Để xây dựng nhà máy, một bộ phận người Mnông buộc phải tổ chức tái định cư TĐC, một bộ phận khác chịu tác động hiện đang có những biến đổi lớn về không gian sống, văn hóa, SK, … Những bi
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Qua nghiên cứu SK của người Mnông trước và sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, luận án tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy và cản trở nguồn lực sinh kế (NLSK) do TĐ gây nên, đồng thời gợi ý các giải pháp phù hợp để phát triển SK cho người Mnông khu TĐC và vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah trong bối cảnh mới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ mục tiêu trên, luận án sẽ có những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý thuyết về SK; nghiên cứu về SK của người Mnông trước và sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah;
-Tìm hiểu các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội, giáo dục, y tế và tình hình chăm sóc sức khỏe đối với người Mnông TĐC, vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah ởhuyện Lắk;
-Đánh giá những NLSK; nhận diện những biến đổi về SK của người
Mnông dưới tác động của TĐ Buôn Tua Srah;
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phù hợp để phát triển SKBV cho người Mnông trong điều kiện chịu tác động của TĐ Buôn Tua Srah.
Nguồn tư liệu của luận án
4.1 Tư liệu thành văn Để hoàn thành luận án, trước tiên chúng tôi sử dụng tư liệu từ các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Về lý thuyết nghiên cứu SK, SKBV trong nhân học thì có Ashley, Caroline, Diana Carney, Bebbington, Anthony, Chambers, Conway,
DFID, IFAD, … và các công trình biên khảo, bài viết khoa học được chúng tôi tham khảo, trích dẫn để lý giải vấn đề luận án đặt ra Ngoài ra, nội dung nghiên cứu “Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” là sự tổng hợp và so sánh của các nguồn tư liệu đa ngành, đa lĩnh vực của các tác giả nước ngoài.
Thứ hai , nguồn tài liệu trong nước của các cơ quan nghiên cứu được sử dụng như:
Viện Dân tộc học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các đại học, đrường đại học, ; của các cá nhân như Ngô Văn Lệ, Bế Viết Đẳng, Lâm Bá Nam, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Sửu, Trần Văn Hà, Võ Văn Sen, Nguyễn Xuân Hồng, Trần Xuân Bình, Ngô
Phương Lan, Đặng Thị Hoa, Trần Thọ Đạt, Ngô Đức Thịnh, … và các nhà nghiên cứu của Chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây như Bình Nguyên Lộc, Lân Đình, …
Thứ ba , các bài viết ở các tạp chí khoa học, hội thảo, website chuyên ngành như: Tạp chí Dân tộc học, tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Xã hội học, tạp chí Khoa học của Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, tạp chí Khoa học công nghệ (KHCN) của Sở KHCN Đắk Lắk, Đắk Nông, các nghiên cứu của Viện Viễn đông Bác cổ, hay các hội thảo khoa học liên quan đến sinh kế các tộc người Tây Nguyên, người Mnông; các website thuộc các ngành Dân tộc học, Nhân học, Kinh tế, Luật, đều được chúng tôi chắt lọc, khảo cứu khi thực hiện luận án.
4.2 Tư liệu điền dã Đây là nguồn tư liệu quan trọng nhất được chúng tôi thu thập thông qua nhiều cuộc điền dã dân tộc học, các khảo sát, điều tra, quan sát, thảo luận nhóm, … tại điểm chọn lựa nghiên cứu là xã Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết và một số nơi khác trong địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk được ghi chép, phân loại cẩn thận Những tư liệu ảnh, ghi âm, phỏng vấn đồng bào Mnông từ người nông dân đến già làng, trưởng bản, thầy cúng, cán bộ thôn/buôn, hội phụ nữ, chi bộ, … lãnh đạo xã, huyện, cán bộ viên chức NMTĐ Buôn Tua Srah được phân loại, mã hóa, phân tích theo từng nội dung và vấn đề cụ thể Tất cả nguồn tư liệu sơ cấp được xử lý, phân tích và được chúng tôi so sánh, đối chiếu và sử dụng trong quá trình thực hiện luận án.
Đóng góp của luận án
Với việc kế thừa kết quả của các tác giả đi trước, trên cơ sở lí thuyết Dân tộc học/Nhân học và nguồn tư liệu nghiên cứu, luận án “ Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk ” có những đóng góp về khoa học và thực tiễn, như sau:
+Bằng việc áp dụng khung SKBV, luận án đã góp phần nâng cao phương pháp nghiên cứu về SK của tộc người, khác với cách nghiên cứu dân tộc học kinh tế truyền thống ở Việt Nam.
+Qua nghiên cứu biến đổi SK của dân tộc Mnông do tác động của TĐ Buôn Tua Srah ở huyện Lắk, luận án góp phần tìm hiểu quá trình tộc người của dân tộc này trong thời kỳ đổi mới.
+Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung, sáng tỏ thêm lí thuyết và khung phân tích về SK; mặt khác với việc tìm kiếm nguyên nhân biến đổi SK, phân tích các xu hướng biến đổi SK tộc người Mnông dưới tác động của TĐ Buôn Tua Srah.
+Luận án sẽ cung cấp cho khoa học Dân tộc học/Nhân học nguồn tư liệu thực địa để vận dụng so sánh, đánh giá sự thay đổi SK của các cộng đồng cư dân dưới tác động của các CTTĐ khác ở Tây Nguyên và cả nước.
+Cùng với những nghiên cứu khác về TĐC và tác động do xây dựng TĐ ở một số khu vực trên cả nước, luận án góp phần chỉ ra sự bất cập có tính hệ thống của những công trình này đến sự bền vững sinh kế của các tộc người có liên quan.
+Luận án cung cấp luận chứng khoa học để các cấp quản lý có thẩm quyền điều chỉnh, xây dựng các chính sách phát triển SKBV cho người Mnông TĐC, cộng đồng người Mnông chịu tác động, các dân tộc bị ảnh hưởng do xây dựng TĐ Buôn Tua Srah nói riêng và TĐ trên cả nước nói chung.
+ Cùng với những nghiên cứu khác, luận án góp phần xây dựng nguồn dữ liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu các chuyên đề về TĐC TĐ và vớiSKBV đối với những cư dân bị tác động của các dự án TĐ.
Bố cục của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, các phương pháp và khái quát địa bàn nghiên cứu
Chương 2 Sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng Công trình thủy điện Buôn Tua Srah huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3 Sinh kế của người Mnông từ khi xây dựng Công trình thủy điện Buôn Tua Srah huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Chương 4 Giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người Mnông tái định cư và vùng chịu tác động của Thủy điện Buôn Tua Srah huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả ngoài và trong nước
1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả nước ngoài Các công trình nghiên cứu SK của các tác giả nước ngoài được khởi đầu từ những những năm 60 của thế kỉ XX Theo Chambers (1969), Robert and Morris J (1973) khi dân di cư tị nạn ồ ạt từ Kenya và một số nước ở châu Phi do chiến tranh đã khiến cuộc sống của họ khó khăn và chết chóc [98, 100] Những nghiên cứu này đặt ra yêu cầu cấp bách là phải đảm bảo ngay tức thời về đời sống từ ăn uống, chỗ ở đến điều kiện sống tối thiểu cho những người tị nạn Đây không chỉ là vấn nạn của một nhóm hay một cộng đồng người mà còn là vấn nạn của các quốc gia châu Phi Vấn đề này tương tự những gì xảy ra trong thời gian vừa qua khi những người tị nạn chiến tranh Lybia, Syria và một số quốc gia Bắc Phi bằng mọi cách vượt Địa Trung Hải đến với châu Âu, dân di cư các quốc gia Nam Mỹ bằng mọi cách để được vào Mỹ Thời kì này SK được ẩn trong các khái niệm như: Hoạt động kinh tế, hoạt động mưu sinh, hoạt động sản xuất, Đến năm 1983, trong tác phẩm “Phát triển nông thôn: Đặt lên hàng đầu” ( Rural development: Putting the last first), Robert Chambers đã đưa ra khái niệm SK [99] Về sau, khái niệm này xuất hiện thường xuyên hơn trong các nghiên cứu của Barrett, Morrison, Dorward, … và có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau Từ đó một số nhà khoa học, cơ quan phát triển đã tiếp nhận và cố gắng hiện thực hóa khái niệm.
Năm 1999, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID – Department for international development) đã đưa ra khung SKBV trong khuôn khổ cam kết hỗ trợ nhằm cố gắng đạt được mục đích đặt ra là xoá đói, giảm nghèo [106].
Trên cơ sở khung SK của DFID, IFAD (International Fund for Agricultural Development - Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế) đã phát triển khung SK mới IFAD lấy người nghèo làm trung tâm của khung SK do người nghèo dễ bị mất năm nguồn lực
SK Khung SK của IFAD có nhiều yếu tố và cách thể hiện mối quan hệ mới [112].
Như vậy, trong suốt hơn sáu thập kỉ qua, vấn đề SK trở thành nội dung tiếp cận và phân tích ở cấp độ vĩ mô và vi mô theo các hướng khác nhau Cụ thể:
Tiếp cận phát triển: Nổi bật trong cách tiếp cận này là các phân tích của Amartya Sen, nhà kinh tế học người Ấn Độ về quyền lợi (entitlements) được thực thi trong mối quan hệ với nạn đói nghèo Với việc quan tâm đến tính hiệu quả, sự nhân văn của các hoạt động và quá trình phát triển, Amartya Sen (2009) cho rằng các quyền lợi của những bên liên quan và cả cộng đồng người, thậm chí mở rộng hơn trong vùng, khu vực phải được đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Không vì sự thịnh vượng của một nhóm nào, một vùng, một khu vực hay một quốc gia mà một đối tượng nào đó bị bỏ quên, bị gạt ra khỏi lề [124] Theo đó, Parasuraman (2001) đánh giá, việc xây dựng những con đập lớn ở Ấn Độ từ năm 1947 đến năm 2001 đã để lại hậu quả là làm cho gần 33 triệu người bản địa buộc phải di cư khỏi vùng đất tộc người của họ và có cuộc sống đầy khó khăn [119] Robinson Courtland (2003) đã đánh giá về những rủi ro - thách thức và quyền được biết - được tham gia của những người dân vào các dự án xây đập; nguyên nhân, hậu quả và thách thức của sự phát triển - thay đổi - nơi mà họ buộc phải chuyển đến. R.Courtland nhận định “Việc xây dựng đập đã lấy đi ngôi nhà, kế sinh nhai, sức khoẻ và thậm chí là cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới” [104, tr 32].
Tiếp cận đồng đại : Theo Diana, Carney (1998), Ellis, Frank (2000), Kelly, F.
Philip (2003) thì SK của người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi việc thực thi của các thể chế, chính sách, cách thức tiếp cận và các tài sản của họ được sử dụng như thế nào Cách tiếp cận này cho rằng con người sống không cô lập mà bản thân họ có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc ở nhiều cấp độ Họ nhấn mạnh trong nghiên cứu chúng ta phải nhận dạng và chỉ ra những cơ hội, hạn chế và thách thức liên quan đến SK, cụ thể: (1) Áp dụng khung phân tích SK xuyên các nhóm xã hội; (2) Thừa nhận công việc có liên quan đến nhau;
(3) Công nhận nhiều tác nhân; (4) Có nhiều chiến lược sử dụng để bảo đảm SK và cho ra những kết quả SK khác nhau mà họ theo đuổi [97, 109, 115].
Tiếp cận sở hữu: Dưới góc độ này, sinh kế (livelihood) được hiểu như là các tài sản hay/hoặc vốn mà người ta sở hữu nó Ví như, khi tiếp cận về nông nghiệp hay nông thôn, người ta nhầm lẫn SK đất đai (agrarian livelihoods) với SK nông thôn (rural livelihoods), Có nhiều sự khác biệt trong việc hiểu về các loại vốn/nguồn lực Cụ thể, theo Scoones, Ian (1998) thì “SK nông thôn” (rural livelihoods) là đạt được mục tiêu bền vững của những người ở khu vực nông thôn qua việc tiếp cận các nguồn lực SK gồm:
“vốn tự nhiên”, “vốn kinh tế/tài chính”, “vốn con người” và “vốn xã hội” trong những bối cảnh khác nhau [122] Còn Bebbington, Anthony (1999), khi phân tích SKBV lại thay đổi bằng cách thay đổi tên khác cho năm loại vốn là “vốn sản xuất” (produced capital), “vốn con người” (human capital), “vốn tự nhiên” (natural capital), “vốn xã hội” (social capital), “vốn văn hóa” (cultural capital) [91].
Tiếp cận tổng hợp: Nghiên cứu của IUCN và IISD (2003), USAID (2009) về SK trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã đưa ra cách tiếp cận tổng hợp trong việc giải quyết vấn đề SKBV Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý rủi ro và thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên và tăng cường thực thi các biện pháp và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra, giảm nghèo đói và cải thiện phúc lợi cho người dân [114, 126].
Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước đều hướng đến phương pháp tiếp cận SK lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển Kết quả
SK là: 1 Đời sống được cải thiện, 2 Giảm khả năng tổn thương, 3 An ninh lương thực được tăng cường, 4 Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, 5 Môi trường sống được đảm bảo, là một mối quan tâm lớn nhất và có tính chất hỗ trợ cho kết quả khác.
1.1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về sinh kế của các tác giả trong nước Hiện nay, khái niệm SK được sử dụng rộng rãi trong khoa học và các phương tiện thông tin ở Việt Nam Thực chất nội hàm khái niệm SK giống với khái niệm hoạt động mưu sinh, tìm kiếm thu nhập, hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế Con người thông qua hoạt động kiếm sống để đảm bảo được cuộc sống chính mình SK chính là các hoạt động kinh tế trong đời sống tộc người, có mối quan hệ mật thiết và có sự tác động to lớn đến các thành tố khác như văn hóa, chính trị, xã hội.
Từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Sinh kế” bắt đầu được sử dụng trong các dự án liên kết giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế nhằm nghiên cứu, phát triển bền vững về lâm nghiệp, kinh tế, giảm nghèo và SK nông thôn Cụ thể:
Trần Đức Viên (2001), trong công trình “Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế của người dân” đã nghiên cứu và đưa ra đánh giá tổng quát về ba cộng đồng nghiên cứu (bản Huổi Toi, Na Bè, và Xiêng Hương) thuộc hai xã ChiềngHặc (tỉnh Sơn La) và xã Xá Lượng (tỉnh Nghệ An) trong việc thay đổi chính như cấp,chia và quản lý đất rừng Tác giả cho biết, điều đó đã mang lại một số tác động cả tích cực và tiêu cực theo hai chiều hướng khác nhau về SK [79].
Nguyễn Xuân Hồng (2001), Nguyễn Thị Mỹ Vân (2003) trong “Nghiên cứu về tri thức bản địa, sinh kế người dân tộc vùng đồi núi” đã đưa ra chiến lược SKBV cho một số cộng đồng người dân tộc ở vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế [48, 49, 50].
Cơ sở lý luận
- Sinh kế (livelihood) : SK hay còn gọi là kế sinh nhai, một khái niệm thường được sử dụng và hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Hiện nay, khái niệm về SK vẫn đang được thảo luận giữa các nhà khoa học dựa trên theo trường phái lý thuyết và thực tế (Chambers and Conway, 1992; Ellis, 1998; Carney, 1998; Barrett, 2006; ).
Trong luận án này, khái niệm SK của DFID (1999) được chúng tôi sử dụng: “Sinh kế là những hoạt động cần thiết mà cá nhân hay hộ gia đình phải thực hiện dựa trên các khả năng và nguồn lực sinh kế để kiếm sống và đạt được mục đích của mình” [106, tr.5].
- Sinh kế bền vững: Có nhiều định nghĩa khác nhau:
Chambers và Conway định nghĩa về SKBV như sau: “SKBV bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội SKBV khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến SK khác SKBV về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai” [101, tr 51].
K Neefies định nghĩa: “ Sinh kế bền vững là SK bao gồm các khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết để kiếm sống Một SK được gọi là bền vững khi con người có thể đối phó, phục hồi những áp lực và các cú sốc, đồng thời có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài sản ở hiện tại lẫn tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên” [118, tr 12] Trong luận án này, chúng tôi sử dụng định nghĩa của K Neefies làm công cụ lý luận để tiến hành những nghiên cứu cụ thể.
Theo khung SK của DFID (1999), nguồn lực sinh kế “là những nguồn lực cụ thể cũng như khả năng của con người trong khai thác, sử dụng, tái tạo, bồi dưỡng và bảo vệ các nguồn lực đó” [106, tr 1] Các nguồn lực này tác động trực tiếp và gián tiếp đến
SK của người dân tộc Mnông nói chung, của hộ đồng bào Mnông tại khu TĐC và vùng tác động thủy điện Buôn Tua Srah nói riêng Trong luận án này, chúng tôi đồng nhất khái niệm nguồn lực và vốn sinh kế Năm nguồn lực sinh kế được hiểu với nội hàm sau:
Nguồn lực tự nhiên (vốn tự nhiên) , bao gồm các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu tự nhiên mà con người tận dụng để tạo dựng sinh kế như tài nguyên rừng, đất đai, khí hậu, sông suối,…[106].
Nguồn lực con người ( vốn con người ), bao gồm kinh nghiệm, kĩ năng, tri thức, sức khỏe,… tạo điều kiện cho con người tham gia các hoạt động sinh kế và đạt được các mục tiêu sinh kế của họ [106].
Nguồn lực xã hội ( vốn xã hội ), được hiểu bao gồm các mạng lưới, các mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội, niềm tin, thành viên nhóm mà con người tham gia để từ đó, con người được những cơ hội và lợi ích khác nhau trong việc theo đuổi các mục tiêu sinh kế [106].
Nguồn lực tài chính ( vốn tài chính ), bao gồm được thể hiện bằng nguồn tiền vốn có được để thực hiện việc đầu tư, chi trả cho các hoạt động sản xuất và đời sống, nó bao gồm cả các khoản tiết kiệm và tín dụng, đôi khi nó tồn tại dưới dạng hiện vật như vật tư dự trữ, hàng hóa chưa tiêu thụ [106].
Nguồn lực vật chất ( vốn vật chất ), nguồn lực vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế Nguồn lực vật chất được phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ [106].
- Hoạt động mưu sinh: Là một thành tố quan trọng trong đời sống tộc người, có tác động mật thiết và ảnh hưởng quan trọng đối với các thành tố khác như chính trị, văn hoá, xã hội, … Mưu là cách thức, phương cách, còn sinh là sinh sống, tồn tại Hiểu theo nghĩa chung nhất, “ hoạt động mưu sinh ” là những cách thức, những phương cách kiếm sống nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, của cộng đồng và của các tộc người
- Biến đổi (change) được hiểu là quá trình vận động, phát triển của tất cả các xã hội Nhìn ở khía cạnh lịch sử, mọi xã hội, mọi lĩnh vực đều đang diễn ra quá trình biến đổi, đan xen những sự tiếp nối và biến đổi.
- Tái định cư: Tái định cư (resettlement) được hiểu là hai quá trình di chuyển và hoà nhập TĐC là quá trình thay đổi chỗ ở, nơi sinh sống, còn phục hồi là việc hòa nhập vào cộng đồng tại nơi ở mới Đây là hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra một quá trình liên tục, kết nối, và không nhất thiết được coi là hai “giai đoạn” Bởi vì, đôi lúc để thành công, quá trình ổn định đời sống có thể diễn ra trước khi quá trình di chuyển nơi ở xảy ra.
- Khu vực tác động : Là một vùng không gian địa lý, nơi mà NMTĐ Buôn Tua Srah được xây dựng đã có những tác động đến người Mnông trên các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, con người trong các quan hệ liên quan đến hoạt động của nhà máy.
Các phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp Điền dã dân tộc học Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình triển khai thu thập tư liệu tại địa bàn nghiên cứu với nhiều phương pháp cụ thể Có thể khẳng định phương pháp điền dã dân tộc học đóng vai trò quyết định trong quá trình thực hiện luận án Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Sinh kế của người Mnông dưới tác động của thủy điện Buôn
Tua Srah ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” nên việc điền dã để quan sát, khảo sát, nghiên cứu, thu thập tài liệu, … là yếu tố tiên quyết và bắt buộc Với yêu cầu và mục đích của luận án, chúng tôi chọn triển khai điền dã tại cộng đồng người Mnông ở 4 xã là Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết, trong đó công trình TĐ Buôn Tua Srah đặt tại xã Nam Ka, xã Krông Nô nơi người Mnông có số lượng lớn và là nơi chọn làm khu vực TĐC của công trình TĐ ở huyện Lắk Ở các điểm nghiên cứu trên, bên cạnh việc thu thập tư liệu bằng phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học như: quan sát, mô tả, thu thập tư liệu bằng hệ thống câu hỏi/vấn đề bán cấu trúc, chúng tôi còn triển khai phương pháp thảo luận nhóm như là một hình thức nghiên cứu có sự tham dự của người dân Với cách thức này chúng tôi đã hình thành 3 nhóm nghiên cứu có sự tham dự của cộng đồng người dân và người Mnông như sau:
- Nhóm người Mnông thuộc các thành phần hộ gia đình (trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, nhận trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng, hoạt động thủy sản).
-Nhóm những người có uy tín trong cộng đồng buôn làng gồm: Già làng, trưởng buôn, bí thư chi bộ, chi hội trưởng hội nông dân, chi hội trưởng hội phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên.
- Nhóm cán bộ viên chức: Cán bộ, viên chức đang công tác tại chính quyền địa phương, nhà giáo,
Thông qua các buổi thảo luận nhóm trong quá trình điền dã dân tộc học, chúng tôi đã thu được những tham biến định tính về những nhân tố tác động tích cực và tiêu cực của công trình TĐ Buôn Tua Srah đến các hoạt động SK của người dân nói chung và người Mnông nói riêng Kết hợp với những tư liệu định tính, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi điều tra xã hội học.
Như vậy, phương pháp điền dã dân tộc học được triển khai trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án với các hoạt động chính sau đây:
-Bằng phương pháp nghiên cứu chuyên gia, chúng tôi xây dựng câu hỏi bán cấu trúc, trực tiếp về cộng đồng các buôn làng thuộc địa bàn nghiên cứu, sống cùng người dân, quan sát, lắng nghe để mô tả, ghi chép, đo đạc, vẽ sơ đồ, chụp ảnh, … các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến đề tài đã/đang tồn tại trong cộng đồng người Mnông như vấn đề SK truyền thống, mức độ ảnh hưởng của công trình TĐ đối với người dân, SK hiện nay và khả năng thích ứng của người Mnông trong việc đối mặt với những vấn đề đang diễn ra, …
- Triển khai tổ chức thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho người dân nói chung và người Mnông trong địa bàn nghiên cứu trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu Nhờ vậy, nhiều nhân tố tác động tích cực và tiêu cực của công trình
TĐ Buôn Tua Srah đối với cộng đồng đã được người dân trực tiếp nhận xét, bàn luận, kiến nghị Trên cơ sở đó, chúng tôi thu thập được những tư liệu, những ý kiến có tính khách quan của người dân về vấn đề nghiên cứu.
Những công việc cụ thể chúng tôi đã làm:
(i) Tiến hành quan sát tổng thể về các điểm nghiên cứu một cách có chủ ý nhằm thu thập thông tin và nhận định, thực hiện quan sát để miêu tả, ghi chép dân tộc học.
(ii) Tiến hành ghi chép, chụp, vẽ, ghi âm, trong các hoạt động sống của đồng bào Mnông.
(iii) Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, nhà nghiên cứu, già làng, trưởng buôn, cán bộ (như đã trình bày ở trên), … theo các nội dung đã được thiết kế để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
(iv) Tiến hành phương pháp quan sát tham dự các hoạt động kinh tế, hoạt động văn hóa, sinh hoạt chi bộ, hoạt động thôn buôn, đám ma, đám cưới, đánh bắt cá, đi rừng, đi rẫy, mổ heo làm lễ, … để hiểu sâu hơn về các hoạt động kinh tế, những tác động của TĐ
Buôn Tua Srah, những khó khăn, thách thức mà đồng bào phải đối mặt 1.3.2 Phương pháp thu thập tư liệu thành văn
Song song với phương pháp điền dã dân tộc học, luận án tiến hành thu thập tư liệu thành văn Đây là phương pháp quan trọng giúp cho nghiên cứu sinh có những tri thức tổng quát, cụ thể, chuyên sâu về những nghiên cứu SK, SKBV của người Mnông ở huyện Lắk dưới tác động của TĐ Buôn Tua Srah.
Như đã luận giải ở phần tổng quan tình hình nghiên cứu, đề tài luận án có liên quan đến nhiều hệ thống các công trình, bài viết, báo cáo của chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội thuộc lĩnh vực tư liệu thành văn đã được công bố khá phong phú Vì vậy, để triển khai thu thập nguồn tư liệu này, chúng tôi đã sử dụng cách thức phân loại tư liệu thành văn thành các nhóm tư liệu, bao gồm nhóm tư liệu liên quan đến lý thuyết SK,
SKBV, nhóm tư liệu về SK và biến đổi SK dưới nhiều tác động, nhóm tư liệu về tác động của các công trình TĐ đến biến động xã hội, nhóm tư liệu nghiên cứu về người Mnông,
… Sau khi phân loại, chúng tôi từng bước nghiên cứu nguồn tư liệu này theo các luận điểm cơ bản liên quan đến đề tài luận án Các tư liệu được lưu giữ, ghi chép thành file, các folder để làm luận cứ thứ cấp trong quá trình triển khai nghiên cứu vấn đề.
1.3.3 Phương pháp so sánh và đối chiếu
So sánh đối chiếu là phương pháp cần thiết vì qua quá trình này những giả thuyết liên quan đến đề tài được xác định đúng sai và mục tiêu của đề tài được làm sáng tỏ So sánh đối chiếu không chỉ từ nguồn tư liệu điền dã với tư liệu thành văn mà còn trong nội bộ các tư liệu điền dã và nội bộ các tư liệu thành văn, bởi vì có nhiều quan điểm khác nhau khi cùng lý giải một nội dung Ngoài ra, chúng tôi còn so sánh đối chiếu một sự vật hiện tượng theo lịch đại và đồng đại nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của sự vật hiện tượng đó trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau Để thực hiện đề tài của luận án này, chúng tôi đã tiến hành so sánh SK của người Mnông trước đây và SK của người Mnông hiện nay dưới sự tác động của TĐ; đồng thời so sánh ảnh hưởng tác động của công trình TĐ Buôn Tua Srah đến người Mnông và các cộng đồng người khác; tác động của công trình TĐ này với các công trình TĐ trên hệ thống sông Krông Nô, Sêrêpôk và cả nước Thông qua phương pháp này mà chúng tôi thu thập được những tư liệu và có những hiểu biết sâu sắc về tác động của các công trình TĐ Buôn Tua Srah đến người dân nói chung và người Mnông nói riêng.
Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.4.1 Khái quát về huyện Lắk
- Về tự nhiên: Lắk là một huyện miền núi, nằm phía Nam dãy Trường Sơn, phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk, cách Buôn Ma Thuột 54 km Huyện có diện tích tự nhiên là
1.256 km 2 , địa giới hành chính như sau: Bắc giáp huyện Krông Ana, Đông giáp huyện
Krông Bông - tỉnh Đắk Lắk, Tây giáp huyện Krông Nô - tỉnh Đắk Nông và Nam giáp huyện Đam Rông và Lạc Dương - tỉnh Lâm Đồng Về địa hình, Lắk là một huyện có địa hình núi cao được hình thành do dãy Chư Yang Sin, độ cao trung bình từ 800 -
1.000m, thấp dần từ Đông sang Tây Về khí hậu, do nằm giữa Cao nguyên Buôn Ma
Thuột và dãy núi Chư Yang Sin nên huyện Lắk có chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam, mang tính chất cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù thung lũng Mỗi năm có hai mùa rõ nét: Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, lượng mưa tập trung trên 94%; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể Lượng mưa trung bình hàng năm thấp từ 1.800 - 1.900 mm Về tài nguyên, có các nhóm đất chính như đất đỏ, đất xám, đất dốc tụ, đất phù sa Rừng còn nhiều và có tác dụng phòng hộ cao Tài nguyên động thực vật phong phú, đa dạng, có nhiều loại cây đặc hữu vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học Tài nguyên nước tương đối dồi dào, được tiếp nhận và dự trữ ở các sông suối, ao hồ như hồ Lắk, hồ Buôn Triết, Hồ Buôn Tua Srah.
Về dân cư: Huyện Lắk có 22 dân tộc cùng sinh sống tại 124 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 89 thôn, buôn đồng bào dân tộc Dân số toàn huyện là 69.398 người; trong đó dân tộc có 10.368 hộ, với 44.525 khẩu, chiếm tỷ lệ 64,58 % Trong các dân tộc thiểu số, người Mnông có 8.217 hộ với 35.909 nhân khẩu chiếm hơn 50% dân số toàn huyện và là dân tộc có dân số đông nhất huyện Ngoài ra còn có số lượng ít các tộc người thiểu số mới nhập cư gần đây, như như Sán Chay, Khơ-mú, Co, … (3)
Về lịch sử: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, hàng loạt các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên khảo sát vùng đất Tây Nguyên còn hoang sơ Sau khi thực dân Pháp thiết lập nền thống trị, về danh nghĩa vùng đất này vẫn thuộc quyền cai trị của triều Nguyễn nhưng trên thực tế, kể từ năm 1889 được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Pháp Ngày
22 tháng 11 năm 1904, theo đề nghị của Hội đồng tối cao Đông Dương trong phiên họp ngày 26 tháng 8 năm 1904, Toàn quyền Paul Beau ký quyết định thành lập tỉnh Đắk Lắk đồng thời chuyển tỉnh lỵ từ Bản Đôn về Buôn Ma Thuột Tuy nhiên, ngày 09 tháng 12 năm
1913, Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định chuyển Đắk Lắk trực thuộc tòa công sứ Kon Tum, tỉnh Đắk Lắk bị giải thể và hạ xuống làm đại lý hành chính Ngày 22 tháng 7 năm 1923, tỉnh Đắk Lắk được tái lập theo đề nghị của L Sabatier Lúc mới
(3) Ủy ban nhân dân huyện Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2014 - 2017, Báo cáo số 81-BC/UBND ngày 09 tháng 4 năm 2018 thành lập, không có tổ chức hành chính trung gian như quận, huyện, xã mà chỉ có các đơn vị làng (buôn), tòa đại lý hành chính quản lý theo vùng.
Ngày 2 tháng 7 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ ấn định tỉnh Đắk Lắk có 5 quận, 21 tổng và 77 xã Quận
Ban Mê Thuột có 4 tổng, quận Lắk được đổi tên thành quận Lạc Thiện có 7 tổng, quận M’Đrắk có 4 tổng, quận Đắk Song có 2 tổng và quận Buôn Hồ có 4 tổng.
Ngày 23 tháng 1 năm 1959, chính quyền Sài Gòn cắt quận Lắk cùng với Phước Long, Đắk Song và một phần của tỉnh Lâm Đồng để thành lập tỉnh Quảng Đức.
Sau năm 1975, quận Lạc Thiện đổi tên thành huyện Lắk, gồm thị trấn Liên
Sơn và 7 xã: Yang Bung, Yang Tao, Bông Krang, Đắk Nuê, Đắk Phơi, Đắk Liêng,
Krông Nô Ngày 17 tháng 1 năm 1984, xã Yang Bung được chia thành 2 xã là xã Buôn Triết và xã Buôn Tría Ngày 2 tháng 1 năm 2004, chuyển xã Ea Rbin và Nam
Ka của huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về huyện Lắk Như vậy, huyện Lắk có 1 thị trấn và 10 xã ổn định đến nay: Thị trấn Liên Sơn, các xã: Bông Krang, Yang
Tao, Đắk Liêng, Đắk Phơi, Buôn Triết, Buôn Tría, Krông Nô, Nam Ka và Ea Rbin.
1.4.2 Khái quát về Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah
- Về chủ trương xây dựng : Đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ CNH, HĐH giai đoạn 2001 - 2020, trên cơ sở khảo sát địa hình Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình Chính phủ Quy hoạch phát triển hệ thống điện giai đoạn 2001 - 2010 có xét đến triển vọng năm
2020 Ngày 22/6/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại quyết định số:
95/2001/QĐ-TTG và hiệu chỉnh tại quyết định số 40/2003/QĐ-TTG ngày 21/3/2003.
Theo Quy hoạch này, NMTĐ Buôn Tua Srah được xây dựng ở bậc thang thứ 2 trong hệ thống TĐ bảy bậc trên sông Sêrêpôk TĐ Buôn Tua Srah được Chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số 1229/CP-CN ngày 30/8/2004; Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt
BCNCKT tại Quyết định số 321/QĐ-EVN-HĐQT ngày 07/9/2004.
- Vị trí công trình: TĐ Buôn Tua Srah được xây dựng tại địa phận các xã Nam Ka
(huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông), trên sông
- Các mốc xây dựng chính: Khởi công xây dựng ngày 25/11/2004; Ngăn sông ngày 25/01/2006; Tích nước hồ chứa ngày 11/7/2009; Phát điện thương mại ngày 07/9/2009; Hoàn thành công trình ngày 07/7/2011.
NMTĐ Buôn Tua Srah thuộc Công ty TĐ Buôn Kuốp Công ty TĐ Buôn Kuốp
(EVN HPC BUON KUOP ) được thành lập theo Quyết định số 304/QĐ-EVN ngày 09 tháng 6 năm 2009 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nhiệm vụ tổ chức quản lý vận hành các NMTĐ trên sông Sêrêpôk thuộc địa bàn các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với tổng lượng điện trung bình hằng năm vào khoảng 2,66 tỷ KWh.
- Nhiệm vụ của công trình: Tạo nguồn phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia với công suất lắp đặt là 84MW, sản lượng điện trung bình năm 358,4 triệu KWh Ngoài nhiệm vụ phát điện công trình còn tham gia hạn chế lũ lụt cho hạ du, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của khu vực Việc xây dựng công trình TĐ Buôn Tua Srah sẽ có các cụm dân cư với cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ Hệ thống giao thông tốt, công trình vận hành sẽ tạo ra khả năng giao lưu kinh tế - xã hội của địa phương
- Vai trò của thủy điện Buôn Tua Srah :
+Hồ chứa TĐ Buôn Tua Srah khi được xây dựng sẽ có những tác dụng điều tiết khí hậu khu vực làm giảm đi mức độ khắc nghiệt đặc biệt vào mùa khô;
SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG TRƯỚC KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
Các nguồn lực sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng thủy điện
Nguồn lực tự nhiên là nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, đất đai, nước, rừng, khoáng sản, đa dạng sinh học,
… được sử dụng cho sinh kế của đồng bào Mnông tại 4 xã gồm: Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin thuộc huyện Lắk.
- Vị trí địa lý: Xã Buôn Triết, Nam Ka, Ea Rbin nằm phía Đông Nam, xã Krông
Nô nằm phía Tây Nam huyện Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột từ 70 đến hơn
90 km theo quốc lộ 27 Đây là những xã miền núi, vùng sâu, khó khăn của tỉnh Đắk Lắk với diện tích tự nhiên là 529,18 km 2 ; dân số 16,621 người (trong đó có 7,896 người Mnông, chiếm 47,4% dân số) [25].
- Địa hình, khí hậu: Địa hình: Địa hình núi cao có Xã Krông Nô với độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển, thấp dần từ Đông sang Tây, độ dốc trung bình 20 - 250 Địa hình vùng trũng ven sông: Bao gồm các xã Buôn Triết, Nam Ka, Ea Rbin được tạo bởi sông Krông Nô, có độ dốc trung bình từ 3 - 8 0 , độ cao trung bình 400
- 500m Về khí hậu: Vì đều nằm phía Đông Trường Sơn, giữa Cao nguyên Buôn Ma
Thuột và vùng núi Chư Yang Sin nên chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu Cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung lũng Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 tập trung trên 94% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như không có mưa Lượng mưa trung bình thấp hơn so với các vùng xung quanh do bị che khuất bởi khối núi Chư Yang Sin ở phía Đông Nam.
- Tài nguyên đất: Theo kết quả phân loại đất năm 2005 (FAO-UNESCO), xã Buôn
Triết, Nam Ka, Ea Rbin, Krông Nô có các nhóm đất chính sau: Nhóm đất đỏ (Ferrasols) được hình thành trên đá mẹ basalt và phiến sét Nhóm đất này có các loại đất sau: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) (đất thịt nặng đến cát pha, khả năng thấm, giữ nước kém; về mùa khô bị chai rắn, nghèo chất dinh dưỡng) Đất đỏ vàng trên đá granite (Fa) (đất thịt nặng đến pha cát, tỷ lệ sét tương đối, nghèo chất dinh dưỡng và tầng mỏng) Nhóm đất Gley (Gleysols) (nhóm đất dốc tụ) bị gley hóa do ngập nước, bị kết von.
- Về đất sản xuất: Theo thống kê năm 2006, diện tích và tình hình sử dụng đất của 4 xã gồm: Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin trong điểm nghiên cứu của luận án cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất ở xã Buôn Triết, Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin Đơn vị tính: ha
Tên xã Tổng số Trong đó Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chưa sử dụng
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lắk năm 2006 Quang bảng 2.1 chúng ta thấy diện tích đất lâm nghiệp ở 4 xã này còn rất nhiều chiếm từ hơn 50% diện tích trở lên Cá biệt, xã Nam Ka có đến 95% diện tích là đất lâm nghiệp Số liệu này cho thấy, TĐ Buôn Tua Srah sau khi được xây dựng có tác động rất lớn đến cư dân của 4 xã trên.
- Tài nguyên thực vật: Với đặc điểm địa hình và chế độ khí hậu thuỷ văn, vùng đã hình thành nên những quần thể thực vật phong phú, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới mang tính chất Cao nguyên và thung lũng Kết quả nghiên cứu, đánh giá sơ bộ của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đắk Lắk cho thấy, tài nguyên thực vật huyệnLắk có khoảng 1000 loài, thuộc 150 họ thực vật Có 264 loài có khả năng làm thuốc,nhiều loại có khả năng trồng làm cảnh rất hấp dẫn Một số loài cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao như họ giẻ, họ long não, họ trâm, họ trám, họ thông hai lá, …
- Tài nguyên động vật: Theo thống kê sơ bộ của Sở Tài nguyên Môi trường Đắk
Lắk, huyện có hơn 600 loài thú với nhiều họ, bộ, chi, loài khác nhau Tiêu biểu cho hệ sinh thái núi cao Lắk là rừng Quốc gia Chư Yang Sin Rừng Quốc gia Chư Yang Sin trải dài từ huyện Lắk, huyện Krông bông sang đến tỉnh Lâm Đồng, rộng 58.947 ha Đây là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có tính đa dạng sinh học cao bao gồm 876 loài thực vật bậc cao có mao mạch (trong đó 54 loài ghi trong sách đỏ, 143 loài đặc hữu), 203 loài chim (có 9 loại trong sách đỏ thế giới và Việt Nam), 46 loài thú lớn (có 12 loài sách đỏ),
29 loài bò sát lưỡng cư (trong đó 11 loài ghi trong sách đỏ) (4)
- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước khá dồi dào, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800-1.900mm, được tiếp nhận và dự trữ nhiều sông suối và nhiều hồ chứa. Nguồn nước mặt được dự trữ ở các hồ chứa như hồ Buôn Triết, hồ Buôn Tría, và hồ Buôn Tua Srah Hệ thống sông ngòi dày đặc, kết hợp với địa hình địa mạo thuận lợi, có rất nhiều tiềm năng phát triển thủy điện.
- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú về chủng loại nhưng khối lượng ít Để khai thác và sử dụng hiệu quả đòi hỏi cần đầu tư quản lý, giám sát khai thác chặt chẽ Trên địa bàn có một số tài nguyên khoáng sản như: Thiếc ở dãy núi Youk Mao, Yang Ho; mỏ đá granit ở Chư Yang Trang, Chư Yang Reh.
Theo Ama Trưng (Y Trưng Buôn Dăp), giáo viên, sinh năm 1965, tại xã Nam Ka cho biết “…Trước năm 2005 rất thuận lợi cho cuộc sống Mọi người có thể vào rừng hái lượm rất nhiều thứ: măng, rau rừng, mật ong, đến bắt kỳ đà, tê tê, rắn, ếch, nhái,
hoặc ra sông bắt cá nhiều lắm Chỉ cần đi một buổi là có ăn mấy ngày, Đất trồng tốt lắm, chỉ cần trỉa hạt, trồng cây là có ăn, không phải chăm sóc gì cả,… Đồng bào sống thoải mái lắm”
Có thể đánh giá, nguồn lực tự nhiên của người Mnông trước khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah thực sự dồi dào Điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên thực vật, đồng vật phong phú Nguồn lực tự nhiên là chỗ dựa quan trọng cho cuộc sống của đồng bào.
- Học vấn và đào tạo nghề: Trước đây, trình độ học vấn của người Mnông thấp do nhiều nguyên nhân như CSHT yếu kém, người dân chưa nhận thức được sự cần thiết
Các hoạt động sinh kế của người Mnông trước khi xây dựng thủy điện
Các hoạt động SK truyền thống trước khi xây dựng NMTĐ Buôn Tua Srah của người Mnông ở huyện Lắk tương đối phong phú đa dạng với nhiều loại hình khác nhau.
Bên cạnh hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, việc khai thác nguồn lợi tự nhiên cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào.
Lắk là một huyện miền núi vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, rừng chiếm diện tích tương đối lớn và mang lại nhiều nguồn lợi tự nhiên Đối với người Mnông huyện Lắk, thu nhập từ rừng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của gia đình Rừng cung cấp thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của người Mnông, là nơi cung cấp nguyên vật liệu, chất đốt (gỗ làm nhà, củi đun, tre, nứa, …), ngoài ra rừng còn là kho dược liệu vô cùng quý giá và phong phú cung cấp nhiều vị thuốc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh, cung cấp nguyên liệu cho một số nghề thủ công.
Hái lượm luôn đóng vai trò quan trọng trong SK của người Mnông huyện Lắk Các loại củ, quả trên rừng được đồng bào khai thác như củ mài, củ từ, mận, ổi, chuối rừng, … Công cụ hái lượm đơn giản, họ sử dụng dao, xà gạc, … khi lấy măng, đọt mây, lá bép, củ mài, … dùng cuốc đào rễ cây làm thức ăn Hái lượm góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và bù đắp sự thiếu hụt vào những lúc giáp hạt Hái lượm còn là một nguồn thu nhập thêm cho đồng bào Người Mnông thu, lượm, hái các loại như rau rừng, rau sung, lá bép, măng, củ mài, và nhiều loại củ khác, …; thu nhặt các loại lâm sản ngoài gỗ, như nấm, mộc nhĩ, mật nhân, các loại hạt để lấy dầu Họ còn khai thác các loại gỗ, tre, mây, mật ong và các dược liệu quý để dùng trong gia đình và trao đổi Lực lượng lao động chủ yếu để hái lượm là phụ nữ và trẻ em.
Cùng với hái lượm, săn bắt là một phần quan trọng trong hoạt động sống của đồng bào Trước đây, rừng còn nhiều nên hoạt động săn bắt diễn ra thường xuyên với hai hình thức: săn tập thể và cá nhân Săn tập thể thường tiến hành khi săn các loại thú như heo rừng, hươu, nai, … Số lượng người tham gia không hạn chế và có sự phân công công việc rõ ràng, mỗi người một việc: đuổi thú, đón lõng, điều khiển chó săn Các buổi săn tập thể như vậy thể hiện tính tự giác và tính cộng đồng rất cao Thú săn được chia đều cho mọi người,riêng người có công hạ thú được hưởng phần nhiều hơn Săn cá nhân thường được áp dụng đối với những loại thú nhỏ như gà rừng, sóc, chồn, … Ngoài các hình thức săn vừa kể ở trên,đồng bào còn dùng các loại bẫy để bắt thú: bẫy thòng lọng, bẫy chuồng, bẫy chọc, … Hiện nay, hình thức săn tập thể không còn được duy trì vì diện tích rừng ngày càng thu hẹp,nhiều loại thú lớn không còn nữa, săn cá nhân không thường xuyên Từ rừng, đồng bào còn tìm loại côn trùng nhuyễn thể như nhộng ong, trứng kiến, sâu cây muồng, ve sầu, … để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho gia đình. Đánh cá là một nghề mang lại nguồn lợi tự nhiên cho người Mnông Nghề đánh cá vẫn được duy trì trong các gia đình ở những nơi gần sông suối Công cụ đánh bắt cá là chài, lao, câu, nơm và thậm chí còn thuốc cá Cùng với đánh cá, họ cũng bắt tôm, cua, ốc ở sông suối để cải thiện bữa ăn Tôm, cá đánh được chủ yếu để làm thức ăn, ít khi mang đi bán.
Vào mùa khô, những nơi gần sông suối, nước cạn đồng bào thường “thuốc cá”. Tức là người ta dùng vỏ cây, rễ cây và một số loài thực vật khác chế thành một hỗn hợp thuốc để đầu độc cá Cách này thường làm cá chết nhiều nên mỗi năm thường chỉ thuốc một lần trên một khúc sông suối nhất định, những đoạn sông to, sâu không thuốc được.
Cách đánh cá phổ biến của đồng bào là dùng chài, ngoài ra còn dùng
Chu\m (dạng giống cái nơm của người Việt), câu và dùng Sour (một dạng đinh năm) có đầu bằng sắt có cán với độ dài khoảng 5 m để bắt cá Nhìn chung nghề đánh bắt cá tương đối phát triển và cá biệt còn bắt được cá sấu khi đi đánh cá.
Trong truyền thống, các hoạt động kinh tế của người Mnông ở huyện Lắk có những phương thức canh tác hết sức đặc trưng Người Mnông ở huyện Lắk có hai nhóm chính là Mnông Gar, Mnông Rlăm Hai nhóm này giống nhau về văn hóa, xã hội nhưng lại rất khác nhau về ngôn ngữ và các hoạt động kinh tế Người Mnông Gar là nhóm làm nương rẫy và hoạt động luân canh Người Mnông Rlăm làm lúa nước và là nhóm người định canh.
Nương rẫy là hoạt động kinh tế truyền thống của người Mnông Gar ở huyện Lắk. Mặc dù hiện nay phương thức canh tác truyền thống đã bị thay thế bằng phương thức canh tác nông nghiệp hiện đại Các loại giống và cơ cấu cây trồng đã thay đổi nhiều so với trước đây Tuy nhiên, tập quán phương pháp “đao canh hoả chủng" trong canh tác nương rẫy vẫn còn dễ nhận thấy khi đồng bào tổ chức sản xuất trong bối cảnh hiện nay.
Nhóm Mnông Gar có truyền thống luân canh và canh tác theo kiểu luận khoảnh.
Họ đặc biệt thích khai thác rừng già làm nương rẫy Nhà dân tộc người pháp G.
Condominas, sinh sống với nhóm người Mnông Gar tại làng Sar Luk (hiện nay là Buôn Rcai B, xã Krông Nô) từ năm 1949 đến 1951 khi viết tác phẩm Chúng tôi ăn rừng đá – thần Gôo đã phản ánh đầy đủ về phương thức hoạt động kinh tế truyền thống của đồng bào Mnông Gar Sinh sống bằng rừng và nương rẫy đã trở thành hình thức SK lâu đời đối với người Mnông Gar ở huyện Lắk Quy trình làm nương rẫy của đồng bào thường trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn Tùy theo rẫy cũ, mới mà cách thức tiến hành các bước như chọn đất, phát, đốt, dọn, gieo trồng, làm cỏ, khác nhau Tuy vất vả trong việc khai phá, nhưng mỗi mảnh nương rẫy chỉ gieo trồng được từ 3 - 7 năm lại bỏ do đất bạc màu Trong quá trình canh tác, khi nhận thấy dấu hiệu đất bạc màu thì đồng bào sẽ tổ chức đi tìm khu rừng mới để khai phá Sau một thời gian bỏ hoang hóa, đất được khôi phục màu, đồng bào trở lại tổ chức khai phá và canh tác trên các mảnh rẫy của mình đã bỏ từ trước Phương thức canh tác như vậy người ta gọi là luận khoảnh.
Chọn khu rừng thích hợp để khai phá làm nương rẫy đối với nhóm người Mnông Gar là trách nhiệm hàng năm của chủ gia đình, đồng thời cũng là công việc của người đứng đầu buôn Việc chọn đất là bước quan trọng bởi nó quyết định năng suất, thời gian canh tác,
… và liên quan đến tất cả những người trong buôn Mặt khác do đồng bào thích chọn đất làm nương rẫy là những khu rừng già nên công việc khó khăn, vất vả gấp nhiều lần Việc chọn đất thường được tiến hành vào tháng 9, 10 của năm trước để tháng 1, 2, 3 năm sau người ta sẽ tiến hành phát cây Theo kinh nghiệm của người Mnông Gar, họ thường chọn sườn đồi hay chân núi phía mặt trời mọc để làm nương rẫy bởi đó là hướng có nhiều ánh sáng, tạo điều kiện cho ngô, lúa, … và hoa màu phát triển Tuy nhiên, độ dốc cần phải được chú ý, nếu dốc quá sẽ không thuận lợi cho việc canh tác Trước đây, khi còn nhiều rừng, người Mnông Gar thường chọn rừng già để làm rẫy vì nơi đó đất tốt, nhiều mùn, cho phép gieo trồng nhiều năm Theo kinh nghiệm của đồng bào, đất ẩm thường có màu đen hay xám, nhiều mùn Đồng bào thường dùng que hoặc dao có đầu nhọn thọc mạnh xuống đất, sau đó từ từ rút lên quan sát độ dày của đất, mùn, độ ẩm và độ nén của đất Nếu đất dính nhiều thì độ ẩm cao, không dính là đất khô Nếu đất khó rút que là đất bị nén chặt, nếu dễ rút là đất tơi Người Mnông ưa thích loại đất màu đen nâu, có độ ẩm và độ nén hơi chặt Chọn xong,người ta làm dấu hiệu cho người khác biết rằng khu đất nay đã có chủ Tuỳ thuộc vào vị trí của đất mà cách đánh dấu cũng khác nhau Nếu mảnh đất ở xa đường đi lại thì cần phát một khoanh nhỏ rộng từ 1
-2 sải tay, dài gần bằng 1/4 hoặc một nửa chiều dài nương rẫy định khai phá Nếu vị trí của nương rẫy định khai phá ở gần đường thì chỉ cần cắm que hoặc chặt vào thân một số cây đánh dấu để dân làng nhìn thấy khi đi lại Gia đình khác muốn khai phá nương rẫy gần khu đất đã có chủ thì nhất thiết phải có sự đồng ý của chủ, nếu tuỳ tiện sẽ bị lên án Thông thường nương rẫy của người Mnông Gar thường tập trung vài trăm héc ta trên một khu vực nhất định Điều này giúp cho đồng bào canh tác tập trung, quản lý hiệu quả và bảo vệ mùa màng khỏi sự phá hoại của muông thú.
- Phát và dọn : Sau khi tiến hành các thủ tục lễ nghi với khu rừng đã chọn, vào tháng 1, 2, 3 đồng bào bắt đầu phát rẫy, đốt rẫy Rẫy mới khai phá đều được phát theo trình tự: phát cây cỏ, cây non, chặt dây leo, sau đó chặt ngả các cây to. Cuối cùng chặt nhỏ các cành của những cây to đã ngả rải phơi khắp mặt đất để khi đốt lửa cháy đều, tiết kiệm được công sức dọn dẹp Phải phát từ dưới lên trên. Việc chính đầu tiên là đàn bà đảm nhiệm chặt những cây nhỏ, cây leo, … trước, đàn ông sẽ chặt những cây to và sắp xếp thu dọn sau.
Diện tích khai phá nương rẫy phụ thuộc vào nhu cầu gieo trồng và khả năng lao động trong gia đình Dụng cụ phát và chặt là những con dao hình thù đa dạng Dao được tra cán và tuỳ sở thích của từng người mà có hình thù, dài ngắn khác nhau Dao quắm cán thường dài khoảng 25cm - 40cm, còn dao chặt thì ngắn hơn Dụng cụ để ngả cây có búa, rìu tra cán Để chặt nhỏ các cành cây to đã ngả, đồng bào dùng rìu và dao chặt Rìu là một công cụ không thể thiếu của đồng bào Mnông Gar trong quá trình khai phá rừng làm nương rẫy Trước khi phát rẫy, đặc biệt là chặt ngả các cây to, người ta phải mang cơm nước đến cúng thần rừng, núi và các loại thần khác ở đó Theo quan niệm của người Mnông, khi phát cỏ chặt cây có thể gây ảnh hưởng đến các thần, nếu không cúng thì thần sẽ gây tai họa cho buôn làng, cho gia đình và người đi khai phá như: chặt cây trượt búa va đập vào chân tay, bị cây đổ vào người,
Rẫy phát xong được phơi khô từ một đến hai tháng mới đốt Vào tháng ba khi cây cối đã khô, rẫy sẽ được dọn và đốt Đồng bào thường đốt rẫy vào giữa trưa lúc nắng gay gắt để cây có thể cháy hết Nhưng trước đó rẫy đã được chuẩn bị kĩ để lửa không lan ra những cánh rừng xung quanh Vì vậy, khi đốt nương rẫy đồng bào thường rất cẩn trọng.
Người Mnông Gar thường khi đốt rẫy không mang theo lửa từ nhà đi mà phải
SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG TỪ KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
Biến đổi các nguồn lực sinh kế của người Mnông tái định cư và vùng chịu tác động thủy điện
Nguồn lực tự nhiên của người Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah gồm: diện tích đất sản xuất, đất rừng, tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng Người Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah huyện Lắk có diện tích rừng, đất, mặt nước có khả năng khai thác còn tương đối dồi dào, đa dạng Nguồn lực tự nhiên là tài nguyên sẵn có của đồng bào, nếu nó được khai thác và sử dụng tốt sẽ phát huy tính tích cực, bền vững lâu dài cho SK của đồng bào.
Huyện Lắk có hệ tài nguyên rừng và động thực vật phong phú Tổng diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là 98.661,61 ha (5) , tỷ lệ che phủ rừng 65%.
Rừng huyện Lắk phong phú và đa dạng, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc hữu vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn Ngoài vai trò chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, hạn chế thiên tai, rừng còn có vai trò trong nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.
Ngoài hệ sinh thái rừng, huyện Lắk có nguồn nước mặt khá dồi dào với các hồ chứa như: Hồ Lắk, hồ Buôn Triết, Buôn Tría, Buôn Tua Srah, … cùng với mạng lưới sông mật độ khoảng 0,65 – 0,85 km/km2 Theo thống kê của Phòng NN – PTNT huyện Lắk, hiện tại diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện có 740 ha ( 6 ) Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác, đánh bắt ước đạt khoảng 2.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng ước đạt 500 tấn, sản lượng đánh bắt ngoài tự nhiên ước đạt 1.500 tấn Bổ sung nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Lắk và hồ Buôn Triết với số lượng 18.000 con bao gồm chủng loại cá trắm, chép, trôi, mè Như vậy đây cũng được xem là những yếu tố thuận lợi cho phát triển SK của đồng bào.
Lắk có diện tích tự nhiên 125.607 ha, trong đó đất nông nghiệp 107.035 ha (chiếm
(5) Trong đó: Diện tích có rừng trong quy hoạch là 80.796,92 ha (rừng tự nhiên 77.682,19 ha, rừng trồng
3.114,73 ha), diện tích rừng ngoài quy hoạch là 602,70 ha, diện tích chưa có rừng là 17.261,95 ha Trong đó: Rừng đặc dụng 52.952,64 ha, rừng phòng hộ 16.666,90 ha, rừng sản xuất 11.177,42 ha Báo cáo tình thình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và triển khai phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2018, số 8/BC-UBND, ngày 15/3/2018.
(6) Trong đó: Diện tích ao hồ lớn 380 ha, diện tích ao hồ nhỏ 310 ha, diện tích ao ruộng trũng 15 ha, diện tích ao chuyển đổi 14 ha, diện tích nuôi cá lồng bè 05 ha, diện tích nuôi cá nước lạnh 02 ha, diện tích nuôi thâm canh cá rô phi 14 ha.
85,21%), đất phi nông nghiệp 6.106 ha (chiếm 4,86%) và đất chưa sử dụng là 12.464 ha (chiếm 9,92%) diện tích tự nhiên Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 21.748 ha (17,31,2%), lâm nghiệp 85.128 ha (65,25%) Qua nhiều năm khai thác sử dụng, diện tích đất nông nghiệp liên tục tăng Tính từ năm 2010 đến nay đất nông nghiệp tăng từ 843.701 ha lên 866.365 ha năm 2018 (tăng 22.664 ha) Đất rừng giảm nhanh chóng xuống còn 85.128 ha [25].
Năm 2018, tổng diện tích các loại cây trồng toàn huyện thực hiện được 26.472 ha Tổng sản lượng cây lương thực đạt 97.775 tấn Diện tích cây lương thực có hạt (lúa, ngô) là 18.127 ha Đất trồng cây lâu năm là 3.648 ha trong đó diện tích trồng cà phê là 2.915 ha, phần còn lại là diện tích hồ tiêu và điều [89].
Kết quả khảo sát tại 154 hộ tại Krông Nô, Nam Ka, Ea
Rbin, Buôn Triết cho thấy đất sản xuất tương đối dồi dào.
Tổng diện tích ruộng nước, ruộng cạn, rẫy, vườn, … là 442,2 ha Trung bình mỗi hộ có hơn
2,8 ha, mỗi khẩu có gần 0,6 ha, nếu tính trong độ tuổi lao động thì trung bình có hơn
Bảng 3.1 Diện tích đất sản xuất và tình hình sử dụng STT Chủng loại Diện tích Tình hình sử dụng (ha)
(ha) Hàng năm Lâu năm
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018
Năng suất trung bình hoa màu hàng năm như lúa đạt 37,3 tạ/ha, ngô - 50,13 tạ/ha, khoai lang - 190 tạ/ha, sắn - 330 tạ/ha Cây công nghiệp như tiêu - 6 tạ/ha, điều - 17 tạ/ha, cà phê - 20 tạ/ha Bình quân lương thực đầu người đạt 1.379 kg/người/năm Mặc dù năng suất thấp so với toàn huyện và một số khu vực khác trong tỉnh Đắk Lắk, nhưng do có diện tích đất tương đối lớn nên an ninh lương thực vẫn được đảm bảo Mặt khác, việc có quỹ đất khá nhiều cũng là một động lực giúp phát triển ngành chăn nuôi Chăn nuôi hữu cơ (organic) đang được các gia đình người Mnông chú ý phát triển Phương pháp này phù hợp với thói quen, tập quán của đồng bào Rõ ràng, nguồn vốn đất đai tương đối dồi dào là một lợi thế quan trọng thúc đẩy phát triển SK của người Mnông.
Như vậy, việc có diện tích đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản tương đối lớn như là một lợi thế trong nguồn lực tự nhiên Nếu biết khai thác và sử dụng một cách hợp lý thì tính bền vững về SK của đồng bào Mnông sẽ được đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố thuận lợi thì yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, giao thông không thuận lợi có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sinh kế của đồng bào. Chúng ta biết, các xã Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết là nơi tổ chức TĐC và là vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah Đây là khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, nằm phía Nam dãy Trường Sơn, phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk Xã Krông Nô cách thành phố Buôn Ma Thuột 90 km, các xã còn lại cách hơn 70 km Về địa hình địa mạo có nhiều núi, cao nguyên thung lũng, sông suối và các đầm hồ, địa hình hiểm trở, khó khăn trong đi lại Về khí hậu, nằm ở phía Đông Trường Sơn, giữa Cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng núi Chư Yang Sin, chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung lũng Đây thực sự là những xã nghèo tài nguyên thiên nhiên Trước đây những xã này có rừng để khai thác, ngày nay khi xây dựng nhà máy TĐ Buôn Tua Srah thì rừng bị mất do hồ TĐ nhấn chìm.
Như vậy vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nghèo tài nguyên, giao thông không thuận lợi, … không chỉ cản trở sự kết nối của người dân với những điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật, kiến thức sản xuất mà từ đó còn cản trở sự tiếp cận của người dân với các nguồn vốn tự nhiên, gây khó khăn hơn cho việc tìm kiếm và phát triển SK của đồng bào Mnông đã chịu nhiều thiệt thòi do TĐ tác động.
Nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt, có tính đột phá để xóa đói, giảm nghèo đối với cộng đồng người Mnông Tuy nhiên, dưới tác động của TĐ Buôn Tua Srah, nguồn lực con người ở đây đã có những biến đổi, trong đó bao hàm yếu tố thúc đẩy và cản trở cho sự phát triển SK tại cộng đồng người Mnông này Cụ thể:
Thứ nhất: Quy mô hộ gia đình và lao động
Kết quả điều tra hộ gia đình người Mnông ở các xã Buôn Triết, Krông Nô, Nam
Ka, Ea Rbin cho thấy, mỗi hộ gia đình trung bình có 5,29 khẩu/hộ; 3,97 lao động/hộ; thời gian làm việc trung bình 1 lao động đạt 9,91 tháng/1 năm; thời gian làm việc trong 1 ngày từ 3-4 giờ/ngày/lao động; độ tuổi lao động (15 - 60 tuổi) ở từng hộ có từ 3-5 người. Như vậy, có thể khẳng định ngoài thời điểm mùa vụ các hộ vẫn còn dư thừa lao động. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề, phát triển chăn nuôi hoặc phát triển các loại cây trồng có yêu cầu sử dụng nhiều thời gian lao động.
Thứ hai: Lực lượng lao động trẻ
Kết quả khảo sát lao động trong hộ gia đình Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ lao động theo lứa tuổi cho thấy đa số là lao động trẻ, tập trung ở độ tuổi 23% dưới 45 chiếm 77% Lao động có độ tuổi từ 45 trở 77% lên chiếm 23% tổng số lao động của các hộ điều tra Lao động dưới 45 tuổi Độ tuổi từ 15 đến 45 là Lao động trên 45 tuổi giai đoạn hoàng kim của Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 lao động Lực lượng lao động ở độ tuổi này vừa có sức khỏe tốt, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, dễ tổ chức đào tạo, dễ tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng động trong tư duy, quyết đoán trong hành vi Do đó, có nhiều cơ hội trong cải thiện chất lượng bằng cách đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức cho đối tượng này (biểu đồ 3.1).
Như vậy, lực lượng lao động trẻ có những lợi thế sau:
- Thuận lợi cho việc đào tạo nghề và tập huấn chuyên môn, nâng cao thu nhập;
- Thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm;
- Có kinh nghiệm, năng động, dễ tiếp thu cái mới, thuận lợi cho phát triển.
Sinh kế thích ứng hiện nay của người Mnông tái định cư và vùng chịu tác động thủy điện.104 Tiểu kết chương 3
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2017 của các xã Krông Nô, Nam Ka,
Ea Rbin, Buôn Triết, tổng diện tích cây trồng cuối năm 2017 là 12.009,1 ha Tổng sản lượng lương thực ước đạt 47.244,5 tấn Lương thực bình quân đầu người là 2.218 kg/người/năm Trong đó: Cây lương thực có hạt (ngô, lúa, …): 6.324 ha; cây công nghiệp ngắn ngày (khoai lang, sắn, đậu, xoài, …): 1.216,5 ha; cây công nghiệp dài ngày:
4.404,5 ha; cây rau, cỏ, …: 64,5 ha Tổng đàn gia súc, gia cầm cuối năm 2017 là: 119.537 con trong đó: Đàn trâu: 455 con; đàn bò: 5.093 con; đàn heo: 12.955 con; đàn gia cầm: 100.534 con; đàn dê, cừu: 500 con.
So với mặt bằng của huyện, tình hình sản xuất của người Mnông tại các xã Krông
Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp, vụ mùa bấp bênh. Sản lượng, năng suất thấp hơn các xã khác của huyện khoảng 0,6 lần và hay xảy ra dịch bệnh Thống kê hàng năm cho thấy tần suất xuất hiện thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu cao hơn so với những vùng khác Nhìn chung, SK của người dân tại các xã này gặp không ít khó khăn trong sản xuất do chưa kịp thích ứng với điều kiện môi trường mới.
Sau khi TĐ Buôn Tua Srah được xây dựng, nguồn lực đất đai của người Mnông bị thu hẹp Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất cho hoạt động SK trồng trọt Do đất canh tác ngày càng suy giảm nên SK trồng trọt của người Mnông gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ hoạt động SK này có những biến đổi lớn so với trước khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah.
Kết quả khảo sát cho thấy diện tích các loại đất trồng sau khi xây dựng TĐ có biến động nhiều so với trước Diện tích trồng lúa trước khi xây dựng TĐ là 3,5 sào, sau khi xây dựng TĐ còn 1,5 sào Diện tích trồng bắp lai, đậu các loại tăng từ 1,2 sào lên 3,5 sào Mặc dù diện tích cây hoa màu tăng nhưng giá trị thấp nên thu nhập giảm so với trước Diện tích trồng cà phờ, tiờu giảm khoảng gần ẵ so với trước khi xây dựng TĐ.
Bảng 3.7 Diện tích gieo trồng trung bình các loại cây trước và sau khi xây dựng thủy điện Đơn vị: Sào
Diện tích Trước xây dựng Sau xây dựng thủy điện thủy điện
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018
Trước đây đồng bào sống ở khu vực gần rừng đặc dụng Nam Ka và lòng hồ đất đai phì nhiêu, chủ động nguồn nước Nay đất canh tác chất lượng kém, xa nguồn nước và diện tích ít hơn Việc này đồng nghĩa với thu nhập của hộ dân giảm so với trước khi xây dựng TĐ làm cho cuộc sống khó khăn hơn (bảng 3.7).
Khó khăn lớn nhất đối với các hộ người Mnông là chất lượng đất xấu, nghèo dinh dưỡng và thiếu.
Một số hộ còn chưa có sổ đỏ nên gặp khó khăn trong việc thế chấp vay vốn sản xuất Ngoài ra các khó khăn khác như thiếu giống, phân bón,
Biểu đồ 3.20 Những khó khăn trong trồng trọt
0 Đất xấu, Thiếu Thiếu Thiếu Thiếu Thiếu hệ Thiên tai Giá vật tư Thiếu Nhiều Khó khăn nghèo giống kiến thức, phân bón vốn sản thống cao thuốc trừ dịch bệnh khác dinh kỹ thuật xuất thủy lợi sâu dưỡng
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 thuốc trừ sâu, nước Rất ít hộ cho rằng không gặp khó khăn gì trong sản xuất do đã được nhận đất và làm sổ đỏ đầy đủ (biểu đồ 3.20).
Trong ba năm gần đây, tình hình khô hạn hay lũ lụt diễn ra đặc biệt nghiêm trọng.
Về hạn hán: năm 2016 do thời tiết khô hạn kéo dài, nguồn nước cạn kiệt đã làm ảnh hưởng
2.888,3 ha cây trồng các loại, trong đó mất trắng 390,5 ha Năm 2018 tình hình hạn hán diễn ra khốc liệt làm cho một số xã, trong đó xã Krông Nô thiệt hại nặng nề nhất Về lũ lụt: Vào đầu tháng 11/2016, do có mưa lớn kéo dài, đồng thời do lượng nước từ thượng nguồn sông Krông Nô đổ về nhiều, hồ TĐ Tua Srah xả điều tiết và chạy máy với lưu lượng lớn đã dẫn đến ngập úng 166,7 ha cây trồng các loại và gây thiệt hại 12,22 ha diện tích nuôi trồng thủy sản Năm 2017, nhiều đợt lũ lụt diễn ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho các xã Nam Ka, Buôn Triết, Ea Rbin, Buôn Tría, … Cụ thể: đợt 1 : cuối tháng
01 đến đầu tháng 02/2017; đợt 2 : các ngày từ 16/5 đến 21/5/2017; đợt 3 : từ 03/11 đến
05/11/2017 Những đợt mưa lớn này làm cho nước hồ TĐ Buôn Tua Srah dâng lên cao,
NMTĐ phát điện, xả nước làm ngập lụt gây thiệt hại cho bà con người Mnông Những diễn biến thời tiết, khí hậu ngày càng phức tạp đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp, thiệt hại cho đồng bào người Mnông khu TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah.
Trước, trong và sau khi xây dựng TĐ, người Mnông luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương Nhiều hộ Mnông được tham gia tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi 55,80% các hộ cho rằng việc được tập huấn tốt sẽ thuận lợi hơn trong việc tổ chức sản xuất Ngoài ra, Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã mời chuyên gia về tập huấn kĩ thuật và tổ chức cho bà con đi tham quan học tập mô hình ở một số nơi (biểu đồ 3.21)
Tóm lại, chất lượng đất xấu, thiếu đất sản xuất tốt là vấn đề lớn nhất mà người Mnông phải đối mặt; sự hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, các trang thiết bị sản xuất góp phần cho sản xuất hiệu quả hơn Thực trạng trồng trọt đã bộc lộ rất rõ khó khăn về sản xuất và
Biểu đồ 3.21 Những thuận lợi trong trồng trọt
Có kinh nghiệm sản xuất 19,3 Được hỗ trợ công cụ lao … 5,4
Hệ thống tưới tiêu, thủy… 3,7 Đất tốt, giàu dinh dưỡng 1,6 Được hỗ trợ vốn 17,9 Đầu ra thuận lợi 43,5 Được tập huấn kĩ thuật 55,8
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát năm 2018 cuộc sống không ổn định, thu nhập thấp của người Mnông.
Chăn nuôi là ngành có vai trò quan trọng đối với các hộ TĐC và vùng tác động TĐ Buôn Tua Srah Sau khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah, đàn gia súc, gia cầm tăng rất chậm so với của các xã khác trong huyện Thu nhập từ chăn nuôi của người dân vì vậy ngày càng giảm sút Số lượng đàn trâu bò được nuôi giảm đi hàng năm. Nguyên nhân của việc giảm nhanh do sau khi TĐC các hộ thiếu diện tích đất để chăn thả Nuôi trâu bò cho bà con lợi nhuận cao tuy không thường xuyên nhưng khi bán trâu hoặc bò bà con có khoản tiền lớn tới vài chục triệu đồng.
Gà, vịt, … được đồng bào chọn nuôi nhiều Mỗi hộ gia đình có thể nuôi từ vài con đến vài chục con Nuôi gia cầm thuận tiện, không cần nhiều diện tích chăn thả như trâu bò Mặt khác, tiêu thụ ít thức ăn, thị trường dễ tiêu thụ, và hơn nữa gia cầm được đồng bào nuôi thường hay phục vụ cho các lễ nghi gia đình và làm thức ăn hàng ngày Ngoài gia cầm, heo cũng được các hộ nuôi tương đối nhiều Tuy nhiên nếu so với trước, số lượng đàn heo suy giảm nhiều Trước khi xây dựng TĐ Buôn Tua Srah, heo được mỗi hộ gia đình nuôi từ vài con đến vài chục con là phổ biến Heo được nuôi theo hình thức thả rông Theo đánh giá của người Mnông, số lượng heo nuôi ít hơn so với trước là do đất đai và không gian sống bị thu hẹp Tại các buôn TĐC như: Dơng Blang, Lách Dơng, Đắk Tro, Phi Dih Ja A, Phi Dih Ja B của xã Krông Nô, hiện nay có 317 hộ với 1.459 khẩu người Mnông nhưng chỉ nuôi 296 con.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI MNÔNG TÁI ĐỊNH CƯ VÀ VÙNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức các nguồn lực sinh kế của người Mnông
Sự tái cấu trúc lại không gian sinh tồn và kinh tế dưới bất kỳ phương thức hay nguyên nhân nào đều tạo sự biến động Do vậy, để tạo ổn định và thích ứng của người dân với điều kiện sống mới thì cần phải có thời gian Quá trình ổn định và thích ứng, ngoài yếu tố về thời gian dài hay ngắn, nhanh hay chậm, còn phụ thuộc vào việc tiến trình và tác động gây nên sự biến đổi nhiều hay ít Những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện di dân TĐC và tổ chức lại đời sống của cư dân chịu tác động của TĐ Buôn Tua Srah đã đặt ra yêu cầu và sự cần thiết của dự báo, đánh giá tác động trên các mặt kinh tế - xã hội, dân cư, môi trường tự nhiên, văn hóa, Việc nhận diện những ưu điểm và hạn chế, thách thức và thuận lợi, sẽ là cơ sở để đưa ra giải pháp phù hợp cho từng cộng đồng người cụ thể ở khu TĐC và vùng chịu tác động của TĐ Buôn Tua Srah Sau đây là bảng phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức các nguồn lực sinh kế của người Mnông TĐC và vùng tác động của TĐ Buôn Tua Srah huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Bảng 4.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức các nguồn lực sinh kế của người Mnông
Nội Điểm mạnh Điểm yếu dung
- Tài nguyên đất đa dạng, diện tích còn nhiều; - Vị trí địa lý không thuận lợi cho phát triển; Ở vùng khó khăn, miền núi,
- Tài nguyờn rừng lớn, chiếm hơn ẵ diện tớch đất toàn huyện; vựng sõu, vựng xa;
- Có quần thể thực vật phong phú, đa dạng về chủng loại (có khoảng 1000 - Địa hình núi cao, bị cắt xẻ mạnh, nhiều sông nhỏ, hẹp, dốc; loài, thuộc 150 họ thực vật); - Khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, thiếu nước vào mùa khô, lũ lụt vào mùa
- Quần thể thực vật rất có giá trị về khoa học và sử dụng (264 loài có khả mưa; năng làm thuốc, 54 loài ghi trong sách đỏ, 143 loài đặc hữu, một số loài - Chất lượng đất sản xuất không tốt, đất thịt nặng đến cát pha, khả năng
Nguồn cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao, …); thấm, giữ nước kém, về mùa khô bị chai rắn, nghèo chất dinh dưỡng và
- Quần thể động vật phong phú, đa dạng về chủng loại, có hơn 600 loài thú tầng mỏng, …; lực với nhiều họ, bộ, chi, loài khác nhau; - Tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp, quần thể thực vật suy giảm, một số tự - Quần thể động vật rất có giá trị về khoa học, gồm: 203 loài chim (có 9 loài có nguy cơ tuyệt chủng; nhiên loại trong sách đỏ), 46 loài thú lớn (có 12 loài ghi trong sách đỏ), 29 loài - Tài nguyên động vật suy giảm nghiêm trọng, một số loài đã tuyệt chủng; bò sát lưỡng cư (trong đó 11 loài ghi trong sách đỏ), ; - Hệ sinh thái thủy sinh (sinh thái sông) bị suy kiệt nghiêm trọng do thay
- Tài nguyên nước dồi dào, dự trữ nguồn nước lớn đặc biệt là nguồn nước đổi dòng chảy các con sông, một số loài đã biến mất; mặt tại các hồ như: Hồ thủy điện Buôn Tua Srah, Hồ Lắk, Hồ buôn Triết, - Tài nguyên khoáng sản rất hạn chế về khối lượng hồ buôn Tría, ;
- Tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú về chủng loại
- Tổ chức nghiên cứu, quy hoạch lại nguồn lực tự nhiên và quản lý - Môi trường sinh thái bị ảnh hưởng bởi hệ lụy của việc xây dựng nhà nguồn tài nguyên hợp lý; máy thủy điện;
- Tổ chức bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái bền vững; - Rừng bị thu hẹp nghiêm trọng;
- Phát triển nguồn năng lượng thủy điện; - Môi trường sống của động vật hoang dã bị thu hẹp, một số loại động
- Việc có nhiều hồ lớn như: Hồ thủy điện Buôn Tua Srah, hồ Lắk, hồ thực vật có nguy cơ tuyệt chủng; buôn Triết, hồ buôn Tría sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi cá - Hệ thống dòng chảy sông suối thay đổi làm ảnh hưởng đến đời sống lồng để đa dạng hóa các loại hình sinh kế nâng cao thu nhập; của động vật thủy sinh;
- Nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ - Diện tích đất suy giảm do hình thành Hồ thủy điện Buôn Tua Srah;
- Cảnh quan thiên nhiên bị ảnh hưởng việc xây dựng thủy điện;
- Thời tiết, khí hậu ngày càng nhiều biến đổi thất thường Điểm mạnh Điểm yếu
- Có đầy đủ hệ thống trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trong - Trình độ học vấn và chuyên môn còn hạn chế; đó có 1 trường tiểu học đạt chuẩn mức độ I, 1 trường THCS đạt chuẩn - Công tác giáo dục và đưa trẻ đến trường còn gặp nhiều khó khăn; mức độ I; - Còn thiếu thiết bị học tập, sinh hoạt, vui chơi cho học sinh;
Nguồn - Lực lượng lao động dồi dào, trẻ, khỏe; - Trạm y tế còn thiếu trang thiết bị máy móc; lực - Có tri thức bản địa phong phú trên nhiều lĩnh vực; - Trình độ y, bác sỹ thấp; con - 98% lực lượng lao động làm nông nghiệp - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiếm 22,3%; người
- Được tập huấn kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi và trồng trọt; - Tỷ lệ người mắc bệnh cao, một số bệnh thường gặp như: hô hấp, xương
- Mỗi xã có 1 trạm y tế, trong đó có bác sỹ, y sĩ, hộ sinh; khớp, cảm cúm,
- 100% đồng bào được nhà nước cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế;
- 91,58% trẻ em được tiêm phòng theo đúng thời gian và quy định;
- 100% các em học sinh người Mnông được cấp bảo hiểm miễn phí;
- Được miễn học phí, hỗ trợ sách vở và chi phí học tập;
- Bà con có ý thức đầu tư các máy móc cho sản xuất nông nghiệp
- Nâng cao trình độ trong học tập và đào tạo nghề; - Ý thức trong học tập, đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp;
- Chuyển đổi nghề nghiệp; - Ý thức làm việc và tuân thủ quy định, quy chế;
- Chăm sóc sức khỏe; nâng cao chất lượng giáo dục - Tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên Điểm mạnh Điểm yếu
- Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; - Nhà cộng đồng xuống cấp nghiêm trọng, không sử dụng được;
- Mối quan hệ gia đình, dòng họ, buôn làng, tôn giáo của đồng bào - Phương tiện phục vụ cho phòng chống thiên tai còn thiếu; tương đối mạnh; - Không có kinh phí hỗ trợ cho nhân dân khi gặp thiên tai;
- Đa số đồng bào đều tham gia các tổ chức địa phương và có quan hệ tốt; - Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội không rõ ràng;
- Chia sẻ thông tin trong cộng đồng tương đối mạnh; - Hiệu quả của các khóa tập huấn không cao, không sát thực;
Nguồn - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương; - Tiếp cận các dịch vụ xã hội còn hạn chế lực - Phong tục, tập quán lạc hậu ngày càng được hạn chế; xã - Được tập huấn kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi và trồng trọt; hội - Đội ngũ cán bộ buôn làng nhiệt tình;
- Các tổ chức, đoàn thể hoạt động sôi nổi;
- Đội ngũ cán bộ thôn buôn thường xuyên được bồi dưỡng;
- Hệ thống loa truyền thanh được phủ khắp các buôn;
- An ninh trật tự cơ bản được đảm bảo
- Được các chương trình trọng điểm quốc gia hỗ trợ như 134, 135, ; - Thiếu liên kế giữa người sản xuất đến nơi và mạng lưới tiêu thụ;
- Nằm trong dự án giảm nghèo và FLITCH đầu tư giảm nghèo bền vững; - Chưa có sự kết hợp giữa 3 nhà, gồm nhà nông + nhà khoa học + doanh
- Chế độ đối với đồng bào ngày một nâng cao; nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm;
- Được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm - Chưa tạo ra được chuỗi giá trị trong sản xuất;
- Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa theo kịp với nhiệm vụ. Điểm mạnh Điểm yếu
- Được nhiều chương trình trọng điểm quốc gia hỗ trợ tài chính như - Thu nhập thấp và bấp bệnh;
134, 135, nông thôn mới ; - Thiếu kiến thức tài chính vi mô;
- Nằm trong dự án giảm nghèo và FLITCH đầu tư giảm nghèo bền - Không có kế hoạch rõ ràng sử dụng nguồn lực tài chính để tái đầu tư vững; hợp lý;
- Nhiều tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi: Ngân hàng Chính sách xã hội, - Thiếu vốn sản xuất ở quy mô trung bình đến lớn
Nguồn Quỹ tín dụng Nhân dân, ; lực - Nhiều hình thức cho vay tín dụng: Tín chấp, đại diện tổ chức bảo lãnh, tài vay ưu đãi, ; chính - Được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm
- Được tổ chức tập huấn về tài chính vi mô; - Biến động của giá cả thị trường;
- Được hướng dẫn lập kế hoạch tài chính và đầu tư; - Thiên tai, dịch bệnh;
- Nâng cao thu nhập và quản lý tài chính hiệu quả - Văn hóa tộc người (tập quán sản xuất, phong tục lạc hậu, những thói quen trong đời sống thường ngày);
- Đặc tính và năng lực tộc người Điểm mạnh Điểm yếu
- Đất sản xuất còn tương đối nhiều; - Đất sản xuất bạc màu nhanh;
- Nhà ở cơ bản là nhà kiên cố và bán kiên cố; - Hệ thống thủy lợi kém;
- Công tác vệ sinh môi trường đã được quan tâm; - Nhà bán kiên cố vẫn nhiều, nhà tạm bợ chiếm 7% và có nguy cơ đổ sập
- 85% đường giao thông liên thôn buôn được cứng hóa; làm thiệt hại về người và tài sản;
- 96% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn; - Công tác vệ sinh môi trường đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt, nhà vệ
Phân tích các hoạt động sinh kế hiện nay của người Mnông
Bảng 4.2 Phân tích các hoạt động sinh kế hiện nay của người Mnông
Sự hỗ trợ của các Những Biện pháp Biện pháp
Sinh kế Ai làm người nhập ước Đánh giá tổ chức nguy cơ chống đỡ thay thế làm tính
Trồng - Hỗ trợ giống, phân - Sâu bệnh; - Phun thuốc diệt - Thu nhập thấp, bấp cây công bón (diện hộ nghèo - Hạn hán; bệnh; bênh; nghiệp: cà Khoảng và cận nghèo) hoặc - Thiếu nước; - Khoan giếng; - Thay đổi giống - Chưa liên kết được phê, tiêu, khi bị thiên tai; - Biến động giá cả - Đầu tư máy bơm, chịu sâu bệnh ; các công ty trong tiêu điều, đinh Nam 98 % 55% thu thị trường; ống tưới; - Dùng giống thụ sản phẩm;
- Hỗ trợ về tập huấn lăng, nghệ, và Nữ số hộ nhập gia kĩ thuật trồng, chăm - Thiếu thị trường - Cất giữ sản phẩm tại ngắn ngày; - Chưa liên kết được ca cao; đình sóc; tiêu thụ; nhà hoặc gửi ở các - Chuyển đổi cơ 3 Nhà (Nông – Khoa cây ăn - Ô nhiễm trong kho chứa; cấu cây trồng học – Công ty);
- Có sự chỉ đạo thực quả, … việc sử dụng thuốc - Bán ngay khi thu - Chưa có cơ sở chế hiện lịch mùa vụ bảo vệ thực vật hoạch biến
- Khoảng - Hỗ trợ kiểm dịch; - Dịch tai xanh, Lở - Thu nhập có hướng
20% thu - Hỗ trợ tiêm phòng; mồm long móng ở gia tăng và dần
Chăn nuôi Nam 95 % nhập gia - Hỗ trợ về giống; lợn, trâu bò; - Tiêm phòng, cho - Không có biện khẳng định vai trò; gia súc, và Nữ số hộ đình; - Hỗ trợ về kĩ thuật - Các biến thể thuộc uống thuốc và vệ sinh pháp gì - Đầu ra còn thiếu ổn gia cầm - Được coi chăn nuôi; chủng loại virus chuồng trại định; là nguồn - Hỗ trợ tập huấn H5N1 ở gia cầm; - Chưa có công ty thu nhập phòng chống dịch - Tụ huyết trùng ở bao tiêu đầu ra để
Số Thu Sự hỗ trợ của các Những Biện pháp Biện pháp
Sinh kế Ai làm người nhập ước Đánh giá tổ chức nguy cơ chống đỡ thay thế làm tính có tiềm bệnh gia súc, gia cầm sản xuất quy mô lớn; năng gia - Chưa liên kết được tăng 3 Nhà (Nông – Khoa học – Công ty);
- Chưa hình thành kinh tế trang trại
Khai thác - Hạn hán; thuỷ sản ở
- Lũ lụt; - Làm nghề sông suối,
Nam 10 % Không - Nguồn thủy sản tự khác: trồng trọt, - Đang mất dần vị trí hồ thủy Không có và Nữ số hộ đáng kể nhiên cạn kiệt; - Không có chăn nuôi, làm trong đời sống đồng điện Tua
Srah bảo vệ thực vật
- Diện tích bị thu - Trồng rừng tái - Ngày càng mất vai
- Nhận chăm sóc sinh; trò trong đời sống;
Khai thác hẹp; rừng từ các lâm - Làm nghề - Có khả năng phục
Nam 30 % Không - Nhà nước đóng lâm sản Không có trường; khác: trồng trọt, hồi nếu được giao đất và Nữ số hộ đáng kể cửa rừng; ngoài gỗ - Trồng rừng tái sinh chăn nuôi, làm trồng rừng, có hướng
- Rừng cạn kiệt thêm dẫn kĩ thuật chăm sóc, bảo vệ
Số Thu Sự hỗ trợ của các Những Biện pháp Biện pháp
Sinh kế Ai làm người nhập ước Đánh giá tổ chức nguy cơ chống đỡ thay thế làm tính
Kinh Kinh doanh doanh tạp Cả gia Không
1 % hộ Không có thất bại do thiếu Không có Không có Ế ẩm, thất bại hóa, dịch đình đáng kể kiến thức, kĩ năng vụ
Làm thuê Từ - Tai nạn lao động, - Khỏe, cần cù, chăm
(làm ăn dễ mắc tệ nạn xã chỉ;
7% 200.000đ xa, làm hội; - Cần phải thay đổi,
Nam, người đến - Cấp giấy tạm trú, thuê theo - Dần ít người thuê Không có Không có đặc biệt là nâng cao nữ lao 250.000đ tạm vắng mùa vụ, do thiếu ý thức, tùy trình độ, kĩ năng, ý động /người làm tiện, không hoàn thức và trách nhiệm
/ngày khoán) thành đúng kế hoạch công việc
Trồng lúa - Hỗ trợ giống, phân - Sâu bệnh; - Phun thuốc diệt bệnh; - Thay đổi - Thu nhập thấp, bấp bênh; bón (diện hộ nghèo - Hạn hán; - Khoan giếng; giống chịu sâu - Chưa liên kết được và màu: - Khoảng và cận nghèo) hoặc - Thiếu nước; - Đầu tư máy bơm, bệnh; các công ty tiêu thụ lúa, khoai Nam 70% 20 % tổng khi bị thiên tai; - Biến động giá cả; ống tưới; - Dùng giống sản phẩm; lang, ngô, và Nữ hộ thu nhập - Hỗ trợ về tập huấn kĩ - Thiếu thị trường; - Cất giữ hoặc gửi sản - Chưa liên kết được đậu, rau gia đình thuật trồng, chăm sóc; - Ô nhiễm trong phẩm tại nhà hoặc gửi ngắn ngày; 3 Nhà (Nông – Khoa xanh, - Có sự chỉ đạo thực việc sử dụng thuốc ở các kho chứa; - Chuyển đổi cơ học – Công ty); cấu cây trồng hiện lịch mùa vụ bảo vệ thực vật - Bán ngay khi thu hoạch - Chưa có cơ sở chế biến
Một số giải pháp cụ thể phát triển sinh kế bền vững cho người Mnông
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đó đặc biệt là vùng thực hiện các dự án trọng điểm, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống đồng bào luôn nhận được sự ưu tiên về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển từ Nhà nước Đối với người Mnông TĐC và chịu tác động của TĐ Buôn Tua Srah, nhiều chương trình, chính sách, dự án với nguồn tài chính tương đối lớn đã được đầu tư, hỗ trợ dưới nhiều hình thức Trọng tâm là chính sách hỗ trợ phát triển các năng lực SK cho đồng bào như: Phát triển hạ tầng cơ sở; đào tạo nghề; cấp đất sản xuất, đất ở, nhà ở; cho vay vốn phát triển sản xuất; giáo dục, y tế, văn hóa,…
Như vậy, điều đầu tiên và cần thiết là chúng ta phải tổ chức và thực hiện tốt các chính sách hiện có như sau:
- Chương trình 135 (giai đoạn 4) : Ủy ban Nhân dân huyện Lắk đã phân bố và bổ sung ngân sách cho Ủy ban Nhân dân các xã Krông Nô, Nam Ka, Ea Rbin, Buôn Triết vốn đầu tư thực hiện xây dựng dự án cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí 7.790 triệu đồng, trong đó thanh toán nợ công 04 công trình và mở mới 08 công trình.
- Chương trình 102 (Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn”) : Ủy ban Nhân dân huyện đã phân bổ kinh phí 773 triệu đồng cho Phòng
Dân tộc để triển khai thực hiện hỗ trợ cho 02 xã Krông Nô và Đắk Nuê Phân bổ kinh phí cho phòng Dân tộc với số tiền 2.165.560.000 đồng để mua giống lúa, ngô, muối I - ốt và hỗ trợ tiền mặt triển khai hỗ trợ cho các xã: Đắk Liêng, Buôn Triết, Đắk Phơi, Nam Ka, Ea Rbin, Krông Nô hiện nay đang hoàn tất.
- Chương trình 755 (Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo của xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn)
Tổng số hộ ảnh hưởng được nhận chuyển nhượng là 212 hộ, với tổng diện tích đất được chuyển nhượng là 242.911m 2 , số hộ đã được cấp giấy quyền sử dụng đất 20 hộ, số hộ đã hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng 113 hộ, vướng mắc 09 hộ tại xã Ea Rbin Mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ, với số tiền 180 triệu đồng, đã giải ngân được 138,904 triệu đồng, bao gồm: Xã Krông Nô 58,747 triệu đồng, ĐắkNuê 9,850 triệu đồng, Buôn Triết 10,700 triệu đồng, Đắk Phơi 59,607 triệu đồng.
- Chương trình 1722 (Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020)
Bổ sung ngân sách có mục tiêu cho các xã từ nguồn vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để thực hiện phát triển sản xuất và duy tu bảo dưỡng, với số tiền 2.491 triệu đồng Ủy ban Nhân dân huyện thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn đảm bảo đúng quy định.
- Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2019 Ban Quản lý
Dự án giảm nghèo huyện, Ban Phát triển các xã đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân huyện lập kế hoạch đầu tư hàng năm, đồng thời triển khai, tổ chức thực hiện các hợp phần của dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện đảm bảo đúng tiến độ, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước và Nhà tài trợ Lũy kế giải ngân từ đầu năm 2017 đến năm cuối năm 2018 là 20.811 triệu đồng, trong đó: Vốn ODA: 19.778 triệu đồng, vốn đối ứng: 1.033 triệu đồng (8)
- Chương trình 33 (Quyết định số 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
10 tháng 8 năm 2015 Về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo)
Thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2018 đã triển khai xây dựng 23 căn trong đó xây dựng mới 20 căn, sửa chữa 3 căn Tổng số vốn huy động để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại các xã ảnh hưởng từ năm 2016 - 2018 là 865 triệu đồng. Trong đó vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 680 triệu đồng, vốn huy động tại địa phương từ Quỹ “Ngày vì người nghèo” Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh: 46 triệu đồng; vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ và chính hộ gia đình được hỗ trợ: 39 triệu đồng. Tổng số vốn đã được giải ngân đến hộ gia đình để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo năm 2016 - 2018.
- Công tác cấp thẻ Bảo hiểm y tế: Đã thực hiện cấp được 9.506 thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào theo đúng các đối tượng quy định.
- Hoạt động ưu đãi tín dụng: Các chi nhánh ngân hàng cơ bản đảm bảo nguồn vốn cho vay, tạo điều kiện cho đồng bào được tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các xã thực hiện giải ngân được 8.135
(8) Báo cáo của Ban quản lý Dự án giảm nghèo huyện Lắk năm 2018. triệu đồng, cho đồng bào có nhu cầu vay gồm cả thế chấp và tín chấp Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giải ngân 2.484 triệu đồng cho đồng bào.
- Chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 18/2011/QĐ-TTg: Tổ chức thăm hỏi, chúc tết và tặng quà tết cho người có uy tín trong đồng bào mỗi suất 400.000 đồng với số tiền 18,4 triệu đồng; tổ chức thăm hỏi, động viên 24 trường hợp hộ gia đình những người có uy tín trong đồng bào gặp khó khăn do hậu quả thiên tai với số tiền 12 triệu đồng Tổ chức đưa, đón người có uy tín tham dự Hội nghị gặp mặt biểu dương người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk và đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm nội tỉnh; tổ chức bình chọn và thay thế người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới: Ủy ban Nhân dân các xã đã tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát và điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với địa phương trong giai đoạn hiện nay Thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới với tinh thần Nhà nước và Nhân dân cùng làm, đồng thời triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Trong năm 2017, người dân trên địa bàn các xã đóng góp 97 triệu đồng, 899 ngày công lao động, tự phá bỏ 226 cây các loại, hiến 9.279 m 2 đất để thực hiện chương trình (quy thành tiền 951 triệu đồng).
Nhìn chung, việc tích cực thực hiện các chính sách trên đã góp phần giúp cho đồng bào Mnông, người nghèo có cơ hội thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ cho các chương trình còn thất thoát và đầu tư còn dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng vẫn còn cao so với bình quân chung, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa đồng bào Mnông TĐC và vùng tác động của TĐ so với các vùng khác còn lớn Năng suất, hiệu quả sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của đồng bào còn hạn chế; số hộ thiếu đất sản xuất còn nhiều, Việc giải ngân các nguồn vốn còn chậm, nhất là nguồn vốn đầu tư, duy tu bảo dưỡng do còn vướng mắc về thủ tục đầu tư,
Với nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án đã được Nhà nước đầu tư cho vùng đã làm cho đời sống của đồng bào Mnông TĐC và vùng tác động TĐ Buôn TuaSrah được cải thiện, các hoạt động SK có nhiều cơ hội để thay đổi, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa Tuy nhiên, các chính sách, chương trình hỗ trợ đồng bào trên địa bàn còn một số bất cập sau đây: