Từ những lí do trên, để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong mônKhoa học lớp 4 hiệu quả, tôi mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến kinh nghiệm có tên gọi: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
Trang 1I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo” Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới nâng cao chất lượng dạyhọc sao cho nền giáo dục nước nhà đạt được kết quả ngang tầm với các nước trongkhu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới Trong đó, đổi mới môn Khoahọc ở lớp 4 cũng là một yêu cầu cần thiết góp phần đạt được những mục tiêu giáodục đề ra Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với môn Khoa học thay cho bộ môn
Tự nhiên và xã hội ở các lớp dưới Đối với lứa tuổi này, kiến thức mà môn Khoahọc mang lại cho các em vô cùng rộng lớn, khó nhớ, khó hình thành những kháiniệm ban đầu về khoa học- tự nhiên, lại có phần khô cứng Tuy nhiên, chúng cũngkhá gần gũi với thực tế, giúp các em có thể vận dụng những kiến thức môn Khoahọc vào đời sống hàng ngày
Kể từ năm học 2013 - 2014, các trường Tiều học trên địa bàn huyện Hậu Lộc
bắt đầu được tập huấn và triển khai áp dụng một phương pháp mới dành cho môn
Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1,2,3 và môn Khoa học ở các lớp 4,5 Đó là phương
pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” Đây là một phương pháp dạy học tích cực do
Giáo sư Georger Charpak (người Pháp) sáng tạo và phát triển từ năm 1995 dựa trên
cơ sở khoa học của sự tìm tòi - nghiên cứu Với phương pháp này, học sinh tự lĩnhhội kiến thức mới xuất phát từ một sự vật, hiện tượng thực tế gần gũi với các em.Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh Phươngpháp bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông quangôn ngữ nói và viết cho học sinh
Tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa họclớp 4 nói riêng và môn Khoa học cấp Tiểu học nói chung ở các trường Tiểu họccòn có những hạn chế nhất định: Một số học sinh chưa tự giác, tích cực tham giacác hoạt động học tập Giáo viên còn ngại sử dụng phương pháp BTNB Vậy thựctrạng việc dạy học môn Khoa học như thế nào? Việc áp dụng phương pháp dạy họcmới khó khăn ra sao? Do đâu mà giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phươngpháp Bàn tay nặn bột trong việc thực hiện dạy học môn Khoa học? Tại sao học sinhchưa thực sự hứng thú với môn học? Để trả lời cho các câu hỏi đó, tôi đã tìm hiểuthực trạng việc dạy học môn Khoa học ở lớp 4, trường Tiểu học Ngư Lộc 2
Ở lớp 4, dung lượng kiến thức của môn Khoa học là rất lớn Khó khăn lớnnhất của giáo viên trong dạy học môn Khoa học đó là việc vận dụng phương phápBàn tay nặn bột Một số giáo viên còn lúng túng, chưa hiểu đúng, hiểu sâu mục tiêucủa phương pháp này nên vận dụng một cách hình thức, hời hợt Trong khi cần chútrọng việc hình thành cho học sinh phương pháp học tập, rèn kỹ năng và thói quen
tự tìm tòi nghiên cứu trước các sự vật, hiện tượng tự nhiên thì không ít giáo viên lạiyêu cầu học sinh đọc thuộc lòng, áp đặt kiến thức, bắt học sinh phải công nhận kiếnthức khoa học một cách miễn cưỡng Điều đó vô tình giáo viên làm mất đi khả
Trang 2năng sáng tạo của học sinh, không phát huy được tính tìm tòi ham hiểu biết của các
em Dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao Mặc dù các em đó biết làm việc tập thể,biết trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân, biết làm một số thí nghiệm thực hành đơngiản nhưng giờ học thiếu sinh động, không khí học tập cũng nặng nề Các em ít tò
mò, ít đặt ra những câu hỏi thắc mắc và hầu như mơ hồ về biểu tượng của những sựvật hiện tượng mà các em được tìm hiểu, sự lập luận cßn kÐm, c¸c kỹ năng thựchành còn vụng về, lúng túng Việc vận dụng những kiến thức mà các em thu thậpđược vào thực tiễn còn hạn chế bởi các em thiếu kỹ năng thực hành Các em chưa
có thói quen ghi lại những gì mà các em quan sát được, chưa chủ động trong việcxác định mục đích quan sát và thí nghiệm, chưa nắm vững và nhớ lâu kiến thức đãhọc
Những kết quả mà phương pháp bàn tay nặn bột mang lại có thể nói đượchầu hết giáo viên công nhận Tuy nhiên, Khi áp dụng vào thực tế, dự giờ, trao đổicùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực trạng của việc áp dụng phương pháp Bàn taynặn bột trong môn Khoa học của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế Vậy nguyênnhân nào dẫn đến tình trạng đó? Bản thân tôi đã tìm hiểu và thấy được nguyên nhânchủ yếu của tình trạng đó là do giáo viên chưa sử dụng tốt phương pháp Bàn taynặn bột trong dạy học môn Khoa học
Từ những lí do trên, để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong mônKhoa học lớp 4 hiệu quả, tôi mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến kinh nghiệm có tên gọi:
"Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4" để nghiên cứu và đã được ứng dụng thành
công trong năm học 2015-2016, tiếp tụ̣c vận dụng trong năm học 2016 -2017
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp bản thân nâng cao hiệu quả sử
dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4, giúp
học sinh hoạt động tích cực khám phá kiến thức, phát triển tư duy lôgic, trí tưởngtượng, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành và vốn ngôn ngữ khoa học, giúp các emvững vàng trong lập luận, khám phá tự nhiên, tiếp cận thế giới xung quanh mình.Bước đầu các em đã biết vận dụng những điều đã học áp dụng vào trong cuộc sốnghàng ngày
3 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp bàn tay nặn bột Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4:
Học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Ngư Lộc II năm học 2015 - 2016
Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Ngư Lộc II năm học 2016 - 2017
4.Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp đọc tài liệu nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
+ Phương pháp điều tra, thống kê số liệu
+ Phương pháp quan sát, thực nghiệm
+ Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
Trang 3II NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (tiếng Pháp là La main à la pâte
-viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa học dựatrên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học
tự nhiên Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (GiảiNobel Vật lý năm 1992) Theo phương pháp Bàn tay nặn bột, dưới sự giúp đỡ củagiáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộcsống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để
từ đó hình thành kiến thức cho mình Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh
có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thựcnghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông quathảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức
Phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tỉ mỉ ham muốn khám phá và say
mê khoa học của học sinh Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phươngpháp Bàn tay nặn bột cũng chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thôngqua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh
Xác định kiến thức khoa học phù hợp với học sinh theo độ tuổi là một vấn đềquan trọng đối với giáo viên Giáo viên phải tự đặt ra các câu hỏi như: Có cần thiếtgiới thiệu kiến thức này không? Cần thiết giới thiệu kiến thức này vào thời điểmnào? Cần yêu cầu HS hiểu kiến thức này ở mức độ nào? Giáo viên có thể tìm câuhỏi này thông qua việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hỗ trợgiáo viên (sách giáo viên, sách tham khảo, hướng dẫn thực hiện chương trình) đểxác định từ hàm lượng kiến thức tương đối với trình độ cũng như độ tuổi của họcsinh và điều kiện địa phương
Phương pháp Bàn tay nặn bột dựa trên thực nghiệm và nghiên cứu cho phépgiáo viên hiểu rõ hơn cách thức mà học sinh tiếp thu các kiến thức khoa học.Phương pháp Bàn tay nặn bột cho thấy cách thức học tập của học sinh là tò mò tựnhiên giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình qua việc tham gia cáchoạt động nghiên cứu Các hoạt động nghiên cứu cũng gợi ý cho Học sinh tìm kiếm
để rút ra các kiến thức cho riêng mình, qua sự tương tác với các Học sinh kháccùng lớp để tìm phương án giải thích các hiện tượng Các suy nghĩ ban đầu của họcsinh rất nhạy cảm ngây thơ, có tính logic theo cách suy nghĩ của học sinh tuy nhiênthường là sai về mặt khoa học
2 Thực trạng trước khi áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột
Năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 - 2017, tôi đều được được phân côngdạy khối lớp 4, trường Tiểu học Ngư Lộc II, trong quá trình giảng dạy bản thân tôinhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a/ Thuận lợi:
Qua thực tiễn dạy học, bản thân tôi nhận thấy Phương pháp Bàn tay nặn bột
là một phương pháp có tiến trình dạy rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng được trong
Trang 4các nhà trường Tiểu học Quá trình thử nghiệm, áp dụng phương pháp Bàn tay nặnbột vào trong các lớp học, có thể nhận thấy sự ham thích của học sinh Các emhứng thú với những hoạt động tìm hiểu kiến thức mới Điều này chứng tỏ học sinhluôn ham thích được học tập, hăng say tìm tòi và sáng tạo.Thích khám phá nhữngđiều mới lạ.
Việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy môn Khoa học, tôinhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ Ban giám hiệu nhà trường, chuyênmôn nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh và đặc biệt là các em học sinh luôn giúp
đỡ và đồng hành cùng tôi
b/Khó khăn:
b.1/ Về đội ngũ giáo viên.
- Kiến thức chuyên sâu về khoa học của một số giáo viên cũng hạn chế Vìvậy, giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong việc trả lời, giải đáp các câu hỏicũng như khó khăn trong việc lí giải thấu đáo các thắc mắc của HS nêu ra trong quátrình học Đây là một trở ngại rất lớn trong việc áp dụng các phương pháp dạy họctích cực nói chung và phương pháp Bàn tay nặn bột nói riêng
- Giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong việc nêu ra tình huống mở đầucho mỗi bài dạy bằng phương pháp Bàn tay nặn bột
- Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạymôn Khoa học có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
- Việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột máy móc, kém hiệu quả
- Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp Bàn tay nặn bộtchưa phù hợp dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao
- Làm thí nghiệm chiếu lệ, không thường xuyên
b.2/ Về học sinh
- Các em chưa có thói quen kết hợp ghi chép trong quá trình tìm tòi, nghiêncứu
- Một số học sinh chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập
- Một số kĩ năng của học sinh rất hạn chế : kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thựchành, kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết đinh, kĩ năng suy nghĩ sángtạo Chính vì vậy mà hiệu quả giờ học chưa cao
B3/ Về điều kiện cơ sở vật chất.
- Các thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học của nhà trường đã cũ và thiếuchưa được bổ sung kịp thời
- Các lớp học hiện nay, vẫn còn nhiều lớp bàn ghế được bố trí theo dãy, nốitiếp nhau, không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm
- Mặt khác, số học sinh trên một lớp đông nên việc tổ chức học tập theonhóm rất khó khăn
2.2 Kết quả thực trạng.
Ngư Lộc là một xã vùng biển, luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai Nơi đây,đất chật, người đông Cuộc sống của đại đa số người dân phụ thuộc vào việc đánh
Trang 5bắt nguồn hải sản biển Mặc dù địa phương có sự “thay da đổi thịt” Đời sống củanhân dân từng bước được cải thiện Nhưng kinh tế chưa có sự đồng đều giữa cácgia đình, các khu dân cư Tỉ lệ hộ nghèo trong toàn xã còn nhiều (trªn 50%) Đặc biệt là những gia đình nghèo, gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa việc họctập của con cái dường như phó mặc cho thầy cô Năm học 2015 – 2016 tôi đượcphân công dạy lớp 4C Ngay từ buổi đầu nhận lớp, tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh củatừng học sinh Sĩ số học sinh 32 em, trong đó: Học sinh nam: 20 em, Học sinh nữ:
12 em Số học sinh chủ yếu ở các thôn Thắng Phúc, Thành Lập đây là những thônkhó khăn so với mặt bằng chung của xã Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việchọc tập của con em mình còn hạn chế, việc chuẩn bị bài và soạn sách vở hàng ngàychưa đầy đủ, bảo quản sách vở chưa tốt, dẫn đến kết quả học tập các môn họcnói chung và môn Khoa học nói riêng của các em chưa cao
Cụ thể kết thúc học kì I năm học 2015 - 2016 môn Khoa học đạt kết quả như sau:
Tổng số HS Điểm 9 – 10TS % TSĐiểm 7 - 8% Điểm 5 - 6TS % Điểm dưới 5TS %
Với kết quả trên cho thấy chất lượng môn Khoa học chưa cao số học sinh điểmdưới 5 còn 6 em chiếm tỷ lệ 18,8%, số học sinh điểm 9 -10 chỉ có 5 em đạt tỷ lệ15,6% Đây chính là vấn đề mà mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải trăn trở làmsao cho chất lượng môn Khoa học lớp mình dạy đạt kết quả cao
Xuất phát từ tình hình thực tế và kết quả học tập của học sinh, bản thân tôi đã
có những suy nghĩ và tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 4 học tốt mônKhoa học và bắt đầu học kỳ II năm học 2015 -2016, tôi sử dụng phương pháp Bàn
tay nặn bột vào dạy môn Khoa học ở lớp 4C Năm học 2016-2017, tôi được phâncông dạy lớp 4B, tôi tiếp tục vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột môn Khoa học
Tôi đã chủ động tìm hiểu bản chất của phương pháp Bàn tay nặn bột.Tôinhận thấy rằng: Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm, đáp ứng đượcmục tiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy học môn Khoa học lớp
4 ở Tiểu học hiện nay đó là phương pháp Bàn tay nặn bột Khi mà nền kinh tế trithức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới thì việc hình thành
Trang 6cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là rấtcần thiết.
Thực tế cho thấy, do chưa hiểu đúng, hiểu sâu về phương pháp Bàn tay nặnbột nên khi dạy đã áp dụng một cách máy móc, kém hiệu quả Điều đó vô tình đãlàm “méo mó”, làm mất đi tính tích cực, tính hiệu quả, tính ưu việt của phươngpháp dạy học mới này Để khắc phục được tình trạng này, người giáo viên phải nỗlực trong việc tiếp cận và nắm bắt phương pháp mới
Tôi đã nghiên cứu các tài liệu của Bộ Giáo dục, tài liệu tập huấn về phươngpháp Bàn tay nặn bột, tham khảo thông tin trên mạng Internet Vì vậy, khi áp dụngphương pháp này, tôi tuyệt đối tránh áp dụng một cách hình thức hoặc máy móc,thiếu khoa học Điều đó ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành kiến thức chohọc sinh, nhất là Học sinh ở bậc Tiểu học
Giải pháp 2: Nghiên cứu nội dung chương trình Khoa học lớp 4, lựa chọn bài dạy và xác định nội dung kiến thức áp dụng phương pháp BTNB:
Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trênthí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên
“Bàn tay nặn bột”, chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng cácthí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đềđược đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứutài liệu hay điều tra Không phải bài nào cũng áp dụng và phát huy tốt tác dụngcủa phương pháp này Chính vì vậy lựa chọn bài để dạy và xác định nội dung kiếnthức áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột là vô cùng cần thiết đảm bảo cho sựthành công của tiết dạy Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã lên kế hoạch và lậpnhật kí dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột với các bài cụ thể như sau: Traođổi chất ở người (Tiết 2), Nước có tính chất gì (tiết 20), Không khí cần cho sự cháy(tiết 35), Tại sao có gió(tiết 37), Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt (tiết 52), Động vậtcần gì để sống(tiết 62),…(Phụ lục kèm theo)
Giải pháp 3: Thiết kế và thực hiện tiến trình tiết dạy môn Khoa học có áp
dụng phương pháp BTNB.
Khi dạy, tôi chủ động nghiên cứu chương trình, đặc biệt quan tâm đến cácbước của tiến trình dạy học môn Khoa học có áp dụng phương pháp Bàn tay nặnbột Khi dạy học, tôi đã vận dụng tiến trình trên theo phương pháp tích cực, sángtạo và linh hoạt phù hợp với từng chủ đề nghiên cứu Việc thực hiện đúng mục tiêucủa từng bước là rất quan trọng và cần thiết
* Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Là một tình huống do giáo viên chủ động nêu ra như là một cách dẫn nhậpvào bài học Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học phù hợp với trình độ họcsinh
Ví dụ: Bài “Ba thể của nước”- Khoa học lớp 4.
Để thực hiện bước này, tôi chọn tình huống xuất phát ngắn gọn, dễ hiểu, gầngũi với học sinh Câu hỏi nêu vấn đề cần phải gây mâu thuẫn nhận thức và kích
Trang 7thích tính tò mò, thích tìm tòi, khám phá của học sinh Tôi luôn chọn những câu hỏi
"mở" tuyệt đối không sử dụng những câu hỏi đóng để nêu vấn đề
- Tôi cho học sinh quan sát: đá lạnh, muối bột, nước lọc, cốc nước nóng đang bốc
hơi và đặt câu hỏi nêu vấn đề: Theo các em, trong tự nhiên nướn tồn tại ở những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước?
- HS của thực sự hào hứng ngay từ đầu tiết học Các em “vào cuộc” một cách thoảimái, bắt đầu cuộc “khám phá” thú vị
*Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh.
Trong bước này, tôi khuyến khích Học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thứcban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới bằng nhiều cách khác nhau như bằngcách nói, viết hay vẽ Tôi tuyệt đối không biểu lộ thái độ không đồng tình vớinhững biểu tượng (quan niệm) chưa đúng của học sinh Vì vậy, học sinh trong lớptôi không còn e ngại, các em dần mạnh dạn, tự tin khi trình bày những suy nghĩcủa mình Không khí lớp học thực sự sôi nổi
Ví dụ: Đối với bài học này, tôi giao nhiệm vụ: Theo các em, trong tự nhiên nước
tồn tại ở những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước? Các em hãy suy nghĩ
và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này, ghi lại ý kiến (có thể ghi chép bằng lời,bằng hình vẽ)
Ví dụ về một vài suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh:
+ Nước tồn tại ở dạng đông đặc
Ví dụ: Với bài học trên, từ những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh như
trên, tôi hướng dẫn để học sinh phân nhóm biểu tượng như sau:
Trang 8+ Trời nắng nước bốc hơi.
+ Hơi nước nóng
+ Hơi nước nồi cơm
+ Không có hình dạng nhất đinh
(Phân thành 3 nhóm có ý kiến tương tự như nhau.)
* Khi so sánh, phân nhóm biểu tượng ban đầu của học sinh cần lưu ý :
- Phân nhóm biểu tượng ban đầu chỉ mang tính tương đối
- Không nên đi quá sâu vào chi tiết vì càng chi tiết thì càng mất thời gian và cácbiểu tượng ban đầu của học sinh nếu không nhìn nhau để viết (hay vẽ) chắc chắn sẽ
có những chi tiết khác nhau
- Giáo viên nên gợi ý, định hướng cho học sinh thấy những điểm khác biệt giữa các
ý kiến liên quan đến các kiến thức chuẩn bị học
- Giáo viên, tùy tình hình thực tế ý kiến phát biểu, nhận xét của học sinh để quyếtđịnh phân nhóm biểu tượng ban đầu
Đôi khi có những đặc điểm khác biệt rõ rệt nhưng lại không liên quan đếnkiến thức bài học được học sinh nêu ra thi giáo viên nên khéo léo giải thích cho họcsinh ý kiến đó rất thú vị nhưng trong khuôn khổ kiến thức của lớp mà các em đanghọc chưa đề cập đến vấn đề đó bằng cách đại loại như: "ý kiến của em A rất thú vịnhưng trong chương trình học ở lớp 4 của chúng ta chưa đề cập tới Các em sẽđược tìm hiểu ở các bậc học cao hơn (hay các lớp sau)" Nói như vậy nhưng giáoviên cũng nên ghi chú lên bảng để khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến và khôngquên đánh dấu đây là câu hỏi tạm thời chưa xét đến ở bài học này
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm nghiên cứu.
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, tôikhéo léo lựa chọn những biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp học sinh
so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học Theo tôi,đây là bước khá khó khăn vì giáo viên phải lựa chọn các biểu tượng ban đầu tiêubiểu trong hàng chục biểu tượng của học sinh một cách nhanh chóng theo mục đíchdạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh
đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo ý đồ dạy học Thực tế cho thấy, các biểutượng ban đầu càng khác nhau thì học sinh càng bị kích thích ham muốn tìm tòikiến thức
Ví dụ: Ở bài học trên, học sinh có đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc khác nhau như:
+ Khi nào nước có hình dạng khói?
+ Vì sao nước đông thành cục ?
+ Nước có tồn tại ở dạng bong bóng không?
+ Vì sao nước lạnh lại bốc hơi ?
+ Tại sao nước khi sôi lại bốc khói ?
+ Vì sao nước chỉ tồn tại ở 3 thể ?
+vì sao nước đá khi gặp nóng thì tan chảy ?
+
Trang 9Những câu hỏi trên là những nghi vấn từ những điểm khác biệt của các biểutượng ban đầu Từ những câu hỏi đề xuất, tôi tổng hợp và lựa chọn câu hỏi phự hợpvới nội dung tìm hiểu của bài.
Ví dụ: Ở bài học này, tôi có thể tổng hợp các câu hỏi:
+ Nước tồn tại ở những thể nào ?
Sau đó tôi đề nghị các em đề xuất phương án tìm tòi, nghiên cứu bằng cáchđặt câu hỏi như:
- Theo các em, làm thế nào để chúng ta tìm được câu trả lời cho câu hỏi nói trên ?
- Bây giờ, các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các băn khoăn, thắcmắc mà lớp minh đặt ra ?
Ở bước này, học sinh có thể đưa ra nhiều phương án thực nghiệm khác nhau,
có những phương án học sinh đề xuất phức tạp và không thể thực hiện được hoặc
có những đề xuất rất “ngây thơ” song tôi luôn bình tĩnh, khéo léo lựa chọn phương
án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề Tuyệt đối tránh nhận xét tiêu cực hoặc cóthái độ nóng nảy khiến các em ngại phát biểu Với học sinh nêu ý đúng nhưng ngôn
từ chưa chuẩn xác hoặc diễn đạt chưa rõ, tụi giúp các em dần hoàn thiện diễn đạt.Đây chính là cách rèn luyện ngôn ngữ cho các em
Ví dụ 1: Ở bài học trên, tôi thấy lựa chọn phương pháp trực quan, đọc tìm hiểu tài
liệu là thích hợp nhất Vì những kiến thức của bài học rất gần gũi, thực tế với đờisống hàng ngày của các em
Ví dụ 2: Bài “Nước có những tính chất gì?” - Khoa học lớp 4
Để biết nước có hình dạng nhất định hay không, học sinh đưa các phương ánnhư xem thông tin trong SGK; thực hành với các chai, lọ, với các hình dạng, kích
thước khác nhau Tôi giúp các em lựa chọn phương án: Thực hành với các chai lọ, cốc, với các hình dạng, kích thước khác nhau.
*Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.
Những phương án thực nghiệm tìm tòi và nghiên cứu mà HS nêu ra, tôi khéoléo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để
HS tiến hành nghiên cứu Tôi luôn ưu tiên lựa chọn phương án thực hiện thínghiệm trực tiếp trên vật thật Nếu không thí nghiệm trên vật thật có thể làm trên
mô hình hoặc cho HS quan sát tranh
Sự khác biệt của môn Khoa học so với các môn học khác là tìm ṭòi, nghiêncứu để có được kiến thức dựa trên cơ sở khoa học Trong đó phương án làm thínghiệm là chủ yếu Tiến hành làm thí nghiệm phải đảm bảo an toàn và thành công
Vì vậy, khi tiến hành thực hiện thí nghiệm, giáo viên nêu rõ yêu cầu và mục đíchthí nghiệm hoặc yêu cầu học sinh cho biết mục đích thí nghiệm chuẩn bị tiến hành
để làm gì ? Lúc này giáo viên mới hướng dẫn học sinh lựa chọn các dụng cụ và vậtliệu thí nghiệm tương ứng với hoạt động Sở dĩ như vậy là vì, nếu để các vật dụngthí nghiệm sẵn trên bàn, học sinh sẽ nghịch các đồ vật mà không chú ý đến các đồvật khá́c trong lớp; hoặc học sinh tự ý thực hiện thí nghiệm trước khi thực hiện lệnhcủa giáo viên ban ra; hoặc học sinh sẽ dựa vào đó để đoán các thí nghiệm cần phải
Trang 10làm (trường hợp này mặc dù học sinh có thể đề xuất thí nghiệm đúng nhưng ý đồdạy học của giáo viên không đạt) Không quên nhắc nhở học sinh đảm bảo an toànkhi tiến hành thí nghiệm Bên cạnh đó, tôi hướng dẫn các em có thói quen ghi lạikết quả thí nghiệm vào vở thực hành Phần ghi chép này tôi để học học sinh chép tự
do, không gò bó, khuôn mẫu máy móc, nhất là đối với những lớp mới làm quen vớiphương pháp Bàn tay nặn bột
Trong thời gian học sinh làm thí nghiệm, giáo viên bao quát lớp, quan sáttừng nhóm Nếu thấy nhóm hoặc học sinh nào làm sai theo yêu cầu thì giáo viênchỉ nhắc nhỏ trong nhóm đó hoặc với riêng học sinh đó, không nên thông báo lớntiếng chung cho cả lớp vì làm như vậy sẽ phân tán tư tưởng và ảnh hưởng đến côngviệc của các nhóm học sinh khác Học sinh hoặc nhóm bị nhắc cảm thấy xấu hổ,mất tự tin
Yêu cầu học sinh thực hiện độc lập các thí nghiệm trong trường hợp các thínghiệm được thực hiện theo từng cá nhân Nếu thực hiện theo nhóm thì cũng yêucầu tương tự như vậy Thực hiện độc lập theo cá nhân hay nhóm để tránh việc họcsinh nhìn và làm theo cách của nhau, thụ động trong suy nghĩ và cũng tiện lợi chogiáo viên phát hiện các nhóm hay các cá nhân xuất sắc trong thực hiện thí nghiệmnghiên cứu, đặc biệt là các thí nghiệm được thực hiện với các dụng cụ, vật liệu thínghiệm giống nhau nhưng nếu bố trí thí nghiệm không hợp lý sẽ không thu đượckết quả
Ví dụ: Bài “ Không khí gồm những thành phần nào”- Khoa học lớp 4.
Để chứng minh Không khí gồm có 2 thành phần chính khí ô- xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy Học sinh sẽ tiến hành làm thí nghiệm như
sau: Đốt cháy một cây nến gắn vào một đĩa thủy tinh rồi rót nước vào đĩa lấy một
lọ thủy tinh úp lên cây nến đang cháy
Kết quả thu được là: cây nến sẽ cháy nhỏ dần và tắt Thí nghiệm trên cho thấy, nến cháy đã lấy đi toàn bộ khí cần cho sự cháy có chứa trong lọ Khí còn lại trong lọ là khí không duy trì sự cháy.
HS làm thí nghiệm,quan sát hiện tượngxảy ra, nghiên cứuthêm tài liệu (mụcbạn cần biếtSGK/66) để tìm kếtquả, sau đó ghi vàocột kết quả trênphiếu
Trang 11Thí nghiệm trên sẽ không thành công nếu học sinh không rót nước vào đĩa vàlấy một lọ thủy tinh úp lên cây nến đang cháy vì khí ô xi vẫn còn và nó vẫn duy trìđược sự cháy Như vậy, nếu bố trí thí nghiệm không hợp lý sẽ không thu được kếtquả.
*Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Ở bước cuối cùng này, tôi kết luận và hệ thống lại kiến thức của bài Trướckhi kết luận, tôi yêu cầu một vài học sinh nêu lại kết luận sau khi thực nghiệm Tùytừng bài, tôi khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đốichiếu lại với những ý kiến ban đầu Như vậy, tự học sinh sẽ phát hiện mình sai hayđúng để tự điều chỉnh kiến thức một cách chủ động Đó cũng là cách giúp học sinhnhớ lâu và khắc sâu kiến thức
Như vậy, áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột thành công là phụ thuộcnhiều vào việc thiết kế và thực hiện các bước lên lớp như đã nêu trên Trong thực
tế, có những bài học hoặc những hoạt động trong bài có kiến thức gần gũi với họcsinh, chúng ta nên vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, tránh gò ép việcvận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột để tìm hiểu kiến thức đó Bởi vì với mônKhoa học lớp 4 không phải bài nào cũng áp dụng được phương pháp BTNB
Theo tôi, dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột bắt buộc giáo viên phảinăng động, không theo một khuôn mẫu (một giáo án) nhất định nào Giáo viênđược quyền chủ động thiết kế tiến trình bài dạy của mình phù hợp với từng bài dạy,lớp học và đối tượng học sinh của lớp Vì vậy, không nhất thiết bài soạn, tiết dạynào cũng phải có đủ cả 5 bước như đã trình bày ở trên
Giải pháp 4: Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả trong phương
pháp Bàn tay nặn bột.
Cần phải khẳng định rằng thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu củaquá trình dạy học Đặc biệt là đối với phương pháp Bàn tay nặn bột, trong bước thínghiệm tìm tòi - nghiên cứu, Thiết bị dạy học làm cho tiết học trở nên sinh động và
dễ hiểu Học sinh được tri giác trực tiếp đối tượng, được tự mình kiểm chứngnhững hiện tượng khoa học xảy ra Thiết bị dạy học giúp nâng cao hứng thú họctập, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.Trong phương pháp Bàn tay nặnbột, Thiết bị dạy học tôi sử dụng bao gồm cả Thiết bị dạy học truyền thống (bảngđen, phấn trắng, mô hình, vật thật, tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, ) và các Thiết bịdạy học hiện đại (như máy tính, máy chiếu, băng đĩa, …) Việc kết hợp hài hòagiữa các loại Thiết bị dạy học sẽ tạo được hứng thú, tăng hiệu quả học tập cho họcsinh Tuy nhiên, chúng ta cần phải sử dụng Thiết bị dạy học phù hợp, đúng lúc,đúng chỗ để tạo được hiệu quả cao nhất Chẳng hạn ở bước “Tình huống xuất phát
và câu hỏi nêu vấn đề”, tôi thường sử dụng tranh ảnh hay video khoa học để kíchthích hứng thú nhận thức và khơi dậy những quan niệm ban đầu vốn có của các em
về chủ đề nghiên cứu Như vậy chuẩn bị đồ dùng dạy học, dự kiến phương án tìmtòi và thực hiện các thí nghiệm đảm bảo thành công trước khi tổ chức dạy học:Bước đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay các giải pháp tìm câu trả lời của học sinh
Trang 12cũng là một bước khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm để điềukhiển tiết học, tránh để học sinh đi quá xa yêu cầu nội dung của bài học Chính vìvậy mà giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về các vật dụng để làm thí nghiệm,
dự kiến phương án tìm tòi và thực hiện trước các thí nghiệm để đảm bảo tiết dạythành công bởi vì có nhiều thí nghiệm phải làm đi làm lại nhiều lần mới cho ra kếtquả - Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệmchứng minh thì giáo viên có thể cho học sinh trả lời trực tiếp phương án mà họcsinh đề xuất
Ví dụ 1:
Bài “Sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên” –Khoa học lớp 4.
Ở tình huống xuất phát, tôi mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiêntheo sơ đồ:
Nước trong tự nhiên - bay hơi- hơi nước- ngưng tụ- mây trắng- mây mưa Sau đó, tôi đưa ra câu hỏi: Theo các em, mây được hình thành như thế nào ?Mưa từ đâu ra ? Đôi khi trong bước “Thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu”, tôi cho các
đen-em sử dụng tranh ảnh khoa học, vật thật, mô hình,… để giúp học sinh tìm ra đượcđặc điểm, tính chất của đối tượng cần nghiên cứu
Ví dụ 2: Bài “Nước có những tính chất gì ?” – Khoa học 4
Tôi sử dụng vật thật là nước (nước sạch ở thể lỏng) và nước cam (để họcsinh quan sát, so sánh với nước) rồi hướng dẫn các em quan sát bằng nhiều giácquan như thị giác, khướu giác, vị giác để từ đó rút ra tính chất: nước trong suốt,không màu, không mùi, không vị
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy: việc sử dụng Thiết bị dạy học trongphương pháp Bàn tay nặn bột có những yêu cầu khác xa so với các phương phápdạy học khác Trong các phương pháp dạy học thông thường, việc sử dụng tranhảnh, bảng biểu, mô hình, vật thật,…nhiều khi chỉ mang tính minh họa, kiểm chứngkiến thức giáo viên đưa ra Còn đối với phương pháp Bàn tay nặn bột, tôi chỉ đưa
Trang 13cho học sinh tìm hiểu tranh vẽ khoa học, mô hình, vật thật,…khi học sinh đã đềxuất được các phương án tìm tòi, nghiên cứu.
Khi khai thác tranh ảnh khoa học, vật thật,…trong phương pháp Bàn tay nặnbột, tôi lưu ý sử dụng chúng trong bước “Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấnđề” sao cho không lộ ra kiến thức của bài học cũng như các thí nghiệm của cácbước tiếp theo vì điều đó sẽ làm mất đi tính đặc trưng của phương pháp Bàn taynặn bột
Với các bài có sử dụng thí nghiệm trực tiếp, trước khi lên lớp, tôi chủ độnglàm thử các thí nghiệm với các thiết bị có sẵn để không lúng túng trong quá trìnhthực hiện trên lớp, đồng thời chủ động kiểm tra kết quả thí nghiệm xem có đảm bảoyêu cầu đề ra không Sau khi đó kiểm soát được sự an toàn và thành công của cácthí nghiệm, khi lên lớp, tôi mới cho học sinh thực hành thí nghiệm đó trên cơ sởhọc sinh đề xuất phương án thí nghiệm
Việc chủ động làm thử các thí nghiệm với các thiết bị có sẵn còn giúp tôi lựachọn, chuẩn bị vật liệu để học sinh làm thí nghiệm sao cho hợp lí và hiệu quả nhất
Ví dụ: Bài “ Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt” - Khoa học lớp 4.
Trước khi lên lớp, tôi làm thử thí nghiệm: Dùng một li thuỷ tinh, đổ nước sôivào rồ thả vào li nước đó 2 cái muỗng Một cái bằng nhựa, một cái bằng kim loại
Để một lúc, ta sẽ nhận thấy cái muỗng bằng kim loại nóng hơn so với cái muỗngnhựa Điều đó dẫn đến kết luận: Vật dẫn nhiệt là kim loại; Vật cách nhiệt là nhựa
Trường hợp này, nếu lựa chọn vật liệu là những cái muỗng bằng kim loại loại dày
thì thời gian để cái muỗng nóng sẽ lâu hơn nếu là một cái muỗng bằng kim loại
loại mỏng Mà học sinh Tiểu học thì các em hiếu động, thích tìm ṭòi, khám phá
ngay nên các em ít khi chờ đợi lâu Điều này dẫn đến, khi dùng tay sờ vào cán của
2 cái muỗng, các em không nhận thấy cái nào nóng hơn, các em khó đưa ra đượckết luận kim loại hay nhựa là vật dẫn nhiệt Chính vì vậy, tôi lựa chọn những cái
muỗng kim loại loại mỏng cho các em làm thí nghiệm.
Có thể khẳng định rằng: Thiết bị dạy học góp phần không nhỏ trong việcgiúp học sinh khám phá tìm tòi kiến thức mới Thiết bị dạy học cũng giúp học sinhphát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát và tư duy tốt Từ đógiúp học sinh hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức khoa học
Giải pháp 5: Coi trọng kỹ thuật dạy học và rèn kỹ năng cho học sinh trong
phương pháp Bàn tay nặn bột.
5.1- Quan tâm đến khâu tổ chức lớp học.
Đây là một trong các điều kiện giúp cho việc áp dụng phương pháp Bàn taynặn bột có thành công hay không Để thuận tiện cho việc tổ chức thảo luận nhóm,hoạt động nhóm, tôi đã chủ động sắp xếp lại bàn ghế trong lớp học theo số lượnghọc sinh một cách hài hòa, đặc biệt chú ý đến hướng ngồi của của học sinh sao chotất cả học sinh đều nhìn rõ thông tin trên bảng Chú ý đến vị trí ngồi của học sinh bịcận thị, loạn thị, khoảng cách giữa các nhóm không quá chật đảm bảo học sinh dichuyển dễ dàng,…