1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

34 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 21,64 MB

Nội dung

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ởtrường mầm non.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hộivà thẩm mỹ.

3 Thời gian áp dụng sáng kiến:

Từ ngày 10 tháng 9 năm 2017 đến ngày 14 tháng 5 năm 20184 Tác giả:

Họ và tên: Tống Thị PhươngNăm sinh: 1988

Nơi thường trú: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam ĐịnhTrình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ công tác: Giáo viên 5 tuổi

Nơi làm việc: Trường Mầm non Nghĩa MinhĐiện thoại: 0337333001

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90%5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Mầm non Nghĩa MinhĐịa chỉ: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam ĐịnhĐiện thoại: 0944169382

Trang 2

BÁO CÁO SÁNG KIẾNI Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là thông điệp chung mà toàn nhânloại đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai sẽ mang lại nhữngphồn vinh và tiến bộ cho xã hội sau này Để đạt được điều đó thì việc quan tâm,chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm hàng đầu khôngchỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội Tuy nhiên, trước sự phát triểnmạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh córất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ ít có cơ hội được giao lưutình cảm với bố mẹ, trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài.Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự pháttriển toàn diện của trẻ Ngoài ra khi xã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự pháttriển, bùng nổ của khoa học và công nghệ đã một phần nào đó làm ảnh hưởng khálớn tới giới trẻ hiện nay, đặc biệt là trẻ nhỏ với đặc tính thích khám phá và tìm tòi.Sự lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ của đồ chơi, điện thoại, máy tính, máy tínhbảng… làm cho không ít trẻ thiếu những kỹ năng sống cơ bản để thích nghi và tồntại với với cuộc sống Trẻ không biết mình là ai? Không biết mình phải làm gì?Khả năng của mình có tới đâu, mình cần và mình mong muốn những gì từ cuộcsống? Từ đó dẫn tới trẻ thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, không đặt rađược mục tiêu phấn đấu của bản thân cho cuộc sống và dễ vấp ngã vào những thóihư tật xấu, cùng những hiểm họa từ xã hội.

Song song với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì yêu cầu đối với hệ thốnggiáo dục cũng ngày càng nâng cao, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những conngười “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trongsáng về đạo đức…” Qua đó trí thông minh, sự hiểu biết chỉ là một phần trongnhững yêu cầu đặt ra đối với hệ thống giáo dục, chính những thao tác hành động,nhận thức – tình cảm mà con người sử dụng hàng ngày để đáp ứng nhu cầu củabản thân và các cách ứng xử, giao tiếp để xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc

Trang 3

sống quyết định một nửa còn lại, những kỹ năng đó được gọi là kỹ năng sống Đâylà bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảngcủa công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Với những giá trị đó việc giáodục kỹ năng sống cho trẻ là điều hết sức cần thiết để giúp trẻ tăng năng lực hộinhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khănthử thách.

Ở lứa tuổi Mầm non, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó gópphần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnhhội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này Trong xãhội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cánhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạchậu Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao Đểhình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiêngiáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, kiếnthức để tổ chức các hoạt động cho trẻ để trẻ được trải nghiệm, tích cực tham giavào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm, lớp Tạo ranhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổiý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm những vai trò khácnhau từ đó trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin,góp phần thúc đẩy sự phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ.

Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, bản thân tôi nhận thức rõtầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ Tuy nhiên, với lứatuổi mầm non, sự hiểu biết về xã hội còn hạn chế, khả năng chú ý và ghi nhớ chưacao vì thế không thể dạy trẻ theo hình thức cô giảng dạy – trẻ thụ động lĩnh hộikiến thức mà việc rèn kỹ năng sống cho trẻ cần phải hết sức gần gũi với cuộc sống,nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điềukiện để cọ sát, đưa ra các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và ápdụng để tự giải quyết vấn đề một cách tự lập Dựa vào những đặc điểm tâm sinh líđó của trẻ, bản thân đã tích cực tìm tòi và áp dụng nhiều phương pháp giáo dục

Trang 4

khác nhau và đã đạt được một số những thành công nhất định, đó chính là lí do tôi

chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trườngmầm non” với mong muốn mang những thành công của mình đến với những đồng

nghiệp – những người có cùng mục đích mang đến những điều tốt đẹp nhất cho trẻ,đồng thời đào tạo ra những thế hệ tương lai năng động, sáng tạo, thích ứng nhanhvới sự tiến bộ của xã hội.

II Mô tả giải pháp:

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non tuykhông còn mới mẻ song rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọngcủa vấn đề hoặc thiếu kỹ năng tổ chức để có thể truyền tải đến cho trẻ hiểu và hìnhthành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năngsống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn, vì vậy mỗi giáo viênlại tự lựa chọn cho mình những phương pháp khác nhau, đôi khi kết quả mang lạikhông cao mà còn khiến việc giáo dục trẻ trở nên nặng nề, máy móc hơn Chính vìvậy, năm học 2017- 2018, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 –6 tuổi với tổng số cháu là 35 cháu Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểuđặc điểm tâm sinh lí trẻ cũng như thực trạng về vốn kỹ năng sống của trẻ lớp mình,từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp Tuy nhiên

trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

a Thuận lợi :

- Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Nghĩa Hưng cùng vớisự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên tổ chức các lớp tậphuấn bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

- Trẻ đi học chuyên cần, trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào cáchoạt động của lớp.

- Bản thân là một giáo viên được đào tạo chính quy, nắm vững chuyên môn,luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi nâng cao trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ Tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp

Trang 5

chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dụctrẻ để áp dụng vào hoạt động của cô và trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năngsống cho trẻ.

- Hai giáo viên ở lớp luôn phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện phápgiáo dục trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chămsóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Cả 2/2 giáo viên đều đạt trình độ chuyên môn trênchuẩn.

- Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nắm được tâm sinh lýcủa trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày.

b Khó khăn:

- Lớp tôi là lớp mẫu giáo lớn vì thế cha mẹ thường rất sốt sắng trong việcdạy con, do đó, khi trẻ chưa biết đọc, biết viết, biết làm toán thì thường lo lắng mộtcách thái quá, từ đó chỉ chú trọng việc dạy học cho trẻ mà không quan tâm nhiềuđến những kỹ năng sống Bên cạnh đó, đa số cha mẹ làm công nhân, việc đưa đóntrẻ đều do ông bà vì thế việc tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trong việc giáo dụckỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế.

- Số lượng trẻ trong lớp đông, nhận thức của trẻ không đồng đều, mỗi trẻ lạicó đặc điểm cá tính riêng biệt vì thế việc quan tâm, sát sao tất cả trẻ trong các hoạtđộng là điều hết sức khó khăn.

- Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các tròchơi điện tử nên trẻ không quan tâm nhiều đến các hoạt động khác.

- Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, khôngcó tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.

- Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực.

* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.

Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi, tôi nhận thấy

kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:

Trang 6

STTKỹ năng sống

Từ số liệu điều tra thực tế trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹnăng sống của trẻ là rất thấp Qua đó tôi nhận thấy cần phải thay đổi cách nghĩ,cách nhìn nhận về biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Làm thế nào để trẻ lớptôi có những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết, đáp ứng được với xu thế phát triểncủa xã hội ngày càng phức tạp như hiện nay Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạnnghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi” vàocông tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại lớp 5 - 6 tuổi mà tôi đang chủnhiệm

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quảtrước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới Và dưới đâylà những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan:

a Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về dạy kỹnăng sống cho trẻ

- Để thực hiện tốt những biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trước hết bản

thân mỗi giáo viên mầm non cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc dạy kỹnăng sống cho trẻ Không ngừng tự học tập và nghiên cứu kỹ chương trình chămsóc và giáo dục trẻ mầm non theo độ tuổi mình đang dạy nhằm trang bị cho mìnhnhững kiến thức cơ bản nhất, từ đó nắm được đặc điểm nhận thức, ngôn ngữ, tìnhcảm, kỹ năng xã hội của trẻ, trên cơ sở đó mới lồng ghép, tích hợp việc dạy kỹnăng sống cho trẻ một cách phù hợp Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi mầm non thường rất

Trang 7

hay bắt chước người lớn trong mọi hoạt động, chính vì vậy, không phương phápnào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” Nhữngngười trực tiếp dạy trẻ càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếngnói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề…Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏicác cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quảhơn

- Tham gia đầy đủ các đợt kiến tập và các chương trình bồi dưỡng chuyênđề do phòng giáo dục, cụm, trường tổ chức.

- Đưa những nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ vào thảo luận trong các buổisinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm để thống nhất những biện pháp phù hợp.

- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạpchí mầm non:

+ Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻmầm non theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi

+ Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (Nhà xuấtbản đại học quốc gia).

+ Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫugiáo

+ Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo.Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống…

+ Xem các chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ trên báo, mạng internet…

b Biện pháp 2: Xác định rõ những kỹ năng sống cơ bản phù hợp với độtuổi cần dạy cho trẻ

- Việc xác định và rèn luyện đúng những kỹ năng cần thiết, phù hợp với độtuổi của trẻ sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướngđến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội Ngoài ra còn giúpgiáo viên dễ dàng lựa chọn hoạt động phù hợp để lồng ghép dạy kỹ năng sống saocho đạt kết quả tốt nhất.

Trang 8

- Đối với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi thì có nhiều những kỹ năngcần thiết mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung học các môn học, trong đó gồmcác kỹ năng:

+ Kỹ năng tự nhận thức bản thân: Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ

bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quảvới người khác Dạy trẻ kỹ năng tự nhận thức là giúp trẻ sớm hiểu đúng về mình,nhận ra được mình là một cá thể riêng biệt, không giống một ai khác, từ đó trẻchấp nhận sự riêng biệt đó, vui vẻ và tự tin vào chính mình, có những hành động,lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện hoàn cảnhthực tế Ngoài ra trẻ còn tự tin thể hiện các khả năng của bản thân trong các mốiquan hệ với xã hội, không ngại khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong cuộcsống Tạo tiền đề giúp trẻ tự trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng một cách dễdàng hơn Tự tin cũng là yếu tố giúp trẻ vượt qua hầu hết những khó khăn, trở ngạimà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời

+ Kỹ năng tự lập, tự phục vụ: Đây là kỹ năng rất quan trọng cần trang bị chotrẻ ngay từ thời gian trẻ còn học lớp bé Việc cho trẻ sớm tham gia vào những côngviệc lao động phù hợp như: Cho bé tự sắp xếp, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, trẻbiết phụ mẹ, cô giáo những công việc vừa sức, tự thay đồ hay biết tự rửa tay, tự vệsinh cá nhân… sẽ giúp trẻ trở nên năng động hơn, tự lập hơn, tạo tiền đề để trẻphát triển theo hướng tích cực trong tương lai Nếu trẻ không có kỹ năng tự phụcvụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại Đây làmột thiệt thòi rất lớn trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ sau này.

Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích được tự tay làm những công việc mà trẻbiết, vì thế khi giúp trẻ xây dựng kỹ năng này, giáo viên cần để trẻ chủ động, tự tinđối với công việc của mình Hãy để trẻ tự làm và giáo viên chỉ là người hướng dẫn,điều này rất cần sự kiên nhẫn của người lớn

VD: Khi trẻ bắt đầu đến lớp, hãy để trẻ tự cất đồ dùng cá nhân của trẻ Hayđến giờ ăn, ngủ, vệ sinh, giáo viên nên để trẻ tự chuẩn bị đồ dùng: Bàn ghế, khăn,xà phòng… tự rửa tay, rửa mặt, lấy yếm, để bát đúng nơi quy định… Khi trẻ được

Trang 9

tự mình thực hiện đồng thời nhận được những lời động viên, khen ngợi từ phíangười lớn, trẻ sẽ dễ bị kích thích và cuốn hút vào những hoạt động này, từ đó trẻcàng cố gắng hơn, tạo thói quen tốt cho trẻ.

Trẻ tự mặc áo; kê bàn ăn.

+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Đây là một trong những kỹ năng cần được trau

dồi và rèn luyện ngay từ khi trẻ còn nhỏ để hoàn thiện dần trong quá trình pháttriển của trẻ, cho đến khi trẻ lớn lên Đối với trẻ mầm non, giao tiếp không chỉ đơnthuần là trao đổi thông tin mà còn để trẻ có được sự phát triển não bộ, tư duy Vìthế việc dạy kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ ngay từ khi còn bé là vô cùng cầnthiết Trẻ cần có kỹ năng lắng nghe (Nghe chăm chú; không ngắt lời, không nóileo); kỹ năng thân thiện (Chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay; cảm ơn khiđược giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền, lễ phép với người trên, tôn trọng bạn, nhườngnhịn em nhỏ bằng cử chỉ đúng mực); kỹ năng bày tỏ ý kiến (Mạnh dạn nói lên ýkiến, đề nghị của mình) Ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanhquan tâm giúp đỡ bố mẹ, người lớn những việc vừa sức Biết từ chối những điềumình không thích, những đề nghị của người lạ

Trang 10

Trẻ chào hỏi và trò chuyện cùng người lớn.

+ Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Con người sinh ra và lớn lên không có ai chỉ cómột mình Trong cuộc sống chúng ta có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp, cócác mối quan hệ xã hội Trong cuộc sống hiện đại các mối quan hệ xã hội ngàycàng rộng mở và là một xu hướng tất yếu của sự phát triển Việc biết cách hòađồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạtđược kết quả tốt nhất trong học tập và công việc là một trong những kỹ năng quantrọng Vì thế cần dạy trẻ biết thể hiện sự thân thiện, hoà thuận với bạn; chia sẻ vàgiúp đỡ bạn khi cần thiết; cùng bạn hoàn thành một việc đơn giản; tìm kiếm sựgiúp đỡ khi cần thiết, trau dồi những kỹ năng làm việc theo nhóm Điều này khôngchỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp cho trẻ cóđược kết quả tốt nhất trong học tập và lao động.

Trẻ cùng bạn xâu vòng và chăm sóc cây.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Càng lớn, trẻ càng có nhiều vấn đề mà bản thântrẻ phải biết tự xoay sở, cha mẹ sẽ không thể thường xuyên ở bên bao bọc hay giúpđỡ Đơn giản như việc làm thế nào để buộc được dây giày để ko bị tuột và vấp ngã;làm thế nào để ăn được chiếc kem này mà ko bị dây bẩn ra áo; hay làm thế nào đểlấy được chiếc bánh ở độ cao kia; làm thế nào để di chuyển được một cái cây to…Tất cả những điều tưởng như nhỏ nhặt đó lại cần phải rèn luyện Khi trẻ biết cáchxác định mục tiêu, vấn đề và hướng giải quyết cho những sự việc đơn giản thì dầndần trẻ sẽ có được kỹ năng xử lý được những vấn đề lớn hơn trong tương lai.Những đứa trẻ như vậy sẽ rất dễ thành công trong cuộc sống và cái người ta gọi là“khả năng sinh tồn” sẽ cao hơn hẳn so với những đứa trẻ luôn phụ thuộc vào chamẹ.

Trang 11

Trẻ tự buộc dây giầy và có thể tự di chuyển cây to.

+ Kỹ năng thích nghi: Thích nghi là một kỹ năng sống quan trọng vì nếu kỹnăng giao tiếp là bước đầu để tiếp xúc với môi trường xã hội thì thích nghi chính làbước tiếp theo để có thể hòa nhập hoặc phản ứng lại với môi trường bên ngoài.Đứa trẻ nếu có kỹ năng giao tiếp tốt có thể đạt được những thành công với nhữngngười xung quanh trong việc tham gia vào các hoạt động Thế nhưng nếu trẻ khôngcó khả năng thích nghi thì cũng khó mà đạt được những kết quả tốt cho cuộc sốngcủa mình Có nhiều dạng kỹ năng thích nghi cần rèn luyện cho trẻ: Kỹ năng thíchnghi với môi trường, thời tiết; Kỹ năng thích nghi với đám đông; Kỹ năng thíchnghi với thức ăn, nước uống…

+ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống conngười nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặcbiệt là đối với trẻ nhỏ Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xửlý cũng như bảo vệ chính bản thân mình Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảovệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sốngmuôn màu, biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám pháthế giới trong phạm vi an toàn VD: Ứng xử khi bị lạc; an toàn khi tham gia giaothông; Giao tiếp với người lạ…

+ Kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc: Các chuyên gia cho rằng cảm giác tức

giận là một phản ứng rất bình thường của con người, kể cả trẻ nhỏ cũng vậy Sựtức giận sẽ không trở nên tiêu cực nếu như con biết cách kiểm soát hành vi và cảmxúc của mình một cách hiệu quả Trẻ em rất dễ bị mất kiểm soát cảm xúc, cả khicác bé buồn, giận hay vui sướng Bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần được học cách làmchủ cảm xúc Với khả năng kiểm soát và điều chỉnh bản thân, bé sẽ học được cách

Trang 12

đương đầu với những cảm giác tiêu cực và những thay đổi trạng thái từ buồn, vuiđến giận hờn, thất vọng mà không bị chìm đắm trong tuyệt vọng Bé cũng khôngphản ứng lại những tình huống tiêu cực bằng hành động thái quá Chẳng hạn, khibị bạn giành mất món đồ chơi yêu thích, thay vì khóc lóc, đánh nhau, một đứa trẻbiết tự chủ sẽ đưa ra hành động thích hợp hơn, chẳng hạn như nói chuyện hoặc ngỏý cùng chơi món đồ chơi đó…Và đương nhiên với hành động đó trẻ sẽ dễ dàngbiến sự việc trở nên nhẹ nhàng hơn, mà hiệu quả đạt được lại cao hơn.

Việc dạy trẻ những kỹ năng cần thiết và phù hợp ngay tự độ tuổi mầm nonsẽ giúp trẻ có cơ hội rèn luyện thói quen, biết cách đối diện và đương đầu, vượtqua những khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong mọi hoạt động khác.Giúp trẻ rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, có tinh thầntrách nhiệm cao, có khả năng diễn đạt, thuyết phục, hình thành lối sống lành mạnh,phẩm chất đạo đức tốt, tương thân tương ái, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác Đóchính là những yếu tố quan trọng giúp mỗi người đạt được thành công trong đời.

c Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động hàng ngày.* Thông qua hoạt động học:

- Việc tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt độnghọc nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá là rất cần thiết.Trong quá trình trẻ học trẻ vừa được lĩnh hội kiến thức vừa được giáo dục kỹ năngcần thiết VD:

+ Hoạt động làm quen với toán: Đề tài “Tách nhóm có 8 đối tượng thành 2phần và gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 8” tôi sử dụng các trò chơi xuyênsuốt một tiết học: Thu hút: Trò chơi “Về đúng nhà”; Nội dung chính: Trò chơi“Tách và gộp nhóm”, “Đội nào giỏi hơn”; Ôn luyện: Trò chơi “Oẳn tù tỳ”, Tìmbạn thân” Ở tất cả các trò chơi đều yêu cầu cần có sự hợp tác giữa các trẻ với nhautrong 1 nhóm hoặc cả lớp để hoàn thành yêu cầu của cô giáo đưa ra VD: Với tròchơi “Tách và gộp nhóm” các đội cần thảo luận với nhau để chọn cách tách nhómcho đội mình, sau đó thống nhất cách tách và thực hiện tách thành 2 nhóm theo yêucầu Hoặc với trò chơi “Đội nào giỏi hơn” yêu cầu của cô giáo là các đội thực hiện

Trang 13

phân nhóm đồ dùng và tách mỗi nhóm đồ dùng thành 2 nhóm trong phạm vi 8 Cácthành viên trong đội cần biết phối hợp cùng nhau để hoàn thành yêu cầu của côgiáo đưa ra Qua các yêu cầu của trò chơi trẻ ý thức được rằng cần có sự hợp tác vàphối hợp chặt chẽ với nhau mới có thẻ thực hiện tốt các yêu cầu mà giáo viên đưara Từ đó trẻ thường xuyên tương tác với nhau, biết tự phân công công việc chonhau, cùng nhau xây dựng ý kiến chung, đoàn kết và chia sẻ với nhau.

Các bé đang tham gia hoạt động làm quen với toán.

+ Hoạt động khám phá khoa học - xã hội: Tìm hiểu về những người thân yêutrong gia đình bé: Tôi cho trẻ tự kể về những người thân của trẻ: Tên gọi, đặcđiểm, sở thích, thói quen, công việc, những việc thường làm cho bé: Tắm rửa, xúccơm, mua quần áo, đồ chơi, thể hiện tình yêu thương: ôm ấp, vuốt ve…Thông quahoạt động, trẻ hiểu hơn về những người thân yêu trong gia đình trẻ, biết ông bà, bốmẹ là những người luôn lo lắng, quan tâm, yêu thương, chăm sóc và luôn mangđến cho trẻ những điều tốt đẹp nhất Qua đó trẻ biết quan tâm đến những ngườithân yêu trong gia đình trẻ, biết cần phải kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi,giúp đỡ người lớn những công việc vừa sức.

+ Hoạt động nghệ thuật (giáo dục âm nhạc, tạo hình): “Biểu diễn văn nghệchào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11” tôi cho trẻ tự chọn nhóm trẻ thích, sauđó cho các nhóm tự thảo luận chọn tiết mục, động tác và biểu diễn 1 tiết mục văn

Trang 14

nghệ Hoặc “Làm quà tặng cô giáo nhân ngày 20/11” tôi khuyến khích trẻ tự nghĩra một hoạt động nào đó để làm thành món quà tặng cô giáo: VD: Vẽ tranh, hátmúa, cắm hoa, nặn, xâu vòng… sau đó rủ bạn về nhóm thảo luận để thực hiện.Thông qua quá trình thảo luận và biểu diễn trẻ được tương tác với nhau, biết phốihợp cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ, kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tìnhcảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạo của mình, trẻ hứng thú, tự tin và mạnh dạnhơn trong hoạt động Qua đó hình thành ở trẻ khả năng chủ động, mạnh dạn, tự tintrong cuộc sống Ngoài ra thông qua hoạt động trẻ còn được phát huy hết sởtrường, sở đoản của bản thân từ đó nhận thức rõ về năng khiếu, giới hạn của mình,biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân, tự tin và chínhmình.

Các bé hứng thú tham gia hoạt động biểu diễn văn nghệ.

+ Hoạt động làm quen văn học: Với hoạt động kể chuyện “Thỏ con và hồnước”: Tôi kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ nắm rõ nội dung câutruyện, cho trẻ nhập vào vai các nhân vật trong câu truyện: Thỏ, tôm, cua, cá, Qua nội dung câu truyện giáo dục trẻ biết giữ gìn môi trường sạch sẽ, không vứtrác bừa bãi,… biết lắng nghe ý kiến của người khác, nhận lỗi và sửa lỗi khi mắclỗi, không làm những việc gây ảnh hưởng đến người khác Cuối buổi học tôi cho

Trang 15

trẻ thực hành vệ sinh sân trường: Nhặt lá cây bỏ vào thùng rác, sắp xếp đồ chơitrên sân trường sau khi chơi xong… Như vậy qua tiết học tôi vừa giúp trẻ đạt đượcmục đích yêu cầu đề ra: Nhớ tên, hiểu và thuộc câu truyện tôi còn giúp trẻ hiểuthêm về những hành vi ứng xử có văn hoá và ý thức bảo vệ môi trường.

+ Hoạt động thể dục như: Bò qua chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục, chuyềnbóng, bật qua vật cản, nhảy từ độ cao 45cm, ném trúng đích thẳng đứng, bò zíc zắcqua 7 điểm, đi nối gót,…Với những hoạt động này các trẻ đều phải trải qua cácphần: Khởi động, trọng động (bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, vận độngôn luyện) và hồi tĩnh Ở mỗi phần của hoạt động đều yêu cầu trẻ phải có kỹ năngtrật tự lắng nghe và thực hiện yêu cầu, qua đó rèn tính kỷ luật cho trẻ: Không nóichuyện trong giờ học, biết thực hiện hoạt động theo thứ tự, không xô đẩy, la hét…Ngoài ra còn rèn cho trẻ các kỹ năng hợp tác, phối hợp cùng nhau để thực hiệnhoạt động, khả năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vậnđộng, biết bảo vệ sức khỏe

Hoạt động thể dục của các bé lớp 5 tuổi.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học giúp trẻ không chỉ đạtđược mục đích yêu cầu đưa ra mà qua đó trẻ còn được rèn luyện rất nhiều nhữngkỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm hình thành năng lực tích cực, có liên quan đếnkiến thức và thái độ Giúp bản thân có ý thức hơn về giao tiếp xã hội, quan hệ xãhội, ứng phó tốt với các vấn đề xảy ra trong xã hội

* Thông qua hoạt động vui chơi.

Trang 16

Vui chơi là hoạt động tạo cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hộiđược vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ chơi.Thông qua vui chơi còn giúp cho trẻ thu thập những kinh nghiệm đáng giá, nhữnghiểu biết về thế giới xung quanh nói chung, về các hoạt động của người lớn nóiriêng và bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt Ngoài ra vui chơi còn giúptrẻ được thử nghiệm với nhiều vai trò khác nhau qua các vai chơi; được phát huytrí tưởng tượng, sáng tạo; học hỏi và hợp tác với các bạn cùng chơi và là mộtphương tiện lý tưởng để tạo lòng tự tin cho trẻ em Nếu chúng ta tạo điều kiện chotrẻ tự do lựa chọn, được thoải mái tưởng tượng để cải tiến hay sáng chế trong tròchơi thì trẻ sẽ thấy rằng bản than mình đang được người lớn thừa nhận và tin tưởngvào khả năng của chính mình Trẻ sẽ nhận ra giá trị của bản thân và tự tin khi đảmnhận các trách nhiệm trong cuộc sống sau này Chính vì vậy việc tích hợp lồngghép nội dung dạy trẻ kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi là vô cùng hiệuquả

VD với hoạt động chơi ở các góc:

+ Góc chơi “phân vai”: Trẻ chơi “bán hàng”, ngoài việc trẻ hiểu được côngviệc của người bán hàng và mua hàng, trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép, có kỹnăng trong giao tiếp giữa người bán và người mua Giai đoạn đầu trẻ còn chưamạnh dạn trong khi chơi, tôi nhập vai làm người bán hàng hoặc mua hàng đểhướng dẫn trẻ cách chào hàng khi có khách đến, hay hỏi mua những thứ cần thiết:

Chào bác, tôi muốn mua 1 bó rau cải Bó rau này bao nhiêu tiền?

Làm thế nào bây giờ, tôi lại không mang tiền?

Cảm ơn bác, lần sau tôi sẽ ghé quán bác để trả tiền và mua rau ạ.

Khi trẻ đã thuần thục cách thể hiện vai chơi tôi lại gợi ý giúp trẻ biết giao lưugiữa các nhóm chơi bằng cách nhập vai chơi cùng trẻ, gợi mở những câu hỏi để trẻgiao tiếp với nhau:

Trang 17

Bác bán hàng ơi, các chú công nhân xây dựng đang rất khát nước, có lẽ cácchú ấy cần 1 ít nước ngọt đấy, bác có thể mang nước ngọt đến đó để bán cho cácchú ấy.

Sau khi trẻ mang nước ngọt đến tôi gợi ý giúp trẻ biết giao tiếp với các chúcông nhân trên cương vị là 1 chú công nhân

Hoặc khi trẻ chơi “gia đình” trẻ học được cách tự phân vai chơi, sắp xếp đồdùng gọn gàng, ngăn nắp; biết cách sơ chế và chế biến một số món ăn đơn giản,phân biệt các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sức khoẻ của gia đình.

Đối với những trẻ nhút nhát, tôi gợi ý cho trẻ chơi cùng những trẻ sõi, ngoàira tôi thường xuyên giao tiếp, động viên trẻ để trẻ hoàn thành vai chơi của mình.

Thông qua góc chơi phân vai trẻ không chỉ được rèn luyện về kỹ năng giaotiếp mà trẻ còn biết cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình chơi cũngnhư trong cuộc sống: Khi người mua hàng quên không mang tiền thì sẽ xử lý nhưthế nào, hoặc khi trong gia đình có 1 thành viên bị ốm sẽ phải làm sao Ngoài ra trẻcòn biết để hoàn thành nhiệm vụ chơi thì cần phải biết phối hợp cùng nhau trongquá trình chơi, từ đó rèn luyện kỹ năng hợp tác tốt ở trẻ.

Các bé đang hào hứng tham gia chơi góc bán hàng.

+ Góc chơi lắp ghép xây dựng: Xây dựng công trình “Công viên của bé” tôicho trẻ tự rủ bạn về góc chơi, thảo luận với nhau về ý tưởng xây, cách xây dựngcông trình như thế nào cho đẹp và hợp lý, sau đó trẻ phải tự phân vai chơi để phốihợp cùng nhau thực hiện công trình Qua góc chơi trẻ học được cách tự đưa ra

Ngày đăng: 07/08/2021, 16:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w