Do đó, với mong muốn nhìn nhận đánh giá vai trò của báo chí với công tác PCDB, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng chống dịch sốt
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Xuân Sơn
Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Nguyễn Thị Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả luận văn còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cô cũng như sự động viên, ủng hộ của đồng nghiệp, bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Dương Xuân Sơn, người đã giúp đỡ chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia
Hà Nội) đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn
Học viên
Nguyễn Thị Hạnh
Trang 51
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH 13
1.1 Các khái niệm 13
1.2 Diễn biến tình hình của bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và bệnh dịch do vi rút Zika 19
1.3 Vai trò của Báo điện tử trong công tác thông tin, truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết dengue, bệnh dịch do vi rút Zika 24
1.4 Chủ trương, chính sách của Đảng nhà nước các ngành chức năng đối với công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết và bệnh dịch do vi rút Zika28 1.5 Các tiêu chí đánh giá chất lượng trong truyền thông phòng, chống bệnh dịch trên báo điện tử 32
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH 35
2.1 Khái quát về các cơ quan báo chí được chọn khảo sát 35
2.3 Nội dung tin, bài về công tác thông tin, truyền thông phòng, chống bệnh dịch trên báo mạng điện tử 43
2.4 Hình thức truyền tải thông tin trong chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết và bệnh dịch do vi rút Zika 72
Tiểu kết chương 2 81
Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TRONG TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH 83
3.1 Những ưu điểm và hạn chế của 3 trang báo mạng điện tử 83
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả trong truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và dịch bệnh do vi rút Zika 90
3.3 Các nhóm giải pháp chung 94
Tiểu kết chương 3 101
Kết luận 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC
Trang 73
DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng:
Bảng 2.1 Thống kê số lượng tin bài viết về bệnh dịch SXH và bệnh do vi rút Zika trên báo điện tử SK&ĐS, Vietnamplus, Hànộimới (từ tháng 6-12/2016) 40 Bảng 2.2 Thông tin về dịch bệnh SXH trên Báo SK&ĐS, Vietnamplus, Hànộimới 41 Bảng 2.3 Thông tin về dịch vi rút Zika trên Báo SK&ĐS, Vietnamplus, Hànộimới 42 Bảng 2.4 Thông tin về dịch SXH và bệnh do vi rút Zika trên Báo SK&ĐS, Vietnamplus, Hànộimới 43
Hình, Biểu đồ:
Hình 1.1: Mô hình truyền thông của Harold Lasswell 17 Hình 1.2: Bổ sung mô hình truyền thông của Harold Lasswell 17 Hình 1.3: Mô hình truyền thông của ngành y tế 18 Biểu đồ 2.1 Các thể loại bài viết về bệnh dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika được sử dụng trên báo 73 Biểu đồ 2.2: Sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông phòng, chống bệnh dịch SXH và bệnh dịch do vi rút Zika được sử dụng trên báo 78 Biểu đồ 2.3: Ứng dụng đa phương tiện trong tin bài 80
Trang 8an sinh xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Do vậy, công tác TT nâng cao nhận thức, giúp người dân có cái nhìn đúng đắn về SK, cung cấp những kiến thức khoa học báo chí về chăm sóc, bảo vệ SK, cách phòng, chữa bệnh, PCDB, tư vấn SK… luôn là vấn đề quan trọng, khi mà không khí môi trường, diễn biến thời tiết phức tạp dẫn đến ô nhiễm môi trường, DB ngày càng gia tăng, các ổ dịch cũ luôn có nguy cơ bùng phát, đặc biệt là DB mới nổi
Công tác chăm sóc và bảo vệ SK nhân dân đòi hỏi không phải chỉ riêng ngành y tế mà còn đòi hỏi cả xã hội và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, Chính phủ, các ban ngành, đoàn thể, chính quyền và sự tham gia tích cực của chính người dân Để các cấp ủy Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương nói chung, người dân nói riêng có cách hiểu đúng đắn về SK cũng như đạt được các chỉ số
SK trước hết cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cấp ủy Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công tác chăm sóc và bảo vệ SK nhân dân; đẩy mạnh giáo dục cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc SK, từ đó nâng cao nhận thức chăm sóc SK cho chính bản thân họ, cho gia đình và cho xã hội
Trong những năm gần đây, thế giới đang phải đối mặt với nhiều DB phức tạp, DB mới nổi, DB truyền nhiễm, các ổ dịch cũ luôn có nguy cơ
Trang 95
bùng phát và tái phát… trong đó có DB SXH Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika với diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới SK cộng đồng, thậm chí nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong, hoặc di chứng nặng nề sau này, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ của con người Đặc biệt, đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh SXH Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika, nên việc PCDB chủ yếu dựa vào vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, diệt muỗi trưởng thành PCDB
Vấn đề tuyên truyền trong công tác chăm sóc SK cho nhân dân nói chung, công tác PCBD nói riêng, trong đó có công tác PCBD SXH ở nước
ta trong thời gian qua luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách nhằm đảm bảm an sinh xã hội
Báo chí với tư cách là công cụ tuyên truyền đắc lực các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những đóng góp đáng kể trong việc thông tin, phản ánh định hướng dư luận theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh gây hoang mang trong nhân dân về công tác PCDB nói riêng, trong đó có PCDB SXH Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika Đồng thời, báo chí còn cung cấp những kiến thức cơ bản về PCDB để người dân chủ động PCDB cho bản thân và gia đình, góp phần cùng toàn Đảng toàn dân tích cực tham gia PCDB, không để dịch bùng phát ra cộng đồng
Để công tác PCDB SXH Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika đạt hiệu quả cao, vai trò TT của các cơ quan thông tấn báo chí là rất quan trọng, nội dung chuyển tải thông tin nhanh, chính xác và kịp thời nhưng không gây hoang mang là yêu cầu quan trọng đặt ra trong công tác TT về PCDB Qua
đó, giúp người dân nâng cao ý thức phòng bệnh và bảo vệ SK, góp phần giảm chi phí phòng và điều trị bệnh, giảm hậu quả do bệnh gây ra Với nội
Trang 106
dung thông tin phong phú, đa dạng có tác dụng thiết thực giúp người làm báo tăng kiến thức hiểu biết về DB SXH Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika, đem lại cách nhìn tổng quan về các loại dịch bệnh truyền nhiễm, từ
đó, đề ra phương pháp TT hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả PCDB
Ngoài ra, để cung cấp cho độc giả nội dung thông tin chính xác, kịp thời đòi hỏi các cơ quan thông tấn báo chí cần thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến DB; có sự trao đổi trực tiếp với các chuyên gia y tế về nội dung và hình thức tuyên truyền
Do đó, với mong muốn nhìn nhận đánh giá vai trò của báo chí với
công tác PCDB, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika”, (Khảo sát trên Báo điện tử Sức khỏe & đời sống, Vietnamplus và Hànộimới) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả TT trong tình
hình bệnh dịch đang có diễn biến phức tạp, đồng thời tìm ra cách thức, định hướng thông tin về công tác PCDB và hoạt đông tác nghiệp của các cơ quan thông tấn báo chí nói chung, nhà báo nói riêng
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để có thể đánh giá được vấn đề thông tin truyền thông về PCDB nói chung, DB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika, tác giả đã tiến hành thực hiện quá trình tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài Trong lịch sử các nghiên cứu, có không ít các tác phẩm nghiên cứu về công tác tuyên truyền giáo dục SK, cụ thể
Đề tài “Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng”, luận văn tốt nghiệp cao học của học viên Đỗ Võ Tuấn Dũng (khóa
7, cao học báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền) Nội dung thông tin SK nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về tình hình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục SK trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Trang 117
Đề tài “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay - vấn đề
và thảo luận”, khảo sát trên báo Sức khỏe & đời sống và kênh truyền hình
02TV trong năm 2009, của học viên Bùi Thị Thu Thủy (2010), khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Nội dung đề cập đến chương trình truyền thông chuyên biệt và nhu cầu công chúng chuyên biệt đối với vấn đề thông tin SK, đồng thời, đề tài cung cấp bức tranh toàn cảnh
về tình hình thông tin SK trên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả TT
Đề tài “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay”, (khảo sát 2
tờ báo Sức khỏe & đời sống, Khoa học & đời sống từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012) của học viên Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012), khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Nội dung đề tài đề cập đến thực trạng thông tin về y tế, SK trên báo in hiện nay, từ đó đánh giá ưu nhược điểm trong việc truyền tải thông tin về y tế - SK trên báo chí
Nghiên cứu vấn đề báo chí TT về PCDB nói chung, DB SXH Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika nói riêng không còn là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên, đối với công tác truyền thông phòng, chống SXH luôn là vấn đề trọng tâm, quan trọng mang tính thời sự và đã chiếm không ít thời lượng, các trang báo được đăng tải trên báo chí
Đề tài “Báo chí với hoạt động truyền thông phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và H1N1 ở người” (khảo sát trên Báo Sức khỏe & đời sống, Tuổi
trẻ Hồ Chí Minh và VTV từ năm 2005 - 2010) của học viên Trần Thị Tuyết Vinh (2011), khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Nội dung đề tài đề cập đến thực trạng báo chí TT về PCD cúm A/H5N1, H1N1 ở người trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010
Do vậy, có thể khẳng định đến thời điểm này đề tài “Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Trang 12& đời sống, Vietnamplus và Hànộimới từ tháng 6 đến tháng 12/2016) sẽ làm rõ ưu, nhược điểm, thành công và hạn chế của việc TT PCDB SXH Dengue và bệnh dịch do vi rút Zika Đồng thời, những nghiên cứu này sẽ giúp cho công chúng có bức tranh tổng thể về tình hình DB SXH và bệnh dịch do vi rút Zika, cũng như giúp cho các nhà báo có cái nhìn tổng quan trong truyền tải thông tin đến công chúng, nhằm nâng cao hiệu quả TT chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch sốt xuất huyết dengue và bệnh dịch do vi rút Zika dựa trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá nội dung và hình thức các tin, bài liên quan đến vấn đề TT PCDB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika trên 3 trang báo mạng điện tử: Sức khỏe & đời sống, Vietnamplus và Hà Nội mới Luận văn nhằm mục đích:
- Đi sâu nghiên cứu vai trò của báo chí với việc TT đến công chúng, nhằm nâng cao nhận thức trong công tác PCDB nói chung, DB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika nói riêng
- Đánh giá những thành công, hạn chế, rút ra bài học trong cách chuyển tải thông tin trong chiến dịch TT PCDB nói chung, DB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika nói riêng trên báo điện tử
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả TT trong chiến dịch TT PCDB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika
Trang 139
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn triển khai những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan như vai trò, chức năng, tác động của báo chí đến công tác PCDB nói chung, công tác PCDB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika nói riêng
- Đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về PCDB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika
- Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức phản ánh về DB SXH dengue, bệnh dịch do vi rút Zika và vấn đề TT PCDB này qua khảo sát tin, bài trên 3 trang báo mạng điện tử: Sức khỏe & đời sống, Hànộimới, Vietnamplus để thấy rõ được vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh này Từ đó, tìm ra ưu, nhược điểm về nội dung, hình thức thông tin cũng như đánh giá thành công và hạn chế về vai trò, chức năng báo chí trong hoạt động thông tin TT PCDB này
- Từ thực tiễn nghiên cứu hoạt động thông tin TT, luận văn đi đến đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của báo chí trong chiến dịch PCDB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là vai trò của báo điện tử trong chiến dịch TT PCDB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn có phạm vi nghiên cứu là những tài liệu, tư liệu khoa học
chuyên ngành báo chí - truyền thông; những văn bản, báo cáo khoa học liên
quan đến đề tài; vai trò của báo điện tử trong chiến dịch TT PCDB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika thể hiện qua các tin, bài trên 3 trang báo
Trang 1410
mạng điện tử: Sức khỏe & đời sống, Vietnamplus, Hànộimới từ tháng
6/2016 đến tháng 12/2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử và sử dụng các tài liệu thứ cấp:
Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành sưu tầm, nghiên cứu các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, BYT, SYT liên quan đến chiến dịch truyền thông PCDB SXH Dengue và dịch bệnh do
vi rút Zika
Đồng thời, tập hợp hệ thống tài liệu lý luận từ các sách, tạp chí, các công trình khoa học liên quan đến đề tài
- Phương pháp phân tích nội dung:
Đề tài sử dụng phương pháp này để khảo sát, phân tích nội dung và hình thức của các tin, bài có liên quan đến đề tài trên 3 trang báo mạng điện tử: Sức khỏe & đời sống, Vietnamplus, Hànộimới, từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2016 để thấy rõ vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông PCDB SXH dengue và dịch bệnh do vi rút Zika nhằm đánh giá thực trạng, thành công, hạn chế của báo chí đối với thông tin truyền thông về chiến dịch PCDB SXH dengue và dịch bệnh do vi rút Zika trong thời gian thực hiện nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Trang 1511
Đề tài tiến hành phỏng vấn lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên phụ trách mảng y tế về PCDB SXH dengue và dịch bệnh do vi rút Zika, chuyên gia y tế về PCDB này, để tổng hợp ý kiến và đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông trong chiến dịch PCDB SXH dengue và dịch bệnh do vi rút Zika
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi:
Cuộc điều tra được tiến hành đối với 200 (200 phiếu điều tra) người bệnh đang điều trị và người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến Trung ương và thành phố Hà Nội về DB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika qua các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt là thông tin trên báo mạng điện tử; nhận xét, đánh giá của người bệnh về hiệu quả công tác tuyên truyền trong chiến dịch TT PCDB SXH dengue và bệnh dịch do vi rút Zika đến người dân như thế nào
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm rõ một số lý luận về các nội dung thông tin truyền thông
về chiến dịch PCDB SXH dengue và dịch bệnh do vi rút Zika; vai trò của báo chí Việt Nam trong đó 3 trang báo mạng điện tử: Sức khỏe & đời sống, Vietnamplus, Hà Nội mới trong việc thông tin, phản ánh về lĩnh vực này; kết quả khảo sát có hệ thống các cách thức tổ chức, thông tin, phản ánh tin, bài về vấn đề này
- Ý nghĩa thực tiễn
Với việc khảo sát đầy đủ, toàn diện, có hệ thống góp phần đánh giá nội dung, cách thức thông tin về công tác PCDB, những nhà quản lý báo chí, chuyên gia y tế về lĩnh vực này, qua đó nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội
Trang 16do vi rút Zika nói riêng trên 3 trang báo mạng điện tử: Sức khỏe & đời sống, Vietnamplus, Hànộimới
Đồng thời, luận văn sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà báo và những người có quan tâm đến đề tài này
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của báo điện tử trong chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của báo điện tử trong thông tin, truyền thông phòng, chống bệnh dịch
Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong truyền thông phòng, chống bệnh dịch
Trang 1713
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH 1.1 Các khái niệm
Những bệnh hiện nay có thể gây thành dịch bao gồm nhiều loại như: dịch cúm, dịch tả, dịch thương hàn, sốt xuất huyết, do vi rút zika, ebola… Những bệnh này nếu không xử lý kịp thời sẽ gây thành dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe và lây lan nhanh chóng ra cộng đồng, gây thiệt hài về kinh tế, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội
Đại dịch là khi dịch xảy ra hàng loạt trong phạm vi rộng lớn vượt ra ngoài lãnh thổ của một số nước, có khi tới toàn cầu với số nguời mắc hàng loạt
Trang 1814
chính trong đó thông tin, giáo dục, TT, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
* Khái niệm về chiến dịch
Là tập trung toàn bộ lực lượng, khẩn trương tiến hành trong một thời gian nhất định, nhằm thực hiện mục đích nhất định
Trong chiến dịch PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika, Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đã tập trung huy động toàn bộ lực lượng nhằm khống chế và xử lý kịp thời dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng
Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, ngày 5/3/2016 BYT phối hợp
Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và SXH” nhằm kêu gọi mỗi người dân, gia đình và cộng đồng cũng như các ban, ngành đoàn thể, tổ chức hãy nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bảo vệ SK bản thân, gia đình và cộng đồng
BYT có công văn số 1396/BYT-DP ngày 16/3/2016 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ciệc tổ chức chiến dịch phòng, chống Zika và SXH
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương triển khai tích cực một số hoạt động sau:
SYT tăng cường TT vận động người dân tự diệt muỗi, loăng quăng để phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, bệnh SXH; làm đầu mối tham mưu Ủy
Trang 1915
ban nhân dân tỉnh/thành phố tổ chức phát động chiến dịch “người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và SXH”
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm
tổ chức triển khai chiến dịch “người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và SXH”…
Thông qua chiến dịch truyền thông bằng nhiều hình thức như xe loa
cổ động, băng rôn, truyền thông nhóm, truyền thông trực tiếp, góc truyền, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí nhằm nâng cao ý thức cộng đồng và tăng cường sự phối hợp của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong hoạt động PCBD SXH dengue và BD vi rút Zika
* Đối với dịch sốt xuất huyết Dengue
Theo GS.TSKH Lê Đăng Hà, Nguyên Viện trưởng Viện y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới (nay là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): Dịch SXH dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do Muỗi Aedes aegypti
Còn theo WHO: SXH dengue là bệnh do vec-tơ truyền qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh Vi rút gây bệnh dengue có 4 tuýp huyết thanh
là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 SXH dengue nặng là biến chứng dễ dẫn đến tử vong, thường tiến triển từ sốt dengue
SXH dengue chủ yếu được truyền bởi một loại muỗi (Aedes aegypti)
và bệnh SXH dengue phân bố ở tất các các nước nhiệt đới Muỗi Ae aegypti và các loài muỗi khác như Ae albopictus có khả năng thích nghi rất cao, và sự phân bố kết hợp của chúng có thể làm lan truyền bệnh sốt dengue lên phía Bắc, qua châu Âu hay Bắc Mỹ, vào mùa hè
Dịch SXH dengue có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nếu muỗi Aedes aegypti vẫn hoạt động Song nhìn chung độ ẩm và nhiệt độ cao là những điều kiện thuận tiện cho muỗi phát triển, làm tăng khả năng truyền bệnh
Trang 2016
* Bệnh dịch do vi rút zika
Theo tài liệu do WHO cung cấp về bệnh do vi rút Zika như sau: Bệnh do vi rút Zika là bệnh mới nổi, lây truyền qua muỗi lần đầu được phát hiện ở Uganda năm 1947 ở Khỉ Rhesus thông qua mạng lưới giám sát bệnh sốt vàng Sylvatic Sau đó bệnh được xác định trên người năm 1952 tại Uganda và nước Cộng Hòa Tanzania Ổ dịch bệnh do vi rút Zika được ghi nhận ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Thái Bình Dương
Vi rút Zika truyền sang người thông qua vết đốt từ muỗi nhiễm bệnh họ Aedes, chủ yếu là Aedes Aegypti ở vùng nhiệt đới Đây cũng là loại muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết dengue, Chikungunya và sốt vàng
Ổ dịch bệnh do vi rút Zika được báo cáo lần đầu tiên ở Thái Bình Dương vào năm 2007 ở Yap và Polynesia Pháp 2013, và vào năm 2015 từ các nước châu Mỹ (Brazil và Colombia) và châu Phi (Cape Verde) Ngoài
ra, hơn 13 quốc gia ở châu Mỹ đã báo cáo các trường hợp lẻ tẻ nhiễm vi rút Zika, điều đó cho thấy sự mở rộng địa lý nhanh chóng của vi rút Zika
* Khái niệm truyền thông
Truyền thông là một quá trình tương tác liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm , tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tiến tới thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của các nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội
Truyền thông là một quá trình - có nghĩa nó không phải là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong khoảng thời gian lớn Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không không thể kết thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết, mà còn tiếp diễn sau đó Truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi nến không mỗi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa [20, tr.13]
Trang 21Theo mô hình truyền thông của Harold Lasswell, nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ:
Hình 1.1: Mô hình truyền thông của Harold Lasswell
Mô hình này bao hàm những phần tử chủ yếu của quá trình truyền thông, trong đó:
S- Source, sender: Nguồn, người cung cấp, khởi xướng
M- Message: Thông điệp, nội dung thông báo
C- Channel: Bằng kênh nòa, mạnh truyền nào
R- Reciever: Người tiếp nhận, nơi nhận
E- Effect: Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông
Tuy nhiên, trong quá trình truyền thông, truyền thông còn được bổ sung thêm các yếu tố như hiện tượng nhiễu (noise) và phản hồi (feedback)
Do đó, mô hình của Harold Lasswell có thể bổ sung như sau:
Trang 2218
Phản hồi (Feedback) được hiểu là sự tác động ngược trở lại của thông tin từ phía người tiếp nhận với người truyền tin Nếu không có phản hồi thì thông tin chỉ là một chiều và mang tính áp đặt
Nhiễu (Noise) luôn tồn tại trong quá trình truyền thông Đó là hiện thượng thông tin truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của tự nhiên và xã hội gây ra sự lệch hay kém chất lượng về nội dung và tốc độ truyền tin
Đối với truyền thông trong phòng chống dịch bệnh, được hiểu theo mô hình sau:
Hình 1.3: Mô hình truyền thông của ngành y tế Trong đó:
- Bộ Y tế (BYT): Cơ quan phụ trách công tác truyền thông là Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương (T5G)
Công chúng
Trang 2319
- Thành phố (TP): Cơ quan phụ trách công tác truyền thông là Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh/thành phố (T4G) nay là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố
- Quận/Huyện (Q/H): Ngành dọc có Trung tâm Y tế quận/huyện Phụ trách công tác truyền thông quận huyện có phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Xã/phường/thị trấn (X/P/T): Đầu mối cung cấp thông tin y tế có Trạm
y tế xã/phường/thị trấn
- Tổ dân phố/thôn (T/T): Cộng tác viên y tế, y tế thôn bản
Các đầu mối truyền thông sẽ có nhiệm vụ liên kết chặt chẽ với cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên, là đầu mối cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên các vấn đề, sự kiện đang diễn ra liên quan đến ngành y tế
Hình trên cho thấy, báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng có vai trò rất quan trọng trong truyền tải thông tin y tế đến công chúng, là cầu nối giữa ngành y tế với công chúng, giúp công chúng nắm bắt thông tin nhanh nhất, giúp công cúng nâng cao nhận thức cũng như thay đổi hành vi về các thông tin y tế, đặc biệt là tình hình bệnh dịch, các phòng, chống
Truyền thông gồm các loại sau: Truyền thông cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông tập thể và truyền thông đại chúng
1.2 Diễn biến tình hình của bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và bệnh dịch do vi rút Zika
1.2.1 Diễn biến của dịch sốt xuất huyết dengue
Theo WHO, bệnh SXH dengue hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới, vi rút dengue lưu hành gây dịch tại gần 90 nước và các vùng ở các châu lục trên thế giới như châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình dương) chiếm đến gần 40% dân số thế giới,
Trang 2420
bệnh đặc biệt lưu hành ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới Trước đây, bệnh sốt xuất huyết Dengue được biết đến với diễn biến nhẹ, ít tử vong Tuy nhiên, trong những năm gần đây bệnh có diễn biến phức tạp và nguy
cơ tử vong rất lớn
Tại Việt Nam, SXH dengue du nhập vào Việt Nam từ những năm
1960, cho đến nay SXH dengue là bệnh lưu hành quanh năm ở Việt Nam nhưng thường tăng cao từ tháng 6 đến tháng 11, đặc biệt đỉnh dịch là tháng 7,8,9 và tháng 10, đây là các tháng có lượng mưa nhiều Riêng năm 1998,
số mắc trên toàn quốc lên tới 234.920 người và chết 377 người [9, tr.17] Trong năm 2013, đã ghi nhận khoảng 66.000 trường hợp mắc bệnh SXH dengue và 42 trường hợp tử vong liên quan đến SXH dengue Năm 2014 cả nước nghi nhận 33,6 nghìn trường hợp mắc bệnh SXH (20 trường hợp tử vong) Năm 2015 cả nước ghi nhận 81,4 nghìn trường hợp mắc bệnh SXH (52 trường hợp tử vong) Số mắc SXH năm 2016 là 106,3 nghìn trường hợp mắc bệnh SXH (36 trường hợp tử vong) Qua đó cho thấy số ca mắc SXH năm 2016 có tăng hơn so với năm 2015 nhưng số ca tử vong về SXH giảm
16 trường hợp so với năm 2015 SXH dengue có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội chứng sốc dengue nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát tỷ lệ tử vong do SXH dengue Từ năm 2005 tới nay, tỷ lệ tử vong do SXH dengue là dưới 1/1.000 trường hợp Tuy nhiên, tình hình SXH ở Việt Nam không ổn định dịch bệnh SXH thường xảy ra quanh năm nhưng dịch thường xảy ra nhưng thời
kỳ cao điểm của dịch SXH là từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm và đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 hàng năm Chu kỳ bệnh SXH thường từ 3 đến
5 năm Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân tăng liên tục, từ 32,5 ca năm
2000 (24.434 ca) lên 120 năm 2009 (105.370 ca), và 78 ca/100.000 dân
Trang 2521
năm 2011 (69.680 ca) Các ca mắc SXH và tử vong đều ở các tỉnh phía Nam Trong giai đoạn từ 2001 đến 2011 có 76,9% ca mắc SXH và 83,3%
ca tử vong do SXH là ở 20 tỉnh phía Nam
Chương trình Quốc gia phòng chống SXH của Việt Nam (NDCP) được thành lập vào năm 1999, và kinh phí của Chính phủ dành cho chương trình này dao động từ 1 đến 5 triệu đôla mỗi năm (chưa kể kinh phí của địa phương)
Gần như tất cả Chương trình giám sát và Kiểm soát SXH (CTGS & KSSXH) được thành lập từ năm 1999, và ngân sách trung ương cho chương trình này mỗi năm là từ 1 đến 5 triệu đô la Mỹ (chưa kể đóng góp
từ ngân sách địa phương)
Trụ sở của Chương trình giám sát và Kiểm soát SXH đặt tại Cục Y tế
dự phòng (Bộ Y tế); có 8 Viện ở trung ương và địa phương tham gia chương trình này
1.2.2.Diễn biến tình hình của bệnh dịch do vi rút Zika
Bệnh do vi rút Zika phát hiện ở Uganda năm 1947 ở Khỉ Rhesus thông qua mạng lưới giám sát bệnh sốt vàng Sylvatic Sau đó bệnh được xác định trên người năm 1952 tại Uganda và nước Cộng Hòa Tanzania
Ổ bệnh dịch do vi rút Zika được báo cáo lần đầu tiên ở Thái Bình Dương vào năm 2007 ở Yap và Polynesia Pháp 2013, và vào năm 2015 từ các nước châu Mỹ (Brazil và Colombia) và châu Phi (Cape Verde)
Trong vụ dịch lớn tại Polynesia thuộc Pháp năm 2013 và Brazil năm
2015, Cơ quan Y tế quốc gia báo cáo ghi nhận các biến chứng thần kinh và
tự miễn của bệnh do vi rút Zika Gần đây tại Brazil, cơ quan y tế địa phương thấy có sự gia tăng nhiễm vi rút Zika trong cộng đồng cũng như sự gia tăng trẻ bị tật đầu nhỏ ở phía Đông Bắc Brazil Cơ quan điều tra các ổ dịch do Zika đã tìm thấy ngày càng nhiều các bằng chứng cho thấy có sự
Trang 2622
liện quan giữa bệnh do vi rút Zika và bệnh đầu nhỏ bẩm sinh Tuy nhiên, cần có các điều tra thêm để có thể hiểu được mối liên quan giữa đầu bé ở trẻ nhỏ và bệnh do vi rút Zika Các nguyên nhân tiềm tàng khác cũng đang được điều tra
Ngoài ra, hơn 13 quốc gia ở châu Mỹ đã báo cáo các trường hợp lẻ tẻ nhiễm vi rút Zika, điều đó cho thấy sự mở rộng địa lý nhanh chóng của vi rút Zika Ổ dịch bệnh do vi rút Zika được ghi nhận ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Thái Bình Dương Trong năm 2013, Thái Lan cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika ở một số tỉnh, thành phố và Bộ
Y tế công cộng Thái Lan cho rằng vi rút Zika có thể đã lưu hành tại Thái Lan
Trong năm 2015, WHO tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh
do vi rút Zika tại một số quốc gia khu vực châu Mỹ, châu Phi như: Guatemala, Elsalvador, Venezuela, Senegal, Honduras, Panama, Brasil
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có khả năng hồi phục hoàn toàn và chưa ghi nhận trường hợp tử vong do vi rút Zika Tuy nhiên, một số thông tin về dịch tễ học liên quan đến bệnh do vi rút Zika tại Brasil gần đây
đã dấy lên sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới về ảnh hưởng của vi rút Zika đối với thai nhi Theo đó, ngày 22/12/2015, Bộ Y tế Brasil thông báo nước này ghi nhận 2.782 trường hợp nghi ngờ mắc chứng não nhỏ, trong đó có 40 trường hợp tử vong Đây là sự gia tăng đáng kể (gấp khoảng
10 lần) số trường hợp mắc chứng não nhỏ tại Brasil so với các năm trước
đó Trong số các trường hợp mắc chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh có một số trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút Zika, đồng thời cũng có nhiều trẻ xét nghiệm âm tính với vi rút Zika Hiện nay, WHO đang phối hợp với
Bộ Y tế Brasil điều tra và đánh giá mối liên quan giữa vi rút Zika và chứng não nhỏ
Trang 27này đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục làm rõ hơn
Theo thông báo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (USCDC) đến ngày 28/01/2016 có 35 quốc gia và cùng lãnh thổ
đã ghi nhận vi rút Zika Đến ngày 09/02/2016 đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút Zika trong vòng 9 tháng qua, trong đó có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút Zika trong vòng 2 tháng qua, nhiều quốc gia đang có xu hướng gia tăng sự lan truyền vi rút Zika
Ngày 22/3/2016, Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Việt Nam nhận được thông tin từ Cơ quan đầu mối Điều
lệ Y tế quốc tế của WHO thông báo tại Australia (Úc) đã xác định một trường hợp nhiễm vi rút Zika sau khi trở về từ Việt Nam Trường hợp này đến Việt Nam từ ngày 26/02/2016 và xuất cảnh về Úc ngày 06/3/2016; đến ngày 08/3/2016 có biểu hiện triệu chứng nhiễm vi rút Zika như sốt, phát ban, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc, buồn nôn Trong thời gian ở Việt Nam, trường hợp này đã đi đến TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận
Đến ngày 04/4/2016, Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đã xét nghiệm 1.215 mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp có biểu hiện tương tự như nhiễm
Trang 28Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị- xã hội Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những hướng có chủ định [20, tr.28]
Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đánh giá cao vai trò và tác dụng to lớn cả báo chí Trong Chỉ thị số 22/CT-
TW ngày 17/10/1997 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” đã đánh giá hoạt động báo chí nước ta có nhiều chuyển biến
và tiến bộ tích cực nhiều mặt: “Báo chí nói chung hoạt động có định hướng, thông tin kịp thời, phong phú và đa dạng hơn; thực hiện tốt hơn vai trò là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và diễn đàn tin cậy của nhân dân, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hoàn thành những nhiệm vụ chính trị quan trong về đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới…” [20, Tr.26-27]
Xuất phát từ chức năng, vai trò của mình, báo chí đang hàng ngày hàng giờ cung cấp những thông tin muôn mặt của đời sống xã hội trong đó
có lĩnh vực y tế, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của con người Công tác truyền thông được Đảng, Nhà nước và ngành y tế luôn coi trong
và khẳng định truyền thông không thể thiếu trong sự nghiệp chăm sóc sức
Trang 2925
khỏe cho nhân dân Đặc biệt trong những năm qua, báo chí đã không ngừng góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung
và phòng, chống dịch bệnh nói riêng Điều đó được thể hiện tại Nghị quyết
số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã đưa ra 7 nhiệm
vụ và giải pháp thực hiện, trong đó nhấn mạnh: Nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Đồng thời, trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng
Vì vậy, báo chí có vai trò quan trọng trong xã hội bởi báo chí là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận, là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân; là một công
cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội, đồng thời báo chí là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội Báo chí là phương tiện không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi người dân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân [20, tr.29]
Báo điện tử ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội Có thể nói Báo điện tử là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thông đem lại những giá trị rất lớn cho xã hội, cho người dân Báo điện tử đã tạo ra bước ngoặt trong sự thay đổi của cách truyền tin và tiếp nhận thông tin của công chúng
Trang 30Hiện nay, hệ thống báo điện tử phát triển nhanh về số lượng, hàng ngày báo mạng điện tử đã cung cấp một cách nhanh nhất lượng thông tin khổng lồ phục vụ công chúng Với lợi thế về dung lượng truyền tải của báo điện tử không bị giới hạn về khuôn khổ, số trang nên khả năng truyền tải thông tin không bị giới hạn
Thông tin trên báo mạng tử có ưu thế hơn hẳn so với các loại hình báo chí khác và đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác truyền thông:
- Tính cập nhập và phi định kỳ: Đặc điểm này giúp cho báo điện tử dễ dàng vượt trội so với các loại hình báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin đảm bảo tính thời sự và tạo ra sự thuận tiện cho công chúng
- Khả năng đa phương tiện: Theo xu thế phát triển, bài báo đa phương tiện sẽ là sự hội tụ đặc sắc của báo điện tử, bài viết thay vì chỉ sử dụng hình ảnh, chữ viết mà bài báo còn sử dụng thêm các video, clip hoặc băng audio, kết hợp với biểu đồ, đồ thị, hoạt hình hay trình diễn ảnh
- Tính tương tác cao: Công chúng có thể tương tác nhanh chóng với tòa soạn Việc tương tác này thể hiện qua các phương thức như phản hồi,
Trang 31- Khả năng tìm kiếm thông tin dễ dàng: nhờ vào các công cụ tìm kiềm, các mục tìm kiếm với từ khóa được đính kèm trên mỗi trang báo điện
tử, độc giả cũng có thể đọc lại lần tùy thích mà thao tác hoàn toàn đơn giản
Vận dụng ưu thế của mình trong công tác truyền thông phòng chống bệnh dịch đạt hiệu quả cao, báo điện tử đã thực hiện nghiêm yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền trong việc duy trì, triển khai mạnh mẽ chiến dịch truyền thông PCBD về việc tăng cường công tác thông tin, giáo dục, TT phòng chống về SXH, huy động các lực lượng TT, các kênh TT tập trung tuyên truyền người dân về các biện pháp diệt loăng quăng, nằm màn, chống muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình
Có thể nói, báo điện tử có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch, báo điện tử đã luôn chủ động theo sát diễn biến tình hình của dịch bệnh để thông tin kịp thời để nhân dân nắm được thông tin dịch bệnh, sự tác động trực tiếp đến nhận tức của công chúng giúp làm thay đổi nhận thức và hành vi của mình, không chủ quan,
lơ là trước dịch bệnh xảy ra đồng thời phối hợp với chính quyền, các ban, ngành tích cực tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh
Báo mạng điện tử còn chủ động cung cấp thông tin bổ ích về những hiểu biết, dấu hiệu nhận biết, hướng dẫn và biện pháp phòng chống dịch
Trang 3228
bệnh, cách điều trị bệnh và những biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong của dịch bệnh Nhấn mạnh hiện nay bệnh không có vắc xin phòng ngừa, cách phòng ngừa chủ yếu là diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi trưởng thành để khống chế dịch bệnh Nhất là hệ quả, di chứng để lại đối với bệnh do vi rút Zika, nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ gây hệ lụy suốt đời đặc biệt đối với trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến bệnh do vi rút Zika
1.4 Chủ trương, chính sách của Đảng nhà nước các ngành chức năng đối với công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết và bệnh dịch do
vi rút Zika
Nhằm nâng cao trách nhiệm, vai trò của cộng đồng, chính quyền các cấp, các ngành… không phải chỉ Việt Nam mà còn được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế và các nước ASEAN Để kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước ASEAN cùng chung tay phòng, chống SXH cũng như học tập, chia sẻ kinh nghiệm nhằm hướng tới một cộng đồng ASEAN không có SXH, tại Hội nghị Bộ trưởng BYT các nước ASEAN lần thứ 10 được tổ chức tại Singapore vào tháng 7 năm 2010, WHO, tổ chức ASEAN và đại biểu 10 nước thành viên ASEAN đã thông qua quyết định quan trọng thống nhất chọn ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng chống SXH”
Trước tình hình BD do vi rút Zika đã ghi nhận tại nước ta, BYT đã
có văn bản gửi SYT tại tỉnh Khánh Hòa và TP Hồ Chí Minh tham mưu UBND tỉnh/thành phố công bố dịch theo quy mô xã, phường theo Quyết định 02/2016/QĐ TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm; chỉ đạo các địa phương nâng mức cảnh báo, đáp ứng dịch lên mức 2 đối với tình huống đã
có trường hợp mắc bệnh; các Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với các địa phương điều tra mở rộng tại khu vực ổ dịch và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch
Trang 3329
* Ngày 19/2/2016, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1060/VPCP-KGVX gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika
Tại nội dung của văn bản chỉ đạo, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại các văn bản: Công điện số 1632/CĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 9515/VPCP-KGVX ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika gây nên có thể xâm nhập vào nước ta
* Ngày 5/3/2016, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, BYT phối hợp Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và SXH” nhằm kêu gọi mỗi người dân, gia đình và cộng đồng cũng như các ban, ngành đoàn thể, tổ chức hãy nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bảo vệ SK bản thân, gia đình và cộng đồng
Tại lễ Phát động chiến dịch, Bộ trưởng BYT Nguyễn Thị Kim Tiến
đã kêu gọi mỗi người dân “hàng tuần hãy giành ra nửa giờ đồng hồ để tiến hành lật úp các dụng cụ, thu dọn các vật dụng phế thải xung quanh nhà như
vỏ chai, lon, hộp bia nước ngọt, lốp xe, vật dụng phế thải…, thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn…, vì chính các vật dụng này có khả năng chứa nước và là ổ chứa, nơi sinh sản của muỗi truyền
Trang 3430
bệnh do vi rút Zika và SXH Việc thực hiện các hành động nêu trên không phải chỉ phòng bệnh cho cộng đồng mà cho chính bản thân và gia đình”
* Ngày 16/3/2016, BYT có công văn số 1396/BYT-DP gửi Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ciệc tổ chức chiến dịch phòng, chống Zika và SXH
Trong công văn ghi rõ, BYT kính đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương triển khai tích cực một số hoạt động sau:
SYT tăng cường TT vận động người dân tự diệt muỗi, loăng quăng
để phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, bệnh SXH; làm đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố tổ chức phát động chiến dịch “người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và SXH”
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm
tổ chức triển khai chiến dịch “người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và SXH”…
* Ngày 16/3/2016, BYT ban hành chỉ số 05/CT-BYT về việc tổ chức chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng và triển khai công tác phòng chống bệnh
Các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, giáo dục,
TT phòng chống về SXH, huy động các lực lượng TT, các kênh TT tập
Trang 3531
trung tuyên truyền người dân về các biện pháp diệt loăng quăng, nằm màn, chống muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình
* Ngày 5/8/2016, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số TTg về việc tăng cường công tác phòng chống SXH
1388/CĐ-Theo Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các
Sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt loăng quăng trên địa bàn, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun hóa chất
Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với BYT tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch SXH; tình hình dịch bệnh và các biện pháp phát hiện sớm dịch bệnh để người dân tích cực, chủ động thực hiện phòng, chống dịch, đến ngay cơ sở y tế để khám
và điều trị khi vừa có dấu hiệu mắc bệnh
* Ngày 5/9/2016, BYT đã có Công văn số 6606/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh do vi rút Zika, SXH
Theo đó, BYT kính đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm và chỉ đạo một số công tác sau:
Triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt loăng quăng bọ gậy, huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia triển khai chiến dịch diệt loăng quăng, đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể
Trang 3632
và các dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi
để tiến hành các hình thức loại bỏ và tiêu diệt bọ gậy
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với SYT thường xuyên đăng tải các thông tin liên quan về dịch bệnh do vi rút Zika, SXH, các khuyến cáo của BYT trên các phương tiện thông tin đại chúng Hiện nay, WHO chưa khuyến cáo áp dụng bất kỳ biện pháp nào nhằm hạn chế việc đi lại và thương mại với các quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika nên cần tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để người dân biết, chủ động phòng, chống, không hoang mang, lo lắng cũng như không ảnh hưởng đến du lịch, thương mại trên địa bàn
Qua đây cho thấy, Đảng, Nhà nước, cùng các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đã quyết liệt trong công tác triển khai chiến dịch PCBD SXH và bệnh do vi rút Zika Trong đó nhấn mạnh vai trò trong chiến dịch truyền thông PCBD đặc biệt truyền thông trên báo chí bao gồm báo điện tử
về công tác PCBD đến người dân, để người dân nâng cao nhận thức, có ý thức tự giác phòng chống bệnh dịch, nhằm khống chế, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng
1.5 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng trong truyền thông phòng, chống bệnh dịch trên báo điện tử
Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức và hành vi Hiệu quả của hoạt động truyền thông đại chúng chính là việc đạt được mục đích trên thực tế giúp người dân từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng
Công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp thêm những thông tin, kiến thức cơ bản về phòng, chống
Trang 3733
dịch bệnh cho người dân Truyền thông đúng cách, hiệu quả có thể tác động trực tiếp trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh, cứu sống hàng triệu người, bảo vệ cộng đồng Ngược lại, truyền thông không đúng cách, gây hiệu ứng ngược, có thể khiến dịch bệnh bùng phát thành đại dịch
Vì vậy, thông tin trong truyền thông phải chính xác, kịp thời, dễ hiểu, dễ tiếp cận với cộng đồng, với công chúng
Đặc biệt, khi bệnh dịch có nguy cơ xâm nhập và có thể bùng phát thành dịch lây lan trong công đồng Thì công tác truyền thông cần chú trọng đến việc truyền tải thông tin về tình hình bệnh dịch, các biểu hiện, triệu chứng và biện pháp phòng tránh để từ đó người dân nâng cao nhận thức, chủ động tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
Đánh giá về chất lượng trong truyền thông phòng, chống bệnh dịch trên báo điện tử, có thể đánh giá qua tiêu chí về nội dung và hình thức được đăng tải
Về nội dung đưa tin về dịch bệnh phải đạt được các tiêu chí về nội dung như sau:
- Thông tin chính xác, khách quan, trung thực
- Thông tin có chọn lọc, đặc sắc, hấp dẫn
- Thông tin đúng thời điểm, đúng giai đoạn của dịch bệnh
- Thông tin dễ hiểu, dễ nắm bắt, thiết thực
Về hình thức được đăng tải trên báo điện tử sẽ làm tăng tính hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của công chúng Ngôn ngữ và hình thức thể hiện hợp lý sẽ đạt hiệu quả cao trong công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh Nếu nội dung khác quan, chân thực nhưng ngôn ngữ và hình thức theo lối giật gân, câu khác, câu like thì sẽ làm cho công chúng hiểu sai
và làm cho công chúng mất lòng tin, hoang mang đối với dịch bệnh
Trang 3834
Vì vậy, để báo điện tử phát huy được hiệu quả trong chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch bệnh nói chung, bệnh dịch SXH dengue và bệnh do vi rút Zika nói riêng, nhà báo, phóng viên cần lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm theo đường lối của Đảng và Nhà nước, tránh đưa tin sai lệch gây hoang mang trong dư luận, làm ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề liên quan đến khái niệm chung của BD SXH dengue và BD do vi rút Zika, tình hình dịch bệnh và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika Vai trò của báo chí trong chiến dịch TT PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika
Tuy nhiên, với chức năng thông tin, định hướng dư luận, cung cấp thông tin làm thay đổi nhận thức và hành vi Báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng đã xây dựng chiến lược tuyên truyền “mưa dầm thấm lâu”, cảnh báo về tình hình dịch bệnh cũng như những biến chứng, hệ lụy của dịch bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời Đồng thời, để không để dịch bệnh lan rộng ra cộng đồng và khống chế được dịch bệnh, báo chí đã cung cấp những hiểu biết, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
để người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng Trong quá trình cung cấp thông tin đến công chúng, báo điện tử đã làm tốt vai trò của mình, tuyên truyền đúng mực, không “thổi phồng”, định hướng dư luận không làm hoang mang cũng như không để người dân chủ quan Làm được điều này, đối với người làm báo cần phải “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” để vừa có thể đưa thông tin đến công chúng, vừa thể hiện đúng tôn chỉ, mục đích của người làm báo
Trang 3935
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH
2.1 Khái quát về các cơ quan báo chí được chọn khảo sát
Ba trang báo điện tử Vietnamplus, Sức khỏe & đời sống, Hà Nội mới là cơ quan ngôn luận của Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Y tế và thành phố Hà Nội Tác giả lựa chọn 3 trang báo để thực hiện nghiên cứu, khảo sát nhằm có đánh giá khách quan nhất trong việc cung cấp thông tin cũng như đăng tải thông tin truyền thông đến công chúng nhằm thực hiện có hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch SXH
và bệnh dịch do vi rút Zika
2.1.1 Báo điện tử Sức khỏe & đời sống
Báo SK&ĐS là cơ quan ngôn luận của BYT, là diễn đàn vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe toàn dân Báo được thành lập từ ngày 10/10/1961 với tên gọi đầu tiên là Báo SK Khi đó, Báo chí là một ấn phẩm của Nhà xuất bản
Y học với nội dung chính là thông tin tuyên truyền các hoạt động của ngành y tế và phổ biến kiến thức y học cho nhân dân
Trải qua các thời kỳ cách mạng, từ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến khi đất nước giành độc lập, để phù hợp với sự phát triển của Báo, của ngành Y tế và tình hình chính trị xã hội của đất nước, ngày 09/10/1995 Bộ trưởng BYT đã ra Quyết định số 1626/BYT - QĐ tách Báo SK ra khỏi Nhà xuất bản Y học thành Báo SK&ĐS trực thuộc BYT
Với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Báo là tuyên truyền kịp thời, rộng rãi các đường lối, chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác liên quan đến sức khoẻ cộng đồng Báo SK&ĐS đã luôn bám sát hoạt động của Ngành để thông tin tích cực và trung thực về mọi mặt hoạt động ở mọi tuyến y tế cơ sở Báo đã liên tục
Trang 4036
cập nhật thông tin về hoạt động chăm sóc SK nhân dân, những nỗ lực của ngành Y tế trong việc chung tay chăm sóc SK cộng đồng cũng như những tồn tại cần khắc phục
Từ những số báo xuất bản tháng 2 kỳ, 8 trang, Báo SK&ĐS nay đã trở thành diễn đàn, là cầu nối đối với mọi gia đình, người dân ở mọi miền đất nước Hiện Báo SK&ĐS được phát hành 4 kỳ/tuần ra các ngày thứ 3,5,7 và chủ nhật Ngoài ra, còn có các ấn phẩm chuyên đề khác như số cuối tuần, cuối tháng; dân tộc thiểu số và miền núi; y tế thôn bản Bên cạnh
đó, để bắt kịp với nhu cầu của độc giả, SK&ĐS điện tử trên mạng internet
đã nhanh chóng gia nhập làng báo điện tử nước nhà với địa chỉ: suckhoedoisong.vn
2.1.2 Báo điện tử Hànộimới
Ngày 24/10/1957, Báo Thủ đô ra số 1, in đen trắng, khổ 30x40cm
Đó là tiên thân của Báo Hànộimới Trụ sở của Báo được đặt tại số 6 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Ngày 9/12/1958, Thành ủy ra Thông tư số 22/TT-ĐBHN “về việc hợp nhất hai tờ báo Thủ đô và Hà Nội hàng ngày” thành báo của Thủ đô Hà Nội Báo Thủ Đô Hà Nội là tờ báo chính thống của Đảng bộ Hà Nội, truyền đạt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh mọi mặt đời sống
Nhằm đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới Đến đầu năm 1968, Báo Thời Mới thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Báo Thủ Đô Hà Nội hợp nhất, ghép tên hai tờ báo thành tên Báo Hànộimới Trụ sở của báo tại số 44 Lê Thái Tổ, Hà Nội Báo là vũ khí chính trị tư tưởng sắc bén của Đảng bộ và Chính quyền Thủ đô Hà Nội, người bạn thân thiết của nhân dân Thủ đô