Những ưu điểm và hạn chế của 3 trang báo mạng điện tử

Một phần của tài liệu Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và bệnh dịch do vi rút zika (Trang 87 - 107)

Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ TRONG TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH

3.1. Những ưu điểm và hạn chế của 3 trang báo mạng điện tử

* Về nội dung

Báo chí là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể theo định hướng của Đảng, Nhà nước. Với thế mạnh của mình báo chí đã tham gia tích cực trong việc tuyên truyền cho người dân hiểu về dịch bệnh và tích cực tham gia chiến dịch PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika. Trên 3 trang báo mạng điện tử mà tác giả luận văn khảo sát, cho thấy tình hình về dịch bệnh, các cảnh báo, khuyến cáo những chủ trương của Đảng, Nhà nước trong thực hiện các chiến dịch phòng, chống dịch bệnh được đăng tải nhiều, qua đó đã tác động đến nhận thức của công chúng, để công chúng không còn chủ quan trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, từ đó thay đổi hành vi, tích cực và tự giác thực hiện các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh.

Nội dung các tin, bài được đăng tải trên 3 trang báo mạng điện tử Báo SK&ĐS, Vietnamplus, Hànộimới đã góp phần cùng báo chí tạo được dư luận xã hội và hành động tích cực. Các trang báo đã thông tin tình hình dịch bệnh một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhằm giúp cho công chúng có thể hiểu và nắm bắt vấn đề được bao quát, thể hiện thông tin kịp thời, minh bạch, chính xác tình hình dịch bệnh, đồng thời có phân tích, đánh giá toàn diện, khách quan về dịch bệnh. Từ những thông tin ban đầu như dịch bệnh do vi rút Zika là gì? Sự gia tăng về số ca mắc dịch SXH và bệnh do vi rút Zika trong nước và trên thế giới, con đường lây nhiễm, triệu chứng, quá trình nghiên cứu sản xuất vắc xin, cảnh báo, biện pháp phòng chống dịch hiệu

84

quả... đã giúp công chúng hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh và có thông tin hữu ích để công chúng hiểu rõ vấn đề và từ đó có ý thức tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng, giảm thiểu tới mức thấp nhất sự gia tăng về dịch bệnh cũng như biến chứng hay tử vong từ dịch bệnh.

* Về hình thức

Các báo đã sử dụng tối đa ưu thế của mình để tuyên truyền, thông tin được cung cấp đến công chúng, các báo đã sử dụng ba hình thức thể loại chính là tin, bài phản ánh, phỏng vấn, kết hợp với sự ứng dụng đa phương tiện trong tin, bài mang tính đa dang, đa chiều, làm cho các tin, bài không bị nhàm chán mà lôi cuốn sự quan tâm của công chúng. Các trang báo đã cho đăng tải nội dung thông tin về dịch bệnh một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, tích cực, chính xác, kịp thời nhưng cũng không giật gân, câu khách, không gây hoang mang trong dư luận và đáp ứng được nhu cầu thông tin đối với công chung. Các trang báo đã làm tốt công tác tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, định hướng cho công chúng những nhận thức và hành vi hiệu quả để thực hiện tốt công tác PCBD SXH và BD do vi rút Zika. Qua đó, các trang báo đã huy động được sự tham gia hưởng ứng của các cơ quan, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân cùng chung sức tham gia thực hiện chiến dịch PCBD SXH và BD do vi rút Zika.

Tác giả luận văn đã khảo sát 200 ý kiến công chúng của báo mạng điện tử SK&ĐS, Vietnamplus, Hànộimới cho thấy công chúng đều có đánh giá tích cực và hiệu quả trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Cụ thể: Có 30,2% công chúng thường xuyên tìm hiểu thông tin về tình dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika trên trang báo điện tử suckhoe&song.vn, vietnamplus.vn và hanoimoi.com.vn, 52% tìm kiếm thông tin ở mức độ trung bình, còn lại 17,8% hiếm khi tìm kiếm thông tin

85

bệnh dịch. Qua tổng hợp ý kiến công chúng cũng cho thấy công chúng có đánh giá các tin, bài thông tin về tình hình dịch bệnh SXH và bệnh do vi rút Zika đã đáp ứng được thông tin nhanh nhạy, hấp dẫn (56,9%); 33,2% số lượng công chúng đánh giá tin, bài thông tin khách quan, chân thực và 47,5% công chúng đánh giá nội dung tin, bài đa dạng, phong phú và sát với thực tế. Bên cạnh đó, theo khảo sát có đến 66,3% công chúng tìm kiếm tin, bài trên 3 trang báo điện tử này để nắm bắt kịp thời những thông tin về bệnh SXH và bệnh do vi rút Zika; 60,4% là để biết cách phòng, chống bệnh dịch và 46% là để nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh. 3 trang báo điện tử thông tấn xã Việt Nam, Bộ Y tế và của thành phố Hà Nội nên được công chúng đánh giá cao về mức độ tin cậy về các nội dung thông tin được đăng tải với 19,8% công chúng rất tin cậy, 79,2% công chúng tin cậy và chỉ có 1% công chúng không tin cậy.

Điều đó chứng tỏ, các trang báo điện tử mà tác giả khảo sát cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin của công chúng về cả nội dung và hình thức trong việc tuyên truyền PCBD SXH và BD do vi rút Zika.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết: “báo mạng điện tử ngày càng chiếm ưu thế hơn các loại hình báo chí khác, tốc độ đưa tin nhanh chóng. Đối với nội dung và hình thức được đăng tải trên 3 trang báo điện tử SK&ĐS, vietnamplus, hanoimoi về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng, các báo đã làm tốt công tác tuyên truyền về diễn biến tình hình về dịch bệnh đến người dân. Qua đó, giúp người dân nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng tránh kịp thời”.

Còn theo TS. Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: “ đối với nội dung, hình thức tuyên truyền về phòng, phống dịch bệnh trên báo điện tử, đặc biệt là 3 trang báo SK&ĐS, vietnamplus, hanoimoi cơ

86

bản, dễ hiểu, gần gũi với công chúng, hình thức ngắn gọn, cô đọng, chứa đầy đủ nội dung tuyên truyền theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh”.

Có được những thành công trên trước hết là do vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được báo chí đặc biệt quan tâm. Các báo đã luôn bám sát đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Những thông tin về dịch bệnh đảm bảo nguồn tin từ những cơ quan chính thống: cơ quan thông tấn xã Việt Nam, cơ quan ngôn luận của BYT, tiếng nói của Thủ đô đã có trách nhiệm trong lĩnh vực thông tin về tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế, đem đến một diện mạo tổng thể, chính xác, khách quan, khoa học trong tiếp nhận thông tin của công chúng. Từ tiếp cận thông tin ở nhiều góc độ khác nhau, ứng dụng đa phương tiện trong tin, bài đã đem đến cho công chúng những thông tin thiết thực, hữu ích nhất cho công chúng và cho xã hội. Qua đó, tình hình bệnh dịch SXH và bệnh do vi rút Zika nhanh chóng được kiểm soát.

So sánh tình hình dịch bệnh SXH và bệnh do vi rút Zika tháng 12/2016 và tháng 01/2017: Trong tháng 12/2016, cả nước có 9,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (6 trường hợp tử vong); 84 trường hợp nhiễm vi rút Zika, còn trong tháng 01/2017, cả nước có 3,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 7 trường hợp nhiễm vi rút Zika. Kết quả trên cho thấy, chiến dịch truyền thông về bệnh dịch SXH và bệnh do vi Zika đạt hiệu quả do tình hình dịch bệnh giảm đáng kể, số ca mắc đã được khống chế.

3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì hoạt động truyền thông trong chiến dịch PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika vẫn còn những hạn chế, thiếu sót.

* Về nội dung

87

Báo chí có khả năng tác động đến công chúng một cách nhanh chóng và rộng rãi, nhất là đối với báo điện tử, có thể thu hút sự quan tâm của hàng nghìn, hàng vạn công chúng chỉ ít phút. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh SXH dengue, trong đó có dịch bệnh mới nổi do vi rút Zika, báo chí đã chú trọng tuyên truyền để công chúng nắm bắt và chủ động phòng, chống. Tuy nhiên, chính vì việc thông tin, tuyên truyền nhiều đôi khi mạnh mẽ hơn thực tế cần thiết đã khiến công chúng hoang mang, lo lắng trước dịch bệnh.

TT là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa hai hay nhiều người để chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau về cùng vấn đề được quan tâm, từ đó dẫn đến thay đổi trong nhận thức, hành vi. Đó là sự tương tác, qua lại hai chiều, nhưng trên thực tế không phải lúc nào truyền thông cũng đạt được tính hiệu quả này. Qua khảo sát các báo mạng điện tử SK&ĐS, Vietnamplus, Hànộimới cho thấy vẫn còn có hạn chế về thông tin mang tính chất một chiều, áp đặt, sự tương tác với công chúng còn ít. Trong các tin, bài mà 3 trang báo đăng tải mới chỉ có tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các ngành và chính quyền địa phương, chứ chưa có những tiếng của người dân trong thực hiện chiến dịch PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika. Bởi báo chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nhưng tiếng nói của người dân không thấy xuất hiện trong các tin, bải để Đảng, Nhà nước, ngành y tế cũng như chính quyền có thể nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân. Việc mở rộng khả năng của công chúng vào hoạt động giao tiếp đại chúng làm cho công chúng chỉ đơn thuần là đối tượng tiếp nhận thông điệp được truyền tải mà truyền thông đại chúng phải trở thành diễn đàn thể hiện dư luận xã hội về những vấn đề phản ánh các lợi ích, tạo nên mối quan tâm chung của quần chúng nhân dân. Đây chính là điều kiện cơ bản nhằm tạo nên các tương tác xã hội

88

tích cực và ổn định đối với hoạt động truyền thông đại chúng nói chung, truyền thông phòng, chống dịch bệnh nói riêng.

Bên cạnh đó, một số bài viết là những bài đặt của các chuyên gia ngành. Vì vậy nội dung của bài có thể có chất lượng, nhưng ngôn ngữ lại là ngôn chuyên ngành sẽ mang tính học thuật cao, ít quan tâm đến trình độ của công chúng, trong khi đối với báo mạng điện tử công chúng có rất nhiều đối tượng khác nhau ở các trình độ học vấn khác nhau dẫn tới họ sẽ không hiểu hoặc hiểu không rõ về thông tin mà nhà báo, phóng viên truyền đạt.

* Về hình thức

Khi truyền thông về dịch bệnh, về chiến dịch PCBD SXH dengue và BD do vi rút Zika, các trang báo vẫn còn tồn tại những hạn chế như thông tin một chiều, sự tương tác còn thấp, chưa chú ý nhiều đến ý kiến, sự phản hồi từ phía công chúng. Nhiều bài nội dung còn dàn trải theo kiểu báo cáo, không tạo được điểm nhấn thu hút, hấp dẫn độc giả. Việc sử dụng ngôn ngữ phi văn tự như đồ họa, biểu đồ, đồ thị… còn hạn chế. Có bài sử dụng ảnh minh họa nhưng lại sử dụng ảnh lặp, một ảnh được sử dụng cho nhiều bài, như báo Vietnamplus- có tin “Bình Dương công bố dịch bệnh do vi rút Zika quy mô xã, phường” đăng ngày 04/11/2016, tin “TP.HCM lập ban chỉ đạo phòng chống bệnh SXH và Zika” ngày 3/11/2016 và bài “Phòng chống vi rút Zika: Chưa hạn chế đi lại giữa các địa phương” đăng ngày 23/9/2016 đều sử dụng 1 ảnh: Nhân viên y tế và cán bộ tổ dân phố tuyên truyền cho người dân vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh. Hay tin

Vi rút Zika có thể tấn công tế bào thần kinh của người lớn” đăng ngày 19/8/2016 và bài “BYT Việt Nam lo ngại về diễn biến dịch Zika trong mùa mưa” đăng ngày 6/9/2016 đều sử dụng một ảnh con muỗi đốt vào da được phóng to. Mặc dù sử dụng nhiều ảnh phù hợp với nội dung trong tin, bài, tuy nhiên sử dụng ảnh lặp sẽ không được đa dạng, phong phú. Có những

89

bài dài mà không có tít phụ, sapô, box thông tin sẽ làm cho tin, bài cứng nhắc, tạo cảm giác nặng nề, gây mệt mỏi cho công chúng trong việc tiếp nhận thông tin.

Trong khảo sát ý kiến của công chúng (200 công chúng) cũng cho thấy, bên cạnh số công chúng đánh giá tích cực về 3 trang báo điện tử thì cũng có đến 4% công chúng đánh giá nội dung và hình thức trong các tin, bài không được đa dạng, phong phú và 17,8% lượng công chúng rất hiếm khi truy cập các trang báo điện tử vietnamplus.vn, suckhoedoisong.vn, hanoimoi.com.vn để tìm kiếm những thông tin về tình hình BD SXH và BD do vi rút Zika.

TS. Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết: “bên cạnh những ưu điểm của 3 trang báo mạng điện tử thì vẫn còn những hạn chế như nội dung chưa đa dạng, nhiều chiều, theo một lối mòn, truyền thống, còn về hình thức sử dụng những hình ảnh còn đơn điệu, nhàm chán, sử dụng một số ảnh cho nhiều tin bài, thiếu hình ảnh thực tế”.

Bác sĩ Trần Thị Hải Linh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Nhược điểm lớn nhát của báo mạng điện tử nói chung là hạn chế về độ chính xác thông tin, độ kiểm duyệt thông tin chưa được chặt chẽ như trên báo giấy, báo phát thanh, truyền hình. Bên cạnh đó, trên các kênh truyền thông qua mạng facebook, kênh truyền thông cá nhân mang tín chất cá nhân, mục đích cá nhân, mà thông tin đăng tải hay chia sẻ trên các trang cá nhân lại thu hút lượng view và like nhiều làm cho nguồn thông tin phản ánh đến chông chúng bị lệch lạc và không chính xác”.

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó là hiện các báo vẫn còn sử dụng các hình thức tổ chức theo phương thức cũ, có đổi mới trong tin, bài. Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều so với phương thức làm báo hiện đại - nhiều cửa

90

thông tin trong bài, không ít nhà báo còn nặng về tính thương mại, muốn thu hút được nhiều lượt xem (views) nên nhiều nhà báo, phóng viên đã sử dụng ngôn ngữ gây sốc, gây sự chú ý đặc biệt của công chúng mà thiếu đi những định hướng đúng đắn mang lại lợi ích thực sự cho nhân dân. Bên cạnh đó, kiến thức hạn chế, nhất là trong lĩnh vực y tế cũng là rào cản lớn cho nhà báo, phóng viên khi đưa ra thông tin, sự lúng túng về từ ngữ chuyên ngành, dữ liệu số liệu sẽ gây sai lệch thông tin nếu như nhà báo, phóng viên không hiểu rõ từ ngữ, số liệu trong lĩnh vực y tế. Cùng với đó, các cộng tác viên của báo là những chuyên gia về y tế, là bác sĩ nên sử dụng những từ chuyên ngành y, có tính học thuật cao nhưng những từ ngữ không dễ hiểu gây khó khăn cho người tiếp nhận thông tin. Để tránh được những hạn chế trên đòi hỏi nhà báo, phóng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, thường xuyên cập nhật, tìm hiểu những thuật ngữ, từ ngữ về chuyên ngành y để có đưa những thông tin một cách chính xác nhất, dễ hiểu nhất giúp công chúng dễ dàng tiếp nhận được thông tin, từ đó công chúng hiểu rõ hơn về dịch bệnh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, tích cực tham gia chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch bệnh.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hiệu quả trong truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và dịch bệnh do vi rút Zika

Trong công tác truyền thông phòng, chống bệnh dịch SXH dengue và dịch bệnh do vi rút Zika cần có nhiều bài viết, cập nhật thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, với nội dung đa dạng, phong phú để mọi người dân nắm bắt kịp thời, hiểu rõ hơn sự nguy hiểm và có biện pháp phòng tránh.

Có nhiều bài tuyên truyền hơn nữa để nâng cao ý thức người dân, các trường hợp nhiễm bệnh cần kịp thời đưa tin có thể phối hợp thêm truyền thanh, truyền hình để ai cũng lĩnh hội được kiến thức

91

Qua khảo sát 3 trang báo mạng điện tử SK&ĐS, Vietnamplus, Hànộimới tác giả luận văn thấy có 216 tin, bài viết về công tác TT chiến dịch PCBD SXH Dengue và BD do vi rút Zika, với số lượng tin, bài như này không phải là ít nhưng cũng không phải là nhiều. Vì vậy, tác giả luận văn mạnh dạn khuyến nghị cơ quan báo chí cần tăng cường thêm số lượng tin, bài về TT chiến dịch PCBD SXH Dengue và BD do vi rút Zika. Bởi việc phòng, chống dịch bệnh này không phải là một sớm một chiều, nhất là PCBD SXH Dengue và BD do vi rút Zika, chỉ cần mưa xuống, các dụng cụ chứa nước sẽ tạo điều kiện cho lăng quăng phát triển thành muỗi.

Theo cuốn Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo của TS. Nguyễn Trí Nhiệm, TS Nguyễn Thị Trường Giang “loại báo chí này:

tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế với các lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kế- các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ chế “nở” ra với số trang không hạn chế...” [18, tr.11].

Để tăng thêm số lượng tin, bài đảm bảo chất lượng nhà báo, phóng viên cần bám sát đường lối chính sách của Đảng, các chủ trương chính sách của Nhà nước về chăm sóc SK nhân dân trong tình hình mới. Nhà báo, phóng viên thường xuyên trao dồi kỹ năng chuyên môn, thường xuyên tập huấn, tìm hiểu kiến thức về ngành y tế để có những kiến thức vững vàng, đưa thông tin tình hình DB đến công chúng một cách dễ hiểu nhất, khách quan, chân thật nhất. Điều này khi phỏng vấn lãnh đạo ngành y tế, lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tác giả luận văn nhận thấy ngành y tế hay các bệnh viện thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với báo chí, khi có tình hình DB, ngành y tế và bệnh viện cũng đã tổ chức các buổi giao ban, gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình DB, chủ động giải đáp những thắc mắc của nhà báo, phóng viên trong công tác

Một phần của tài liệu Vai trò của báo chí trong chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và bệnh dịch do vi rút zika (Trang 87 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)