Ngày soạn: 06.09.07 Ngày dạy : 07.09.07 Tiết : 01 Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ (1t) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức Giúp cho học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người; học lịch sử là cần thiết. 2. Về tư tưởng tình cảm. Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn 3. Về kĩ năng Bước đầu giúp học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát II. Tiến trình dạy học 1. Giới thiệu bài mới: Ở tiểu học các em đã làm quen với bộ môn lịch sử dưới dạng những câu chuyện kể về, chương trình lịch sử ở cấp phổ thông sẽ có nhiều khác biệt, cụ thể trong chương trình lịch sử lớp 6 gồm có 3 phần: phần mở đầu( Giới thiệu những bài học chung, sơ lược về môn lịch sử); phần một - Lịch sử thế giới ( Giới thiệu lịch sử thế giới từ khi loài người xuật hiện đến cuối thời cổ đại); phần hai - Lịch sử Việt Nam ( Giới thiệu lịch sử dân tộc từ nguyên thủy đến thế kỉ X). Để có thể hiểu rõ và học tốt những nội dung lịch sử trên các em phải hiểu lịch sử là gì? học lịch sử để làm gì? để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản 1. LỊCH SỬ LÀ GÌ Hỏi: Theo em, cây cỏ,loài vật…có phải ngay từ khi xuật hiện đã có hình dạng như ngày nay không? HS: không Hỏi: Tại sao nó lại không giống nhau? HS: bởi vì qua quá trình lớn lên nó đã thay đổi hình dạng kích thước GV: nhận xét, quá trình thay đổi đó của cây cỏ, loài vật để lớn lên nó đều phải trải qua một giai đoạn, một quá trình, nó được gọi là quá khứ, quá khứ đó chính là lịch sử. Hỏi: cây cỏ, loài vật là vậy còn con người, sự vật, làng xóm, phố phường, đất nước, có quá khứ không lấy ví dụ? HS: sự vật, con người, làng xóm… cũng có quá khứ, có quá trình hình thành và phát triển của mình VD: dép 1.LỊCH SỬ LÀ GÌ chúng ta đi, lúc mới xuất hiện nó chỉ là những đôi giày cỏ…, GV: nhận xét, những quá khứ đó cũng chính là lịch sử. Hỏi: vậy theo em lịch sử là gì? HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt lại nội dung bài học. Hỏi: vậy có gì khác nhau giữa lịch sử một con người với lịch sử xã hội loài người HS: Một con người thì chỉ có hoạt động của riêng mình. Hoạt động của một người chỉ liên quan đến người đó và một số người xung quanh, còn lịch sử lịch sử của xã hội loài người thì vô cùng phong phú, liên quan đến nhiều người, nhiều dân tộc, nhiều nước khác nhau, trong nhiều thời điểm, gia đoạn khác nhau. GV: nhận xét, lấy tthêm vd để hs đẽ hiểu LS của một con người : Bác Hồ Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người chính vì vậy nó được xem như là một bộ môn khoa học chuyên biệt và độc lập. 2. HỌC LỊCH SỬ ĐỂ LÀM GÌ GV: yêu cầu học sinh quan sát tranh ( h1/3sgk ) Hỏi: những lớp học trong tranh có gì khác so với lớp học của em bây giờ?Vì sao lại có sự khác biệt đó? HS:- Lớp học ngày xưa và bây giờ khác nhau. Lớp học ở trường làng thời xưa thật đơn giản, học sinh trải chiếu để ngồi, số lượng chỉ có vài bạn học…lớp học ngày nay có phong khang trang, có bàn ghế, có quạt, có điện sáng, số lượng hs đông… trường lớp ngaỳ nay đẹp hơn nhiều - Sỡ dĩ có sự khác nhau đó là do con người tự làm ra. GV: nhận xét bổ sung thêm: Mỗi con người, mỗi làng xóm,mỗi trường học… đều trải qua những thay đổi theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên. Hỏi: chúng ta có cần biết những thay đổi đó không?vì Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. 2. HỌC LỊCH SỬ ĐỂ LÀM GÌ sao? HS: Rất cần. Bởi vì, những thay đổi đó phải do cả một quá trình lao động mới có được. GV: nhận xét, bổ sung thêm không phải ngẫu nhiên mà có được những thay đổi như chúng ta nhận thấy mà là một quá trình lao động, xây dựng của tổ tiên, của cha ông chúng ta. Hỏi: chúng ta cần biết để làm gì? HS: trả lời: Chúng ta cần biết để quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày hôm nay và để từ đó chúng ta có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát huy những gì mà tổ tiên cha ông ta đã để lại cho ta. GV: Nhận xét, giảng giải thêm Hỏi: đất nước ta hiện nay ngày càng phát triển, cuộc sống của chúng ta ngày càng tôt hơn, sự thay đổi đó là do đâu? HS: do có sự cố gắng của nhân dân, sự lãnh đạo của nhà nước. GV: nhận xét, giải thích thêm: sự thay đổi đó không chỉ do lao động của riêng chúng ta hay của một gia đình, dòng họ, mà do những việc làm của ông cha từ đời này qua đời khác. Hỏi : Vậy theo em học lịch sử có cần thiết không? vì sao? HS: rất cần thiết, vì học lịch sử để mở rộng hiểu biết, biết được cội nguồn dân tộc, biết ơn ông bà tổ tiên đã tạo dựng nên đất nướcngày nay, biết quý trọng những gì mình đang có. GV: nhận xét, chốt lại nội dung bài học 3. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ DỰNG LẠI LỊCH SỬ Hỏi: tại sao em biết được cuộc sống trước đây của ông bà, cha mẹ và tuổi thơ của mình? HS: Em biết được qua lời kể của ông bà, cha mẹ, những người thân, hayn nhật kí, ghi chép của ông bà, cha mẹ. Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên dân tộc biết ơn ông bà tổ tiên đã tạo dựng nên đất nước ngày nay, biết quý trọng những gì đang có và biết phải làm gì cho đất nước. 3. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ DỰNG LẠI LỊCH SỬ GV: yêu cầu HS xác định tranh. Hỏi: Quan sát h1 và h2. Theo em đó là những loại tư liệu nào? HS: h1: tư liệu hiện vật( bàn ghế gỗ, nhà cửa, thầy trò…) H2: Là bia đá, bia tiến sĩ Hỏi: tại sao em biết đó là bia tiến sĩ HS: Nhờ những dòng chữ khắc trên bia, giúp em biết được đó là bia tiến sĩ. Hỏi: có mấy loại tư liệu giúp chúng ta hiểu biết lịch sử? HS: trả lời GV: nhận xét, chốt lại nội dung bài học Hỏi: trống Đồng thuộc nguồn tư liệu gì? HS: tư liệu hiện vật Hỏi : truyện thánh Gióng, Âu cơ- Lạc long quân thuộc nguồn tư liệu gì? HS: tư liệu truyền miệng. Hỏi: Câu “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” có nghĩa là gì? HS:trả lời GV: nhận xét, tổng kết lại,Lịch sử ghi lại những gì xảy ra trong quá khứ, những việc làm, những con người xấu hay tốt, thành hay bại, những gì xấu tốt của cuộc sống, những cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa… lịch sử giúp chúng ta ngày nay hiểu được những cái hay cái đẹp để phát huy, cái xấu, cái khiếm khuyết để tránh bỏ, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, lịch nsử là cái cân, cái gương để chúng ta soi vào. Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Có 3 loại tư liệu giúp chúng ta hiểu biết lịch sử - Tư liệu truyền miệng - Tư liệu hiện vât. - Tư liệu chữ viết 3. Củng cố: HS nêu lại những nội dung chính của bài học 5. Dặn dò - Trả lời các câu hỏi cuối bài / 5sgk - Xem trước bài mới “ Cách tính thời gian trong lịch sử” . môn lịch sử dưới dạng những câu chuyện kể về, chương trình lịch sử ở cấp phổ thông sẽ có nhiều khác biệt, cụ thể trong chương trình lịch sử lớp 6 gồm có. về môn lịch sử) ; phần một - Lịch sử thế giới ( Giới thiệu lịch sử thế giới từ khi loài người xuật hiện đến cuối thời cổ đại); phần hai - Lịch sử Việt Nam