1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.

18 671 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.SKKN Cách khắc phục một số sai lầm trong soạn thảo văn bản. Sáng kiến hay.

Trang 1

II Thực trạng của vấn đề……… 4

III Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề……… 4

1 Bài thực hành 1……… 4

a) Dự kiến sai lầm……… 6

b) Nguyên nhân……… 6

c) Hướng khắc phục……… 7

2 Bài thực hành 2……… 9

a) Dự kiến sai lầm……… 9

b) Nguyên nhân……… 9

c) Hướng khắc phục……… 10

3 Bài thực hành 3……… 11

a) Dự kiến sai lầm……… 11

b) Nguyên nhân……… 12

c) Hướng khắc phục……… 13

4 Bài thực hành 4……… 13

a) Dự kiến sai lầm……… 14

b) Nguyên nhân……… 14

c) Hướng khắc phục……… 15

5 Bài thực hành 5……… 16

a) Dự kiến sai lầm……… 16

b) Nguyên nhân……… 16

c) Hướng khắc phục……… 16

6 Tóm lại để soạn thảo văn bản nhanh chóng, chính xác, ta phải tránh những sai lầm trên và tuân theo quy trình sau: 16 PHẦN III PHẦN KẾT QUẢ……… 17

PHẦN IV KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG……… 17

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 17

I Kết luận……… 17

II Kiến nghị……… 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 18

Giải thích các từ viết tắt trong sáng kiến kinh nghiệm

 HS: học sinh

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:

Hiện nay, không những trong học tập mà trong tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội, hầu hết đều sử dụng những ứng dụng của tin học để giải quyết các công việc của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả Trong đó, “soạn thảo văn bản” là một trong những ứng dụng không thể thiếu trong công việc văn phòng hằng ngày và khi soạn thảo thì ta phải

đòi hỏi kết quả thu được phải là một sản phẩm chính xác, đúng quy cách và đẹp mắt Với

ý nghĩ đó, tôi mong muốn học sinh mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ rèn luyện để được đều này, đến khi ra trường không bỡ ngỡ và hoàn thành tốt những công việc được giao khi liên quan đến soạn thảo Và hơn hết các em cần phải học tốt môn này để có được điểm ưu tiên tối đa về cho bản thân mình trong kì thi tốt nghiệp sắp tới

Trong nhiều năm giảng dạy môn Tin học tại trường THPT, tôi nhận thấy học sinh hầu như em nào cũng đã biết soạn thảo văn bản từ cấp học dưới, nên khi dạy đến phần này học sinh cũng cảm thấy quen thuộc, làm thực hành cũng dễ dàng Tuy nhiên, rất ít

em có được kĩ năng soạn thảo văn bản nhanh chóng, chính xác và đúng quy cách

Bởi vì khi cho một bài mẫu thì học sinh thường không định hướng làm thế nào để nhanh nhất, đúng quy cách, đúng yêu cầu,… mà cách làm bài của các em đơn thuần là vừa gõ văn bản vừa định dạng sao cho giống bài mẫu nhất, rất mất thời gian, có những font chữ, hình ảnh không cần giống mà học sinh cứ lo làm giống hệt, đa phần các em gõ văn bản tùy thích không tuân thủ một số quy tắc gõ văn bản,… hay có những em còn gõ văn bản rất chậm nên không theo kịp bạn bè cùng lớp…

Từ thực tế đó, nên tôi muốn viết đề tài với tên: “Cách khắc phục một số sai lầm

thường gặp trong soạn thảo văn bản”, để hướng dẫn học sinh soạn thảo văn bản nhanh,

đúng cách, trình bày đẹp mắt

II Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu những sai lầm mà học sinh có thể gặp trong quá trình soạn thảo văn bản

- Nghiên cứu khả năng của giáo viên trong việc giải quyết những sai lầm của học sinh trong quá trình soạn thảo

- Thiết kế một số kiểu sai lầm của học sinh trong quá trình soạn thảo

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: học sinh THPT, sách giáo viên, các loại sách tham khảo

Trang 3

- Thông qua đề tài rèn luyện, phát triển tư duy, tính sáng tạo, tính cẩn thận, thao tác nhanh chính xác của học sinh khi thực hành word và sử dụng máy tính thành thạo

V Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu, phân tích sách giáo viên, sách giáo khoa THPT và các sách tham khảo môn Tin Tổng hợp từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các đồng nghiệp trong trường, trong các đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn

- Nghiên cứu qua nội dung các tiết thực hành, kiểm tra của học sinh trên lớp môn Tin

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận

Hiện nay, trong tất cả các ngành, cơ quan đều có nhu cầu soạn thảo văn bản, thấy được sự hữu ích đó nên ngành giáo dục đã đưa bộ môn Tin học và cụ thể có “soạn thảo văn bản” ở các cấp học (II, III), vì vậy trong quá trình dạy giảng đòi hỏi người giáo viên dạy phải hình thành cho học sinh kĩ năng soạn thảo văn bản nhanh, đúng quy cách, và đặc biệt là tạo điều kiện cho học sinh có thêm điểm khuyến khích cho kì thi tốt nghiệp 12 thông qua đợt thi nghề tháng 9 hàng năm (giỏi: cộng 2 điểm, khá cộng 1.5 điểm, trung bình: cộng 1 điểm); và thực hành nhân hệ số 2, thời gian thi 45 phút cả Word (6 điểm) và Excel (4 điểm) Cho nên đòi hỏi HS phải làm bài Word chuẩn và nhanh nhất để tiết kiệm thời gian làm phần Excel Vậy việc gõ và định dạng phần Word nhanh đối với học sinh điều rất cần thiết

II Thực trạng của vấn đề:

Tin học không còn xa lạ gì với học sinh nữa và được tất cả các em yêu thích dành rất nhiều thời gian ngoài giờ học ở trường, có những em lấy luôn thời gian học để vào những ứng dụng của nó nhưng chủ yếu lại là giải trí Theo tôi thống kê ở học sinh lớp tôi dạy, khoảng 80% sử dụng chơi game online bạo lực (ở HS nam); 90% lên mạng xã hội (cả nam lẫn nữ),

Với tình trạng hiện nay, môn Tin học trên lớp lại là môn phụ nên không được HS chú trọng, kĩ năng của các HS không đều (nếu em biết nhiều thì lười không làm bài), đa số các em gia đình thiếu điều kiện để trang bị máy tính ở nhà, nếu có máy thì các trò chơi đầy rẫy thu hút các em hơn là thực hành bài học, đó cũng là vấn đề rất khó khăn cho giáo viên, tác động không tốt đến việc học hành của các em, nhưng nếu giáo viên dễ dàng bỏ qua thì kiến thức của các em ngày càng hỏng nặng Đó là thực trạng hiện nay

Kết quả đầu năm thu được ở năm học 2015-2016:

III Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:

1) Bài thực hành dạng 1:

Trang 5

H.1

 Cách làm từ sách giáo khoa:

B1 Gõ văn bản

B2 Tạo tựa là chữ nghệ thuật WordArt: InsertPictureWordArt…; chú ý kết

hợp phông với bảng mã;

B3 Chia cột: chọn văn bản, nháy FormatColumn (hay biểu tượng Column)

B4 Tạo chữ cái lớn đầu đoạn: chọn đoạn văn bản cần tạo, nháy

FormatDropcap…

Trang 6

Hình minh họa thao tác tạo chữ cái lớn đầu đoạn

B5 Chèn hình đúng vị trí: InsertPictureClipArt…

B6 Các định dạng khác

a) Dự kiến sai lầm:

Chia cột như đã học: HS mắc sai lầm chia văn bản làm 2 cột nhưng văn bản chỉ ở một cột, cột còn lại thì trống

H.2

- Nguyên nhân sai lầm: Sai lầm do khi chọn văn bản để chia cột, chọn dư khoảng trắng

ở cuối đoạn văn như H.3

Trang 7

H.3

b) Hướng khắc phục:

- Có 3 giải pháp khắc phục:

 Giải pháp 1: Ta đưa con trỏ văn bản đến vị trí cần ngắt cột (ví dụ: trước từ “và” trong đoạn văn trên) ở văn bản H.2, nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter

Sẽ được văn bản hình bên dưới:

H.4

Ưu điểm: Ngắt cột theo ý muốn

Nhược điểm: ở mỗi máy có điều chỉnh kích thước trang giấy riêng nên khi áp

dụng cách này làm văn bản giữa hai cột không đều (xuất hiện nhiều kí tự trống trên dòng) Làm văn bản không đẹp mắt

Trang 8

 Giải pháp 2:

B1: Phục hồi văn bản ở H.2 về một cột như hình trên;

B2: Chọn văn bản, chú ý ôm sát từ cuối cùng (không được dư một khoảng trắng nào) (H.5) của đoạn văn bản cần chia cột;

B3: Nháy chọn FormatColumn

H.5 Minh họa cách chọn văn bản

Ưu điểm: sẽ khắc phục được sai lầm trên

Nhược điểm: Những học sinh chưa thao tác chuột chuẩn thì khó chọn văn bản

được chính xác như yêu cầu H.5

 Giải pháp 3: Nếu thao tác với chuột chưa được chuẩn, thì chọn cách này:

 B1: Khi gõ văn bản, chú ý cuối văn bản phải nhấn Enter;

 B2: Chọn văn bản như H.6 (tô khối hết đoạn văn bản mà không cần ôm sát từ cuối cùng như cách 2);

Trang 9

H.6 2) Bài thực hành dạng 2:

a) Dự kiến sai lầm:

Thụt dòng đầu tiên không đúng cách, nên dẫn đến lệnh Drop Cap bị mờ Không định dạng chữ cái lớn đầu dòng được

b) Nguyên nhân sai lầm: Do thụt dòng đầu tiên, bằng phím khoảng trắng

Trang 10

 Giải pháp 1: Dùng phím Tab trên bàn phím;

 B1: Đưa con trỏ văn bản đến đầu dòng;

 B2: Nhấn phím Tab trên bàn phím;

 B3: Thực hiện định dạng tạo chữ cái lớn đầu đoạn như trên;

 Giải pháp 2: Dùng nút First Line Indent trên thước ngang;

 B1: Nháy con trỏ văn bản chuột vào đoạn văn bản cần định dạng;

 B2: Kéo nút First Line Indent trên thước ngang;

 B3: Thực hiện định dạng tạo chữ cái lớn đầu đoạn như trên;

 Giải pháp 3: Sử dụng lệnh Format Paragraph chọn First line ở mục Special,

chọn khoảng cách ở mục By

Trang 11

a) Dự kiến sai lầm:

a.1) Trường hợp 1 Chia cột bị bên thấp bên cao

Với văn bản mà có định dạng đoạn văn bản thì khi định dạng chia cột thì lại có hiện tượng cột cao cột thấp

Trang 12

a.2) Trường hợp 2 Lỗi “cách chữ”

Khi gõ văn bản mà ta sử dụng bảng mã unicode mà sử dụng lệnh copy khi soạn thảo thường những từ bỏ dấu sẽ bị lỗi “cách chữ”

b) Nguyên nhân sai lầm:

Trường hợp 1 Do khi định dạng khoảng cách giữa các đoạn văn (văn bản như

hình mẫu), mà lấy đoạn văn bản cần chia cột làm chuẩn so với đoạn văn trên (hoặc kết thúc đoạn bằng 2 enter) thì kết quả chia cột lúc nào cũng là cột thấp, cột cao

Trường hợp 2 Trong trường hợp này văn bản có cụm từ “ngôn ngữ” nên học sinh

copy, khi paste thì gõ văn bản tiếp theo sẽ bị “cách chữ”

c) Giải pháp:

Trường hợp 1:

 Giải pháp 1 Khi định dạng khoảng cách giữa các đoạn văn (văn bản như

hình mẫu), nên lấy đoạn văn bản không chia cột làm chuẩn so với đoạn văn dưới thì kết quả chia cột lúc nào cũng là cột thấp, cột cao

 Giải pháp 2 Không được định dạng khoảng cách giữa các đoạn bằng 2 hay

nhiều “enter”

Trang 13

H.1

Trang 14

a) Dự kiến sai lầm:

Chèn hình ảnh ở vị trí đầu của đoạn văn bản có định dạng tạo chữ cái lớn đầu đoạn:

Hình ảnh đặt sai vị trí (đặt ở ngoài lề)

b) Nguyên nhân sai lầm:

Do khi hình ảnh được chèn sẽ che khuất chữ cái lớn đầu đoạn, nên học sinh sẽ để hình ở ngoài lề của trang văn bản Dẫn đến in văn bản sẽ mất hình ảnh hoặc đóng tài liệu hình sẽ bị khuất, nhìn không rõ

c) Giải pháp:

 Giải pháp 1 Sử dụng nút “Thiết đặt lề trái của đoạn văn” trên thước ngang

Thao tác cụ thể:

+ B1 Chọn văn bản cần định dạng

+ B2 Kéo rê nút “Thiết đặt lề trái của đoạn văn” trên thước ngang sang phải

+ B3 Chèn hình đúng vị trí (ở đầu đoạn)

+ B4 Định dạng chữ cái lớn đầu đoạn

Trang 15

+ B3 Chèn hình đúng vị trí (ở đầu đoạn)

+ B4 Định dạng chữ cái lớn đầu đoạn

5) Bài thực hành dạng 5:

Trang 16

a) Dự kiến sai lầm: Chữ ở hàng cuối của văn bản bị thưa khi căn đều

b) Nguyên nhân sai lầm: Khi định dạng căn đều, đối với văn bản có hàng cuối với số

lượng chữ không đầy dòng, thì sẽ bị thưa chữ nhìn không đẹp

c) Giải pháp:

+ B1 Đặt con trỏ ở vị trí cuối cùng của văn bản

+ B2 Nhấn phím Enter

6) Tóm lại để soạn thảo văn bản nhanh chóng, chính xác, ta phải tránh những sai lầm trên và tuân theo quy trình sau:

1 Mở Word, lưu bài trước tiên;

2 Gõ đầy đủ nội dung: HS chỉ gõ nội dung đầy đủ và tuân thủ các quy tắc gõ văn bản (Cách đặt các dấu ngắt câu, các dấu ngoặc, nháy, giữa các từ, giữa các đoạn như thế nào đã học lớp 10, bài 14)

3 Tạo tựa là chữ nghệ thuật WordArt: InsertPictureWordArt…; chú ý kết hợp phông với bảng mã;

4 Chia cột: chọn văn bản, nháy FormatColumn (hay biểu tượng Column)

5 Tạo chữ cái lớn đầu đoạn: chọn đoạn văn bản cần tạo, nháy FormatDropcap…

6 Chèn hình đúng vị trí: InsertPictureClipArt…

7 Các định dạng khác: căn lề, khoảng cách giữa các đoạn văn…

(chú ý từ mục 5,6,7 có thể hoán đổi)

Trang 17

 Kết quả thi nghề PT năm học 2016-2017:

Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học nghề đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự Để học sinh thao tác tốt ngoài việc thực hiện trên lớp, Tôi còn hướng dẫn cho học sinh thực hành thêm và

tự khám phá kiến thức ở nhà (nếu ở nhà có máy tính)

PHẦN IV KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:

Vì soạn thảo văn bản được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, nên đề tài này, phù hợp với tất cả các học sinh THPT, các giáo viên Tin học và các giáo viên bộ môn khác trong

trường hoặc ở những đơn vị khác hoặc các ngành có nhu cầu soạn thảo văn bản

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

I Kết luận

Qua đề tài này, tôi mong muốn giúp cho học sinh sử dụng máy tính soạn thảo văn bản một cách nhanh chóng, chính xác các dạng bài trong chương trình học và nhất là các đề thi nghề của kỳ thi nghề phổ thông hằng năm, rèn luyện, vận dụng các phương pháp và các thủ thuật để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, nhất là tính tự lập, sáng tạo từ đó có thể tìm tòi phương pháp riêng của bản thân

Đề tài này có thể ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, áp dụng cho tất cả các học sinh

Trang 18

sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và học sinh để đề tài

này ngày càng hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn

II Kiến nghị:

Nhà trường cần trang bị thêm máy tính ở phòng tin học số 2 Vì máy ở phòng tin học

số 2 cấp đã lâu, giờ rất nhiều máy hư hỏng Tôi thành thật cảm ơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 Sách giáo khoa lớp 10, nghề 11

 Sách giáo viên lớp 10, nghề 11

 Tài liệu chứng chỉ A – Tin học

 Các tài liệu soạn thảo trên mạng Internet

Hiếu Phụng, ngày 24 tháng 9 năm 2016

Giáo viên viết SKKN

Kí tên

Ngô Thị Mộng Thùy

Ngày đăng: 13/11/2019, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w