Do trình độ nhận thức không đồng đều, vào đầu tháng 10 tôi tiến hành theo dõi, khảo sát để nắm bắt tình hình đặc điểm về cách phát âm của trẻ đã cho kết quả như sau: - Kết quả khảo sát
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ 3-4 TUỔI”
Trang 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN kinh NGHIỆM
CHO TRẺ 3-4 TUỔI”
Họ và tên: Lê Thị Huế Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phú Thủy
Quảng Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Trang 31 PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1: Lí do chọn đề tài:
- Ông bà ta xưa có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạy tiếng
mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các lĩnh vực như : Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ; Phát triển thể chất; Phát triển thẫm mĩ; Phát triển nhận thức; Phát triển tình cảm xã hội giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ Bởi vì ở lứa tuổi này, trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang sách cô giáo in lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác nhau, thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội thiên nhiên Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ để giúp trẻ nghe, nói có hiệu quả cao Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi”
1.2: Điểm mới của đề tài:
Đề tài sáng kiến này đã từng có nhiều đồng nghiệp nghiên cứu song ở mỗi trường có một đặc điểm riêng, do vậy các giải pháp của mỗi người áp dụng để thực hiện cũng không thể giống nhau, và điểm mới của đề tài này là tôi xây dựng trên
kế hoạch dạy học lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ làm trọng tâm
Qua nhiều nội dung, nhiều biện pháp, với mong muốn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ một cách mạch lạc
1.3: Phạm vi áp dụng đề tài:
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi là hết sức quan trọng
Phạm vi tôi nghiên cứu đề tài này là trong trường mầm non, tôi tích lũy, áp dụng tiến hành nghiên cứu, áp dụng đối với trẻ 3 - 4 tuổi tại đơn vị tôi đang công tác
2 PHẦN NỘI DUNG:
2.1: Thực trạng trước khi nghiên cứu các biện pháp
Trang 4Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 3-4 tuổi Tôi nhận thấy
Trẻ ở trường tôi phần đa là con em nông nghiệp, tuy cùng một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ cũng chưa được đồng đều Vì vậy trong một năm qua đối với lớp tôi chủ nhiệm tôi nhận thấy việc chăm sóc- giáo dục trẻ nói chung và luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau
* Thuận lợi:
- Là lớp 3 - 4 tuổi với số cháu 24, trong đó 10 cháu nữ, 14 cháu nam, với độ tuổi đồng đều, một số trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục, của cụm hàng năm đã
tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, thường xuyên được tham dự các buổi sinh hoạt cụm về chuyên môn giữa các trường để trao đổi kinh nghiệm
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương đã xây dựng trường, lớp có quy mô gọn gàng sạch sẽ phòng học rộng rãi thoáng mát đảm bảo hợp vệ sinh an toàn cho trẻ
* Khó khăn:
- Đa số các cháu là con gia đình nông thôn nên việc giao tiếp với xã hội bên ngoài còn hạn chế Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ ở mầm non Nhất là việc luyện phát âm cho trẻ họ ít quan tâm đến nên bước đầu tiếp nhận trẻ vào lớp cũng gặp nhiều khó khăn
- Một số trẻ nhút nhát nói chưa được và nhiều trẻ vốn từ còn rất nhiều hạn chế phát âm còn ít từ, nói ngọng, nói lắp…Sự hứng thú học tập của trẻ chưa cao
* Quá trình điều tra thực tiển:
Trang 5Do trình độ nhận thức không đồng đều, vào đầu tháng 10 tôi tiến hành theo dõi, khảo sát để nắm bắt tình hình đặc điểm về cách phát âm của trẻ đã cho kết quả như sau:
- Kết quả khảo sát:
Nội dung Số trẻ Tỷ lệ %
Với kết quả khảo sát thực tế ở trên tôi thấy hoạt động "Phát triển ngôn ngữ"
của lớp tôi là một vấn đề cần đặt lên hàng đầu và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài: "
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 "
2.2: Các giải pháp:
2.2.1 Xây dựng kế hoạch phù hợp.
Để giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển ngôn ngữ được tốt Bản thân tôi đã luôn bám vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch cụ thể từng chủ đề, hàng tháng, tuần, phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp mình phụ trách, khai thác trên mạng Interent để tìm những nội dung phù hợp để đưa vào giờ học gây hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động
Vào đầu năm học trẻ mới đến trường nên ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế tôi xây dựng chương trình với những bài thơ, bài hát, câu chuyện có lời thoại ngắn hơn, câu ngắn, dễ nghe, dễ thuộc, đến giữa năm học thì vốn từ của trẻ nhiều hơn tôi xây dựng chương trình có nội dung dài hơn, khó hơn lên, đến cuối năm học vốn từ của trẻ đã tăng lên nhiều tôi xây dựng chương trình có câu, từ khó hơn, bài thơ, bài hát
có câu dài hơn để luyện trẻ phát âm
2.2.2 Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc,,mọi nơi
Các hoạt động ở trong ngày ở lớp là điều kiện thuận lợi cho trẻ được phát triển ngôn ngữ Vào giờ đón, trả trẻ tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ về bản thân, gia đình của trẻ như: Gia đình con có mấy người? Ba con làm gì? Mẹ con làm gì? Sáng nay ai đưa con đi học? Con thích ăn gì nhất?
Trang 6Hoặc: Khi cho trẻ tiếp xúc và hoạt động với các đồ vật, tôi hỏi trẻ: “ Đây là cái gì? Chiếc ô tô này màu gì? Quả bóng này to hay nhỏ…Từ những hoạt động này cũng giúp trẻ mở rộng vốn từ, tôi thường xuyên sửa phát âm sai cho trẻ, hình thành thói quen tư duy về mọi việc diễn ra xung quanh trẻ một cách tự nhiên nhất
Hoặc: Giờ hoạt động ngoài trời khi cho trẻ quan sát vườn hoa cho trẻ kể: Hoa hồng màu đỏ có gai, hoa cúc màu vàng, hoa rất thơm…
- Những lần sau tôi đã tích cực hóa lời nói của trẻ khi quan sát tôi đưa ra các câu hỏi: Hoa gì màu đỏ có gai ? Hoa gì cánh dài mà có màu vàng
Những giờ trả trẻ tôi thường đọc sách, truyện có tranh minh họa, trẻ rất thích thú và luôn miệng hỏi về những nhân vật trẻ nhìn thấy trong tranh
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tự lập để phát triển lời nói Tôi đã hướng dẫn trẻ cách chơi, các kĩ năng cơ bản, trong quá trình chơi trẻ đã được phát âm nhiều lần các từ khác nhau
Ví dụ: Trẻ chơi xếp ô tô:
Trẻ sẽ tưởng tượng ra ô tô chạy và nói: Ô tô chạy…bíp …bíp
Đối với trẻ 3 tuổi biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ, tôi luôn bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ cho trẻ Những lúc trẻ lúng túng tôi đã gợi ý phát âm mẫu và giúp trẻ trả lời cho chính xác
2.2.3 Tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm:
- Trẻ mầm non “Chơi mà học, học mà chơi” Vì vậy đối với trẻ cho trẻ tham gia chơi cùng bạn bè trong lớp là rất tốt đặc biệt là việc cho trẻ chơi theo từng nhóm nhỏ Đây là cơ hội cho trẻ được trò chuyện với các bạn và phát triển khả năng giao tiếp của trẻ, bởi vì khi trẻ chơi với bạn, trẻ sẽ được nhập vai, được trao đổi với nhau trong khi chơi trẻ sớm học được cách truyền tải, suy nghĩ, cảm giác thành lời khi giao tiếp với các bạn chơi, với đồ chơi
- Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi phân vai “Mẹ con” Mỗi nhóm ngồi 3-5 trẻ, mỗi trẻ
ôm 1 con búp bê, tôi nói với trẻ: Các con ru em à ơi và lắc lư người, từ đó cũng làm cho trẻ gia tăng trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp
- Hay trong trò chơi xây dựng Tôi cũng tổ chức thường xuyên để trẻ được hoạt động với đồ vật để trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và trẻ có thói quen nề nếp trong giao tiếp với các bạn trong nhóm chơi
Trang 7- Hoặc các giờ chơi tự do cho trẻ chơi với các trò chơi dân gian trẻ vừa chơi vừa đọc các bài đồng dao như: (Xĩa cá mè; Lộn cầu vồng; Rồng rắn lên mây, Cáo
ơi ngủ à…) Trẻ tham gia rất hứng thú qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển vốn từ
2.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Việc rèn luyện cho trẻ nói mạch lạc hiện nay là một vấn đề quan trọng nên mỗi giáo viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, Vì vậy bản thân tôi không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do phòng, cụm, trường tổ chức, tích cực tìm tòi các tài liệu, sách báo liên quan đến chương trình giáo dục mầm non, dự các giờ dạy mẫu của đồng nghiệp, đồng thời lắng nghe sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, trực tiếp dạy các giờ thực hành để đúc rút kinh nghiệm
Một điều hết sức quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Đó là tôi luôn luyện nói đúng chính tả, nói vừa phải không nói từ địa phương, luyện đọc, luyện
kể, luyện phát âm rõ ràng để trẻ bắt chước theo
2 2.5 Sử dụng tốt các giờ hoạt động học ở trên lớp trong phát triển ngôn ngữ
cho trẻ.
Để trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt thì các giờ hoạt động học rất cần thiết Vì vậy giáo viên cần phải nắm được mục tiêu của bài học, dạy đúng phương pháp, kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới sử dụng câu hỏi như thế nào? Dự kiến câu trả lời như thế nào? Vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng và chuẩn bị các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Ong và Bướm” Tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để học
như tranh minh họa, sân khấu rối, máy vi tính, ti vi…
* Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài.
- Cô cho trẻ hát theo bài “Gọi bướm”
- Các con vừa hát bài gì ?
- Các con đã nhìn thấy con bướm bao giờ chưa?
Trang 8- Hôm nay thời tiết rất đẹp chúng mình hãy hóa thân thành những chú bướm xinh đẹp để bay đến những vườn hoa mùa xuân được thể hiện qua bài thơ “Ong và bướm” của nhà thơ: Nhược Thủy
Hoạt động 2: Nội dung :
a Cô đọc thơ mẫu
- Cô đọc thơ “Ong và bướm” lần 1 diễn cảm
“Con bướm trắng Ong trả lời
Đậu vườn hồng Tôi còn bận
Gặp con Ong Mẹ tôi dặn
Đang bay vội Việc chưa xong
Bướm liền gọi Đi chơi rong
Rủ đi chơi Mẹ không thích”.
- Cô đọc thơ lần 2 + kết hợp cho trẻ xem trên máy vi tính
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Của nhà thơ nào? (Ong và bướm; Nhược Thủy)
- Bài thơ rất hay đấy Vì trong bài thơ nói về chú ong và chú Bướm Chú Bướm thì ham chơi còn chú Ong thì chăm chỉ làm việc, biết vâng lời mẹ Ong không đi chơi rong khi làm việc mẹ giao chưa xong, vì đi chơi mẹ sẽ không thích
b.Trích dẫn và đàm thoại.
- Cô đọc trích dẫn:
“Con bướm trắng
Đậu vườn hồng
Đang bay vội”
- Con Bướm trắng đang làm gì? (Đậu vườn hồng)
- Con Bướm đang dạo chơi ở vườn hồng thì nó gặp ai? (Con Ong)
- Ong đang làm gì? (Đang bay vội)
- Cô đọc trích dẫn tiếp:
“Bướm liền gọi
Rủ đi chơi
Ong trả lời:
Trang 9Tôi còn bận”.
- Bướm Thấy Ong Bướm liền gọi Ong làm gì? (rủ đi chơi)
- Và con Ong đã trả lời con Bướm như thế nào”(Tôi còn bận)
- Vì bạn Ong còn bận đi hút mật và bạn ấy đã vâng lời mẹ dặn như thế nào lớp mình nghe cô đọc tiếp nhé:
“Mẹ tôi dặn
Việc chưa xong
Đi chơi rong
Mẹ không thích”
- Bạn Ong đã vâng lời mẹ nói với con Bướm như thế nào? (1-2 trẻ trả lời)
- Các con ạ Những chú Ong thường bay đến những bông hoa để hút mật hoa
về tổ làm mật dâng cho đời đấy
c Dạy trẻ đọc thơ
Bây giờ chúng mình hãy hoá thân thành những bạn Ong chăm chỉ và những bạn Bướm thật đáng yêu đọc bài thơ thật hay nhé
- Cả lớp: 2 lần
- Thi đua 3 tổ: 3 lần
- Nhóm 2 nhóm
- Cá nhân: 2 - 3 trẻ
(Trong khi trẻ đọc cô chú ý lắng nghe trẻ đọc sữa sai cho trẻ, luyện trẻ đọc đúng
từ, đúng câu )
Hoạt động 3 : Kết thúc :
- Cũng cố : Hôm nay cô dạy các con bài thơ gì ?
- Qua bài thơ các con nhớ siêng năng, chăm chỉ và biết vâng lời ba mẹ nhé
- Nhận xét giờ học : Nhận xét lớp, cá nhân, tuyên dương trẻ Cho trẻ hát bài
« Chị ong nâu và em bé
2.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đối với trẻ 3-4 tuổi bước đầu cho trẻ tiếp xúc, được làm quen với máy tính, được tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột, bấm chuột, di chuột để chơi Kết hợp với những âm thanh, hình ảnh sống động kích thích trẻ
Trang 10tham gia vào hoạt động Khi tiếp cận với máy tính trẻ rất thích Vì thế vào các giờ học, giờ chơi Tôi thường cho trẻ tiếp cận với máy tính một cách nhẹ nhàng, thoải mái
Không những đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học để dạy trẻ, ngoài ra ở mọi lúc, mọi nơi, giờ hoạt động góc, hoạt động chiều ,cho trẻ được chơi với các trò chơi trên máy vi tính như các trò chơi (Ai đoán giỏi; Ô cửa bí mật; hát nhảy, đọc thơ cùng siêu chip…) Trẻ rất hứng thú vào hoạt động và hiệu quả là trẻ bắt chước cách kể chuyện, đọc thơ, hát múa bắt chước rất nhanh
2.2.7 Phân chia trẻ theo từng đối tượng để kèm cặp.
Ở lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi việc giáo dục cá nhân là rất cần thiết, có tác dụng tốt đến trẻ và đặc biệt là ngôn ngữ, bởi vì ngôn ngữ của trẻ rõ ràng thì sẽ rất tốt cho việc học, giao tiếp của trẻ sau này Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm hiểu khả năng, đặc điểm tâm lý của từng trẻ Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục cho phù hợp.Trong lớp tôi có trẻ nói chưa được, nói chưa rõ lời, nói nhỏ, nói ngọng
Chính vì vậy tôi đã tìm ra các biện pháp sau: Tôi thường xuyên gần gũi, quan tâm
đến trẻ, trong giờ học tôi thường xuyên quan sát các cháu ngôn ngữ còn chậm, tôi hay trò chuyện đặt câu hỏi để trẻ trả lời, trẻ nói sai tôi nhắc lại để trẻ nói theo, tôi hay khen trẻ trước cả lớp mặc dù cháu phát âm chưa đúng lắm, động viên khích lệ trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong học tập Đầu tiên tôi hỏi trẻ những câu hỏi dễ, sau đó mức độ khó tăng dần, Những trẻ phát âm chưa chuẩn tôi phát âm nhiều lần cho trẻ nghe, cho trẻ có ngôn ngữ tốt chơi với trẻ có ngôn ngữ chậm để trẻ học cách nói của bạn Kết quả thu được: Trẻ mạnh dạn hơn và tích cực tham ra vào các hoạt động
2.2.8 Phối kết hợp với giáo viên trong lớp và phụ huynh
Để làm tốt được công tác giảng dạy mà đặc biệt là dạy luyện ngôn ngữ cho trẻ
thì bản thân tôi cần có sự phối kết hợp với giáo viên trong lớp để cùng nhau tổ chức hoạt động cho trẻ, phải có sự kết hợp hài hòa giữa giáo viên chính với giáo viên phụ, phân công thống nhất cho nhau, có sự phân chia số trẻ trong lớp để cùng nhau theo giỏi, bồi dưỡng kèm cặp có chất lượng
Ngoài ra tôi luôn phối kết hợp với phụ huynh, tôi thường xuyên trao đổi về tình hình học tập của trẻ khi đến lớp, sự tiến bộ của trẻ qua từng giai đoạn, những