1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập Ngữ văn lớp 8( Phần TLV)

63 2,2K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 529 KB

Nội dung

VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” có các chủ đề sau: + Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc + Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam nhan sắc, thuỷ chung… + Cảm thông với thân phận, số p

Trang 1

Phần thứ nhất TẬP LÀM VĂN

VD: Chủ đề của truyện “Lục Vân Tiên” là trung, hiếu, tiết, nghĩa.

- Bức thư của bố: “mẹ tôi” trong “những tấm lòng cao cả có chủ đề như sau:

“Qua bức thư, bố nghiêm khắc phê phán hành vi vỗ lễ của con đối với mẹ; chỉ chocon thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xinlỗi mẹ”

- Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hươngdào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ

2 Chuyện với chủ đề

- Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề

VD: “Buổi học cuối cùng” - Đô đê

Tác giả kể chuyện : Em bé Phrăng kể lại chuyện buổi dạy học cuối cùng của thấy Ha–men ở vùng An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng

Chủ đề của truyện đó là : nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biếtyêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá

để giải phóng, để giành lại tự do

- Vậy “chuyện” và “chủ đề” của truyện “lão Hạc” là gì?

+ Chuyện về lão Hạc- một người nông dân vì nghèo đói quá nên đã tìm đến cái chếtbằng cách ăn bả chó tự tử sau khi đã bán chó, dành dụm tiền cho đứa con trai đang làm thuê

ở đồn điền cao su

+ Chủ đề: Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất caoquý tiềm tàng của họ Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng củanhà văn đối với người nông dân

3 Đại ý:

Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện Mộtđoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề.Cần phân biệt đại ý với chủ đề

VD: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan

- 4 câu thơ đầu, đại ý là tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà

- 4 câu thơ cuối (2 câu luận + 2 câu kết) ; nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ (đại ý)

=> Chủ đề: tâm trạng buồn, cô đơn của li khách khi bước tới Đèo Ngang trong ngàytàn

4 Đa chủ đề: một tác phẩm có thể chỉ có một chủ đề Một tác phẩm cũng có thể có

nhiều chủ đề (đa chủ đề)

VD: Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong “Nhật kí trong tù” có chủ đề tìnhyêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trongcảnh tù đầy

- “Nhật kí trong tù” là một tập thơ đa chủ đề

+ Những khổ cực đày đoạ của thân tù

+ ý chí kiên cường bất khuất, lạc quan

+ Lòng khao khát tự do

+ Lòng yêu nước

+Lòng thương người

Trang 2

+Tình yêu thiên nhiên

+Phong thái ung dung, tự tại

Đó là những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại

+ Hiện thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo

- Những bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng nghìn trang như “tam quốc chí”, “tây du kí”, “thuỷhử”, “chiến tranh và hoà bình”… đều có đa chủ đề là một điều dễ hiểu Nhưng có nhữngtác phẩm quy mô nhỏ vẫn có thể có nhiều chủ đề

VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” có các chủ đề sau:

+ Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc

+ Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam (nhan sắc, thuỷ chung…)

+ Cảm thông với thân phận, số phận người phụ nữ trong xã hội cũ

- Bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có người bảo chỉ có một chủ đề:tình bạn cố tri chân thành, chung thuỷ Có người lại cho rằng có hai chủ đề:

+ Tình bạn đẹp, chân thành

+ Hai cuộc đời thanh bạch của một nhà nho

Ý kiến của em thế nào?

5 Tính thống nhất của chủ đề

Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiết là xương thịt của tác phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm Các chi tiết bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề Tựa như nền, móng, cột kèo, xà, tường, nóc, ngói, tranh… hợp thành mới ra cái nhà.

Tính thống nhất của chủ đề là sự liên kết chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của các bộ phận tác phẩm như nhan đề, lời đề từ (nếu có), từ ngữ hình tượng, giọng điệu (thơ), cốt truyện, nhân vật, diễn biến, câu trữ tình ngoại đề (nếu có)- tạo thành một chỉnh thể Sự thừa, thiếu trong tác phẩm là hiện tượng biểu lộ sự non yếu của tác giả đã phá vỡ tính thống nhất của chủ đề.

VD: Truyện ngắn “cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đềđến cốt truyện, các tình tiết đều mang tính liên kết khá chặt chẽ:

- Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm

- Sáng sớm Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình, thì em gái theo ra

- Hai anh em chia đồ chơi

- Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B

- Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê… Thành nhìn theobóng em gái rối khóc

=> Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là:

- Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch gia đình (cha mẹ bỏ nhau)

- Tình thương yêu của anh em, của bè bạn trong bi kịch gia đình

*BÀI TẬP

Bài 1

1 Phân tích bố cục bài “Rừng cọ quê tôi” (trang 13 –sách ngữ văn 8)

2 Giới thiệu hai câu văn biểu cảm trực tiếp

3 Chủ đề văn bản “Rừng cọ quê tôi” là gì?

Gợi ý: Đây là một văn bản biểu cảm rất đặc sắc

Phần I: Câu mở đầu tác giả tự hào giới thiệu cảnh “rừng cọ trập trùng”, là vẻ đẹp củasông Thao quê tôi không có nơi nào đẹp bằng

Trang 3

Phần II: gồm 3 đoạn văn tả cây cọ, rừng cọ và lợi ích của nó

+Đoạn 1: tả cụ thể cây cọ: thân cao vút thẳng, rất dẻo dai “gió bão không thể quậtngã” Búp cọ “như thanh kiếm sắc vung lên” Cây non… “lá đã xoà sát mặt đất” Lá cọ trònxoe “như một rừng tay vẫy” Rừng cọ là nơi trú ngụ ca hót của đàn chim khi mùa xuân về.Tất cả các chi tiết : thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ, rừng cọ mùa xuân, đều thể hiện rừng cọrất đẹp, cây cọ có một sức sống vô cùng mạnh mẽ

+ Đoạn 2: Nói rừng cọ với tuổi thơ tác giả Tâm hồn tác giả đã gắn bó thiết tha vớirừng cọ Căn nhà “núp dưới rừng cọ” Ngôi trường “khuất trong rừng cọ” Con đường đihọc “đi trong rừng cọ” Ngày nắng, ngày mưa có bóng cọ chở che

+ Đoạn 3: Rừng cọ gắn bó với đời sống vật chất của người dân sông Thao Cha làmchổi cọ, mẹ lấy móm lá cọ đựng hạt giống Chị đan lá cọ, làm mành cọ, lán cọ để xuấtkhẩu Trẻ chăn trâu nhặt trái cọ đem về om, “ăn vừa béo vừa bùi”

- Phần 3, tác giả nhắc lại câu hát: “cơm nắm lá cọ là người sông Thao”, rồi khẳngđịnh một tình yêu thuỷ chung của người sông Thao: “đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quêmình”

2 Có hai câu văn biểu cảm trực tiếp nói lên tình cảm của tác giả, của người sôngThao đối với rừng cọ quê nhà

- Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng

- Người sông Thao đi đâu, rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình

3 Chủ đề “rừng cọ” quê tôi là gì?

- Rừng cọ là vẻ đẹp của vùng sông Thao

- Tình yêu mến quê nhà của người sông Thao

Bài 2: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh? Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản đó?

2 Tính thống nhất về chủ đề của truyện “Tôi đi học”

Truyện ngắn “tôi đi học” gồm có các chi tiết, tình tiết diễn tả tâm trạng của chú bé(nhân vật “tôi”) trong buổi tựu trường

- Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi tren con đường làng dài và hẹp trong một buổi maiđầy sương thu và gió lạnh Lòng tôi “có sự đổi thay lớn”… nên tôi thấy cảnh vật thân quentrở nên “lạ”

- Thấy các bạn nhỏ cầm sách vở, bút, thước… tôi rất “thèm” và đòi mẹ đưa bút thướccho cầm thử để thử sức mình

- Thấy trường làng Mĩ Lí oai nghiêm như đình làng Hoà Ấp, đông đặc cả người, aicũng áo quần sạch sẽ, gương mạt vui tươi sáng sủa Lòng tôi “đâm ra lo sợ vẩn vơ” Họctrò mới “thèm vụng và ước ao thầm”… được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy đềkhỏi “rụt rè” trong cảnh lạ

- Nghe tiếng trống trường dội vang, nghe ông đốc đọc tên, các học sinh mới đều khóc,còn tôi cũng nức nở theo Nghe gọi đến tên minh, tôi “giật mình và lúng túng”, quên cả mẹđang đứng sau Khi thấy giáo trẻ dẫn vào lớp, tôi cảm thấy “trong thời thơ ấu tôi chưa lầnnào thấy xa mẹ tôi như lần này”

Trang 4

- Vào ngồi trong lớp, tôi thấy một mùi hương lạ xông lên; tôi bâng khuâng ngắm nhìnxung quanh, nhìn bạn… rồi vòng tay lên bàn, nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc bàitập viết: “Tôi đi học”

=> Các chi tiết trên không chỉ thể hiện diễn biến sự việc, cảnh vật và tâm trạng nhânvật “tôi” trong buổi tựu trường mà còn gắn kết với nhau trong một thời gian (buồi sớm đầysương thu và gió lạnh), trong ba không gian: con đường làng dài và hẹp, sân trường làng

Mĩ Lí, phòng học lớp Năm Cảnh vật và tâm trạng đều diễn biến, hoà quyện, không thừa

Ví dụ con chim nhỏ đậu trên cửa sổ lớp học rồi vụt cách bay đi

Qua đó ta thấy tính thống nhất của chủ đề truyện “tôi đi học”: tâm trạng hồi hộp, bângkhuâng, tình cảm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ trong buổi tựu trường (đầu tiên của đờimình)

Bài 3: Cho đề văn sau: “Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một của em”.

Có hai bạn triển khai hai hướng như sau:

e, Ấn tượng của buổi học đầu tiên là hình ảnh cô giáo của em Cô rất dịu dàng và đặcbiệt có hai bím tóc dài tới tận khoeo chân Lời nói của cô: “con đưa mũ để cô cất nào” và

nụ cười của cô- đến tận bây giờ em vẫn không quên

c Vào lớp học, cô giáo đi thu mũ nón của các bạn trong lớp để gọn gàng một góc lớp

Em đã thật thà hỏi cô: “lát nữa con về, cô có trả mũ nón không ạ?” Cô giáo bật cười, xoađầu em và bảo: “Có chứ, con!”

d, Cô giáo em có giọng nói rất hay, cô viết chữ mẫu trên bảng rất đẹp, nhưng cô lại cótên không hay Em nghe các bạn gọi là cô Chưng

e, Khi về nhà, sau buổi học đầu tiên, em đã hãnh diện nói với bố mẹ và chị của em là

em học lớp cô Chưng Lập tức em đã bị chị em cười rất to và giễu: “Đó là cô Hưng Thật làngớ ngẩn Tên cô giáo cũng nghe nhầm” (Chị em học lớp ba cùng trường mà) Thật làngượng nhớ đời!

Theo em, hai hướng triển khai của hai bạn học sinh trên về đề văn đã cho, bạn nào đúng, bạn nào sai? Vì sao? Có điểm nào ai bạn cùng giống nhau không ? Em thích khai triển theo hướng nào?

Hãy trình bày hướng triển khai đề văn của riêng em và viết thành bài cụ thể.

Gợi ý: Cả hai hướng triển khai của hai bạn học sinh đều đúng Vì các sự việc, các chitiết nêu ra đều hướng tới làm rõ ý cơ bản của đề bài là về kỉ niệm buổi đi học đầu tiên của

em (tức là bài văn đã xác định được sự thống nhất của chủ đề văn bản)

II- Bố cục của văn bản

Trang 5

1 Ghi nhớ :

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề Văn bản thường có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

+ Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản

+ Phần thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề

+ Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

- Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

VD:

a Văn miêu tả

- Mở bài: giới thiệu chung về ấn tượng cảm xúc đối với cảnh vật

- Thân bài: tả từng phiên cảnh cụ thể, tả khái quát toàn cảnh

- Kết bài: nêu cảm xúc, ý nghĩ

b Văn tự sự

- Mở bài: giới thiệu câu chuyện

- Thân bài: kể diễn biến câu chuyện

- Kết bài: kết cục câu chuyện, hoặc nói lên suy nghĩ, cảm nghĩ

Câu chuyện: Con chim hồng

1 Một người đi săn ở Thiên Tân đem bẫy vào rừng đánh bắt được một con chim hồng mái rất đẹp Bỏ chim vào lồng, đem về Con chim trống cứ bay theo, cất tiếng kêu rất ai oán Con trống bay theo về tận nhà người đi săn, kêu khóc như van xin cho đến tối mịt mới chịu bay đi

2 Mờ sáng hôm sau, người đi săn dậy mở cửa đã nhìn thấy con chim trống đậu trước sân Chim vẫy cánh nhịp nhàng như có ý ra hiệu gì Người đi săn lại gần định bắt lấy cho được cả đôi Chim trống vươn cao cổ, nhả ra một cục vàng rất to, sáng lấp lánh Người đi săn chợt hiểu, hỏi: “muốn chuộc vợ sao?” Bèn thả con chim mái ra Đôi chim mừng mừng tủi tủi, quanh quẩn mãi, chưa nỡ bay đi.

3 Người đi săn cân vàng Được hai lạng sáu đồng cân Cầm cục vàn trên tay, anh ta xúc động nghĩ : “ Cầm thú không biết gì mà còn chung tình thế? Có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn của đôi lứa phải chia li Loài cầm thú cũng thế ư? ”

(Theo “liêu trai chí dị”)

VD: Bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh

- Mở bài: Tác giả nêu vấn đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” Lòng yêunước của nhân dân ta là một truyền thống quý báu, có sức mạnh vô địch để chiến thắng thùtrong, giặc ngoài

- Thân bài:tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta

+ Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,Quang Trung…

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong cuộc kháng chiến chốngPháp: đủ các lứa tuổi, các thành phần giai cấp, tôn giáo, khắp mọi miền đất nước (miềnngược, miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương, những hành động yêu nước…)

Trang 6

- Kết bài: tác giả nêu lên nhiệm vụ của toàn dân là phải phát huy tinh thần yêu nước

để kháng chiến và kiến quốc

2 Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài

Thân bài là phần chính trung tâm, phần trọng tâm của bài văn, của văn bản Mỗi loạivăn bản ở phần thân bài có cách bố trí, sắp xếp nội dung khác nhau

a Thân bài văn miêu tả: có thể sắp xếp bố trí từ cảnh này đến cảnh khác, từ bộ phậnnày đến bộ phận khác theo thời gian và không gian, có cảnh chính và cảnh phụ

b Thân bài văn tự sự, có thể sắp xếp, bố trí các tình tiết, các sự việc, các nhân vật nốitiếp hoặc xen kẽ nhau xuất hiện theo diễn biến tự nhiên của câu chuyện

VD: truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” có 5 tình tiết sau hình thành cốt truyện

và diễn biến câu chuyện:

- Mụ vợ ông lão đánh cá bảo chồng ra biển xin con cá vàng một cái máng lợn

- Mụ vợ sai chồng ra biển xin con cá vàng cho mụ một cái nhà mới

- Mụ vợ bắt chồng đi gặp con cá vàng xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

- Mụ vợ bắt chồng đòi cá vàng để mụ được làm nữ hoàng

- Mụ vợ ông lão đánh cá đòi được làm Long Vương ngự trên mặt biển

c Thân bài văn nghị luận: chất liệu làm nên bài văn nghị luận là lí lẽ, dẫn chứng vàcách lập luận Thân bài của một bài văn nghị luận là hệ thống các luận điểm, luận cứ Quacác luận điểm, luận cứ, người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng để giải thích, chứng minh, bìnhluận để làm nổi bật luận đề (vấn đề đã nêu ra)

VD: trong bài “thế nào là học tốt”, ông Trường Chinh đã nêu lên 4 căn cứ, 4 luậnđiểm sau:

- Học tốt trước hết là học sinh phải đi học cho đều, chăm chú nghe giảng…

- Hai là học phải gắn với hành, với lao động….

- Ba là học sinh phải chăm lo học tập và rèn luyện về các mặt trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục để phát triển toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa

- Bốn là, học sinh phải kính trọng thầy, cùng gánh trách nhiệm với thầy trong việc xây dựng nhà trường xhcn….

3 Xây dựng đoạn văn trong văn bản.

a Đoạn văn là gì?

Một văn bản gồm có nhiều đoạn văn hợp thành Vậy, đoạn văn là một phần của vănbản Đoạn văn chỉ có một câu văn, hoặc do một số câu văn tạo thành Đoạn văn biểu đạtmột ý tương đối trọn vẹn của văn bản Về hình thức, chữ đầu đoạn văn phải viết hoa, lùivào độ một ô tính từ lề Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng

b Câu chủ đề của đoạn văn

Câu chủ đề (còn gọi là câu chốt) mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủhai thành phần chính C- V; nó có thể đứng đầu đoạn văn (đoạn diễn dịch) cũng có thể đứngcuối đoạn (đoạn quy nạp)

VD1 : Đảng ta vĩ đại thật Trong lịch sử ta có ghi chuyện anh hùng dân tộc là Thánh

Gióng đã dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm Trong những ngày đầu kháng chiến, Đảng ta đã lãnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp.

(Hồ Chí Minh)

VD2: Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc Tuổi trẻ VN được cắp sách đến trường, được hưởng thụ một nền giáo dục hoàn toàn tự do Một chân trời tươi sáng bao la mở rộng trước tầm mắt thanh, thiếu niên nhi đồng Học không phải để làm quan Học để làm người, người lao động sáng tạo, có trình

độ văn hoá, khoa học, kĩ thuật để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

Trang 7

nước Người người học tập, nhà nhà học tập để nâng cao dân trí Vì vậy, học tập là nghĩa

vụ của chúng ta.

c Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn

Trong một đoạn văn các câu có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau Có thể bổ sung ýnghĩa cho nhau; có thể liên kết, phối hợp với nhau về ý nghĩa

4 Cách trình bày nội dung trong đoạn văn:

- Dựng đoạn diễn dịch ( là cách thức trình bày ý đi từ ý chung, khái quát đến các ý cụ

thể chi tiết Đoạn diễn dịch thì câu chốt đứng đầu đoạn, các câu đi kèm sau nhằm minh hoạcâu chốt

VD: Em rất kính yêu mẹ Bố thì nghiêm, mẹ thì hiền Mẹ giống bà ngoại, từ nét mặt,

nụ cười đôn hậu đến đôi bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo Mẹ đã về hưu được vài năm nay Mẹ thức khuya, dậy sớm lo cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giỏi giang Đứa con nào bị ốm, mẹ thở dài lo lắng, chăm sóc từng viên thuốc, từng bát cháo… Mẹ luôn dặn các con: “nhà ta còn khó khăn, các con phải ngoan và chăm chỉ học hành” Mỗi lần đi xa một hai ngày, em nhớ mẹ lắm!

- Dựng đoạn quy nạp ( là cách trình bầy nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý

chung khái quát Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ

đề đứng cuối đoạn

Chú ý: đoạn diễn dịch có thể đảo lại thành đoạn quy nạp, hoặc ngược lại

VD: Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau.

Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ… Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như : “giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học bạn”, nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích Trong đời người, hầu như ai cũng có bạn Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên

nhất Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta.

- Dựng đoạn song hành (là đoạn văn được sắp xếp các ý ngang nhau, bổ sung cho

nhau, phối hợp nhau để diễn tả ý chung Đoạn song hành không có câu chủ đề

VD: Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen thuộc, mờ mờ, ảo ảo Chung quanh ta, sương buông trắng xoá Còn thuyền bơi trong sương như bơi trong mây Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền Tiếng gõ thuyền lộc ộc của bạn chài săn cá, âm vang mặt vịnh Thỉnh thoảng mấy con hải âu đột ngột hiện

ra trong màn sương….

( Vịnh Hạ Long)

- Dựng đoạn móc xích ( là đoạn văn trong đó cách sắp xếp ý nọ tiếp theo ý kia theo

lối móc nối vào ý trước (qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước

VD: Muốn xây dưng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất Muốn tăng gia sảnxuất tốt thì phải có kĩ thuật cải tiến Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiến thì phải có văn hoá.Vậy, việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết

BÀI TẬP

Bài 1: Nhận diện đoạn văn ( trang 33, 34, 35 sách “cảm thụ ngữ văn THCS 8; bài 13

tr 17, 18 sách “các dạng tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8)

Bài 2: Cho câu chủ đề sau:

a.“Em quên sao được kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một”

1 Viết tiếp câu chủ đề trên để có một đoạn văn diễn dịch khoảng từ 10 đến 12 câu

2 Sau đó, hãy chuyển đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp Nêu cáchchuyển đổi

b Ca dao và tục ngữ Việt Nam đã diễn tả sâu sắc tình cảm yêu thương cộng đồng

Trang 8

Hãy viết tiếp câu chủ đề trên để có một đoạn văn nghị luận chứng minh kết cấu theokiểu tổng – phân - hợp

c Viết đoạn văn tổng phân hợp cho sẵn câu chủ đề

Cái tình của lão Hạc đối với “cậu Vàng” thật là hiếm có và Nam Cao đã ghi lại trong những dòng chữ xúc động Bởi không còn là con chó thường, cậu “vàng” đã trở thành

người thân, niềm vui, niềm an ủi đối với cuộc sống cô đơn, lủi thủi một mình của lão Lão

“gọi nó là cậu Vàng như bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự Thỉnh thoảng không có việc

gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm, cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giầu(…) Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức

ăn cho con trẻ Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó” Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán ‘cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một

sự dằn vặt đau khổ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn: “lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước” Đến nỗi ông giáo thương lão quá

“muốn ôm chầm lấy lão mà oà lên khóc” Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nổi nỗi đau đớn cứ dội lên : “mặt lão đột nhiên co dúm lại Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít Lão hu hu khóc Lão Hạc đau đớn đến thế khỏng phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão Ông lão “quá lương thiện” ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt của con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc… Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy

có lỗi với một con chó như vậy.

Bài 3: Một bạn học sinh đã có dự định sắp xếp dàn ý phần thân bài như sau và mỗi ý

bạn ấy sẽ triển khai thành một đoạn văn:

a Kỉ niệm khi ở nhà, chuẩn bị đến trường

b Kỉ niệm khi kết thúc buổi học

c, Kỉ niệm suốt dọc đường đến lớp

d, Kỉ niệm trong buổi lễ khai giảng

e, Kỉ niệm trong lớp, buổi học đầu tiên

1 Theo em, dàn ý thân bài mà bạn học sinh dự kiến như trên đã hợp lý chưa? Vì sao?Nếu chưa hợp lý, hãy sửa lại

2 Chọn một ý của dàn ý thân bài đã sửa, viết thành một đoạn văn diễn dịch hoặc quynạp

Bài 4: Đề chuẩn bị cho bài viết số 1 về văn tự sự trong tuần sau, cô giáo đã hướng dẫn

cả lớp tôi làm đề văn số 2 (ngữ văn 8, tập một) như sau:

- Các em có thể chọn “người ấy” là một người bạn, hoặc một thầy giáo, cô giáo, hoặcmột người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em

- “Sống mãi” có nghĩa là để lại những kỉ niệm sâu sắc, không thể quên Không nênquan niệm về sống chế, hoặc hiểu lầm là viết về người đã khuất

- Tôi đã chọn viết về bà nội yêu quý của mình Dự kiến phần thân bài của tôi như sau:

1 Một vài nhận xét nhanh về bà từ hình dáng, đến công việc hằng ngày

2 Kỉ niệm khi em mới sinh, bà đã giúp mẹ chăm sóc em (nghe mẹ kể lại)

3 Kỉ niệm khi em chập chững biết đi, bà đã chăm em

4 Kỉ niệm khi em lớn lên và đi học, bà vẫn chăm sóc và dạy bảo em

- Các bạn có trùng dự định như tôi không? Nếu đồng cảm, mời các bạn hãy triển khaimỗi ý của dàn ý thành một đoạn văn và hoàn thành đề văn số 2

5 Chuyển đoạn văn trong văn bản

Trang 9

a Mục đích của việc chuyển đoạn văn

Mỗi văn bản do nhiều đoạn văn hợp thành Người viết và nói phải chuyển đoạn văn

để liên kết lại thành một khối chặt chẽ, tránh rời rạc, lộn xộn

b Các phương tiện chuyển đoạn.

Muốn chuyển đoạn, liên kết đoạn, người ta có thể sử dụng từ ngữ hoặc dùng câu văn

* Dùng từ ngữ để liên kết đoạn, chuyển đoạn, có thể:

- Dùng các quan hệ từ

- Dùng từ ngữ chỉ sự liệt kê

- Dùng từ ngữ thể hiện ý tiểu kết, tổng kết, khái quát sự việc

- Dùng từ ngữ chỉ sự tiếp diễn, nối tiếp

- Dùng từ ngữ chỉ ý tương phản, đối lập

- Dùng từ ngữ thay thế (các đại từ…)

* Dùng câu nối để chuyển đoạn văn

Có lúc, người viết phải sử dụng một câu văn để nối hai đoạn văn Nhờ thế, sự vật với

sự vật, tình thế với tình thế, thời gian với thời gian, không gian với không gian được nối kếtliền mạch, chặt chẽ

VD: “Học thơ ca dân gian và thơ cổ điển cho vững chãi nghề thơ, thà biết rất sâu rất thạo rồi sau đó không dùng không theo, vì mình thấy cái lối mới của mình hay hơn nhiều, khong theo một cách tự giác, chứ không phải vì chưa hiểu biết.

Trở lại với vần thơ dân gian Trong bài “Biển” (1961), tôi đã dùng nhiều vần theo lối hát dặm Nghệ Tính:

Bờ đẹp đẽ cát vàng

Thoai thoải hàng thông đứng

Như lặng lẽ mơ màng

Suốt ngàn năm bên sóng ”

(Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống – Xuân Diệu)

Trang 10

B Văn tự sự

I Định nghĩa

1 Chuyện là gì? Là các sự việc do nhân vật gây ra, cũng gọi là các tình tiết, diễn

biến liên tục trong một thời gian nhất định, trên không gian nhất định, thể hiện tư duy vàphẩm chất con người mang ý nghĩa đời sống

2 Thế nào gọi là văn tự sự?

Văn tự sự là loại văn trong đó tác giả giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hànhđộng và tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễn biến câu chuyện… sao cho người đọc,người nghe hình dung được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện ấy

II- Cách xây dựng truyện

1 Truyện là một thể loại… là văn bản kể được tác giả sáng tác VD: truyện cổ tích,truyện ngụ ngôn… Cái được kể trong văn bản truyện thì gọi là câu chuyện, được viết là

“ch”

2 Xây dựng nhân vật

- Trong truyện phải có nhân vật Nhân vật có ngoại hình, có ngôn ngữ hành động, tâmlí- tính cách, có xung đột, có tình huống… giữa các nhân vật mới có “chuyên” xẩy ra trongthời gian và không gian nhất định Nhân vật phải cụ thể, cá tính hoá, tiêu biểu cho một lớpngười nào đó trong xã hội Viết truyện phải biết xây dựng nhân vật Đọc truyện phải biếtnghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả

3 Xây dựng tình tiết truyện: Tình tiết truyện là những mạch, những chặng, những sựviệc diễn biến của câu chuyện được kể trong tác phẩm truyện Tình tiết có thú vị thì truyệnmới hay Bằng phẳng quá thì nhạt nhẽo, vô vị

VD: Truyện “Tấm lụa và cây roi” có mấy tình tiết sau:

- Một là, thân mẫu Trần Bích San nhận được tấm lụa con đi làm quan xa gửi về tặng

mẹ, bà buồn và giận lắm

- Hai là, bà trả lại con tấm lụa kèm theo cái roi

- Ba là, Án San lập bàn thờ lạy sống mẹ và nghiêm khắc tự xử phạt mình

4 Tình huống của truyện

Tình huống được thể hiện qua các tình tiết, sự cố bất ngờ, giầu kịch tính đem đến chongười đọc nhiều lí thú, hấp dẫn

Cô bé hái nấm

Hai em bé gái trên đường về nhà, mang theo một giỏ đầy nấm vừa hái trong rừng Chúng phải đi ngang qua đường tàu Tưởng rằng tàu hoả còn xa, chúng băng ngang đường ray Không ngờ tàu hoả xuất hiện Em gái lớn nhảy lùi lại, con em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và cúi xuống nhặt Tàu hoả đã đến quá gần Em lớn kêu lê: “Bỏ hết nấm, chạy đi!” Nhưng em nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm Người lái tầu không thể dừng lại được và tàu chẹt em gái nhỏ Em gái lớn gào khóc sướt mướt Hành khách đổ xô đến cửa

sổ các toa tầu Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray mặt úp xuống.

Một lúc sau, cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm vào giỏ và chạy đến chỗ chị

- Em bé đánh đổ nấm cúi xuống nhặt Tàu chạy qua chẹt lên em bé nhỏ Chị khóc.Hành khách vô cùng lo sợ, thương cảm Tàu chạy qua, em bé nằm bất động giữa các thanhray, mặt úp xuống Ai cũng ngỡ là em đã bị chết

=> Đó là tình huống thứ nhất

- Ai ngờ, “một lúc sau cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm bỏ vào giỏ và chạy đếnchỗ chị”

Trang 11

=> Đó là tình huống thứ hai

Từ lo âu, sợ hãi mà người đọc vui mừng vì em bé may mắn, do khôn ngoan mà thoátchết Hai tình huống trên đã tạo nên tính hấp dẫn của truyện Đồng thời giá trị nhân bản củatruyện được tô đậm

III- Lập dàn bài cho một bài văn tự sự

1 Mở bài:

Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xẩy ra câu chuyện Cũng có lúc người ta bắtđầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từđầu

2 Thân bài: Kể các tình tiết làm nên câu chuyện Nếu tác phẩm truyện có nhiều nhânvật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễn biến của câu chuyện

3 Kết bài: câu chuyện kể đi vào kết cục Sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhânvật được nhận diện khá rõ

IV Phương pháp cụ thể

1 Miêu tả trong văn tự sự

Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật,làm cho chuyện kể trở nên đậm đà, lí thú

Trong văn tự sự thường có 4 yếu tố miêu tả đan xen vào các tình tiết theo diễn biếncủa câu chuyện:

- Miêu tả cảnh vật- không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ( Dế Mèn phiêu lưu

kí - đoạn miêu tả vùng cỏ may, võ đài diễn ra cuộc thì đấu giữa Trũi và Mèn)

- Miêu tả ngoại hình nhân vật ( Miêu tả Dế Mèn)

- Miêu tả hành động nhân vật: ( hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, hànhđộng của chị Dậu…)

- Miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật (tâm trạng nhân vật chị Dậu trong cảnh bán con)

2.Biểu cảm trong văn tự sự

a Sự biểu hiện và giá trị của yếu tố biểu cảm trong văn tự sự

- Trong văn tự sự, ngoài các yếu tố tình tiết, yếu tố miêu tả cảnh vật, nhân vật… còn

có yếu tố biểu cảm Những yếu tố biểu cảm (vui, buồn, giận, hờn, lo âu, mong ước, hivọng, nhớ thương….) luôn luôn hoà quyện vào cảnh vật, sự việc đang diễn ra, đang đượcnói đến

- Các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường được biểu hiện qua 3 dạng thức sauđây:

+ Tự thân cảnh vật, sự việc diễn biến mà cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn

Luyện tập: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho

ông giáo biết Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sangbáo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ

Lão Hạc ra về rồi Nước mắt ứa ra nơi hai hõm mắt Như một kẻ mất hồn Thương lão quá Cảnh già cô đơn chỉ có con chó làm bạn sớm khuya, giờ lại bán đi Cảnh cậu Vàng bị thằng Xiên, thằng Mục bất ngờ túm lấy hai chân sau dốc ngược lên rồi trói lại, đôi mắt đờ ra, dại đi, rên ư ử như khóc như van… cứ hiện ra trước mắt tôi Và hình ảnh lão Hạc, sau khi báo tin “cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!, “Mặt co rúm lại, cái đầu ngọeo về

Trang 12

một bên, cái miệng móm mém cất tiếng khóc hu hu của lão làm cho tôi đau đớn và xúc động vô cùng Tôi nghĩ về kiếp chó, kiếp cậu Vàng, nghĩ về kiếp người Câu nói của lão Hạc làm tôi day dứt và thảng thốt mãi: “thì ra tôi già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”.

VĂN THUYẾT MINH

I

Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

1.

Thuyết minh là gì?

- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu

- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng

2 Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằmcung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thứctrình bày, giới thiệu, giải thích

VD: -Giới thiệu về một nhân vật lịch sử

- Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lý

- Giới thiệu một đặc sản, một món ăn

- Giới thiệu một vị thuốc

- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú…

3 Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khảnăng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người

4 Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫnnhững đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh

5 Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động

Bài tập 1: Hai văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Hãy đặt tên cho

các văn bản ấy?

Văn bản 1: Ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hò (1400

– 1407) nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn Sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam,ngân hàng Đông Dương ra đời năm 1875 và tiền giấy bắt đầu được phát hành ở Nam Kì vàHải Phòng vào khoảng những năm 1891 – 1892 Sau khi nước VNDCH ra đời, ngày 31-1 -

1946, Chính Phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy VN và đến ngày 30- 11 – 1946 tờ giấybạc đầu tiên của nước VNDCH ra đời Ngày 5-6-1951, Ngân hàng quốc gia VN được thànhlập và phát hành loại tiền giấy mới Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua hai lần đổi tiền(1959 và 1985) và một lần thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc theo loại tiền mới (1978)

Văn bản 2: Cá đuối thường sống ở vùng biển nhiệt đới Thân hình chúng nom dẹt và

mỏng, do hai vây ngực rộng và phẳng ở hai bên, gắn liền với thân Khi cá bơi, các vây ngựcmềm này chuyển động lên xuống trong nước trông rất đẹp Cá đuối màu xanh sẫm, nhưngcũng có loài đuối lưng có những đốm màu trắng nom rất nổi bật Chiếc đuôi dài giúp cáđuối giữ thăng bằng dưới nước Tuy nhiên, đuôi cá đuối có nọc độc, có thể châm đốt gâynguy hiểm cho người và các động vật khác Cá đuối thích sống thành từng đàn Người ta cókhi nhìn thấy bầy cá đuối ba đến bốn con bơi cạnh nhau Chúng cũng rất thích nhảy múanữa Lúc “cao hứng”, cá đuối còn nhảy vọt lên trên mặt nước, cao đến vài mét Song, cáđuối cũng biết giấu mình dưới cát để tránh kẻ thù

Gợi ý: Cả hai văn bản trên đều là văn bản thuyết minh

Văn bản 1: Về tiền giấy Việt Nam

Văn bản 2: Loài cá đuối ở vùng biển nhiệt đới

Trang 13

II Tính chất của văn thuyết minh

- Một văn bản thuyết minh hay có giá trị là một văn bản trình bầy rõ ràng, hấp dẫnnhững đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh

- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản thuyết minh phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng vàsinh động Cách viết màu mè, dài dòng sẽ gây cho người nghi ngờ, khó chịu, cần hết sứctránh

VD: (xem trang 95,96,97 sách cảm thụ ngữ văn THCS 8 – Tạ Đức Hiền)

III Yêu cầu và phương pháp thuyết minh

- Phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc

- Cần chú ý thời gian được thuyết minh, đối tượng đọc, nghe bài thuyết minh củamình

(Theo Thanh Huyền- Báo hoạ mi)2.Hiện nay, cứ 8 người Mĩ, có một người ở độ tuổi 65 hoặc cao hơn Tới năm 2005,con số đó là 4 người Nhóm người ở độ tuổi 75 trở lên ngày càng đông Điều đó, chứng tỏ:người Mĩ ngày càng sống lâu hơn, có tuổi thọ cao hơn

(Theo 365 lời khuyên về sức khoẻ)Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năngngập lụt của các đô thị về mùa mưa Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phátsinh, lây truyền dịch bệnh Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải.Đặc biệt bao bì ni lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm… gây tác hại chonão và là nguyên nhân gây ung thư phổi

(Theo thông tin về ngày trái đất năm 2005)Gợi ý:

a Kiến thức sinh học

2 Kiến thức về sức khoẻ đời sống

3 Kiến thức về môi trường

Bài 2: Cho văn bản sau:

“ Cách đây hai năm, chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin, người được thừa hưởngmột trong những gia tài kếch sù nhất thế giới, đã gục chết trên một vỉa hè ỏ Niu-oóc vì

“chơi bạch phiến” quá liều, năm đó chàng mới 23 tuổi

Trang 14

Cái chết của chàng tỉ phú trẻ này đã làm không ít các bậc cha mẹ tỉ phú khác lo lắng:làm sao để con cái họ đừng hư vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng.

a Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?

b Văn bản trên có ích gì cho bạn đọc?

Gợi ý:

Văn bản trên là văn bản thuyết minh (có yếu tố tự sự) => một bản tin của báo

Văn bản trên nhắc nhở việc giáo dục thế hệ trẻ- trách nhiệm của gia đình và xã hộitrong việc giáo dục thế hệ trẻ

Bài 3: Hãy sưu tầm các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho đề bài : “thuyết minh

về chiếc nón lá Việt Nam”.

(Tham khảo sách “Cảm thụ ngữ văn 8 của Tạ Đức Hiền (tr 109) và sách “Các dạngbài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8 (tr 168)

Bài 4: đọc đoạn văn sau:

Cha ông ta ngày xưa- những người đã thiết kế nên chiếc áo dài- mặc dù thời tiết củanước ta rất nóng, vẫn tạo ra dáng vẻ áo dài sao cho thanh tao, trang nhã, hợp với ngườithiếu nữ Chính vì điều đó mà các cụ đã thiết kế ra kiểu áo có cổ cao một phân, hợp vớikiểu tóc búi tó của phụ nữ thời xưa, biểu lộ sự kín đáo cảu người con gái… Từ thời xưa,các vua chúa đã để ý đến cách ăn mặc của nhân dân và có lẽ chính vì điều ấy mà chiếc áodài đã ra đời… Đầu thế kỉ XVII, ở Bắc Ninh, chiếc áo dài mớ ba mớ bảy đã được ra đời đểphù hợp với cách vấn khăn, bộc lộ rõ những nét đẹp của người Việt Nam Mãi đến tận thế

kỉ XX, chiếc áo dài mớ ba mớ bảy được cải tiến thành chiếc áo năm thân

a Đây có phải là đoạn văn thuyết minh không ? Vì sao?

b Muốn viết được đoạn văn trên, người viết đã phải lấy kiến thức từ đâu?

3 Nếu đúng là văn thuyết minh thì đoạn văn đã sử dụng các phương pháp thuyếtminh nào?

a Đoạn văn trên đúng là đoạn văn thuyết minh

b Tìm kiến thức mà các nhà khoa học, nghiên cứu đã khẳng định ở trong sách, báochí, các tài liệu tin cậy…

c Các phương pháp thuyết minh mà đoạn văn sử dụng: hs tự làm

IV Cách làm bài văn thuyết minh

1 Phải tìm hiểu đề bài, nhằm xác định đối tượng sẽ thuyết minh

2 Tiếp theo, người làm bài phải tìm các tri thức khách quan, khoa học về đối tượngthuyết minh (có thể đến tận nơi quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác, ghi chép lại) hoặctìm đọc ở sách báo các kiến thức tin cậy về đối tượng thuyết minh

3 Tiếp theo nữa, sau khi có kiến thức rồi, cần tìm một hướng trình bày theo một trình

tự thích hợp với đối tượng cần thuyết minh, sao cho người đọc dễ hiểu

VD: Nếu thuyết minh về chiếc xe đạp có thể đi từ bộ phận quan trọng, đến khôngquan trọng, đến tác dụng của xe đạp với người sử dụng…

Nếu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam cần đi theo trình tự từ nguồn gốc, cáchlàm nón, các kiểu dáng nón, tác dụng khi con người sử dụng…

4 Khi làm văn thuyết minh, chú ý sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng,mạch lạc Chú ý “chất văn” phù hợp với văn thuyết minh

Bài tập 1: Hãy giới thiệu một món ăn của các bé ở lứa tuổi nhi đồng

Sau khi tìm hiểu đề, cần thực hiện tiếp những bước nào để hoàn thành bài thuyết minh trên?

- Đối tượng thuyết minh: cách làm một món ăn

- Học sinh có thể đọc sách báo, tài liệu hoặc học hỏi những người lớn hiểu biết

- Làm theo trình tự hợp lí:

Trang 15

Bài tập 3: Hãy thuyết minh về các loài hoa ngày tết cổ truyền Việt Nam

Bài tập 4: Thuyết minh về bánh dẻo, bánh nướng trong dịp tết trung thu.

=> 3 BT trên tham khảo trong phần “Phụ lục” của sách “các dạng bài tập làm văn vàcảm thụ thơ văn lớp 8”

V.Luyện nói văn bản thuyết minh

- Rèn tác phong nói nhanh nhẹn, tự nhiên, quen nói trước đông người

- Rèn kĩ năng nói to, rõ, nhất là văn bản thuyết minh đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác,đầy đủ các kiến thức về đối tượng cần thuyết minh

- Tìm hiểu kĩ đề, lập dàn ý nói theo trình tự phù hợp với đối tượng thuyết minh Dựavào dàn ý để nói

2 Lưu ý ngắm khung cảnh của trường ở từng khu vực, từng lớp học

3.Biết rõ những hoạt động của trường từng tuần, từng ngày

4 Tìm các số liệu, các công việc cụ thể

5 Nêu tên các thầy cô giáo tiêu biểu (các học sinh tiêu biểu, các lớp tiêu biểu)

* Dàn ý nói:

- Giới thiệu trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội

- Trường thành lập năm 1990, nhân dân yêu mến gọi là trường Bưởi

- Sau CMT8 năm 1945, trường được đổi tên là Chu Văn An- tên người thầy giáo lỗilạc của dân tộc ta

- Ngôi trường đó đã đào tạo bao thế hệ học sinh ưu tú, xuất sắc, hiện đang giữ nhữngcương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước

- Toàn trường được sự lãnh đạo của thầy hiệu trưởng- Nhà giáo ưu tú Đinh Văn Bình,học sinh được sự tận tâm dạy dỗ của các các thầy cô giáo giỏi

- Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp thành phố; có nhiều giải học sinh giỏi :tốt nghiệp năm học 2001 – 2002 là 99,85% Năm 1999, trường đón nhận Huân chương laođộng hạng nhì của Nhà nước

- Trường em còn mở rộng quan hệ, giao lưu với bạn bè trong và ngoài nước

- Xuân Quý Mùi 2003, trường được tham gia lễ dâng hương “Nam Quốc nho tôn biểuvạn thế sự Chu Văn An” tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám

* Dàn ý nói: Giới thiệu trường THCS GV - Quận Ba Đình, Hà Nội

- Trường em đã tròn 15 tuổi toạ lạc trên một ngôi đất rộng, trước mặt là hồ Giảng Võ

- Nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc về học tập và thể dục thể thao.Trường được đón nhận huân chương lao động hạng nhì và hạng 3 của nhà nước

- Trường còn mở rộng quan hệ giao lưu với bạn bè trong và ngoài nước

- Trường có đội ngũ các thầy cô giáo quản lí giỏi, dạy giỏi, học sinh khá, giỏi đạt70%; có nhiều giải học sinh giỏi cấp quận, cấp thành phố và cấp toàn quốc Tỉ lệ tốt nghiệpnhiều năm đỗ 100%

B Dạng bài tập số 2: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Trang 16

Bài tập 2: Lập dàn ý nói cho đề bài sau:

“Thuyết minh về một con vật nuôi mà em yêu thích (chó, mèo, thỏ, gà )

 Dàn ý nói thuyết minh về mèo:

1 Mèo là động vật bốn chân thuộc lớp thú, mình nó khoác một bộ lông dày mượt mà

Bộ lông ấy có thể màu đen trắng (mèo khoang), có thể màu tro (mèo mướp) và cũng

có khi là ba màu khác nhua (mèo tam thể)

2 Mèo nhà em có bộ ria mép dài, trắng như cước, nói chính là trợ thủ giúp mèo bắtchuột trong đêm

3 Khi mọi người đi ngủ, màn đêm buông xuống là lúc mèo bắt đầu hoạt động

4 Ngoài bộ ria nhạy bén, tai và mũi mèo cũng góp phần quan trọng, đặc biệt là taimèo nghe được mọi cử động của chuột

5 Mèo chuyển động nhẹ nhàng; sinh con, nuôi con rất khéo Nó thể hiện rõ nét vềtình mẫu tử

6 Em thích con mèo nhà em Tên nó chính là “Miu”

* Dàn ý thuyết minh về chó :

1 Chó là loài động vật rất có ích cho đời sống con người, còn gọi là « linh cẩu »

2 Chó là loài động vật rất trung thành, dễ gần và là bạn của con người

3 Chó có nhiều loại, nhiều giống khác nhau

4 Đặc điểm chung của chúng :

- Là loại động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc, nhưng khi hoạtđộng (đi lại) thì cụp vào

- Não chó rất phát triển, tai và mắt rất tinh vào ban đêm, có khả năng đánh hơi rất tài

- Chúng thường nặng từ 15- 20 kg, tuổi thọ trung bình từ 16- 18 năm

- Hiện nay chó làm được rất nhiều việc giúp con người như trinh thám, cứu hộ…

5 Em rất yêu con chó mà nhà em đang nuôi, em gọi nó là Lu

* Thuyết minh về con trâu

Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc Hầu như em bé VN nào cũng thuộc bài cadao :

« Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta »

Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó… Nó làcánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân VN : « con trâu là đầu cơ nghiệp »Mỗi con trâu có thể nặng trên dưới ba tạ Da trâu đen bóng, lông lưa thưa Chiếc đuôidài khoảng một mét, có chùm lông dài và mượt, lúc nào cũng đập qua đập lại để đuổimuỗi, đuổi ruồi Bốn chân trâu to và dài, bàn chân có móng gân guốc to, dày và nhọn.Hai chiếc sừng nhọn hoắt, uốn cong rất đẹp Ở Đồ Sơn, Hải Phòng có lễ chọi trâu :

« Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng mười tháng tám, chọi trâu thì về »

Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn Bụng trâu khá to ; có phải vì thế mà trâu bước đi chậmchạp ? Trâu là loài nhai lại, nó chỉ có một hàm răng (hàm dưới) Trâu rất dễ nuôi.Thức ăn chính là cỏ tươi Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám Phân trâu màu đen, dùng đểbón cây, bón lúa rất tốt

Trâu chịu rét kém, nhưng chịu nắng giỏi Về mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ

mờ sáng đến non trưa Trâu tơ, trâu đực, trâu mờm kéo cày rất khoẻ Trâu cái độ 2, 3năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con nghé Câu tục ngữ : « ruộng sâu, trâu nái » nói lênchuyện làm giàu ở nhà quê ngày xưa

Thịt trâu tuy không ngon bằng thịt bò, nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và cógiá trị Sữa trâu rất bổ Da trâu thuộc để xuất khẩu, để làm giầy dép

Trang 17

Màu xanh mênh mông của những đồng lúa, cánh cò trắng rập rờn điểm tô, và con trâuhiền lành gặm cỏ ven đê… là hình ảnh thân thuộc đáng yêu của quê hương Câu hát :

« ai bảo chăn trâu là khổ… » của chú bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu, và tiếng sáo mụcđồng mãi mãi là hồn quê non nước

C Dạng bài tập luyện số 3 : Thuyết minh đặc điểm một văn bản, một thể thơ hoặc thể loại.

Bài tập 1 : (tham khảo sách « cảm thụ ngữ văn 8 – trang 125- 126)

a.Chép chính xác bài thơ « Qua Đèo Ngang » của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ởNgữ văn 7)

b.Quan sát kĩ và mô tả đặc điểm của thể thơ mà bài thơ trên thể hiện Tên gọi của thểthơ ấy là gì ?

c Ghi lại các đặc điểm kiến thức của thể thơ lập thành dàn ý, sau đó viết thành vănbản thuyết minh hoàn chỉnh

Bài tập 2 : (tham khảo sách cảm thụ ngữ văn 8 trang 126- 127)

Trên cơ sở các truyện ngắn đã học như : « Tôi đi học », « Lão Hạc », « Chiếc lá cuốicùng », hãy thuyết minh đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn Hãy chỉ ra các bướcchuẩn bị từ đầu cho đến tận khâu cuối để viết văn bản

D Dạng bài tập luyện số 5 : Thuyết minh đặc điểm các đồ dùng trong c/s

Bài tập : Thuyết minh về một thứ đồ dùng trong gia đình (chiếc bàn là điện kiểu thôngdụng, phích nước điện…)

E Dạng bài tập luyện số 6: Thuyết minh một phương pháp, một thí nghiệm G.Dạng bài tập luyện số 7 : Thuyết minh một danh lam thắng cảnh

VI Luyện viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

- Khi làm văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn

- Khi viết đoạn văn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào

- Viết đoạn văn, nên tuân theo thứ tự, cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từtổng đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần…) theo thứ tự diễn biến sự việc trongthời gian trước, sau hay thứ tự chính phụ : cái chính nói trước, cái phụ nói sau

VII Ôn tập về văn bản thuyết minh.

1 Các khái niệm cần nhớ :

- VBTM là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống Văn bảnthuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, cùng lí do phát sinh, quyluật phát triển, biến hoá của sự vật cần thiết nhằm cung cấp hiểu biết cho con người Ngànhnghề nào cũng cần đến loại văn bản này

Thuyết minh đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu

- Văn bản thuyết minh khác với các văn bảnnghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính,công vụ ở chỗ chủ yếu nó trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người sử dụngtri thức ấy nhằm phục vụ thiết thực cho cuộc sống ; nó gắn liền với tư duy khoa học ; nóđòi hỏi chính xác, rạch ròi

- Có 6 phương pháp thuyết minh cần được chú ý : định nghĩa, so sánh, phân tích và phânloại, dùng số liệu, dùng ví dụ cụ thể, liệt kê…

- Các cách làm các kiểu bài thuyết minh với các đối tượng khác nhau :

+ Đối tượng thuyết minh là các thể loại : thơ, truyện ngắn…

+ Đối tượng thuyết minh là các loại đồ dùng gia đình và dụng cụ học tập…

+ Đối tượng thuyết minh là về một cách làm, một phương pháp, một thí nghiệm…

+ Đối tượng thuyết minh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh…

+ Đối tượng thuyết minh về phần tình bày một hiệu sách tự chọn, một ngôi trường của em+ Đối tượng thuyết minh có thể là lời giới thiệu một tập sách, một tập thơ, một tác giả thơ,văn…

Trang 18

- Quan trọng nhất vẫn là rèn các kĩ năng để làm bài thuyết minh

+Tìm hiểu đề, xác định đối tượng thuyết minh

+ Đi tìm kiến thức để viết văn bản sao cho sát đối tượng cần thuyết minh Muốn vậy phải :quan sát, mô tả khi đến tham quan, học hỏi mọi người xung quanh, đọc sách báo có kiếnthức về đối tượng, ghi chép lại

+ Sắp xếp các kiến thức theo một trình tự hợp lí so với đối tượng cần thuyết minh theo mộtdàn ý

+Sau đó dựa vào dàn ý viết thành bài thuyết minh hoàn chỉnh

PHẦN THỨ HAI MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HAY

II – Vài nét về tác giả, tác phẩm

1) Tác giả: Nguyên Hồng (1918 – 1982) ở Nam định

- Mồ côi bố vì bố bị ho lao nên mất sớm, nghà nghèo, người mẹ trẻ nghèo khổ bị khinh

rẻ phải tha phương cầu thực NH phải thôi học khi vừa đậu xong tiểu học và bắt đầu cuộcđời đói khổ, lam lũ, lang thang đầu đường xó chợ, chung đụng với đủ các hạng trẻ emnghèo đói, du đãng … trong xã hội cũ

- Lớn lên lại bị đày đoạ, tù tội, lại thêm cảnh đói khổ do thất nghiệp kéo dài, NH tưởngnhư là sẽ chết đau đớn ở cái tuổi 16 Nhưng anh nghĩ, dù có chết đi cũng phải để lại cho cõi

Trang 19

đời mà anh yêu mến một cái gì vừa tinh khiết, trong sáng, vừa tha thiết yêu thương nhất củatâm hồn Và anh bắt đầu viết – viết suốt ngày suốt đêm, viết một cách đau khổ say mê, bấtchấp “cái đói ê ẩm thấm thía vô cùng trong đêm mưa lạnh hoang vắng (Với anh, viết văn

là một lẽ sống)

- Ngay từ những trang viết đầu tay, ông đã hướng ngòi bút của mình vào những ngườinghèo khổ, bất hạnh Và ông thuỷ chung với con đường văn học đó trong suốt cuộc đờicầm bút của mình Với trái tim nhân đạo dào dạt thắm thiết, NH đã nói lên thật cảm động

số phận đầy đau khổ ở các thành phố lớn như Hà nội, Hải Phòng, Nam định … Truyệnngắn của ông chứa chan tinh thần nhân đạo sâu sắc

- Trong số những người cùng khổ đó, ông quan tâm và thể hiện thành công những nhânvật phụ nữ và nhi đồng

- Đó là những người phụ nữ lao động nghèo khổ, cần cù tần tảo mà cả cuộc đời chỉ làvất vả, lo nuôi chồng con Họ còn bị những lề thói khắc nghiệt của XH cũ vùi dập, đầy đoạ.Nhưng đó cũng là những người phụ nữ có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý như yêu thương chồngcon tha thiết, sống ân tình, thuỷ chung, đồng thời có trái tim khao khát hạnh phúc và biếtyêu một cách sôi nổi Trong đời sống văn học đương thời thì NH là một trong ít nhà văn cóquan điểm tiến bộ về vấn đề phụ nữ trong lĩnh vực tình yêu hôn nhân Nhà văn dứt khoátbênh vực người phụ nữ

- Từ cuộc đời của mình, giống như nhà văn nga Gorki, NH đã viết nhiều và cảm động

về những trẻ em nghèo,về những nỗi khổ nhiều mặt trong cảnh sống lầm than của chúng,

và nhất là về những nỗi đau trong trái tim nhạy cảm dễ tổn thương của tuổi thơ Đồng thờinhà văn hầu như bao giờ cũng phát hiện và miêu tả những nét đẹp trong sáng, cảm độngtrong những tâm hồn non trẻ đó

2) Tác phẩm:

- Tác phẩm viết năm 1938 và đến năm 1940 thì được in trọn vẹn thành sách Đó là mộttập hồi ký gồm 9 chương ghi lại một cách trung thực những năm tháng tuổi thơ cay đắngcủa tác giả Đó là một tuổi thơ có quá ít những kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào, mà chủ yếu lànhững kỷ niệm đau buồn, tủi cực của một “đứa bé côi cút, cùng khổ” sinh ra trong một giađình sa sút, bất hoà, sớm phải sống lêu lổng, bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng

và thái độ dửng dưng một cách tàn nhẫn của xã hội

- “Trong lòng mẹ” là chương 4 của tập hồi ký

3.Tóm tắt:

- Gần đến ngày giỗ đầu bố, mẹ của bé Hồng ở Thanh Hoá vẫn chưa về Một hôm người

cô gọi bé Hồng đến bên cười hỏi là bé Hồng có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ không Biết những rắp tâm tanh bẩn của người cô, bé Hồng đã từ chối và nói cuối năm thế nào mẹcũng về Cô lại cười nói Cô hứa cho tiền tàu vào thăm mẹ và thăm em bé Nước mắt béHồng ròng ròng rớt xuống, thương me vô cùng Người cô nói với em các chuyệ về người

mẹ ở Thanh Hoá : mặt mày xanh bủng, người gầy rạc ngồi cho con bú bên rổ bóng đèn,thấy người quen thì vội quay đi, lấy nón che Bé Hồng vừa khóc vừa căm tức những cổtục muốn vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi Cô nghiêm nghịđổi giọng bảo bé Hồng đánh giấy cho mẹ về để rằm tháng Tám « giỗ đầu cậu mày, mợ mày

về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày »

- Bé Hồng chẳng phải viết thư cho mẹ đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ về một mình, muacho bé Hồng và em Quế bao nhiêu là quà Chiều tan học ở trường ra, thoáng thấy mộtngười đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé chạy theo và gọi : « Mợ ơi ! Mợ ơi ! Xe chạychậm lại, mẹ cầm nón vẫy lại Con nức nở, mẹ sụt sùi khóc Em thấy mẹ vẫn tươi sáng,nước da mịn, gò má màu hồng Miệng xinh xắn nhai trầu thơm tho Bé Hồng ngả đầu vàocánh tay mẹ Mẹ xoa đầu con và dỗ : « Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà »

Trang 20

Chương hồi ký này là nỗi đắng cay, uất nghẹn về tình yêu thương vô bờ bến của BéHồng đối với người mẹ nhân từ, tần tảo mà cuộc đời đầy bất hạnh Có hai sự kiện đã trởthành kỷ niệm không thể phai mờ được nhà văn ghi lại trong chương này Đó là những sựkiện gì ?

+ Sự kiện 1: Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô

+ Sự kiện 2: Mẹ bé Hồng trở về – cuộc gặp gỡ đầy nước mắt của niềm vui và hạnhphúc

III – Phân tích chương “trong lòng mẹ”

1)Sự kiện 1: Tình cảnh đáng thương và nỗi đau của bé Hồng

Qua đoạn 1 và qua lời tự thuật của nhân vật “tôi”, ta thấy chú bé Hồng có tình cảnh đáng thương như thế nào ?

* Tình cảnh đáng thương của Hồng

- Hồng mồ côi cha gần 1năm

- Mẹ Hồng do bị mọi người hắt hủi, khinh ghé, xa lánh nên phải đi vào Thanh hoá thaphương kiếm sống Người mẹ khốn khổ ấy một phần vì túng bấn, một phần khác vì chưahết tang chồng mà lại có con, nên không thể sống nổi với cái xã hội đầy những thành kiến,

hủ tục độc ác, đã phải bỏ nhà đi xa

=> Chú bé đã mất bố, lại xa mẹ, sống cuộc sống côi cút, bơ vơ đói rách giữa sự ghẻlạnh của những người họ hàng giầu có mà ích kỉ, cay nghiệt Em thiếu một mái ấm giađình, một chỗ dựa cho tuổi ấu thơ, thiếu một tình thương yêu đích thực

Song nỗi đau khổ sâu xa không chỉ dừng lại ở sự thiếu tình thương mà Hồng còn phảichịu những nỗi đau khác nữa do người khác xúc xiểm một cách độc ác về mẹ chú Nỗi đau

ấy được thể hiện rõ nhất trong cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô của bé

Em hãy lược thuật lại cuộc đối thoại giữa bà cô với bé Hồng? Qua đoạn đối thoại,

em thấy chú bé Hồng phải chịu thêm những nỗi đau như thế nào ? Hãy phân tích tâm trạng đau đớn ấy của Hồng ?

- Cuộc trò chuyện với bà cô là kỷ niệm không thể quên về một nỗi đau uất nghẹn màtuổi thơ NH đã phải trải qua Đã xa mẹ, nhớ mẹ, bé Hồng lại luôn luôn phải nghe những lờinói xấu cay nghiệt về mẹ Những lời nói cay nghiệt của bà cô chính là những nhát dao cứasâu vào trái tim thơ trẻ của chú bé

+ Đầu tiên, bà cô gợi ý cho bé Hồng vào thăm mẹ Nỗi nhớ mẹ của đứa tre từng nhiều

phen “rớt nước mắt” vì “thiếu thốn một tình thương ấp ủ” lại được khơi dậy Chú bé “im lặng cúi đầu không đáp.” “chú bé nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói rất kịch của bà

ta

+ Rồi bà cô lại ngọt ngào giả dối “Mẹ mày dạo này phát tài lắm” trong khi bà ta thừabiết tình cảnh khốn khổ của mẹ nơi tha hương => một lần nữa, bé Hồng lại “im lặng cúiđầu xuống đất” Nỗi nhớ vừa phải giấu kín, bé Hồng đã phải nuốt thêm vào lòng niềmthương và nỗi đau Cho nên lần này bé không thể giả cười để đáp lại bà cô Cậu bé cảmthấy lòng “càng thắt lại” và “khoé mắt đã cay cay”

+ Rồi bà cô giục bé Hồng vào Thanh hoá để đòi mẹ “may sắm và thăm em bé” Bà ta

cố ngân dài từ “em bé” thật ngọt Đấy là những tiếng đầy dụng ý xấu xa Thấy mẹ bị xúcphạm, Hồng không thể tiếp tục ghìm nén nỗi tủi cực Chú bé từ chỗ “im lặng cúi đầu” đến

“nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ Một trạngthái tình cảm phức tạp vừa đau đớn, vừa uất nghẹn nảy sinh trong tâm hồn thơ trẻ, khiến bé

Hồng “cười dài trong tiếng khóc” Bé Hồng cười vì hiểu thấu tâm địa độc hiểm của bà cô,

khinh bỉ thái độ lèo lá, giả dối, độc ác, nhẫn tâm của bà Em “Khóc” vì thương nhớ mẹ,tiếng khóc uất ức, căm ghét những hủ tục phong kiến đã chôn vùi, đày đoạ bao số phận

Trang 21

người phụ nữ Nỗi đau đớn tủi cực và cả nỗi căm giận buộc phải nén lại của chú bé sâu sắcbiết chừng nào.

+ Dường như chưa cho thế là đủ, bà cô còn “tươi cười” kể cho chú bé nghe rằng “mẹchú ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, ngồi cho con bú ở chợ ….” => chú bé chưa nghehết câu đã nghẹn họng “khóc không ra tiếng” Chú đau đớn vô cùng, tình cảm dâng tràomạnh mẽ, cuồng nhiệt đến mức bật thành giả thiết: “Giá những cổ tục là một vật như hòn

đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kìnát vụn mới thôi” Câu văn có vẻ dồn dập, xô bồ, nhiều thành phần đồng vị ngữ quen gặp ở

Nguyên Hồng mỗi khi gặp cảm xúc trào dâng ào ạt Hồng căm ghét cực độ những hủ tục

đã đầy đoạ mẹ mình Lòng căm phẫn cao độ ấy được NH diễn tả bằng những hình ảnh cụthể, gợi cảm, nhịp văn dồn dập, gấp gáp tựa như sự uất hận của bé ngày một tăng tiến

Hồng muốn “cắn, nhai, nghiến” một cách nát vụn những hủ tục ấy Ba động từ ấy chỉ ba

trạng thái phản ứng của Hồng ngày càng dữ dội để thể hiện nỗi căm phẫn tới cực điểm

- Trong lòng chú bé Hồng luôn có hình ảnh người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu và hiền từ”.

Mặc dù mẹ Hồng bỏ nhà ra đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay nghiệt, mặc dù nonmột năm mẹ chú không gửi cho chú một lá thư, một lời nhắn hỏi, một đồng quà, chú bé vẫnđầy lòng yêu thương và kính mến đối với mẹ mình

- Đúng là “rắp tâm ranh bẩn” của bà cô không thể xâm phạm đến tình thương yêu vàlòng kính mến mẹ của bé Hồng, chú không hề mảy may dao động

- Bà cô càng cố khoét sâu vào nỗi đau thì lòng yêu thương mẹ và nỗi căm ghét những

hủ tục phong kiến vô lý tàn ác càng dâng lên dào dạt và mãnh liệt trong tâm hồn bé Vớichú, mẹ chú hoàn toàn vô tội => Vậy là chú bé không chịu ảnh hưởng của những thànhkiến đạo đức phong kiến, do có một tình cảm tự nhiên, mạnh mẽ đối với người mẹ mà chú

vô vàn yêu thương kính mến

Thật là hồn nhiên, thật là trẻ con, và cũng thật là mãnh liệt, lớn lao cái ý nghĩ đó củachú bé ! Sự căm ghét dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của lòng yêu thương dào dạt củachú bé đối với mẹ chú Có thể nói chương truyện là bài ca bất diện của tình mẹ con- tìnhcảm thiêng liêng muôn đời không một thế lực nào có thể ngăn cản, tàn phá

* Tóm lại, đây là những trang miêu tả hay và tinh tế của nhà văn về tâm trạng của béHồng Những nét thay đổi nhỏ nhất, sâu kín nhất trong tâm hồn bé Hồng đã được tác giảghi lại bằng những câu văn bình dị, rất trẻ thơ nhưng chính xác và gợi cảm Bé Hồng đãhiện lên qua những dòng miêu tả là một em bé giầu tình cảm, đặc biệt là lòng thương mẹ,một đứa trẻ thông minh và cũng rất quả quyết Nguyên Hồng muốn nói to lên nỗi bất hạnhcủa phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ, qua đó kết án đanh thép sự tàn nhẫn, bất công của xãhội ấy

Qua đoạn đối thoại, ta thấy bà cô bé Hồng là người như thế nào ?

* Bà cô:

- Bên ngoài: đóng vai người cô tốt

+ Nói cười ngọt ngào, làm ra vẻ quan tâm

+ Có lúc bà ta tỏ sự ngậm ngùi thương xót Hồng và người cha bất hạnh của em Lúcnào bà ta cũng nhân danh vì quyền lợi của Hồng “sao lại không vào ? mợ mày phát tài lắm

…vào đi, tao chạy tiền tầu cho)

- Thâm tâm: Bà ta cố ý, tìm mọi cách nói xấu mẹ Hồng, rắp tâm tanh bẩn là gieo rắcvào đầu óc chú bé những hoài nghi để chú bé khinh miệt và ruồng rẫy người mẹ

Đặc điểm nổi bật của người đàn bà này là sự tàn nhẫn và độc ác Là người trong giađình, chắc chắn bà ta không lạ gì nỗi khổ xa mẹ, tình cảm của đứa cháu mồ côi cha đối với

mẹ, và chắc chắn bà ta thừa thấu hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm và rất mau nước mắt

Và bà ta cũng biết rõ về tình cảnh khốn khổ của chị dâu mình Đáng lẽ trong hoàn cảnh ấy,

bà ta sẽ phải chăm sóc, an ủi đứa cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất là nỗi đau

Trang 22

xa mẹ Nhưng bà ta hoàn toàn khác, bà ta tìm mọi cách hành hạ, giễu cợt nỗi đau xa mẹ củaHồng, rắp tâm chia lìa tình cảm mẹ con, huỷ diệt niềm yêu thương kính trọng của chú béHồng đối với người mẹ khốn khổ đồng thời bà ta cũng lấy làm hả hê thích thú trước tìnhcảnh khốn khổ của chị dâu.

=> Nhân vật bà cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động Chỉ cần ghi lại một cuộc tròchuyện, đối thoại bằng mấy câu nói, có kèm theo vài chi tiết gợi tả giọng điệu, cử chỉ, nhàvăn dựng lại khá sinh động chân dung nhân vật bà cô tiêu biểu cho một hạng người Bà tachẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội khi đó, mà còn làngười đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khoét sâu vào nỗi đau rướm máu trong tâm hồnnhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt, ruồng rẫy đối vớingười mẹ mà nó vô vàn yêu thương

2)Sự kiện hai: Cuộc gặp gỡ đầy nước mắt của niềm vui và hạnh phúc

Phần cuối của chương hồi ký thuật lại cảnh bé Hồng bất ngờ được gặp mẹ Niềm vui,niềm hạnh phúc tuyệt vời được trở về “trong lòng mẹ” của đứa trẻ “thiếu thốn một tìnhthương ấp ủ “là kỷ niệm sâu sắc nhất, ngọt ngào nhất của cuộc gặp gỡ ấy

Niềm vui sướng cao độ của Hồng khi gặp mẹ được diễn tả bằng những chi tiết nào ? Hãy tìm và phân tích ?

Tác giả đặc biệt miêu tả những cảm xúc bên trong của Hồng, đó là những cảm xúc

gì ?

- Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ, do đó bé tin thế nào mẹ bécũng trở về Có lẽ chính vì tình thương và niềm tin mãnh liệt ấy nên bé Hồng có sự linhcảm hết sức nhạy bén chính xác

- Hồng đã gặp lại mẹ một cách bất ngờ sau buổi học Chỉ cần thoáng qua

+ Thoáng nhìn thấy -> cuống quýt gọi mẹ một cách thất thanh, thảng thốt, bối rối,

mừng rỡ, hy vọng Nhưng do quá sung sướng, bất ngờ nên Hồng nghĩ “mình đã lầm”

nhưng em vẫn gọi và chạy theo Nếu người quay lại mà là người khác thì thật là điều tủi

cực, là thất vọng to lớn cho Hồng Chính em cũng nói “thực sự nếu em nhầm lẫn thì khác nào người bộ hành đang sắp gục ngã đi giữa sa mạc mênh mông bắt gặp ảo ảnh của bóng râm và dòng suối” Có đặt cái thất vọng cùng cực trước khi chết khát như vậy, mới thấy

niềm vui sướng, hạnh phúc trần gian vô hạn của đứa con đang khao khát tình mẹ được gặp

mẹ, nhất là được “nằm trong lòng mẹ” Nỗi khắc khoải mong mẹ tới cháy ruột của Hồng đãđược thể hiện thật thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đó

- Nỗi sung sướng đến cuống quýt của bé Hồng được thể hiện ở những hành động: “Thởhồng hộc”, “Trán đẫm mồ hôi”, “ríu cả chân lại”, “oà lên khóc, khóc nức nở khi mẹ kéotay, xoa đầu em” Biết bao hồi hộp sung sướng, đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuốngquýt ấy.Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén không được giải toả trong chú bé suốt thờigian xa mẹ dài đằng đẵng, lúc này bỗng vỡ oà Đó còn là tiếng khóc sung sướng, vỡ oà Aibiết được trong cuộc đời mình, NH đã khóc bao nhiêu lần ? Nhưng tiếng khóc của bé Hồngchẳng lần nào giống nhau cả Lần này là tiéng khóc của niềm vui và hạnh phúc tràn ngập

Có thể nói mỗi dòng mỗi chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương,

ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình

- Dưới cái nhìn vô vàn thương yêu của đứa con mong mẹ, mẹ chú hiện ra thật đẹp, thật

phúc hậu, thật hiền: “vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật mầu hồng của hai gò má” Em đã có một phán đoán rất người lớn và cũng rất trẻ thơ “hay tại

sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc” Cảm xúc này là kết quả của tâm trạng Hồng sau những

cuộc đối thoại đầy cay đắng với bà cô

Trang 23

- Cảm giác khi nằm trong lòng mẹ được hình dung rất tỉ mỉ, cụ thể: “tôi ngồi trên đệm

xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi Cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗnglại mơn man khắp da thịt Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắnnhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” Có thể nói, tác giả đã mổ xẻ, tách bạch từngcảm giác sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được hít thở trong bầu không khí củatình mẹ con tuyệt vời

- Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm “trong lòng mẹ”, nhà vănnêu lên nhận xét khái quát đầy cảm động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời:

“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàntay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ cómột êm dịu vô cùng” Dường như tất cả mọi giác quan của chú bé đều thức dậy và mở ra đểcảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, sung sướng cực điểm khi nằm trong lòng mẹ,tận hưởng cái “êm dịu vô cùng” đó của người mẹ Chú không nhớ mẹ chú đã hỏi những gì

và chú đã trả lời những gì Hồng lúc ấy chỉ là chú bé con trở về trong lòng người mẹ yêudấu, rất thơ ngây và trong trắng

=> Tóm lại, khi gặp mẹ, Hồng đã tỏ rõ những cảm xúc mãnh liệt của mình Có lẽ chưanhà văn nào diễn tả tình mẹ con một cách chân thật và sâu sắc, thấm thía như dưới ngòi bútcủa Nguyên Hồng Ông đã viết những dòng miêu tả tâm lí trẻ thơ rất hay, xúc động có thểxếp vào những trang miêu tả tâm lí đặc sắc nhất của văn chương Việt Nam Đằng saunhững dòng chữ, những câu văn trên đã là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻdại” (Thạch Lam)

IV – TỔNG KẾT

1) Nội dung:

- Là chương cảm động về tình cảm mẹ con, tình cảm của Hồng khi xa mẹ và niềmhạnh phúc lớn lao của Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ Qua đó NH thể hiện thái độ cảmthông, tôn trọng đối với Phụ nữ và trẻ em, và luôn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp,cao quý của họ ngay cả khi trong những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống

2) Nghệ thuật

- Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, tâm trạng nhân vật trongnhiều tình huống Diễn biến tâm trạng đau đớn, căm giận ngày càng tăng của chú béHồng… Trong cuộc đối thoại với bà cô … Đến đoạn tả cảnh chú bé gặp lại, nhào vào lòng

mẹ, ngòi bút phân tích cảm xúc, cảm giác của tác giả đã đạt tới độ sâu sắc, tinh tế, hiếm có.Tâm lý, tính cách bà cô được khắc hoạ thật sinh động, sắc sảo Từ giọng nói ngọt ngào, tựnhiên một cách giả dối, vừa vỗ vai “tươi cười” vừa ném ra những lời thật đau đớn với chú

bé, tất cả đều rất kịch, cho thấy tâm lý một người đàn bà có tâm địa khá thâm độc

- Bút pháp giầu chất trữ tình Cả chương truyện đều tràn đầy cảm xúc Đặc biệt làđoạn sau – cảnh chú bé gặp mẹ và nhào vào lòng mẹ, cảm xúc dâng trào như thác lũ….NH

đã lắng nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận được những cảm giáctinh tế ở bên trong

- Nguyên Hồng gần gũi với Thạch Lam ở lối phân tích tâm lý tinh tế, lối viết đi sâuvào cảm giác, có khả năng làm thức dậy mọi giác quan ở người đọc (Cảm giác của cậu bé

cô đơn, tủi cực sau bao ngày đằng đẵng xa mẹ bỗng được lăn vào lòng mẹ: “tôi ngồi trênđệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi …….vô cùng”

- Lối viết văn tự truyện tạo nên ở người đọc một sự đồng cảm, gần gũi và tin cậy, một

sự xúc động sâu lắng với những ấn tượng mạnh mẽ thắm thiết Nhà văn đem phần trongsáng nhất của tâm hồn ra giãi bầy trước công chúng Qua sự chọn lọc và đào thải của thờigian, những kỷ niệm, những cảm giác từ tuổi ấu thơ phải là những gì thật sự lắng đọng,mạnh mẽ và sâu sắc đến mức có thể đi mãi với ta trong suốt cuộc đời

Trang 24

- Ngoài những nghệ thuật trên, chúng ta trân trọng tài năng bẩm sinh của người nghệ

sỹ Chương truyện này thực sự hấp dẫn gây xúc động đối với người đọc có lẽ bởi sau từngcâu, từng chữ đều thẫm đẫm tình cảm chân thành, tâm huyết của nhà văn

Dàn ý phân tích nhân vật bé Hồng trong «trong lòng mẹ»

Đặc điểm nổi bật nhất của bé Hồng : Là một chú bé có lòng yêu thương mẹ sâu sắc,mãnh liệt

1 Hoàn cảnh của bé Hồng

- Bố chết, mẹ phải tha phương, bản thân phải sống nhờ vả những người họ hàng giầu

có mà ích kỉ, tàn nhẫn

- Bé Hồng phải chịu nhiều nỗi ấm ức, khổ sở, thiếu thốn

- Nỗi khổ lớn nhất của Hồng là phải xa mẹ, em luôn thèm khát tình mẹ

2 Hồng luôn dành cho mẹ những tình cảm yêu thương vô bờ bến

a Tình mẫu từ thiêng liêng

- Dù bà cô có cố tình bôi nhọ, xúc xiểm cũng không làm tình thương đối với mẹ thayđổi

Dẫn chứng : « Đời nào xúc phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng »

b Yêu mẹ, muốn gặp mẹ mà phải kìm nén và giấu kín tình cảm vì không muốn nghenhững lời xúc phạm mẹ

Dẫn chứng : Khi nói chuyện đi thăm mẹ, Hồng không muốn đi

c, Khi bà cô tiếp tục dùng những lời cay độc để nói về mẹ thì Hồng đau đớn, uấtnghẹn tột độ

Dãn chứng : Nước mắt chan hoà, ròng ròng cười dài trong tiếng khóc

3 Hồng sớm hiểu nguyên nhân làm mẹ khổ :

- Căm tức những thành kiến nặng nề « Giá những cổ tục nghiến nát vụn mớithôi »

4 Hồng khao khát gặp lại mẹ và hạnh phúc khi ở trong lòng mẹ

a Khao khát gặp lại mẹ : chạy ríu cả chân, lo sợ không phải là mẹ

b Hạnh phúc khi ở bên mẹ : Nhận ra mẹ vẫn đẹp, không còn nghe thấy gì nữa

+ Về hoạt động báo chí, ông được coi là “một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhànho” (lời Vũ Trọng Phụng), có mặt trên nhiều tờ báo trong cả nước với hàng chục bút danh,với một khối lượng bài báo đồ sộ, đề cập nhiều vấn đề thời sự, xã hội, chính trị, văn hoá,

Trang 25

nghệ thuật Đó là một nhà báo có lập trường dân chủ tiến bộ, có lối viết sắc sảo, điêu luyệngiàu tính chiến đấu, nhiều bài là những tiểu phẩm châm biếm có giá trị văn học cao

+ Về sáng tác văn học, ông là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu vănhọc hiện thực trước cách mạng Là cây bút phóng sự, là nhà tiểu thuyết nổi tiếng Gọi NTT

là “nhà văn của nông dân” bởi ông chuyên viết về nông thôn và đặc biệt rất thành công ở đềtài này

VD: Các phóng sự : Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940) là các tập hồ sơ lên ánnhững hủ tục “quái gở”, “man rợ” đang đè nặng lên cuộc sống người nông dân ở nhiềuvùng nông thôn khi đó Tiểu thuyết “Tắt đèn” là “thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàntoàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy (Lời VũTrọng Phụng trong bài “báo thời vụ”) Tiểu thuyết “Lều chõng” (1939) tái hiện tỉ mỉ sinhđộng cảnh hà trường và thi cử thời phong kiến Nhưng khác với những tác phẩm đươngthời cùng đề tài, “lều chõng” đã vạch trần tính chất nhồi sọ và sự trói buộc khắc nghiệt bópchết óc sáng tạo của chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến Tác phẩm ít nhiều có ý nghĩachống lại phong trào phục cổ do thực dân đề xướng lúc bấy giờ

- Sau cách mạng tháng Tám, NTT sống và hoạt động văn hóa văn nghệ tại chiến khuViệt Bắc, ông qua đời trước mấy ngày chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

II- Tóm tắt tác phẩm “Tắt đèn”

- Câu chuyện trong “Tắt đèn” diễn ra trong một vụ đốc sưu, đốc thuế ở một làng láng Đông xá dưới thời Pháp thuộc Cổng làng bị đóng chặt Bọn hào lý và lũ tay chân vớiroi song, dây thừng, tay thước nghênh ngang đi lại ngoài đường thét trói kẻ thiếu sư Tiếngtrống ngũ liên, tiếng tù và nổi lên suốt đêm ngày

quê Sau hai cái tang liên tiếp(tang mẹ chồng và tang chú Hợi), gia đình chị Dậu tuy vợchồng đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn không đủ ăn, áo không đủ mặc, đến nay đã lênđến “bậc nhất nhì trong hạng cùng đinh” Anh Dậu lại bị trận ốm kéo dài mấy tháng trờikhông có tiến nộp sưu, anh Dậu đã bị bọn cường hào “bắt trói” như trói chó để giết thịt ChịDậu tất tả chạy ngược chạy xuôi, phải dứt ruột bán đứa con gái đầu lòng và ổ chó cho vợchồng Nghị Quế để trang trải “món nợ nhà nước” Lí trưởng làng Đông Xá bắt anh Dậuphải nộp suất sưu cho chú Hợi đã chết từ năm ngoái vì “chết cũng không trốn được nợ nhànước” Bị ốm, bị trói, bị đánh … Anh Dậu bị ngất đi, rũ như xác chết được khiêng trả vềnhà Sáng sớm hôm sau anh Dậu còn đang ốm rất nặng chưa kịp húp tí cháo thì tay chânbọn hào lí lại ập đến Chúng lồng lên chửi mắng, bịch vào ngực và tát đánh bốp vào mặt chịDậu Chị Dậu van lạy chúng tha trói chồng mình Nhưng tên Cai Lệ đã gầm lên, rồi nhảythốc vào trói anh Dậu khi anh Dậu đã bị lăn ra chết ngất Chị Dậu nghiến hai hàm răngthách thức, rồi xông vào đánh ngã nhào tên Cai Lệ và tên hầu cận lý trưởng, những kẻ đã

“hút nhiều xái cũ”

- Chị Dậu bị bắt giải lên huyện Tri Phủ Tư Ân thấy Thị Đào có nước da đen dòn, đôimắt sắc sảo đã giở trò bỉ ổi Chị Dậu đã “ném tọt” cả nắm giấy bạc vào mặt con quỷ dâm ô,rồi vùng chạy Món nợ nhà nước vẫn còn đó, chị Dậu phải lên tỉnh đi ở vú Một đêm tốitrời, cụ cố thượng đã ngoài 80 tuổi mò vào buồng chị Dậu Chị Dậu vùng chạy thoát rangoài trong khi “trời tối đen như mực”

III- Giới thiệu “Tắt đèn”

1 Về nội dung tư tưởng

a “Tắt đèn” là một tác phẩm giàu giá trị hiện thực: Tố cáo và lên án chế độ sưu

thuế dã man của thực dân Pháp đã bần cùng hóa nhân dân “Tắt đèn” là một bức tranh xãhội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến

b “Tắt đèn” giầu giá trị nhân đạo

Trang 26

- Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình xóm nghĩa làng giữa những con người cùng khổ,

số phận những người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lênvới bao xót thương, nhức nhối và đau lòng

- “Tắt đèn” đã xây dựng nhân vật chị Dậu, một hình tượng chân thực đẹp đẽ về ngườiphụ nữ nông dân Việt Nam Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp : cần cù, tần tảo, giầu tìnhthương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, áp bức Chị Dậu là hiện thân của người

vợ, người mẹ vừa sắc sảo, vừa đôn hậu, vừa trong sạch

=> Tóm lại, đúng như Vũ Trọng Phụng nhận xét : “Tắt đèn” là một thiên tiểu thuyết

có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác

IV Tìm hiểu đoạn trích “tức nước vỡ bờ”

1 Giới thiệu đoạn trích:

Trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, chí ít người đọc cũng nhớ chị Dậu, người phụ nữ rất mựcdịu dàng và biết chịu đựng nhẫn nhục, đã ba lần vùng lên chống trả quyết liệt sự áp bức củabọn thống trị để bảo vệ nhân phẩm của mình và bảo vệ chồng con Trong đó thì tiểu biểunhất là cảnh “tức nước vỡ bờ” mà nhà văn viết thành một chương truyện đầy ấn tượng khóphai, chương thứ 18 của tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của văn học hiện thực phê phánViệt Nam giai đoạn 1930- 1945

2 Tiêu đề “Tức nước vỡ bờ” thâu tóm được :

- Các phần nội dung liên quan trong văn bản: chị Dậu bị áp bức cũng quẫn, buộc phảiphản ứng chống lại Cai lệ và người nhà lí trưởng

- Thể hiện đúng tư tưởng của văn bannr : có áp bức, có đấu tranh

- Từ tên gọi của văn bản, có thể xác định nhân vật trung tâm của đoạn trích này là chịDậu

3 Bố cục: Chuyện tức nước vỡ bờ của chị Dậu diễn ra ở hai sự việc chính:

- Phần 1: Từ đầu đến chỗ “ngon miệng hay không”: Chị Dậu ân cần chăm sóc ngườichồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế

- Phần 2: Từ “anh Dậu uốn vai đến hết”: Chị Dậu khôn ngoan và can đảm đương đầuvới bọn tay sai phong kiến như Cai Lệ và người nhà Lý trưởng

Câu hỏi: Theo em, hình ảnh chị Dậu được khắc hoạ rõ nét nhất ở sự việc nào? vì sao

em khẳng định như thế?

- Sự việc chị Dậu đương đầu với Cai Lệ và người nhà lí trưởng Vì khi đó tính cáchngoan cường của chị Dậu được bộc lộ Trong hoàn cảnh bị áp bức cùng cực, tinh thần phảnkháng của chị Dậu mới có dịp bộc lộ rõ ràng

Trang 27

- Nhờ hàng xóm giúp, chị Dậu ra sức cứu sống chồng nhưng trời vừa sáng, cai lệ vàngười nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song tay thước và dây thừng, tínhmạng của anh Dậu bị đe doạ nghiêm trọng Anh chưa kịp húp ít cháo cho đỡ xót ruột nhưmong muốn của người vợ thương chồng thì bọn đầu trâu mặt ngựa đã ào vào như một cơnlốc dữ khiến anh lăn đùng ra không nói được câu gì.

=> Như vậy, tình huống vừa mới mở ra mà xung đột đã nổi lên ngay, báo trước kịchtính rất cao đề dẫn đến cảnh “tức nước vỡ bờ” như là một quy luật không thể nào tránhkhỏi

b.Bộ mặt tàn ác bất nhân của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.

Trong phần hai của văn bản này xuất hiện các nhân vật đối lập với chị Dậu Trong đónổi bật là tên cai lệ Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ Hắn cùng với người nhà lítrưởng kéo đến nhà chị Dậu để tróc thuế sưu, thứ thuế nộp bằng tiền mà người đàn ông làdân thường từ 18 đến 60 tuổi (gọi là dân đinh) hằng năm phải nộp cho nhà nước phong kiếnthực dân; sưu là công việc lao động nặng nhọc mà dân đinh phải làm cho nhà nước đó Giađình chị Dậu phải đóng suất thuế sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái cho thấythực trạng xã hội thời đó thật bất công, tàn nhẫn và không có luật lệ

- Theo dõi nhân vật cai lệ, ta thấy ngòi bút hiện thực NTT đã khắc họa hình ảnh têncai lệ bằng những chi tiết điển hình thật sắc sảo

+ Vừa vào nhà, cai lệ đã lập tức ra oai “gõ đầu roi xuống đất”, hách dịch gọi anh Dậu là “thằng kia”, “mày” và xưng “ông”, “cha mày” “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu mau!”

+ Cai Lệ trợn ngược hai mắt, hắn quát: “mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”

+ Vẫn giọng hầm hè: “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! ”

+ Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu : “tha này! tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.”

=> Ngòi bút của NTT thật sắc sảo, tinh tế khi ông không dùng một chi tiết nào đểmiêu tả suy nghĩ tên cai lệ trong cảnh này Bởi vì lũ đầu trâu mặt ngựa xem việc đánhngười, trói người như là việc tự nhiên hàng ngày, chẳng bao giờ thấy động lòng trắc ẩn thìlàm gì chúng còn biết suy nghĩ? Nhà văn đã kết hợp các chi tiết điển hình về bộ dạng, lờinói, hành động để khắc hoạ nhân vật Từ đó ta thấy tên cai lệ đã bộc lộ tính cách hốnghách, thô bạo, không còn nhân tính Từ hình ảnh tên cai lệ này, ta thấy bản chất xã hội thựcdân phong kiến là một xã hội đầy rẫy bất công tàn ác, một xã hội có thể gieo hoạ xuốngngười dân lương thiện bất kì lúc nào, một xã hội tồn tại trên cơ sỏ của các lí lẽ và hànhđộng bạo ngược

c Hình ảnh đẹp đẽ của người nông dân lao động nghèo khổ.

Truyện “tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã tạo dựng được hình ảnh chân thực về người phụ

nữ nông dân bị áp bức cùng quẫn trong xã hội phong kiến nhưng vẫn giữ được bản chất tốtđẹp của người lao đông, đó là chị Dậu

* Trước hết là tấm lòng của người vợ đối với người chồng đang đau ốm được diễn tảchân thật và xúc động từ lời nói đến hành động

- Chị Dậu chăm sóc anh Dậu trong hoàn cảnh : Giữa vụ sưu thuế căng thẳng, nhànghèo, phải bán chó, bán con mà vẫn không lo đủ tiền sưu Còn anh Dậu thì bị tra tấn, đánhđập và bị ném về nhà như một cái xác rũ rượi…

=> Trước hoàn cảnh khốn khó, chị Dậu đã chịu đựng rất dẻo dai, không gục ngã trướchoàn cảnh

Trang 28

- Trong cơn nguy biến chị đã tìm mọi cách cứu chữa cho chồng: Cháo chín, chị Dậu mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc la liệt Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội Chị rón rén bưng một bát đến chỗ chồng nằm: Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không

=> Đó là những cử chỉ yêu thương đằm thắm, dịu dàng của một người vợ yêu chồng.Tình cảm ấy như hơi ấm dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu Tác giả miêu tả thật tỉ mỉ,

kĩ lưỡng từng hành động cử chỉ, từng dấu hiệu chuyển biến của anh Dậu : “anh Dậu uốn vaingáp dài một tiếng”… Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dạu đều có ánh mắt thấpthỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo da diết Cứ tưởng rằng đây là một phút giây ngắn ngủitrong cả cuộc đời đau khổ của chị Dậu để chị có thể vui sướng tràn trề khi anh Dậu hoàntoàn sống lại Nhưng dường như chị Dậu sinh ra là để khổ đau và bất hạnh nên dù chị cókhao khát một giây phút hạnh phúc ngắn ngủi nhưng nào có được Bọn Cai lệ và người nhà

lí trưởng đã sầm sập tiến vào như cơn lốc dữ dập tắt ngọn lửa sống đang nhen nhóm tronganh Dậu Nỗi cay đắng trong chị Dậu không biết lớn đến mức nào Nhưng giờ đây chị sẽphải xử sự ra sao để cứu được chồng thoát khỏi đòn roi

* Theo dõi nhân vật chị Dậu trong phần thứ hai của văn bản “tức nước vỡ bờ”, ta thấychị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệchồng

- Ban đầu chị nhẫn nhục chịu đựng:

+ Chị Dậu cố van xin thiết tha bằng giọng run run cầu khẩn: “Hai ông làm phúc nóivới ông lí cho cháu khất”

=> Cách cư xử và xưng hô của chị thể hiện thái độ nhẫn nhục chịu đựng Chị có thái

độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, người nông dân thấp cổ bé họng, biếtcái tình thế khó khăn, ngặt nghèo của gia đình mình (anh Dậu là kẻ có tội thiếu suất sưu củangười em đã chết, lại đang ốm nặng) Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha choanh Dậu, không đánh trói hành hạ anh

- Khi tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng bị đe doạ, chịDậu “xám mặt” vội vàng chạy đến đỡ lấy tay hắn, nhưng vẫn cố van xin thảm thiết: “Cháuvan ông ! Nhà cháu vừa mới tỉnh được mọt lúc, ông tha cho” (“Xám mặt”tức là chị đã rấttức giận, bất bình trước sự vô lương tâm của lũ tay sai Mặc dù vậy, lời nói của chị vẫn rấtnhũn nhặn, chị đã nhẫn nhục hạ mình xuống- chứng tỏ sức chịu đựng của chị rất lớn Tất cảchỉ là để cứu chồng qua cơn hoạn nạn

- Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còntiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt

+ Khi tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên “bịch vào ngực chị mấybịch” rồi “tát đánh bốp vò mặt chị thậm chí nhảy vào chỗ anh Dậu”… tức là hắn hànhđộng một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn Chị Dậu đã kiên quyết cự lại

Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước

Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ : Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”.-> Lời nói đanh thép như một lời cảnh cáo Thực ra chị không viện đến pháp luật mà chỉnói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người Lúc này chị đã thay đổi cách xưng

hô ngang hàng nhìn vào mặt đối thủ Với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trởnên mạnh mẽ, đáo để

Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánhbốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt:Chị Dậu nghiến hai hàm răng “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!” Một cách xưng hôhết sức đanh đá của phụ nữ bình dân thể hiện tư thế “đứng trên đầu thù” sẵn sàng đè bẹpđối phương Rồi chị “túm cổ cai lệ ấn dúi ra cửa, lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra

Trang 29

thềm” Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm chochị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng, chị trả lời: “thà ngồi tù Để cho chúng nó làmtình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”.

Câu hỏi: Em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao?

=> Chi tiết chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuấtvới sức mạnh kì lạ Vừa ra tay chị đã nhanh chóng biến tên tay sai hung hãn vũ khí đầymình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh củalòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa Đó còn là sứcmạnh cảu lòng yêu thương chồng con vô bờ bến Hành động dã man của tên cai lệ lànguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị lên quá mức Giọng văn của Ngô Tất

Tố trở nên hả hê Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khoẻ khoắn, quyết liệtbao nhiêu thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười bấy nhiêu Vàchúng ta khi đọc đến những dòng này cũng sung sướng, hả hê như Ngô Tất Tố Ông đã chỉ

ra một quy luật tất yếu trong xã hội “có áp bức có đấu tranh”, “con giun xéo mãi cũngquằn”, chị Dậu bị áp bức dã man đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm

Câu hỏi: Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật chị Dậu trong đoạn nà Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

- Kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ với lời nói và hành động

- Tư sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Từ nhũn nhặn, tha thiết van xin đến cứng cỏi thách thức, quyết liệt

- Dùng phép tương phản tính cách chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng

=> Tác dụng:tạo được nhân vật chị Dậu giống thật, chân thực, sinh động, có sứctruyền cảm Tính cách chị Dậu hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động ChịDậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, giầu tình yêu thương, sống khiêm nhường, biết nhẫnnhục chịu đựng nhưng hoàn toàn không yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại vẫn có một sứcsống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng

- Từ hình ảnh của chị Dậu ta liên tưởng đến người nông dân trước cách mạng thángTám: tự ti, nhẫn nhục, an phận do bị áp bức lâu đời Nhưng họ sẽ đứng lên phản khángquyết liệt khi bị áp bức bóc lột tàn tệ

- Sự phản kháng của chị Dậu còn tự phát, đơn độc chưa có kết quả (chỉ một lúc sau,

cả nhà chị bị trói giải ra đình trình quan) tức là chị vẫn bế tắc nhưng có thể tin rằng khi cóánh sáng cách mạng rọi tới, chị sẽ là người đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh Chính với ýnghĩa ấy mà Nguyễn Tuân viết: “tôi nhớ như có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đámđông phá kho thóc Nhật ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì tổng khởi nghĩa

=> Như vậy, từ hình ảnh “cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉnon” và từ hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong “Tắt đèn”, tathấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả vềtâm hồn lẫn chí khí

5 Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản “tức nước vỡ bờ”

- Với ngòi bút hiện thực sinh động, Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhâncủa xã hội thực dân phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùngcực khổ Nhà văn còn ca ngợi một phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân nghèokhổ: giàu tình thương yêu và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ

- Đây là một văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm Tình huống truyện hấp dẫnthể hiện nổi bật xung đột Khắc hoạ nhân vật bằng kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ,lời nói và hành động Thể hiện chính xác quá trình tâm lí nhân vật Có thái độ rõ ràng đốivới nhân vật Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vậtrất đặc sắc

Trang 30

6 Câu hỏi luyện tập

1 Em hiểu về như thế nào về nhan đề “tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo

em đặt tên như vậy có thoả đáng không?

- Kinh nghiệm của dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ đó đã bắt gặp sự khámphá chân lí đời sống của cây bút hiện thực NTT, được ông thể hiện thật sinh động, đầy sứcthuyếtphục

- Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô gic hiện thực “tức nước vỡ bờ”, “có ápbức, có đấu tranh” mà còn toát lên cái chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bứcchỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác Vì vậy

mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc,nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: Ngô TẤt Tố với “tắt đèn” đã xui người nông dânnổi loạn NTT chưa nhận thức được chân lí cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấutranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn

đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của sự “vỡ bờ”

đó Và không quá lời nếu nói rằng cảnh “tức nước vỡ bờ” trong đoạn trích đã dự báo cơnbão táp quần chúng nông dân nổi dậy sau này

2 Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Với tác phẩm Tắt đèn, NTT đã xui người nông dân nổi loạn Nên hiểu như thế nào về nhận định này?

- Lên án xã hội thống trị áp bức vô nhân đạo

- Cảm thông với cuộc sống cùng khổ của người nông dân nghèo

- Cổ vũ tinh thần phản kháng của họ

- Lòng tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ

4 Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 15 câu để làm rõ câu chủ đề sau:

- Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt Thật vậy, khi bị đẩy tới đường cùng,

chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ thật bất khuất Khi tên cai lệ dãthú ấy vẫn không thèm trả lời, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào cạnhanh Dậu, thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: “chị Dậu nghiến hai hàmrăng: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” Chị chẳng những không còn xưng hô

“cháu - ông”, mà cũng không phải “tôi – ông” như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng

“bà”, gọi tên cai lệ bằng “mày”! Đó là cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân,thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ, đồng thời khẳng định tư thế “đứng trên đầu thù”,sẵn sàng đè bẹp đối phương Lần này chị Dậu đã không đấu lí mà quyết ra tay đấu lực vớichúng Cảnh tượng chị Dậu quật ngã hai tên tay sai đã cho ta thấy sức mạnh ghê gớm và tưthế ngang hàng của chị Dậu, đối lập với hình ảnh, bộ dạng thảm hại hết sức hài hước củahai tên tay sai bị chị “ra đòn” Với tên cai lệ “lẻo khoẻo” vì nghiện ngập, chị chỉ cần mộtđộng tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt đất! Đến tênngười nhà lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dẳng hơn một chút (hai người giằng co nhau, duđẩy nhau, rồi ai nấy đền buông gậy ra, áp vào vật nhau), nhưng cũng không lâu, kết cục,anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho

Trang 31

một cái, ngã nhào ra thềm! Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hunghãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả Lúc mới xông vào, chúng hùng

hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây, chúng hài hước, thảm hại bấy nhiêu Đoạn văn đặc biệtsống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị “làm cho độc giả hả hê một chútsau khi đọc những trang rất buồn thảm

5 Hãy viết một số đoạn văn chứng minh ý kiến của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan : “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ là một đoạn “tuyệt khéo” Sau đó hãy phân tích các phương tiện chuyển đoạn văn được sử dụng.

Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền và tên cai lệ

Anh Dậu vừa mới tỉnh được một lát thì tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng với roi song, tay thước, dây thừng “sầm sập” kéo tới Lũ sai nha sát khí đằng đằng Chỉ một tiếng thét

“thằng kia”! thế mà tên cai lệ đã làm cho anh Dậu vừa kề miệng vào bát cháo đã “lăn đùng ra chết ngất!” Hắn chửi chị Dậu thậm tệ, khi chị thiết tha xin khất sưu Hắn “trợn ngược hai mắt” quát: “mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám

mở mồm xin khất! Hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để trói kẻ thiếu sưu Hắn dã man

“bịch” vào ngực chị Dậu, tát đánh bốp vào mặt chị Dậu Hắn lồng lên như một con thú dữ Ngôn ngữ, điệu bộ, hành động của tên cai lệ được đặc tả “tuyệt khéo” đã vạch trần bộ mặt ghê tởm của một tên sai nha mất hết cả tính người

Còn có gì tuyệt khéo nữa? Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dội

và hết sức bất ngờ Người đàn bà con mọn chỉ có hai bàn tay không Trong lúc đó, tên cai

lệ, tên hầu cận lý trưởng nào roi song, nào dây thừng tay thước Bị “bịch” vào ngực, bị tát đánh “bốp” vào mặt, người chồng ốm đau sắp bị trói, chị Dậu đã phản ứng lại dữ dội Sau cái “nghiến hai hàm răng” thách thức, chị Dậu đã “túm lấy cổ” và ấn dúi tên cai lệ, làm cho hắn “ngã chỏng quèo” trên mặt đất Thật hài hước, kẻ “hút nhiều xái cũ” tuy đã bị đánh ngã nhào, nhưng miệng hắn “vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” Sau

đó, chị Dậu còn “vật nhau” với tên hầu cận lí trưởng Chị đã “túm tóc” và “lẳng cho một cái”, làm cho hắn “ngã nhào ra thềm” Người đọc vô cùng hả hê trước sức mạnh phản kháng của chị Dậu Người đàn bà con mọn đã hạ nhục, đã đánh ngã nhào bọn đầu trâu mặt ngựa, tay chân lũ cường hào gian ác, tanh hôi.

Cảnh “tức nước vỡ bờ” còn có gì “tuyệt khéo”nữa? Những lời đối thoại thật khéo.

Ngòi bút của Ngô Tất Tố “tuyệt khéo” khi nói về cách đối đáp, ứng xử, tinh thần, thái độ, hành động của chị Dậu Lúc đầu chị nín nhịn nhẫn nhục van xin: “nhà cháu đã túng lại phải… Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…”; không nạn ! Nhà cháu đã không

có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi Xin ông trông lại!” “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”

Sau đó, chị Dậu đã hoàn toàn thay đổi Chị trở nên táo bạo và quyết liệt Chồng sắp

bị trói, chị bị tên cai lệ chửi và bịch vào ngực mấy cái Chị cự lại: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Cai lệ “tát đánh bốp” vào mặt chị Dậu Như lửa đổ thêm dầu, chị đã “nghiến hai hàm răng” thách thức: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”Và chị đã đã đánh ngã nhào hai tên chó má! Dưới ngòi bút “tuyệt khéo” của ông Đầu xứ Tố, ta thấy “trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (Nguyễn Tuân).

Ngày đăng: 14/09/2013, 06:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w