1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sinh kế của người mường ở xã cẩm lương, huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa hiện nay

196 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: - Học viện Khoa học xã hội, Khoa Dân tộc học và Nhân học thuộc Học viện đãtạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiê

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẾ ANH

SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG

TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẾ ANH

SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG

TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY

Ngành: Nhân học

Mã số : 9 31 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Bùi Xuân Đính

2 PGS.TS Trần Văn Thức

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác Những tư liệu và luận điểm mà Luận án kế thừa của cáctác giả đi trước đều được ghi rõ xuất xứ

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thế Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ Nhân học với đề tài "Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay", tôi nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân Nhân đây,

tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:

- Học viện Khoa học xã hội, Khoa Dân tộc học và Nhân học thuộc Học viện đãtạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và bảo vệluận án;

- Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - nơi tôi đang côngtác đã tạo các điều kiện thuận lợi để tôi được theo học chương trình

nghiên cứu sinh khóa 2015 - 2018, cũng như giúp tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận án;

- Lãnh đạo UBND và cán bộ các bộ phận giúp việc thuộc UBND xã CẩmLương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, bà con người Mường, người Việt

ở các thôn làng trong xã đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận, khai thác các nguồn tư liệu cho luận án trong các đợt điền dã từ 2015- 2017;

- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án;

- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS BùiXuân Đính và PGS.TS Trần Văn Thức đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc địnhhướng đề tài, tiếp cận các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập và

xử lý tư liệu, thực hiện các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành tốt luận án

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thế Anh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9

1.1.1 Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người 9

1.1.2 Nghiên cứu về người Mường và hoạt động sinh kế của người Mường.18 1.2 Cơ sở lý thuyết của luận án 22

1.2.1 Các khái niệm cơ bản 22

1.2.2 Cơ sở lý thuyết 28

1.3 Giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu 32

1.3.1.Vài nét về xã Cẩm Lương 32

1.3.2 Người Mường ở xã Cẩm Lương 42

Tiểu kết Chương 1……….50

Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ SẢN XUẤT VÀ KHAI THÁC CÁC SẢN VẬT TỰ NHIÊN 53

2.1 Các nguồn vốn của hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác tự nhiên 53

2.1.1 Vốn tự nhiên 53

2.1.2 Vốn vật chất 54

2.1.3 Vốn tài chính 57

2.1.4 Vốn xã hội 58

2.1.5 Vốn con người 60

2.2 Nông nghiệp 61

2.2.1 Trồng trọt 61

2.1.2 Chăn nuôi 71

2.3 Lâm nghiệp và khai thác các sản vật tự nhiên 78

2.4 Thủ công nghiệp và đi làm công nhân các doanh nghiệp 81

Trang 6

Chương 3: CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 85

3.1 Các nguồn vốn cho hoạt động dịch vụ 85

3.2 Nhìn nhận chung về các hoạt động dịch vụ ở xã Cẩm Lương hiện nay 87

3.3 Hoạt động dịch vụ du lịch ở khu Suối cá Cẩm Lương 91

3.3.1 Những tiền đề khách quan cho sự hình thành các hoạt động dịch vụ du lịch và khu du lịch Suối cá 91

3.3.2 Các hình thức dịch vụ du lịch đầu tiên 94

3.3.3 Các hình thức dịch vụ du lịch ở khu vực Suối cá Cẩm Lương 96

Tiểu kết Chương 3………

114

Chương 4: MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI MƯỜNG XÃ CẨM LƯƠNG 116

4.1 Đánh giá biến đổi sinh kế của người Mường xã Cẩm Lương 116

4.1.1 Những mặt tích cực, hiệu quả 116

4.1.2 Những mặt chưa hiệu quả 122

4.1.3 Nhìn nhận biến đổi sinh kế từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học 125

4.2 Những thuận lợi và khó khăn về sinh kế hiện nay của người Mường xã Cẩm Lương 131

4.2.1 Những thuận lợi 131

4.2.2 Những khó khăn 134

4.3 Một số đề xuất, kiến nghị từ kết quả nghiên cứu 140

4.3.1 Cơ sở của đề xuất kiến nghị 140

4.3.2 Các kiến nghị cụ thể 141

Tiểu kết Chương 4……… 143

KẾT LUẬN 145

CHÚ THÍCH 149

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Các loại đất đai xã Cẩm Lương (năm 2015) 37

Bảng 1.2: Số hộ, khẩu chia theo dân tộc của các thôn 42

Bảng 2.1: Tình hình tư liệu sản xuất lớn và nhà cửa xã Cẩm Lương 57

Bảng 2.2: Số dự nợ ngân hàng ở xã Cẩm Lương các năm 2015 - 2017 58

Bảng 2.3: Chỉ tiêu của trồng trọt đạt được ở xã Cẩm Lương qua một số năm 63

Bảng 2.4: Kết quả chăn nuôi ở xã Cẩm Lương qua một số năm 75

Bảng 2.5: Số lượng lao động xã Cẩm Lương đi làm tại các khu công nghiệp và đi xuất khẩu lao động. 83

Bảng 3.1: Số lượng các hộ làm dịch vụ ở xã Cẩm Lương năm 2017 87

Bảng 3.2 Số lượng quầy hàng, cửa hàng tại khu vực Suối cá qua một số năm 101 Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế và tỷ lệ hộ nghèo xã Cẩm Lương qua một số năm 117

Bảng 4.2: Mức thu nhập thuộc diện trung bình khá ở hai thôn Lương Ngọc và Lương Thuận năm 2018………121

Trang 8

DANH MỤC CÁC HỘP PHỎNG VẤN

Tran g

Hộp 2.1: Ý kiến về so sánh thu nhập của trồng mía với trồng lúa 66

Hộp 2.2: Ý kiến về tính cộng đồng trong trồng mía 68

Hộp 3.1: Lý do mở quán rồi đóng quán sớm 89

Hộp 3.2: Lý do mở quán bia và dịch vụ đám cưới 90

Hộp 3.3: Về việc bán hàng giúp cho người thân 100

Hộp 3.4: Về công việc của các thành viên câu lạc bộ chụp ảnh 103

Hộp 3.5: Về việc mở nhà nghỉ nhưng không có khách 105

Hộp 4.1: Lý do về quê mở quầy hàng khi đã về già 120

Hộp 4.2: Về mâu thuẫn trong phân chia nguồn thu từ du lịch Suối cá 139

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

1.1 Những năm gần đây, dưới góc độ Nhân học, một trong những vấn

đề được quan tâm nghiên cứu là sinh kế (còn được gọi bằng các khái niệm: kế mưu sinh, phương thức mưu sinh ) của các cộng đồng cư dân, các tộc người

cư trú tại các dạng môi trường khác nhau Mỗi tộc người, mỗi nhóm cư dânluôn gắn với một môi trường, cảnh quan nhất định Trước môi trường sốngvới các đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn , con người quatích lũy kinh nghiệm hàng nghìn năm đã có những nhận biết nhất định vềchúng để có một thái độ ứng xử hợp lý, thể hiện qua sinh kế, nhằm tạo lậpcuộc sống cho mình Sinh kế và sự thích ứng với môi trường sống của conngười luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nghiên cứu hoạt động sinh kếnhằm chỉ ra đặc điểm ứng xử của con người trước môi trường sống - mộttrong những yếu tố cơ bản của văn hóa tộc người

Sinh kế còn phản ánh các mối quan hệ xã hội, bởi trong sản xuất, conngười không thể đứng đơn độc mà phải liên kết với những người khác, đượcquy định bởi thiết chế tổ chức xã hội và các quan hệ xã hội,

Sinh kế còn là cơ sở để hình thành các yếu tố văn hóa (các phong tụctập quán, các tín ngưỡng, kiêng kỵ, tâm lý, tính cách) của cộng đồng cư dân.Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn hóa học đưa ra tổng kết, cách mưusinh như thế nào, văn hóa ấy

Tóm lại, sinh kế là yếu tố quan trọng hàng đầu của văn hóa tộc người;nghiên cứu sinh kế góp phần quan trọng vào nghiên cứu các tộc người, cáccộng đồng cư dân

1.2 Người Mường sinh sống tập trung trong các thung lũng chân núi tạicác tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình và Thanh Hóa, trong đó đông đúc nhấttại tỉnh Hòa Bình Nguồn sống chính của đồng bào là làm ruộng nước,

Trang 10

kết hợp làm nương rẫy và khai thác các nguồn lợi tự nhiên, làm nghề thủ cônggia đình Từ các hình thức sinh kế này, người Mường đã tạo lập nên một xãhội Mường, một nền văn hóa Mường, với những đặc điểm riêng rất rõ nét.

Tuy nhiên, các thung lũng chân núi ở vùng người Mường cũng rất đadạng, nên sinh kế của đồng bào ở từng vùng có những khác biệt nhau rất rõnét, cần được quan tâm nghiên cứu để thấy được tính đa dạng của sinh kếcũng như văn hóa tộc người

Miền Tây tỉnh Thanh Hóa hiện nay gồm 11 huyện, là địa bàn sinh tụcủa nhiều tộc người, trong đó người Mường có số lượng dân cư đông nhất vàtập trung thành các làng tại các huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành,Ngọc Lặc và cư trú xen kẽ với người Việt, người Thái ở nhiều huyện, một số

xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng

Cẩm Lương là một trong những xã vùng cao của huyện Cẩm Thủy, cóngười Mường chiếm đa số, sinh sống từ rất lâu đời Xã có các dạng cảnhquan: thung lũng chân núi, núi - đồi thấp, sông Mã và các dòng suối Cảnhquan đa dạng trên đây tạo cho người Mường mưu sinh bằng nhiều hình thứckhác nhau, trong đó làm ruộng nước là chủ đạo Từ khi thực hiện công cuộcĐổi mới, sinh kế của đồng bào đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhờ cácchính sách của Đảng và Nhà nước, nhờ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật.Ngày nay, xã Cẩm Lương với suối cá nổi tiếng còn có một vị trí quan trọngtrong sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa Người Mường ở đây đãtừng bước hòa nhập vào các hoạt động du lịch Khu vực suối cá và xã CẩmLương đã được quy hoạch, nằm trong vùng phát triển du lịch cộng đồng cáchuyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa Tuy nhiên, quá trình thay đổi sinh

kế của đồng bào cũng như việc quy hoạch phát triển của các ngành, các cấptại tỉnh Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâmgiải quyết Nghiên cứu sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương không chỉ

Trang 11

hiểu thêm đặc điểm văn hóa Mường mà còn tạo cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp giúp đồng bào phát triển bền vững.

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

- Làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của người Mường ở địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở phân tích và so sánh với sinh kế truyền thống;

- Xác định những vấn đề đang đặt ra đối với sinh kế của người Mường

ở xã Cẩm Lương hiện nay trong mối quan hệ với phát triển bền vững; tạo cơ

sở khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của người Mường, của địa phương

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập các nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay củangười Mường ở xã Cẩm Lương, gồm nông nghiệp, các nghề thủ công, cácloại hình dịch vụ

- Luận giải các khía cạnh liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay củangười Mường tại địa bàn nghiên cứu Đó là các dạng thức sinh kế (nôngnghiệp, thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ) gắn với các nguồn vốn củasinh kế hiện nay, những yếu tố tác động đến sinh kế và tác động của sinh kếđối với các mặt đời sống của người Mường xã Cẩm Lương

- Nêu một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế hiện nay của người Mường xã CẩmLương, tạo cơ sở khoa học để Đảng bộ, chính quyền địa phương tham

khảo trong việc đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bềnvững trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập

Trang 12

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các dạng thức sinh kế hiện nay gắn

với môi trường sống của người Mường xã Cẩm Lương, như ở ý hai, mục 2.2nêu trên

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Phạm vi nghiên cứu của luận án về không gian là xã Cẩm Lương,huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa - nơi có Suối cá 1 nổi tiếng Xã có 6 thônKim Mẫm 1, Kim Mẫm 2, Lương Ngọc, Lương Hòa, Lương Thuận và XủXuyên Tác giả luận án đã khảo sát tại tất cả các thôn, trong đó, hai thôn đãđược tập trung thời gian nghiên cứu nhiều hơn là thôn Lương Thuận - thôn cónhiều thay đổi tích cực nổi bật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thônLương Ngọc - thôn có Suối cá, từ nhiều năm nay đã chuyển mạnh sang hoạtđộng dịch vụ du lịch

Về phạm vi thời gian, luận án nghiên cứu sinh kế của người Mường hiện nay, tức các dạng thức sinh kế đang diễn ra Các dạng thức sinh kế này

là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố mới xuất hiện từ khingười Mường xã Cẩm Lương thực hiện công cuộc Đổi mới Tuy nhiên,nghiên cứu sinh lấy năm 2005 làm mốc, là thời điểm cầu treo bắc qua sông

Mã, từ đầu xã Cẩm Thành sang thôn Kim Mẫm (nay là Kim Mẫm 1) chínhthức thông xe, thế cô lập của xã bị phá vỡ; giao lưu kinh tế, văn hóa của địaphương không còn bị cách trở, tạo ra nhiều hoạt động mưu sinh mang tìnhđồng bộ và có những khởi sắc rõ nét, trong đó, hoạt động du lịch diễn ra sôiđộng nhất Do điều kiện lưu trữ của địa phương có nhiều hạn chế nên, các sốliệu thống kê về sinh kế được thu thập chủ yếu trong các năm từ 2015 - 2018

1 Suối cá ở Cẩm Lương đến nay đã rất nổi tiếng, nên luận án viết hoa từ “Suối cá”, như là một danh từ riêng.

Trang 13

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Để nghiên cứu về sinh kế hiện nay của người Mường ở xã Cẩm Lương,chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận là phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vậtlịch sử với nội dung chủ đạo là, khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đềuphải đặt trong mối liên hệ với các yếu tố khác Nghiên cứu sinh kế hiện nayđược đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố của môi trường tựnhiên, thiết chế xã hội, các đặc điểm văn hóa, điều kiện lịch sử của cư dân,các chính sách của Nhà nước; đồng thời đặt sinh kế hiện nay trong mối quan

hệ với sinh kế truyền thống …

Với chủ đề và đối tượng nghiên cứu là sinh kế hiện nay của ngườiMường, luận án vận dụng cách tiếp cận của hai lý thuyết là lý thuyết Khungsinh kế bền vững và lý thuyết Biến đổi văn hóa, như sẽ được trình bày ở

Chương 1.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thu thập được nguồn tư liệu cho luận án, nghiên cứu sinh sử dụngphương pháp tổng quan tài liệu và thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp Nghiêncứu sinh đã cố gắng tiếp cận với các cuốn sách, luận án, tài liệu về sinh kế nóichung và sinh kế của người Mường, về người Mường ở Việt Nam và ngườiMường ở Thanh Hóa; cũng như thu thập các tài liệu liên quan đến ngườiMường và sinh kế của người Mường tại địa bàn được lựa chọn nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó điền dãDân tộc học là phương pháp chính Nghiên cứu sinh đã thực hiện nhiềuchuyến điền dã, trong đó hai chuyến từ 28/4 đến 5/5/2016 và từ 24/12 đến31/12/2017 có sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên hướng dẫn tại thực địa

Trong các chuyến điền dã, nghiên cứu sinh sử dụng các thao tác:

- Quan sát: thao tác này giúp nghiên cứu snnh hình dung và thu thập

được những thông tin ban đầu về cảnh quan, môi trường cư trú, bố trí làng

Trang 14

xóm, nhà cửa, cách sinh hoạt và lao động của người Mường và sự giao tiếp của họ trong cộng đồng - những yếu tố có liên quan đến sinh kế.

- Quan sát tham dự: nghiên cứu sinh đã có các quan sát, tham dự sau: +

Quan sát, tham dự một số công việc lao động nông nghiệp hàng ngày,như bừa ruộng, trồng, chăm sóc và thu hoạch mía, chăm sóc cá lồng; hay cáchoạt động dịch vụ (bán hàng), chặt tre, vót đũa tại khu du lịch Suối cá …

+ Quan sát, tham dự một số hoạt động của đời sống gia đình và cộngđồng thôn bản

Các thao tác này không chỉ giúp chúng tôi có thể nắm được các hiệntượng sinh kế đang diễn ra một cách chân thực nhất, đồng thời mở rộng thêmđội ngũ cộng tác viên cung cấp tư liệu, để có thêm các thông tin đa dạng

- Phỏng vấn Dân tộc học: là thao tác quan trọng được sử dụng nhiều nhất trong

luận án để thu thập các thông tin tư liệu cơ bản của luận án Thông qua cán bộvăn hóa xã và cán bộ các thôn, chúng tôi lựa chọn các đối tượng

sau để phỏng vấn:

+ Các bậc cao niên trong một số thôn làng, các trưởng họ, thầy cúng đểthu thập thông tin về các điều kiện tự nhiên của xã và thôn - làng, lịch sử vùngđất, lịch sử tụ cư của người Mường, các đặc điểm kinh tế- xã hội và văn hóatruyền thống

+ Những người tham gia các hoạt động sinh kế khác nhau, gồm sản xuất nôngnghiệp (trồng lúa và các loại hoa màu, trồng mía, một số chủ gia trại lợn - gà,người nuôi cá lồng), những người làm nghề kinh doanh, dịch vụ (trong đó, tậptrung phỏng vấn ở khu du lịch suối cá) và những người sống bằng các côngviệc thu hái sản phẩm núi rừng về phục vụ khách du lịch

Nội dung các cuộc phỏng vấn được chuẩn bị sẵn bằng một bộ câu hỏi phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài

Một thao tác khác được áp dụng là thảo luận nhóm Tác giả luận án đã

tổ chức một số cuộc thảo luận nhóm, gồm nhóm các bậc cao niên ở thôn

Trang 15

Lương Ngọc (nơi có suối cá, có hoạt động dịch vụ khá sôi động), nhóm nhữngngười trồng mía ở thôn Lương Thuận và nhóm các cán bộ xã, thôn.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến củacác chuyên gia nhằm có thêm các kiến thức và kinh nghiệm để thu thập đượctương đối đầy đủ nguồn tư liệu, lý giải các khía cạnh trong phương thức mưusinh của người Mường tại địa bàn được nghiên cứu Một số nhà khoa học cókinh nghiệm nghiên cứu về người Mường trong ngành Dân tộc học, ở tỉnhThanh Hóa, cũng như nhiều nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về sinh kế đượcchúng tôi tiếp xúc để tham khảo ý kiến

Luận án còn sử dụng phương pháp tìm hiểu lịch sử kinh tế hộ gia đình

để thấy được cách thức mưu sinh của người Mường nói chung, những trườnghợp được tìm hiểu nói riêng

Để làm rõ các khía cạnh liên quan đến sinh kế hiện nay của ngườiMường tại địa bàn nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp phân tích,diễn giải, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh

Trong quá trình thu thập tư liệu cũng như xử lý tư liệu để luận giải cáckhía cạnh liên quan đến sinh kế hiện nay của người Mường, tác giả luận án

chú trọng sử dụng các cách tiếp cận Nhân học/Dân tộc học, tức xem xét các

yếu tố tộc người và yếu tố địa phương đối với việc hình thành, tồn tại cácdạng thức sinh kế hiện nay của đồng bào Mường Bên cạnh đó, còn sử dụng

cách tiếp cận Văn hóa học, coi sinh kế là biểu hiện của văn hóa (văn hóa mưu

sinh) và văn hóa là thành tố quan trọng của tộc người, có mối quan hệ với các

thành tố khác; tiếp cận hệ thống, đặt sự hình thành, tồn tại và thích ứng với

môi trường và điều kiện sinh sống của người Mường xã Cẩm Lương trongmối liên hệ tổng thể của các yếu tố: địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế, thiết chếvăn hóa xã hội của làng, các chính sách của Đảng và Nhà nước

Trang 16

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh kế hiện nay củangười Mường ở xã Cẩm Lương; làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của đồngbào trong sự so sánh với các yếu tố truyền thống, mối quan hệ giữa các hoạtđộng sinh kế với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và văn hóa

Luận án tạo cơ sở khoa học cho cấp ủy, chính quyền xã Cẩm Lương,các ngành có liên quan ở huyện Cẩm Thủy và tỉnh Thanh Hóa đề ra các chínhsách, các giải pháp giúp xã Cẩm Lương phát huy các tiềm năng, thế mạnh,những mặt còn hạn chế, yếu kém trong hoạt động sinh kế hiện nay, đặc biệt làviệc phát triển du lịch ở khu vực suối cá, để xã Cẩm Lương phát triển kinh tế -

xã hội theo hướng bền vững

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu lý luận và thực tế về sinh

kế và biến đổi sinh kế nói chung, sinh kế của người Mường nói riêng, phục vụnghiên cứu và giảng dạy về chủ đề này

Luận án tạo cơ sở khoa học để cấp ủy và chính quyền xã Cẩm Lương,các ngành có liên quan ở Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy thảm khảo, đề ra cácgiải pháp giúp người Mường xã Cẩm Lương phát triển theo hướng bền vững

7 Kết cấu của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm

4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và giới

thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu

Chương 2 Các hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác các sản vật tự

nhiên Chương 3 Các hoạt động dịch vụ

Chương 4 Một vài bàn luận từ nghiên cứu sinh kế hiện nay của người

Mường xã Cẩm Lương

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT

VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người

Đến nay, đã có một khối lượng các công trình nghiên cứu của các họcgiả nước ngoài về sinh kế, trong đó chiếm số đông là các công trình liên quanđến hoạt động nông nghiệp…

Liên quan đến lịch sử nghiên cứu của đề tài, có hai vấn đề cần tập trunglàm rõ đó là tình hình nghiên cứu về sinh kế nói chung và nghiên cứu về sinh

kế người Mường nói riêng

1.1.1.1.Một số công trình nghiên cứu về sinh kế của các học giả nước ngoài

Sinh kế của các tộc người, các nhóm cư dân có nhiều hình thức khác nhau

Với người Mường, hoạt động sinh kế chủ yếu là nông nghiệp, nênchúng tôi trình bày một số công trình liên quan đến lĩnh vực này

Trong Sự xuất hiện và phát triển của nông nghiệp, các tác giả

V.D.Blavaski - A.V.Nikitin cho rằng, nông nghiệp xuất hiện ngay trong thờiđại công xã nguyên thủy và là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triểncủa năng suất lao động và sự tích lũy tài sản, dẫn tới chỗ củng cố và thịnh đạtcủa xã hội nguyên thủy Từ đó, tác giả đã khẳng định, nông nghiệp là mộttrong những phát minh vĩ đại nhất của con người [125]

Khi bàn về nông nghiệp ở Đông Nam Á, N.N.Tsêbốcsarốp khẳng định,những đặc trưng văn hóa nông nghiệp của các dân tộc ở Đông Nam Á đã hìnhthành từ những điều kiện lịch sử nhất định và nó được định đoạt bởi sự pháttriển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh tự nhiên Tuy vậy, những đặc trưng đóđược cũng cố bởi truyền thống, trở thành những đặc điểm đối với các dân tộc

Trang 18

riêng biệt trong một thời kỳ lâu dài, dần dần biến mất với sự xuất hiện trongcác dân tộc ấy nền nông nghiệp cơ giới hiện đại [145].

Trong công trình nghiên cứu về dân tộc học nông nghiệp, các tác giảG.G.Gromop và IU.F Novichkop cho rằng, khi nghiên cứu các giải pháp tronglàm nông nghiệp (kỹ thuật học nông nghiệp) cần phải xem xét đến những đặcđiểm về điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội mà các tộc người, các nhóm

cư dân đang sống với điều kiện của các giai đoạn lịch sử [133]

Các tác giả Emily A Schultz và Robert H Lavenda sử dụng các kháiniệm “Phương cách sinh tồn”, “Phương thức mưu sinh” trong nghiên cứu kinh

tế và cho rằng, con người tự tạo ra những cách thức sử dụng các mối quan hệ

với môi trường tự nhiên và giữa họ với nhau để kiếm sống Sinh tồn là một từ

được dùng để chỉ việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu nhất trongquá trình sinh sống của con người, chủ yếu là nhu cầu về thức ăn, quần áo vàchỗ ở Những cách khác nhau mà con người ở các xã hội khác nhau dùng để

thỏa mãn nhu cầu này được gọi là những phương thức sinh tồn… Nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến sinh kế của các cư dân nông nghiệp, đã đưa ra một sơ

đồ các thành tố hợp thành phương thức sinh tồn gồm hai thành tố phân theo

ba cấp độ Cấp một là thu lượm lương thực và sản xuất lương thực Cấp độhai, sản xuất lương thực lại gồm hai thành tố hợp thành là chăn nuôi và trồngtrọt Cấp độ ba, trồng trọt gồm nông nghiệp quảng canh, nông nghiệp thâmcanh và nông nghiệp cở giới hóa [132]

Sinh kế được các nhà nghiên cứu đề cập cả trên bình diện lý thuyết vàthực tiễn Về lý thuyết, có các công trình của Carney D [127], Chambers, R.[128], Chambers, R [130], Chambers, R and Conway [129], Hussein, K &Nelson [134], Koos Nefjes [137]…Về thực tiễn, có luận án của KasiEswarappa nghiên cứu nhân học về sinh kế tại hai khu định cư sugali ở quận

Anantupua của Andhra Pradeshe [135], về thay đổi sinh kế và sự phát triển

của các cộng đồng dân tộc vùng cao được thúc đẩy bởi du lịch: trường hợp

Trang 19

của tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc) của Li Ya- Juan [138], Mahdi,Sivakoti, G P, & Schmidt- Vogt, D đề cập đến thay đổi sinh kế và sinh kế bềnvững ở vùng cao của tiểu vùng Lembang, Tây Sumatra, Indonesia, trong bốicảnh quản lý tài nguyên thiên nhiên đang thay đổi [139],

1.1.1.2 Nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam

Ở Việt Nam, không kể các phần viết trong các cuốn địa chí được xuất bản dướithời phong kiến, từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, khi ngành

Dân tộc học ra đời, đã có một lượng lớn các công trình dưới các thể loại khácnhau về hoạt động sinh kế của các tộc người Ngoài các cuốn sách, các đề tàikhoa học các cấp, các luận án phó tiến sĩ (từ năm 2000 trở đi là tiến sĩ), còn có

rất nhiều các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành Chỉ riêng Tạp chí Dân tộc học, từ năm 1972 đến năm 2015 đã có trên 200 bài liên quan đến các khía

cạnh về sinh kế các tộc người được đăng tải

Phần Tổng quan này chỉ đề cập đến các công trình Dân tộc học/Nhânhọc bàn về sinh kế của các tộc người thiểu số, tập trung ở miền núi phía Bắc

Điểm đầu tiên có thể nhận thấy là đa số các công trình đều tập trung

nghiên cứu về sinh kế truyền thống của các tộc người thiểu số ở nước ta Có

thể phân thành các nhóm công trình tiêu biểu sau:

- Các chuyên khảo giới thiệu chung về các tộc người thiểu số ở nước ta,

như bộ sách hai tập Các dân tộc ít người ở Việt Nam do Viện Dân tộc học biên soạn [114, 115] và đặc biệt là bộ sách gồm bốn tập Các dân tộc ở Việt Nam cũng do Viện Dân tộc học biên soạn [116, 117, 118, 119] Trong nội dung giới

thiệu về các tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ, đều có phần viết về sinh kế(cơ sở kinh tế) của mỗi tộc

- Các chuyên khảo về kinh tế - xã hội của các tộc người thiểu số và miền núi,

như Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc

[14], Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc [112], Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi [27]

Trang 20

- Các công trình giới thiệu về các tộc ở các địa phương, khu vực như

Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam của Vương Hoàng Tuyên [88], Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ của Mạc Đường [31], Các dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam của Bùi Tịnh và các cộng sự [86], Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình do Bùi Văn Kín chủ biên [54], Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An của Nguyễn Đình Lộc [62], Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định

cư Thủy điện Sơn La do Phạm Quang Hoan chủ biên [47], Văn hóa các dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu do Nguyễn Ngọc Thanh chủ biên [93]

- Các chuyên khảo về các tộc người, các nhóm tộc người thuộc các nhóm ngôn

ngữ, như Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở

Việt Nam [60], Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Việt Nam [111], Văn hóa

và nếp sống Hà Nhì - Lô Lô [49], Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam [113]; hoặc các chuyên khảo riêng về từng tộc người, như Người Dao ở Việt Nam [26], Người Sán Dìu ở Việt Nam [3], Dân tộc Xinh Mun ở Việt Nam [4], Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam [15], Dân tộc La Hủ ở Việt Nam [16], Dân tộc Si La

Việt Nam [17], Dân tộc Cờ Lao ở Việt Nam: truyền thống và biến đổi [45], Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam [18], Đến với người Tày và văn hóa Tày [121], Dân tộc Kháng ở Việt Nam [48] v.v.

- Các chuyên khảo riêng về sinh kế của các tộc người, tiêu biểu là hai tập sách

Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam

[5], Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam của Trần Bình [6]; luận án tiến sĩ của Bùi Thị Bích Lan Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La [55] Một số chuyên khảo về từng khía cạnh của sinh kế, như Trồng trọt của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [25], Các dân tộc Tày Nùng với tiến

bộ khoa học kỹ thuật [37], hoặc tuy không đề cập trực diện, nhưng đều có liên quan đến sinh kế, như đề tài cấp bộ Một số vấn đề cơ bản về canh

Trang 21

tác nương rẫy do Đoàn Đình Thi chủ biên [96], các luận án tiến sĩ Định canh định cư của người Khơ - mú và người Hmông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An của Nguyễn Văn Toàn [87], Sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên

của Nguyễn Đăng Hiệp Phố [74] v v

Trong các thể loại công trình trên, hoạt động mưu sinh truyền thống củacác tộc người được phản ánh qua các ngành kinh tế (nông nghiệp, nghề thủcông và trao đổi buôn bán)

Trong nông nghiệp, các công trình đã chỉ rõ, trồng trọt là bộ phận chủ đạo của nông nghiệp - cơ sở kinh tế chính, do vậy cũng là hoạt động mưu sinh chính của các tộc người ở nước ta Tùy điều kiện cảnh quan (chủ yếu là địa hình) mà các tộc người hoặc làm ruộng nước trong các thung lũng chân

núi (như người Thái, Mường, Tày, Nùng, Lự) hay ở đồng bằng (Chăm, Khơ me); hoặc làm nương rẫy (đa số các tộc thiểu số thuộc các nhóm ngôn ngữ);các tộc Hmông, Hà Nhì, Lô Lô… tạo ra những cánh đồng ruộng bậc thang,trở thành những kiệt tác, kết hợp giữa thiên nhiên và bàn tay con người.Người Hmông ở các huyện vùng cao núi đá còn có nương thổ canh hốc đá,sinh sống cả đời với cây ngô [69]

-Dù là trồng lúa nước hay làm nương rẫy, hoặc làm ruộng bậc thang,hoạt động trồng trọt của các tộc người được đề cập đến trong các công trìnhnghiên cứu trên các khía cạnh: phân loại ruộng (đất), hệ thống thủy lợi (chỉvới trồng trọt ruộng nước, tiêu biểu nhất là hệ thống thủy lợi trong các thunglũng chân núi của người Thái, người Mường), công cụ cho các khâu (làm đất,chăm sóc, thu hoạch), thời vụ (lịch tiến hành các khâu cơ bản), các biện pháp

kỹ thuật canh tác, năng suất của lúa nước và nương rẫy, các nghi lễ liên quanđến hoạt động trồng trọt, vị trí của trồng trọt trong đời sống các tộc người, đặcbiệt là vấn đề an ninh lương thực ở các tộc người làm nương rẫy…Nhiềunghiên cứu đã chỉ rõ, loại hình trồng trọt nương rẫy phụ thuộc nặng nề vào tựnhiên, dễ dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng nguồn tài nguyên rừng và tài

Trang 22

nguyên môi sinh, không phát huy được tiềm năng đất đai, dẫn đến du canh du

cư, không bảo đảm an ninh lương thực, đời sống vật chất rất thấp Có thể thấyđiều này qua nghiên cứu về các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á (nhóm Môn/Khơ - me) ở Tây Bắc Việt Nam [111] Trong khi đó, các tộc người làm ruộngnước, đã dựa vào các thung lũng chân núi để trồng lúa nước, hình thành hệsinh thái nông nghiệp tương đối bền vững, điển hình là người Thái [34]

Chăn nuôi ở các tộc người thiểu số trên đất nước ta gồm chăn nuôi giacầm (gà, vịt, ngan ngỗng…) và gia súc, gồm gia súc lớn (trâu bò, ngưa) và giasúc nhỏ (lợn, dê) Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, chăn nuôi ở các tộcngười chỉ là bộ phận gắn chặt và phụ thuộc vào trồng trọt, chủ yếu là thả rông,sản phẩm của chăn nuôi truyền thống chủ yếu dùng vào các nghi lễ, phongtục, không tạo thành nguồn thực phẩm thường ngày và không tạo ra sản phẩmhàng hóa Tình hình này ngày nay đã được khắc phục đáng kể

Do sống với môi trường tự nhiên có sản vật phong phú, trong khi trồngtrọt và chăn nuôi không bảo đảm được nguồn lương thực và thực phẩm, nên

các tộc người thiểu số ở nước ta có một hoạt động sinh kế khác là khai thác các sản vật tự nhiên (hái lượm và săn bắt) Hoạt động hái lượm gồm đào các

loại cây củ làm lương thực chống đói (củ mài, củ nâu…), thu hái các loại cây,

lá, nấm, mộc nhĩ làm thực phẩm, mùa nào thức ấy; các loại cây lá để làmthuốc… Hoạt động săn bắt gồm các hình thức đánh bắt cá trong các con suối,con sông; các hình thức săn bắt các loại thú trong rừng Săn bắt không chỉđem lại nguồn thực phẩm mà còn là hoạt động mang tính giải trí tập thể, tínhcộng đồng cao Các công trình giới thiệu về đời sống kinh tế của các tộcngười đều có mục “Săn bắt, hái lượm”, hay “Khai thác các sản vật tự nhiên”

Nghề thủ công - một trong những hoạt động mưu sinh của con người

được đề cập trong các công trình nghiên cứu Dân tộc học thường đứng saumục “Trồng trọt” Điều đó chứng tỏ, hoạt động này chỉ là “phụ” Các côngtrình nghiên cứu đã chỉ rõ, nghề thủ công ở các tộc người thiểu số có các đặcđiểm nổi bật sau:

Trang 23

- Chủ yếu là nghề thủ công gia đình: gắn với cuộc sống gia đình, khung tổ chức là gia đình, phục vụ cuộc sống của gia đình là chính.

- Hai nghề phổ biến nhất ở các tộc người là dệt và đan lát; một số vùng

có nghề rèn, chế tạo thuyền …

- Nghề thủ công phụ thuộc vào hoạt động trồng trọt (tạo ra sản phẩm chủ yếuphục vụ cuộc sống dựa vào trồng trọt, thời gian làm nghề chỉ khi công việctrồng trọt đã rỗi rãi…)

- Nghề thủ công dựa vào công cụ đơn giản, lao động thủ công, tư duy kinh nghiệm

- Tính hàng hóa ít, chỉ ở một số ít tộc người, tại một số vùng, sản phẩm mớitrở thành hàng hóa, ở người Nùng xuất hiện một số làng nghề (ví như làngnghề rèn Phúc Sen ở tỉnh Cao Bằng)

Đến nay, hoạt động trao đổi, buôn bán của các tộc người thiểu số có rất

ít chuyên khảo riêng, thường chỉ được trình bày thành mục trong các cuốn

giản chí Dân tộc học cùng một lượng lớn các bài đăng trên Tạp chí Dân tộc học, trong đó, đáng chú ý là số 3 năm 2014, là số chuyên đề về chợ ở Việt

Nam [81] Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, do nền kinh tế chủ yếu mangtính tự cấp tự túc, hệ thống giao thông kém phát triển, nên ở rất nhiều vùngmiền núi, nhiều tộc người thiểu số khu vực Tây Bắc, trước năm 1954, hoạtđộng trao đổi buôn bán rất mờ nhạt, không có chợ, thậm chí có nơi vẫn là vậtđổi vật Trong khi đó, ở vùng Đông Bắc, kinh tế hàng hóa phát triển hơn, hệthống giao thông thủy bộ thuận lợi, lại ở sát trung du và đồng bằng, thôngthương sang Trung Quốc, nên hoạt động trao đổi buôn bán sôi nổi hơn rấtnhiều: ở nông thôn hình thành hệ thống chợ phiên (chợ làng); ở đô thị hìnhthành hệ thống phố - chợ (như ở Đồng Đăng, trấn lỵ Cao Bằng…); vùng biêngiới có các chợ biên giới… Chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, mà còn lànơi giao lưu văn hóa, tâm tư tình cảm của các tộc người, nhất là của nam nữthanh niên [97]

Trang 24

Trong khi đề cập đến sinh kế (các bộ phận kinh tế) của các tộc người,các công trình đều chỉ ra các yếu tố có liên quan đến tổ chức hoạt động sảnxuất, như quan hệ tương trợ, quan hệ cộng đồng, nhất là trong trồng trọt, thểhiện ở việc cùng chung sức xây dựng hệ thống thủy lợi ở các tộc Thái,Mường, Tày; các quan hệ sở hữu đất đai (ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên,đất rừng và đất nương thuộc quyền chiếm hữu chung theo phạm vi làng bản;còn ruộng nước ở vùng người Thái, người Mường thuộc quyền công hữu của

cả mường; trong khi đó, ở vùng Đông Bắc, ruộng nước và phần lớn đất đềuthuộc quyền tư hữu của các gia đình) Ngoài ra, các công trình còn đề cập đếncác khía cạnh làng bản, các nghi lễ, các phong tục liên quan đến các hoạtđộng mưu sinh… Các công trình cũng khẳng định, tập quán mưu sinh là mộttrong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, có mối quan hệ hữu

cơ với văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa xã hội và văn hóa nhận thức Từđây, các tác giả cho rằng, nhiều dự án phát triển kinh tế không thu được hiệuquả như mong muốn một phần là do không dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹlưỡng tập quán, tri thức mưu sinh của cư dân địa phương

Cùng với việc nghiên cứu sinh kế truyền thống, trong hơn 20 năm trởlại đây, các nhà Dân tộc học/Nhân học đã lưu tâm nhiều hơn đến biến đổi củasinh kế truyền thống các tộc người trong điều kiện kinh tế - xã hội mới của đấtnước Những thuận lợi, cũng như khó khăn và thách thức của mỗi tộc ngườitrong công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tự cấp, tự túc, phụ thuộc vào thiênnhiên sang kinh tế thị trường là những vấn đề được các học giả tập trungnghiên cứu Đặc biệt, với các tộc người sống bằng nông nghiệp nương rẫy,các nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn của hệ thống nông nghiệp truyềnthống sang sản xuất hàng hóa, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây

trồng, vật nuôi Cuốn Sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên của nhóm tác giả Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng [61] hay Trồng trọt truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [25] đều

Trang 25

khẳng định, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai cũng như các hình thức trồngtrọt truyền thống trong điều kiện hiện nay (thời điểm được nghiên cứu) đangmâu thuẫn gay gắt với nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo về rừng Các

Dự án Cách ứng phó với nạn thiếu lương thực của các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam (qua nghiên cứu 3 tộc người: Dao, Mường và Thổ tại 3 tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình và Nghệ An) [84]; Cách ứng phó với nạn thiếu lương thực của các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: tăng cường năng lực và hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dân tộc học Việt Nam và Viện Nghiên cứu văn hóa Lào [46] chỉ rõ, dù các tộc người thiểu số

với sự trợ giúp của Nhà nước đã có những tiến bộ vượt bậc trong phát triểnkinh tế, song vẫn khó khăn trong việc bảo đảm an ninh lương thực Đáng lưu

ý, cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về kinh tế- xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam do Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh đồng chủ biên đã chỉ ra những

biến đổi của nền kinh tế truyền thống của các tộc người vùng biên giới nước

ta trong bối cảnh mở cửa và hội nhập Mặc dù các tộc người thiểu số vùngbiên giới đã tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế biên mậu, đời sống

đã từng bước được cải thiện, song do “sức ỳ” của truyền thống mà kinh tếchưa có nhiều chuyển biến, việc tham gia các hoạt động kinh tế biên mậu cònrất hạn chế, chủ yếu là các hoạt động “phụ trợ” cho người Việt [29]

Một hướng khác trong nghiên cứu biến đổi sinh kế của các tộc ngườithiểu số là tìm hiểu tác động của các công trình thủy điện đối với đời sống ởcác vùng có thủy điện Các công trình tiêu biểu là bộ sách Các dân tộc ở Việt

Nam của Viện Dân tộc học [116, 117, 118, 119]; Tác động của đập thủy điện đến phát triển bền vững cư dân vùng hạ lưu [38], Tái định cư thủy điện ở Việt Nam thời Đổi mới [39]; Một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La [40]; hay một số luận án như Sinh kế của người Thái tái định cư Thủy điện Sơn La [58].

Nhìn chung, nghiên cứu về hoạt động sinh kế của các tộc người thiểu

số ở nước ta đến nay đã trải qua một chặng đường dài, với một lượng lớn các

Trang 26

công trình thuộc các thể loại khác nhau được công bố Ngoài các điểm nổi bật trên, các công trình đó còn bộc lộ một số mặt sau:

- Quan tâm nhiều đến các hoạt động mưu sinh truyền thống (điều này do bốicảnh nghiên cứu trước đây) Số công trình quan tâm đúng mức đến sinh kế

hiện nay chưa nhiều Có lẽ bộ sách 4 tập Các dân tộc ở Việt Nam do Viện Dân

tộc học xuất bản những năm gần đây (đã dẫn) là công trình có những nghiêncứu khá kỹ về sinh kế hiện nay và biến đổi của sinh kế truyền thống trongđiều kiện chuyển đổi

- Khía cạnh Nhân học, mà cốt lõi là các mối quan hệ của con ngườitrong mưu sinh, các vấn đề về nguồn vốn của sinh kế mới bước đầu đượcquan tâm

1.1.2 Nghiên cứu về người Mường và hoạt động sinh kế của người Mường

1.1.2.1 Nghiên cứu chung về người Mường và sinh kế của người Mường cả nước

Nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường, từ lâu đã được nhiềunhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm

Công trình đầu tiên phải kể đến bộ sách Người Mường - Địa lý nhân văn và xã hội học (Les Mương, Gesographie humaine et sociologie) của học

giả người Pháp Jeanne Cuisinier, xuất bản từ năm 1948 - một công trình đồ sộ

về người Mường [13] Các nhà nghiên cứu Việt Nam có Bùi Văn Kín (Chủ

biên) với cuốn Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình [54]; Nguyễn Dương Bình với bài “Dân tộc Mường” trong cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam do Viện Dân tộc học biên soạn [114], Nguyễn Từ Chi với cuốn Người Mường ở Hòa Bình [11], Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Thanh Nga với cuốn Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình [94] cùng một số cuốn sách ảnh, tập hợp

những bức ảnh đẹp nhất về các hoạt động trong sản xuất, sinh hoạt văn hóacủa người Mường Gần đây nhất là bài “Dân tộc Mường” của Nguyễn

Trang 27

Ngọc Thanh in trong cuốn Các dân tộc ở Việt Nam (tập 1) do Viện Dân tộc

học biên soạn đã khái quát lại các đặc điểm của người Mường trên cơ sở điểmcác công trình nghiên cứu về tộc người này [116] Ngoài các công trình mangtính tổng quát này còn có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác

Có thể thấy, những nghiên cứu tổng quát về người Mường khá nhiều vàcông phu, cung cấp nguồn tài liệu phong phú, rõ nét về các khía cạnh củangười Mường ở các vùng miền của đất nước ta Tuy nhiên, phần tổng quannày tập trung bàn về các nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án là sinh

kế của người Mường

Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Mường là nông nghiệp ruộngnước trong các thung lũng chân núi, kết hợp làm nương rẫy trên đồi núi, háilượm và săn bắt, đánh cá Ngoài các cuốn sách nêu trên đây, những vấn đề vềhoạt động mưu sinh của người Mường còn được đề cập trong các bài viếtcông bố gần đây của các tác giả Hà Văn Linh [57], Nguyễn Ngọc Thanh -Trần Hồng Thu [95], Mai Văn Tùng [91]

Ngoài nông nghiệp, người Mường còn làm các nghề thủ công mà nổi bật

là nghề dệt và nghề đan lát Hoạt động nghề thủ công của người Mường đượcphản ánh qua các tác giả: Nguyễn Vũ [119], Minh Quang [74], Nguyễn ThịThanh Nga [65, 66]… Những bài viết tập trung mô tả các kỹ thuật trồng bông,nuôi tằm, xe sợi và dệt vải, kỹ thuật đan lát; từ đó đưa ra những nhận xét về giátrị văn hóa của các sản phẩm nghề thủ công truyền thống; một số bài viết bàn về

sự tồn tại của nghề thủ công truyền thống trong điều kiện hiện nay

Ở góc độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai ở vùng người Mường, có cácnghiên cứu của Quách Thị Oanh [73], Trần Đăng Tuấn [89], Lương Thu

Hằng [43] trình bày về những thay đổi trong việc kế thừa ruộng đất trong hộgia đình, vai trò của gia đình và dòng họ trong quản lý, sử dụng đất đai hiệnnay Đây là những tài liệu có đóng góp quan trọng để làm rõ hơn những thay

Trang 28

đổi về hưởng dụng đất đai hiện nay ở một xã người Mường, huyện ThanhSơn, tỉnh Phú Thọ.

Những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu về biến đổi sinh kế của ngườiMường trong bối cảnh cơ chế thị trường, công nghiệp hóa Nghiên cứu về

Biến đổi về xã hội và văn hóa của người Mường tỉnh Hòa Bình, dưới tác động của kinh tế thị trường, 1986-2004 (Qua nghiên cứu tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) của nhóm tác giả Vương Xuân Tình (năm 2004) đã chỉ ra những

thay đổi về sinh kế trong mối quan hệ với các mặt: cơ cấu dân số, tỉ trọngnghề nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, tri thức địa phương… [83] Bài “Dân tộc

Mường” của Nguyễn Ngọc Thanh in trong cuốn Các dân tộc ở Việt Nam (tập

I) có cái nhìn tổng quát về biến đổi sinh kế truyền thống của người Mường trongcông cuộc Đổi mới [116] Một số luận án tiến sĩ Nhân học đã quan tâm đến

vấn đề sinh kế của đồng bào, như Mưu sinh của thanh niên dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình của Nguyễn Phú Trường [103], Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình ở nơi tái định cư của Trịnh Thị

đó, các hoạt động sinh kế của người Mường mới chỉ có một số tác giả nghiêncứu dưới góc nhìn của tri thức địa phương, như Mai Văn Tùng [91], TrịnhHồng Lệ [56]

Gần đây, tỉnh Thanh Hóa xuất bản cuốn Địa chí Thanh Hóa, một số

huyện có người Mường sinh sống cũng xuất bản địa chí, trong đó có đề cập

Trang 29

đến sinh kế của người Mường như Địa chí huyện Bá Thước [50], Địa chí huyện Cẩm Thủy [51], Địa chí huyện Lang Chánh [52], Địa chí huyện Ngọc Lặc [53]…

Về người Mường ở xã Cẩm Lương, đến nay các nghiên cứu còn hạn

chế cả về số lượng bài viết và mức độ đề cập Cuốn Lịch sử Thanh Hóa (tập

2) có đề cập đến vị trí hành chính của xã Cẩm Lương [7] Cuốn Di tích và danh thắng Thanh Hóa, tập 1 giới thiệu về phong cảnh suối cá xã Cẩm

Lương, những tài nguyên du lịch của khu vực này [9] Năm 2014, Huyện ủy,

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Thủy xuất bản cuốn Địa chí huyện Cẩm Thủy, trong đó, đưa ra một số thông tin về xã Cẩm Lương (vị

trí địa lý, dân cư, hành chính, kinh tế, những giá trị văn hóa truyền thống.Trong sinh kế, các thông tin cho biết, nghề chính của người Mường nơi đây từtrước tới nay là nghề nông nghiệp, trong quá trình đất nước đổi mới, tận dụng

vị trí cảnh quan cũng như của vùng, người dân trong xã đã chuyển dần sanglàm du lịch [51]

Năm 2011, sinh viên Phạm Thị Ly (Đại học Huế) thực hiện khóa luận

tốt nghiệp Thực trạng nghèo đói và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mường tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, đề cập đến các khía cạnh đói nghèo và xóa đói giảm nghèo của người

Mường tại địa bàn xã [59]

Trong số các nghiên cứu về người Mường ở huyện Cẩm Thủy, có mộtcông trình được công bố ở nước ngoài Đó là luận án của Nguyen, Viet Duc

Mương Livelihoods and the Role of Education in Their Development: A case study of a Mương Community in CamThuy District, Thanh Hoa Province, Vietnam, bảo vệ tại Trường Đại học Victoria (Welliinton, Newzeeland), năm

2013, đề cập đến sinh kế và tác động của nó tới giáo dục của cộng đồng ngườiMường ở huyện này [131]

Trang 30

Ngoài ra, từ năm 2005 đến nay, trên nhiều trang báo điện tử có các bàiviết về suối cá Cẩm Lương và hoạt động du lịch tại đây.

Từ những trình bày ở trên, có thể đưa ra vài nhận xét cơ bản về tìnhhình nghiên cứu về người Mường và sinh kế của người Mường nói chung,người Mường ở Thanh Hóa, trong đó có địa bàn nghiên cứu của luận án:

1. Đã có một số lượng lớn các công trình nghiên cứu thuộc các thể loạikhác nhau đề cập các khía cạnh của người Mường, song chủ yếu ở tỉnh HòaBình - địa bàn cư trú chính của tộc người; chưa có các công trình tổng quát vềngười Mường ở Thanh Hóa

2. Nghiên cứu về sinh kế của người Mường chủ yếu bàn về truyền thống, nghiêncứu về biến đổi sinh kế truyền thống và sinh kế hiện nay còn ít

3. Chưa có các nghiên cứu về sinh kế của người Mường ở xã CẩmLương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

Luận án của nghiên cứu sinh hy vọng khắc phục một phần hạn chế trên

1.2 Cơ sở lý thuyết của luận án

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1.Khái niệm “Sinh kế”

Sinh kế (livelihood) còn có các cách gọi đồng nghĩa là “Kế mưu sinh”,

“Hoạt động mưu sinh”, “Phương thức mưu sinh”, là thành tố quan trọng trong

đời sống tộc người, có quan hệ mật thiết và có ảnh hưởng lớn đến các thành tốkhác như chính trị, văn hóa, xã hội… Theo nghĩa Hán - Việt, “Mưu” là cáchthức, phương cách, còn “Sinh” là sinh sống để tồn tại Hiểu theo nghĩa triết tự

và chung nhất, “hoạt động mưu sinh” là những cách thức, những phương cáchkiếm sống nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở và sinh hoạt củacon người, của cộng đồng và của các tộc người

Robert Champers được coi là một trong những người đầu tiên sử dụngkhái niệm “Sinh kế” Theo ông, sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự

dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho

Trang 31

cuộc sống” [128] Đồng dạng quan điểm với Robert Champers, các tác giảEmily A Schultz - Robert H Lavenda, sinh kế là các của cải vật chất (lươngthực, quần áo, nhà ở…) mà con người tạo ra để duy trì cuộc sống [132].

Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam)khi triển khai các chương trình hoạt động phát triển cộng đồng đưa ra quanđiểm: sinh kế là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người cóđược, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm kiếmsống cũng như để đạt được các mục tiêu, ước nguyện của họ” [Dẫn theo tàiliệu 74]

Trong khi đó, Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) quan niệm “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” [Dẫn theo tài liệu 74].

Việt Nam, khái niệm “Sinh kế” không có trong Từ điển bách khoa Việt Nam Trong Đại từ điển Tiếng Việt chỉ có một câu ngắn gọn về khái niệm này:

“Sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống” [122, trang 1446].

Trong các công trình nghiên cứu về Dân tộc học Việt Nam trước đâycũng không có dùng khái niệm sinh kế, mà thường có các khái niệm “Hoạtđộng mưu sinh” “Hoạt động kinh tế”, “Kinh tế tộc người”, “Phương thức mưusinh”, “Tập quán mưu sinh”, “Văn hoá sản xuất”, hay “Phương cách sinhtồn”… Tuy nhiên, các công trình không đưa ra được định nghĩa cho các kháiniệm này, ngay cả các cuốn sách có tiêu đề gắn với chúng, chẳng hạn, cáccuốn sách của tác giả Trần Bình nghiên cứu về hoạt động kinh tế của các dântộc thiểu số vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam [5, 6] Các khái niệm “Tậpquán hoạt động kinh tế” hay “Tập quán mưu sinh” được thường sử dụng gắnvới việc trình bày các hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi), hay khai thác(săn bắt, thu hái), làm nghề thủ công, trao đổi… nhằm tạo ra các sản phẩmđáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và sinh hoạt của con người

Trang 32

Những trình bày trên cho thấy, tuy có chút khác biệt về sắc thái và cách

sử dụng, song về cơ bản, các thuật ngữ trên có sự tương đồng, dùng để chỉ cáchình thức kiếm sống của con người, nhằm đáp ứng các yêu cầu sinh hoạtthường ngày, như ở, ăn, mặc, đi lại

Khái niệm “Sinh kế” thường được sử dụng để nghiên cứu phương cáchkiếm sống của các tộc người đang ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội tiềncông nghiệp, gồm các bộ phận: trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổi

và khai thác các nguồn lợi tự nhiên “Hoạt động kinh tế” gồm nhiều yếu tốhay cấp độ Trước hết, sinh kế gồm hai yếu tố chính là hoạt động sản xuất vàhoạt động chiếm đoạt Hoạt động sản xuất gồm 4 thành tố cơ bản: trồng trọt,chăn nuôi, nghề thủ công và trao đổi hàng hóa; hoạt động chiếm đoạt gồm sănbắn, đánh bắt và hái lượm Trong trồng trọt lại chia thành trồng trọt ruộngnước, trồng trọt nương rẫy và làm vườn; chăn nuôi lại chia thành chăn nuôigia súc và gia cầm Nghề thủ công cũng có thể chia thành các nghề như đanlát, dệt vải, gốm, rèn; trao đổi có thể gồm trao đổi nhằm mục đích tự cấp tựtúc và trao đổi nhằm mục đích hàng hóa

Cách phân loại trên được trình bày “theo mẫu” khi viết về hoạt độngkinh tế trong các giản chí dân tộc học hay trong các chuyên khảo

1.2.1.2 “Sinh kế truyền thống”

Khái niệm “Truyền thống” với tư cách là một tính từ được hiểu là gắnnhững gì mang tính lâu đời, ổn định Khái niệm “Sinh kế truyền thống” đượcvận dụng trong luận án dùng để chỉ các hoạt động sản xuất (trồng trọt, chănnuôi, làm các nghề thủ công…) và khai thác các sản vật tự nhiên (săn bắt, hái

lượm) của người Mường xã Cẩm Lương, hình thành từ xa xưa và được duy trì đến ngày nay, với mức độ đậm nhạt tùy từng yếu tố, do những điều kiện chủ quan và khách quan.

1.2.1.3 “Sinh kế hiện nay”

Trang 33

Là các hoạt động mưu sinh đang diễn ra hiện nay, gồm cả các hoạtđộng mưu sinh truyền thống được bảo lưu và các hoạt động mới được tiếpnhận Khái niệm “Hiện nay” được dùng trong luận án là khoảng thời gian 14năm trở lại đây (2004 - 2017), khi sinh kế truyền thống của người Mường xãCẩm Lương đã có những biến đổi mạnh mẽ trước tác động của nhiều yếu tố.Tuy nhiên, nhiều yếu tố của sinh kế hiện nay cần được nhìn nhận trong mốiliên hệ với các khoảng thời gian trước đó, hay nhìn nhận trong một quá trình.

1.2.1.4 “Nguồn lực mưu sinh”

Chúng tôi đồng nhất khái niệm Nguồn lực mưu sinh và Vốn sinh kế.

Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm về các nguồn lực hay vốn là khá đa dạng, nênngày càng nhiều định nghĩa mới Mỗi học giả hay tổ chức nghiên cứu trên thếgiới lại đưa ra những quan điểm không giống nhau, liên quan đến lý thuyết vềkhung sinh kế bền vững được trình bày ở dưới

1.2.1.5 “Biến đổi sinh kế”

Khái niệm Biến đổi được hiểu là quá trình vận động, phát triển của các

sự vật, hiện tượng, các xã hội nói chung, làm thay đổi so với tình trạng banđầu hay ở một thời điểm nào đó; bất kỳ sự vật, hiện tượng, xã hội nào cũngđều diễn ra quá trình biến đổi

Thuật ngữ Biến đổi sinh kế (livelihood transition) xuất hiện trong các

nghiên cứu về sinh kế thời gian gần đây Ashley [124], Chamber [130],D.Carney [127] đưa ra các chỉ số và khung phân tích về biến đổi sinh kế, gồmbiến đổi về cơ cấu thu nhập; biến đổi về phân công lao động; quá trình chuyểnđổi sinh kế từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp kết hợp với phi nôngnghiệp Kees Vannde Vart (và cộng sự) trong một nghiên cứu trường hợp tạiViệt Nam, còn đưa ra chỉ số “Mức độ phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài

và các dạng thức di cư để nhận diện sự biến đổi sinh kế” [136]

Chúng tôi đồng ý với các quan niệm trên, song bổ sung thêm biến đổi

về tư duy kinh tế khi nghiên cứu sự biến đổi sinh kế Những chỉ số đó được đề

Trang 34

cập khi xem xét về thực trạng biến đổi sinh kế của người Mường hiện nay vànhững tác động tới phát triển Chúng tôi xem xét các chỉ số, được tổng hợp từcác khung phân tích nêu trên, tuy nhiên, mức độ của sự biến đổi ở mỗi chỉ sốtại địa bàn nghiên cứu không giống nhau Trong khi những biến đổi về cơ cấuthu nhập, về chuyển đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần tuý sang nông nghiệpkết hợp với phi nông nghiệp… biểu hiện và được phân tích khá cụ thể thì việctìm hiểu về mức độ phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài chưa thật rõ ràng.

Nhìn chung, biến đổi sinh kế là quy luật vận động tất yếu, giống nhưbao sự vật, hiện tượng kinh tế- xã hội khác Ngày nay, dưới tác động của cácchính sách Nhà nước, của quá trình giao lưu và hội nhập, sự biến đổi sinh kếcủa các tộc người lại càng diễn ra sâu sắc hơn; song mức độ cụ thể tùy thuộc

ở từng tộc người, từng địa phương

1.2.1.6 “Sinh kế bền vững”

Sinh kế bền vững là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động mưu sinhtương đối bền vững với thời gian, ứng phó được với những thay đổi của môitrường sống Từ quan điểm chung này, các học giả lại phát triển thêm các ýtưởng khác nhau Koos Neefjes cho rằng, sinh kế phụ thuộc vào các khả năng

và nguồn lực vật chất và xã hội; sinh kế của một gia đình, hay cá nhân chỉđược coi là bền vững khi có thể đương đầu và phục hồi trước những căngthẳng, biến động; các khả năng và của cải có thể tồn tại được và được nângcao trong tương lai và không làm tổn hại đến các nguồn lực của môi trường[137] Hanstad cũng đưa ra quan điểm tương tự, rằng, một sinh kế được coi làbền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, có thể nângcao các khả năng và tài sản ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, đồng thờikhông làm ảnh hưởng đến nền tảng của các nguồn lực tự nhiên [dẫn theo tàiliệu 81]

1.2.1.7 “Phát triển bền vững”

Phát triển bền vững là một khái niệm mới, nhằm định nghĩa một sự

Trang 35

phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triểntrong tương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốcgia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị,địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc giamình là làm thế nào để tăng trưởng kinh tế mà vẫn đảm bảo ổn định xã hội,phát triển văn hóa và giữ gìn tài nguyên môi sinh Thuật ngữ "Phát triển bềnvững" được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị về môi trường của Liên hiệp quốc

vào năm 1972; sau đó, được phát triển trong Chiến lược bảo tồn Thế giới (do

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) đề

xuất (năm 1980), Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy

ban Brundtland) (năm 1987); báo cáo tại Hội nghị về Môi trường và Phát triểncủa Liên hiệp quốc (năm 1992); Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triểnbền vững (Hội nghị Rio+10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) tạiJohannesburg, Cộng hòa Nam Phi (năm 2002) Từ nội dung ban đầu rất đơn

giản: sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế

mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học; khái niệm này được mở rộng thành “Phát triển bền

vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà khôngảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tươnglai " [126] Đến nay, phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm hài hòagiữa bốn yếu tố: tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, giữ được nguồn tàinguyên môi trường và giữ được bản sắc văn hóa

Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm

và thể hiện trong nhiều chủ trương, Nghị quyết của Đảng Ngay từ

Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 có đoạn nhấn mạnh:“Tăng

Trang 36

trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường” Đại hội VIII nêu bài học:“Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo

vệ môi trường sinh thái” [20, trang 72] Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội

2001 - 2010 thông qua tại Đại hội IX khẳng định:“Phát triển nhanh, hiệu quả

và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [21, trang 126] Đại hội X nêu bài học về phát triển nhanh và bền vững, trong đó, ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã hội, môi trường còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010

là “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người” [23, trang 76] Các Đại hội XI, XII

tiếp tục phát triển các quan điểm này Từ bốn tiêu chí về phát triển bền vữngcủa thế giới, Việt Nam có thêm tiêu chí “Ổn định về chính trị” Như vậy, quanđiểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra

và thường được bổ sung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trươngnhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nướctrong nhiều thập kỷ qua

1.2.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.2.1 Lý thuyết về sinh kế và khung sinh kế bền vững

Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID hay tiếp cận sinh kế theokhung sinh kế bền vững được trình bày trong các nghiên cứu của các tác giảChambers và Conway [129], Scoones [141]…, đến nay được sử dụng rộng rãitrong nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh kế với đói nghèo Theo khungphân tích này, sinh kế bao gồm các yếu tố hợp thành là:

- Các ưu tiên trong việc mưu sinh mà con người có thể nhận biết được;

- Các chiến lược để mưu sinh mà mỗi người, gia đình hay cộng đồng cưdân lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên ở trên;

Trang 37

- Các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của cá nhân, tập thể đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu được;

- Các tiếp cận của cá nhân, cộng đồng cư dân đối với năm loại vốn và khả năng

sử dụng hiệu quả các loại vốn mà họ đang có;

- Bối cảnh sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân

số, các cú sốc và mùa vụ

Khung phân tích sinh kế bền vững chia vốn mà con người sử dụng đểsinh kế thành năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, gồm:

- Vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế.

Vốn tự nhiên rất đa dạng, bao gồm đất đai, nước, rừng, đa dạng sinh học, vànhững nguồn tài nguyên không thể tái tạo được như các loại khoáng sản

(than đá, sắt, đồng…)

- Vốn vật chất gồm các công trình hạ tầng như nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt,

dụng cụ sản xuất để hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế (còn gọi là vốn do

con người làm nên), phản ánh hiện trạng kinh tế và phương thức phát triểnsinh kế của hộ gia đình; đồng thời là yếu tố đầu tiên khi đánh giá tiềm năng,khả năng sinh kế của mỗi cộng đồng hay hộ gia đình

- Vốn tài chính là các nguồn lực tài chính (tiền và các loại tài sản có thể

quy thành tiền), như thu nhập thường xuyên, tiền tiết kiệm, hay các nguồn thukhác được sử dụng cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế;

- Vốn xã hội là nguồn lực xã hội được sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu sinh kế

của mình, gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ

thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan

trọng; - Vốn con người gồm kinh nghiệm, kỹ năng, sức khỏe, tri thức của

người lao động, hay số lượng, chất lượng của nguồn lao động là những yếu tố

cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế

Đối với hộ gia đình, vốn con người là số lượng và chất lượng lao độngcủa hộ, tùy thuộc vào quy mô của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề

Trang 38

nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, các hiểu biết của các thànhviên trong hộ gia đình, nhất là chủ hộ về các chính quyền, luật pháp, các chínhsách, các thủ tục liên quan đến các hoạt động sinh kế mà hộ gia đình đangthực hiện hoặc dự định thực hiện.

Gần đây, nhiều nhà Dân tộc học Việt Nam phân các nguồn vốn thành

hai loại nguồn là nguồn vốn xã hội (nguồn lực con người tức người lao động

và xã hội hay cộng đồng mà con người đang sinh sống và vốn tài chính cũng

nằm trong xã hội) và nguồn lực tự nhiên (vốn tự nhiên, vốn vật chất).

1.2.2.2 Lý thuyết về biến đổi văn hóa

Theo nghĩa thông thường, biến đổi (change) là quá trình vận động, phát

triển và thay đổi của một xã hội Lịch sử đã chứng minh, tất cả các xã hội, cáclĩnh vực đời sống đều đang diễn ra quá trình biến đổi, đan xen những sự tiếp nối,

kế thừa và biến đổi S.C Dube đã chia thành ba loại thuyết về biến đổi là thuyết khải hoàn (coi sự vận động của thế giới, của các xã hội là tất yếu đi đến cái tốt đẹp); thuyết tiến hoá (nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay xã hội, các nền văn hóa nói chung biến đổi theo một quá trình, cái sau phát triển hơn cái trước) và thuyết chu kỳ (nhìn nhận sự vật phát triển theo quy luật chung, có phát sinh, triệt tiêu và

sau đó, cái mới lại tiếp tục xuất hiện [Dẫn theo tài liệu 83]

Nghiên cứu về biến đổi văn hóa (cultural transition), Koos Nefjes cho

rằng, tất cả các nền văn hóa không bất biến, mà phải thay đổi, song cũng xuấthiện xu hướng chống lại sự thay đổi Theo tác giả, có 3 nguồn gốc dẫn tới

biến đổi hoặc chống lại sự biến đổi, đó là: áp lực về mưu sinh, công việc, sự tương tác giữa các xã hội và sự biến đổi của môi trường tự nhiên Các thiết

chế văn hóa hội nhập với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau là nguyên nhân chínhdẫn đến biến đổi [137]

Biến đổi sinh kế (livelihood transition) là một biểu hiện của biến đổi

văn hóa, vì theo quan điểm của các nhà Dân tộc học Xô viết Acmêni, sinh kế

là một trong bốn thành tố của văn hóa (văn hóa sản xuất ban đầu) [102] Các

Trang 39

tác giả Champer, Ashley, D.Carney (đã dẫn) đưa ra các chỉ số và khung phântích về biến đổi sinh kế là: biến đổi về cơ cấu thu nhập; biến đổi về phân cônglao động; đối với cư dân nông nghiệp, còn phải tính đến quá trình chuyển đổisinh kế từ nông nghiệp thuần tuý sang nông nghiệp kết hợp với phi nôngnghiệp (dịch vụ, làm thuê, thủ công nghiệp).

Các nhà Văn hóa học Mỹ chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa chính trị kinh tế và văn hóa, với các luận điểm cơ bản là:

-+ Phát triển kinh tế dẫn đến biến đổi về xã hội và văn hoá từ xã hội truyền thốngsang xã hội hiện đại Quá trình này đi theo những đường song song, phụ thuộcvào văn hoá truyền thống của mỗi nước, mỗi dân tộc; chứ

không phải diễn ra theo một đường thẳng; không dẫn đến hội tụ những “giá trịhiện đại” chung cho mọi quốc gia Trong quá trình đó, các giá trị truyền thốngkhông biến mất mà tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình biến đổi

+ Nội hàm của biến đổi xã hội, văn hoá là: tăng trưởng kinh tế, chuyên môn hoánghề nghiệp, tăng trình độ học vấn, thay đổi vai trò giới (nhất là của nữ

giới), các quan hệ cộng đồng suy giảm, tự do cá nhân và sự tự thể hiện mình(của cộng đồng, cá nhân) được đề cao [dẫn theo tài liệu 101, trang 11 -13]

Từ những công trình nghiên cứu chung về sinh kế các tộc người đãđược công bố các nhà Dân tộc học/ Nhân học Việt Nam, có thể rút ra nhữngđiểm chung sau về sinh kế, với tư cách là một thành tố của văn hóa tộc người:

- Sinh kế có mối quan hệ chặt chẽ trước hết với điều kiện tự nhiên: điều kiện tựnhiên quyết định phần lớn sự lựa chọn cách thức mưu sinh của một cộng đồng

cư dân Đối với cư dân nông nghiệp, các điều kiện về địa hình (thế

đất, thế nước), thổ nhưỡng (chất đất), khí hậu, thời tiết… là điều kiện tiênquyết để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và ảnh hưởng lớn đến năngsuất các loại vật nuôi, cây trồng đó

- Sinh kế có mối liên hệ chặt chẽ với thiết chế xã hội, hay các thiết chế

xã hội của con người là hình thức xã hội của các hoạt động mưu sinh Chẳng

Trang 40

hạn, với người Mường và các tộc người sống bằng nông nghiệp, gia đình vớicác mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, là đơn vị tổ chức lao động vàđược đặt trong mối quan hệ làng bản Sinh kế còn có mối liên hệ với cácchính sách của nhà nước ở từng thời kỳ.

- Sinh kế không phải bất biến mà thường xuyên thay đổi, do thay đổi của điềukiện môi trường và của sự lựa chọn của con người Các chính sách của Nhànước cũng là nhân tố quan trọng của sự biến đổi sinh kế

1.3 Giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu

1.3.1.Vài nét về xã Cẩm Lương

1.3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện giao thông

Cẩm Lương ở Tả ngạn sông Mã, là xã vùng cao phía Bắc huyện miềnnúi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; cách trung tâm huyện 12km về phía Tây Bắc,thành phố Thanh Hóa 85 km theo Quốc lộ 217, đường Hồ Chí Minh 8 km

Xã Cẩm Lương tiếp giáp xã Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy) và xã LươngTrung (huyện Bá Thước) về phía Bắc; ba mặt còn lại được bao bọc bởi sôngMã; bên kia sông là các xã Cẩm Thành (phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam),

Cẩm Thạch (phía Nam), Cẩm Bình, Cẩm Giang (phía Tây và Tây Bắc) [xem bản đồ xã Cẩm Lương ở Phụ lục].

Vị trí trên đây làm cho xã Cẩm Lương có nhiều bất lợi về giao thông, đilại nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Trước tháng 9 - 2005, khicầu treo qua sông chưa được bắc, Cẩm Lương như một “ốc đảo” ở bên kiasông Mã Muốn đi từ xã sang Quốc lộ 217 để sang các xã bên kia sông và đi

về huyện phải đi đò qua hai bến đò ngang, một bến ở thôn Xủ Xuyên (bếnphụ) và một bến ở cuối xã Cẩm Thạch (vị trí cây cầu cứng đang xây dựnghiện nay); hoặc bến đò dọc (từ phía thượng nguồn về hạ lưu, ghé vào xã CẩmLương qua hai bến đò trên Người qua sông bằng những con thuyền độc mộcbằng các cây gỗ to khoét rỗng hoặc mảnh gỗ ghép lại; lúc nước lặng (nước

Ngày đăng: 25/09/2019, 06:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vương Anh (1995), “Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa”, in trong:Văn hóa dân tộc Mường, Sở Văn hóa Thông tin, Hội Văn hóa các dân tộc Hòa Bình xuất bản, trang 208 - 212 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa”, in trong:"Văn hóa dân tộc Mường
Tác giả: Vương Anh
Năm: 1995
2. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa (2014), Lịch sử Đảng bộ xã Cẩm Lương (1964 - 2014), Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ xã Cẩm Lương (1964 - 2014)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Nhà XB: Nxb Văn hóa- Thông tin
Năm: 2014
3. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Sán Dìu ở Việt Nam
Tác giả: Ma Khánh Bằng
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1983
4. Trần Bình (1999), Dân tộc Xinh Mun ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Xinh Mun ở Việt Nam
Tác giả: Trần Bình
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 1999
5. Trần Bình (2001), Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Bình
Nhà XB: Nxb. Văn hóa dân tộc
Năm: 2001
6. Trần Bình (2005), Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng ĐôngBắc Việt Nam, Nxb. Phương Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông"Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Bình
Nhà XB: Nxb. Phương Đông
Năm: 2005
7. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử (1999), Lịch sử Thanh Hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Thanh Hóa
Tác giả: Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1999
8. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cẩm Thủy (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Cẩm Thủy (2010), Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Cẩm Thủy
Tác giả: Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cẩm Thủy (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Cẩm Thủy
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
Năm: 2010
9. Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa (2000), Di tích và danh thắng Thanh Hóa tập 1, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích và danh thắng Thanh Hóa
Tác giả: Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
Năm: 2000
10. Chanthaphilith Chiemsirouraj và cộng sự (2009), “An ninh lương thực ở bản Natoun (huyện Muong Kham) và bản Đin Đăm (huyện Nong Hed), tỉnh Xiang Khuang, CHDCND Lào”, Tạp chí Dân tộc học, số 1 & 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh lương thực ởbản Natoun (huyện Muong Kham) và bản Đin Đăm (huyện Nong Hed),tỉnh Xiang Khuang, CHDCND Lào”, Tạp chí
Tác giả: Chanthaphilith Chiemsirouraj và cộng sự
Năm: 2009
11. Nguyễn Từ Chi (1996), Người Mường ở Hòa Bình, Nxb. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Mường ở Hòa Bình
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb. Lao động
Năm: 1996
12. Ngô Hoài Chung (2007), Truyền thuyết dựng bản lập Mường Thanh Hóa, Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết dựng bản lập Mường Thanh Hóa
Tác giả: Ngô Hoài Chung
Năm: 2007
13. Cuisinier. J (1995), Người Mường - Địa lý nhân văn và xã hội học, bản dịch, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Mường - Địa lý nhân văn và xã hội học
Tác giả: Cuisinier. J
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 1995
14. Khổng Diễn (Chủ biên 1996), Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc
Nhà XB: Nxb. Khoa học
15. Khổng Diễn (Chủ biên 1999), Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hoádân tộc
16. Khổng Diễn (Chủ biên 2000), Dân tộc La Hủ ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc La Hủ ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
17. Khổng Diễn (Chủ biên 2001), Dân tộc Si La ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Si La ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
18. Khổng Diễn (Chủ biên 2003), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1991
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w