CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý THỨC HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.. -Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế
Trang 1CHƯƠNG MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý THỨC HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1Khái niệm tư tưởng.
-Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới chung quanh Trong thuật ngữ “tư tưởng HCM”, khái niệm “tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm khái quát triết học “Tư tưởng” ở đây không phải dùng với ý nghĩa tinh thần- tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xay dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiẽn, cải tạo hiện thực
1.2Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành mottj tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc
-Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận động và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác- lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi
2 Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.1Đối tượng nghiên cứu.
-Hệ thống các quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam
-Quá trình vận đôgnj, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
-Cơ sở hình thành tư tưởng HCM, qua đó khẳng định sự ra đời của tư tưởng HCM là mottj tất yếu khách quan và giải đáp các vấn đề lịch sử dân tộc đặt ra
-Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng HCM
-Nội dung, bản chất cách mạng, khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng HCM -Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng HCM đối với cách mạng Việt Nam
Trang 2-Quá trình nhận thức, vận dụng, phát triển tư tưởng HCM qua các giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta
-Các giá trị tư tưởng, lý luận của HCM đối với kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại