Cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (Trang 59 - 62)

III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ

d. Cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng

Năm 2014, thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng là làm sao đảm bảo tăng trưởng tín dụng đạt 12%-14% như mục tiêu đề ra. Muốn vậy cách tốt nhất là làm thế nào cải thiện được niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Niềm tin giải quyết được, thì tín dụng cũng sẽ đạt được.

Cải thiện niềm tin vào hệ thống ngân hàng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là nhiệm vụ khó khăn nhất của quá trình tái cấu trúc. Để tăng niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng:

 NHNN cần đảm bảo tính minh bạch của các hoạt động ngân hàng.

 Cần xây dựng cơ chế để công chúng có khả năng tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực cũng như yêu cầu tuân thủ về định kỳ công bố thông tin của các tổ chức tín dụng.

 Bên cạnh đó, việc tăng mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay cũng là một biện pháp cần xem xét. Phí bảo hiểm tiền gửi nên được tính theo mức độ rủi ro của ngân hàng, chứ không phải là mức đồng đều 0,15% tính trên dư nợ tiền gửi như hiện nay.

Tuy nhiên, trên thực tế rất khó để có thể cải thiện lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Bởi lẽ phần lớn những người đang nắm giữ tài sản hiện nay (từ 40-50 tuổi) là đối tượng trực tiếp chứng kiến và chịu hệ lụy trong thời gian vừa qua, khi hệ thống thông tin về tiền tệ và ngân hàng còn nhiều yếu kém. Lòng tin mất đi, họ sẵn sàng nắm giữ tiền và ngoại tệ thay vì gửi vào ngân hàng giúp dòng tiền lưu thông tăng trưởng kinh tế.

Các giải pháp để cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng cần được thực hiện một cách đồng bộ và dứt khoát hơn nữa trong giai đoạn “cao trào” của quá trình tái cấu trúc. Có thể nói việc cải thiện lòng tin đã có kết quả bước đầu nhưng rất khó để triệt tiêu sự nghi ngại của người dân đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, chỉ còn cách chúng ta chờ đợi thời gian trôi đi và một sự chuyển giao thế hệ mới mong có được một màu sắc hoàn toàn mới khi nhìn nhận, đánh giá về hệ thống ngân hàng của ta.

 Để làm được tất cả những điều đó, bên cạnh việc tự nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, dịch vụ, cải cách thủ tục hành chính… thì ngành ngân hàng tỉnh cũng rất cần sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả của các cấp, ngành chức năng trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, định hướng và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, giúp các tổ chức, doanh nghiệp, người dân hiểu, ủng hộ, chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm với ngành ngân hàng. Nhất là

việc cùng giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những thách thức mà ngành ngân hàng gặp phải trong năm 2014 nhằm cùng toàn tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển đã đề ra.

KẾT LUẬN

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là một quá trình phức tạp, nhạy cảm với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt, trong bối cảnh của một nước đang chuyển đổi như Việt Nam. Cho nên cần có cách tiếp cận chủ động trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Bài học kinh nghiệm của quốc tế cũng như Việt Nam qua 2 lần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng - một lĩnh vực có ảnh hưởng sâu, rộng đến đời sống kinh tế xã hội cho thấy, việc tái cơ cấu ngân hàng phải được tiến hành một cách căn bản, triệt để, toàn diện và quyết liệt, nhưng cũng phải thận trọng với những lộ trình thích hợp để đảm bảo qúa trình tái cơ cấu không ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền, không gây ra những sự đổ vỡ của hệ thống, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội với chi phí thấp nhất. Đây là quan điểm cần được quán triệt trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, cần phải thấy được rằng: tái cơ cấu ngân hàng chỉ có thể thành công khi quá trình tái cơ cấu này phải gắn liền với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đế đảm bảo có một môi trường vĩ mô ổn định, như lạm phát ổn định ở mức hợp lý, cán cân thanh toán thặng dư để giảm áp lực lên tỷ giá, giảm thâm hụt ngân sách để giảm mất cân đối giữa tiết

kiệm và đầu tư..., và quan trọng hơn là phải cải cách doanh nghiệp để giảm tiềm ẩn nợ xấu trong ngân hàng, tạo môi trường kinh doanh tốt cho các NHTM. Điều kiện này đã được thực tế chứng minh qua tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của nhiều quốc gia trên thề giới, đặc biệt là ở Thái Lan - một nước đã rất thành công trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997 – 1998.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2012

2. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam- những ẩn số nhìn từ thông lệ quốc tế

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn (Hiệu trưởng Trường Đai học Kinh tế-ĐHQGHN) TS. Trần Thị Thanh Tú (Phó Chủ nhiệm khoa Tài chính-Ngân hàng)

3.Tổng quan về tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh

4. Dự thảo : Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015

5.Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ)

6. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam

TS. Vũ Văn Thực

7. Hệ thống ngân hàng của một số nước châu Á, những bài học kinh nghiệm

Nguồn http://luattaichinh.wordpress.com

8. Tái cấu trúc ngân hàng, bài học từ Thái Lan

Trang Chứng khoán Tân Việt http://finance.tvsi.com.vn

9. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trang Báo điện tử ĐCSVN http://www.cpv.org.vn

10. Các trang web:

www.sbv.gov.vn

http://www.mof.gov.vn/ http://baodientu.chinhphu.vn

http://nghiepvunganhangthuongmai.wordpress.com

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w