Luận văn đã xây dựng khái niệm và chỉ ra những đặc trưng cơ bản của các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. Từ đó, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị. Luận văn đã đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ KIM THANH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN
DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHONGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬTTRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2HÀ NỘI - 2015
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ KIM THANH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN
DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHONGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬTTRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS TS ĐỖ NGỌC QUANG
Trang 4HÀ NỘI - 2015
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trongbất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trongLuận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đãhoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụtài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôicó thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Kim Thanh
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìaLời cam đoanMục lụcDanh mục các từ viết tắtDanh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH
NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT
1.1 Những khái niệm có liên quan 8
1.1.1 Khái niệm dịch bệnh cho người, cho động vật, thực vật 81.1.2 Khái niệm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật 141.1.3 Khái niệm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật 15
1.2 Khái lược sự phát triển của quy định về các tội làm lây lan dịch
bệnh cho người, động vật, thực vật 171.3 Sự cần thiết của việc quy định các tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho người, động vật, thực vật 22Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC TỘI LÀM
LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014…… ……… 25
2.1 Thực trạng pháp luật các tội làm tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho người, động vật, thực vật 25
2.1.1 Các dấu hiệu pháp lý về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người, động vật, thực vật 252.1.2 Hình phạt của các tội làm ây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động
vật, thực vật 35
2.2 Thực tiễn xử lý các tội làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật,
thực vật 382.3 Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại vướng mắc trong
Trang 7điều tra, xử lý về hình sự đối với các tội làm lây lan dịch bệnh chongười, động vật, thực vật 46Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRA, XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNHNGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT 53
3.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường nói
chung 533.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội làm lây lan dịch
bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật 56
3.2.1 Bổ sung, sửa đổi quy định của Bộ luật hình sự về các tội làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật 563.2.2 Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự 66
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, điều tra, xử lý đối với tội
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động, thực vật 69
KẾT LUẬN 74DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8BLHS : Bộ luật Hình sựBVMT : Bảo vệ môi trườngTAND : Tòa án nhân dânTNHS : Trách nhiệm hình sựXHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệubảng
Bảng 2.1: Tình hình phát hiện và xử phạt hành chính đối với
các vụ vi phạm quy định bảo vệ môi trường 39Bảng 2.2: Tình hình phát hiện và xử phạt hành chính đối với
các vụ vi phạm quy định bảo vệ môi trường liên quanđến làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của một dântộc và của cả nhân loại Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề môi trườngmang tính chất toàn cầu Môi trường đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng Vìvậy, vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đã trở nên vô cùng cấp thiết được cácquốc gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm Đặc biệt, Việt Nam là mộttrong năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự nóng lêncủa trái đất và sự biến đổi khí hậu Do vậy, vấn đề BVMT ở nước ta cần đượcđặc biệt quan tâm và được hành động một cách quyết liệt và cấp thiết hơn
Sau khi Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 ra đời và có hiệu lực phápluật, các hành vi vi phạm về môi trường như hủy hoại rừng, săn bắn, buônbán, giết động vật, vận chuyển trái phép động vật hoang dã vẫn bị truy cứutrách nhiệm hình sự (TNHS) Ngoài ra, tòa án có xử lý một số vụ án về tộilàm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguyhiểm cho động vật, thực vật Đó là hành vi của một số phần tử đã lợi dụngchính sách mở cửa thị trường, vì lợi ích của bản thân mà đã đưa những động,thực vật mang mầm bệnh có thể lây lan sang người, hoặc động thực vật từ nơinày sang nơi khác Nguồn dịch bệnh nguy hiểm này không những hủy hoạimôi trường sống của con người mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển củamột số ngành nghề khác đặc biệt là về du lịch và thương mại, an ninh và trậttự an toàn xã hội
Trong thời gian qua, thực tiễn phát hiện, điều tra, xử lý đối với cáchành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; động thực vậtlà rất ít, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính Nguyên
Trang 11nhân của tình trạng này là do các quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổsung năm 2009 còn nhiều bất cập, chưa quy định một cách chặt chẽ, rõ ràng,chưa tạo cơ chế linh hoạt để việc xử lý đối với các hành vi phạm tội này đượcthuận lợi nhất Bên cạnh đó, BLHS, các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS vàcác văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý dịch bệnh nguy hiểm chongười, cho động vật, thực vật còn chưa tương thích với nhau, còn nhiều điểmchưa điều chỉnh đồng bộ nên việc xử lý rất khó khăn Thêm vào đó, hoạt độngphát hiện, điều tra, xử lý đối với các hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnhnguy hiểm cho người, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vậtcòn chưa đáp ứng được yêu cầu, bởi lẽ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan,đơn vị trong việc phát hiện, xử lý các loại tội này còn chưa tạo ra sự chặt chẽ.Việc phát hiện, xử lý đối với các loại tội này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặtchẽ giữa Cơ quan điều tra và các cơ quan thú y, kiểm dịch động, thực vật.Ngoài ra, với đặc thù của hai loại tội này thì việc điều tra đòi hỏi cán bộ điềutra phải có những kiến thức nhất định về dịch bệnh truyền nhiễm, động thựcvật Tuy nhiên, đa phần các cán bộ điều tra hiện nay chưa được trang bị cáckiến thức này một cách bài bàn.
Những nguyên nhân trên làm cho việc phát hiện, điều tra, xử lý đối vớitội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, tội làm lây lan dịch bệnh nguyhiểm cho động vật còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểmsoát dịch bệnh cho người, cho động thực vật trong thời kì mới, đặc biệt làtrong giai đoạn bùng phát mạnh mẽ những dịch bệnh nguy hiểm này, gâyhoang mang trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinhtế, xã hội của đất nước Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quyđịnh về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, làm lây lan dịch bệnhnguy hiểm cho động vật, thực vật và nâng cao hiệu quả phát hiện, điều tra, xửlý đối với các tội này là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
Trang 12Từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài "Một số vấn đềlý luận và thực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người,động vật, thực vật trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn làm Luận
văn Thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu về Tội phạm môi trường nói chung đã có
một số bài viết và đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, như: Bài viết "Lực
lượng Công an nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tácBVMT" của Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an (6/2007);
Bài viết “Công tác phòng, chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế” của TS Đại tá, Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh
sát môi trường (7/2007); Đề tài khoa học cấp Nhà nước "Những vi phạm pháp
luật về BVMT và giải pháp phòng, chống" do Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn
Duy Hùng, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân (2006) làm chủ nhiệm; Đề
tài Khoa học "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định TNHS đối với các
tội phạm về môi trường" do TS Phạm Văn Lợi, Phó Viện trưởng Viện Khoa
học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003) làm chủ nhiệm
Ngoài ra vấn đề các tội phạm về môi trường còn phần nào được đề cập
trong các giáo trình luật hình sự của các trường đại học luật như: Giáo trình
luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội -1997; Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (Tập II) của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội - 2009; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Học viện Tư pháp, NxbTư pháp, Hà Nội - 2011; Tác giả Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS,
Phần các tội phạm, Tập 2, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2002….
Tuy nhiên, có thể do mới được quy định hoặc do nhiều nguyên nhânkhác nhau mà những nghiên cứu về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
Trang 13người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật chưa đượcquan tâm, vì vậy cho đến hiện nay vẫn rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp vềvấn đề này Qua tìm hiểu của tác giả trên các thư viện chuyên ngành luật ở cảnước thì hiện nay mới chỉ có một công trình nghiên cứu ở cấp độ khóa luậntốt nghiệp đại học tại Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ về với tên gọi“Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong BLHS Việt Nam hiệnhành” của tác giả Trần Minh Muội Tuy nhiên, công trình trên chỉ dừng lạiviệc nghiên cứu ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp đại học và chỉ nghiên cứu vềmột tội là tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người Do đó, cho đến hiệnnay vẫn chưa có công trình nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết về tộilàm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguyhiểm cho động vật, thực vật ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học Như vậy, việctác giả chọn đề tài nghiên cứu trên vừa mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứuThông qua việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn về các tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật,thực vật trong Luật hình sự Việt Nam ” mục đích của luận văn nhằm làm rõ
những vấn đề lý luận về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tộilàm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật như khái niệm, đặcđiểm của dịch bệnh nguy hiểm và làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm đặc biệt làkhái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểmcho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật; Quanghiên cứu về thực tiễn áp dụng việc xử lý đối với tội phạm vi phạm quy địnhvề lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; lây lan dịch bệnh nguy hiểm chođộng vật, thực vật luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân củachúng để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện về
Trang 14các quy định trong BLHS để đảm bảo vấn đề truy cứu TNHS đối với tội phạmnày, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tộiphạm này trên toàn quốc.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đảm bảo đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tậptrung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Dựa trên những quan điểm, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa họchình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịchbệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật, luận văn tổng hợp, phân tích và làmrõ một số khía cạnh về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làmlây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật như: Khái niệm của tộilàm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguyhiểm cho động vật, thực vật; đặc điểm pháp lý loại tội phạm
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về tội làm lây lan dịch bệnh nguyhiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vậttrong BLHS hiện hành của Việt Nam từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về tội làm lâylan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm chođộng vật, thực vật trên địa bàn cả nước để làm cơ sở chỉ ra những tồn tại, hạnchế qua việc áp dụng pháp luật và những nguyên nhân cơ bản của nó;
- Tổng hợp lại toàn bộ kết quả quá trình nghiên cứu và đề xuất nhữngnội dung hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam để có cơ sở xử lýTNHS đối với các hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm chongười; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật;
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung mà luận văn xác định bao gồm: Kháiniệm, cơ sở lý luận; quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
Trang 15người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trong luậthình sự Việt Nam; Thực trạng vi phạm quy định về tội làm lây lan dịch bệnhnguy hiểm cho người, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thựcvật; Những hạn chế, bất cập trong BLHS và đề xuất những nội dung cơ bảnhoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về loại tội này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các quy định hiện hành về tộilàm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguyhiểm cho động vật, thực vật trong BLHS Việt Nam năm 1999 đã được sửađổi, bổ sung năm 2009 Về phạm vi lãnh thổ, đề tài nghiên cứu tình hình xử lýhành vi vi phạm làm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật trên địabàn cả nước trong giai đoạn 5 năm từ 2010 – 2014
4 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhànước ta về đấu tranh, phòng chống tội phạm
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ như: phương pháp phântích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu… nhằm phân tích các tri thứckhoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu mà đề tài đặt ra
5 Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Tính cho tới thời điểm hiện tại, đây là công trình nghiên cứu khoa họcđầu tiên ở cấp độ của một luận văn thạc sĩ luật học về tội làm lây lan dịchbệnh nguy hiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật,thực vật theo quy định của BLHS Việt Nam, đặc biệt đề tài nghiên cứu trênphạm vi cả nước, nên mang tính phổ quát rất rộng Do đó, kết quả nghiên cứucủa luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn Điểm mớicủa luận văn gồm:
Trang 16- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội làm lây lan dịch bệnh nguyhiểm cho người; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vậtđược quy định trong luật hình sự Việt Nam;
- Chỉ ra được những vướng mắc, bất cập của các quy định hiện hànhliên quan đến tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làm lâylan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trong việc áp dụng trên địabàn cả nước
- Tổng hợp chi tiết những nguyên nhân chính gây khó khăn trong việcáp dụng quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tội làmlây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật trên thực tế của BLHSViệt Nam hiện hành;
- Đề xuất những nội dung cơ bản hoàn thiện quy định của BLHS ViệtNam hiện hành về loại tội này
- Ngoài ra, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ngườinghiên cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnhvực này cũng như các độc giả khác có quan tâm
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiđược kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Những vấn đề chung về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho người, động vật, thực vật
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý các tội làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho người, động vật, thực vật
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
điều tra, xử lý đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, độngvật, thực vật
Trang 17Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI, ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT
1.1 Những khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm dịch bệnh cho người, cho động vật, thực vật
Trong thời gian gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam thườngxuyên xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm ở người với nhiều chủng khácnhau có thể gây tử vong hàng loạt nếu không có biện pháp phòng ngừa, điều trịhiệu quả Ở các loài động vật, thực vật cũng xuất hiện nhiều dịch bệnh nguyhiểm gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, cókhả năng tấn công sang con người Các loại dịch bệnh nêu trên đã gây ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đến môi trường, chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm, an ninh lương thực, thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân
Trong cuộc sống của mỗi con người thì mong ước sức khỏe luôn làmong ước đầu tiên và lớn nhất Tuy nhiên, cũng như những sinh vật khác trêntrái đất, con người cũng chịu sự tác động của các yếu tố của môi trường tựnhiên, điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà chúng ta haygọi là bệnh tật Bệnh tật của con người có nhiều loại, trong đó có thể chiathành bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm Nếu như bệnh khôngtruyền nhiễm thì mức độ nguy hiểm của nó thường thấp, vì việc mắc bệnh chỉảnh hưởng đến một cá thế mà không lây lan sang cá thể khác Tuy nhiên,bệnh truyền nhiễm lại khác, mức độ nguy hiểm cao hơn hẳn, bởi lẽ chỉ cầnmột cá thể mắc bệnh thì có khả năng lây lan rộng ra cộng đồng làm ảnhhưởng đến nhiều người khác nhau mà tùy thuộc quy mô người ta có thể gọi làdịch hay đại dịch
Nếu như mức độ bệnh truyền nhiễm đã trở nên nghiêm trọng, lây lan
Trang 18trên diện rộng ảnh hưởng tới nhiều người hoặc một cộng đồng thì chúng ta cókhái niệm dịch Theo luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm thì: “Dịch làsự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số ngườimắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khuvực nhất định” [45, tr.2] Dịch cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh truyềnnhiễm, khái niệm này phản ảnh ánh mức độ lây lan của bệnh truyền nhiễm ởngười đã ở diện rộng hay còn gọi là vùng dịch Theo các nhà y học thì bệnhtruyền nhiễm bao gồm các thể loại sau:
- Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng
lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhângây bệnh Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnhcúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê -
bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông
Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rútvà các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
- Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lâytruyền nhanh và có thể gây tử vong Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B
bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm;bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-
míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue),sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi;
bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn
ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do
não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy
do vi rút Rô-ta (Rota);
- Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây
Trang 19truyền không nhanh Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do
Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu;bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnhNô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô(Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá
gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do
Rích-két-si-a(Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng,viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột doGiác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút(Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác [45, tr.3].
Tờ-ri-cô-Như vậy, có rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác nhau, trong đó cóHội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) Tuy nhiên,trong phạm vi tội danh nghiên cứu trong luận văn này thì điều luật chỉ đề cậpđến các loại bệnh truyền nhiễm thông thường Còn hành vi làm lây truyềnHIV thì thuộc phạm vi điều chỉnh của tội lây truyền HIV cho người khác(Điều 117) và Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118) của BLHS Dođó luận văn không nghiên cứu về loại bệnh truyền nhiễm này
Theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, thẩm quyềncông bố vùng dịch được quy định quy định thẩm quyền cho các cơ quan sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị củaGiám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;
- Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một sốbệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương trở lên đã công bố dịch;
- Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y
Trang 20tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh nàysang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.[45, tr.15].
Động vật là sinh vật xuất hiện phổ biến trên trái đất, với nhiều loại khácnhau, trong đó có nhiều loại đã được con người thuần hóa từ rất lâu trong lịchsử, giờ đây trở thành những con vật gần gũi với con người, cung cấp nguồnthực phẩm lớn cho con người Khái niệm động vật được hiểu theo Pháp lệnhThú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 04 năm 2004 của Ủy ban
thường vụ Quốc Hội, theo đó: “Động vật là các loài thú, cầm, bò sát, ong,
tằm và các loài côn trùng khác; động vật lưỡng cư; cá, giáp xác, nhuyễn thể,động vật có vú sống dưới nước và các loài động vật thủy sinh khác” [66, tr.1].
Việc khai thác nguồn lợi từ động vật mang lại gọi là sản phẩm độngvật, theo Pháp lệnh Thú y thì “sản phẩm động vật” là thịt, trứng, sữa, mật ong,sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông,xương, sừng, ngà, móng, các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật [66,tr.1] Với tính chất là sinh vật trên trái đất, động vật cũng như con người cókhả năng mắc bệnh tật trong đó có các bệnh truyền nhiễm rất cao Thực tế cácđại dịch lớn gần đây như cúm gia cầm, bò điên, lợn tai xanh, lở mồm longmóng cho thấy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh động vật Dịch bệnh độngvật là một bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịchhoặc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật làm động vật mắc bệnh,chết nhiều hoặc làm lây lan trong một hoặc nhiều vùng Theo Quyết định64/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và pháttriển nông thôn về việc ban hành danh mục các bệnh phải công bố dịch; Cácbệnh nguy hiểm của động vật; Các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòngbệnh bắt buộc thì:
Danh mục các bệnh phải công bố dịch (Danh mục A) là danh mục cácbệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế hoặc
Trang 21có khả năng lây lan sang người, bắt buộc phải công bố khi có dịch gồm: bệnhthuộc danh mục bảng A của Luật Thú y thế giới (Lở mồm long móng; Cúmgia cầm chủng độc lực cao (HPAI); Dịch tả lợn; Dịch tả trâu bò; Bệnh Lưỡixanh; Bệnh New Castle; Bệnh Đậu cừu, Đậu dê) và những bệnh khác thuộcbảng A của Luật Thú y thế giới khi xuất hiện ở Việt Nam Ngoài ra một sốbênh khác thuộc danh mục bảng B của Luật Thú y thế giới cũng bắt buộc phảicông bố dịch, như bệnh Nhiệt thán, bệnh dại, bệnh tụ huyết trùng trâu bò vàbệnh Bò điên.
Theo Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật (Danh mục B) làdanh mục các bệnh do vi sinh vật, ký sinh trùng gây ra cho động vật, có khảnăng lây lan rộng, có thể lây sang người được quy định Ví dụ: Bệnh lở mồm,long móng ở gia súc; bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn; bệnh bò điên; bệnhdịch tả lợn, trâu bò; bệnh lưỡi xanh; bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao;bệnh nhiệt than, bệnh dại; bệnh gum bô rô; bệnh giun bao; bệnh Nui cát xơn;bệnh Lép tô; bệnh tiên mao trùng; bệnh biên trùng; bệnh giả dại; bệnh ung khíthan; bệnh lê dạng trùng; bệnh suyễn lơn; bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp ởlợn[66, tr.2]
Đây là những danh mục mà theo đó, nếu động vật mắc phải thì gọi làmắc phải bệnh truyền nhiễm, và nếu nhiều cá thể động vật mắc phải trên mộtdiện lớn, có tính chất lây lan mạnh thì gọi là dịch bệnh động vật
Thẩm quyền công bố dịch bệnh là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhhoặc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi đủ các điều kiệnnhư: Dịch bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch xảy ra trong tỉnhcó khả năng lây lan rộng; Có báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhândân cấp huyện về diễn biến tình hình dịch bệnh; Có kết luận chẩn đoán xácđịnh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật của cơ quan quản lý nhànước về thú y [66, tr.12]…
Thực vật là sinh vật có sinh khối lớn nhất trên trái đất hiện nay, với số
Trang 22lượng giống loài đa dạng nhất Thực vật có vai trò quan trọng trong cải tạođất, sản xuất khí ô xi cho các sinh vật khác, đặc biệt thực vật cung cấp sốlượng lương thực, thực phẩm chủ yếu nhất cho con người cũng như nhữngloài động vật khác Theo Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11
năm 2013 của Quốc hội, “Thực vật là cây và sản phẩm của cây” [48, tr.1 ].
Căn cứ Thông tư số 21/2014/TT-BNNPTTN hướng dẫn các loại thiêntai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTgngày 31/12/2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm2012 của Thủ tướng Chính phủ, danh mục các dịch bệnh nguy hiểm cho thựcvật gồm:
- Đối với cây lúa: Rầy nâu; bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá;bệnh đạo ôn; bệnh bạc lá, đốm sọc; bệnh đen lép hại, thối hạt vi khuẩn;
- Đối với các loại cây trồng khác: Bệnh chồi cỏ mía; Bệnh trắng lá mía;chổi rồng trên sắn (khoai mỳ), nhãn; Rệp sáp bột hồng hại sắn; Bệnh rụng lácao su do nấm Corynespora cassiicola gây ra; Bệnh tuyến trùng rễ cà phê;Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu; Bệnh đốm nâu (đốm trắng) hạicây thanh long: lùn sọc đen trên cây ngô.[7, tr.1]
Thẩm quyền công bố dịch hại thực vật là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấptỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi đủ các điềukiện như: Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích,mức độ gây hại; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểmsoát của chủ thực vật; các đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hạilạ xuất hiện hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ thiết lập quầnthể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp [48, tr.10]
Như vậy có thể hiểu, dịch bệnh cho người, động vật, thực vật là các
loại bệnh nguy hiểm gây nên cái chết cho người, cho động vật, thực vật.
Trang 231.1.2 Khái niệm lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật
Một đặc trưng cơ bản của bệnh truyền nhiễm là việc lây lan rất nhanhqua các đối tượng trung gian hoặc trực tiếp qua các chủ thể mang bệnh và chủthể truyền bệnh Với cơ chế này, việc một người mắc bệnh truyền nhiễm cókhả năng lây lan cho nhiều người khác rất nhanh chóng, từ đó bùng phátthành ổ dịch và thành dịch Cơ chế lây lan giữa các đối tượng của bệnh truyềnnhiễm là một đặc trưng thể hiện tính chất nguy hiểm rất cao của loại bệnhnày, do đó, các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh luôn quantâm đến việc phòng ngừa và quản lý các loại bệnh truyền nhiễm Bệnh truyềnnhiễm có tính chất lây lan chủ yếu là việc di chuyển, đi lại của các đối tượngmang mầm bệnh đến nơi có nhiều người có khả năng mắc bệnh Thông quatiếp xúc thì bệnh lây lan sang người hoặc động vật chưa mắc bệnh Với cơ chếnhư trên, nếu động thực vật bị nhiễm bệnh không được kiểm soát chặt chẽ, đira khỏi vùng có dịch có khả năng lan truyền dịch bệnh sang đối tượng vàvùng chưa có dịch
Việc lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người hoặc cho động vật, thựcvật phải xuất hiện vật trung gian truyền bệnh Theo quy định của Luật phòng
chống bệnh truyền nhiễm thì: “Trung gian truyền bệnh là côn trùng, động
vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyềnnhiễm và có khả năng truyền bệnh” [45, tr.1] Vật phẩm khác là bất cứ đồ vật
gì bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh có khả năng gây dịch bệnh cho ngườivà động thực vật như: các dụng cụ, phương tiện giết mổ động vật, bao bì đónggói, phương tiện vận chuyển Ví dụ, việc di chuyển gia cầm đã mắc cúmH5N1 từ vùng có dịch sang vùng không có dịch hoặc để tiếp xúc với conngười ở vùng đông dân cư, có khả năng lây lan cao thì có thể làm lây bệnhcho con người hoặc các loại gia cầm khác Đây là một trong những nguyênnhân chủ yếu dẫn đến việc dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 rất khó bị khống
Trang 24chế, gây thiệt hại lớn cho Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Như vậy, có thể hiểu, lây lan dịch bệnh cho người, động vật, thực vật
là các loại bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vậthoặc từ thực vật sang người, động vật, thực vật hoặc ngược lại do tác nhângây bệnh truyền nhiễm.
1.1.3 Khái niệm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; tộilàm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
Xuất phát từ khía niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS, theo đó:Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS,do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độclập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chínhtrị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâmphạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [39, tr.3]
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người được quy định tại Điều186 BLHS và Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vậtđược quy định tại Điều 187 BLHS là những tội phạm được thể hiện ở nhữnghành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực TNHS thực hiện một cáchcố ý xâm phạm vào những quy định về BVMT trong các lĩnh vực gây nênnhững tác nhân lây truyền dịch bệnh cho người, động vật, thực vật Cụ thể:làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là hành vi đưa ra khỏi vùng códịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật, hoặc vật phẩmkhác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc chophép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, hoặc sản phẩm động vật, thực vậtbị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền chongười hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
Trang 25Theo khoản 1 Điều 186 BLHS năm 1999 thì điểm nổi bật của hành vinày là hành vi di dời những sản vật có mầm bệnh ra khỏi vùng hay lãnh thổđang có bệnh Cụ thể là hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thựcvật, sản phẩm động thực vật hoặc vật phẩm khác như các công cụ phương tiệngiết mổ động vật, vật liệu bao bì đóng gói, lưu thông vận chuyển động vật,thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh có khả năng truyền dịch bệnhnguy hiểm cho người là góp phần làm cho dịch bệnh lây lan từ vùng có dịchbệnh sang những vùng chưa bị lây nhiễm, gây nên những hậu quả xấu chomôi trường và cho tính mạng, sức khỏe con người thì bị coi là phạm tội.Ngoài ra, một người có thể coi là phạm tội nếu thực hiện những hành vi khácvi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh nguy hiểm chongười như cố tình không tiêm văc-xin phòng dịch cho nhân dân, không tổchức kịp thời việc khoanh vùng, tẩy uế khu vực có dịch bệnh để dịch bệnh cóđiều kiện lây lan, người bị nhiễm bệnh không chịu áp dụng các phương phápcách ly, phòng ngừa bắt buộc để tránh lây lan cho người khác…
Từ phân tích trên có thể hiểu: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người là hành vi nguy hiểm cho xã hội của người có năng lực TNHS, thựchiện một cách cố ý đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sảnphẩm động vật, thực vật hoặc đưa vật phẩm khác có khả năng truyền dịchbệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam độngvật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mangmầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người và các hành vi khác làmlây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật cũngtương tự như hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người Hành vinày được thể hiện qua việc người phạm tội đưa vào hoặc mang ra khỏi khuvực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc
Trang 26vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; Đưa vào hoặc cho phépđưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đốitượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểmdịch; Hoặc các hành vi lây lan dịch bệnh khác Lỗi của người phạm tội trongtrường hợp này là lỗi cố ý khi biết trước hành vi của mình có khả năng lây landịch bệnh nguy hiểm cho động vật, tức là thấy trước hành vi của mình là nguyhiểm cho xã hội Tội phạm có thể được thực hiện bởi người có năng lựcTNHS đầy đủ tức là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho động vật, thực vật là hành vi của người có đủ năng lực TNHS gâyra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thực hiện một cáchcố ý đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thựcvật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặcmang mầm bệnh; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thựcvật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thựchiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch và các hành vi khác làm lây landịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.
1.2 Sự cần thiết của việc quy định các tội làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho người, động vật, thực vật
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, phía bắc giápnước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia, phía đông và nam giáp BiểnĐông Việt Nam có hơn 90 triệu người thuộc 54 nhóm dân tộc khác nhau,cùng chung sống trên mảnh đất hình “chữ S” với diện tích 331.000 km2 ViệtNam có hơn 3.000 km bờ biển Ba phần tư đất đai của Việt Nam là đồi núi vàđất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất [62, tr.1] Với vị trí địalý đắc địa với nhiều tuyến đường biển, đường bộ kết nối với các khu vực trên
Trang 27thế giới một cách dễ dàng Việt Nam là điểm trung chuyển, là nơi có nhiềucảng biển đạt chuẩn quốc tế Với đặc điểm như vậy, tạo điều kiện thuận lợi rấtlớn cho phát triển kinh tế của đất nước, tuy nhiên cũng gây khó khăn rất nhiềutrong công tác phòng ngừa dịch bệnh, đấu tranh phòng chống các hành vinhập khẩu, vận chuyển hàng hóa kém chất lượng, động thực vật nhiễm cácdịch bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho con người cũng như nhữngloài động thực vật khác Điều này đã xảy ra trong những năm vừa qua, khi cácnước láng giềng hoặc các nước trong khu vực có dịch bệnh nguy hiểm nhưcúm gà H5N1, dịch bệnh heo tai xanh thì Việt Nam đều là nước bùng phátdịch do lây lan thông qua việc nhập khẩu các sản phẩm từ các nước này.
Trên thế giới: Trong những năm vừa qua, tình hình dịch bệnh trên thếgiới diễn biến hết sức phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm phátsinh, gia tăng đột biến tại nhiều nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứckhỏe và kinh tế Thế giới đã ghi nhận 20.181 trường hợp mắc dịch Ebola tại10 quốc gia, trong đó 7.906 trường hợp tử vong Bệnh Ebola bùng phát mạnhmẽ Bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người mới phát sinh như cúmA(H7N9), cúm A(H5N6) đã bùng phát tại Trung Quốc và lây lan ra một sốquốc gia châu Á (Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia) với hàng trăm trường hợpmắc và tử vong Dịch bệnh MERS-CoV tiếp tục hoành hành ở các quốc giakhu vực Trung Đông Bệnh sởi ghi nhận ở 178/194 quốc gia và vùng lãnh thổ.Dịch hạch đã bùng phát tại Madagascar cuối năm 2014 với 40 trường hợp tửvong, 119 trường hợp mắc Các dịch bệnh mới nổi và nguy hiểm có nguy cơcao xâm nhập và bùng phát vào nước ta qua người nhập cảnh vào Việt Nam,các phương tiện vận chuyển hàng hóa trở về từ vùng dịch và việc buôn lậu giacầm chưa được kiểm soát triệt để [64, tr.3]
Tại Việt Nam: trong những năm vừa qua ngành y tế đã tích cực, chủđộng triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh; ngăn chặn không để
Trang 28các dịch bệnh truyền nhiễm gây dịch đặc biệt nguy hiểm như sốt xuất huyếtdo vi rút Ebola, MERS-CoV, dịch hạch, cúm A(H7N9), cúm A(H5N6) xâmnhập vào nước ta Các dịch bệnh lưu hành trong nước như cúm A(H5N1), sốtxuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, dại đều có số mắc và tử vong giảm đángkể so với giai đoạn 2009 - 2013 Việt Nam tiếp tục giữ vững thành quả thanhtoán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh Tuy vậy, trong năm 2014, đã ghinhận 5.817 trường hợp mắc sởi xác định trong tổng số 36.478 trường hợp sốtphát ban nghi sởi, 147 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, tăng so với cácnăm trước và xuất hiện rải rác trên toàn quốc Bên cạnh đó, một số bệnh dịchlưu hành có nguy cơ bùng phát mạnh nếu không có biện pháp ngăn chặn kịpthời như sốt xuất huyết, tay chân miệng [5, tr.4].
Đối với dịch bệnh động vật, trong giai đoạn vừa qua có những diễnbiến hết sức phức tạp Giai đoạn 2010 – 2014 chứng kiến sự bùng phát củamột loạt dịch bệnh, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra tại một số tỉnh,không gây thiệt hại lớn Các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trên 158 xã,phường của 93 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố Số gia cầm mắc bệnhlà 212.600 con, trong đó gà chiếm 36%, vịt chiếm 64% Hiện nay, các ổ dịchcúm gia cầm đã được khống chế thành công, qua 21 ngày không có ổ dịchmới phát sinh Bệnh Lở mồm long móng gia súc trong năm đã xuất hiện 81 ổdịch tại 81 xã thuộc 31 huyện, thị xã của 13 tỉnh, đã làm 2.978 con gia súcmắc bệnh, số gia súc chết và tiêu hủy là 172 con Hiện nay, cơ bản vẫn đangkiểm soát dịch bệnh, tại Sơn La, Lâm Đồng có các ổ dịch chưa qua 21 ngày.Nhận định thời gian tới, dịch vẫn có thể tiếp tục xuất hiện ở khu vực miền núiphía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên
Dịch tai xanh, từ tháng 7 năm 2013, dịch bệnh tai xanh trên lợn đãđược khống chế Bệnh dại, trong năm 2014 đã có 29 tỉnh báo cáo có chó nghimắc bệnh, đã tiêu hủy 128 con chó nghi mắc bệnh dại; đã có 333.343 người bị
Trang 29chó cắn phải đi điều trị dự phòng và có 61 người tử vong tại 29 tỉnh, thànhphố, giảm 31 người so với năm 2013 Các dịch bệnh khác vẫn lác đác xảy ratrên đàn gia súc, gia cầm, so với năm 2013, các dịch bệnh trên đàn gia súc,gia cầm đã giảm hơn cả về số ca và số tỉnh.
Về thủy sản, năm 2014, cả nước có 59.579 ha diện tích nuôi tôm, 1.096ha diện tích nuôi ngao bị thiệt hại, bệnh xuất hiện trên 1.513 ha diện tích nuôicác tra; thủy sản khác là 941 ha bị thiệt hại Thủy sản và tôm nước lợ bị thiệthại lớn nhất, diễn biến phức tạp xảy ra trên diện rộng (chủ yếu bị bệnh đốmtrắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp và do ô nhiễm môi trường) [22, tr 3]
Trước tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp,các đối tượng vì lợi ích của bản thân mà mang động, thực vật bị nhiễm bệnhtừ nơi này sang nơi khác Nguồn dịch bệnh này sẽ hủy hoại môi trường sốngcủa con người Chính vì vậy, việc quy định các tội làm lây lan dịch bệnhnguy hiểm cho người, động vật, thực vật trong Bộ luật hình sự có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng đối với việc xác định giới hạn hành vi nguy hiểm xâm hại đếnsự bền vững và ổn định của môi trường, tạo cơ sở vững chắc cho đấu tranhphòng, chống loại tội phạm này một cách có hiệu quả
1.3 Khái lược sự phát triển của quy định về tội làm lây lan dịchbệnh cho người, cho động vật, thực vật
Trong giai đoạn trước khi có BLHS năm 1985, do những nguyên nhâncả chủ quan lẫn khách quan như hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước takhi vừa trải qua một thời gian dài của chiến tranh giành độc lập, điều kiệnkinh tế xã hội còn khó khăn v.v… nên những quy định của pháp luật vềBVMT khỏi sự ô nhiễm chưa được quan tâm, chú trọng nhiều Từ những năm60, vấn đề BVMT đã được Nhà nước ta quan tâm thông qua các chủ trương,chính sách như: Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/01/1964 về việc thu tiền bánkhoáng lâm sản và chi tiền nuôi rừng; Pháp lệnh quy định bảo vệ rừng ngày
Trang 3011/9/1972 Đến những năm 1980 vấn đề BVMT nói chung được đạo luật cao
nhất của Nhà nước là Hiến pháp 1980 quy định tại Điều 36: “Các cơ quan
nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đềucó nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tàinguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống” [35, tr.10] Đánh
giá một cách khái quát, pháp luật hình sự nước ta giai đoạn 1945 đến trướcnăm 1985 có thể thấy mặc dù chưa đầy đủ, nhưng ở mức độ nhất định đã cónhững quy định khá cụ thể và chặt chẽ trong việc BVMT trong một số lĩnhvực nhất định Tuy nhiên, do những hạn chế khách quan của điều kiện kinh tế,xã hội nên môi trường với tính chất và tầm quan trọng đặc biệt đối với đờisống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đấtnước, dân tộc và nhân loại chưa thực sự được nhận thức một cách đầy đủ cácyếu tố cấu thành cũng như yêu cầu của việc BVMT Do vậy, trong lĩnh vựclập pháp, các quy định về BVMT nói chung và pháp luật hình sự nói riêngchưa được nhận thức một cách đầy đủ và khái quát thành một khách thể nhómvới tư cách là đối tượng được bảo vệ đầy đủ của pháp luật hình sự Trong giaiđoạn này, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, tội làm lây lan dịchbệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật chưa được quy định
Trong thời gian từ năm 1985 đến năm 1999, thời kỳ này nền kinh tếcủa đất nước đang hồi phục, quá trình đô thị hóa, sự sử dụng rộng rãi các loạihóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; nạn phá rừng tràn lan đã làm mất cân bằngsinh thái trầm trọng đã làm vấn đề BVMT trở thành thách thức lớn của xãhội [31, tr.51] Đứng trước những yêu cầu về BVMT khỏi sự ô nhiễm, Nhànước ta đã quy định trong BLHS 1985 một số hành vi xâm hại đến các yếu tốcủa môi trường gây hậu quả nghiêm trọng là tội phạm và cá nhân vi phạm sẽbị truy cứu TNHS Đây là lần đầu tiên vấn đề BVMT được ghi nhận trongBLHS, tuy nhiên vấn đề này chưa được quy định trong một chương riêng biệt
Trang 31trong BLHS mà nó được ghi nhận tại 4 điều luật trong các chương VIII “cáctội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính” vàchương VII “các tội phạm về kinh tế” đó là: Điều 180 – Tội vi phạm các quyđịnh về quản lý và bảo vệ đất đai, Điều 181 – Tội vi phạm các quy định vềquản lý bảo vệ rừng, Điều 195 – Tội vi phạm các quy định về BVMT gây hậuquả nghiêm trọng, Điều 216 – Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng các di tíchlịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng Liên quanđến quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, làm lây landịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật có quy định của Điều 195 về tộivi phạm quy định về BVMT gây hậu quả nghiêm trọng Điều 195 quy định cụthể: Người nào vi phạm các quy định về giữ gìn vệ sinh công cộng, về phòngngừa và chống dịch bệnh, về BVMT gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt Quy định của Điều 195 cóliên quan trực tiếp đến tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, chođộng vật thực vật Theo đó, người nào vi phạm quy định về phòng ngừa vàchống dịch bệnh thì phạm tội này.
Như vậy, trong giai đoạn đầu thời kì đổi mới, Nhà nước ta đã quan tâmtới vấn đề lây lan dịch bệnh Tuy nhiên quy định trên đây còn có nhiều bất cậpnhư tổng hợp nhiều tội phạm có tính chất khác nhau trong cùng một điều luật,điều này rất khó khăn trong việc xác định TNHS của các đối tượng, dễ làmnhầm lẫn tội danh, đặc biệt việc sắp xếp các tội phạm trong cùng một điều luậtmặc dù có tính chất tương đối khác nhau không đảm bảo tính khoa học tronglập pháp Thêm vào đó nữa điều luật trên không phân tách hành vi làm lây landịch bệnh nguy hiểm cho người và hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểmcho động vật là khác nhau Điều này gây nhầm lẫn mang tính phổ biến rằng,các hành vi này có tính chất nguy hiểm cho xã hội tương đương nhau
Ngoài ra, nếu xét trên phạm vi tổng thể các tội phạm về môi trường thìviệc quy định trong BLHS năm 1985 còn rất sơ sài, không được hệ thống hóa,
Trang 32tập trung với tính chất là một chương riêng biệt đối với các tội phạm về môitrường, đồng thời, có thể các nhà làm luật lúc này chủ yếu là nhấn mạnh đếnkhía cạnh kinh tế của các nguồn tài nguyên này mà chưa chú ý đến khía cạnhsinh thái của chúng Có thể dễ dàng nhận thấy qua việc một số tội phạm vềmôi trường được gộp lại với những tội phạm khác và được hiểu không phảivới tư cách là những tội phạm về môi trường.
Hiến pháp 1992 ra đời trong hoàn cảnh vấn đề BVMT ngày càng đượcdư luận trong nước và quốc tế quan tâm Nếu như, Hiến pháp 1980 chỉ quy
định việc BVMT chỉ dừng lại ở mức độ “nghĩa vụ” đối với mọi công dân, các
cơ quan, đơn vị, thì đến bản Hiến pháp 1992, đã thể hiện một mức độ quyết liệt
hơn, nghiêm khắc hơn, cụ thể Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nghiêm cấm
mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” [38, Điều 29].
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1992 trong lĩnh vực BVMT trongđó có lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm của người và động vật Nhànước ta đã ban hành một loạt văn bản liên quan đến lĩnh vực này, bên cạnhBLHS như: Pháp lệnh thú y năm 1993, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thựcvật năm 1993, ngoài ra còn có một loạt các văn bản ở cấp độ Nghị định,Thông tư quy định về vấn để quản lý nhà nước về kiểm dịch thực vật, thú yvà xử lý vi phạm hành chính về các lĩnh vực này Các văn bản luật trên cùngvới BLHS năm 1985 đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối cụ thể và đầy đủđể có thể tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiểm soát dịch bệnhđộng vật, thực vật
Do BLHS 1985 được xây dựng và ban hành trước thời kỳ đổi mới,trong khi tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta có những bước phát triểnvà tiến bộ vượt bậc, xã hội phát sinh thêm nhiều quan hệ xã hội, các hành vivi phạm pháp luật môi trường diễn ra rất nhiều hình thức khác nhau nhưkhông thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, vi phạm các
Trang 33quy định về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vi phạm các quy địnhvề xuất khẩu công nghệ, thiết bị, chất thải, hóa chất độc hại, phòng chống lâylan dịch bệnh cho người, cho động vật các hành vi mới này không được quyđịnh trong BLHS 1985 mà chỉ được quy định và bị xử lý theo các Nghị địnhhướng dẫn của Chính phủ nên không đủ sức ngăn chặn các hành vi gây hạicho môi trường Đây chính là những hạn chế đã được các nhà làm luật pháthiện, đánh giá, phân tích và bổ sung các loại tội phạm mới về BVMT tronglần pháp điển hóa lần thứ hai - BLHS 1999.
Theo các quy định của BLHS 1999, các nhà làm luật đã rất coi trọngvấn đề này và lần đầu tiên các tội phạm về môi trường được ghi nhận tại mộtchương riêng - Chương XVII của BLHS 1999, với 10 điều luật quy định khácụ thể và chi tiết các hành vi xâm hại đến môi trường Như vậy, trong BLHSnăm 1999 lần đầu tiên hai tội danh mới được quy định về vấn đề lây lan dịchbệnh nguy hiểm là Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và Tộilàm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật Các quy định nàygóp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong lĩnh vựckiểm dịch, phòng chống bệnh truyền nhiễm lây lan cho con người và chođộng vật, thực vật
Trải qua gần mười năm thi hành, một số quy định của BLHS năm 1999về tội phạm môi trường nói chung, các loại tội phạm gây ô nhiễm môi trườngnói riêng đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc và bất cập, chưa đáp ứngđược đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới,nhất là việc tăng cường hội nhập quốc tế và quá trình đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Đặc biệt là trước tình hình các dịch bệnh lớn gâynguy hiểm cho con người cũng như vật nuôi như dịch SARS, cúm gia cầmH5N1, dịch lợn tai xanh Do đó, việc sửa đổi bổ sung một số quy định củaBLHS 1999 đối với các tội phạm về môi trường trong đó có quy định về hành
Trang 34vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, cho động vật, thực vật là mộtviệc làm cần thiết Trước tình hình đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâmtrong công tác nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 là tiếp tục hoànthiện, bổ sung các tội phạm về môi trường trong BLHS để đấu tranh, phòng,chống có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm này.
BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 đã quy định 11 tội danh tại chươngXVII: Các tội phạm về môi trường, cụ thể: Điều 182 Tội gây ô nhiễm môitrường Điều 182a Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại.Điều 182b Tội vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường Điều185 Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam Điều 186 Tội lây lan dịch bệnhnguy hiểm cho người Điều 187 Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm chođộng vật, thực vật Điều 188 Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản Điều 189 Tộihủy hoại rừng Điều 190 Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộcdanh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Điều 191 Tội viphạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Điều 191a Tội nhậpkhẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại [39]
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI,
ĐỘNG, THỰC VẬT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 20142.1 Thực trạng pháp luật các tội làm lây lan dịch bệnh cho người,động, thực vật trong luật hình sự Việt Nam
2.1.1 Các dấu hiệu pháp lý về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểmcho người, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm động vật, thực vật
Thứ nhất, đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
Trang 35Trong khoa học luật hình sự Việt Nam hiện nay cấu thành tội phạm
(CTTP) được định nghĩa: “CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc
trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự” [59, tr.37].
Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện nhưngtrong tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành chung nhấtmà bất kỳ tội phạm nào cũng có là: khách thể của tội phạm; mặt khách quancủa tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là tội xâm phạm đến sựan toàn về tính mạng, sức khỏe của cộng đồng Khác với các tội xâm phạmtrực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người quy định tại Chương XIIBLHS, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người chỉ như là một nguy cơtiềm ẩn sự nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người Còn kháchthể trực tiếp của tội phạm này vẫn là xâm phạm đến chế độ BVMT của Nhànước ta [52, tr.266] Đối với tội “làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”dự thảo BLHS sửa đổi (năm 1999) khi trình Quốc hội không có quy định tộidanh trên, nhưng trong quá trình thảo luận thì các đại biểu Quốc hội đã quyếtđịnh bổ sung tội này vào Bộ luật Một số vị đại biểu cho rằng bổ sung tội nàylà cần thiết nhưng không nên đặt nó tại chương “các tội phạm về môi trường”nên đặt ở chương “các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng”, vì cho rằngkhách thể bảo vệ trực tiếp của chương “Tội phạm về môi trường” là môitrường chứ không phải là sức khỏe tính mạng của con người, mặc dù suy nghĩcho cùng thì BVMT cũng chính là để bảo vệ bản thân con người Tuy nhiên,sau những tranh luận thì tội này vẫn được ghi nhận và quy định trong chươngtội phạm về môi trường [67, tr.134] Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạmnày thể hiện ở việc làm giảm các lợi ích về môi trường của xã hội, chẳng hạnlà việc vi phạm quyền được sống trong môi trường trong lành của mỗi người,gây ra thiệt hại cho sức khỏe, cho tài sản, cho thiên nhiên, ảnh hưởng đến việc
Trang 36tôn trọng các quy phạm pháp luật BVMT và các quy phạm khác, làm giảm anninh sinh thái đối với dân cư và vi phạm kỷ luật môi trường.
Trong khoa học hình sự, đối tượng tác động của tội phạm được hiểu làmột bộ phận thuộc khách thể của tội phạm, khi tác động đến bộ phận này,người phạm tội gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm [59] Mỗi tội phạmđều có đối tượng tác động cụ thể và nghiên cứu về chúng không những làm rõtính chất nguy hiểm của tội phạm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong hoạtđộng thực tiễn của các cơ quan tư pháp Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểmcho người cũng có những đối tượng tác động riêng, đó chính là động vật, thựcvật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm đã bị nhiễm bệnh mà bệnh đócó khả năng lây lan sang người Động vật là các loài chim, thú, gia cầm, cácloài tôm cá, các loại côn trùng…được gọi chung là sinh vật có cảm giác và tựvận động được Sản phẩm động vật là thực phẩm được chế biến từ động vậthay nói cách khác là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt động vật,xương động vật, sữa, các bộ phận khác lấy từ động vật…Thực vật là các loạicây, rễ, củ, hoa, lá, quả, hạt… sản phẩm thực vật là các loại sản phẩm đượcchế biến từ thục vật làm thức ăn cho người và gia súc, hoặc phục vụ cho tiêudùng, nghiên cứu khoa học như: dầu ăn, các loại nước được ép từ các loại hoaquả,… Còn các vật phẩm khác là bất kì vật gì như các công cụ, phương tiệngiết, mổ động vật, vật liệu, bao bì đóng gói chứa đựng, lưu thông vận chuyểnđộng thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả nănggây ra dịch bệnh nguy hiểm cho người
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là tội xâm phạm đến sựan toàn về tính mạng, sức khoẻ của cộng đồng [24, tr.183]
Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở một trong các hành vi cụthể như sau:
- Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật,
Trang 37thực vật hoặc đưa vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểmcho người.
Dịch bệnh nguy hiểm là những loại dịch bệnh dễ lây nhiễm, dễ lan rộngnhanh chóng từ người này sang người khác tại các cộng đồng dân cư Sự nguyhiểm được thể hiện qua các triệu chứng như gây chết người nhanh hoặc chếthàng loạt hoặc những căn bệnh có khả năng gây tổn hại nặng cho sức khỏecủa người bị nhiễm hay là những căn bệnh khó chữa trị hoặc chưa có khảnăng chữa trị trong điều kiện hiện nay Những loại dịch bệnh nguy hiểm nàydo Bộ y tế quy định như dịch tả, đậu mùa, phong hủi, thương hàn…
Vùng có dịch bệnh là khu vực (được giới hạn bởi đơn vị hành chínhnhư một địa danh, một địa phương, một vùng lãnh thổ…) đang có dịch bệnhđã được cơ quan có thẩm quyền công bố (Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ y tếhoặc Chủ tịch nước) trên các phương tiện thông tin đại chúng Động vật, thựcvật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịchbệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có khả năngtruyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh,nhưng vẫn lén lút đưa ra khỏi vùng có dịch Ví dụ: Uỷ ban nhân dân tỉnh TháiBình đã công bố trên địa bàn toàn tỉnh đang có dịch cúm gia cầm, đã có lệnhcấm vận chuyển gia cầm ra khỏi phạm vi tỉnh, nhưng một số người do hámlợi vẫn lén lút vận chuyển gia cầm từ Thái Bình sang Nam Định, Hưng Yên,Hải Phòng để bán
Khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người là những loại dịchbệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có thểlây lan sang người, còn thực tế đã lây lan sang người hay chưa không phảidấu hiệu bắt buộc Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng không cần phải xácđịnh dịch bệnh đó đã lây lan sang người hay chưa mà chỉ cần xác định khảnăng dịch bệnh đó có khả năng lây lan sang người hay không Việc xác định
Trang 38này sẽ do cơ quan y tế có thẩm quyền thực hiện.
- Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sảnphẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm cókhả năng truyền cho người
Hành vi này cũng tương tự như hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnhđộng vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc đưa vật phẩm khác cókhả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người Tuy nhiên, điểm khác biệtcủa hành vi này là đưa vào Việt Nam những động vật, thực vật hoặc sản phẩmcủa động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khảnăng lây lan cho con người Tính chất nguy hiểm của hành vi “nhập khẩu”dịch bệnh từ nước ngoài vào Việt Nam trên nghiêm trọng hơn thể hiện ở hànhvi nhập khẩu (tức là chuyển những đối tượng đó vào biên giới Việt Nam)hoặc cho phép nhập khẩu (được hiểu là cấp giấy phép hoặc làm thủ tục chongười khác đưa những đối tượng đó vào biên giới Việt Nam) vào Việt Namđộng vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặcmang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người như: nhập gia cầmbị nhiễm bệnh (H5N1), nhập bò “điên” từ nước ngoài vào Việt Nam…Đây cólẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số dịch bệnh nguy hiểm cho các loạivật nuôi trong thời gian qua ở Việt Nam như heo tai xanh, cúm gà
Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sảnphẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm cókhả năng truyền cho người cũng tương tự như hành vi nhập khẩu hoặc chonhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩmhóa học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không đảm bảotiêu chuẩn BVMT quy định tại Điều 185 “Tội đưa chất thải vào lãnh thổ ViệtNam” BLHS năm 1999, chỉ khác ở đối tượng nhập vào Việt Nam là động vật,thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm
Trang 39bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người, còn thủ đoạn, động cơ, mụcđích của người phạm tội không có gì khác.
Nói chung, đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người,người phạm tội chủ yếu thực hiện một trong hai hành vi trên Tuy nhiên, đềphòng lọt tội phạm, nhà làm luật quy định bất cứ hành vi nào mà làm lây landịch bệnh nguy hiểm cho người đều bị xử lý bằng biện pháp hình sự nếu thỏamãn các yếu tố khác Đây là một quy định mang tính mở rộng, nó có thể lànhững hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnhhiểm nghèo như: Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế,cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cố tình khôngtiêm vắc-xin phòng bệnh cho nhân dân; không tổ chức kịp thời việc khoanhvùng tẩy uế khu vực có dịch bệnh để dịch bệnh có điều kiện lây lan; khôngthực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịchvụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;cố tình mua bán, giết mổ, chế biến động thực vật hoặc các sản phẩm độngthực vật bị nhiễm bệnh, chết vì bệnh truyền nhiễm hoặc mang mầm bệnh cókhả năng truyền cho người…Các hành vi trên đã được cụ thể hóa trong Nghịđịnh số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế [14]
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người thực hiện hành vi phạmtội có một trong những hành vi khách quan trên Vì vậy, tội phạm được coi làcó cấu thành hình thức Đối với tội phạm này, hậu quả không là dấu hiệu bắtbuộc để định tội, tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong các hànhvi khách quan là đã cấu thành tội phạm, nếu hậu quả xảy ra và hậu quả đó làrất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trong thì người phạm tội bị truy cứuTNHS theo khoản 2 Điều luật
Cũng giống như đối với tội phạm môi trường khác, mặt chủ quan của
Trang 40tội phạm này thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý, tức người phạm tội nhận thứcrõ hành vi do mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả củahành vi đó, hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra nhưng vìnhững động cơ khác nhau mà vẫn thực hiện hành vi mà pháp luật cấm Độngcơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này Người phạm tộikhông thể viện dẫn lý do là chỉ vì hám lợi nên đã thực hiện hành vi trên, mặcdù không mong muốn hậu quả xảy ra, ở đây chỉ cần người phạm tội thực hiệnmột trong những hành vi đã phân tích ở trên và họ nhận thức rõ hành vi màmình thực hiên có thể làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là đã bịtruy cứu TNHS.
Chủ thể của tội phạm là chủ thể của tội phạm là một cá nhân có khảnăng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và có độ tuổi chịu trách nhiệmhình sự [59]…Đối với tội danh này, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịuTNHS Tội danh này có quy định thêm dấu hiệu chủ thể đặc biệt (tức lànhững người theo quy định của pháp luật có nghĩa vụ thực hiện những hànhvi nhất định trong tổ chức công việc, trong kiểm tra, thực hiên những biệnpháp bảo đảm an toàn, an ninh môi trường) trong trường hợp người có hànhvi “cho phép đưa vào” Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật,thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyềncho người, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể có quyền“cho phép”
Thứ hai, đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là tội xâmphạm đến sự an toàn của môi trường sinh thái mà trực tiếp là sự an toàn chođộng vật, thực vật [24, tr.190]
Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật, sản phẩmđộng vật, thực vật hoặc vật phẩm đã bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh