1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề hướng dẫn học sinh cách làm một bài văn nghị luận xã hội

20 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng dẫn học sinh cách làm một bài văn nghị luận xã hội
Tác giả Lê Thị Pha
Thể loại Chuyên đề
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài : Trong những năm gần đây, dạng bài nghị luận xã hội đã xuất hiện trong cấu trúc đề thi Tuyển sinh Đại học và chiếm tới 30% tổng số điểm bài thi.. Được đánh giá là dạ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ : HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Trang 2

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

………Trang 2

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ THỰC TIỄN

CHƯƠNG 2 : RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ

HỘI CHO HỌC SINH LỚP 10,11 Ở TRƯỜNG THPT NÓI CHUNG.

I.Rèn kĩ năng nhận dạng đề và tìm hiểu đề trong bài văn nghị luận xã hội

1 Nhận dạng đề

2 Tìm hiểu đề

II Rèn kĩ năng tìm luận điểm và thu thập dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội

1 Tìm luận điểm

2 Thu thập dẫn chứng

Trang 4

III Rèn kĩ năng lập dàn bài và cách làm bài văn nghị luận xã hội

C KẾT LUẬN

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

………Trang 4

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài :

Trong những năm gần đây, dạng bài nghị luận xã hội đã xuất hiện trong cấu trúc

đề thi Tuyển sinh Đại học và chiếm tới 30% tổng số điểm bài thi Được đánh giá là dạng bài khó, đòi hỏi người viết không chỉ nắm chắc các kĩ năng làm văn nghị luận

mà cần có vốn kiến thức, vốn sống phong phú, có khả năng phân tích, đánh giá các hiện tượng vô cùng đa dạng, phong phú của cuộc sống Không ít học sinh tỏ ra lúng túng khi chưa biết cách làm dạng bài này, chủ yếu do các em chưa đủ kinh nghiệm, hiểu biết, vốn sống để đưa ra được những dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, cách lập luận thuyết phục

Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc, nhằm làm sáng tỏ cái đúng, cái sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao Đối với chương trình làm văn trong nhà trường phổ thông, đó thường là các đề bài mang đến cho học sinh những suy nghĩ, nhận thức đúng đắn về cuộc sống, có ý nghĩa , đặc biệt là những vấn đề có ý nghĩa tác động trực tiếp đối

Trang 6

với thế hệ trẻ về sự phát triển tồn diện của học sinh Giúp đỡ cho các em học sinh khắc phục được những khĩ khăn trên chính là lí do để tơi chọn vấn đề “Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận xã hội” này làm đề tài nghiên cứu,cũng là bước đầu giúp các em cĩ cái nhìn tồn diện về đặc điểm, vai trị của dạng văn này đồng thời khái quát phương pháp làm dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, một trong hai dạng bài xuất hiện phổ biết nhất trong các kì thi những năm gần đây

2 Mục đích nghiên cứu:

Tơi sẽ tiến hành đề tài với hai mục đích cơ bản sau:

Thứ nhất, giúp học sinh nắm được những phương pháp cơ bản để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội

Thứ hai, cĩ thể dùng làm tài liệu ơn tập, luyện thi phần nghị luận xã hội

Những mục đích trên cũng chính là đĩng gĩp của đề tài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu: Nghị luận xã hội cĩ mặt trong phân mơn Ngữ Văn từ chương trình THCS Ở chương trình THPT, nĩ cĩ mặt ở cả 3 khối lớp: 10, 11, 12 Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tơi chỉ tìm hiểu phương pháp làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10,11 để phục vụ 2 kì thi

Phạm vi nghiên cứu :Các đề bài nghị luận xã hội vơ cùng phong phú và đa dạng,chúng tơi chỉ cĩ thể khai thác một số đề bài ở 2 dạng đề cơ bản đĩ là : Nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống

4 Nhiệm vụ nghiên cứu :

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

………Trang 6

Trang 7

Để đạt được những mục đích trên, trong đề tài nghiên cứu tôi giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau :

- Đưa ra một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 10, 11

- Đưa ra một số giải pháp nhằm tiến hành rèn luyện đạt hiệu quả cao cho học sinh

5 Phương pháp nghiên cứu :

Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đạt ra Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau :

- Phương pháp liệt kê

- Phương pháp thống kê phân loại

- Phương pháp phân tích và tổng hợp để tìm hiểu cơ sở thực tiễn và phân tích, chứng minh các biện pháp thực hiện

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang 8

Học sinh khơng xác định được dạng bài, kiểu bài làm văn nghị luận: Đĩ là tình trạng học sinh viết cảm tính, khơng cần biết rõ đúng yêu cầu hay chưa, kể cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội Lỗi này thường gặp ở học sinh hệ giáo dục thường xuyên và các lớp cơ bản

Học sinh chưa biết cách viết mở bài, kết bài của bài văn nghị luận nĩi chung.

Học sinh chưa biết làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận trong một bài

Từ cơ sở lí luận và thực trạng viết bài văn nghị luận của học sinh, tơi đã vạch kế hoạch

và thực hiện đề tài "Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận xã hội”

Để thực hiện được đề tài, yếu tố đầu tiên mà tơi quan tâm đĩ là đối tượng học sinh Tâm lí chung của các em học sinh hiện nay là lười suy nghĩ, hiểu biết vốn sống rất ít Muốn học sinh làm tốt các bài nghị luận địi hỏi học sinh phải cĩ kiến thức về cuộc sống cũng như trong văn học Nên bước đầu tiên tơi chỉ hướng dẫn các em biết cách để làm bài văn nghị luận tốt hơn

CHƯƠNG 2 : RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

CHO HỌC SINH LỚP 10,11

I/Rèn kĩ năng nhận dạng đề và tìm hiểu đề trong bài văn nghị luận xã hội

1 Nhận dạng đề :

1.1/Điểm chung :

- Loại: Cả 3 dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện

tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

………Trang 8

Trang 9

- Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là

giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận

1.2/ Điểm riêng :

* Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

- Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.

- Đề tài:

Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập ).

Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao

dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ )

Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em ).

Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn )

- Về cấu trúc triển khai tổng quát:

Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì) Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.

Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).

- Một số đề tham khảo:

Tình thương là hạnh phúc của con người.

“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”

Trang 10

Ý kiến trên của M.Xi-xê-rơng (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?

Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề

xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Bình luận danh ngơn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.”

Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.”

Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác

Giải thích câu nĩi của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tơi những chân trời mới.” Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau: Con đường từ nhà đến trường

của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đĩ, cĩ một ngơi trường đầy tình thân và sự san sẻ.

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đĩ

* Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.

- Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm.

Chấp hành luật giao thơng ở nơng thơn

Hiến máu nhân đạo

Nạn bạo hành trong giao đình

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

………Trang 10

Trang 11

Những tấm gương người tốt việc tốt

Nhiều bạn trẻ quên nĩi lời xin lỗi khi mắc lỗi

Nhiều bạn trẻ quên nĩi lời cảm ơn khi được giúp đỡ

Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng

- Về cấu trúc triển khai tổng quát:

Nêu rõ hiện tượng.

Nêu nguyên nhân Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.

Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đĩ.

- Đề tham khảo: Hiện nay, ở nước ta cĩ nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu

nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuơi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đĩ

* Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

- Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.

- Đề tài: Một vấn đề xã hội cĩ ý nghĩa sâu sắc nào đĩ đặt ra trong tác

phẩm văn học, *Vấn đề xã hội cĩ ý nghĩa cĩ thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học

đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học

- Về cấu trúc triển khai tổng quát:

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

Trang 12

Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút

ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).

Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút

ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện)

- Đề tham khảo :

“Con cị mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ơng ơi, ơng vớt tơi nao!

Tơi cĩ lịng nào, ơng hãy xáo măng

Cĩ xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục, đau lịng cị con”

Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam

2 Tìm hiểu đề :

Đây là thao tác được thực hiện đầu tiên khi làm bài văn nghị luận Để thực hiện tốt được thao tác này học sinh cần đọc kỹ đề, tìm và gạch chân các cụm từ quan trọng (cụm từ chứa thơng tin căn bản của vấn đề: vấn đề cần nghị luận, thao tác nghị luận, ) Học sinh phải xác định đầy đủ, chính xác các yêu cầu sau:

- Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì?

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

………Trang 12

Trang 13

- Yêu cầu về hình thức: Thuộc kiểu bài nào? (nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Cĩ thể lấy dẫn chứng từ đâu ?

2.1/Giải thích

- Mục đích: Hiểu

- Các bước:

Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đĩ hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các

vế câu và cuối cùng là tồn bộ ý tưởng được trích dẫn Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bĩng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bĩng của từ ngữ Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đĩ là hiện tượng gì, hiện tượng đĩ biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)

Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi “ Là gì ?”

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

Trang 14

Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao cĩ vấn đề đĩ (xuất phát từ đâu cĩ vấn

đề đĩ) Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích Người viết cần suy nghĩ kĩ để cĩ cách viết chặt chẽ về mặt lập luận,

lơ gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi “ Tại sao ?”

Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào Hiểu nơm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi “ Như thế nào ?”

**Lưu ý:

Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn Cũng cĩ thể khơng cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải cĩ ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra

từ ba câu hỏi đĩ

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

………Trang 14

Trang 15

Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO cĩ khi khơng nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc

2.2/Chứng minh

- Mục đích: Tin

- Các bước:

Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh

Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh

2.3/Bình luận

- Mục đích: Đồng tình

- Các bước:

Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận

Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai) Làm tốt phần này chính là đã bước

đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều gĩc độ (thậm chí từ gĩc độ ngược lại) để cĩ cái nhìn đầy đủ hơn

Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại

II/

Rèn kĩ năng tìm luận điểm và thu thập dẫn chứng trong bài văn nghị luận

xã hội

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

Trang 16

1/ Tìm luận điểm :

- Cần đọc kĩ đề yêu cầu

- Xác định những từ ngữ then chốt (quan trọng)

- Xác định đề bài cĩ bao nhiêu luận điểm Đĩ là những luận điểm nào ?

* Ví dụ minh họa : vấn đề an tồn giao thơng

An tồn giao thơng là gì ?

Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thơng

Khi tham gia giao thơng gặp những bức xúc nào ?

Biện pháp khắc phục như thế nào để đảm bảo an tồn giao thơng ?

2/ Thu thập dẫn chứng :

Tùy theo đề bài mà chọn dẫn chứng cho phù hợp : cĩ thể từ trong cuộc sống, trong học tập,lao động, trong chiến tranh, ngồi xã hội hoặc trong các tác phẩm văn học,…

III/ Rèn kĩ năng lập dàn ý và cách làm một bài văn nghị luận xã hội :

1/ Lập dàn ý :

- Cĩ 2 cách lập dàn ý :

+ Dàn ý tổng quát : gồm những ý chính khơng cần phải cĩ ý phụ

+ Dàn ý chi tiết : cĩ cả ý chính và ý phụ chi tiết đầy đủ

- Lập dàn ý là cơng việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của bài văn

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

………Trang 16

Trang 17

- Tác dụng: giúp cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận, nhờ đĩ mà tránh được tình trạng lạc đề, xa đề hoặc lặp ý; tránh được việc bỏ sĩt hoặc triển khai ý khơng cân xứng Ngồi ra, cĩ dàn ý sẽ giúp người viết phân phối thời gian hợp lí, khơng rơi vào tình trạng các phần trong bài làm khơng cân đối, tức hiện tượng

« đầu voi đuơi chuột » như đã thấy trong khá nhiều bài văn của học sinh

- Dàn ý phải đảm bảo bố cục 3 phần :

+ Mở bài (cịn gọi là đặt vấn đề): Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận + Thân bài (cịn gọi là giải quyết vấn đề): Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về vấn đề cần nghị luận Tất cả được trình bày bằng nhiều luận điểm Các luận điểm đều tập trung làm nổi bật luận đề ở phần mở bài

Kết bài (cịn gọi là kết thúc vấn đề): Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận.

Sau đĩ tơi đưa ra mơ hình tổng quát của một bài văn nghị luận về bài văn nghị luận nĩi chung cho học sinh tham khảo :

Thân bài

Giáo Viên thực hiện : Lê Thị Pha

Luận điểm 3

Mở bài

Luận điểm 1

Luận điểm 2

Ngày đăng: 13/11/2019, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w