Giai đoạn 2007 – nay

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (Trang 33 - 34)

II. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THÁI LAN

1.2.3Giai đoạn 2007 – nay

1. Khái quát chung

1.2.3Giai đoạn 2007 – nay

Nền kinh tế Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình chính trị bất ổn trong nước.

Đầu tư vào Thái Lan đã giảm bớt do tình hình chính trị bất ổn. Trong năm 2006-2008, đầu tư tăng trung bình 2,7%/năm (so với tăng trưởng GDP thực trung bình là 4,3%), giảm xuống 14,8% so với giai đoạn từ năm 2003-2005. Năm 2008, tăng trưởng đầu tư tư nhân đến chủ yếu từ các nhà đầu tư Thái Lan, khi dòng vốn FDI giảm so với mức của năm 2007. Năm 2009, đầu tư tư nhân đạt mức 5%, khi khả năng sử dụng vốn đầu tư còn ở mức thấp (khoảng 50%). Tình hình đầu tư vào Thái Lan bắt đầu ảm đạm từ cuộc khủng hoảng vào năm 2008.

Tính đến ngày 25/12/2013, đồng baht của Thái Lan đã giảm 0,4%, xuống còn 32,18 baht/USD - thấp nhất kể từ ngày 7/6/2010. Đồng tiền này đã mất 2,3% trong tháng 12 và trở thành đồng tiền có diễn biến tệ nhất trong số 11 đồng tiền châu Á được giao dịch phổ biến. Theo các chuyên gia kinh tế, đồng baht sẽ tiếp tục yếu đi trong thời gian tới với yếu tố chi phối mạnh nhất là chính trị. Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư tháo chạy do lo ngại bất ổn chính trị sẽ kéo dài. Ngày 23/12/2013, các quỹ đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng hơn 25,6 triệu USD trên thị trường chứng khoán Thái Lan. Các quỹ đầu tư nước ngoài đã rút 1,2 tỷ USD ra khỏi thị trường này.

Do các cuộc biểu tình ngày càng căng thẳng, ngày 13/3/2014, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã hạ 0,25% lãi suất xuống còn 2%, mức thấp nhất từ tháng giêng năm 2011. Đây là lần thứ hai ngân hàng trung ương giảm chi phí cho vay với mục đích làm dịu tác động của bất ổn chính trị. Các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế đã tăng trong bối cảnh bất ổn chính trị kéo dài. Tốc độ tăng trưởng Thái Lan chậm dần trong quý tư năm 2013, chỉ đạt 0,6% so với mức 2,7% quý trước đó.

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (Trang 33 - 34)