm 23

1.3 Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm 28

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 30

2.1 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay 30

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33

2.1.3 Tình hình dân số và đặc điểm dân cư 35

Trang 7

2.2 Thực trạng thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thànhphố Hà Nội hiện nay 362.2.1 Những thành tựu trong thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện HoàiĐức, thành phố Hà Nội hiện nay 362.2.2 Những hạn chế trong thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện HoàiĐức, thành phố Hà Nội hiện nay 452.3 Nguyên nhân của thực trạng thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyệnHoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay 462.3.1 Nguyên nhân của thành tựu 462.3.2 Nguyên nhân của hạn chế 472.4 Một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện HoàiĐức, thành phố Hà nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 48KẾT LUẬN 52TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 8

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnhvực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội; thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nghèonàn, chậm phát triển thành một quốc gia văn minh, tiên tiến Việc đạt được nhữngthành tựu này là nhờ một phần không nhỏ của các chính sách xã hội trong đó đặcbiệt phải kể đến chính sách lao động, việc làm Chính sách này là một trong nhữngchính sách cơ bản của mỗi quốc gia Với mục tiêu xã hội là công bằng xã hội vànâng cao phúc lợi cho người dân, đảm bảo hòa nhập xã hội và giảm dần sự tách biệt

xã hội cho người lao động thông qua công tác tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho

họ Thời gian qua, tuy nước ta đã từng bước thực hiện được các mục tiêu đó, tuynhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục Do vậy, trong tình hìnhnền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, phát triển, việc thực hiện chính sách laođộng, việc làm vẫn luôn được ưu tiên quan tâm hàng đầu

Cùng với sự quan tâm triển khai thực hiện chính sách lao động, việc làm trênphạm vi cả nước, huyện Hoài Đức cũng đã góp một phần không nhỏ tạo nên thayđổi đáng kể về mặt kinh tế - xã hội Sự tiến bộ đó đã góp phần làm cho nhân dân địabàn nói riêng và toàn xã hội nói chung dần ổn định và cải thiện cuộc sống của mình.Huyện Hoài Đức là một huyện giáp với nội đô Hà Nội, có vị trí chiến lược trongviệc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa – xã hội; là huyện có nhiều tiềm năng về

Trang 9

công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và các làng nghề truyềnthống Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất còn khó khăn, các khu công nghiệp, khuchế xuất chưa đáp ứng được nhu cầu lao động, việc làm thực tế của nhân dân trênđịa bàn Thực tế đó đòi hỏi huyện cần phải học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ ChíMinh về chính sách lao động, việc làm và vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn địabàn huyện một cách hiệu quả.

Từ những lí do trên em chọn đề tài “Thực hiện chính sách lao động, việc

làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm và sự vận dụng tưtưởng đó trong thực tiễn là đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học.Tiêubiểu có:

- Nguyễn Hồng Sơn (2015) “Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng

xã hội trong thời kì đổi mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr 56 – 61

- Lê Sỹ Thắng (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về

chính sách xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Công Lập (2016) “Quan điểm Hồ ChíMinh về chính sách xã hội”, tại trang http : // l y l uanchinhtri vn ng ày 13/12/2016

- Nguyễn Công Lập (2016) “Quan điểm Hồ Chí Minh về công bằng xã hộitrong quản lý phát triển xã hội”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (253), tr 13 – 16

- Nguyễn Năng Nam (2014) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội”tại trang ht t p://tap c hib a ohi e m xah o i.gov v n

- Đinh Đăng Định (chủ biên) (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và

đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.

- Đặng Quan Định (2010), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân

và tri thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Nguyễn Trọng Đàm (2014), “Một năm thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TWmột số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020: Cơ hội và thách thức”,tại trang ht t p:/ / m o l isa g ov.vn

Trang 10

- Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận và đề cập vấn đề tưtưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm ở những khía cạnh và mức độkhác nhau Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cáchđộc lập về vấn đề thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thànhphố Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Do vậy, trên cơ sở học tập, kếthừa và phát triển những kết quả thu được từ các công trình nghiên cứu nêu trên, emmong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách laođộng, việc làm và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc thực hiện chính sách lao động,việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việclàm, vận dụng tư tưởng đó vào nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách lao động,việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động,

việc làm

Thứ hai, phân tích thực trạng thực hiện chính sách lao động, việc làm ở

huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018

Thứ ba, đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực

hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong giaiđoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố

Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm

Về không gian: Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Trang 11

Về thời gian: Từ năm 2010 – 2018.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử

Phương pháp nghiên cứu: khóa luận sử dụng phương pháp lịch sử - logic,phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát làm rõ mục đích đề tài đề ra

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm

2 chương, 7 tiết

Trang 12

CHƯƠNG 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH

LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Chính sách

Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội,đặc biệt là được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề liên quan đền chính trị và phápquyền Theo Từ điển Tiếng Việt thì “chính sách” là sách lược và kế hoạch cụ thểnhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hìnhthực tế mà đề ra [28, tr.157]

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:

“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chínhsách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào

đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất củađường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [11]

Theo từ điển tiếng Anh Oxford, chính sách được hiểu là một đường lối hànhđộng được thông qua và theo đuổi bới chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính sách…Theo sự giải thích này, chính sách không chỉ đơn thuần là một quyết định mà nó làmột đường lối, một phương hướng hành động

Ở một góc độ khác, trong cuốn “Giáo trình khoa học chính sách” của tác giả

Vũ Cao Đàm đã đưa ra một loạt các khái niệm của các nhà khoa học về chính sách.Trong đó, tiêu biểu có:

Guy Peters đưa ra định nghĩa: “Chính sách là toàn bộ hoạt động của nhànước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của công dân” [4]

Theo James E Anderson(1984): “Chính sách là một quá trình hành động cómục tiêu, mà một hoặc một số chủ thể theo đuổi, để giải quyết những vấn đề mà họquan tâm” [4]

Theo Thomas R Dye cho rằng: “Chính sách là điều mà một chính phủ chọn

để làm hoặc không làm” [4]

Từ việc xem xét các khái niệm mà các nhà khoa học đã chỉ ra, tác giả VũCao Đàm đã kết luận: Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà

Trang 13

một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặcmột số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện mộtmục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội [4]

William N Dunn: "Chính sách là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọnliên quan lẫn nhau, bao gồm các quyết định không hành động, do các cơ quan nhànước hay các quan chức nhà nước đề ra" [11]

Theo Lê Vinh Danh, tác giả Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 2001: "Chính sách là những gì mà chính quyền thực hiện đến dân" [2]

1935-Đó là những quan niệm về chính sách theo quan điểm của các nhà nghiêncứu khoa học Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã tiếp cận và làm rõ quan điểm chính sáchtrên tinh thần mác xít về con người, bản chất con người vừa là một thực thể tựnhiên, vừa là một thực thể xã hội Vì vậy, việc quan tâm chăm lo đời sống conngười phải được chú ý cả trên lĩnh vực vật chất và tinh thần Người nêu: “Làm thếnào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnhhơn” [16, tr.113] Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh đã nêu ra một hệ thống chínhsách xã hội nhằm mang lại những điều kiện tốt nhất cho con người, dần cải thiện vànâng cao đời sống con người Chính sách ở đây theo quan điểm của Hồ Chí Minh

đó là sự cụ thể hóa, thể chế hóa bằng pháp luật các đường lối, chủ trương, cơ chế,những giải pháp để giải quyết những vấn đề dựa trên quan điểm, tư tưởng của chủthể lãnh đạo và quản lý, phù hợp với bản chất của chế độ chính trị - xã hội Chínhsách cũng phản ánh rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của chủ thể nó hướng tới,nhằm mục đích phát triển xã hội Người viết: “Mọi chính sách của Đảng và Chínhphủ ta đều nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và không ngừng nâng cao đời sống củanhân dân” [25, tr.455]

1.1.2 Chính sách lao động, việc làm

Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự

nhiên phù hợp với lợi ích của mình Lao động là sự vận dụng sức lao động trongquá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sảnxuất Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạtđộng cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người Bản thân mỗi con người trongnền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định Mỗi vị trí mà người lao độngchiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu

tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm

Trang 14

Ở Việt Nam, cùng với việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, Bộ luật

Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ: “Việc làm là hoạt

động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [36]

Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụthuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất Một người lao động có việc làmkhi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội.Thông qua việc làm để người ấy thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và thunhập của người ấy

Hai phạm trù lao động và việc làm có liên quan với nhau và cùng phản ánhmột loại lao động có ích của con người, nhưng hai phạm trù đó hoàn toàn khônggiống nhau, vì: có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng có lao động thì chưachắc có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người laođộng đang làm Do vậy, cần phải có chính sách lao động, việc làm để có những chủtrương giải quyết những vấn đề về lao động, việc làm

Từ khái niệm chính sách, khái niệm lao động và việc làm, có thể hiểu kháiniệm chính sách lao động, việc làm đó là: Chính sách lao động, việc làm là tổng thểcác quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lựclượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó Nói cách khác, chínhsách lao động, việc làm là sự thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực laođộng và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và giải phápgiải quyết việc làm cho người lao động

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm

1.2.1 Quan điểm về vị trí, vai trò của chính sách lao động, việc làm

Một là, chính sách lao động, việc làm là một bộ phận quan trọng trong hệ

thống chính sách xã hội của một quốc gia, dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người luôn hướng trái tim về những con ngườilao động cực khổ trong xã hội, do đó Người luôn đặc biệt quan tâm đến nhữngchính sách xã hội trong đó có thể kể đến chính sách lao động, việc làm Người đãsớm nhận thức được rằng việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản nhất giúp conngười ổn định cuộc sống và phát triển một cách toàn diện Do vậy, Người cho rằngtạo việc làm, chăm lo đời sống của nhân dân, thực hiện tốt các chính sách về laođộng, việc làm là vấn đề cấp bách của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của con người,trước là để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của nhân dân đồng bào cả nước, sau là

Trang 15

góp phần to lớn vào sự nghiệp kiến thiết đất nước Đây là điều chủ tịch Hồ ChíMinh luôn trăn trở, lo âu và đặc biệt quan tâm, coi đó là thước đo đánh giá năng lực

và sự thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước, của chế độ Do đó, có thể nói chínhsách lao động, việc làm giữ vị trí vô cùng quan trọng và nó có mối quan hệ, ảnhhưởng tích cực tới việc thực hiện cách chính sách xã hội khác

Chúng ta có thể thấy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày3/9/1945, Người nói “nhân dân đang đói” và nhiệm vụ cấp bách đặt ra đó là cứuđói Vậy làm thế nào để cứu đói? Người đã đưa ra đề nghị “Tôi đề nghị với Chínhphủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất” [15, tr.7] Bên cạnh đó, Ngườicũng nhận thấy trong giai đoạn này đất nước gặp nhiều khó khăn cùng một lúc nhưgiặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm do đó trong bài “Gửi nông gia Việt Nam” , ngày7/12/1945, Người đã chỉ ra đất nước chúng ta có hai việc quan trọng phải làm đó là

“cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam” Do vậy, Người chỉ ra rằng “thực túc” thì

“binh cường”, “cấy nhiều thì khỏi đói”; đồng thời đề ra khẩu hiệu “Tăng gia sảnxuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”, “Hỡi anh em nhà nông, tiếnlên! Tiến lên!” Người nói “Muốn đánh thắng thì quân và dân ta phải ăn no Muốn

ăn no thì phải có nhiều lương thực Muốn nhiều lương thực thì phải cày cấy nhiều.Phải chịu khó bón phân, làm cỏ” hay “Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũkhí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương” [16, tr.44]

Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ đó là ngay trong điều kiện đất nước gặpnhiều khó khăn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc laođộng tăng gia sản xuất và đồng thời Người cũng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằmgiải quyết kịp thời những khó khăn đó Có thể nói đây là những bước đầu thể hiện

tư tưởng của Người về chính sách lao động, việc làm nhằm mục tiêu đáp ứng đượcmục tiêu trung tâm đó là nâng cao đời sống nhân dân

Hai là, thực hiện chính sách lao động, việc làm đóng vai trò to lớn vào việc

tăng trưởng kinh tế cho nhân dân, góp phần kiến thiết đất nước

Thông qua chính sách lao động, việc làm, Người nêu ra việc chủ và thợ phải

có sự hợp tác chặt chẽ, có vậy việc tăng gia sản xuất mới có kết quả “Tăng gia sảnxuất chẳng những có lợi riêng cho chủ và thợ, mà còn có lợi chung cho nền kinh tếcủa Tổ quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào” [16, tr.124] Qua đó có thể thấyNgười đã chỉ ra được vai trò kinh tế của việc thực hiện chính sách lao động, việclàm, thấy được rằng kinh tế có phát triển thì mới góp phần xây dựng đất nước vữngmạnh hơn Trong “Thư gửi đồng bào lao động toàn quốc” ngày 1/5/1948, Người đã

Trang 16

khẳng định vai trò quan trọng của lao động “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, lànhờ lao động Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động Trí thức mởmang cũng nhờ lao động (lao động trí thức) Vì vậy lao động là sức chính của sựtiến bộ loài người, cũng là sức mạnh của sự giải phóng dân tộc” [16, tr.514].

Ba là, chính sách lao động, việc làm góp phần trong việc nâng cao đời sống

của nhân dân

Chính sách lao động, việc làm được chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng,

và công tác thực hiện chính sách này cũng được thể hiện rõ nét trong các chủtrương, biện pháp, quan điểm, đường lối của Đảng và Chính phủ trong giai đoạnhiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy nhân dân làm trung tâm, làm cốt lõi vàluôn chú trọng công tác chăm lo đời sống nhân dân, Người coi đó như nhiệm vụđánh thắng cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu, là nhiệm vụ song song với nhiệm vụ đấutranh đánh bại đế quốc Pháp hùng mạnh, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa củadân, do dân, vì dân

Trong khi trả lời một nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nêu rõ quan điểm

“Chương trình kiến thiết của Việt Nam bước đầu tiên là làm cho dân khỏi khổ, khỏidốt Muốn như thế thì chúng tôi phải ra sức tăng gia sản xuất, muốn tăng gia sảnxuất rộng rãi và chóng có kết quả thì chúng tôi cần có tư bản, trí thức và laođộng”[16, tr.184] Như vậy, ngay từ những ngày đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xácđịnh được muốn đánh thắng giặc dốt, giặc nghèo khổ thì phải xây dựng được tiềmlực con người đủ mạnh, mà muốn vậy thì lao động tăng gia sản xuất là tất yếu.Trong “Thư chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ” Người đã chỉ ra “Tăng gia sảnxuất để làm cho dân ai cũng đủ mặc, đủ ăn” [16, tr.39] và Người cho rằng chỉ có laođộng sản xuất thì mới góp phần tăng thu nhập cho người dân, làm cho đời sống của

họ được cải thiện, đảm bảo và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản về vật chất vàtinh thần của nhân dân lao động

1.2.2 Quan điểm về nội dung chính sách lao động, việc làm

Chính sách lao động, việc làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh khá bao quát vàtoàn diện, thể hiện ở các nội dung cơ bản:

Một là, chăm lo, tạo việc làm cho người lao động

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗiquốc gia, là nhu cầu cơ bản giải quyết và đảm bảo được cuộc sống của con ngườicủa mỗi quốc gia đó Nhận thức được vấn đề này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra

Trang 17

nhiều chủ trương, đường lối nhằm nâng cao được đời sống của nhân dân lao động.Tại sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 của chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủcộng hòa do Hồ Chí Minh soạn thảo đã nêu ra nhiều điều cụ thể liên quan đến vấn

đề chăm sóc cho người lao động, đó là “Phụ cấp gia đình” và “Phụ cấp thâm niên”cho người lao động Đặc biệt, Người đã đề cập về vấn đề tạo việc làm cho người laođộng “Việc mộ công nhân và sự thiết lập các phòng tìm việc cho công nhân” đó là:

“Tại những đô thị nào xét ra cần, thì các Ủy ban hành chính kỳ có thể ban bố nghịđịnh thiết lập những phòng tìm việc giùm cho công nhân Những nghị định nàytrước khi thi hành phải được Bộ trưởng Bộ Lao động duyệt y”, “Để khuyến khíchcông nhân trong các ngành kỹ nghệ và thương mại, có thể định cho công nhân thamgia vào việc chia lãi hằng năm” [37] Đây là những quan điểm rất mới về “lao-tưtưởng lợi” Bên cạnh đó, thể lệ tìm việc làm cho công nhân lao động được quy định

cụ thể trong một văn bản riêng biệt tại Thông tư số 21-LĐ/TT ngày 17/11/1959 của

Bộ Lao động về việc hướng dẫn tuyển mộ, sử dụng công nhân ở các xưởng, xínghiệp, công tư hợp danh Trong đó văn bản đó đã nêu ra những quy định rõ ràng,

cụ thể những vấn đề về sắp xếp hợp lý tổ chức lao động, vấn đề tuyển dụng ngườimới, vấn đề đào tạo thợ mới và bổ túc thợ cũ…

Người cũng đã nêu trong Thư gửi đồng bào tản cư: “Các anh em công nhânthì Liên đoàn lao động và Chính phủ đã có kế hoạch sắp xếp công ăn việc làm cho

cả mọi người Anh em phải lập tức đến đăng ký tại Liên đoàn lao động để nhậncông việc” [16, tr.64] Người đã nhận thấy vai trò quan trọng của lao động và sảnxuất để từ đó đưa ra được những quan điểm nhằm tạo việc làm cho nhân dân

Để tạo việc làm cho người lao động, chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đặcbiệt đến phát triển kinh tế, bởi chỉ có phát triển kinh tế thì mới có việc làm chongười lao động và ngược lại phải có việc làm cho người lao động thì sẽ tạo mộtđộng lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội

Do vậy, ngay khi đất nước vừa giành được độc lập, trong bối cảnh đất nướccòn khó khăn, nghèo nàn, chính trị chưa được củng cố hoàn toàn thì chủ tịch HồChí Minh đã đề nghị với Hội đồng Chính phủ lâm thời phát động chiến dịch tănggia sản xuất Người đưa ra khẩu hiệu: “Tăng gia sản xuất Tăng gia sản xuất ngay.Tăng gia sản xuất nữa!” [15, tr.135] Người cho rằng tăng gia sản xuất, phát triểnkinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc giành, giữ và củng cố chính quyền Trongnông nghiệp, Người chỉ ra rằng: “Trồng nhiều lúa, nhiều màu, nhiều bông, để quân

và dân đủ ăn, đủ mặc, đủ dùng, bảo vệ mùa màng cất dấu thóc lúa, sẵn sàng tiếp tế

Trang 18

lương thực cho quân đội tổ chức làng kháng chiến; chủ ruộng phải giảm tô cho đúng, tá điền phải nộp tô cho đều, xây dựng tổ đổi công để tăng gia sản xuất” [17,tr.59]

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng đối với nông dân, ruộng đất là tư liệu sảnxuất quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu Người nêu: “Nông dân ai cũng córuộng cày Giảm địa tô Cứu tế nông dân trong những năm mất mùa” [14, tr.631],Người khẳng định: “Muốn nông dân có lực lượng dồi dào thì phải làm cho họ córuộng cày” [19, tr.42] Trong tình hình đất nước khó khăn, hiểu rõ được sự thiếuthốn của nhân dân, đặc biệt là đối với lực lượng công nhân, viên chức – nhữngngười phục vụ, hậu thuẫn mạnh mẽ cho đất nước, tuy nhiên tình hình khó khănkhiến tiền lương luôn là sự quan tâm hàng đầu đối với họ, do vậy, Người luôn cónhững chính sách chăm lo cho công nhân, viên chức đảm bảo cho họ có cuộc sống

ổn định nhất như “Ngày làm tám giờ Định tiền lương tối thiểu Công việc làm nhưnhau nhận tiền lương ngang nhau Cứu tế thất nghiệp Xã hội bảo hiểm Cấm đánhđập, chửi mắng Thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ, lập các giấy giao kèo chung củachủ và thợ, công nhân già có lương hưu trí” và “Hậu đãi viên chức xứng đáng vớicông học hành của họ” [14, tr.631], Người luôn mong muốn “đời sống của côngnhân, công chức và bộ đội càng khá hơn” và đặt ra mục tiêu “làm sao cho nhân dân

có công ăn việc làm để nâng cao đời sống của nhân dân lên” [21, tr.65] Đối với trithức, quan điểm của Người rất rõ ràng: lao động trí óc cần được khuyến khích, giúp

đỡ, phát triển tài năng để họ đóng góp nhiều hơn cho đất nước Như người nói trongBài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 1, trường đại học nhân dân ViệtNam “Vì lẽ đó, trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủnghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cầnphải đoàn kết chặt chẽ thành một khối.” [21, tr.376]

Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề laođộng và việc làm và đặc biệt là việc chăm lo, tạo việc làm cho người lao động Đây

là yếu tố đầu tiên và có ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực khác trong đời sống xãhội, nếu đảm bảo được sự hài hòa giữa việc làm và lao động, sản xuất và kinh tế sẽphát triển, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển các yếu tố tiềm năng khác

Hai là, đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho người lao động

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để phát huy được vai trò lãnh đạo, để thực hiệnđược quyền làm chủ của mình thì người lao động phải ra sức học tập văn hóa, nắmbắt những kiến thức khoa học – công nghệ - kỹ thuật, phương pháp quản lý, học

Trang 19

nghề, học kiến thức ở trường, học trong thực tiễn đời sống, trau dồi kiến thức vớicác chuyên gia nước ngoài, học hỏi cán bộ hay phải tự có ý thức học hỏi lẫn nhau…Đảng, Nhà nước và bộ máy quản lý các cấp cần phải chú trọng việc đào tạo ngườilao động một cách đồng bộ, toàn diện, quan tâm xây dựng phát triển đội ngũ cán bộkhoa học – kỹ thuật, đội ngũ công nhân có trình độ và tay nghề cao Trong 8 điềucủa bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” do Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghịVécxây năm 1919 có một điều đáng chú ý, đó là tại điều 6: “Tự do học tập, thànhlập các trường kỹ thuật, và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ” [12,tr.441] Đây được coi là đòi hỏi đầu tiên một cách chính thức cho quyền được họctập và đào tạo nghề nghiệp của người lao động ở các nước thuộc địa Đây là mộtbước tiến mới trong tư tưởng về lao động, việc làm của Người, có thể thấy rằngNgười đã sớm hình thành tư tưởng hướng nghiệp, kết hợp việc học với việc thựchành và đào tạo nghề.

Người cũng chủ trương: “Lại nên có những lớp học cho thợ, và con thợ Thợhọc cho tinh xảo hơn Con thợ học sẽ dễ thế cho những người thợ già về hưu”, “Chủ

và thợ hợp tác chặt chẽ, thì hai bên đều có lợi Vì hợp tác chặt chẽ, mới thực hiệnđược tăng gia sản xuất và tăng gia sản xuất càng có kết quả thì chủ và thợ càngđược lợi”, “tăng gia sản xuất chẳng những lợi riêng cho chủ và thợ, mà còn lợichung cho nền kinh tế của Tổ quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào” [16, tr.124]

Người cho rằng, khoa học phải từ sản xuất mà ra và trở lại phục vụ sản xuất,phục vụ quần chúng nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiệnđời sống của nhân dân, Phát biểu tại Hội nghị Cán bộ phát động cuộc vận động “Cảitiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàndiện, mạnh mẽ và vững chắc” ngày 07/03/1963, Người nói: “Chúng ta cần phải tậptrung lực lượng làm cho nước ta sản xuất ngày càng nhiều lương thực, trồng càngnhiều cây công nghiệp…Muốn có kết quả đó thì nhất định phải cải tiến quản lý,cảitiến kỹ thuật” [25, tr.42] Tiếp tục nhấn mạnh nội dung này, trong bài phát biểu tạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật ViệtNam ngày 18/05/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: “Chúng ta đều biết rằngtrình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém Lề lối sản xuất chưa cảitiến được nhiều Cách thức làm việc còn nặng nhọc Năng suất lao động còn thấpkém Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cảibiến những cái đó” [25, tr.96]

Trang 20

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ được việc đào tạo nghề và nâng cao,cải tiến trình độ tay nghề cho người lao động và đã lấy quan điểm đó để chỉ đạo quátrình xây dựng đất nước Người cho rằng, các ngành nghề đào tạo phải phong phú,

đa dạng, từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các ngành kinh tế nóiriêng và của toàn xã hội nói chung Người khuyến khích việc thành lập các trungtâm đào tạo nghề cho người lao động, coi đó là một biện pháp mang lại hiệu quảcao trong thực hiện chính sách lao động, việc làm Bên cạnh đó, Người cũng chỉ ra,cần phải tạo điều kiện phát triển và được đầu tư đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vậtchất, thiết bị dạy nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước

Quan điểm này được Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong bài viết “Học tậpkhông mỏi, cải tiến không ngừng” với bút danh C.K đăng trên báo Nhân dân số

2187 ra ngày 14/3/1960, Người chỉ rõ: “Có cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức laođộng, mới có thế sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ Nếu chỉ dựa vào sự quen tay hoặcnếu chỉ dồn thêm sức ra, kết quả thường là được mặt này mất mặt khác, được nhanhlại không tốt, được tốt lại không nhanh, không rẻ…mà mặt nào cũng bị hạn chế”[23, tr.527] Người cho rằng: “Muốn cải tiến kỹ thuật, phải biết kỹ thuật Muốn cảitiến tổ chức lao động , cũng phải biết phương pháp tổ chức và có kinh nghiệm tổchức Về mặt này và mặt kia, hiện nay chúng ta đều còn kém Cho nên phải “học,học nữa, học mãi”, như Lênin đã dạy” [23, tr.527]

Người viết: “Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hănghái lao động mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng caonăng lực làm chủ của mình”[23, tr.527] Học tập không ngừng sẽ giúp cho ngườilao động phát triển về trình độ kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp Học tậpcũng giúp người lao động có năng lực làm chủ, có đủ năng lực tổ chức, đủ năng lựcthực hành nghề nghiệp Do đó, bản thân mỗi người phải tỏ rõ tinh thần say mê họctập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để không ngừng nâng cao tay nghề, giúp ích cho

sự phát triển của kinh tế - xã hội, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Như vậy làlàm cho sáng kiến, kinh nghiệm chung ngày càng dồi dào, trình độ tư tưởng, tổchức, kỹ thuật chung ngày càng nâng cao Do đó sản xuất phát triển ngày càngnhanh và vững, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, đầy đủ.” [23, tr.528]

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc đào tạo nghề và nâng cao trình độcho người lao động là việc tất yếu nhằm nâng cao năng suất lao động, sản xuất ranhiều của cải vật chất, xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi

Trang 21

Ba là, đảm bảo tiền lương hợp lý cho người lao động

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc thực hiện chính sách tiền lương cũng làmột trong những động lực quan trọng của phát triển kinh tế đất nước Nó là mộtchính sách hết sức cần thiết và cấp bách của mỗi quốc gia, tác động lớn đến sự pháttriển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh của đất nước Nó có mối quan

hệ mật thiết và tác động đa chiều đối với động lực phát triển, tăng trưởng kinh tếcũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Người cho rằng, nếu tiềnlương không xứng đáng với giá trị sức lao động thì những tư liệu sinh hoạt cần thiếtcủa người lao động cũng không được đáp ứng, người lao động sẽ không nâng caođược trách nhiệm, hiệu quả, phát huy tài năng và cống hiến theo đúng năng lực màmình có và không khuyến khích được cán bộ, công chức, người lao động trau dồinăng lực chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện, tu dưỡng để thật sự toàn tâm toàn ýphục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, gắn bó với nhà nước, không thu hút đượcnhân tài Những điều này sẽ dẫn đến đánh mất động lực, hiệu quả của quá trình sảnxuất và nền kinh tế sẽ bị trì trệ, suy thoái Không chỉ vậy, tiền lương không thíchhợp còn là một trong những nguyên nhân của căn bệnh như tham ô, tham nhũng,vòi vĩnh, lười biếng kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, chân dài ngoài hơn chântrong, không chuyên tâm với công việc…

Không chỉ là chỉ ra những vai trò của tiền lương, bên cạnh đó Người cònnhiều lần bàn về đồng lương thực tế cho người thợ: “Bây giờ anh em mong đượclên lương có chính đáng không? Có Nhưng lương tăng gấp đôi mà hàng đắt, vẫnkhông ăn thua gì Nuôi lợn ít mà muốn ăn thịt nhiều là không được” [21, tr.479]

Người đã đề cập rất cụ thể về việc thi hành Luật Lao động và quy định chínhsách tiền lương trong “Chương trình Việt Minh”: “Định tiền lương tối thiểu Côngviệc làm như nhau nhận tiền lương ngang nhau Cứu tế thất nghiệp Xã hội bảohiểm Cấm đánh đập, chửi mắng Thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ, lập các giấy giaokèo chung của chủ và thợ Công nhân già có lương hưu trí” [14, tr.631] Trong mụcnày, Người đã nêu rõ về chế độ tiền lương cho người công nhân, bên cạnh đó cũngquy định về mức lương tối thiểu, Người cho rằng, đây là mức lương thấp nhất, là sốtiền cần phải trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong xã hội vớiđiều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, kể cả lao động chưa qua đàotạo nghề Tiền lương gắn liền với người lao động, do đó, số tiền lương họ nhậnđược phải đủ để người đó tái sản xuất giản đơn sức lao động, nuôi sống bản thân vàgia đình, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con Nếu tiền lương nhận được thỏa mãn

Trang 22

nhu cầu của người lao động thì nó sẽ là động lực kích thích tăng năng lực sáng tạo,tăng năng suất lao động, tạo ra hòa khí cởi mở giữa những người lao động vớinhau… Chính vì vậy mà người lao động làm việc hăng say, miệt mài và có hiệuquả, có trách nhiệm hơn Đồng thời, Người chỉ ra rằng, trong khi thực hiện chínhsách tiền lương cần phải đảm bảo sự công bằng, điều này không có nghĩa là càobằng mà là làm theo năng lực, hưởng theo lao động Điều này có thể thấy rõ, nếu xínghiệp, công ty trả lương thiếu công bằng, bất hợp lý hay vì bất cứ một mục tiêu lợinhuận nào đó mà không chú ý đến lợi ích của người công nhân lao động thì nguồncông nhân sẽ bị suy giảm về thể chất và tinh thần dẫn tới giảm sút chất lượng laođộng và việc làm.

Không giống với công nhân, nông dân là thành phần xã hội không được trảlương do họ thực hiện việc lao động cày cấy trên chính mảnh ruộng của mình, mọisản phẩm lương thực, thực phẩm trên chính mảnh ruộng đó là thu nhập chính củangười nông dân Nông dân sản xuất nông nghiệp, do vậy những sản phẩm của ngườinông dân phụ thuộc phần nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, đất,nước…do vậy, họ không thể tránh khỏi sâu bọ, mất mùa, thất bát Vì vậy, việc cứu

tế người dân trong những năm mất mùa là một trong những chính sách an sinh xãhội tiến bộ và có ý nghĩa tích cực trong sản xuất nông nghiệp Thấy rõ được tìnhhình thực tế xã hội của người nông dân, Người yêu cầu: “Nông dân ai cũng córuộng cày Giảm địa tô Cứu tế nông dân trong những năm mất mùa” [14, tr.631].Chính sách này thể hiện sự chu đáo, chu toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngườiluôn đặc biệt quan tâm đến những thành phần xã hội nghèo đói nhất, điều này phầnnào thể hiện được tính nhân văn, nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa – xã hội màNgười luôn hướng tới

Đối với bộ đội, Người cũng đặc biệt quan tâm đến chính sách tiền lương, tiềnthưởng, Người chủ trương: “Hậu đãi binh lính có công giữ gìn Tổ quốc và phụ cấpgia đình binh lính được đầy đủ” [14, tr.631] Người cho rằng ngoài tiền lương vàtiền thưởng cho bộ đội theo quy định chung thì cần phải có phụ cấp thêm cho giađình của họ một cách đầy đủ để họ yên tâm chiến đấu, làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc của mình

Cuối cùng, đối với thành phần tri thức, Người cho rằng: “Hậu đãi viên chứcxứng đáng với công học hành của họ” [14, tr.631] Bên cạnh công nhân, nông dân

và bộ đội, Người cũng đề cập đến viên chức, cho rằng cần phải có chính sách đảmbảo cho công nhân viên chức có cuộc sống đầy đủ, phục vụ được những nhu cầu

Trang 23

của đời sống xã hội, tạo động lực, cổ vũ, động viên họ cố gắng học tập, làm việc phục vụ đất nước.

Như vậy, có thể thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem xét và nghiên cứutiền lương dưới nhiều ngành khác nhau và thấy được tiền lương là một vấn đề cóquan hệ đến chính sách công nông liên minh, đến vấn đề đoàn kết giữa công nhân,viên chức, cán bộ và bộ đội Việc tăng lương có quan hệ mật thiết đến mọi mặt củađời sống xã hội, là động lực mạnh mẽ để phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực

Bốn là, đảm bảo an toàn cho người lao động

Nhận thấy được rằng quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế - xã hội,văn hóa, đặc biệt là các quyền con người trong lao động dần trở thành những quyền

cơ bản và thiết thực nhất đối với mỗi người nói chung và người lao động nói riêngnên ngay sau những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hànhsắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 quy định về vấn đề vệ sinh và bảo an cho ngườilao động Các điều khoản đảm bảo cho người lao động này được quy định từ điềuthứ 133 đến điều thứ 147, cụ thể như: “Công nhân hay thợ học nghề làm trong cácgiếng mỏ, các ống dẫn hơi, các ống khói, các chuồng tiêu, các thùng máy chứa chấtđộc…đều phải có những dụng cụ thích hợp để bảo vệ sinh mệnh và tránh tai nạn.Các miệng giếng, miệng lỗ, nắp hầm đều phải có chắn xung quanh Các động cơphải đặt riêng biệt và có rào chắn Các giàn cất để làm việc trên cao đều phải có tayvịn vững chắc Các bộ phận máy đương chạy đều phải che chở hay đặt xa tầm taythợ làm cho khỏi nguy hiểm Các dây truyền điện đặt trong xưởng không cao quá 2thước 50 cũng đều phải che chở như thế Phải có dụng cụ riêng cho chạy dâychuyền các máy móc để thợ khỏi mó tay vào” [37]

Người đặc biệt quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động, điều nàythể hiện ở việc Người đề cập đến việc các chủ xưởng phải có sổ biên và phải thihành theo những điều quy định trong đó, đồng thời chủ phải “trù liệu chỗ ở” cho thợnếu họ không tìm được chỗ ở Cụ thể: “Nếu công nhân tự tìm được chỗ ở gần nơilàm thì chủ không phải trù liệu chỗ ở cho họ Nhưng nếu số công nhân nhiều đếnnỗi không tìm được chỗ ở trong các vùng gần nơi làm hoặc nếu họ đông đến nỗilàm hại vệ sinh chung, và trong các vùng mỏ, các khu tập trung công nhân xa thànhthị, thì chủ sẽ bắt buộc lo nhà ở cho tất cả hay một phần thợ thuyền làm với mình.Gặp một vài trường hợp đặc biệt, nhất là trong những khi có bệnh dịch tả, chủ cũng

có thể bị bắt buộc phải tạm trù liệu nhà ở cho công nhân ở” [37]

Trang 24

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đảm bảo an toàn cho người laođộng cho các đối tượng đặc biệt như: công nhân hầm mỏ, phụ nữ và trẻ em Cụ thể,trong bài nói ngày 27/10/1946 của báo Cứu quốc số 390 ngày 29/10/1946 Ngườinói: “Bộ Luật lao động Việt Nam sẽ nhận cho công nhân Việt Nam có quyền tự do

tổ chức, tự do bãi công Luật Lao động sẽ ấn định giờ làm, tiền công, bảo vệ đànbàm người già và trẻ con” [15, tr.477] Người nêu, Bộ Lao động phải quy định rõ

“Những công việc coi là nguy hiểm, quá sức, đối với đàn bà trẻ con để cấm họkhông được làm”; phải có “Những thể lệ đặc biệt cho phép đàn bà, trẻ con làmtrong các cơ sở có hại cho sức khỏe hay nguy hiểm vì phải gần những chất hay hơiđộc, với những sự bảo vệ cần phải có cho họ”[37] Những công nhân làm công việcdưới hầm mỏ, với điểu kiện đặc biệt nguy hiểm cũng phải có những “Thể lệ riêng

về việc bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh cho công nhân các hầm mỏ” [37] sau khi hỏi

ý kiến các cơ quan chuyên môn; những công nhân, người lao động làm việc ở vùngsâu, vùng xa cũng được đặc biệt quan tâm “Ở các vùng có bệnh sốt rét rừng, chủphải chịu phí tổn về việc đề phòng bệnh này mà phát thuốc cho công nhân khônglấy tiền” [37]…

Để đảm bảo an toàn cho người lao động, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề

vệ sinh và sức khỏe của công nhân Về vấn đề vệ sinh, Người nêu rõ: “Những nơilàm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh nắng mặt trời Những nơi làm việc phảicách biệt hẳn với nhà tiêu, những cống, rãnh, để tránh mùi hôi tanh”; “Mỗi ngày cácnơi làm việc phải quét dọn sạch sẽ trước khi công nhân vào làm”; “Chủ phải xếp đặtchỗ nhà tiêu, đi tiểu đủ dùng cho công nhân trong xí nghiệp và phải rửa quét mộtngày 2 lần”; “Các chủ trù liệu cho công nhân có nước ăn đủ vệ sinh ở nơi làm” Vềvấn đề sức khỏe, Người yêu cầu các xí nghiệp “bắt buộc phải có hộp thuốc cấpcứu”; có “phòng thuốc” và “y tá thường trực để cho thuốc”; có “bệnh viện” và

“phòng hộ sinh” cho những xí nghiệp dung nhiều công nhân là đàn bà [37]

Như vậy, vấn đề Người quan tâm và chỉ ra rõ rệt nhất đó là làm thế nào đểgiảm thiểu tai nạn cho người lao động và đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối chongười lao động Người cho rằng cần phải đẩy mạnh xây dựng các chính sách đảmbảo an toàn cho người lao động và giáo dục ý thức đảm bảo an toàn lao động chomọi người và làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo ancho người lao động, coi đây là một trong những việc làm tích cực trong việc thựchiện chính sách lao động, việc làm Một khi đảm bảo được yếu tổ này sẽ góp phần

Trang 25

vào việc phát triển của các công ty, xí nghiệp và đồng thời góp phần vào sự pháttriển bền vững của đất nước.

Năm là, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội phải gắn kếtvới nhau để đạt được mục tiêu trung tâm đó là công bằng xã hội Bên cạnh đó,Người chỉ ra mối quan hệ giữa lợi ích các nhân và lợi ích xã hội cũng phải gắn kếtchặt chẽ với lợi ích của các tầng lớp dân cư trong xã hội đó và Người đặc biệt nhấnmạnh đến việc phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động Hài hòa trong mốiquan hệ lao động là sự cân đối giữa các yếu tố về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên,đặc biệt là lợi ích kinh tế Đây được coi là mối quan hệ “nhạy cảm” bậc nhất trong

xã hội Nếu giải quyết tốt thì kinh tế - xã hội phát triển, ngược lại, nếu giải quyếtkhông tốt, thiếu công bằng sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội, thậm chí trở thành mâuthuẫn gay gắt, khó điều hòa

Người cho rằng, việc giải quyết các mối quan hệ lao động phải gắn với pháttriển kinh tế và công bằng xã hội và chỉ ra rằng thực hiện công bằng xã hội theonguyên tắc ngang nhau giữa người với người trong mối quan hệ giữa nghĩa vụ vàquyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ Điều này thể hiện ở chỗ: “Nhân dân laođộng là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hóa, đềubình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Bởi vậy mọi người đều phải thấm nhuần sâusắc tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.” [24, tr.66], Người đòi hỏitất cả những người lao động ngày nay đều phải nhận rõ mình là người chủ nước nhà

và đã có quyền hạn làm chủ, thì phải làm trọn nghĩa vụ của người chủ Từ đó tathấy rằng, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, việc thực hiện một chế độ phân phốicông bằng chính là thực hiện nguyên tắc phân phối trong đó phần hưởng thụ ngangbằng với mức độ đóng góp, cống hiến của từng cá nhân, chứ hoàn toàn không phải

sự ngang bằng về hưởng thụ giữa các cá nhân mà không tính đến sự cống hiến củatừng người Không thể coi việc thực hiện công bằng xã hội như là sự cào bằng trongnghèo khổ Người kiên quyết chống lại sự đồng nhất tinh thần đồng cam cộng khổvới chủ nghĩa bình quân Người nói: “Đồng cam cộng khổ là một tinh thần cần phải

có, nhưng nếu bình quân chủ nghĩa thì lại không đúng Bình quân chủ nghĩa là gì?

Là ai cũng như ai, bằng hết”; “Bình quân chủ nghĩa là trái chủ nghĩa xã hội, thế làkhông đúng” [21, tr.583] Bình đẳng xã hội trước hết là phân phối phải theo laođộng và theo phúc lợi: “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng…làmcủa chung Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn,

Trang 26

tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con” [21, tr.390] Những người

đó được phân phối theo quỹ phúc lợi

Người đề xuất “chính sách chủ thợ đều lợi”, cho rằng “Nhà tư bản thì khôngkhỏi bóc lột Nhưng Chính phủ chỉ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay Chínhphủ bảo vệ quyền lợi của công nhân Đồng thời vì lợi ích lâu dài, anh chị em làmthợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức Chủ và thợ đều tựgiác, tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên” [19, tr.267] Người nhấn mạnh, đểđạt được công bằng xã hội, trước hết phải điều hòa lợi ích của cá nhân và xã hội, lợiích của các tầng lớp dân cư: “Lợi ích của công nhân đi đôi với lợi ích chung của nhàmáy Nếu đời sống được cải thiện và mọi người được khoẻ mạnh thì sẽ phấn khởithi đua sản xuất, làm cho nhà máy thu được nhiều kết quả Nếu nhà máy phát triểnthì có khả năng để cải thiện đời sống của công nhân và nhân viên” [21, tr.408]

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, kếthợp, củng cố quan hệ giữa người lao động chân tay và người lao động trí óc, giúp

đỡ, thắt chặt khối liên minh công – nông – trí thức Người cho rằng, công nông phảigiúp nhau “Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác, để cungcấp cho nông dân Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực vàcác thứ nguyên liệu cho công nhân Do đó mà càng thắt chặt liên minh giữa côngnông” [19, tr.267] Đồng thời, Người nói: “trong sự nghiệp cách mạng, trong sựnghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻvang; và công, nông, trí, cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối” [21, tr.376], trithức phải “gần gũi công nông” Người căn dặn phải xóa bỏ sự tách rời giữa laođộng chân tay và lao động trí óc, giữa công – nông – trí thức vốn là hậu quả dochính sách “chia để trị” của thực dân đế quốc để lại và đưa sự nghiệp xây dựng đấtnước phát triển mạnh mẽ hơn.Người cho rằng: “Ngày nay, chúng ta cần phải xoá bỏdần sự tách rời đó, cần phải làm cho những người lao động (lao động trí óc và laođộng chân tay) đoàn kết chặt chẽ với nhau, để cùng nhau xây dựng một xã hội mới

và tốt đẹp” [21, tr.176/177]

Đối với các lực lượng lao động khác trong xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn đề cao sự giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau giữa những người lao động, cho rằng giaicấp công nhân phải có thái độ đúng đắn và đoàn kết, tập hợp, động viên họ gópcông, góp của xây dựng đất nước Người nói: “Giai cấp công nhân đoàn kết vớinhững người thủ công và những người buôn bán nhỏ vì họ là người lao động và họvui lòng đi vào con đường hợp tác hoá, họ tán thành và ủng hộ cách mạng xã hội

Trang 27

chủ nghĩa” và “Giai cấp công nhân đoàn kết chặt chẽ với giới trí thức để giúp họphục vụ cách mạng, phục vụ chủ nghĩa xã hội” [23, tr.370/371].

Đối với tư sản dân tộc, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đã ủng hộcách mạng dân chủ nhân dân “Từ ngày hoà bình lập lại, họ có đóng góp một phầntrong công cuộc khôi phục kinh tế Hiện nay, chúng ta có điều kiện để cải tạo họtheo con đường xã hội chủ nghĩa Trên miền Bắc nước ta, lực lượng kinh tế xã hộichủ nghĩa đã hơn hẳn lực lượng kinh tế tư bản chủ nghĩa Chúng ta có chính quyềnnhân dân Phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng lao động ngày càngmạnh mẽ Giai cấp tư sản dân tộc sẵn sàng tiếp thu cải tạo để góp phần vào côngcuộc xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội” [23, tr.371]

Như vậy, từ sự phân tích rõ ràng, cụ thể các mối quan hệ lao động,về quyền

và lợi ích, Người chỉ rõ ra rằng, chỉ có sự đoàn kết rộng rãi giữa các lực lượng laođộng tiến bộ trong toàn bộ xã hội thì mới có thể giải quyết tốt mối quan hệ trong laođộng

Sáu là, về chính sách lập hội, đoàn của người lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thànhlập tổ chức Công đoàn cách mạng Việt Nam Quá trình hình thành và ra đời của tổchức công đoàn gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của Người Những nămtháng hoạt động trong phong trào công nhân và Công đoàn quốc tế, Người đãnghiên cứu hình thức tổ chức công đoàn ở các nước tư bản, thuộc địa và nửa thuộcđịa từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn đặt cơ sở lý luận về hình thức tổ chức Côngđoàn cách mạng Việt Nam – một tổ chức đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân

và nhân dân lao động Việt Nam

Ngay một năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lậpkhai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong bối cảnh đất nước còn tậptrung chống “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” nhưng Người rất quan tâm đến tổchức công đoàn, đề ra nhiệm vụ và quyền lợi cho tổ chức công đoàn hiện nay là

“Công đoàn Việt Nam phải là một tổ chức đơn giản, vững vàng”; “Công đoàn cónhiệm vụ giữ gìn quyền lợi cho công nhân và giúp cho Chính phủ trong việc xâydựng nước” [14, tr.477] Bên cạnh đó, Người đã ký Sắc lệnh ban hành Luật Côngđoàn trong đó đã nêu cụ thể về mục đích của tổ chức công đoàn, đó là “công đoànphải cải thiện dần đời sống công nhân, nâng cao đời sống, vật chất, văn hóa của giaicấp công nhân nói riêng và của nhân dân nói chung”, giao cho tổ chức công đoàn

Trang 28

quyền quản lý, điều hành Quỹ bảo hiểm xã hội để duy trì hoạt động công đoàn vàbảo đảm lợi ích thiết thực của người lao động.

Bên cạnh việc nêu ra mục đích của tổ chức công đoàn, Người cũng đã nhấnmạnh vị trí, vai trò của tổ chức Công hội đỏ trong các cuộc đấu tranh thời đại lúcbấy giờ, Người đưa ra lập luận: “Người không có tổ chức thì cũng như chiếc đũa lẻloi, ai bẻ cũng được Người có đoàn thể cũng như bó đũa đã cột lại, không ai bẻđược Chúng ta phải lấy người kéo xe làm ví dụ: như chủ xe thu tiền quá cao nếuchỉ ít người thợ kéo xe xin, chắc nó không bớt Nếu cả mấy người đòi, chắc nó phải

hạ vì nó sợ bãi công thì nó lỗ vốn Lại như bây giờ mỗi vòng xe là 5 xu, nếu chỉ ítngười đòi thêm một hào, thì khách họ thuê xe khác rẻ hơn Nếu hội định ai cũng đòi

1 hào, thì tự nhiên khách phải trả một hào”

Việc chuẩn bị lý thuyết về tổ chức cho chính sách lập hội, đoàn của ngườilao động, mà cụ thể ở đây là cho Công hội đỏ Việt Nam còn được Người đề cậptrong cuốn “Đường Kách Mệnh” xuất bản cuối năm 1927: “Tổ chức Công hội trước

đó để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau,

ba là sửa sang cách sinh hoạt cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ quyền lợi cho côngnhân, năm là giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” [13, tr.330]; “Nếu thợ thuyềnViệt Nam tổ chức công hội thì chắc chắn Quốc tế đỏ sẽ giúp Nhưng muốn người tagiúp cho, thi trước hết phải tự giúp mình đi đã”, Người khẳng định “Công hội là cơquan của công nhân để chống lại chủ nghĩa tư bản và đế quốc chủ nghĩa” [13,tr.333] Những điều trên đây một phần đã thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng củaNgười, đó là chính công nhân nói riêng và những người lao động nói chung phải tựmình đấu tranh, tự mình đòi quyền lợi cho mình, giành lấy các quyền được lập hội,đoàn để bảo vệ tất cả quyền chính đáng của người lao động

Về mục tiêu hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam, Người đã nói đếnmối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ của người lao động: “Lợi ích của côngnhân đi đôi với lợi ích chung của nhà máy Nếu đời sống được cải thiện và mọingười khỏe mạnh, thì sẽ phấn khởi thi đua sản xuất làm cho nhà máy thu đượcnhiều kết quả Nếu nhà máy phát triển thì có khả năng cải thiện đời sống của côngnhân và nhân viên” [21, tr.408] và Người cũng không quên nhấn mạnh rằng mụcđích của công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vậtchất, văn hóa của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung

Ngoài ra, Người còn quan tâm đặc biệt đến đội ngũ cán bộ trong công đoàn,cho rằng cán bộ công đoàn phải đoàn kết nhất trí, người cán bộ không xa rời giai

Trang 29

cấp và phải thấy trách nhiệm vì lợi ích giai cấp, lợi ích cách mạng mà làm, chứkhông phải vì cá nhân Người nhắc nhở: “Làm tốt công tác vận động, tổ chức giáodục quần chúng công nhân, viên chức làm tròn vai trò tiền phong cách mạng”[26,tr.678] để họ hiểu và tự nguyện, tự giác giữ gìn kỷ luật lao động, giữ gìn của công,thực hành tiết kiệm.

Trong suốt cuộc đời Người, Người luôn dành tình cảm yêu thương đặc biệt,dành nhiều thời gian cho việc xây dựng giai cấp công nhân và sự phát triển của tổchức Công đoàn Những tư tưởng của Người về giai cấp công nhân nói riêng, nhândân lao động nói chung và tổ chức Công đoàn đến nay vẫn còn nguyên giá trị và làánh sáng soi đường cho mọi hoạt động của công tác Công đoàn sau này

Bảy là, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mục đích công đoàn là phải cải thiệndần đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhânnói riêng và của nhân dân nói chung” [21, tr.479] Ngay sau khi cách mạng thángTám năm 1945 thành công, năm 1946, khi trả lời các nhà báo ngoại quốc, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm saocho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng cócơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [15, tr.187]

Trong bài phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạchkiến quốc ngày 10/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ mục tiêu phát triểnkinh tế của ta là vì con người, có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc Muốn vậy,con người cần có đủ điều kiện về ăn, ở, mặc, học hành để có văn hóa Muốn thoátkhỏi nghèo nàn, lạc hậu thì phát triển kinh tế cần phải đi đôi với phát triển văn hóa,tinh thần Cũng như muốn nhân dân lao động tích cực, hăng hái tham gia thi đua sảnxuất, lao động làm việc phục vụ đất nước thì đầu tiên phải đáp ứng được những nhucầu cơ bản nhất, thiết yếu nhất của con người, đó là nhu cầu ăn, mặc, ở và nhu cầuđược học hành… Nếu đất nước được độc lập, tự do mà nhân dân vẫn thiếu thốn vềvật chất, tinh thần thì độc lập, tự do chẳng có nghĩa lý gì

Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu được sự khổ cực, cuộc sống nghèo đói, khókhăn của nhân dân lao động, do vậy Người luôn dành cho người lao động sự quantâm đặc biệt, một tình yêu thương sâu nặng, vô bờ bến Người cho rằng, phải đảmbảo mọi mặt về đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động thì họ mới yêntâm lao động sản xuất, tích cực, hăng hái mà cống hiến sức lao động của mình cho

Trang 30

xí nghiệp, công ty, cho đất nước Người chủ trương: “Giúp đỡ các gia đình đôngcon”; “Lập ấu trĩ viên để chăm nom trẻ em”; “Lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch,câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân”; “Lập thêm nhàthương, nhà đỡ đẻ, nhà dưỡng lão” [14, tr.631] hay “Công đoàn có nhiệm vụ giữ gìnquyền lợi cho công nhân và giúp cho Chính phủ trong việc xây dựng nước”, nhữngquan điểm này phần nào thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của Người đối với việcnâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Người cho rằng, cầnphải chăm lo nâng cao đời sống đời sống tinh thần của người lao động thông quacác chương trình, chủ trương, chính sách cải tiến lối sống văn hóa, văn nghệ; tặngquà, giúp đỡ người lao động có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức thăm hỏi công đoànviên lúc ốm đau, bệnh tật hay sinh nở; chia sẻ, giúp đỡ với công đoàn viên, ngườilao động những vui buồn của gia đình Đặc biệt, đối với lao động nữ, phải đảm bảochế độ nghỉ thai sản, duy trì những chế độ, chính sách ưu tiên cho chị em phụ nữ.

1.2.3 Quan điểm về biện pháp thực hiện chính sách lao động, việc làm

Nhận thấy được hoàn cảnh của người công nhân nói riêng và người lao độngnói chung bị bóc lột nặng nề trong thời kì kháng chiến chống thực dân, cùng vớilòng thương yêu, quý trọng những người cùng khổ trong xã hội, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã có những quan điểm toàn diện và sâu sắc về chính sách lao động, việc làmcho người dân ngay sau khi nước ta giành được độc lập Từ những quan điểm đó, cóthể khái quát thành các nhóm biện pháp thực hiện chính sách lao động, việc làmnhư sau:

Đối với Đảng, Chính phủ

Ngay khi nước ta vừa giành được thắng lợi năm 1945, hoàn cảnh đất nướccòn nhiều khó khăn, chính trị chưa được củng cố, tuy nhiên Đảng và Chính phủ đãluôn quan tâm đến việc thực hiện công tác chăm lo, tạo việc làm, tích cực vận độngquần chúng nhân dân lao động, tăng gia sản xuất, khắc phục khó khăn

Điều này được thể hiện trong việc Đảng, Chính phủ đã có những chươngtrình, chính sách, kế hoạch cụ thể Do vậy, Hội đồng Chính phủ lâm thời đã phátđộng chiến dịch tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sảnxuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!” [15, tr.135] Chính phủ cũng luôn nhấn mạnhđến sự cần thiết phải “làm sao cho nhân dân có công ăn việc làm”, muốn vậy

“Chính quyền và quân đội nhân dân phải bảo vệ cho nhân dân làm ăn yên ổn” [18,tr487] và “phải tuyên truyền rộng khắp các chính sách khuyến khích sản xuất” [21,

Trang 31

tr.213] Do đó, Chính phủ đã có kế hoạch kết hợp với Liên đoàn lao động sắp xếpcông ăn việc làm cho người lao động, cụ thể: “Các anh em công nhân thì Liên đoànlao động và Chính phủ đã có kế hoạch sắp xếp công ăn việc làm cho cả mọi người.Anh em phải lập tức đến đăng kí tại Liên đoàn Lao động để nhận công việc”; “Anh

em nông dân và các lớp đồng bào khác thì Chính phủ và đồng bào hậu phương đã

có cách giúp đỡ” [16, tr.64] Bên cạnh việc chăm lo, tạo việc làm cho người laođộng, Đảng và Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo chế độ tiềnlương hợp lý cho người lao động Điều này được thể hiện trong “Chương trình ViệtMinh” do Chính phủ đề ra, cụ thể: “Định tiền lương tối thiểu Công việc làm nhưnhau, nhận tiền lương ngang nhau” [14, tr.631] Không chỉ vậy, việc thực hiệnchính sách lao động, việc làm đã được Đảng, Chỉnh phủ chú trọng trong việc nângcao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân như: “Chính phủ, Đảng và Mặt trậndân tộc cần phải kiên quyết thi hành một chính sách ruộng đất mới nhằm cải thiện

số phận của nông dân chúng ta và đẩy mạnh cuộc kháng chiến của dân tộc” [26,tr.186]

Để thực hiện tốt những kế hoạch đó, Đảng và Chính phủ đã có những biệnpháp quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc nhân dân thực hiện chính sách laođộng, việc làm Trong tác phẩm “Động viên kinh tế” được Chủ tịch Hồ Chí Minhviết ngày 13/12/1946, Người đã nêu ra mục đích đó là phải “Làm cho nước giàu,dân mạnh”, để thực hiện được mục đích này, Người chỉ ra Chính phủ và nhân dânphải kết hợp với nhau một cách hiệu quả việc thực hiện chính sách lao động, việclàm bằng cách “Một mặt Chính phủ, một mặt tư nhân đều bỏ vốn ra mở mang ởvùng xa thành thị nghề làm ruộng, nghề tiểu thủ công nghệ, nghề làm mỏ…”[15,tr.530]; “Cán bộ chính quyền và cán bộ Đoàn thể địa phương phải cùng nhau bàntính kỹ càng, cùng nhau chia công rõ rệt, rồi cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu,

cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyếnkhích, đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những điều khó khăn”[17, tr.233].Bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ cũng chú trọng vào việc nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho người lao động, đặc biệt là việc nâng cao tri thức cho người laođộng “Đảng và Chính phủ rất quý trọng tri thức”; “Đảng và Chính phủ cố gắng mởrộng lớp tri thức này, sao cho nhân dân lao động Việt Nam càng ngày tri thức càngcao, nghĩa là thực hiện khẩu hiệu lao động trí thức hóa, trí thức lao động hóa” [26,tr.174] Bên cạnh các chính sách của Chính phủ, trong tác phẩm “Lời kêu gọi nhânngày Thủ đô giải phóng”, ngày 10/10/1954 chỉ ra Chính phủ và nhân dân phải kếthợp với nhau, cùng nhau cố gắng để khôi phục, củng cố và phát triển đời sống tinh

Ngày đăng: 18/11/2019, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bình An (2017) “Hơn 90% người lao động có thu nhập ổn định sau đào tạo nghề”, Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội, đăng ngày 19/12/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hơn 90% người lao động có thu nhập ổn định sau đào tạonghề”, "Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức – thành phố HàNội
2. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 – 2001, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 – 2001
Tác giả: Lê Vinh Danh
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2001
3. Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Công Lập (2016) “Quan điểm Hồ Chí Minh về chính sách xã hội”, tại trang http:/ / l y luanc h inh t ri.vn ngày 13/12/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm Hồ Chí Minh vềchính sách xã hội
4. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình khoa học chính sách, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khoa học chính sách
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia HàNội
Năm: 2011
5. Nguyễn Trọng Đàm (2014) “Một năm thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020: Cơ hội và thách thức”, tại trang http: // m olis a .gov . v n Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một năm thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW mộtsố vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020: Cơ hội và thách thức
6. Đinh Đăng Định (chủ biên) (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Đinh Đăng Định (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2004
7. Đặng Quan Định (2010), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và tri thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trithức ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Đặng Quan Định
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
8. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
9. Phương Lan (2019) “Tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn năm 2018; triển khai chương trình tết sum vầy 2019”, Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội, đăng ngày 15/01/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoànnăm 2018; triển khai chương trình tết sum vầy 2019”, "Cổng thông tin điện tử Ủyban nhân dân huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội
10. Nguyễn Công Lập (2016) “Quan điểm Hồ Chí Minh về công bằng xã hội trong quản lý phát triển xã hội”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (253), tr.13 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm Hồ Chí Minh về công bằng xã hội trong quản lý phát triển xã hội”, "Tạp chí Giáo dục lý luận
11. Lê Chi Mai (2008), “Chính sách công”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách công”, "Tạp chí Bảo hiểm xã hội
Tác giả: Lê Chi Mai
Năm: 2008
12. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
13. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
14. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
15. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
16. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
17. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
18. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
19. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
20. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w