1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non

33 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 33,9 MB

Nội dung

Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là điều rất cần thiết để giúp trẻkhám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quýtrọng bản thân, n

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận:

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta thường nói

“Hiền giữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều là do giáo dục mà nên”

Chính vì vậy trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhântương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “Trẻ emhôm nay, thế giới ngày mai” Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻphải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội Hiện nay thìnhiều phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻhay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài Điều này làm ảnhhưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diệncủa trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống Vì vậy việc giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là điều rất cần thiết để giúp trẻkhám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quýtrọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹnăng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực: Thểtrạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòanhập với thế giới xung quanh, giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 tuổi tôi nhận thức rằng ở lứa tuổi Việcgiáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giảipháp khác nhau mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gầngũi với cuộc sống, nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm củatrẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ xát, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và áp dụng.Trẻ phải được thảo luận theo nhóm, phải được phát triển trí tuệ, sắm vai, tranhluận và phân tích tình huống, trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khảnăng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập Đó chính là tiền đề gieomầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ

Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩavai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ Tuy nhiênviệc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trìnhchuẩn, được áp dụng trong nhà trường Với trái tim người mẹ thứ hai trong năm

học 2016- 2017 đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số biện pháp dạy

kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”

2 Cơ sở thực tiễn:

Trang 2

Khi tìm hiểu thực trạng của trường Là một trong những trường có số trẻ

đông nhất thị xã, địa bàn rộng, các con phần lớn là con của bố mẹ làm nôngnghiệp Giáo viên và gia đình đã giáo dục kỹ năng sống cho trẻ song tôi nhậnthấy yếu điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế gia đình và nguyên nhân chủ yếu là docác bậc cha mẹ còn thiếu kinh nghiệm trong việc dạy con, ít gần gũi với con cáinuông chiều con quá mức gây tác động đến kỹ năng ứng xử của trẻ như trẻnhút nhát trong quan hệ giao tiếp và trong trong kỹ năng tự phục vụ

Năm học này tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 tuổi hầu hếtcác cháu là con bố mẹ làm nông nghiệp, nên việc quan tâm đến con em còn hạnchế bên cạnh đó nhiều gia đình còn quá nuông chiều con Một số phụ huynhkhông hiểu được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con

Thời gian đầu khi trẻ đến lớp với thói quen chạy nhảy tự do, nói leo nóikhông đủ câu một số cháu ít nói hay rụt rè trong giao tiếp Vì vậy việc dạy trẻ kỹnăng sống là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ

II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Mục đích nghiên cứu:

“ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non”

nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tintrong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻnhững kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ

2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi ở trường mầm non

Nghiên cứu thực tiễn để đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáodục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

1.Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi – A4 với tổng số trẻ là 54 cháu tạiTrường Mầm non và các hoạt động giáo dục giúp trẻ có kỹ năng sống tích cực ởtrường mầm non

2 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu đối với đối tượng trẻ 5- 6 tuổi tại Trường mầmnon và được nhân rộng tại một số lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường Đề tài có

Trang 3

thể áp dụng rộng rãi đối với trẻ 5- 6 tuổi trong tất cả các trường mầm non.Vậndụng vào công tác giảng dạy ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

3 Giả thuyết khoa học:

Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệuquả giáo dục trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống nói riêng và giáo dục toàn

diện cho học sinh trong trường Mầm non nói chung

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp quan sát.

Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm ở các hoạt động trong ngày.

Sau thực nghiệm đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm

Phương pháp đàm thoại.

Phương pháp trực quan.

Phương pháp điều tra.

V THỜI GIAN THỰC HIỆN

Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017

Áp dụng “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường

mầm non”nơi tôi công tác và sẽ tiếp tục áp dụng vào những năm học tiếp theo.

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Thành ngữ có câu “Tiên học lễ hậu học văn” của cha ông ta từ ngàn xưa

đã để lại đến bây giờ không thể thiếu trong các trường học Lễ phép là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu khi đánh giá một con người

Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng nănglực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọikhó khăn thử thách Kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng cho sự sốngcòn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người

Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nógóp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này

Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngàytrước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ, có kiếnthức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hútvào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp Tạo ra

Trang 4

nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, traođổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai tròkhác nhau Trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tựtin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng củalớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

1 Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đào tạo Thị xã Sơn Tây cùng với

sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà Trường đã thường xuyên quan tâm bồidưỡng và nâng cao, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vàocác hoạt động của lớp

Bản thân luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của chi em đồngnghiệp để nâng cao trình độ Luôn tham gia đầy đủ các buổi học tập, bồi dưỡngchuyên môn do phòng trường tổ chức, tích cực dự giờ đồng nghiệp để học tập,đúc rút kinh nghiệm cho bản thân

Giáo viên ở lớp phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ

Có 3 giáo viên / nhóm lớp giáo viên đạt trên chuẩn

2 Khó khăn:

Số lượng học sinh trong lớp là quá đông, với 54 cháu trên một lớp trong

đó có 26 cháu nam và 28 cháu nữ

Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹnăng sống cho trẻ Trong lớp có một số trẻ nhút nhát, khả năng tiếp thu bàichậm Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơiđiện tử Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm,không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh

Về phía giáo viên:

Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.Chưa mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình và chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụhuynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Về phía phụ huynh.

Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹnăng sống cho trẻ Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻnhững công việc mà trẻ yêu cầu Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn vàlời nói mẫu mực

Trang 5

3 Nguyên nhân.

Học sinh của lớp thuộc diện học sinh vùng nông thôn Nhận thức của trẻkhông đồng đều, một số trẻ còn thụ động trong các hoạt động Khả năng giaotiếp và kỹ năng sống của trẻ còn hạn chế

Diện tích lớp học chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định, điều lệ trường mầmnon nên ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ

III THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN:

1 Khảo sát thực tế:

Phòng giáo dục & Đào tạo cũng đã tổ chức các buổi kiến tập cho giáoviên các trường trong Thị xã về kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Đây chính là nhữngđịnh hướng giúp giáo viên bám sát và lên kế hoạch thực hiện giáo dục kỹ năngsống cho trẻ

Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tácchuyên môn Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng chuyên môn khi tổ chức tập huấncho giáo viên về kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

Đa số trẻ ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề

Luôn được sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của phụ huynh Lớp có số trẻ đông

với 54 trẻ Các cháu cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều

Kỹ năng sống vẫn của trẻ còn hạn chế

Cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị còn hạn chế

Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc giáodục kỹ năng sống cho con em mình, chỉ chú ý đến khâu dạy Thường chiềuchuộng con cái, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sửdụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cầnnhững đồ dùng, vật dụng đó? Khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, kỹ năngsống cần thiết

2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện:

Nắm được tình hình thực tế của lớp, để tìm ra các biện pháp phù hợp, tôiquyết định khảo sát một số tiêu chí trên trẻ

Tổng số trẻ được khảo sát, đánh giá 54/54 cháu 5 - 6 tuổi trong đó có 26nam 28 nữ

Kết quả khảo sát như sau:

Trang 6

Về phía trẻ.

Mức độ nội dung khảo sát

Số Lượng

Tỷ lệ

%

Số Lượng

5 Kỹ năng thích nghi, kiểm soát

chơi, hoạt động học tập, giờ đón trả trẻ

Sau đây l : à : “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non”

IV CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1 Biện pháp 1: Lựa chọn những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi.

Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi việc lựa chọn những kỹ năng

phù hợp với trẻ là rất quan trọng Qua tìm hiểu về tình hình và những kỹ năngsống của trẻ trong lớp tôi đã lựa chọn một số kỹ năng sống cơ bản sau:

Nhóm kỹ năng tự tin: Nhận biết, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ cá nhân với

mọi người

Nhóm kỹ năng hợp tác cùng nhóm: Kỹ năng tổ chức hoạt động, làm

việc theo nhóm, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề

Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân: Kỹ năng tự bảo vệ trước những

tình huống nguy hiểm, nhận biết về giá trị bản thân

Nhóm kỹ năng giao tiếp chào hỏi: Kỹ năng ứng xử phù hợp với người

xung quanh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năngtuân thủ các quy tắc xã hội, giao tiếp lịch sự và lễ phép, kỹ năng tự phục vụ

Nhóm kỹ năng thích nghi kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi

của mình:

Trang 7

Sau khi tôi lựa chọn được nhóm kỹ năng sống phù hợp với trẻ 5- 6 tuổi

những nhóm kỹ năng đơn giản giúp trẻ dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện từ đó tôitìm ra các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp để đưa các nhóm kỹ năngvào các hoạt động phù hợp với sự nhận thức và tâm sinh lý của trẻ

Đối với nhóm kỹ năng tự tin:

Như nhà văn, nhà thuyết trình nổi tiếng của Mỹ Dale thì “Nếu bạn thật

sự tin tưởng chính mình, nhất định sẽ đạt được ước mơ, bạn có thể bước trên đường bằng phẳng mà người khác cũng sẽ cần bạn hơn” Vì vậy, một trong

những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọngcủa trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng nhưtrong mối quan hệ với những người khác,trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày

tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại Kỹ năng sống này giúptrẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả nănghòa nhập với cộng đồng

Những biện pháp tôi sử dụng để phát triển sự tự tin ở trẻ là:

Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình: Từ đặc

điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thìkhông thể có sự tự tin Do đó, tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khảnăng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời

Ví dụ: khi trẻ xung phong lên hát trước cả lớp, tôi sẽ khen ngợi là trẻ rất giỏi, rấtmạnh dạn…để lần sau trẻ muốn và không e ngại khi biểu diễn trước đám đông

Nói cho trẻ biết “Con có thể làm được”: Tôi dùng lời động viên trẻ một

cách chân thành, không quá lời khen, nghĩ một đường nói một nẻo Và trongmọi việc tôi luôn nói “Con có thể làm được” để dần củng cố niềm tin vào bảnthân cho trẻ

Ví dụ: Trong giờ thể dục, một số trẻ sợ độ cao nên không dám trèo lênxuống thang, tôi không ép buộc trẻ phải thực hiện hoạt động đó ngay lập tức mà

sẽ khuyến khích trẻ với lời động viên “Con có thể trèo được…” để trẻ tự tin thểhiện bản thân mình trước các bạn

Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ: Tài năng đặc biệt cũng có thể làm

tăng thêm sự tự tin cho trẻ Tôi căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồiđắp sở trường đặc biệt của trẻ Ví dụ: trẻ có khả năng vẽ đẹp tôi sẽ tạo nhiều cơhội ở lớp để trẻ được thể hiện sở trường của mình như vẽ trong các góc, trang trílớp cùng cô ngoài ra trẻ có thể cùng cô làm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo Đồng thời trao đổi với phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp vẽ ngoại khóa đểnâng cao tài năng cho trẻ…

Trang 8

Cho phép trẻ mắc sai lầm: Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm sẽ không

thể trưởng thành Cho nên, khi trẻ mắc sai lầm tôi luôn lưu tâm đến sai lầm đó

để trao đổi thân thiện, cởi mở với trẻ giúp trẻ hiểu rằng ai cũng có thể mắc sailầm nhưng điều quan trọng nhất là biết sửa chữa và không bao giờ mắc phải sailầm đó nữa Đồng thời không phê bình hay chê bai trẻ quá thẳng thắn sẽ làm trẻmất hứng thú và tự ti về bản thân mình

Ví dụ: khi trẻ tranh giành đồ chơi với bạn, tôi sẽ hỏi trẻ nguyên nhân, tôibày ra các trò chơi với món đồ chơi đó để 2 trẻ cùng được chơi với nhau Sau đóhỏi 2 trẻ xem chơi cùng nhau như vậy có vui hơn là tranh giành nhau không vàgiáo dục trẻ lần sau nên chơi đoàn kết với bạn bè

Quy định hành vi: Đầu năm học tôi đề ra 1 số quy định, nội quy của lớp

và phân công lịch trực nhật phù hợp với trẻ với lớp học nhằm đạt được mục tiêuchăm sóc giáo dục trẻ, tạo thói quen nề nếp tốt cho trẻ Yêu cầu trẻ trong lớpthực hiện theo các nội quy đó để tạo tính chủ động và làm việc có kế hoạch chotrẻ trong lớp

Ví dụ: Đến giờ thể dục sáng, tôi hỏi trẻ các con nhìn lên lịch xem hoạtđộng đầu tiên trong ngày hôm nay là gì? Và cho trẻ cùng chuẩn bị hoạt động đóvới cô Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm: để trẻ tự làm mọi việc cho bảnthân mình càng nhiều càng tốt

Đối với nhóm kỹ năng hợp tác hoạt đông cùng nhóm:

Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Vì vậy việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là rất cần thiết.Bởi trẻ mầm non còn nhỏ, có nhiều việc không thể tự làm được nếu không cóngười khác giúp đỡ Khi trẻ được bạn giúp đỡ và khi trẻ giúp đỡ được bạn trẻ sẽnhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình Qua đó trẻ có niềm vui, có bạn bêncạnh để chia sẻ công việc, giúp phát triển kỹ năng và tình cảm xã hội của trẻ

Để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ chơi vàlàm việc theo nhóm với các trẻ khác trong tất cả các hoạt động

Ví dụ: Cho trẻ thảo luận theo tổ để cùng nhau nhận xét về đặc điểm củamột đối tượng nào đó trong các hoạt động, tạo cơ hội để trẻ chia sẻ, hợp táccùng nhau.Tổ chức một số hoạt động phát triển kỹ năng hợp tác như:

Thảo luận về sự hợp tác: Trò chuyện với trẻ có sử dụng câu hỏi như

“Con và bạn đã cùng nhau làm những việc gì?Trò chơi nào con thích hơn khi cóbạn cùng chơi? Tại sao con phải hợp tác với bạn, một mình con có làm đượcviệc này không? Điều gì con cảm thấy vui khi hợp tác? Qua việc trò chuyện

Trang 9

giúp trẻ hiểu hợp tác là có nhiều người cùng thực hiện một việc gì đó, cùng vuithích khi làm việc.

Trò chơi “ Kéo co”: Cô tổ chức cho hai đội chơi trò chơi “Kéo co” ở trò

chơi này cháu thực hiện đúng luật chơi Mỗi đội luôn tự tin mình sẽ chiến thắng

và tìm mọi cách động viên khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chí vươn lên

Hình ảnh: Trẻ chơi’’ kéo co”

Đối với nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân:

Kỹ năng tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển quanniệm tích cực về bản thân Trẻ nhận thức sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thứcmỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩtích cực về bản thân trẻ Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là ai

Để hình thành kỹ năng tự nhận thức tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:

Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua một số câu hỏi như:

Con tên là gi? sở thích của con là gi? Con thấy mình có những tính tốt đẹp nào?Con thích gì và không thích gì? Con có mong muốn gì? Con sẽ làm gì để đạtđược mong muốn đó? Con có những điểm gì khác với bạn?

Chấp nhận sự đa dạng của trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau: Cô luôn

tôn trọng cá tính của từng cá nhân trẻ trong lớp, đồng thời có biện pháp giáo dục

để hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh của trẻ Tôi nhận thấy rằng khi Côtôn trọng tất cả các trẻ thì trẻ trong lớp sẽ noi gương theo cô, biết tôn trọng cácbạn lớp mình

Đặt yêu cầu cao cho các trẻ và khích lệ trẻ hoạt động để đạt mục tiêu đó:

Cô luôn đặt yêu cầu cao cho tất cả các trẻ trong lớp, với sự hướng dẫn của Cô,từng trẻ đã có khả năng tham gia hầu hết các hoạt động Trong bất kì hoạt độngnào tôi cũng khuyến khích để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ chứ không

ép buộc mọi trẻ phải tham gia Cô gợi ý để trẻ thử thách với chính mình Thay vìcạnh tranh với trẻ khác, cô khuyến khích trẻ cạnh tranh với chính mình

Trang 10

Ví dụ: Như cô cho trẻ xem một số ảnh và trò truyện vể ô nhiễm môitrường như quan sát về (ô nhiễm môi trường nước, ao hồ ,đất đai,con vật) và côluôn đưa ra nhưng câu hỏi tại sao? hay những câu hỏi mang tính gợi mở nhằmkích thích tư duy cho trẻ và qua đó cô giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường

và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào đối với con người?

Hình ảnh: Cô và trẻ tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước.

Giúp trẻ đạt được thành công nhất định trong lớp học: Thành công là

một trong những yêu tố quan trọng tác động đến sự phát triển ý thức bản thân.Trẻ ở lứa tuổi này cần trải qua thành công (theo khả năng của trẻ) để trẻ có cảmgiác tự tin rằng mình làm được những điều tốt Thực tế, có một số trẻ sợ thất bạiđến nỗi không dám thử một hoạt động nào đó

Ví du: Trong lớp tôi có một số cháu chưa tự tin khi cô cho trẻ vẽ thì cháu

cứ ngồi im mặc dù cháu vẽ bài được, cô hỏi ra mới biết là cháu chưa tự tin vớikhả năng của mình lúc này cô giúp trẻ đạt được thành công trong việc đó từngbước một đồng thời khen ngợi khả năng đó để trẻ thêm tự tin vào mình Trẻ sẽ

tự hào về thành công của mình nếu cô giáo cho trẻ thấy rằng cô tự hào về trẻ

Tổ chức một số hoạt động, trò chơi phát triển kỹ năng tự nhận thức cho trẻ: Hoạt động“Hái hoa dân chủ”: Trẻ chọn một bông hoa theo ý thích trong

đó có nội dung “Hãy nói cho chúng tôi về…” (Có thể là gia đình, đồ chơi bạnthích, món ăn bạn thích…) và tôi sẽ đọc to câu hỏi đó cho cả lớp nghe, trẻ háihoa sẽ nói về điều đó theo hiểu biết của mình

Hoạt động“Tôi có thể vẽ”: Tôi tạo ra một tờ giấy lớn và dán lên tường.

Tôi cổ vũ trẻ vẽ hay dán bất cứ thứ gì trẻ có thể làm được vào đó để trẻ cả lớptạo thành bức tranh tổng hợp lớn Với hoạt động này trẻ sẽ thấy được sự pháttriển tiến bộ của bản thân qua từng giai đoạn

Trang 11

Hoạt động“Có điều gì trong một cái tên”: Trẻ nhỏ thường rất tự hào về

cái tên của mình, do đó tất cả hoạt động nào liên quan đến cái tên của trẻ đềulàm trẻ hứng thú Hầu hết bố mẹ đặt tên cho con đều có một ý nghĩa, yêu cầu trẻhỏi bố mẹ về điều này, sau đó tôi phát cho mỗi trẻ một tờ giấy và bút màu để trẻ

có thể vẽ lại điều đó vào bức tranh và trang trí cho tranh của mình Khi đã thựchiện xong có thể cho trẻ diễn tả lại ý nghĩa của bức tranh mà trẻ đã vẽ

Nhóm kỹ năng giao tiếp:

Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời: Học cáchlàm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũngnhư của người khác, học cách tin vào mình và can đảm để khám phá thế giớirộng lớn xung quanh Nếu trẻ không đạt được năng lực xã hội tối thiểu vàokhoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp khó khăn trong suốt cuộc sống sau này

Trong hoạt động vui chơi kỹ năng chơi với các trẻ khác cô tạo môi trườngcho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết Cô đưa ra “tiêuchí” không tranh giành đồ chơi với bạn Trong tiêu chí này cô lên kế hoạch rèn

cả lớp nói chung, cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, cô cho

cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó

sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan, ngoài

ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là côgiải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều

gì nên làm và điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ được pháttriển toàn diện hơn

Ngoài ra cô còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục.Giúp trẻ thấy các nhân vật trong câu truyện, bài thơ, khi giao tiếp với nhau nhưthế nào? Bài thơ: “ Biết cảm ơn xin lỗi”

Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũng

có những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy…Vì thế giáo viên cần phảibiết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với những người bạnthích hợp với cá tính nhằm tránh sảy ra những va chạm xung đột

Vì vậy đối với trẻ phụ huynh và giáo viên cần tập cho trẻ những lời nói lễphép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộclốc và xuồng xã Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giaotiếp và ứng sử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác

Chúng ta sẽ không thể kiểm soát được khi người lớn trong gia đình nóinăng thô lỗ và không có hành vi lịch sự tối thiểu Trong xã hội hiện nay vớicông nghệ tiên tiến, phát triển không ngừng về mọi mặt, thì những kỹ năng giao

Trang 12

tiếp, chào hỏi tối thiểu lại mất dần đi Và tôi quyết định đưa kỹ năng chào hỏi

và kỹ năng giao tiếp vào những giờ đón, trả trẻ

Ví dụ: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với

cô cùng bạn bè, cô chủ động chào trẻ trước “cô chào bạn Ánh Dương” Thì lúc

đó trẻ sẽ biết đáp lại câu “Con chào cô ạ” và cô nhắc trẻ con chào bố, mẹ đi đểvào lớp với cô nào Hoặc khi trẻ đang chơi mà có khách đến lớp cô nhắc trẻ “cáccon chào bác, bà… đi nào” hay khi lớp học có phụ huynh đến đón “các conchào các bác các cô đi” cứ như vậy dần dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố

mẹ và chào khách, khi đến lớp, khi ra về

Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với cô, với bạn cô thườngxuyên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những người thân của trẻ,

về thế giới xung quanh từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp xúc và giao tiếp với c

Hình ảnh: Các bé lớp 5- 6 tuổi giao tiếp với bạn, cô giáo, với bố mẹ.

Nhóm kỹ năng thích nghi kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình:

Như chúng ta đều biết trẻ em thường hay sảy ra xung đột trong khi học vàtrong khi chơi chính vì vậy tôi luôn làm cầu nối giúp trẻ biểu lộ cảm xúc củamình và biết lắng nghe ý kiến của người khác Nếu trẻ bất hòa với bạn khác tôithường chỉ cho trẻ thấy trẻ chưa đúng ở điểm nào, điểm nào cần khắc phục vàđiểm tốt nào cần phát huy Cho trẻ thấy những mối bất hòa thường dẫn đếnnhững cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, còn nếu chơi đoàn kết với bạn sẽtạo nên nhưng tình cảm tốt đẹp và tinh thần thoải mái, vui vẻ…

Ví dụ: Có 2 trẻ đánh nhau, điều đầu tiên cần làm là hỏi hai trẻ lý do vìsao lại như vậy để từng trẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự việc

Trang 13

đó Sau đó giải thích cho trẻ hiểu bạn nào đúng, bạn nào chưa đúng Giáo dục trẻlần sau chơi đoàn kết với bạn hơn.

Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Mỗi tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải

sẽ có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm sống thông qua việc tìm cáchgiải quyết vấn đề đó Cho nên với mỗi tình huống xảy ra hàng ngày tôi đều tậndụng cho trẻ quan sát và gợi ý để trẻ tìm ra cách giải quyết một cách nhanhchóng và hiệu quả nhất

Ví dụ: khi trẻ làm lăn đồ dùng vào gậm tủ mà tay không với tới được, tôigợi ý để trẻ biết dùng gậy để lấy đồ dùng đó ra…

Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với trẻ khác: Nếu trẻ

tương tác với nhau một cách phù hợp, qua đó trẻ sẽ học được các quy tắc ứng xửtrong xã hội Vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻtrong lớp như tổ chức sinh nhật, biểu diễn văn nghệ tổng hợp cuối chủ đề, hoạtđộng góc…để các trẻ được làm việc theo nhóm với nhau Trong quá trình hoạtđộng luôn khuyến khích trẻ giao tiếp thỏa thuận với bạn cùng chơi, biểu lộ mongmuốn một cách thích hợp, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi

Tổ chức một số trò chơi : Giúp trẻ biết lắng nghe người khác nói.

Ví dụ: Hoạt động“Điện thoại bạn bè”: Cho hai trẻ chơi gọi điện cho bạn

(hai bạn ở gần nhau) Theo dõi quá trình trò chuyện của trẻ Sau đó hỏi trẻ : Haingười cùng nói một lúc thì có nghe rõ điều gì không? Khi nào con nghe thấytiếng bạn? Con cảm thấy thế nào khi nghe được, khi không nghe được?

Giúp trẻ biết quan tâm và chia sẻ với người khác

Ví dụ: Hoạt động“ Chúc bạn chóng khỏe”: Nếu trong lớp có một trẻ bị

ốm không đến lớp được, Tôi sẽ tổ chức cho trẻ cả lớp làm một tấm thiệp để gửilời thăm hỏi và chúc bạn nhanh khỏe rồi gửi tới bạn bị ốm…

2 Biện pháp 2: Biện pháp tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ

kỹ năng sống.

Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ Cómôi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp học Môi trường trong lớp nhưcác góc hoạt động, đồ dùng học tập… có tác dụng giúp trẻ, kế hoạch đánh giátrẻ nhằm ghi chép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệvới cô, với bạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn

cứ, thước đo để đánh giá cuối mỗi độ tuổi, cuối giai đoạn phát triển của trẻ.Cũng từ biện pháp này, tôi có dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ

sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì mỗi trẻ rất khác nhau

và giúp trẻ sớm hình thành các kỹ năng sống

Trang 14

Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơnnữa phần lớn cha mẹ thường lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện Tôi đãtrang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh, dán các nội dung cần phối hợpvới phụ huynh vào đó vào góc tuyên truyền để các bậc cha mẹ có thể đọc, quansát theo dõi dễ dàng giúp nhà trường tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kếtquả giáo dục ở con mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với cácbậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tinsức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị,thông tin cần trao đổi với giáo viên

Hình ảnh những thông tin trẻ góc tuyên truyền.

Để tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ có những kỹ nănggiáo dục trẻ phát triển toàn diện tôi đã xây dựng môi trường giáo dục kỹ năngsống cho trẻ như sau:

Môi trường ngoài lớp học:

Tôi đã trang bị và tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường đóng các kệsách thư viện tại khu vực trước sảnh đón trả trẻ nơi dễ tập trung chú ý, trang tríđẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề: Thư viện trường mầm non, Tủsách gia đình, Dinh dưỡng trẻ thơ, Hoa trái bốn mùa Thiết kế nhiều ngăn đểsách, truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm trẻ, trang bị ghế đá tạo điều kiện để cô giáo,cha mẹ có thể đọc sách cho trẻ nghe bất kỳ lúc nào tại thời điểm trong ngày.Ngoài ra tôi tham mưu với ban giám hiệu trang trí một số các khẩu hiệu haytranh ảnh có hình minh họa để giáo viên và phụ huynh nhận biết những điều màgiáo viên và gia đình nên và không nên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻnhư “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi thầy cô giáo là tấmgương sáng về đạo đức, tự học, tự sáng tạo” bằng chính hình ảnh giáo viên và

Trang 15

học sinh của trường, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ hiếu động, cábiệt để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi.

Môi trường trong lớp học: Ngoài việc xây dựng môi trường ngoài lớp

học tôi tiếp tục thực hiện xây dựng thư viện của bé tại nhóm lớp Tôi đã tậndụng những tranh ảnh, sách truyện, sưu tầm những câu chuyện trong chươngtrình Quà tặng cuộc sống, những cặp lá yêu thương của chương trình VTV3 củamỗi tối hàng tuần để làm những quyển tạp chí, để bổ sung nhu cầu đọc sáchtôi và giáo viên cùng lớp đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh trong lớp tặng

sách cho góc thư viện của trẻ tại lớp và tại gia đình và tuyên truyền với phụ

huynh ủng hộ những tranh ảnh, tạp chí cũ để trẻ có thể làm thành những tập tạpchí phục cho hoạt động học hoặc chơi của trẻ và để góc thư viện của trẻ thêmphong phú kích thích ở trẻ kỹ năng ham đọc sách, xem tranh truyện, kể truyệntheo tranh qua đó hình thành kỹ năng sống cho trẻ

Hình ảnh: Trẻ đọc sách ở góc thư viện

Ngoài ra tôi còn xây dựng góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ chơi

thường xuyên như: Cách đóng mở cửa, lấy và uống nước, cách gắp bằng các loạikẹp, quét rác trên sàn, cách rót nước bằng bình lọ miệng tròn to, cách sâu dâyqua các đối tượng có khuyết nhỏ, cách đan nong mốt (5 nan), cách tự tết

tóc cho mình, cho bạn,cách cắt móng tay…

3 Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trong ngày

3.1 Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động đón, trả trẻ

Giáo viên sử dụng phương pháp thực hành, trải nghiệm, hình thức nêugương đánh giá để trẻ thấy và thực hiện tốt hơn Cụ thể ngay từ đầu năm cô đãtập cho trẻ kỹ năng tháo giày dép và cất gọn gàng lên giá, kỹ năng cất ba lôngăn nắp đúng vị trí của mình Từ đó trẻ có ý thức, thói quen tự cất đồ dùnggọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về Cô phân công tổ trưởng sẽkiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, cuối ngày cô sẽ đánh giá và nêu gươngbạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân có cố gắng Sau đó

Trang 16

cô có thể đưa ra hình thức khen thưởng khác (Cắm cờ, tặng quà ) để trẻ thựchiện tốt hơn Từ đó việc cất đồ dùng không còn là “Hành động” mà trở thành “Ýthức”, “Thói quen” trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.

Ngoài ra thông qua hoạt động đón trả trẻ tôi cũng rèn cho trẻ kỹ năng ứng

xử, biết chào hỏi lễ phép với người lớn, bạn bè khi trẻ chào ông bà, bố mẹ, côgiáo và các bạn khi vào lớp hoặc khi ra về

Hình ảnh trẻ tự cất giày dép lên giá Trẻ lễ phép chào cô giáo

3.2 Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động thể dục sáng.

Dưới sân trường tôi kết hợp kỹ năng đi lên, xuống cầu thang cho trẻ điđúng theo bước chân, chân nào trước, chân nào sau, đi theo hàng lối, không chenlấn xô đẩy bạn…tay vịn vào lan can cầu thang Qua đó giáo dục trẻ biết tuân thủquy tắc trước sau, không lộn xộn khi đi theo hàng

Hình ảnh: Kỹ năng đi cầu thang.

3.3 Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động học.

Ngày đăng: 10/11/2019, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w