1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CEFR KHUNG THAM CHIẾU NĂNG lực NGOẠI NGỮ CHUẨN CHÂU âu

10 141 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 156,76 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự hội nhập quốc tế đang là xu thế của thời đại và trong bối cảnh đổi mới, mở cửa hướng ra thế giới, làm bạn với các nước trên thế giới, chúng t

Trang 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

TỔ TIẾNG ANH

-

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CEFR KHUNG THAM CHIẾU NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ - CHUẨN CHÂU ÂU

TÁC GIẢ: TRẦN HỮU THẾ CHỨC VỤ: TỔ TRƯỞNG

3/2014

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

I.- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……… 3

II.- TÌM HIỂU VỀ CEFR VÀ VIỆC TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM… 3 III.- THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ……… 6

IV.- GIẢI PHÁP……… ………… 7

V THAM KHẢO ……… 9

VI.- PHỤ LỤC……… …… 10

1 01/2014/TT-BGDĐT

2 792/BGDĐT-NGCBQLGD

3 2205/BGDĐT/GDTrH

4 7972/BGDĐT-GDTrH

5 Bảng qui đổi giữa CEFR – TOEFL iBT – IELTS

6 Dạng thức thi trình độ B2 do Bộ GD-ĐT ban hành

Trang 3

I.- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Ngày nay, thế giới đã bước vào thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21 và đang chứng

kiến những biến đổi vô cùng lớn lao của xã hội loài người với đặc trưng là: toàn cầu hoá, công nghệ thông tin, xã hội học tập Có thể nói, toàn cầu hoá, sự đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu học tập suốt đời

đã và đang thôi thúc và giúp chúng ta tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội, đưa loài người đến với nền kinh tế tri thức, bước vào nền văn minh trí tuệ Trong bối cảnh chung của thế giới, mục tiêu chiến lược như vậy đã được trao cho nhà trường một trách nhiệm vô cùng vẻ vang và nặng nề, đó là hình thành

và phát triển những giá trị mới cho con người cả về khía cạnh nhân văn và kĩ thuật Hoàn thành trách nhiệm đó là nhiệm vụ của tất cả các môn học và các hoạt động trong nhà trường nói chung và của việc dạy và học ngoại ngữ trong

hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam nói riêng

2 Kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước công nghiệp mới trên thế

giới cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình dương đã chỉ rõ, trong những điều kiện cần thiết để hội nhập và phát triển thì ngoại ngữ là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển trong thời đại ngày nay Việc dạy và học ngoại ngữ đã có những đóng góp lớn lao đối với sự tiến bộ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của nước ta trong suốt thời gian qua Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự hội nhập quốc tế đang là xu thế của thời đại và trong bối cảnh đổi mới, mở cửa hướng ra thế giới, làm bạn với các nước trên thế giới, chúng ta đã nhận thấy những bất cập của việc dạy và học ngoại ngữ trước đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và trước nhu cầu hội nhập, mở rộng giao lưu vượt ra khỏi phạm vi quốc gia của đông đảo nhân dân Tình trạng kém hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ, những khó khăn trong việc trao đổi nguồn nhân lực trong phạm vi hợp tác song phương hoặc đa phương… đòi hỏi chúng ta phải xem xét một cách nghiêm túc thực trạng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trong những năm qua, từ đó nghiên cứu kĩ lưỡng, hoạch định một chiến lược dạy và học ngoại ngữ vừa khả thi, vừa đáp ứng được những yêu cầu phát triển tương lai của nước ta

II.- TÌM HIỂU VỀ CEFR VÀ VIỆC TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM

1 Từ trước đến nay, ở phạm vi quốc gia, Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn

dưới dạng trình độ A,B,C để đánh giá năng lực trình ngoại ngữ của người học Thật ra, chúng ta có nhiều cách khác nhau để diễn giải năng lực của người học như việc sử dụng rộng rãi các thuật ngữ “sơ cấp, trung cấp, cao cấp” Trong

Trang 4

một số trường hợp khác, các chuẩn được mô tả dưới hình thức mục đích và mục tiêu chương trình cần đạt được Ngày nay, đứng trước sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế về giáo dục đòi hỏi phải có một hệ thống các tiêu chuẩn và hệ thống quy chiếu để dễ dàng so sánh trình độ ngôn ngữ của người học ở cấp độ quốc tế lẫn cấp độ quốc gia

2 Theo kết quả đề án ‘Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

giai đoạn 2006-2015’ do Bộ giáo dục và đào tạo chỉ định Viện chiến lược và chương trình giáo dục xây dựng cho rằng Khung năng lực này phù hợp với việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ tại Việt nam với 3 lý do sau:

- Khung năng lực được xây dựng để sử dụng đối với nhiều ngôn ngữ khác nhau, rất phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam khi các ngoại ngữ được dạy là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Nga;

- Khung CEFR có thể được so sánh với các khung trình độ ngôn ngữ phổ biến quốc tế khác như TOEFL, IELTS, TOEIC…

- Khung có các bậc trình độ đơn giản, dễ sử dụng, thể hiện được các mức độ năng lực cụ thể

3 Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu: giảng dạy, học tập,

kiểm tra đánh giá là một công cụ chuyên nghiệp, do Hội đồng châu Âu xây dựng, nhằm thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng, có thể khả thi ở các mức trình độ khác nhau của việc học ngôn ngữ Điều này cho phép các tiêu chuẩn được dễ dàng so sánh ở cấp độ quốc tế CEFR là một hệ thống các mức trình độ tổng quát với những hướng dẫn rõ ràng về cái mà người học có thể đạt được ở mỗi trình độ Hội đồng Châu Âu là một tổ chức thành lập năm1949 ở Châu Âu gồm

45 nước thành viên và CEFR được xây dựng bởi Vụ chính sách Ngôn ngữ ở Strasbourg (Pháp) CEFR hiện được sử dụng như là hệ thống đánh giá trình độ ngôn ngữ toàn cầu tại nhiều nước EU, EU mở rộng và các nước không thuộc

EU Việc sử dụng CEFR là một công cụ sư phạm rất phổ biến ở giáo dục tiểu học, trung học, đại học và sau đại học như Pháp, Đức, Tây Ban Nha

4 Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, áp dụng cho các

chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Mục đích của việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ nhằm làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân Làm căn cứ xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu dạy học ngoại ngữ khác và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh giá ở từng cấp học,

Trang 5

trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học và trình độ đào tạo

Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình

độ năng lực ngoại ngữ và tự đánh giá năng lực của mình

Bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR)

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực

tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được chia làm 3 cấp, bao gồm: sơ cấp, trung cấp, cao cấp và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR)

Theo quy định của Bộ GD-ĐT,

- Bậc 1: Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ

cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng

và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ

- Bậc 2: Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên

quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm)

Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu

- Bậc 3: Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu

chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm

Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và

có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình

- Bậc 4: Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và

trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ

Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau

Trang 6

- Bậc 5: Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi

rộng Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt

Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu

và các công cụ liên kết

- Bậc 6: Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết Có thể tóm tắt

các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp

Quy định này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/3/2014

5 Chương trình mới từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung CEFR

III.- THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ

1 Chương trình tiếng Anh ở bậc PT hiện nay khá nặng Từ lớp 6 đến lớp 12

đều có 16 Units trong một năm học với những chủ đề độc lập Nội dung chương trình quá tải so với thời lượng cho phép (3 tiết/tuần), không đủ để giáo viên (GV) chuyển tải 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết đến học sinh (HS) Hơn nữa, một số vùng miền, học sinh hoàn toàn không có điều kiệngiao tiếp với người bản xứ, nên không có động lực rèn luyện hai kỹ năng này

2 Bên cạnh đó, HS lại phải học trong một lớp có sĩ số đông nên đuối sức và từ

đó mất dần kiến thức căn bản Việc dạy từ vựng quá nhiều cũng khiến HS khó tiếp thu, dẫn đến tình trạng chỉ viết một cách thụ động và kỹ năng Nghe - Nói rất hạn chế.Quan trọng hơn, hai kỳ thi quan trọng là TNPT và CĐ-ĐH không

tổ chức thi hai kỹ năng này

3 Thực trạng dạy và học tiếng Anh ở trường PT như đã đề cập ở trên, dẫn đến

một việc khi vào ĐH-CĐ, nhiều SV gặp trở ngại lớn với môn học này Có thực

tế dù đã học 7 năm học tiếng Anh ở trường PT, nhưng khi lên ĐH-CĐ, không

ít SV vẫn phải đến các trung tâm ngoại ngữ để bắt đầu học lại từ những lớp căn bản Theo thống kê từ một cơ sở của Trung tâm Anh ngữ Việt - Mỹ tại

Trang 7

TP.HCM, hầu hết học viên chương trình tiếng Anh tổng quát là HS-SV Trình

độ của học viên khi kiểm tra đầu vào đều ở mức sơ cấp, thậm chí có khá nhiều

người phải vào học từ lớp 1

4 Những nguyên nhân trên dẫn đến một thực trạng là HS thiếu căn bản, học

chỉ để đối phó với các kỳ kiểm tra HS thường phát âm sai nhưng GV cũng

không thể có đủ thời gian để sửa với một lớp học sĩ số trung bình khoảng 40 -

50 HS “Sau 7 năm học tiếng Anh ở trường PT, khả năng giao tiếp của HS rất

yếu, dù với những tình huống thông thường Những GV trực tiếp giảng dạy

môn học này ở PT như chúng tôi nhiều lúc cũng lấy làm ái ngại về kết quả

này.” (Vũ Thị Ngọc Minh, GV dạy tiếng Anh TP.HCM và Khánh Hòa)

5 Ngày 25.6.2011, Bộ GD-ĐT cùng với Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã tổ

chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2011 của đề án Ngoại ngữ quốc gia

2020 với sự tham dự của 18 trường ĐH và CĐ trong toàn quốc tham gia đề án

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển

và Thứ trưởng Bùi Văn Ga

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: ‘Có một thực tế là hiện nay, mức

độ sử dụng ngoại ngữ được của HS, SV sau khi tốt nghiệp là rất thấp.’

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng nếu cứ duy trì như hiện nay thì

môn ngoại ngữ sẽ trở thành nỗi sợ hãi của SV

IV.- GIẢI PHÁP

1 Giảm thiểu đơn vị bài học: Chẳng hạn như sách giáo khoa lớp 12 gồm 16

Units, nên trong thực tế GV phải dạy một cách vội vàng.Nên chăng, rút lại chỉ

còn từ 10 đến 12 bài để HS có thời gian luyện tập đủ các nội dung của các bài

học

2 Tăng cường thời lượng cho hai kỹ năng Nghe và Nói, với các chủ đề gần

gũi, tạo hứng thú cho học sinh Tổ chức các kỳ thi hung hiện theo năng lực của

trường và của học sinh

3 Biên soạn sách tiếng Anh theo giáo trình do người bản ngữ viết để có được

văn phong của họ và tiếng Anh của giao tiếp thong thường Hầu hết các nước

không nói tiếng Anh đều sử dụng sách của người Anh hoặc Mỹ để dạy ở các

trường của họ Chúng ta hoàn tòan có thể làm điều này, chỉ cần nhà xuất bản

điều chỉnh một số điểm cho phù hợp với đất nước – con người – văn hóa Việt

nam ( như Singapore đã và đang làm )

Trang 8

4 Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2011 của ‘Đề án Ngoại ngữ quốc gia’

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, phải đảm bảo chất lượng và phải làm thật Muốn làm được điều này, nhất thiết đội ngũ giáo viên phải đủ năng lực về ngoại ngữ và năng lực sư phạm Công tác kiểm tra, đánh giá cũng sẽ thay đổi theo hướng đánh giá được cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết thay vì chỉ dừng lại chủ yếu ở kỹ năng viết - nghe như hiện nay

Cũng đồng quan điểm này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng cần phải đổi mới tư duy về dạy - học ngoại ngữ

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng Phương pháp giảng dạy phải có

sự điều chỉnh tùy theo trình độ, đối tượng để đạt được mục tiêu cuối cùng là khi tốt nghiệp người học phải sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ chúng ta mong muốn chứ không phải là hoàn thành xong giáo trình, đạt được một chứng chỉ nào đó Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc đào tạo GV tại các trường ĐH, CĐ là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của đề án Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho việc học ngoại ngữ cũng không thể giống như trước đây mà phải nghiên cứu để sử dụng những công cụ hiện đại, mang tính mềm dẻo hơn

Trang 9

V.- THAM KHẢO

1 Cambridge University:

- What is the CEFR?

https://www.youtube.com/watch?v=UAehOcVfr3Y

- Clips on CEFR: Origin – Evolution – Critique – Future

https://www.youtube.com/results?search_query=cambridge%20cefr&sm=12

- Understanding and using the CEFR for Teaching and Learning

https://www.youtube.com/watch?v=CpQEzauHb9k

2 Adapting the Common European Framework of Reference

https://www.youtube.com/watch?v=MNKOj84keUM

3 CEF Guide

https://www.youtube.com/watch?v=ZDPeP-gCU5E

4 Adapting the CEFR (Powerpoint)

http://www.slideshare.net/schaffranek/newsfeed?redirect=1

5 Practice CEFR Online

http://www.examenglish.com/CEFR/C1.htm

Trang 10

VI.- PHỤ LỤC

1 01/2014/TT-BGDĐT

Ban hành khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt nam

2 CV 792/BGDĐT-NGCBQLGD

Yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông

3 CV 2205/BGDĐT/GDTrH

Triển khai dạy học thí điểm tiếng Anh cấp PTTH từ năm học 2013-2014

4 7972/BGDĐT-GDTrH

Triển khai chương trình GDPT môn tiếng Anh thí điểm

5 Bảng qui đổi giữa CEFR – TOEFL iBT – IELTS

6 Dạng thức đề thi trình độ B2

Ngày đăng: 12/11/2019, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w