LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – Bằng chứng tại các doanh nghiệp thủ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
*************
TRẦN THỊ NGUYỆT
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2019
Trang 2*************
TRẦN THỊ NGUYỆT
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Thảo
TP Hồ Chí Minh – Năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Các nhân tố tác
động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp – Bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi
Các phân tích, số liệu đƣợc nêu trong bài nghiên cứu này là trung thực Kết quả của nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác
Học viên thực hiện luận văn
Trần Thị Nguyệt
Trang 4TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp mới của luận văn 3
7 Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 4
1.1.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC 4
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC 6
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC 8
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC 9
Trang 51.3.2 Khe hổng nghiên cứu 12
1.3.3 Định hướng của nghiên cứu này 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 15
2.1 Các khái niệm 15
2.1.1 Khái niệm thông tin 15
2.1.2 Khái niệm chất lượng 16
2.1.3 Khái niệm CLTT 16
2.1.4 Khái niệm CLTT BCTC 17
2.1.5 Các thuộc tính CLTT BCTC 17
2.1.5.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu độc lập 17
2.1.5.2 Theo quy định của kế toán Việt Nam 19
2.1.5.3 Theo quan điểm của FASB 19
2.1.5.4 Theo quan điểm của IASB 20
2.2 Đặc điểm doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau và mối quan hệ với CLTT BCTC 24 2.3 Các lý Thuyết nền 25
2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory) 25
2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) 27
2.3.3 Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật (Technology Diffusion Theory) 29
2.3.4 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) 30
2.4 Các giả thuyết dự kiến 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 Quy trình nghiên cứu 33
3.2 Phương pháp nghiên cứu 34
Trang 63.4.2 Xác định thang đo chính thức 36
3.4.3 Mẫu nghiên cứu 39
3.4.3.1 Phương pháp chọn mẫu 39
3.4.3.2 Cỡ mẫu 39
3.4.3.3 Đối tượng và phạm vi khảo sát 40
3.4.4 Thiết kế bảng câu hỏi 40
3.4.5 Thu thập và chuẩn bị dữ liệu 40
3.4.5.1 Thu thập dữ liệu 40
3.4.5.2 Chuẩn bị dữ liệu 41
3.4.6 Phân tích dữ liệu 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 44
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính 44
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 44
4.2.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu 44
4.2.2 Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo 45
4.2.2.1 Phân tích hệ số Cronbach alpha 45
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 48
4.2.2.3 Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA): 53
4.2.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 54
4.2.4 Kết quả kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu 55
4.2.4.1 Phân tích tương quan Pearson 55
4.2.4.2 Phân tích hồi quy đa biến 57
4.2.4.3 Kiểm định các giả thuyết 62
4.2.5 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong đánh giá chất lượng thông tin báo cáo tài chính 63
Trang 74.3 Bàn luận về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC ở các doanh nghiệp thủy
sản trên địa bàn Tỉnh Cà Mau 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 70
CHƯƠNG 5: HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN 71
5.1 Kết luận 71
5.2 Một số hàm ý 72
5.2.1 Đối với nhân tố Năng lực nhân viên kế toán 72
5.2.2 Đối với nhân tố Hành vi điêu chỉnh lợi nhuận 73
5.2.3 Đối với nhân tố công cụ hỗ trợ 73
5.2.4 Đối với nhân tố bộ máy quản trị 74
5.2.5 Đối với nhân tố hệ thống kiểm soát nội bộ 75
5.2.6 Đối với nhân tố Hạn chế của ngành thủy sản 75
5.2.7 Đối với nhân tố kiểm toán độc lập 76
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2 CLTT Chất lượng thông tin
3 CLTT BCTC Chất lượng thông tin báo cáo tài chính
doanh nghiệp
12 IASB International Accounting Standards Board - Hội đồng
chuẩn mực kế toán Quốc tế
13 IFRS International Financial Reporting Standards - Chuẩn mực
báo cáo tài chính Quốc tế
17 KTTC Kế toán tài chính
18 SPSS Statistical Package for the Social Sciences - Phần mềm
máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê
19 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
20 TTCK Thị trường chứng khoán
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Bảng tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh
nghiệp 31
Bảng 3.1 Mã hóa các thang đo 36
Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu 45
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach của thang đo biến BM 46
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach của thang đo 46
Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập 48
Bảng 4.5 Diễn giải các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố độc lập 50
Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc 52
Bảng 4.7 Diễn giải các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố phụ thuộc 53
Bảng 4.8 Bảng phân tích tương quan Pearson 56
Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 57
Bảng 4.10 Kiểm định phương sai của sai số không đổi 59
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định các giả thuyết 62
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định đồng nhất phương sai 1 64
Bảng 4.13 : Kết quả kiểm định ANOVA 1 64
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định đồng nhất phương sai 2 65
Bảng 4.15 : Kết quả kiểm định ANOVA 2 65
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định đồng nhất phương sai 3 66
Bảng 4.17 : Kết quả kiểm định ANOVA 3 66
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1 Những yếu tố cần thiết nhằm tạo nên thông tin BCTC chất lƣợng cao
(MCFIE.J.B, 2006) 18
Hình 2.2.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB (1980) 20
Hình 2.3.Các thuộc tính CLTT BCTC của IASB (2001) 21
Hình 2.4.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB và IASB (IASB , 2010) 24
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 33
Hình 3.2 các nhân tố tác động đến CLTT BCTC các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau 35
Hình 4.1: Mô Hình nghiên cứu hiệu chỉnh 54
Hình 4.2: Biểu đồ kiểm định sự khác biệt CLTT BCTC ở lĩnh vực kinh doanh 66
Trang 11CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
Từ khóa:
Chất lƣợng thông tin, báo cáo tài chính
Trang 12FACTORS AFFECTING THE QUALITY OF FINANCIAL STATEMENTS
INFORMATION – EVIDENCE OF SEAFOOD ENTERPRISES BASE IN CA MAU PROVINCE
it is found that there are 7 crucial factors: Management structure; Capacity of accountant; Adjusting profit; Support tools; Internal control system; Independent audit; Limitations of seafood industry
Key words: quality information, quality information financial statements
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mục tiêu cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho các mục đích ra quyết định Chất lượng của BCTC được xem là yếu tố góp phần đáng kể vào việc tạo nên giá trị của một quyết định (Nelsi Wisna, 2018) Do đó, thông tin kế toán mà báo cáo tài chính cung cấp bị sai sót ẩn chứa rủi ro cho một quyết định sai lầm Tuy nhiên, trong thực tế, người sử dụng thông tin kế toán luôn phải đối mặt với những rủi ro từ sự sai lệch, không đầy đủ mà BCTC cung cấp
Tại Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà phát triển, ngày càng có nhiều công ty được thành lập, thu hút đầu tư trong và ngoài nước Cùng với
sự phát triển đó, nhu cầu sử dụng thông tin BCTC ngày càng nhiều Nhà nước Việt Nam ngày càng cập nhật chuẩn mực kế toán Quốc tế để hoàn thiện hơn Chuẩn mực
kế toán Việt Nam và đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao CLTT BCTC, gần đây nhất có thể kể đến là Thông tư 200/2014/TT-BTC (22/12/2014), Thông tư 75/2015/TT-BTC (18/05/2015), 133/2016/TT-BTC (26/08/2016)…
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Cà Mau là tỉnh đang có nhiều triển vọng Cùng với các ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản được đánh giá là ngành mũi nhọn góp phần đáng kể vào sự phát triển của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung Đi cùng với ngành này, sự phát triển của các doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau ngày càng phát triển, thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước CLTT BCTC ở tỉnh này trở thành mối quan tâm của các nhà đầu tư cũng như của nhiều đối tượng khác Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam Nhưng theo sự hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016; Nguyễn Trọng Nguyên, 2016), hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… (Phạm Thanh Trung, 2016; Lưu Phạm Anh Thi, 2018…) Vấn đề đặt ra là có bằng chứng nào về các nhân tố tác động đến CLTT trình bày trên BCTC của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau? Do
Trang 14đó, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến Chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của doanh nghiêp – Bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động CLTT báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau Từ đó giúp các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính lường trước được rủi ro khi sử dụng báo cáo tài chính và ra quyết định phù hợp
Mục tiêu cụ thể:
- Một là, nhận diện các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các doanh
nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Hai là, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC tại
các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
3 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, bài nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Một là, những nhân tố nào có tác động đến CLTT BCTC tại các doanh
nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau? Có khác với những ngành
khác không?
- Hai là, mức độ tác động của các nhân tốđến CLTT BCTC tại các doanh
nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau như thế nào?
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính, chuần mực kế toán, Qui định về
lập và trình bày báo cáo, DN Thủy sản
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua
bán, nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Phạm vi thời gian: số liệu được thu thập từ 01/11/2018 đến 31/01/2019
Trang 155 Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp khám phá, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Trong đó:
Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện bằng cách phỏng
vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến chuyên gia, các giảng viên có kinh nghiệm chuyên môn về kế toán, đại diện kế toán các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kế thừa kết quả của những nhà nghiên cứu trước về CLTT kế toán… nhằm xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Phương pháp nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng cách khảo
sát, thu thập số liệu, xử lý các số liệu thu thập được bằng mô hình hồi quy để đánh giá chất lượng thông tin BCTC và đo lường mức độ của các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
6 Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã có những đóng góp sau:
Về thực tiễn: Giúp các đối tượng sử dụng thông tin BCTC của các DN Thủy sản định hình được các nhân tố tác động CLTT trình bày trên BCTC qua đó kiểm soát rủi ro và đề ra quyết định phù hợp.
Về lý thuyết: Luận văn đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định các
nhân tố tác động đến CLTT trình bày trên BCTC trong DN Thủy sản
7 Kết cấu của luận văn
Bài luận văn có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến nghiên cứu các
nhân tố tác động đến CLTT BCTC
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Hàm ý và kết luận
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trong chương 1, tác giả trình bày các nghiên cứu trước được công bố ở nước ngoài và ở trong nước về CLTT BCTC, các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC Từ đó xác định khe hỏng nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu cho luận văn
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC
Davood Khodadady (2012) với nghiên cứu “The relevance of financial
reporting information system in banking industry”, nhằm kiểm tra đặc tính “Tính
thích hợp” (Relevance) của thông tin BCTC của các ngân hàng ở Ấn Độ Một mẫu gồm BCTC của 49 ngân hàng, gồm 22 ngân hàng tư nhân và 27 ngân hàng công được sử dụng trong nghiên cứu này Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng thang đo Likert 5 điểm để phân tích 14 thuộc tính, trong đó 10 thuộc tính liên quan đến giá trị
dự báo và 04 thuộc tính còn lại liên quan đến giá trị xác nhận Kết quả nghiên cứu cho thấy tính thích hợp của thông tin BCTC ở các ngân hàng khu vực tư nhân cao hơn so với thông tin BCTC ở các ngân hàng khu vực công
Alexios Kythreotis (2014) với nghiên cứu “Measurement of financial
reporting quality based on IFRS conceptual framework’s fundamental qualitative characteristics” đo lường hai đặc tính “sự thích hợp” (relevance) và “độ tin cậy”
(reliability) được quy định trong khung khái niệm của IASB về CLTT Mẫu của nghiên cứu bao gồm các công ty phát triển đã thông qua IFRS và niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Châu Âu, bao gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh Các BCTC được thu thập trong khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2000 đến năm 2009, trong đó, BCTC trong thời gian 2000-2004 đại diện cho BCTC trước khi áp dụng IAS và từ 2005-2009 đại diện cho BCTC sau khi
Trang 17áp dụng IAS Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy đặc tính “sự thích hợp” gia tăng sau khi áp dụng IAS, trong khi “độ tin cậy” dường như không đổi so với trước và sau khi áp dụng IAS
Nghiên cứu “Financial Reporting Quality - Before and After IFRS
Adoption Using NICE Qualitative Characteristics Measurement” của Yurisandi
và Puspitasari (2015) nhằm đánh giá sự sự thay đổi của CLTT BCTC sau khi áp dụng IFRS Nghiên cứu dược thực hiện bằng phương pháp định tính được phát triển bởi Nijmegen Centre for Economics (NiCE) Mẫu của nghiên cứu là các BCTC trong giai đoạn 2009-2010 đại diện cho BCTC trước khi áp dụng IFRS, và các BCTC trong giai đoạn 2012-2013 đại diện cho BCTC sau khi áp dụng IFRS Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc tính định tính về mức độ liên quan, tính dễ hiểu, và khả năng so sánh được tăng lên sau khi thông qua IFRS Andra Gajevszky, Ph D Student (2015) cũng đưa ra kết luận tương tự sau khi thực hiện nghiên cứu CLTT BCTC của 50 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Bucharest từ năm 2011 đến năm 2013 Trong nghiên cứu này, BCTC năm 2011 chưa áp dụng IFRS, và từ năm
2012 đến năm 2013 đã áp dụng IFRS
Ferrero và cộng sự (2015) với nghiên cứu “Effect of Financial Reporting
Quality on Sustainability Information Disclosure” về mối quan hệ giữa CLTT
BCTC với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Các tác giả sử dụng một mẫu gồm 747 công ty phi tài chính quốc tế ở 25 quốc gia, trong giai đoạn từ 2002 đến 2010 Kết quả thu được cho thấy CLTT BCTC ảnh hưởng tích cực đến chất lượng CSR Cụ thể, các công ty thực hiện quản trị thu nhập trong BCTC có xu hướng công bố thông tin kém về CSR, hoặc thậm chí là không có thông tin như vậy Ngược lại, các công ty tôn trọng nguyên tắc thận trọng thì thông tin BCTC và cam kết CSR có chất lượng cao
Nawrocki và Leszek (2014) với nghiên cứu có tên “Financial reporting
quality in companies listed on the Warsaw stock exchange” Mục tiêu của nghiên
cứu là đánh giá CLTT BCTC các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Warsaw (Ba Lan) Nghiên cứu sử dụng mẫu là BCTC quý, BCTC nửa năm và
Trang 18BCTC hàng năm được công bố từ năm 2012 đến năm 2014 của 400 công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một phần ba các công ty được nghiên cứu có độ tin cậy CLTT BCTC thấp hơn so với các công ty còn lại Điều này đặt ra vấn đề khóa khăn trong việc ánh giá xu hướng phát triển của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Warsaw
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC
Nghiên cứu “Critical success factors for accounting information systems
data quality” của Hongjiang Xu và cộng sự (2003) hướng đến mục tiêu tìm hiểu các
nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các doanh nghiệp ở Australia Bảy doanh nghiệp ở Australia đã được sử dụng để làm mẫu cho nghiên cứu, trong đó có bốn doanh nghiệp lớn, ba doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghiên cứu được thực hiện qua bốn giai đoạn: xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ, bổ sung thêm một số nhân tố tác động đến CLTT BCTC, thu thập dữ liệu, khảo sát quy mô lớn – dùng phương pháp thống kê mô tả kiểm định các giả thuyết Kết thúc nghiên cứu, các tác giả đưa ra 26 nhân tố phân thành ba nhóm nhân tố có thể tác động đến CLTT BCTC, bao gồm: Con người, Hệ thống, Tổ chức
Nghiên cứu “Factors that Affect Accounting Information System
Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara Malaysia” của Al-Hiyari & cộng sự (2013) hướng đến mục tiêu tìm hiểu các
nhân tố tác động đến CLTT BCTC thông qua xem xét tác động của: nguồn nhân lực, chất lượng dữ liệu, cam kết quản lý, và chất lượng dữ liệu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng 200 bảng câu hỏi được thiết kế theo thang
đo Likert 5 điểm được gửi đến các học viên của trường đại học Utara Malaysia, bao gồm các sinh viên, cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh đang công tác tại các doanh nghiệp và có kinh nghiệm từ 01 đến 05 năm (72.2%), từ 05 đến 10 năm (17.4%), trên 10 năm (10.4%) Kết quả chỉ thu về được 119 bảng hợp lệ (59.5%) Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có mối quan hệ giữa CLTT BCTC với chất lượng hệ thống TTKT và nguồn nhân lực
Trang 19Holtz và cộng sự (2014) với nghiên cứu “Effects of Board of Directors'
Characteristics on the Quality of Accounting Information in Brazil”, với mục
đích nghiên cứu tác động của các đặc điểm cấu trúc, thành phần của hội đồng quản trị bao gồm quy mô và tính độc lập của ban giám đốc và tách biệt vai trò của chủ tịch và giám đốc điều hành đến đặc tính phù hợp của CLTT BCTC các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán BM & Fbovespa (Brazil) Mẫu nghiên cứu bao gồm các công ty phi tài chính được liệt kê trên BM & FBovespa với thanh khoản thị trường chứng khoán hàng năm cao hơn 0,001, trong khoảng thời gian từ 2008-2011 Phương pháp hồi quy được sử dụng để phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các công ty giao dịch cổ phiếu trên BM & FBovespa tại thị trường Brazil, tính độc lập của hội đồng quản trị và tách biệt vai trò của chủ tịch với giám đốc điều hành ảnh hưởng tích cực đến CLTT BCTC
Nghiên cứu “Quality of financial reporting in the Asia-Pacific region :
The influence of ownership composition” của Yasser và cộng sự (2016) được thực
hiện với mục đích tìm hiểu mối liên hệ giữa nhân tố sở hữu với CLTT BCTC của các công ty trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 20 công ty trong giai đoạn 2011-2013 từ các nước Úc, Singapore, Malaysia, Philippines và Pakistan Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tập trung quyền sở hữu
có liên quan tích cực với CLTT BCTC Tuy nhiên, quyền sở hữu công ty và sở hữu nước ngoài có liên quan tích cực với việc công bố BCTC ở các nước đang phát triển, sở hữu công ty và sở hữu công có tác động tích cực đến CLTT BCTC ở các nước phát triển Các tác giả cũng đưa ra nhận định rằng các công ty lớn hơn có mối tương quan ngược chiều với chất lượng báo cáo tài chính ở châu Á-Thái Bình Dương
Nghiên cứu của Wisna (2018) với tên gọi “Factors Affecting The Quality
Of Accounting Information” nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT kế toán
Đối tượng nghiên cứu của tác giả là các lãnh đạo và kế toán ở ít nhất 59 doanh nghiệp nhà nước ở Bangdung Mô hình nghiên cứu của Nelsi Wisna (2018) gồm ba biến độc lập, một biến trung gian và một biến phụ thuộc Kết quả nghiên cứu cho
Trang 20thấy các nhân tố Lãnh đạo, Quản trị tri thức và Đào tạo có ảnh hưởng Hệ thống TTKT, và chất lượng hệ thống TTKT ảnh hưởng đến chất lượng TTKT ở ba đặc tính: (1) thích hợp, (2) chính xác, (3) kịp thời
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1 Các nghiên cứu về CLTT BCTC
Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014) có một
nghiên cứu “Quan điểm về đặc điểm chất lượng BCTC của các DN Việt Nam
hiện nay”, nhằm mục tiêu đo lường CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam trên
cơ sở các đặc điểm về CLTT BCTC được ban hành bởi IASB & FASB: Tính thích hợp; trung thực; có khả năng so sánh được; Có thể kiểm chứng; Kịp thời; Có thể hiểu được Số lượng mẫu khảo sát trong nghiên cứu là 137 Đối tượng khảo sát là kế toán viên, kiểm toán viên và nhà đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thấy BCTC các thành phần CLTT BCTC trong các DN Việt Nam có giá trị trung bình từ 2,79 đến 3,45 Rõ ràng, chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa được đánh giá cao Một kết quả khác khá thú vị về nghiên cứu này đó là các đặc điểm của chất lượng BCTC có một khoảng cách khá lớn giữa mong đợi và thực tế
Phạm Quốc Thuần (2017) với nghiên cứu “Tính thích hợp của chất
lượng thông tin báo cáo tài chính - Cơ sở lý luận và thực trạng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam” Nghiên cứu nhằm mục tiêu khẳng định tầm quan trọng của
thành phần Thích hợp đối với đánh giá CLTT BCTC; làm rõ các đặc tính đo lường tính Thích hợp của CLTT BCTC trước và sau khi ban hành FASB & IASB 2010; Xây dựng thang đo và đo lường tính Thích hợp của CLTT BCTC trong các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp hỗn hợp, bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng Có 207 mẫu đạt yêu cầu cho nghiên cứu Đối tượng phục vụ cho nghiên cứu là KT trưởng; Trưởng bộ phận IT; Giám đốc DN; Trưởng Phòng Kiểm soát nội bộ; Trưởng phòng Kiểm toán Các số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và trả lời Bảng câu hỏi trên mạng vào năm 2015 Dữ liệu được thu thập và xử lý thông qua phần mềm xử lý
Trang 21thống kê SPSS Kết quả nghiên cứu cho thấy Thích hợp của CLTT BCTC trong các
DN tại Việt Nam được đánh giá ở mức 3,24/5 điểm, tính Thích hợp của CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam thay đổi theo điều kiện niêm yết và quy mô doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp đã niêm yết, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng chú trọng đến việc cung cấp BCTC đảm bảo chất lượng Nghiên cứu cũng so sánh giá trị Thích hợp của CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam với các nghiên cứu khác trên thế giới và cho ra kết quả gần như tương đồng Tác giả cũng chỉ ra rằng BCTC chưa cung cấp đầy đủ thông tin để người sử dụng có thể đánh giá được cơ hội, rủi ro cũng như tiên đoán các kết quả tương lai của DN
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC
Nguyễn Bích Liên (2012) với nghiên cứu “Xác định và kiểm soát các
nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam” Tác giả đã gửi bảng khảo sát đến các nhà tư vấn triển khai ERP; các
đối tượng nhà quản lý, nhân viên IT, KT, kiểm toán DN sử dụng ERP, các nhà nghiên cứu hoặc giảng dạy ERP trên số lượng mẫu thu thập là 143 Bằng phương pháp nghiên cứu là thống kê, so sánh và tổng hợp, tác giả đã xác định được 6 nhân
tố tác động đến CLTT kế toán trong môi trường ERP tại các DN Việt Nam bao gồm: (1) Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân; (2) Kinh nghiệm, phương pháp tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu; (3) Thử nghiệm hệ thống ERP
và huấn luyện nhân viên; (4) Năng lực, cam kết của Ban quản lý và kiến thức của nhà tư vấn triển khai; (5) Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; và (6) Chất lượng phần mềm ERP Tuy chưa tiến hành đo lường CLTT BCTC cũng như chưa kiểm định mức độ tác độngcủa của các nhân tố này đến CLTT BCTC nhưng nghiên cứu đã cung cấp được những thông tin quý báu cho các nghiên cứu sau này và tạo ra một nền tảng lý luận chặt chẽ về tác động của một số nhân tố đến CLTT KT trong môi trường ERP
Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) với nghiên cứu “Minh bạch thông tin tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Mục đích của
Trang 22nghiên cứu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (1) ) Sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc; (2)Kiểm toán ; (3) Lợi nhuận; và (4) Đòn bẩy tài chính đến sự minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK ở Việt Nam Mẫu nghiên cứu của tác giả gồm 178 công ty công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM Kết quả phân tích hồi qui cho thấy các nhân tố trên đều tác động ở mức có ý nghĩa thống kê đến sự minh bạch của thông tin tài chính trong các công ty niêm yết CLTT BCTC và minh bạch thông tin tài chính là hai khái niệm khác biệt, tuy nhiên, kết quả có được từ nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo có giá trị về phương pháp cũng như cách thức thực hiện kiểm định và đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình hồi qui
Tác giả Nguyễn Xuân Hưng và Phạm Quốc Thuần (2016) với nghiên cứu
“Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính” Bằng phương pháp định tính và
định lượng, các tác giả đã xác định và xây dựng được mô hình hồi quy cho thấy đặc tính này chịu sự tác động của các nhân tố Áp lực về thuế, kiểm toán độc lập và niêm yết chứng khoán
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) có tên “Các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” được thực hiện trên mẫu
283 BCTC ba năm 2012, 2013, 2014 của 123 công ty có niêm yết trên TTCK Hà Nội và TTCK Thành phố Hồ Chí Minh Mục đích của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam, đồng thời đo lường các nhân tố này thông qua chất lượng lợi nhuận dựa trên
cơ sở kế toán và dựa trên cơ sở thị trường Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, phân tích mô hình hồi quy Trong 23 nhân tố được đề xuất, có 17 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC gồm: (1) Sở hữu vốn nước ngoài, (2) Sở hữu vốn
tổ chức, (3) Kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, (4) Tính độc lập của Hội đồng quản trị, (5) Trình độ chuyên môn tài chính của Hội đồng quản trị, (6) Kế hoạch thưởng, (7) Đòn bẩy tài chính, (8) Khả năng thanh toán
Trang 23hiện hành, (9) Quy mô của công ty, (10) Thời gian niêm yết trên TTCK, (11) Tình trạng niêm yết trên TTCK, (12) Loại công ty kiểm toán, (13) Tính trì hoãn của BCTC, (14) Loại hình công nghiệp của doanh nghiệp, (15) Lợi nhuận (ROE), (16) Triển vọng phát triển và (17) Chính sách chia cổ tức Trong số này, có những nhân
tố giống và cũng có nhân tố khác với nghiên cứu của các quốc gia khác
Nguyễn Trọng Nguyên (2016) thông qua việc tham khảo các thuộc tính đo lường CLTT BCTC của FASB & IASB 2010, tác giả đã xây dựng thang đo CLTT
BCTC, nghiên cứu “Tác động của quản trị công ty đến CLTT BCTC tại các công
ty niêm yết ở Việt Nam” Mẫu nghiên cứu là báo cáo thường niên và BCTC quý 4
của 195 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Mô hình nghiên cứu bao gồm biến độc lập là 7 yếu tố thuộc Quản trị công ty gồm Thành viên độc lập Hội đồng quản trị; Thành viên độc lập Hội đồng quản trị có chuyên môn KTTC; Kiêm nhiệm hai chức danh; Tần suất cuộc họp; Thành viên độc lập ban kiểm soát; Thành viên ban kiểm soát có chuyên môn KTTC; Sự hiện diện kiểm toán nội bộ và 1 biến phụ thuộc
là CLTT BCTC Kết quả phân tích hình hồi qui cho thấy cả 7 yếu tố thuộc Quản trị công ty có tác động đến CLTT BCTC của các DN Niêm yết tại Việt Nam Kết quả khảo sát CLTT BCTC cũng cho cho thấy 18 DN đạt mức khá, 19 DN đạt mức trung bình, còn lại 158 DN đạt mức yếu, kém
Phạm Quốc Thuần (2016) đã có một nghiên cứu về “Các nhân tố tác
động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt Nam” Có 269 mẫu các công ty phi tài chính đạt yêu cầu được sử dụng cho nghiên
cứu, trong đó có 126 doanh nghiệp lớn và 143 doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghiên cứu được thực hiện qua nhiều bước bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp ở dạng thiết kế hỗn hợp khám phá Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 8 nhân tố tác động đến CLTT BCTC bao gồm: (1) Hành vi quản trị lợi nhuận; (2) Áp lực về thuế; (3)
Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; (4) Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên; (5) Chất lượng phần mềm kế toán; (6) Hiệu quả của Hệ thống KSNB; (7) Năng lực nhân viên kế toán; (8) Kiểm toán độc lập Và 2 nhân tố Niêm yết chứng khoán và Quy mô doanh
Trang 24nghiệp đóng vai trò là biến điều tiết làm thay đổi mối quan hệ của các biến còn lại đến CLTT BCTC
1.3 Nhận xét các nghiên cứu, khe hỏng nghiên cứu và rút ra hướng nghiên cứu cho luận văn
từ các nhà nghiên cứu độc lập…
Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC, mỗi nghiên cứu trước đều đưa ra được nhiều nhân tố khác nhau, tuy nhiên, chúng có điểm chung đó là có thể chia thành nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp và nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hoặc các nhân tố phản ánh đặc tính của doanh nghiệp
Trên thế giới, các nghiên cứu về CLTT BCTC được thực hiện khá sớm so với Việt Nam Các nghiên cứu trước cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu sau kế thừa và phát triển lâu dài Các nghiên cứu tại Việt Nam dù phát triển sau và không liên quan trực tiếp đến nghiên cứu này nhưng là một kênh tham khảo có giá trị và là
cơ sở vững chắc về mặt lý luận và thực tiễn
1.3.2 Khe hổng nghiên cứu
Phần lớn các nghiên cứu về CLTT BCTC trên Thế giới được thực hiện một cách riêng lẻ và tập trung vào nhóm yếu tố Quản trị công ty (Holtz và cộng sự, 2014) Một số nghiên cứu chỉ tập trung phân tích tác động cụ thể của một hoặc một vài yếu tố đến CLTT BCTC (Al-Hiyari & cộng sự, 2013) Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ quan tâm đến CLTT BCTC trong một phạm vi xã hội, địa lý cụ thể (Yasser và cộng sự, 2016)
Trang 25Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến CLTT BCTC Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ các khái niệm, nội dung của CLTT BCTC, … Phạm vi của các nghiên cứu thường hẹp, phần lớn tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp nổi bật, dễ tiếp cận thông tin, số liệu như các doanh nghiệp có niêm yết trên TTCK, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố
Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016; Nguyễn Trọng Nguyên, 2016)…
Có rất ít các nghiên cứu đi sâu vào đo lường CLTT BCTC theo đầy đủ các thuộc tính được công bố bởi FASB và IASB Bên cạnh đó, các thang đo chủ yếu được kế thừa từ các nghiên cứu ở nước ngoài và được điều chỉnh cho phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam (Phạm Quốc Thuần, 2016)
Trong thời điểm hiện tại, các quy định kế toán Việt Nam đang có sự điều chỉnh theo hướng hội tụ với Quốc Tế Bên cạnh đó, Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có các điều kiện về địa lý, kinh tế - xã hội đặc thù riêng, tại đó ngành thủy sản đang có
sự phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều đầu tư từ trong và ngoài nước Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào về CLTT BCTC được thực hiện tại địa phương này Do đó, nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp – bằng chứng tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ là một bằng chứng thực nghiệm cụ thể cho các nghiên cứu trước cũng như
có thể khám phá thêm được các nhân tố mới khi nghiên cứu tại địa phương
1.3.3 Định hướng của nghiên cứu này
Trên cơ sở những đánh giá trên, tác giả thấy rằng nghiên cứu cần thực hiện được các công việc sau:
- Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Xây dựng thang đo, đo lường tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC phù hợp với các đặc điểm của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh
Cà Mau với đầy đủ các đặc tính được công bố bới FASB và IASB
Trang 26KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 điểm qua các nghiên cứu được công bố ở trong, ngoài nước về CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC Từ kết quả của các nghiên cứu đó, tác giả đưa ra nhận xét và rút ra được khe hỏng nghiên cứu, đưa ra được định hướng cho nghiên cứu của mình
Chương kế tiếp sẽ phân tích các cơ sở lý thuyết và các lý thuyết nền tảng, trên cơ sở đó cùng với kết quả phân tích từ chương này sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn
Trang 27CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, các thuộc tính của CLTT BCTC Đồng thời đưa ra được đặc điểm các doanh nghiệp thủy sản cà Mau trong mối quan hệ với CLTT BCTC Trên cơ sở trình bày 5 lý thuyết nền: Lý thuyết ủy quyền, Lý thuyết thông tin bất cân xứng, Lý thuyết tam giác gian lận, Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật, và Lý thuyết ngẫu nhiên, tác giả đề xuất được mô hình nghiên cứu và dự đoán chiều tác động của 7 nhân tố: Bộ máy quản trị, Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi điều chỉnh lợi nhuận, Công cụ hỗ trợ,
Hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán độc lập và Hạn chế của ngành thủy sản
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm thông tin
Thông tin là một khái niệm rộng, tùy vào từng lĩnh vực mà người ta có thể đưa ra một khái niệm thông tin phù hợp Trong kế toán, thông tin được tạo ra từ quá trình xử lý và cung cấp bởi hệ thống kế toán của mỗi doanh nghiệp Thông tin kế toán là những thông tin định lượng, căn bản, là những thông tin tài chính có liên quan đến các thực thể kinh tế hướng đến việc sử dụng cho việc ra các quyết định kinh tế (Needles & cộng sự, 1993) Thông tin kế toán được chia thành Thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị
Thông tin kế toán tài chính là những thông tin KT ngoài việc được sử
dụng bởi các nhà quản lý còn được công bố cho những người sử dụng bên ngoài
DN (Needles & cộng sự, 2003), chẳng hạn như các cổ đông, nhà cung cấp hàng hóa, ngân hàng cho vay và các cơ quan quản lý nhà nước Theo luật kế toán Việt Nam (2003; 2015), thông tin KTTC bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị KT
Thông tin kế toán quản trị được sử dụng để phục vụ cho những người ra
quyết định bên trong công ty như các nhà quản trị cấp cao, các phòng ban, hiệu trưởng hay trưởng khoa các trường đại học, ban giám đốc bệnh viện và các cấp quản lý trong nội bộ tổ chức… Thông tin KT bao hàm những thông tin kinh tế, tài
Trang 28chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị KT (Luật KT Việt Nam, 2003; 2015)
2.1.2 Khái niệm chất lượng
Theo International Organization for Standardization ( Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa), chất lượng được khái niệm là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có (ISO 9000:2005), đây cũng là quan điểm được Quốc tế thừa nhận (Burgi & Brandmeier, 2014) Cũng như thông tin, có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng Tùy vào lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu mà chất lượng sẽ được khái niệm cho phù hợp (Sower & Fair, 2005; Crosby, 2006; Mouzhi Ge, 2009) Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn thay đổi nên chất lượng cũng phải luôn luôn thay đổi theo thời gian, không gian, điều kiện
sử dụng (Nguyễn Trọng Nguyên, 2016) Trong kế toán, đối tượng quan trọng nhất của chất lượng là những thông tin mà nó tạo ra Dưới góc độ quản trị, một thông tin
kế toán đạt chất lượng khi nó phản ánh được tình hình hoạt động của công ty, giúp các nhà quản trị ra quyết định, giám sát thực hiện các mục tiêu chiến lược Ngoài ra, một thông tin kế toán đạt chất lượng còn phải cung cấp được các thông tin tài chính hữu ích cho các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp, như nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, cơ quan thuế…
Về phía người sử dụng thông tin, một thông tin có chất lượng tốt nếu nó đặt được các tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng thông tin bao gồm: Chính xác, Đầy đủ, Phù hợp, Kịp thời và Nhất quán (Baltzan, 2012) Wang &
Trang 29Strong (1996) cũng cho rằng CLTT là một sự phù hợp để sử dụng đối với người dùng
Theo tác giả, CLTT có thể được hiểu là một tập hợp các tiêu chuẩn theo quy định mà phù hợp với yêu cầu của người sử dụng
2.1.4 Khái niệm CLTT BCTC
Khái niệm về CLTT BCTC được quy định rất cụ thể dưới dạng khuôn mẫu các khái niệm bởi các tổ chức nghề nghiệp kế toán Quốc tế như: FASB, IASB Ngoài ra, CLTT BCTC ở mỗi quốc gia sẽ có những định riêng Ở nước ta, quy định về CLTT BCTC cũng được đề cập đến trong luật kế toán Việt Nam
Theo quan điểm của FASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa
Kỳ - Financial Accounting Standards Board): CLTT BCTC là các thuộc làm cho thông tin trở nên hữu ích cho các quyết định kinh doanh và kinh tế (FASB, 1980)
Theo quan điểm IASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế - International Accounting Standards Board): CLTT kế toán được khái niệm là những thuộc tính làm cho thông tin BCTC trở nên hữu ích cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác (IASB, 2010)
Nhiều nhà nghiên cứu theo hướng cơ bản cũng đã đưa ra những khái niệm
đa dạng về CLTT BCTC Trong đó, Jonas và Blanchet (2000), cho rằng CLTT BCTC thể hiện ở việc cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin tài chính, tránh gây nhầm lẫn hoặc thay đổi quyết định của người sử dụng
Kế toán Việt Nam quy định, thông tin trình bày trong BCTC phải đảm bảo các yêu cầu: Trung thực, hợp lý, thích hợp, đầy đủ, có thể kiểm chứng, kịp thời, dễ hiểu, nhất quán và có thể so sánh được (Thông tư 200, điều 101)
2.1.5 Các thuộc tính CLTT BCTC
2.1.5.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu độc lập
Theo McFie.J.B, 2006, CLTT BCTC phụ thuộc vào chất lượng trong quá trình tạo ra chúng, đó là: quá trình lập, quá trình trình bày và công bố Trong đó:
Trang 30- Hoạt động lập: CLTT BCTC phụ thuộc nhiều vào việc các số
liệu kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tuân thủ các chuẩn mực
kế toán và kệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến quá trình lập BCTC
thể giải thích được các hoạt động kinh doanh, tài chính, …
- Công bố: công bố các thông tin tài chính và phi tài chính,
những giải thích trong vấn đề lựa chọn các chính sách và ước tính kế toán Ngoài ra, tác giả còn cho rằng CLTT BCTC phụ thuộc vào chất lượng kiểm soát từ bên ngoài, như kiểm toán độc lập, Ủy ban kế toán,…
Hình 2.1 Những yếu tố cần thiết nhằm tạo nên thông tin BCTC chất lượng cao
(McFie.J.B, 2006)
(Nguồn: Trích nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên, 2016)
CLTT BCTC
Chất lượng về công bố thông tin
Chất lượng ý kiến của kiểm toán viên độc lập
Chất lượng giám sát của
UBKT
Trình bày những giải thích về các hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, các biểu
đồ, tỷ lệ, hình thức báo cáo
Chất lượng công bố về những giải thích khi lựa chọn chính sánh kế toán
Thủ tục lập số liệu kế
toán có chất lượng
Chất lượng trong việc thiết kế
bố cục của báo cáo
Chất lượng chuẩn mực kế toán biểu hiện thông qua
tính rõ ràng và khả năng ứng dụng
Sự hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến
quy trình ghi nhận số liệu kế toán
Các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế của doanh nghiệp
Chất lượng của những tài liệu
là giấy hoặc file điện tử của báo cáo thường niên của doanh nghiệp
Trang 312.1.5.2 Theo quy định của kế toán Việt Nam
Điều 101, Thông tư 200/2014/TT-BTC, do BTC ban hành ngày 22 tháng 12/2014, quy định :
1 “Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy
đủ, khách quan, không có sai sót” (Thông tư 200/2014/TT-BTC, điều
101, trang 452)
2 “Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế” (Thông tư 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453)
3 “Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu” (Thông tư 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453)
4 “Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu” (Thông tư 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453)
5 Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.”(Thông tư 200/2014/TT-BTC, điều 101, trang 453)
2.1.5.3 Theo quan điểm của FASB
FASB vào tháng 05 năm 1980 đã công bố các thuộc tính chất lượng của thông tin BCTC trong khuôn mẫu khái niệm của mình Mục đích của khuôn mẫu này là giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin xác định các thuộc tính một thông tin kế toán hữu ích, phục vụ cho việc ra quyết định Trong khuôn mẫu này, FASB
xác định mức độ thích hợp và đáng tin cậy là hai yếu tố chính góp phần tạo nên một
thông tin hữu ích Nếu mất đi một trong hai yếu tố này thì tính hữu ích của thông tin cũng không còn nữa Để có thích hợp, thông tin phải có tính kịp thời, và phải có giá trị dự báo hoặc phản hồi hoặc cả hai Và để có độ tin cậy, thông tin phải trung thực, kiểm chứng và trung lập Bên cạnh đó, tính so sánh và nhất quán trong mối quan hệ
Trang 32tương tác với tính thích hợp và độ tin cậy của thông tin góp phần làm gia tăng tính hữu ích của thông tin đó (FASB, CON 2-2,1980)
Hình 2.2.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB (1980)
2.1.5.4 Theo quan điểm của IASB
Tháng 04 năm 2001, IASB đã công bố khái niệm mới về CLTT BCTC với
tên gọi Khung chuẩn bị và trình bày BCTC (Framework for the Preparation and
Presentation of Financial Statements) Theo đó, CLTT được hiểu là những thuộc
tính làm cho những thông tin trên BCTC trở nên hữu ích cho việc ra quyết định của người sử dụng Khuôn mẫu này đã trở thành nền tảng cho việc lập và trình bày BCTC sau này.Bốn thuộc tính của CLTT BCTC được IASB đưa ra là: Dễ hiểu; thích hợp; đáng tin cậy; có thể so sánh được Trong đó, thuộc tính đáng tin cậy sẽ được gia tăng bởi các điều kiện: thể hiện trung thực, nội dung hơn hình thức, trung lập, thận trọng và đầy đủ
Trang 33Hình 2.3.Các thuộc tính CLTT BCTC của IASB (2001)
2.1.5.5 Theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB (2010)
Tháng 09 năm 2010, trong một dự án chung với FASB, khuôn mẫu các khái niệm được sửa đổi trên cơ sở dựa trên nguyên tắc thống nhất về bản chất, hội
tụ quốc tế Với tên gọi “Khuôn mẫu các khái niệm cho BCTC 2010”, khuôn mẫu xác định mục tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một công ty, khẳng định Thích hợp và Trình bày trung thực là đặc tính chất lượng nền tảng của thông tin trên BCTC Bên cạnh đó, các thuộc tính làm gia tăng CLTT BCTC gồm Có khả năng so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu được Các khái niệm có thể tóm tắt như sau:
Thích hợp: khả năng tác động của thông tin đến việc ra quyết định của
người sử dụng Thông tin có thể có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định khi
nó mang giá trị dự đoán, giá trị xác nhận hay cả hai
Giá trị dự đoán: thông tin được sử dụng như là một thông tin
đầu vào khi dự đoán các kết quả tương lai
Giá trị xác nhận: thông tin cung cấp những phản hồi về việc
thừa nhận hoặc những sự thay đổi của các đánh giá trước đó
Thông tin hữu ích
Trang 34Trình bày trung thực: bao gồm Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót của
thông tin
Toàn vẹn : toàn bộ các thông tin miêu tả và giải thích cần thiết
để người sử dụng hiểu được các hiện tượng, bao hàm việc giải thích các mức ý nghĩa về bản chất của các khoản mục, các nhân tố và các hoàn cảnh có thể tác động đến chất lượng và bản chất đó, cũng như quy trình được sử dụng để xác định các giá trị đó
Trung lập: không chứa đựng những định kiến, điều chỉnh,
nhấn mạnh, làm nhẹ hoặc chế biến thông tin làm gia tăng khả năng người sử dụng đón nhận thông tin với một cái nhìn tốt đẹp hoặc ngược lại Tuy nhiên Trung lập không có nghĩa là việc trình bày thông tin không có mục tiêu hoặc là không ảnh hướng đến hành vi mà phải có ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng
Không sai sót: là không có lỗi hoặc là bỏ sót trong việc miêu
tả sự kiện và qui trình được sử dụng để sản xuất thông tin Chẳng hạn như việc ước lượng về mặt giá trị không thể được xác định là chính xác hay không chính xác Tuy nhiên, việc trình bày của ước lượng này cần phải đúng sự thật nếu giá trị được xác định rõ ràng, việc ước lượng được xem là xác đáng, bản chất và giới hạn của việc ước lượng cần phải được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn và áp dụng quy trình phù hợp trong quá trình ước lượng
Các thuộc tính làm gia tăng CLTT:
Có khả năng so sánh: thông tin có liên quan có thể được so
sánh với những thông tin tương tự của các thực thể khác hoặc
là giữa các kỳ khác nhau trong cùng một thực thể thông tin Nhất quán có liên quan đến việc sử dụng cùng một phương
Trang 35pháp cho cùng một khoản mục giữa các kỳ KT trong phạm vi của thực thể hoặc trong cùng một kỳ KT giữa các thực thể Có khả năng so sánh là mục tiêu và tính nhất quán giúp đạt được mục tiêu đó
Có thể kiểm chứng: đảm bảo thông tin phản ánh các hiện
tượng kinh tế một cách đúng sự thật Những người quan tâm độc lập và có kiến thức đến thông tin đều đạt được sự đồng thuận, mặc dù sự đồng thuận đó không phải là toàn vẹn, đó là một sự mô tả đặc thù của thông tin được trình bày trung thực Thông tin cần phải được kiểm chứng cả về số lượng lẫn giá trị một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Kịp thời: thông tin luôn sẵn sàng cho việc ra quyết định
Thông tin càng lỗi thời thì tính hữu ích càng thấp
Có thể hiểu được: việc phân loại, mô tả và trình bày thông tin
rõ ràng và súc tích làm cho thông tin trở nên có thể hiểu được Qua phân tích, tác giả nhận thấy khái niệm thuộc tính CLTT theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB (2010) là mang tính hội tựu cao nhất Nên trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sẽ lựa chọn quan điểm này để đánh giá CLTT BCTC các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Cà Mau
Trang 36Hình 2.4.Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB và IASB (IASB, 2010)
2.2 Đặc điểm doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau và mối quan hệ với CLTT BCTC
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế –xã hội của loài người Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều lao động đặc biệt là
ở vùng nông thôn và vùng ven biển
Cà Mau có 3 mặt giáp biển, với 254 km bờ biển, theo sở công thương tỉnh
Cà Mau, tính đến cuối năm 2017, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất
Tác dụng nâng cao giá trị các thuộc tính
Enhancing Qualitative Characteristics
Trang 37cả nước, với trên 302.861 ha, chiếm 27,9% cả nước, 39% vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh Cà Mau xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó con tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là động lực chính, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Con tôm Cà Mau hiện đã có mặt ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ Hiện nay, các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Tây Âu và hướng đến thị trường Ấn Độ đang được tỉnh này quan tâm
Để phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập quốc tế, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị và nâng cấp nhà xưởng Tổng công suất thiết kế đạt trên 150.000 tấn thành phẩm/năm Hiện nay, công nghệ chế biến thủy sản ở Cà Mau đã ngang tầm với nhiều quốc gia trên thế giới Các mặt hàng chế biến ngày đa dạng, phong phú, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc và EU Năm 2016, Cà Mau có 39 nhà máy chế biến thủy sản, công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần
01 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước, giải quyết việc làm cho 300.000 người (Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau)
Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang thực hiện nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án chế biến thủy sản, thu mua nguyên liệu, sản xuất chả cá,
cá khô, nước mắm, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá…
Với những đặc điểm như trên, vấn đề CLTT BCTC ở các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau không chỉ là mối quan tâm của các nhà đầu tư, ngân hàng mà còn của chính quyền địa phương và nhiều đối tượng khác
2.3 Các lý Thuyết nền
2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)
Lý thuyết ủy nhiệm (hay còn gọi là Lý thuyết đại diện) được xem là nền tảng cho phần lớn các nghiên cứu về kế toán Nội dung của lý thuyết này đề cập đến
Trang 38mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent) thông qua hợp đồng Theo hợp đồng, bên được ủy nhiệm đại diện cho bên ủy nhiệm thực hiện một số công việc, bao gồm thẩm quyền ra quyết định kinh tế thay Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng, mặc dù ủy nhiệm được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm, nhưng việc tồn tại một mâu thuẫn trong mối quan hệ này là điều khó tránh khỏi khi cả hai bên đều theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích của riêng mình
Để giải quyết mâu thuẫn này cần có chế độ đãi ngộ thích hợp cho người được ủy nghiệm, thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả đối với người ủy nhiệm để hạn chế những hành vi tư lợi, không bình thường…
Người được ủy nhiệm thường có kiến thức chuyên môn hơn người ủy nhiệm Hoạt động chuyên môn hàng ngày đều do họ thực hiện Khi kiến thức càng cao thì khả năng người được ủy nhiệm lợi dụng người ủy nhiệm khi hoạt động giám sát không hiệu quả Bell & Carcello (2000) cho rằng, trong các tổ chức có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý, sẽ nảy sinh những hành vi tư lợi của những người được ủy nhiệm Do đó, cần thiết phải có một hệ thống giám sát thích hợp để bảo vệ quyền lợi của người ủy nhiệm trong vấn đề xung đột lợi ích với người được
ủy nhiệm
Theo lý thuyết ủy nhiệm, BCTC là công cụ giám sát hiệu quả điều hành của nhà quản lý, còn nhà quản lý dùng BCTC để thuyết phục chủ ở hữu rằng họ đã điều hành một cách hiệu quả nhất (Watson & cộng sự, 2002) Từ lý luận này, tác giả
cho rằng yếu tố Quản trị có tác động đến CLTT BCTC Thông qua các chính sách
kế toán, các nhà quản lý có thể tác động vào việc xử lý TTKT nhằm tạo ra một hình ảnh không đúng với thực tế của doanh nghiệp và sử dụng nó cho những hành vi tư lợi của mình Do đó, cần thiết có một cơ chế giám sát từ phía bên trong nhằm hạn chế hành vi gian lận, không tuân thủ quy định của kế toán Bên cạnh đó các công ty kiểm toán cũng đóng một vai trò quan trọng đối với việc thực hiện và cung cấp thông tin kế bởi vì các công ty kiểm toán có thể giúp các DN thực hiện hiệu quả các chính sách về giá phí, chi phí, lưu chuyển tiền tệ; kiểm tra và giám sát Lý thuyết ủy nhiệm cũng đưa ra quan điểm rằng tính độc lập của các thành viên trong ban quản
Trang 39trị càng cao thì hiệu quả giám sát càng gia tăng (Nicholson và Kiel, 2007) Epstein
và Roy (2010) cũng đưa ra đề xuất HĐQT cần thường xuyên nâng cao những kỷ năng và kiến thức để duy trì hiệu quả hoạt động của công ty trước những biến động của thị trường
Lý thuyết ủy nhiệm khi được sử dụng trong luận văn này đã giúp tác giả
hình dung được các nhân tố Bộ máy quản trị, hành vi điều chỉnh lợi nhuận, hệ thống KSNB và kiểm toán độc lập có mối quan hệ với CLTT BCTC
2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được xây dựng đầu tiên bởi George Akerlof vào năm 1970 Kể từ khi được giới thiệu, khái niệm về thông tin bất cân xứng đã đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu kế toán tài chính (Glosten & Spatt, 2005; Healy & Palepu, 2001; theo Harakeh, 2017) Scott (2015) cho rằng sự bất cân xứng thông tin chắc chắn là khái niệm quan trọng nhất của lý thuyết kế toán tài chính Lý thuyết này có được vai trò quan trọng của nó trên thị trường tài chính
từ thực tế là mức độ nghiêm trọng của thông tin bất cân xứng có thể dẫn đến sự sụp
đổ hoàn toàn của thị trường (Harakeh, 2017)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng sự bất cân xứng thông tin chịu tác động từ việc công bố các thông tin BCTC, từ đó tác động đến đến các quyết định kinh tế của những người tham gia thị trường Hai đối tượng chính của thông tin bất cân xứng là đối tượng bên trong (có nhiều thông tin) và đối tượng bên ngoài (có
ít thông tin hơn, hoặc có được thông tin nhưng không chính xác) Trong thị trường
vốn, thông tin bất cân xứng tồn tại vì hai vấn đề chính: rủi ro đạo đức và lựa chọn
bất lợi
Vấn đề rủi ro đạo đức phát sinh khi đối tượng bên trong lạm dụng các
nguồn lực của công ty để phục vụ lợi ích cá nhân thay vì tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức phát sinh khi nhà quản lý – có được nhiều thông tin từ sự trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty –có sự tư lợi mà các HĐQT, hoặc chủ sở hữu, nhà đầu tư…- những người không có được nhiều thông tin, hoặc có được thông tin BCTC không đáng tin cậy Vấn đề rủi ro đạo đức
Trang 40sẽ càng nghiêm trọng nếu các đối tượng bên ngoài không có đủ thông tin để ngăn chặn kịp thời (Harakeh, 2017) Do đó, cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiểm soát hiệu quả nhằm ngăn chặn vấn đề này
Vấn đề lựa chọn bất lợi phát sinh khi một bên trong giao dịch kinh tế có ít
thông tin hoặc có sự kỳ vọng về thông tin không chính xác Trong thực tế, vấn đề này phát sinh khi các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty bảo hiểm… tiếp nhận thông tin về kế hoạch kinh doanh và trả phương án trả nợ …không chính xác từ phía doanh nghiệp Trong thị trường chứng khoán, lựa chọn bất lợi xảy ra khi các nhà đầu tư định giá cổ phiếu không chính xác khi có sự kỳ vọng về giá cổ phiếu không hợp lý Lựa chọn bất lợi gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả đầu tư và phân
bổ vốn, từ đó gây tổn thất nặng nề cho xã hội (Harakeh, 2017)
Từ những lập luận trên, tác giả cho rằng cần thiết phải có một hệ thống giám sát và những quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự gian lận trong các BCTC Theo đó, khi dưa vào bài nghiên cứu này, lý thuyết thông tin bất cân xứng giúp tác
giả hình thành nên ý tưởng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận, vai trò của hệ thống KSNB có tác động đến CLTT BCTC
2.3.3 Lý thuyết tam giác gian lận (The Fraud Triangle)
Lý thuyết tam giác gian lận được phát triển đầu tiên bởi nhà nghiên cứu tội phạm học người Mỹ - Donald R Cressey (1953), khi ông thực hiện nghiên cứu hành vi tham ô và biển thủ của tội phạm kinh tế Mô hình này sau đó được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Rasha Kassem & Andrew Higson, 2012; Roden & các cộng sự, 2016…)
Theo Cressey, tam giác gian lận trình bày 3 nhân tố dẫn đến hành vi gian lận, bao gồm: Áp lực, cơ hội và thái độ
Áp lực: những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như khó khăn về tài chính,
rạn nức trong mối quan hệ giữa người chủ và người làm thuê… tạo ra những áp lực Áp lực làm phát sinh hành vi gian lận, bất kể đó là nhân viên, người quản lý hay tổ chức