1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển chuỗi sản phẩm dược liệu tỉnh quảng ninh

198 50 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quảng Ninh là tỉnh có thảm thực vật phong phú và đa dạng như: Ba kích, Trà hoa vàng, Hồi, Quế, Trầu một lá, Bình vôi, Bá bệnh, Kim ngân hoa, Nhân t

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: TS Phan Văn Hùng Hướng dẫn 2: TS Nguyễn Thị Lan Anh

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dựa trên

sự hướng dân của tập thể các nhà khoa học và các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn Báo cáo phản ánh trung thực kết quả nghiên của cá nhân tôi và chưa được công bố trên bất kỳ một công trình nào khác./

Nghiên cứu sinh

Trần Trung Vỹ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên của Khoa Quản lý – Luật kinh tế và Phòng Đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phan Văn Hùng và TS Nguyễn Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để hoàn thành Luận án

Tôi gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Trân trọng cảm ơn!

Nghiên cứu sinh

Trần Trung Vỹ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp mới của luận án 3

5 Kết cấu của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU 5

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở nước ngoài 5

1.1.2 Tổng quan công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở trong nước 11

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về cây dược liệu và chuỗi giá trị dược liệu 16

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về cây dược liệu ở nước ngoài 16

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về cây dược liệu ở trong nước 18

1.2.3 Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở nước ngoài 21

1.2.4 Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở trong nước 25

Trang 6

1.3 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị, dược liệu

và chuỗi giá trị dược liệu 26

1.3.1 Đối với các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị 26

1.3.2 Đối với các công trình nghiên cứu về cây dược liệu 27

1.3.3 Đối với các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu 27

1.4 Xác định khoảng trống trong nghiên cứu 28

Tóm tắt chương 1 29

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU 30

2.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển chuỗi giá trị dược liệu 30

2.1.1 Lý luận về dược liệu 30

2.1.2 Lý luận về chuỗi và phát triển chuỗi 32

2.1.3 Nội dung phát triển chuỗi giá trị 39

2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị dược liệu 41

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị của một số địa phương trong nước 41

2.2.2 Bài học vận dụng cho phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh 45

Tóm tắt chương 2 48

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49

3.1 Câu hỏi nghiên cứu 49

3.2 Quy trình nghiên cứu của luận án 49

3.3 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 49

3.3.1 Phương pháp tiếp cận 49

3.3.2 Khung phân tích đề tài 52

3.4 Phương pháp thu thập thông tin 52

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 52

3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 53

Trang 7

3.5 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 54

3.5.1 Phương pháp xử lý thông tin 54

3.5.2 Phương pháp phân tích thông tin 55

3.6 Chỉ tiêu phân tích 56

3.6.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị dược liệu 56

3.6.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của các tác nhân tham gia chuỗi 57 3.6.3 Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển chuỗi 58

Tóm tắt chương 3 58

Chương 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH 59

4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 59

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 59

4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 62

4.2 Vị trí, vai trò ngành sản xuất dược liệu trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 66

4.2.1 Vị trí của ngành sản xuất dược liệu trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 66

4.2.2 Vai trò của ngành dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 68

4.3 Thực trạng phát triển sản xuất dược liệu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn (2013-2017) 69

4.3.1 Tình hình trồng dược liệu tỉnh Quảng Ninh (2013-2017) 69

4.3.2 Tình hình tổ chức sản xuất dược liệu tỉnh Quảng Ninh

(2013-2017) 73

4.3.3 Tình hình chế biến, phân phối và tiếp thị sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh (2013-2017) 74

4.4 Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh 76

Trang 8

4.4.1 Bản đồ chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh 774.4.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị dược liệu điển hình tỉnh Quảng Ninh 784.4.3 Phân tích kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị cây dược liệu điển hình tỉnh Quảng Ninh 1024.4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh 1054.4.5 Phân tích SWOT và đề xuất giải pháp phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh 1174.5 Đánh giá chung về phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh 1194.5.1 Những kết quả đạt được 1194.5.2 Những khó khăn, hạn chế 1214.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 1234.5.4 Một số vấn đề cần giải quyết để phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh 125Tóm tắt chương 4 127Chương 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 1285.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 1285.1.1 Quan điểm phát triển dược liệu tỉnh Quảng Ninh 1285.1.2 Mục tiêu phát triển dược liệu tỉnh Quảng Ninh 1305.2 Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 1315.2.1 Phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm thô 1315.2.2 Phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu hiện có là Trà hoa vàng và Ba kích 132

Trang 9

5.2.3 Xây dựng và phát triển chuỗi sản phẩm đối với một số dược liệu tiềm

năng 134

5.2.4 Nâng cấp và đầu tư công nghệ chế biến dược liệu 136

5.2.5 Tăng cường quảng cáo, tiếp thị sản phẩm dược liệu 139

5.2.6 Nâng cấp và tổ chức lại hệ thống kênh phân phối và xúc tiến thương mại 140

5.2.7 Củng cố và tổ chức mối quan hệ trong chuỗi giá trị cây dược liệu 141

Tóm tắt chương 5 143

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144

1 Kết luận 144

2 Kiến nghị 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC 158

Trang 10

GTGT : Giá trị gia tăng

HQKT : Hiệu quả kinh tế

HT : Hợp tác

HTX : Hợp tác xã

IC : Chi phí trung gian

KH&CN : Khoa học và công nghệ

KTMD : Kích thích miễn dịch

KT-XH : Kinh tế - xã hội

LĐ : Lao động

NCS : Nghiên cứu sinh

OCOP : Chương trình “Mỗi xã/phường một sản phẩm”

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP : Thành phố

TTTT : Tri thức truyền thống

TX : Thị xã

UBND : Ủy ban nhân dân

UNIDO : Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Phương pháp tính chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị cho 01 đơn

vị sản phẩm cụ thể 55

Bảng 3.2 Mô hình phân tích ma trận SWOT 56

Bảng 4.1 Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2013-2017) 62

Bảng 4.2 Phân bổ cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh 70

Bảng 4.3.Chi phí trồng Ba kích tính cho 1 ha từ khi trồng đến khi thu hoạch (5 năm) 78

Bảng 4.4 Phân tích hiệu quả của Người trồng Ba kích 80

Bảng 4.5 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người thu mua Ba kích tươi 81

Bảng 4.6 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người chế biến Ba kích tươi thành Ba kích khô 83

Bảng 4.7 Phân tích hiệu quả kinh tế của người chế biến ba kích tươi thành Rượu và Cao Ba kích 84

Bảng 4.8 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán buôn Ba kích khô 86

Bảng 4.9 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán buôn Rượu và 87

Bảng 4.10 Phân tích hiệu quả kinh tế của người bán lẻ Ba kích khô 89

Bảng 4.11 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán lẻ Rượu Ba kích và Cao Ba kích 90

Bảng 4.12 So sánh hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi giá trị Ba kích 91

Bảng 4.13 Các khoản mục chi phí trồng Trà HoaVàng 93

Bảng 4.14 Phân tích hiệu quả của Người sản xuất (người trồng) Trà Hoa vàng trong chuỗi giá trị 94

Bảng 4.15 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người thu mua Trà hoa vàng tươi96 Bảng 4.16 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người chế biến Trà hoa vàng tươi thành Trà hoa vàng khô 97

Bảng 4.17 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán buôn Trà hoa vàng khô 98

Trang 12

Bảng 4.18 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán lẻ Trà hoa vàng 100 Bảng 4.19 Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị Trà hoa vàng 101 Bảng 4.20 Phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh 117

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP

Hình:

Hình 2.1 Phân đoạn chuỗi đối với một sản phẩm cụ thể 33 Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi giá trị ngành trồng trọt 36 Hình 3.1 Khung phân tích của luận án 52 Hình 4.1 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm so với dân số tại Quảng Ninh giai đoạn 2013-2017 65 Hình 4.2 Bản đồ Chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh 77 Hình 4.3 Sơ đồ hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh 103

Hộp:

Hộp 4.1 Hiệu quả một số cây dược liệu khác theo ý kiến người dân 119

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quảng Ninh là tỉnh có thảm thực vật phong phú và đa dạng như: Ba kích, Trà hoa vàng, Hồi, Quế, Trầu một lá, Bình vôi, Bá bệnh, Kim ngân hoa, Nhân trần, Ý dĩ… nhưng việc phát triển sản xuất dược liệu ở Quảng Ninh còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh với nhiều lý do khác nhau: Việc khai thác tài nguyên cây thuốc còn mang tính tự phát, chưa quan tâm đến tái sinh, bảo tồn dẫn đến nhiều cây thuốc đứng trước nguy cơ cạn kiệt; dược liệu chủ yếu chỉ dừng lại ở khâu nguyên liệu tươi, thô, chưa quan tâm nhiều đến việc sơ chế, chế biến tinh, tạo ra các sản phẩm khác nhau, nhằm gia tăng giá trị của chúng Các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng sản xuất trên địa bàn tỉnh còn ít, dạng bào chế còn đơn giản, giá trị gia tăng chưa cao và chưa sản xuất được mỹ phẩm có nguồn gốc từ dược liệu, là những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay

Với tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tự nhiên, Quảng Ninh có thể phát triển cây dược liệu để trở thành một trong những nguồn thu quan trọng, nhằm khai thác thế mạnh về tự nhiên và một số cây dược liệu có tính đặc sản, để phát triển thành một trung tâm dược liệu lớn của Việt Nam Đây sẽ là bước đột phá mới, góp phần đẩy

nhanh mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển của tỉnh từ “nâu” sang

“xanh” Cùng với ngành du lịch, dịch vụ, phát triển sản xuất dược liệu là một

trong những sản phẩm quan trọng thuộc chương trình OCOP (One Commune, One Product - Mỗi xã phường một sản phẩm) của tỉnh Quảng Ninh từ năm

2013 đến nay Tuy nhiên, việc hợp tác và liên kết để sản xuất dược liệu theo

chuỗi giá trị để nâng cao GTGT trong quá trình sản xuất còn hạn chế: (i) Mối liên kết dọc là liên hệ giữa các khâu trong chuỗi giá trị ngành hàng từ sản xuất

đến tiêu dùng, thông qua nhiều khâu trung gian làm cho thị trường không ổn định, thiếu minh bạch và bị ép giá làm thiệt hại cho người sản xuất, nhiều hợp

Trang 15

đồng sản xuất, cung cấp nguyên liệu giữa người sản xuất với doanh nghiệp

nhiều khi không được thực hiện do sự tranh mua, tranh bán (ii) Mối liên kết ngang là liên kết giữa các hộ nông dân với nhau thành tổ Hợp tác hoặc HTX,

hoặc nhóm hộ sản xuất; liên kết giữa các cơ sở chế biến nhỏ để tạo thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, hạ giá thành sản phẩm còn rất hạn chế, hoặc có nhưng chưa rõ ràng, chưa có những cơ chế ràng buộc

Để góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, việc phát triển sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị, nhằm tạo ra những sản phẩm dược liệu hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là nông dân có vai trò quan trọng Với lý do đó, NCS đã chọn nghiên cứu

đề tài luận án: “Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dược liệu và chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh

- Xác định quan điểm, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025

Trang 16

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị dược liệu (Nông dân, HTX, doanh nghiệp, thương lái), các nhà quản lý và các

cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tập

trung khảo sát trên 8 huyện thị, thành phố của tỉnh là các địa phương có trồng dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 – 2017; Số

liệu sơ cấp được thu thập năm 2017

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển chuỗi giá trị

dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Trong đó, tập trung phân tích sâu về

hiệu quả chuỗi giá trị dược liệu Trà hoa vàng và Ba kích là 2 loại dược liệu

đã được tỉnh xác định trong danh mục các sản phẩm dược liệu trọng yếu trong vào danh mục sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã được UBND tỉnh phê duyệt

4 Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuỗi sản

phẩm, chuỗi giá trị dược liệu, qua đó cung cấp cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phát triển sản xuất dược liệu theo chuỗi

Thứ hai: Những đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát

triển chuỗi, cũng như công tác quản lý chuỗi giá trị dược liệu Cùng với hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu, NCS sử dụng làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp khả thi góp phần quản lý và phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh

Trang 17

Thứ ba: Phát triển chuỗi giá trị dược liệu, là một trong những vấn đề

hiện nay có rất ít các nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị dược liệu, NCS hy vọng

có những đóng góp mới trong phương pháp phân tích chuỗi giá trị đối với cây dược liệu cụ thể, để có thêm tài liệu tham khảo cần thiết cho những nghiên cứu tiếp theo

Thứ tư: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp cho các

nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện hơn về quản lý các chương trình dự án phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất dược liệu nói riêng theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn

5 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị dược liệu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị dược liệu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh

Chương 5: Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng

Ninh đến năm 2025

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI

GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở nước ngoài

Đến nay, trên thế giới, đã có nhiều cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị khác nhau, theo Kaplinsky và Morris (2001) thì không có cách tiếp cận nào là

“chuẩn nhất” Về cơ bản, phương pháp phân tích cụ thể phụ thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu Với cách nhìn đó, NCS tổng hợp được một số kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị như sau:

*) Một số kết quả nghiên cứu mang tính lý luận, cung cấp những kiến thức cần thiết và kỹ năng trong phân tích chuỗi

Raphael Kaplinsky & Mike Morris (2006) “Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá trị” Cuốn cẩm nang đưa ra các khái niệm cơ bản của chuỗi giá trị;

xác định các vấn đề nghiên cứu mở rộng cho chuỗi giá trị; giới thiệu cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chuỗi; chỉ dẫn các chính sách liên quan đến định hướng, đầu tư phát triển chuỗi.[49]

Hellin J, and M Meijer, (2006), “Hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị”, FAO, Kaplinsky, R and M, Morris, (2000), “Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá trị” Đây được coi là các cẩm nang hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị thông

qua phân tích bản đồ thị trường, lấy vùng đất Chiapas (Mexico) làm trường hợp nghiên cứu điển hình.[63]; [49] Nghiên cứu chỉ ra các mắt xích như: Chọn vùng đất nghiên cứu, phân phối hạt giống, người nông dân, thương lái,… và áp dụng nghiên cứu cho cả Bolivia và Ecuador

GTZ (2007) xuất bản cuốn “Cẩm nang giá trị, phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị” Cẩm nang đã đưa ra các thuật ngữ để chỉ việc tập hợp

có hệ thống các phương pháp thực tiễn nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế từ quan điểm của chuỗi giá trị Cẩm nang cung cấp những kiến thức cơ bản về

Trang 19

các cách thức nâng cao cơ hội việc làm và thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và các hộ nông dân thông qua việc thúc đẩy chuỗi giá trị mà họ đang hoạt động trong chuỗi đó Đồng thời, nhấn mạnh thị trường sản phẩm mang lại nhiều cơ hội cho người nghèo.[42]

Da SLĐva, C and H De Sousa FLĐho (2007), “Hướng dẫn đánh giá nhanh thực hiện chuỗi nông sản ở các nước đang phát triển”, nhóm tác giả đã

đưa ra một số thông tin hữu ích: Cung cấp thông tin về các nguyên tắc cơ bản của phân tích chuỗi, làm nổi bật tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và thực hiện cũng như các kiến nghị; Hỗ trợ lựa chọn các thông tin cần thiết cho việc phân tích, cũng như các phương pháp thu thập, tổ chức và đánh giá; Định hướng trong việc xác định các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất dây chuyền và khu vực có thể được xem là điểm đòn bẩy cho sự tăng trưởng và phát triển hơn nữa; Đề xuất một cách tiếp cận chung đối với can thiệp chuỗi nhằm cải thiện hiệu suất, với việc xác định trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình thực hiện; Đề xuất một cách tiếp cận chung cho các ưu tiên của các can thiệp chuỗi; Chỉ ra những hạn chế và khó khăn tiềm tàng khi tiến hành phân tích chuỗi [53]

FAO (2007), “Quản lý chuỗi cung ứng nông - công nghiệp: Các khái niệm và vận dụng” Công trình này chỉ ra chuỗi cung ứng trong nông nghiệp,

bao gồm các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời, cho biết cách tiếp cận của chuỗi cung ứng đi từ khái niệm đến thực tiễn ứng dụng Tuy nhiên, chuỗi cung ứng rất rộng, hàm chứa cả chuỗi giá trị bên trong nó và việc xác định chuỗi giá trị cho nông nghiệp chỉ mang tính chung chung

Bernet T, G Thiele., and T Zschocke (2006), “Phương pháp cùng tham gia trong tiếp cận chuỗi thị trường (PMCA) – hướng dẫn sử dụng”

Trong nghiên cứu này tác giả đề cập đến 4 điểm cơ bản: (i) Các nhà nghiên cứu và sự phát triển nhân viên để đạt được những hiểu biết và kỹ năng quan

Trang 20

trọng cho phép họ thích ứng và sử dụng PMCA trong bối cảnh công việc của mình; (ii) Các nhà quản lý dự án R&D và các nhà hoạch định chính sách hiểu

kế hoạch và giám sát định hướng nhu cầu nhằm đạt được cho chuỗi thị trường mục tiêu; (iii) Giáo viên và học sinh để tìm hiểu thêm về phát triển nông thôn, khả năng cạnh tranh chuỗi thị trường, sự tham gia R&D, và marketing; (iv) Các khái niệm phát triển khác nhau và các công cụ thực tế được mô tả một cách hữu ích

*) Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản cụ thể

FAO (2004) cũng có nghiên cứu về “Chuỗi giá trị quả xoài ở Kenya”

Nghiên cứu này cho thấy chuỗi giá trị xoài Kenya gặp các cản trở về cơ cấu chất lượng sản phẩm: Tỷ lệ quả xoài không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cao, đặc biệt sang thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ; Kenya cần tập trung cho chế biến xoài xuất khẩu và tận dụng số xoài không có khả năng xuất khẩu vào các mục đích khác; về dài hạn, cần phải nâng cao năng lực kỹ thuật của nông dân để nâng cao chất lượng xoài đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu

Gooch và cộng sự (2009), đã sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị để

đánh giá: “Thị thường và quản lý chất lượng nho tươi, táo tươi và chế biến và nhiều hoa quả khác của vùng Ontario, Canada” Hosni and Lancon (2011),

đã tìm hiểu: “Chuỗi giá trị táo của Syris trên thị trường nước ngoài” Các

công trình nghiên cứu này chỉ ra rằng, để xuất khẩu táo thì Syris cần phải giải quyết những tồn tại trong chuỗi giá trị táo hiện tại; Các tổ chức khuyến nông cần phải phát triển và cung cấp nhiều giống táo mới; Đồng thời, cần có các tổ chức xếp loại và đánh giá chất lượng táo độc lập để làm giảm các rủi ro về chất lượng

Phương pháp tiếp cận của UNIDO (2009), trong “Phân tích và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp”, trong cẩm nang làm việc của nhân viên cho thấy, sự

phát triển của chuỗi giá trị trong nông nghiệp bằng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi, lập bản đồ chuỗi giá trị nông nghiệp, phân tích dữ liệu của

Trang 21

chuỗi, các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Nghiên cứu này cũng kiến nghị giải pháp phát triển chuỗi giá trị bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng và thực hiện các chính sách, tăng cường hỗ trợ từ các thể chế, cải thiện môi trường đầu tư Nghiên cứu đã đưa ra các minh chứng từ các nghiên cứu trường hợp, điển hình như ở Nicaragoa, Ethiopia, Ai Cập và Morroco

Báo cáo của ADB (2005) và FAO (2008) về “Chuỗi giá trị ngành khoai tây” và đã đề cập đến vấn đề, làm thế nào để tăng sự bền vững của

chuỗi giá trị khoai tây Họ đã chỉ ra được một số vấn đề đang gặp phải ở các nước đang phát triển như: Khoai tây thường được bán phân tán với những phân đoạn thị trường nhỏ lẻ và ít có sự liên kết, phối hợp và thiếu những thông tin về thị trường, điều này đang gây ra sự chia rẽ các mối quan hệ trong

chuỗi; giá cả đầu vào tăng cao đang gây ra sự “e dè” trong đầu tư sản xuất

của các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ lẻ Hậu quả là, họ đang bị loại dần ra khỏi thị trường và không tham gia được vào chuỗi giá trị; vấn đề quan trọng đặt ra cho chuỗi giá trị ở các nước này là cần một nền sản xuất bền vững, với chất lượng sản phẩm tốt và sự hỗ trợ về các vật tư đầu vào cùng với

sự phối hợp hành động trong chuỗi

Eaton và Shepherd (2001), đã có một nghiên cứu về: “Chuỗi giá trị ngành Chè tại Kenya và Cacao tại Indonesia” Tác giả tập trung vào vấn đề

chuỗi giá trị và giải pháp sinh kế bền vững, chỉ ra được những vấn đề mà chuỗi giá trị ngành Chè Kenya, chuỗi giá trị ngành Cacao Indonesia gặp phải

và những vấn đề liên quan đến sinh kế của những người sản xuất nhỏ, những người dễ bị tổn thương Công trình này cũng cung cấp những nghiên cứu về cấu trúc thị trường, kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị, mối quan hệ tương tác giữa những kênh tiêu thụ đó Điều quan tâm của nghiên cứu này là những

“mối quan hệ” giữa các tác nhân, những tác động của mô hình tổ chức sản

xuất đến những người nắm giữ những tư liệu sản xuất nhỏ và những người làm thuê Họ chỉ ra rằng, với các nước chậm phát triển như Kenya và

Trang 22

Indonesia, chuỗi giá trị hoạt động chưa được tốt, nghĩa là các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chưa có những mối quan hệ ràng buộc, GTGT trong chuỗi còn thấp, đặc biệt người sản xuất là những người hưởng lợi nhuận thấp nhất Chính vì chưa có mối quan hệ ràng buộc nên những tác nhân đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi thường là đối tượng hưởng lợi nhuận nhiều nhất và sẵn sàng rời bỏ chuỗi này để chuyển sang chuỗi mới có lợi nhuận cao hơn

*) Một số kết quả nghiên cứu về quản lý chuỗi

Gereffi G, J Humphrey and T Sturrgeon (2005), “Quản lý chuỗi giá trị toàn cầu” Dựa trên khung phân tích lý thuyết về chuỗi, các tác giả giải

thích rõ chuỗi giá trị toàn cầu, chỉ ra được 3 dòng luân chuyển trong chi phí kinh tế là: Mạng lưới sản xuất, khoa học công nghệ và mức độ hiểu biết của công ty nhằm xác định được 3 vai trò lớn trong việc định rõ sự thay đổi và sự quản lý chuỗi giá trị toàn cầu Ba vai trò đó là: Sự phức hợp trong giao dịch; khả năng lập những cam kết trong giao dịch và khả năng trong chuỗi cơ bản

Hagelaar, G.J.L.F and Van der Vorst, J.G.A.J., (2002) “Quản lý chuỗi cung ứng môi trường: sử dụng đánh giá vòng đời để cấu trúc chuỗi cung ứng”, các tác giả đã cho biết sự khác biệt giữa các chiến lược chuỗi để bảo vệ

môi trường và sự thực thi của chuỗi trong môi trường; sự khác biệt giữa cách đánh giá các vòng đời cấu trúc chuỗi; giữa quá trình thực hiện và định hướng thị trường cấu trúc chuỗi Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng, sự tích hợp của những sự khác biệt về đánh giá vòng đời cấu trúc chuỗi mang lại sự khác biệt giữa các cấu trúc chuỗi

Chopra SunLĐ và Pter Meindl (2001), “ Quản lý chuỗi cung ứng: Chiến lược, kế hoạch và vận hành” Nghiên cứu này tập trung vào quản lý

chuỗi giá trị bao gồm: Chiến lược, kế hoạch và vận hành Tác giả đã đề cập tới sự thay đổi nhanh chóng diễn ra bên trong chuỗi cung ứng và môi trường của nó Cách tiếp cận này có nhiều lợi ích: Cho phép người nghiên cứu tìm hiểu tầm quan trọng chiến lược của việc thiết kế chuỗi cung ứng tốt, quy

Trang 23

hoạch và hoạt động cho mỗi công ty; giải thích cách làm thế nào quá trình điều khiển có thể được sử dụng trên mức độ khái niệm và thực tiễn trong quá trình cung cấp thiết kế dây chuyền, lập kế hoạch và hoạt động để cải thiện hiệu suất; cung cấp sự hiểu biết về các yêu cầu cho các phương pháp phân tích chuỗi cung ứng

*) Một số cách tiếp cận nghiên cứu khác về chuỗi

Phương pháp tiếp cận của GTZ (2009), trong “Phát triển chuỗi giá trị, công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp” đã đưa ra các chỉ dẫn

trong điều kiện cụ thể để triển khai các chuỗi giá trị hàng hoá, chú ý đến phân tích các thiếu sót mà các tác nhân trong chuỗi không thể tự giải quyết Đồng thời tài liệu này còn giới thiệu một số trường hợp điển hình áp dụng cho phát triển, hoặc cho nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng tại một số địa phương của Việt Nam.[43]

Phương pháp tiếp cận của M4P (2008), dự án “Làm cho giá trị lao động của của người nghèo tốt hơn” Công trình này nghiên cứu chuỗi giá trị

dành cho người nghèo ở Lào và Campuchia Chuỗi giá trị này nhằm mục tiêu gia tăng thu nhập cho người dân nghèo bằng cách tìm ra GTGT trong mỗi mắt xích của chuỗi Sự tham gia của chính phủ, các cơ quan quản lý trong ngành nông nghiệp, các chính sách đổi mới nhằm củng cố vị thế cho người nghèo Nghiên cứu này đề cập tới các công cụ phân tích chuỗi giá trị; lập hình chuỗi giá trị thông qua 11 bước; đề cập tới công cụ đo lường chất lượng cho chuỗi bằng cách quản lý phối hợp, quy định và điều khiển các tác nhân; phân tích giá trị lợi ích của các bên tham gia vào chuỗi giá trị.[45]

Gudmundsson, E.; Asche, F.; Nielsen, M (2006), “ Phân phối doanh thu thông qua chuỗi giá trị hải sản”, các tác giả xác định chuỗi giá trị bao

gồm các loại dịch vụ cần thiết để có thể mang sản phẩm từ ý tưởng đến người tiêu dùng cuối cùng Đặc biệt, đối với sản phẩm hải sản, chuỗi giá trị bao gồm đầu vào, chế biến, phân phối và marketing Theo phân tích chuỗi giá trị,

Trang 24

GTGT ở mỗi khâu của chuỗi phải được giải thích và có phương pháp triển khai Các tác giả cũng ứng dụng để nghiên cứu bốn trường hợp đối với hải sản ở hai nước phát triển và hai nước đang phát triển Các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển được khuyến khích áp dụng các phương pháp phát triển đối với nghề cá để tạo ra một lượng lớn thông tin bổ sung

1.1.2 Tổng quan công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở trong nước

Tại Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về chuỗi giá trị, mỗi tác giả đều có cách tiếp cận khác nhau và giải quyết các vấn đề về chuỗi giá trị ở các phương diện khác nhau Kết quả nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu:

*) Một số kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị mang tính vĩ mô:

Phạm Xuân Thành (2016), “Nghiên cứu đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao đến việc phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ”

Nghiên cứu đã tổng hợp các Hiệp định tiêu chuẩn cao và tiến trình thực hiện các cam kết của các FTA như Hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và Liên minh Châu âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Phân tích khái quát những cam kết và tiến trình thực hiện cam kết tự

do hoá thương mại nông sản của các FTAs tiêu chuẩn cao Đánh giá những tác động của việc thực hiện các FTAs tiêu chuẩn cao tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và các tác động đến việc phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ; Đề xuất giải pháp chính sách hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc thực hiện các FTAs tiêu chuẩn cao tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và các tác động đến việc phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu tại vùng kinh

tế trọng điểm Đông Nam Bộ [38]

Nguyễn Văn Huân (2011), “Liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến hàng nông sản của Việt Nam” Tác giả đã khẳng định: Hiện nay, Việt Nam có

một số mặt hàng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như lúa, cà phê, cao su,

Trang 25

hạt tiêu, thủy sản (tôm đông lạnh, cá Basa); Ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản đã có những đóng góp đáng kể trong việc xúc tiến xuất khẩu các chuỗi giá trị hàng nông sản ở Việt Nam Tuy nhiên, mối quan hệ giữa sản xuất và chế biến dựa trên nguyên tắc chuỗi giá trị còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao Tác giả bài viết cũng nêu lên một số quan điểm về mối quan hệ liên kết chuỗi giữa sản xuất nông nghiệp và ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản ở Việt Nam

Nguyễn Thị Nhiễu (2010), “Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng điện tử và khả năng tham gia của Việt Nam” Kết quả nghiên cứu tập trung vào một số

nội dung: Giới thiệu cơ sở khoa học về sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị toàn cầu hàng điện tử; Trình bày thực trạng hàng điện tử Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng điện tử

Đinh Văn Thành (2010), “Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay của Việt Nam”

Tác giả đã đề cập không chỉ đến lý thuyết chuỗi giá trị nông sản mà còn sử dụng lý thuyết này để phân tích, làm rõ năng lực của một số sản phẩm nông nghiệp của nước ta trong chuỗi giá trị toàn cầu

Hoàng Thị Vân Anh (2009), “Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê

và khả năng tham gia của Việt Nam” Tác giả đã trình bày tổng quan về chuỗi

giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê Thực trạng mặt hàng cà phê Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Chu Tiến Quang (2008), “Một số vấn đề về Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu” Công trình đã chỉ rõ: Quá trình phát triển kinh tế của loài người hiện nay

đã đạt tới sự liên kết, quan hệ vượt qua phạm vi biên giới quốc gia, để hình thành các công ty đa quốc gia trong một khu vực và tới nhiều khu vực khác trên thế giới, đó là xu thế toàn cầu hóa về kinh tế Trong quá trình này, các

Trang 26

chuỗi giá trị của các sản phẩm được hình thành trước đó trong một quốc gia đã từng bước mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia đó, thâm nhập vào các quốc gia khác, tạo ra chuỗi giá trị của các sản phẩm dài hơn, mang lại giá trị cao hơn hay nói cách khác là quy mô lớn hơn, có nhiều tác nhân tham gia hơn

Trần Tiến Khải (2013), “Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp” Kết quả nghiên cứu cho thấy: Một trong những xu hướng liên quan

đến toàn cầu hóa hiện nay là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các thị trường hiện đại; Các thị trường hàng hóa này liên kết chặt chẽ với các hệ thống siêu thị bán sỉ, bán lẻ quy mô lớn, các thị trường này đòi hỏi khối lượng hàng hóa lớn và các sản phẩm giá thấp và phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm; Hệ thống thu mua hàng hóa của các thị trường này thường được hợp nhất theo chiều dọc, tầm hoạt động mang tính toàn cầu và có độ phức tạp cao; Các thị trường kiểu này có tính năng động rất lớn, đáp ứng nhanh chóng với biến động giá, nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ hội công nghệ mới; Quy mô doanh thu của các hệ thống thị trường hiện đại này rất lớn, và kết hợp với chi phí thấp, dẫn đến lợi nhuận chung là con số khổng lồ Sự tập trung của các thị trường là rất lớn, chỉ một vài tập đoàn bán lẻ đã có thể khống chế hầu hết doanh số

*) Một số kết quả nghiên cứu chuỗi về một ngành hàng cụ thể

Trần Công Thắng (2015), “Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị trong ngành lúa gạo và thịt lợn” Tác giả đã chỉ ra

cơ sở lý luận thực tiễn về chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo và thịt lợn Hiện trạng hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo và chính sách đối với chuỗi giá trị lúa gạo tại đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Hiện trạng hiệu quả chuỗi giá thịt lợn và chính sách đối với chuỗi giá trị thịt lợn Phân tích hiệu quả và yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị lúa gạo và chuỗi giá trị thịt lợn Đề xuất chính sách nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị thịt lợn và chuỗi giá trị lúa gạo

Trang 27

Phạm Quốc Trị (2015), “Điều tra thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi GTGT các mặt hàng nông nghiệp chủ lực và đề xuất giải pháp phát triển” Kết quả nghiên cứu cho thấy: Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về

doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi GTGT các mặt hàng: Lúa gạo, tôm, cá tra và chè; Đánh giá thực trạng và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi GTGT các mặt hàng: Lúa gạo, tôm, cá tra và chè; Đề xuất các giải pháp

hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi GTGT các mặt hàng: Lúa gạo, tôm, cá tra và chè

Phạm Thị Thùy Linh (2015), “Nghiên cứu chuỗi giá trị của cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ” Tác giả đã chỉ rõ cơ sở khoa học về

chuỗi giá trị trong khai thác, chế biến và tiêu thụ cá Cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ; Tổng quan về sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá Cơm khai thác

ở vùng biển Tây Nam Bộ; Thực trạng hình thành và phát triển các chuỗi giá trị cá Cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ; Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị cá Cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ; Những vấn đề đặt ra để tiếp tục phát triển chuỗi giá trị cá Cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ; Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị cá Cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ

Phạm Văn Vinh (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tham gia chuỗi ngành hàng Bò tại Cao Bằng” Tác giả đã tổng hợp

khung lý thuyết về phân tích chuỗi; chỉ ra được lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi bò, trong đó lợi ích của hộ gia đình là 62% Tác giả cũng phát hiện ra một số nguyên tắc để làm tăng thu nhập cho hộ gia đình; Khẳng định hộ gia đình muốn tăng thu nhập khi tham gia vào chuỗi giá trị, phải mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu và cần biết tính toán hiệu quả trước khi quyết định tăng hay giảm chi phí cho việc chăn nuôi.[21]

Tạ Quốc Tuấn (2013),“Nghiên cứu chuỗi giá trị trong chế biến, sản xuất, tiêu thụ điều và hồ tiêu ở tỉnh Bình Phước” Công trình nghiên cứu này đề cập

Trang 28

đến những vấn đề sau: thị trường và chính sách về ngành hàng điều, hồ tiêu trong nước và thế giới; thực trạng chuỗi giá trị trong sản xuất điều và hồ tiêu; nâng cấp chuỗi và thúc đẩy các hình thức liên kết trong hai chuỗi này tại tỉnh Bình Phước; đánh giá hiện trạng tồn tại và nguyên nhân hạn chế của các hình thức liên kết trong chuỗi; nghiên cứu điển hình về mô hình liên kết trong chuỗi ngành hàng điều và tiêu từ đó đề xuất các mô hình liên kết hiệu quả, các giải pháp khuyến khích phát triển liên kết đối với hai chuỗi này tại tỉnh Bình Phước

Lê Thanh Loan, Đặng Hải Phương và Võ Hùng (2006), “Chuỗi cung ứng hạt điều: Nghiên cứu trường hợp tại Đắk Nông và Bình Phước, Việt Nam” Nhóm tác giả đã chỉ ra vấn đề, làm thế nào tăng sinh kế của hộ gia

đình đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước và Đắk Nông Đồng thời, cũng chỉ ra rằng, nông dân trồng điều quy mô nhỏ, đặc biệt là người dân tộc, nhận được giá thấp cho sản phẩm của mình và chịu nhiều rủi ro, do biến động của giá hạt điều Nhóm nghiên cứu cũng đề cập đến một loạt các vấn đề liên quan đến chuỗi thị trường các sản phẩm nông lâm kết hợp, kiến nghị sự thay đổi xuất phát chủ yếu từ tập tục canh tác của người dân Bên cạnh đó, họ cũng chỉ

ra sự cần thiết trong thiết lập chính sách và can thiệp của địa phương ảnh hưởng đến giá hạt điều

Trần Công Thắng và cộng sự (2004), “Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Nghiên cứu đối với ngành chè” Nhóm

nghiên cứu đã xây dựng một bản đồ toàn diện về chuỗi giá trị ngành chè và chức năng của nó, bên cạnh việc đánh giá ảnh hưởng của nó đối với người nghèo tham gia sản xuất chè và lao động làm thuê Để thấy rõ hơn vai trò của ngành nông nghiệp/ sản xuất chè trong lĩnh vực an sinh xã hội, về giải quyết việc làm và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị Báo cáo thực hiện ở vùng nghiên cứu Thái Nguyên và Phú Thọ có đối chứng với một số vùng trồng chè khác Báo cáo tập chung đánh giá về mặt xã hội của

Trang 29

chuỗi ngành chè, ngành được cho là có ưu thế tạo được nhiều việc làm đặc biệt cho các tỉnh trung du và miền núi

Hoàng Văn Việt (2014), “Phân tích lợi ích tài chính của chuỗi bưởi Da xanh Bến Tre” Nghiên cứu sử dụng lý thuyết liên kết chuỗi giá trị của GTZ,

kết hợp khung phân tích chuỗi giá trị vì người nghèo của M4P và khung phân tích tài chính chuỗi giá trị của FAO để phân tích mối quan hệ giữa các tác nhân, phân tích chi phí và lợi nhuận, GTGT và đóng góp của chuỗi giá trị Kết quả phân tích cho thấy chuỗi giá trị bưởi Da xanh Bến Tre mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và thu nhập cho các tác nhân tốt, đặc biệt là người nông dân, và phân bổ lợi nhuận giữa các tác nhân công bằng và hợp lý Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là vấn đề sâu bệnh và giống chất lượng không cao

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về cây dược liệu và chuỗi giá trị dược liệu

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về cây dược liệu ở nước ngoài

Việc sử dụng các loài cây dược liệu làm thuốc nhằm phòng chống và điều trị bệnh đã được áp dụng từ lâu trong lịch sử loài người (Niharika Sahoo

và cộng sự, 2010) Bắt đầu từ thời cổ đại (Bensky và Gamble, 1993), trong nền văn hóa cổ xưa, con người tổng hợp những thông tin về cây dược liệu dựa trên các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian, qua đó phát triển thành các cuốn dược điển về cây dược liệu Những minh chứng sớm nhất cho những hiểu biết của con người được ghi chép lại về dược liệu được ghi nhận tại Ấn

Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Hi Lạp, La Mã và Xy-ri khoảng 5000 năm trước Ví

dụ như những thông tin cổ xưa nhất về cây dược liệu của người Ai Cập được tổng hợp trong 2 cuốn sách là Charak Samhita và Sushruta Samhita (Nazma Inamdar và cộng sự, 2008)

Theo WHO, uớc tính có khoảng 25% các loại thuốc được sử dụng hiện nay trên thế giới có nguồn gốc từ thực vật và có khoảng 121 hợp chất có hoạt tính đang được sử dụng Trong tổng số 252 loại thuốc thiết yếu mà WHO đã liệt

Trang 30

kê thì có tới 11% có nguồn gốc từ thực vật (Rates S.M.K, 2001) Gần như 80% dân số Châu Phi và Châu Á phụ thuộc vào các loại thuốc cổ truyền để chăm sóc sức khỏe (Mukherjee PK (2006); Suhhanshu Tiwari, 2008, WHO, 2007)

Tính đến nay, trên thế giới hiện vẫn còn nhiều người ưa dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để điều trị một số loại bệnh tật (Nazma và cộng sự, 2010) Các sản phẩm được chế biến từ cây dược liệu thường được sử dụng ở các bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm ung thư vú (12%; Burstein, 1999), các bệnh về phổi (21%; Strader, 2002), virut gây suy giảm miễn dịch ở người có HIV (22%; Kassler, 1991), bệnh hen suyễn (24%; Blanc, 2001) và rối loạn thấp khớp (26%; Rao, 1999)

Tanya Chhabra (2018) Nghiên cứu định lượng về cây thuốc được sử dụng bởi cộng đồng dân cư vùng dãy Koh-e-Safaid Range, biên giới phía bắc Pakistani và Afghan Nghiên cứu chỉ ra rằng, kiến thức dân gian về các loài

cây thuốc thuộc dãy Koh-e-Safaid chưa được khám phá Lần đầu tiên, thực hiện nghiên cứu định lượng này trong khu vực để ghi nhận việc sử dụng cây thuốc, để bảo tồn kiến thức truyền thống về hệ thực vật Việc sử dụng rộng rãi các cây thuốc cho thấy tầm quan trọng của các chế phẩm thảo dược truyền thống của người dân bộ lạc trong khu vực đối với việc chăm sóc sức khỏe của

họ Kiến thức về việc sử dụng cây thuốc đang bị mất dần trong khu vực, vì một thế hệ mới không sẵn sàng quan tâm đến việc sử dụng cây thuốc, và những người hiểu biết giữ bí mật kiến thức của họ Do đó, việc sử dụng thực vật bản địa cần có chiến lược bảo tồn và điều tra thêm để sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Zabta K Shinwari (2009); Nghiên cứu cây dược liệu ở Pakistan, Tác

giả chỉ ra rằng: Phần lớn người dân ở Pakistan dựa vào cây thuốc để tìm cách điều trị cho trẻ vị thành niên, thậm chí trong một số trường hợp bệnh chính Một số thực vật hoang dã hiện đang được sử dụng phổ biến, ví dụ: Ephedra, Artimisia, St John Hay wort, Hippophae, bên cạnh một số loài đã được thuần

Trang 31

hóa: Tỏi, nhân sâm và thì là v.v Có một hệ thống thị trường địa phương (Pansara) đặc biệt liên quan đến kinh doanh cây dược liệu ở Pakistan và một

số cây được xuất khẩu Thực vật có thành phần hoạt tính được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau ở cả người và động vật Do khai thác quá mức, một số loài đã tuyệt chủng ở khu vực Hindukush-Himalaya Những người khai thác địa phương, nhà cung cấp, người bán thuốc thảo dược, họ là những người đe dọa hệ thực vật của Pakistan đóng góp (dù vô tình) đến sự tuyệt chủng của một số loài và đưa những loài khác đến bờ vực tuyệt chủng Mặc

dù cây thuốc từ tự nhiên là nguồn thu nhập quan trọng cho cộng đồng địa phương, nhưng nếu không được quản lý đúng cách, điều này có thể dẫn đến phá hủy môi trường sống và tuyệt chủng loài Do đó, cần phải tìm cách thu hái cây dược liệu bền vững từ tự nhiên, đào tạo người thu gom địa phương (về

kỹ thuật thu hái thích hợp), đào tạo người dân trồng cây dược liệu và loại bỏ một số trung gian khỏi chuỗi thương mại.[78]

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về cây dược liệu ở trong nước

Nguyễn Mạnh Hùng (2010), với công trình nghiên cứu “Bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu có giá trị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”

Nghiên cứu đã xây dựng mô hình vườn các loại dược liệu để bảo tồn nguồn gen cây dược liệu có giá trị, góp phần đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra nguồn dược liệu tại địa phương

Nguyễn Đức Thắng (2010) với công trình nghiên cứu “Sưu tập và bảo tồn cây dược liệu quý vùng Bảy Núi tỉnh An Giang” Kết quả cho biết: Sưu

tập được tổng số 80 loài tương đương và 800 cây dược liệu quý vùng Bảy Núi Đồng thời, triển khai bảo tồn được cây dược liệu quý vùng Bảy Núi, góp phần giữ gìn nguồn gene quý, bổ sung sự đa dạng sinh học, ngăn chặn sự tuyệt chủng loài dược liệu quý Xây dựng vườn cây dược liệu quý trở thành địa điểm cung cấp giống (hạt, hom giống) chất lượng cao, là nơi nghiên cứu, thực tập, tham quan, du lịch sinh thái Tác giả đã khảo sát thu thập thông tin

Trang 32

thổ nhưỡng, khí hậu vùng Bảy Núi và khu vực vườn, đánh giá đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực xây dựng vườn sưu tập Quá trình nghiên cứu đã xác định loài, định danh, lấy mẫu vật, tiêu bản: Quy tụ 893 cá thể 103 loài Tổng hợp thông tin nhu cầu, thu hái dược liệu tự nhiên vùng Bảy Núi Công tác quy hoạch thiết kế: Tổng diện tích vườn là: 42.000m2 (4,2ha) Công tác triển khai các nội dung thực hiện trồng cây dược liệu là 893 cá thể cây dược liệu quý, chiếm 76,01% diện tích Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch dược liệu, tập huấn chuyển giao kỹ thuật

Vũ Tuấn Minh (2009), với công trình nghiên cứu “Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng” Nghiên cứu, tác giả chỉ ra việc dùng thuốc trong nhân

dân ta đã có từ lâu đời Hiện nay, theo thống kê trên thế giới về cây dược liệu

ở Châu Âu có tới 1482 cây chữa bệnh, Á nhiệt đới và Nhiệt đới có 3650 cây chữa bệnh với nhiều nhóm công dụng khác nhau Hiện có khoảng 30% tổng giá trị thuốc chữa bệnh do cây dược liệu cung cấp được khai thác từ trong tự nhiên và được trồng trọt

Nguyễn Thị Phương Mai (2005), với công trình nghiên cứu “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - trường hợp cây dược liệu” Kết quả nghiên cứu, nêu rõ khái niệm, đặc điểm của tri thức truyền

thống (TTTT), giới thiệu kinh nghiệm quốc tế về bảo hộ TTTT; đánh giá thực trạng bảo hộ TTTT ở Việt Nam

Nguyễn Bá Hoạt (2003), với công trình nghiên cứu “Điều tra tiềm năng dược liệu một số huyện điểm ở tỉnh Quảng Nam” Tác giả đề xuất giải pháp

bảo tồn và phát triển; đánh giá tổng quát về tiềm năng và hiện trạng cây thuốc trên các mặt: Giá trị sử dụng, triển vọng khai thác một số cây thuốc để chiết xuất hoạt chất, các cây thuốc có giá trị xuất khẩu, cảnh báo dấu hiệu và nguyên nhân suy giảm tài nguyên Xác định được 8 vùng rừng tập trung nhiều cây thuốc làm cơ sở cho việc khoanh nuôi vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất

Trang 33

khẩu Về thực vật làm thuốc, đã phát hiện và thống kê được 832 loài thuộc 593 chi, 190 họ thực vật làm thuốc (so với kết quả điều tra 1978-1983 là 735 loài)

Đã thu mẫu và xác định được 4 loài cây thuốc hoàn toàn mới, chưa có tên trong

hệ thực vật Việt Nam cũng như danh lục cây thuốc Việt Nam Đó là: Dù dẻ nhỏ (Mitrella touranensis Ban, họ Annonaceae), Khế đất (Oxalis barrelieri L., họ Oxalidaceae), Gờ rồng (Didissandra clemensiae Pell., họ Gesneriaceae), Ba chạc lá to (Euodia calophylla GuLĐl., họ Rutaceae) Ngoài ra còn phát hiện cây Ba kích (Morinda officinalis How, họ Rubiaceae), là cây thuốc quý lần đầu tiên ghi nhận được ở các tỉnh phía Nam Về động vật làm thuốc, đã ghi nhận được 142 loài thuộc 98 họ trong đó có 15 loài quý hiếm cần bảo vệ Về những cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến có khả năng tiếp tục khai thác, đã xác định được 43 loài và nhóm loài thuộc 31 họ Đánh giá trữ lượng một số loài còn có khả năng khai thác đồng thời cảnh báo và đánh giá nguyên nhân suy giảm một số loài như Đẳng sâm, Vàng đắng, Ngũ gia bì… Đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác hợp lý, phát triển tài nguyên dược liệu và các cơ chế chính sách, đầu tư, chiến lược phát triển ngành dược Quảng Nam Lập danh mục cây con làm thuốc; cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến có khả năng tiếp tục khai thác; cây con làm thuốc thuộc diện quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần chú ý bảo tồn cho từng huyện và cho toàn Tỉnh

Nguyễn Gia Chấn (2000), “Nghiên cứu biện pháp chiến lược phát triển

và sử dụng có hiệu quả nguồn dược liệu trong nước, biện pháp xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp cây thuốc và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp bào chế thuốc” (Quyển 2) Tổng quan tình hình nghiên cứu và sử dụng các chất kích thích miễn dịch (KTMD) Danh sách các cây dược liệu và nấm cần nghiên cứu, sơ đồ phương pháp nghiên cứu Các bảng số liệu kết quả nghiên cứu chiết xuất Polysaccharid (P.) từ dược liệu thử độc tính cấp và bán mãn của P Nghiên cứu tác dụng của P trên hệ miễn dịch; Nghiên cứu dạng bào chế và phương pháp sản xuất thử thuốc KTMD; Nghiên cứu xây dựng

Trang 34

tiêu chuẩn và theo dõi tuổi thọ của KTMD; Thử tác dụng KTMD trên lâm sàng Thăm dò tác dụng hỗ trợ miễn dịch của thuốc Angala trên bệnh nhân (BN) viêm gan mạn hoạt động HbsAg (+); BN ung thư vú điều trị tia xạ, hóa chất đối với tế bào máu ngoại vi ở BN dùng đa hóa trị liệu

Hoàng Thị Lệ (1999), Công trình nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ cấy

mô cây dược liệu quý hiếm tại tỉnh Cao Bằng”, tìm hiểu đặc tính sinh vật học,

đặc tính sinh trưởng phát triển, vùng sinh thái thích hợp của cây kim tuyến; Tiến hành cấy mô trong ống nghiệm; trồng thử trên khay chậu Tìm hiểu thành phần hoá học của lá chè đắng

Nguyễn Huy Văn “Một số giải pháp phát triển Dược liệu và sản phẩm

từ Dược liệu ở Việt Nam” Tác giả đã làm rõ sự cần thiết phát triển dược liệu

và sản phẩm từ dược liệu ở Việt Nam; Phân tích thực trạng phát triển dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, tác giả chỉ rõ: Khai thác tràn lan, không trú trọng đến tái tạo bảo tồn, sử dụng dược liệu dược tính mạnh và độc tính cao, dược liệu mốc, kém chất lượng và dư phẩm kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong dược liệu, chế biến bảo quản dược liệu chưa đúng quy trình, bất cập trong quản lý dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu Từ những phân tích thực trạng, tác giả nêu những giải pháp để phát triển dược liệu và sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu, trong đó có giải pháp mà Traphaco đã và đang triển khai thành công là xây dựng mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nông, trong 4 khâu của công nghiệp dược (Nghiên cứu - Phát triển - Sản xuất - Thị trường)

1.2.3 Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở nước ngoài

Mebrahtu Hishe, Zemede Asfaw, Mirutse Giday (2016) với công trình

Review on value chain analysis of medicinal plants and the associated challenges (Đánh giá phân tích chuỗi giá trị của cây thuốc thực vật và các thách thức) đã chỉ ra rằng, chuỗi giá trị cây thuốc ở vùng nghiên cứu là không

chính thức Các liên kết chủ yếu là dọc, không có mối liên kết ngang giữa các

Trang 35

tác nhân trong chuỗi Mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra các thông tin cần thiết về chuỗi giá trị cây thuốc giúp các tác nhân đưa ra quyết định và kế hoạch can thiệp vào ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm và cạnh tranh toàn cầu phụ thuộc vào công tác quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm có lợi cho người dân địa phương Gia tăng mức sống cho người nghèo ở các quốc gia đang phát triển.[77]

Imami, D., Ibraliu, A., Fasllia, N et al Gesunde Pflanzen (2015) với

công trình Analysis of the Medicinal and Aromatic Plants Value Chain in Albania (Phân tích chuỗi giá trị dược liệu và cây thơm ở Albania) đã phân

tích các khu vực trồng cây dược liệu ở Albania dựa trên các cuộc phỏng vấn chuyên gia và nghiên cứu tài liệu; phân tích cấu trúc chuỗi giá trị, mô tả các tác nhân trong chuỗi giá trị Việc xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường EU và Hoa Kỳ, đã gia tăng trong những năm qua Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu nguồn cung cấp dược liệu đầu vào bị suy giảm do nguồn lao động giảm ở khu vực miền núi của Albani và người dân đã canh tác và trồng các dược liệu khác Mặc dù tăng trưởng và tiềm năng, lĩnh vực này đang đối mặt với một số thách thức Một số trong những thách thức liên quan đến công nghệ sản xuất

và sau thu hoạch và thực hành trên các trang trại, an toàn và tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc Giải quyết những vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu cho các nhà hoạch định chính sách và các tác nhân khu vực tư nhân/doanh nghiệp/nhà máy, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững của ngành dược phẩm

Monish Jose, K.B Umesh (2010) với công trình Value Chain Analysis

of Medicinal Plant Market in Kerala (Phân tích chuỗi giá trị của thị trường thuốc thực vật ở Kerala) tập trung nghiên cứu vai trò của các trung gian khác

nhau, phương pháp thu mua, chi phí sản xuất và giá cả của cây thuốc thực vật, nhằm làm tăng nguồn cung cấp cây thuốc cho ngành công nghiệp dược phẩm

Độ co giãn về cầu nguyên liệu dược liệu làm cho giá bán sản phẩm ra thị

Trang 36

trường rất phân biệt Kết quả nghiên cứu cho biết mức giá thu mua dược liệu không có mức giá chung, khuyến khích mức giá theo hợp đồng giữa người thu mua và nhà máy/doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nhằm giảm khoảng cách cung-cầu trên thị trường

Alam, G and J Belt (2009) với công trình nghiên cứu Developing a medicinal plant value chain: Lessons from an initiative to cultivate Kutki (Picrorhiza kurrooa) in Northern India (Phát triển chuỗi giá trị cây thuốc: Những bài học kinh nghiệm từ một sáng kiến trong canh tác Kutki (Picrorhiza kurrooa) ở miền Bắc Ấn Độ) đã chỉ ra một lượng lớn các nhà máy chưa sàng

lọc được các chất tốt của cây dược liệu, cho thấy tầm quan trọng của cây thuốc giúp cho ngành công nghiệp dược phẩm có khả năng tăng thêm về giá trị Có hai cách chính để bảo tồn các loài bị đe dọa của cây thuốc: Hạn chế về khai thác và thương mại và canh tác bền vững trên một quy mô lớn Bài viết này chủ yếu liên quan đến việc trồng cây thuốc Ngoài việc đóng góp vào bảo tồn, trồng cây thuốc cũng có thể cung cấp thêm thu nhập cho nông dân các quốc gia phát triển

Mebrahtu Hishe, Zemede Asfaw, Mirutse Giday (2016), Review on value chain analysis of medicinal plants and the associated challeng (Đánh giá về phân tích chuỗi giá trị thảo dược và những thách thức liên quan), Các

tác giả cho biết, chuỗi giá trị cây dược liệu hiện tại đặc trưng bởi tính không chính thức của cơ sở thượng nguồn (nhà sản xuất, người hái lượm và người thu gom) và các tác nhân được tổ chức tốt hơn và có cấu trúc chính thức hơn (nhà chế biến và bán buôn / bán lẻ) Nhìn chung, chuỗi giá trị hoạt động với ít tích hợp dọc và hầu như không có sự cộng tác theo chiều ngang Việc thu hái

và tiêu thụ các cây thuốc từ tự nhiên là nguồn sinh kế quan trọng của nhiều người nghèo ở các nước đang phát triển Tăng cường chuỗi giá trị là một công

cụ mạnh mẽ tiềm năng để thúc đẩy các mục tiêu phát triển liên quan đến NHWP (Tự nhiên, Sức khỏe, Giàu có và Quyền lực) liên quan đến mục tiêu

Trang 37

phát triển, nhưng cần có sự can thiệp có chỉ đạo để tạo cơ hội cho người nghèo ở nông thôn Cây thuốc có thể được thu hái từ các khu vực hoang dã và trồng trọt Chuỗi cung ứng thường rất dài với sáu hoặc bảy giai đoạn tiếp thị liên quan đến người thu gom và sản xuất chính, nhà thầu địa phương, chợ bán buôn khu vực, chợ bán buôn lớn và sự chuyên môn hóa Chuỗi cung ứng cây dược liệu có các yêu cầu khác nhau đối với việc trồng trọt, quản lý tài nguyên trong tự nhiên, thu hoạch, chế biến và quan trọng là tiếp thị Để trở nên cạnh tranh trong thị trường dược liệu toàn cầu, chuỗi giá trị phải trở nên linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả hơn, để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm mới một cách kịp thời

Tanya Chhabra (2018) Value Chain Analysis for Medicinal Plant based products in India: Case Study of Uttarakhand (Phân tích chuỗi giá trị cho các sản phẩm dược liệu ở Ấn Độ: Nghiên cứu trường hợp của Uttarakhand) Tác

giả phân tích, Chuỗi giá trị là một mô tả về phạm vi hoạt động liên quan đến các quá trình sản xuất, giao hàng và xử lý cuối cùng của sản phẩm sau khi sử dụng Phân tích chuỗi giá trị liên quan đến việc nghiên cứu cấu trúc, tác nhân

và động cơ của chuỗi giá trị kết nối nông sản và lâm sản Những người tham gia, liên kết, cấu trúc của chi phí và lợi ích và động cơ của chuỗi giá trị được nghiên cứu Việc tiêu chuẩn hóa các quy trình sản xuất trong trường hợp ngành dược liệu là rất quan trọng để phát triển tính đồng nhất và khả năng chấp nhận ở tất cả các nơi trên thế giới Các quy trình khác nhau của chuỗi giá trị, ví dụ như trồng trọt, bảo tồn, thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói của ngành dược liệu và cây thơm phải được chuẩn hóa để đáp ứng các tiêu chí chứng nhận cũng như đánh giá các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm và chiết xuất do đó sản xuất Giấy chứng nhận và tiêu chuẩn hóa xác định sự an toàn và chất lượng của sản phẩm là điều cần thiết trên thị trường quốc tế cho các mặt hàng được tiêu thụ ở nước ngoài Phân tích thảo luận về

Trang 38

kịch bản hiện tại của chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dược liệu và cách tiêu chuẩn hóa GTGT đóng góp trong thương mại cây dược liệu và cây thơm

1.2.4 Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở trong nước

Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu về lĩnh vực dược liệu chưa nhiều Một số công trình nghiên cứu cụ thể là:

Ngô Văn Nam (2010) với đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị của sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, luận văn

thạc sĩ kinh tế Tác giả nghiên cứu chuỗi giá trị của sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm tại huyện Sa Pa, tác giả đưa ra các khuyến cáo làm tăng giá trị sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm Mục tiêu của nghiên cứu này là giúp người nghèo, cộng đồng dân cư xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm cho người dân, phát triển sinh kế thông qua phát triển hợp lý và hiệu quả các nguồn lực dược liệu sẵn có nơi người dân sinh sống

Huỳnh Bảo Tuân, Hồ Phượng Hoàng, Trần Thị Cảm, Nguyễn Ngọc Kiều Chinh (2013) với đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị dược liệu - cây Diệp

Hạ Châu”, Nghiên cứu này tính toán chuỗi giá trị cây dược liệu tiêu biểu nằm trong danh mục cây thuốc quốc gia - cây Diệp Hạ Châu Phương pháp phân tích kinh tế chuỗi giá trị thực hiện theo phương pháp nghiên cứu của Eschborn GTZ (2007), Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2001) và chương trình M4P (2007) đối với cây Diệp Hạ Châu tại tỉnh Phú Yên Kết quả nghiên cứu nêu lên sơ đồ chuỗi giá trị với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Diệp Hạ Châu, các liên kết, mối quan hệ, mức độ trao đổi thông tin và cuối cùng là tỷ trọng lợi nhuận của các tác nhân Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chuỗi gồm: Tập trung phát triển R&D và công nghiệp hóa nông nghiệp trồng trọt dược liệu tại Việt Nam Nghiên cứu còn là nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn về nâng cao và cải thiện kinh tế cho các thành phần có GTGT thấp trong chuỗi

Trang 39

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị khác Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị, đặc biệt nghiên cứu trên một sản phẩm dược liệu cụ thể và nghiên cứu ở một địa phương cụ thể, cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống

1.3 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị, dược liệu và chuỗi giá trị dược liệu

1.3.1 Đối với các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị mà nghiên cứu sinh trình bày ở trên thể hiện trên một số khía cạnh và lĩnh vực cụ thể sau đây:

Thứ nhất, một số nghiên cứu về chuỗi mang tính lý thuyết, nhằm cung cấp

cho NCS khung lý thuyết cơ bản về chuỗi như: Nghiên cứu của Kaplinsky và Morris (2001); Chopra SunLĐ và Pter Meindl (2001), Gereffi G, J Humphrey and T Sturrgeon (2005), Hellin J, and M Meijer, (2006), Guidelines for Value Chain Analysis, FAO, Kaplinsky, R and M, Morris (2006) hoặc nghiên cứu của GTZ (2007), M4P (2008)…từ đó, giúp NCS có được kiến kiến thức cơ bản về chuỗi giá trị để vận dụng cho nghiên cứu của mình

Thứ hai, một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu chuỗi giá trị tổng

thể về một ngành hàng nào đó: Nông nghiệp, công nghiệp, dược liệu Các nghiên cứu này thường tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi, lập bản đồ chuỗi giá trị, phân tích dữ liệu của chuỗi, các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Với những nghiên cứu này tác giả có cái nhìn tổng quan về chuỗi giá trị của một ngành hàng lớn

Thứ ba, một số nghiên cứu đi sâu phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cụ

thể: Lúa gạo, cà phê, khoai tây, thủy sản, Các nghiên cứu này tập trung phân tích các mối liên kết trong chuỗi giá giá trị ngành hàng, duy trì và phát triển các liên kết đối với các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng cụ thể

Thứ tư, một số nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị cho những cây trồng

vật nuôi cụ thể: chuỗi giá trị táo, xoài, chè, bưởi, cá cơm, bò, Các nghiên

Trang 40

cứu này chỉ ra rằng để phát triển sản xuất các mặt hàng cụ thể theo chuỗi giá trị cần tập trung nhiều trong khâu kỹ thuật, khuyến nông, tạo ra được những sản phẩm có giá trị cao, nâng cao được GTGT cho sản phẩm

1.3.2 Đối với các công trình nghiên cứu về cây dược liệu

Các nghiên cứu về cây dược liệu ở nước ngoài hầu hết đề cập tới công dụng và xu thế sử dụng cây dược liệu làm thuốc chữa bệnh Đồng thời, nêu ra những thách thức trong việc khai thác và nguy cơ tuyệt chủng với một số dược liệu địa phương và cần phải có sự tham gia của các cấp chính quyền cũng như tăng cường đào tạo cho người dân trong việc trồng và khai thác nguồn dược liệu để đảm bảo cho sự phát triển bền vứng

Các nghiên cứu về cây dược liệu ở trong nước tập trung nhiều vào việc điều tra khảo sát và bảo tồn các dược liệu quý, nghiên cứu để bảo tồn nguồn gen và công dụng của dược liệu trong điều trị và sản xuất thuốc chữa bệnh, các nghiên cứu đều đề xuất giải pháp để phát triển sản xuất cây dược liệu làm nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng

1.3.3 Đối với các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu

Nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở nước ngoài, các tác giả tập trung phân tích cấu trúc chuỗi giá trị, mô tả các tác nhân trong chuỗi giá trị; vai trò của các trung gian khác nhau, phương pháp thu mua, chi phí sản xuất

và giá cả của cây thuốc thực vật, nhằm làm tăng nguồn cung cấp cây thuốc cho ngành công nghiệp dược phẩm, nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn gen

Nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở trong nước chưa nhiều, NCS tổng hợp được kết quả hai nghiên cứu, một nghiên cứu về chuỗi cây dược liệu làm thuốc tắm tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; và một nghiên cứu về chuỗi dược liệu diệp hạ châu của nhóm tác giả thuộc đại học công nghệ thành phố

Hồ Chí Minh, các nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở việc mô tả các hoạt

Ngày đăng: 13/11/2019, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. AGB (2008), Cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam: Báo cáo tổng kết về nghiên cứu Chuỗi giá trị trong khuôn khổ dự án, AGB/2008/002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam
Tác giả: AGB
Năm: 2008
2. Hoàng Thị Vân Anh (2009), Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam, Viện Nghiên cứu thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thị Vân Anh
Năm: 2009
3. Ban điều hành chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh (2014), Tài liệu hướng dẫn triển khai chương trình OCOP, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn triển khai chương trình OCOP
Tác giả: Ban điều hành chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh
Năm: 2014
4. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn triển khai áp dụng các tiêu chí về thực hành trồng trọt, thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của WHO, Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009-BYT-TT ngày 03/9/2009 của Bộ Y Tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn triển khai áp dụng các tiêu chí về thực hành trồng trọt, thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của WHO
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2009
5. Bộ Y tế (2012), Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường, Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-BYT ngày 04/01/2012 của Bộ Y Tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2012
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2017), Đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2017
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2013), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Ban hành kèm theo Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2013
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2013), Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: uy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2013
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2014
11. Nguyễn Gia Chấn (2000), Nghiên cứu biện pháp chiến lược phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn dược liệu trong nước, biện pháp xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp cây thuốc và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp bào chế thuốc (Quyển 2), Viện Dược liệu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biện pháp chiến lược phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn dược liệu trong nước, biện pháp xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp cây thuốc và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp bào chế thuốc (Quyển 2)
Tác giả: Nguyễn Gia Chấn
Năm: 2000
12. Thân Thị Thúy Hảo (2010), Trồng thử nghiệm cây ba kích tím dưới tán rừng trồng tại huyện Ba Chẽ, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng thử nghiệm cây ba kích tím dưới tán rừng trồng tại huyện Ba Chẽ
Tác giả: Thân Thị Thúy Hảo
Năm: 2010
13. Nguyễn Bá Hoạt (2003), Điều tra tiềm năng dược liệu một số huyện điểm ở tỉnh Quảng Nam: Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển, Viện Dược liệu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tiềm năng dược liệu một số huyện điểm ở tỉnh Quảng Nam: Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển
Tác giả: Nguyễn Bá Hoạt
Năm: 2003
15. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu có giá trị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Hội đông y Bắc Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu có giá trị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2010
16. Trần Tiến Khải (2013), Nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp: Tập bài giảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp
Tác giả: Trần Tiến Khải
Năm: 2013
17. Hoàng Thị Lệ (1999), Ứng dụng công nghệ cấy mô cây dược liệu quý hiếm tại tỉnh Cao Bằng, Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật tỉnh Cao Bằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ cấy mô cây dược liệu quý hiếm tại tỉnh Cao Bằng
Tác giả: Hoàng Thị Lệ
Năm: 1999
18. Phạm Thị Thùy Linh (2015), Nghiên cứu chuỗi giá trị của cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi giá trị của cá cơm khai thác ở vùng biển Tây Nam Bộ
Tác giả: Phạm Thị Thùy Linh
Năm: 2015
19. Võ Thị Thành Lộc (2010), Chuỗi giá trị và nối kết thị trường, Dự án: Nâng cao năng lực cán bộ và nông dân trong phát triển doanh nghiệp nhỏ nông thôn tỉnh An Giang (ICRE) giai đoạn 2009 - 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuỗi giá trị và nối kết thị trường
Tác giả: Võ Thị Thành Lộc
Năm: 2010
20. Nguyễn Thị Phương Mai (2005), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - trường hợp cây dược liệu, Viện Chiến lược và Chính sách KHCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống - trường hợp cây dược liệu
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Mai
Năm: 2005
21. Phạm Văn Vinh (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tham gia chuỗi ngành hàng Bò tại Cao Bằng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tham gia chuỗi ngành hàng Bò tại Cao Bằng
Tác giả: Phạm Văn Vinh
Năm: 2014
22. Ngô Văn Nam(2010), Nghiên cứu chuỗi giá trị của sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai: Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi giá trị của sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Tác giả: Ngô Văn Nam
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w