III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ
1. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
1.1.Nguyên nhân phải tái cấu trúc:
Nhìn lại lịch sử phát triển của nền kinh tế Việt Nam kể từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường cũng đã cho chúng ta thấy rõ là ngành ngân hàng chịu tác động không nhỏ của quá trình cải cách kinh tế, và sự cải cách kinh tế đặt ra những yêu cầu bắt buộc hệ thống ngân hàng cũng phải có sự đổi mới tương thích, nếu không
hệ thống ngân hàng sẽ bị đổ vỡ và kéo theo sự đổ vỡ của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2001- 2010, sự phát triển của nền kinh tế có tác động sâu, rộng đến sự phát triển của hệ thống tài chính tiền tệ. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng, đặc biệt là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại một cách mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy hệ thống tài chính phát triển về qui mô, chất lượng dịch vụ. Sự phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế, lấy kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cũng chi phối sự phát triển hệ thống tài chính phát triển theo hướng đa dạng hóa loại hình sở hữu. Có thể thấy cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới như theo đánh giá của Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan “Trong khi ta đang tìm cách để thoát khỏi tình trạng công nghiệp gia công là chính để chuyển sang phát triển công nghiệp chế biến và chế tạo là trọng tâm thì các nước phát triển đã bước vào thời kỳ phát triển các ngành hoàn toàn mới. Bối cảnh đó làm cho sự tụt hậu về kinh tế của nước ta vốn đã xa sẽ càng xa. Điều đó yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cần được đặt trong sự chuyển dịch cơ cấu mới.... .Đồng hành với quá trình tái cơ cấu công nghệ là quá trình tái cấu trúc tài chính tiền tệ”.
Với bất kỳ quốc gia nào, sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng luôn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã trở nên phổ biến và cấp thiết ở mỗi quốc gia, đảm bảo cho các ngân hàng thích nghi được với nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động. Trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, tái cấu trúc toàn bộ hệ thống ngân hàng- tài chính là một trong ba trụ cột của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Việc cụ thể hóa chủ trương trên đã được thực hiện thông qua đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg.
Năm 2013, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới vô vàn khó khăn, hệ thống ngân hàng có nhiều thách thức, tái cấu trúc ngân hàng đã được thực hiện thông qua việc sát nhập, phân nhóm ngân hàng... Song vẫn còn đó các yếu tố liên quan đến đến sự cần thiết phải tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.