Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
33,33 KB
Nội dung
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC MỚI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI GIÁO DỤC HIỆN NAY ThS Lê Đức Thọ Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng Email: ductho@danavtc.edu.vn Sđt: 0905 563 767 (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và Hội nhập quốc tế” Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, ISBN 978-604-80-3136-7, Nxb Thông tin và truyền thông, tr.231-239 Năm 2018) TÓM TẮT Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền giáo dục mới ở nước ta có ý nghĩa sâu sắc, đó là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục vì con người, nhằm giáo dục con người toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Quan điểm đó của Người được hình thành, phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội và trở thành những bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng và đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay Bài viết nhằm mục đích giới thiệu những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền giáo dục mới và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh; nền giáo dục mới; đổi mới giáo dục và đào tạo 1 MỞ ĐẦU Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và tư tưởng của Người về vấn đề giáo dục cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị Phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trải qua bao thập kỷ, Đảng và 1 Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu Những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta luôn là những giá trị to lớn có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại; những quan điểm đó không chỉ có giá trị trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục của đất nước thời đó, mà vẫn còn nguyên giá trị định hướng, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo của nước ta hiện nay Vì vậy, nghiên cứu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền giáo dục mới và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền giáo dục mới 2.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về nền giáo dục mới Theo quan điểm của Người, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn với việc xây dựng nền giáo dục chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có đào tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa mới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta Vì thế, nền giáo dục chủ nghĩa xã hội phải là nền giáo dục toàn diện; phát huy hết năng lực, sở trường của người được đào tạo trong học tập và lao động, trở thành lực lượng đi đầu trong phát triển kinh tế, lại giàu lòng yêu nước, tương thân tương ái, sống có tình, có nghĩa với gia đình và cộng đồng… Sản phẩm của nền giáo dục này, không chỉ đại diện cho kết quả của nền giáo dục chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mà còn là chủ thể đại diện cho sự phát triển của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đã tạo ra những thế hệ mới “đủ tài, đủ trí, đủ sức” đảm đương trọng trách xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội, tiến lên Chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam ta nói riêng và trên thế giới nói chung Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn xã hội chủ nghĩa, phải có: người xã hội chủ nghĩa Muốn có người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã 2 hội chủ nghĩa”[7; 591] Do vậy, trong giáo dục - đào tạo, Người yêu cầu "mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà"[8; 595] Người khuyến khích phát triển kiểu đào tạo vừa học, vừa làm để đào tạo được cán bộ vừa có văn hoá, vừa có kỹ thuật, vừa giỏi lao động Theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục dẫn dắt dân tộc "bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu"; "giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới"[7; 334] Nền giáo dục hiện đại là "một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em"[5; 34] 2.1.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về mục đích giáo dục Với Hồ Chí Minh, cách mạng cũng là giáo dục và giáo dục thực sự góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Vì lẽ đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh, thầy giáo Nguyễn Ái Quốc ở lớp Huấn luyện chính trị Quảng Châu hoặc là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người khai sinh nền quốc học nhân dân, khai sáng cho dân tộc Việt Nam là cả quá trình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của Người Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt nhân tố con người là yếu tố then chốt, có tính chất quyết định đối với thành công của cách mạng, tiến bộ của xã hội, tiền đồ của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân Người từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”[9, tr.66] Vì lẽ đó, tư tưởng và hành động của Người luôn nhất quán với chiến lược “vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” 2.1.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung giáo dục Để đạt được mục đích nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giáo dục toàn diện Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt; đạo 3 đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất Đây là những nội dung giáo dục hết sức cơ bản, gắn bó chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho sự phát triển con người Việt Nam trong quá trình đào tạo, huấn luyện học sinh vươn lên chiếm lĩnh những giá trị cao quý, tinh hoa văn minh của loài người và dân tộc Theo Người, giáo dục và hệ thống giáo dục mới của nền dân chủ mới không chỉ giúp cho mọi người dân biết đọc, biết viết, mà còn giúp họ có thêm kiến thực mới, đóng góp sức mình cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, để họ “xứng đáng với độc lập tự do, giúp sức cho độc lập tự do” Giáo dục cho toàn dân, giáo dục thật toàn diện, giáo dục thiết thực vì lợi ích trăm năm của dân tộc, đó là nền giáo dục thực hiện “chiến lược trồng người” theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nền giáo dục mà theo những chỉ dẫn của Người, thì phải học ở mọi nơi, mọi lúc, học trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội Đó cũng là nền giáo dục mà phương châm: Học và hành, lý luận và thực tế, học tập và lao động sản xuất luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Thấm nhuần lời dạy của Lênnin “Học, học nữa, học mãi” [11, tr.113], Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng, học tập là công việc suốt đời, học không bao giờ đủ 2.1.4 Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên các phương pháp giáo dục như nêu gương, thuyết phục, đề cao ưu điểm nhằm làm cho người được giáo dục thấy được những điểm mạnh, mặt tốt của bản thân, nhờ đó cố gắng làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như mùa xuân và phần xấu mất dần đi Đó cũng là thái độ hiếu học, cầu tiến bộ, là ý thức chủ động và tinh thần hoạt động không mệt mỏi, học suốt đời, học ở khắp mọi nơi và bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng người để nắm được kho tàng tri thức của nhân loại, làm giàu tri thức của mình, biến tri thức thành niềm tin, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng 4 ngày Người đặc biệt nhấn mạnh giáo dục phải bằng tình thương yêu, hiểu biết lẫn nhau, tình đoàn kết gắn bó và trên nền tảng đó mà thực hành phê bình và tự phê bình một cách thấu tình, đạt lý Người yêu cầu phải căn cứ vào đặc điểm, nhu cầu của đối tượng, nội dung giáo dục, và các điều kiện cơ bản của nhà trường mà xác định các phương pháp dạy học phù hợp Theo đó, phải lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục Dạy và học phải gắn tri thức lý luận với thực tiễn cuộc sống Học và hành phải luôn đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết với nhau Người nhấn mạnh: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành Học với hành phải kết hợp với nhau” [10; tr.402] Lấy phương pháp nêu gương để giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người giáo viên phải “làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức và lối làm việc” Người lấy tinh thần “Học, học nữa, học mãi,” của Lênin và tinh thần “học không biết chán, dạy không biết mỏi” của Khổng Tử làm mẫu số chung cho giáo viên và yêu cầu mọi người phải khắc ghi, thực hành lời dạy ấy Bản thân Người là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự tìm tòi, kiên trì vượt quan khó khăn Phương pháp giáo dục phải thiết thực, lấy tự học làm cốt, học tập suốt đời, đồng thời phải dạy cách học cho người học Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm đã khẳng định giáo dục phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học, tự giáo dục cho người học, “không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa Phải biết tự động học tập” [6; tr.360] Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội Xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, trong đó Người đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình và xã hội Theo Người, chỉ khi nhà trường, xã hội và gia đình cùng nhau phụ trách giáo dục thì kết quả của sự 5 nghiệp giáo dục mới hoàn hảo 2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào xây dựng sự nghiệp xây dựng và đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay Đổi mới giáo dục là một quá trình khó khăn, phức tạp, gian khổ, luôn luôn tiềm ẩn những sai lầm, thất bại, nếu không nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu giáo dục và những nội dung cốt lõi đã được Đảng và Nhà nước xác định, hoặc vận dụng một cách cứng nhắc, giáo điều, thiếu sáng tạo thì sẽ không thể thành công, thậm chí còn để lại những hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục trong thời gian ngắn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới giáo dục hiện nay phải đặt trong quan hệ gắn bó mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục Thực hiện di huấn của Người, trong hơn 30 năm qua, sự nghiệp giáo dục và khoa học luôn được Đảng ta thật sự coi là quốc sách hàng đầu nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở đó, Đảng và nhà nước ta đã tiến hành nhiều cuộc cải cách, xây dựng và nỗ lực triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục Khắc ghi lời Bác dặn, kế thừa truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách nhằm phát huy mọi tiềm năng của con người, trong đó có đội ngũ thầy, cô giáo và những người làm công tác quản lý giáo dục Nguồn lực giáo dục, đào tạo trước hết là nguồn lực con người, trong đó thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nguồn lực quan trọng nhất Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[12, tr.8] 6 Trong tiến trình hội nhập phát triển đất nước hiện nay coi giáo dục cùng với khoa học công nghệ là con đường cơ bản nhất khỏi tụt hậu, để tiến lên điều kiện và hoàn cảnh thực tế của đất nước, của hệ thống giáo dục là một trong nhiều nguyên nhân khiến chúng ta phải tiến hành đổi mới giáo dục Đại hội đại biểu lần thứ IX đã khẳng định: “giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” [2, tr.35] Nâng cao chất lượng giáo dục để giáo dục thực sự là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, điều kiện cần thiết để đưa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến thắng lợi hoàn toàn, để Việt Nam có thể hội nhập cùng quốc tế, đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Trong rất nhiều quyết sách cho giáo dục, thực hiện và mở rộng xã hội hóa công tác giáo dục, việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, về chiến lược trồng người, thì việc tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục thông qua cải cách giáo dục là một công việc quan trọng Trước yêu cầu xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” [4, tr.113] Đặc biệt, là yêu cầu chuyển mô hình phát triển nền kinh tế của nước ta từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đủ sức cạnh tranh, từng bước đi vào nền kinh tế tri thức, vươn lên sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới, nếu không có những chủ nhân xứng đáng, không có nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao, sẽ khó thực hiện được mục tiêu đề ra Đảng ta đã xác định: gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là một trong ba khâu đột phá để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển cao hơn trong giai đoạn sau Như vậy, cũng có thể nói rằng “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện thắng lợi Đại hội lần thứ XI xác định, xây dựng 7 đất nước với mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [3, tr.70] Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Do đó, sự nghiệp giáo dục - đào tạo càng trở nên quan trọng Ngày 04/11/2013, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Với 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo Hai là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Ba là, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Bốn là, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập Năm là, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng Sáu là, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo Bảy là, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo Tám là, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý Chín là, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo [1] Các văn kiện của Đảng trong những năm qua đã chỉ ra chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các 8 trình độ và các phương thức giáo dục, đào tao; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu và thiếu thực chất Quản lý giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn 2.3 Một số giải pháp xây dựng và đổi mới nền giáo dục ở nước ta hiện nay Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh học tập, nghiên cứu thấu đáo tư tưởng của Hồ Chủ tịch về xây dựng một nền giáo dục thật sự của mọi người, vì mọi người, cho mọi người; mọi người được quyền bình đẳng hưởng thụ thành quả của nền giáo dục và có nghĩa vụ đóng góp xây dựng và phát triển giáo dục Làm sao để mọi người đều thấu suốt quan điểm sự nghiệp “trồng người” là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, của gia đình và các bậc phụ huynh như Hồ Chủ tịch căn dặn, nhằm đưa đất nước phát triển và sánh vai với các cường quốc năm châu Trên cơ sở đó, từng bước hình thành chiến lược phát triển giáo dục với đầy đủ quan điểm, triết lý, khái niệm về giáo dục toàn diện, đồng bộ và nhất quán Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện Luật Giáo dục, bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong điều kiện hội nhập Để Luật Giáo dục phù hợp và bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu phát triển giáo dục, Quốc hội cần thay đổi phương pháp làm luật, trong đó nên hình thành bộ phận tổ chức xây dựng luật đi từ cơ sở đang hoạt động trực tiếp về giáo dục, thay vì ngành chủ quản đứng ra xây dựng luật như hiện nay 9 Thứ ba, đổi mới nội dung, chương trình nhằm phát triển toàn diện con người là mục đích cơ bản của nền giáo dục mới vì con người Đó là mục đích cao nhất, là lý tưởng sáng ngời và là triết lý giáo dục Hồ Chí Minh cũng như của sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam Vì vậy, nội dung giáo dục phải phong phú, toàn diện, lấy chất lượng làm cốt để phát triển con người toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW (4-11-2013) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã vạch ra những nét lớn về nội dung cần đổi mới theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Đại hội lần thứ XII Đảng ta nhận định: Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu…, hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục…Vì vậy, phải đặt vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” [4, tr.115] Đồng thời, đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục bao gồm nhiều nội dung, đó là đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và nghề nghiệp; đổi mới nội dung sách giáo khoa, đổi mới hệ thống quản lý, hệ thống thiết bị, các hình thức đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo…và đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục Trong công cuộc đổi mới đó, đổi mới phương pháp giáo dục giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì đổi mới phương pháp bao gồm cả dạy và học, để nâng cao chất lượng giáo dục, để phải làm đúng như nhu cầu mà đất nước đang cần Thứ tư, vấn đề đặt ra cho sự nghiệp “trồng người” hiện nay là trên cơ sở thấm sâu và vận dụng sáng tạo tư tường của Hồ Chủ tịch, xây dựng cho được 10 một đội ngũ người thầy ngang tầm Trong đó, mỗi người thầy phải hội đủ hai phẩm chất cơ bản là vừa “hồng”, vừa “chuyên” Thứ năm, bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu để có sự điều chỉnh, thậm chí kiên quyết huỷ bỏ những quy định không còn phù hợp trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; nhất là tạo điều kiện cho các trường mở rộng mối quan hệ liên kết đào tạo các chương trình quốc tế, thay vì vẫn còn nặng về cơ chế “xin - cho” như hiện nay Đi kèm theo đó là có một hệ thống cơ chế, chính sách thỏa đáng và phù hợp trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm đào tạo ngang tầm Cuối cùng là một cơ chế quản lý và phương pháp giáo dục luôn luôn phải đổi mới 3 KẾT LUẬN Ngày nay, công tác giáo dục, đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con người vẫn là một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Vì thế cần phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho đất nước, tạo ra những con người “Vừa hồng, vừa chuyên” Những phương pháp giáo dục con người toàn diện, phương châm giáo dục thiết thực, cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo vẫn còn nguyên giá trị, luôn luôn tỏa sáng trong tính cách mạng, tính nhân văn và tính dân tộc sâu sắc Đẩy mạnh và phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong công cuộc đổi mới hôm nay là thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục và đổi mới giáo dục ở nước ta Trên cơ sở đó, để sự nghiệp giáo dục, đào tạo đóng vai trò quan trọng trong tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 [1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [5] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội [6] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội [7] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội [8] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội [9] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội [10] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội [11] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội [12] Luật Giáo dục (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 12 ... gia đình phụ trách giáo dục kết nghiệp giáo dục hoàn hảo 2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào xây dựng nghiệp xây dựng đổi giáo dục nước ta Đổi giáo dục q trình khó khăn,... dụng vào nghiệp xây dựng đổi giáo dục nước ta việc làm cần thiết NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Những quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng giáo dục 2.1.1 Quan niệm Hồ Chí Minh giáo dục Theo quan điểm. .. không đủ 2.1.4 Quan điểm Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên phương pháp giáo dục nêu gương, thuyết phục, đề cao ưu điểm nhằm làm cho người giáo dục thấy điểm mạnh, mặt